Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ (20112015) XÃ PHONG PHÚ HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ (2011-2015)
XÃ PHONG PHÚ - HUYỆN TUY PHONG
- TỈNH BÌNH THUẬN”

SVTH: TRỊNH MINH VŨ
MSSV: 08146130
Lớp: DH08QL
Khóa: 2008 – 2012
Ngành: Quản lý đất đai

-Tháng 07 năm 2012-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

TRỊNH MINH VŨ

Tên đề tài :

“Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020,
Kế Hoạch Sử Dụng Đất Thời Kỳ (2011-2015)


Xã Phong Phú – Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận”

Giáo viên hướng dẫn: PGS. Huỳnh Thanh Hùng
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký Tên

-Tháng 07 năm 2012-


LỜI CẢM ƠN
Mới đó mà đã thấm thoát bốn năm rồi? Cái thời sinh viên sao mà trôi qua
nhanh quá. Nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ bước vào trường Đại Học Nông Lâm chỉ mong
sao học hành cho nhanh thành tài để được ra trường. Thế mà giờ này muốn lội ngược
dòng thời gian, quay lại cái ngày đầu cũng không bao giờ được nữa rồi! Thời gian cứ
trôi, cứ trôi một cách lặng lẽ, vô thức. Ngồi đặt tay lên bàn phím run run đánh mấy
dòng chữ theo cảm xúc của mình sao mà buâng khuâng đến thế! Mái trường, thầy cô,
bạn bè,…... cùng những kỷ niệm đẹp đã từng trải, sẽ luôn còn đọng lại mãi mãi ở nơi
tôi.
Nhớ những lần hễ cứ đến kỳ thi, tôi cùng lũ bạn lại đem sách vở vào trường để
kiếm cho mình một góc học bài lý tưởng dù đó chỉ là một góc nhỏ ở hành lang hay cứ
đi qua đi lại trên những con đường của khu Hướng Dương, Phượng Vỹ đến rồi tận
khuya mới về phòng. Rồi lại nhớ đến những ngày tháng làm thêm để kiếm đồng tiền
phụ giúp gia đình, những gói mì, quả trứng trở thành người bạn không thể thiếu đối
với thời sinh viên. Thiếu thốn vật chất là thế nhưng ít khi cảm thấy buồn, cô đơn vì
xung quanh còn có bạn bè, những người cũng xa nhà như ta.
Và giờ đây, khi nghĩ lại quãng đường mình đã đi qua, những gì mình có được là
đòi hỏi bản thân phải nổ lực phấn đấu. Được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tận
sâu trong thâm tâm tôi xin gửi lời biết ơn vô hạn đến ba mẹ. Cám ơn ba mẹ đã suốt
đời vì con, làm vụng vất vả, tiết kiệm từng đồng để nuôi con ăn học nên người, an ủi,
nâng đỡ những khi con vất ngã.

Tôi xin giành lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai và Bất
Động Sản, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, cảm ơn thầy cô
với những trưa hè áo ướt đẫm mồ hôi cùng với chúng em trên giảng đường, truyền
đạt cho chúng em những gì tinh túy nhất, cảm ơn Thầy Huỳnh Thanh Hùng đã hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn đến các cô chú, anh chị làm việc tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài, đã tận tình chỉ dẫn, cung cấp tư liệu, bản đồ cũng như tạo mọi
điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập qua.
Cuối cùng là tập thể lớp Quản lý đất đai khóa 34 thương mến, các anh chị khóa
trước và tất cả bạn bè của tôi. Cám ơn mấy bạn! Thời sinh viên sẽ thật tẻ nhạt nếu
thiếu vắng mấy bạn.
Đề tài đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi những sai sót do điều kiện khách
quan cũng như khả năng kinh nghiệm còn hạn chế. Chân thành kính mong Quý thầy
cô, anh chị cùng bạn bè đóng góp ý kiến quý báo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, ngày tháng 08 năm 2012

Trang i


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trịnh Minh Vũ, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài : “Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
thời kỳ (2011-2015) xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng.
Phong Phú là một trong những xã miền núi của huyện Tuy Phong thuộc địa
phận tỉnh Bình Thuận, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển KT XH. Ngày nay lượng dân cư gia nhập từ nơi khác đến ngày một gia tăng làm cho tình

hình sử dụng đất đai ở địa phương ngày càng phức tạp. Vì vậy, trong chiến lược phát
triển của huyện nói chung và của xã nói riêng, để khai thác nguồn tài nguyên đất có
hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý bền vững cho việc quản lý và sử dụng đất, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phân bổ quỹ đất cho các ngành, phục vụ mục tiêu phát triền KT - XH,
nâng cao đời sống của người dân thì công tác quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử sụng đất cho tất cả các
mục đích sử dụng, định mức sử dụng đất, áp dụng các quy định về lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, của tỉnh và của huyện.
Trên cơ sở thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ và khảo sát thực địa, đề tài đã tiến
hành phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, tiềm
năng đất đai, tiến hành lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của xã Phong Phú.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp
điều tra thực địa; phương pháp kế thừa; phương pháp thống kê; tổng hợp, thu thập và
xử lý số liệu, tài liệu; bản đồ. Kết quả đạt được bao gồm:
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất thời
kỳ (2011-2015) của xã Phong Phú.
- Hệ thống bản đồ chuyên đề về quy hoạch của xã Phong Phú:
1. Bản đồ đất, tỷ lệ 1:25.000
2. Bản đơn vị đất đai, tỷ lệ 1:25.000
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, tỷ lệ 1:10.000
4. Bản đồ QHSDĐ đến năm 2020, tỷ lệ 1:10.000
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất đai của xã có sự thay đổi so với hiện trạng
năm 2010: đất nông nghiệp là 10.549,57 ha, tăng 591,66 ha; đất phi nông nghiệp là
1.307,63 ha tăng 481, 40 ha; đất chưa sử dụng là 10,50 ha giảm 1.037,06 ha, do khai
thác để sử dụng vào đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất đai một cách
hợp lý, có hiệu quả, tạo nên môi trường sử dụng đất bền vững, đáp ứng mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Trang ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

MỤC LỤC

iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH SÁCH BẢNG, HÌNH, BẢN ĐỒ

vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
I.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU NGHIÊN CỨU ................................................................2
I.2.1. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................2
I.2.2. YÊU CẦU ................................................................................................................2

I.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................2
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
II.1.1 Cơ sở khoa học........................................................................................................3
II.1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 4
II.1.3 Cơ sở pháp lý ..........................................................................................................7
II.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................8
II.2.1. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................8
II.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................8
PHẦN III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................................9
III.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHONG PHÚ ..............................................................................................................9
III.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường ..................9
III.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội ................................................................ 17
III.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường ............... 22
III.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ................................................. 23
III.2.1 Tình hình quản lý đất đai .................................................................................... 23
III.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất............................................... 26
Trang iii


III.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ............................. 38
III.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI .................................................................. 42
III.3.1 Khái quát tiềm năng đất đai ................................................................................ 42
III.3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển các ngành ........................................... 43
III.4 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .................................................. 53
III.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ........................ 53
III.4.2 Phương án quy hoạch ......................................................................................... 56

III.4.3 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội
và môi trường ................................................................................................................. 61
III.4.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .......................................................................... 63
III.4.5 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ....................................................................... 66
III.5 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ................................................................................................................... 73
III.5.1 Các giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................................... 73
III.5.2 Giải pháp về tài chính ......................................................................................... 73
III.5.3 Giải pháp về xã hội ............................................................................................. 73
III.5.4 Giải pháp về môi trường ..................................................................................... 74
III.5.5 Giải pháp tổ chức thực hiện ................................................................................. 74
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 75
IV.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 75
IV.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 77
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 78

Trang iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCNVN

: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài nguyên & Môi trường


DTTN

: Diện tích tự nhiên

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QHKHSDĐ

: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

CHLB

: Cộng Hòa Liên Bang

KT – XH

: Kinh Tế - Xã Hội

HTSDĐ


: Hiện trạng sử dụng đất

LHSDĐ

: Loại hình sử dụng đất

ĐVĐĐ

: Đơn vị đất đai

CNNN

: Công nghiệp ngắn ngày

CNDN

:Công nghiệp dài ngày

Trang v


DANH SÁCH BẢNG, HÌNH, BẢN ĐỒ
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu ................................................................12
Bảng 3.2: Cơ cấu các loại đất xã Phong Phú ..............................................................13
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Phong Phú năm 2010 .........................26
Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp xã Phong Phú năm 2010 ...................28
Bảng 3.5: Biến động diện tích đất nông nghiệp thời kỳ 2000 – 2010 .........................31
Bảng 3.6: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
thời kỳ 2000 – 2010 ......................................................................................................34
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất được duyệt đến năm 2010 ........38

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu lựa chọn phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............43
Bảng 3.9: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai ............................................................44
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá đất đối với các loại hình sử dụng đất xã Phong
Phú - huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận ..................................................................47
Bảng 3.11: Khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất xã Phong
Phú – huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận ................................................................48
Bảng 3.12: Thống kê diện tích các cấp thích nghi của các loại hình sử dụng đất .......50
Bảng 3.13: Diện tích quy hoạch sử dụng đất xã Phong Phú đến năm 2020 ................60
Bảng 3.14: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch xã Phong Phú
đến năm 2020................................................................................................................63
Bảng 3.15: Phân kỳ quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất xã Phong Phú đến
năm 2020 ......................................................................................................................64
Bảng 3.16: Phân kỳ quy hoạch đất chưa sử dụng vào sử dụng xã Phong Phú đến
năm 2020 ......................................................................................................................65
Bảng 3.17: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm xã Phong Phú – huyện
Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận ......................................................................................66
Bảng 3.18: Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch ..................................72
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Phong Phú năm 2010.............................................36
Hình 1: Sơ đồ vị trí của xã Phong Phú ..........................................................................9
Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng xã Phong Phú – huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận ...14
Hình 3: Bản đồ đơn vị đất đai xã Phong Phú – huyện Tuy Phong – tỉnh
Bình Thuận ...................................................................................................................45

Trang vi


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một trong
những vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đất nước chúng ta đang đứng trước những thử thách của sự hội nhập trong quá
trình toàn cầu hoá, trước các yêu cầu của sự thay đổi và khẳng định mình trong thế kỷ
mới. Trước những đòi hỏi đó, Nhà nước ta phải có một đường lối chính trị ổn định,
một nền kinh tế vững mạnh và xã hội công bằng văn minh.
Theo các nhà kinh tế học: "lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật
chất". Qua đó cho thấy việc sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả sẽ dẫn đến những thành
tựu to lớn, góp phần trong công cuộc đổi mới và là yếu tố quan trọng cho nền tảng một
xã hội phát triển ổn định. Muốn vậy, đất đai phải thuộc quyền sở hữu của toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý. Mà một trong những công cụ quản lý quan trọng chính
là công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
Điều 18 Hiến pháp nước CHXHCNVN khẳng định: “ Nhà nước thống nhất
quản lý toàn bộ quỹ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục
đích có hiệu quả ”. Tại Điều 6 Luật đất đai năm 2003 đã nêu: “ Quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất đai là một trong mười ba nội dung quản lý nhà nước về đất đai ”, cũng tại
điều 21, 22, 23, 24 và 25 mục 2 Luật Đất Đai 2003 có nhiều Thông Tư và Nghị Định
hướng dẫn cụ thể về công tác này như TT 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn
lập, điều chỉnh và thẩm định QHKHSDĐ và các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 26 của
NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất Đai.
Một điều rất hiển nhiên: đất đai là nguồn tài nguyên có phong phú đa dạng đến
đâu thì nó cũng không phải là vô tận. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử
dụng đất đai không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên. Nhà nước không thể cho
phép các nhu cầu đó phát triển một cách tự phát mà phải có kế hoạch, điều tiết nó phù
hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở

khoa học của quá trình xây dựng các chiến lược về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề
cho việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Không những
thế, quy hoạch không thể đi sau mà phải đi trước một bước. Có như vậy, từ chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến quá trình khai thác sử dụng hợp lý
mới hài hòa, thống nhất giữa quan hệ cung cầu và vai trò điều tiết của Nhà nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã Phong Phú nói riêng và của
huyện Tuy Phong nói chung đến năm 2020, việc sử dụng tài nguyên đất đai là một
trong những phạm trù rất quan trọng, nên đánh giá nguồn tài nguyên này một cách đầy
đủ, khoa học để hoạch định các kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả lâu dài
là cần thiết và cấp bách, đồng thời để có cơ sở thực hiện các nội dung theo quy định

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

của pháp luật đất đai. Để sử dụng triệt để, hợp lý nguồn tài nguyên đất trên cả 3
phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữ
một vai trò rất quan trọng.
Với những ý nghĩa nêu trên, được sự cho phép của khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Tuy Phong, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất
đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ (2011-2015) xã Phong Phú, huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”.
I.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
I.2.1. MỤC ĐÍCH
- Đánh giá tài nguyên đất đai, nhu cầu sử dụng đất.
- Phân bổ sử dụng đất cho các ngành, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất hiện

tại và trong tương lai.
- Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng
tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
I.2.2. YÊU CẦU
- Điều tra, thu thập số liệu nhằm nắm chắc tài nguyên đất đai và phương hướng
sử dụng đất đai một cách đồng bộ, có hiệu quả cao và bền vững.
- Khoanh định, lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã với quy mô cụ thể cho từng
loại đất tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai của xã: giao, cho thuê,
thu hồi, chuyển mục đích sử dụng …
- Xây dựng phương án quy hoạch mang tính khoa học, tính khả thi, đảm bảo hài
hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã, nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và lâu bền.
I.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và quy luật
phát triển kinh tế - xã hội.
- Quỹ đất đai của xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận.
- Thời gian: 4 tháng (từ ngày 15 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 7 năm 2012).

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

II.1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
II.1.1.1 Các Khái Niệm
- Đất: là lớp mặt tơi xốp của vỏ quả đất và được giới hạn bởi độ sâu 3m trở lại.
Đất bao gồm 2 thành phần cơ bản: vô cơ và hữu cơ, hai thành phần này tạo ra thuộc
tính cơ bản của đất là độ màu mỡ và độ phì nhiêu. Chính độ màu mỡ, độ phì nhiêu tạo
ra sức sản xuất, khả năng sinh lợi và giá trị của đất. Đất là một trong nhiều hợp phần
của đất đai, nhưng là một hợp phần rất quan trọng không thể thiếu.
- Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang
trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các
thành phần khác). Ngoài ra còn bao gồm các hoạt động của con người từ quá khứ đến
hiện tại và triển vọng trong tương lai.
- Quy hoạch: là những hoạt động nhằm phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức các
công việc theo một trình tự nhất định, trong một không gian nhất định và ở một thời
gian nhất định.
- Kế hoạch: là một công việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bố, chi tiết
hóa các công việc theo thời gian và không gian nhất định.
- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ đất đai (khoanh định cho các mục đích và
các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ
thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi
trường.
- Kế hoạch sử dụng đất: các biện pháp, thời gian cụ thể để tiến hành sử dụng
đất theo quy hoạch.
II.1.1.2 Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây
(Điều 21/LĐĐ 2003):
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
II.1.1.3 Quy trình quy hoạch sử dụng đất chi tiết, lập kế hoạch sử dụng đất chi
tiết
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Quyết định số
04/2005/QĐ-BTNMT (30/6/2005) về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu cấp xã gồm 6 bước sau:
- Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Bước 2: Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất
và tiềm năng đất đai.

- Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết.
II.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
* Châu Âu và Bắc Mỹ
- Quy hoạch sử dụng đất đai thì chỉ biết đến vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX.
Những bước chuyển chủ yếu vào những năm 1850 khi Luân Đôn và Paris thực hiện
các chương trình cải tạo ở các trung tâm đô thị của họ.
- Năm 1947, chính phủ Anh đã công bố Luật quy hoạch đô thị và nông thôn.
- Còn Bắc Mỹ quy hoạch sử dụng đất đai được đánh dấu từ năm 1860.
- Hoa kỳ vào những năm 70, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã phát
triển sách lược quản lý tăng trưởng đa mục tiêu.
- CHLB Đức (2000) quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp
sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ CHLB Đức.
* Liên Xô cũ
Công tác quy hoạch đất đai đã được tiến hành có hệ thống từ sau cách mạng
Tháng 10 và đã hình thành hệ thống có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa
phương. Gồm:
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất toàn liên bang.
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất các tỉnh và các nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.

Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trịnh Minh Vũ

* Châu Á
- Hàn Quốc: năm 1972 “Luật sử dụng và quản lý đất đai quốc gia”, chia toàn bộ
đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng.
- Đài Loan: tháng 8 năm 1995 Ủy ban Xây dựng kinh tế Viện Hành Chính hoàn
thành dự thảo đề án “Luật kế hoạch phát triển tổng hợp đất đai quốc gia” và tháng 12
năm 1996, Ủy ban pháp quy Bộ Nội Chính thẩm tra hoàn công.
* Châu Đại Dương
Ở New Zealand năm 1875 đã có những Đồ án thiết kế Đô thị có tính pháp lý
đưa ra để thực thi việc cải tạo và xây dựng. QHSDĐ hiện đại trong lĩnh vực nông
nghiệp cũng mới chỉ đặt ra khi dân số tăng nhanh và công nghiệp hóa tác động ngày
càng sâu sắc tới sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để
thoát khỏi tình trạng sản xuất thuần nông.
II.1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
Ở nước ta công tác quy hoạch được thực hiện theo ngành và lãnh thổ, thực hiện
ở tất cả các cấp: từ toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã và các vùng chuyên canh, lâm
trường, xí nghiệp. Cụ thể qua các giai đoạn phát triển như sau:
+ Giai đoạn 1946 – 1954
Khu căn cứ của Chính Phủ đã được xây dựng tại Thái Nguyên và các khu căn
cứ của chính quyền địa phương ở các vùng tự do là mô hình các phương án quy hoạch
sử dụng đất phục vụ kháng chiến. Tại các vùng tự do nhân dân được hướng dẫn sử
dụng đất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.
+ Giai đoạn 1955 – 1960
Từ sau khi hòa bình lập lại, ba năm đầu 1955 – 1957 thực hiện kế hoạch khôi
phục kinh tế sau chiến tranh, tập trung vào việc hoàn thành cải cách ruộng đất. Thời kỳ
này quy hoạch sử dụng đất mang tính tự phát, tự túc, khôi phục và kế thừa truyền
thống sử dụng đất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi theo phong tục tập quán sinh hoạt
cộng đồng.

+ Giai đoạn 1961 – 1975
Công tác quy hoạch ở miền Bắc do các ngành chủ quan, đặc biệt là ngành nông
nghiệp và lâm nghiệp chủ trì. Ngoài ra do cấp tỉnh và huyện tiến hành. Trong thời
điểm này chủ yếu quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên,
thời kỳ này thiếu sự kết hợp của các ngành liên quan, ý nghĩa về pháp lý thấp và
thường chỉ được thông qua những ngành chủ quản.
+ Giai đoạn 1975 – 1980
Tiến hành quy hoạch phân vùng sau giải phóng để đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế quốc doanh sau này. Mỗi cấp độ đều có một ban vùng kinh tế. Kết quả là xây
dựng được các phương án để phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế
biến lâm sản của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong giai đoạn này còn thiếu số liệu điều tra cơ bản,

Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

đặc biệt là số liệu thống kê đất đai, bản đồ thổ nhưỡng… Tính khả thi của phương án
không cao là do các phương án này không tính được khả năng đầu tư.
+ Giai đoạn 1981 – 1986
Trong giai đoạn này đối với cấp vùng, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì
Chỉ thị 212 cũng có chỉ đạo phải có quy hoạch tổng thể cấp huyện. Ngoài ra từng
ngành của Trung ương có lập sơ đồ phát triển và phân bố ngành của mình. Trong giai
đoạn này, quy hoạch sử dụng đất có đề cập trong sơ đồ quy hoạch tổng thể nhưng chỉ
mang tính khái quát không đầy đủ. Đặc biệt trong thời kỳ này quy hoạch cấp xã hầu
như chưa được đề cập đến và nếu có thì chỉ quy hoạch ở hợp tác xã.
+ Giai đoạn từ 1987 đến trước Luật Đất đai 1993

Luật đất đai năm 1987 đã đánh dấu một bước phát triển mới về QHSDĐ; đã đặt
nền tảng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai nói chung, công tác lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai nói riêng. Luật Đất Đai đã quy định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất
đai.
+ Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến trước Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 1993 xác định quy hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung
của quản lý Nhà nước về đất đai. Chỉ thị 247/TTg (28/4/1995) của Thủ tướng Chính
phủ và Nghị quyết 01/1997/QH1 của Quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ 10 đã yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ TN-MT) đã có Công văn 1814/CVTCĐC (12/10/1998) hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Năm 2001,
Chính phủ ban hành Nghị định 68/2001/NĐ-CP (01/10/2001) về việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai. Tiếp sau đó Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư
1842/TT-TCĐC (01/11/2001) hướng dẫn nội dung lập quy hoạch sử dụng đất các cấp,
quy trình xét duyệt, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Trong giai đoạn này, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển
khai lập quy hoạch sử dụng đất cho địa phương mình.
+ Sau Luật Đất đai năm 2003
Điều 6, chương 1, Luật Đất đai năm 2003 một lần nữa đã khẳng định: “Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai”. Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004) để hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2003. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư
30/2004/TT-BTNMT (01/11/2004) về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai và đã chi tiết hóa các bước lập quy hoạch sử dụng đất các cấp tại Quyết
định 04/2005/QĐ-BTNMT (30/06/2005).
Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào thực tế cuộc sống, đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Luật Đất đai 2003 đã nhấn mạnh quy hoạch sử
dụng đất cấp xã là quy hoạch sử dụng đất chi tiết, phải được lập trên nền bản đồ địa
chính.


Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

II.1.2.3 Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1423/QĐ-TTg ngày 06/11/2001.
Cấp huyện: thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 9 huyện đã hoàn thành công
tác lập quy hoạch trước năm 2003.
Cấp xã: toàn tỉnh có 127 đơn vị hành chính đã lập QHSDĐ, đạt 100%.
II.1.2.4 Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã – huyện
- Tính đến nay, công tác QHSDĐ trên địa bàn xã Phong Phú đã thực hiện được
2 lần: từ năm 1990 – 2000, từ năm 2000 – 2010.
II.1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ
II.1.3.1 Các văn bản pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn lập phương pháp tính đơn giá kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
II.1.3.2 Các tài liệu cơ sở khác
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công
tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ
(2011 - 2015) của huyện Tuy Phong;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực, các địa
phương trên địa bàn xã, huyện đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Tuy Phong đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Phú, Nghị Quyết các kỳ họp HĐND,
UBND xã về phát triển kinh tế - xã hội;
- Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng
nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011;
- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã Phong
Phú đến năm 2020;
Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

II.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất: đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình
biến động đất đai, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Đánh giá tiềm năng đất đai, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và xu hướng
phát triển KT - XH của địa phương.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất.
II.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra thực địa: tiến hành điều tra, thu thập thông tin số liệu,
tài liệu, bản đồ, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
- Phương pháp thống kê: nhằm thống kê các số liệu cần thiết liên quan đến công
tác quy hoạch. Từ đó phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, xây
dựng các bảng biểu mẫu thống kê diện tích đất đai của vùng.
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ để thể hiện thực trạng hay
kết quả nghiên cứu trên không gian đồ họa.
- Phương pháp GIS: ứng dụng phần mềm tin học như: Microstation, MapInfo…
để chồng xếp, xử lý, xây dựng cơ sở dữ liệu để thành lập bản đồ.
- Phương pháp dự báo: dự báo mức tăng dân số, nhu cầu sử dụng đất đối với
từng loại đất, khả năng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai… Từ đó
tiến hành dự tính nhu cầu đất đai sao cho phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: thu thập những thông tin có liên quan từ những
người am hiểu, những chuyên gia thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp định mức: sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực
hiện.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: vận dụng phương pháp đánh giá đất
đai của FAO trong điều kiện Việt Nam nói chung và địa bàn xã nói riêng nhằm xem
xét khả năng thích nghi đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau.
- Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý các số liệu điều tra.

Trang 8



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

PHẦN III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
III.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ PHONG PHÚ
III.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG
III.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Phong phú là xã vùng cao của huyện Tuy Phong cách trung tâm huyện 7 km về
phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 11.867,70 ha với dân số 6.831 người. Xã
Phong Phú có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phan Dũng.
- Phía Nam giáp xã Chí Công.
- Phía Đông giáp xã Phú Lạc.
- Phía Tây giáp huyện Bắc Bình.

Hình 1: Sơ đồ vị trí của xã Phong Phú

Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ


Phong Phú có tuyến đường sắt chạy qua địa phận dài 20 km và có ga sông Lòng
Sông, khá thuận tiện cho giao lưu hàng hóa, tuy nhiên Phong Phú vẫn là xã nghèo
trong 12 xã, thị trấn thuộc huyện Tuy Phong. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn
thấp, các hoạt động kinh tế chưa phát triển phong phú và đa dạng.
2. Địa hình, địa mạo
Xã Phong Phú nằm trong khu vực lòng chảo được bao quanh bởi các dãy núi có
độ dốc cao ở phía tây bắc và phía đông, diện tích đất bằng ít và có nhiều đá lẫn cũng
như đá lộ đầu.
Địa hình của xã Phong Phú được chia ra làm 2 loại:
- Dạng núi cao, trung bình và thấp: chiếm chủ yếu, nằm ở khu vực phía Bắc giáp
với tỉnh Lâm Đồng và một phần giáp với xã Chí Công, dạng địa hình này chiếm
khoảng 59,54% tổng diện tích tự nhiên của xã.
- Dạng địa hình đồng bằng: nằm trong khu vực lòng chảo được bao quanh bởi
các dãy núi lớn có độ dốc cao ở phía tây bắc và phía đông, dạng địa hình này chiếm
khoảng 40,46% tổng diện tích tự nhiên.
3. Khí hậu
Số liệu khí hậu thời tiết theo số liệu quan trắc của trạm quan trắc Sông Lũy.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm
: 26,60oC
- Nhiệt độ cao nhất
: 39 – 40oC
- Nhiệt độ thấp nhất
: 14 – 16oC
- Tổng nhiệt độ năm
: 9.709oC
Xã Phong Phú có nhiệt độ cao đều quanh năm, thuận lợi cho các loại cây trồng,
vật nuôi phát triển.
b. Mưa
Bình thuận là một trong những tỉnh ít mưa ở miền Nam nước ta, huyện Tuy

Phong nói chung, xã Phong Phú nói riêng là nơi có lượng mưa ít nhất tỉnh Bình Thuận.
Cụ thể được thống kê trung bình qua nhiều năm sau:
- Lượng mưa trung bình năm: 500 – 580 mm
- Số ngày mưa trung bình năm: 48 ngày
+ Mùa mưa: mưa tập trung trong tháng 6 (từ tháng 5 đến tháng 10). Lượng mưa
là 500 mm, chiếm 92,59% lượng mưa trung bình năm.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ có 40 mm, chiếm
7,41% lượng mưa trung bình cả năm.
c. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối tính bằng %. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ giữa lượng hơi nước
thực tế có trong không khí và lượng hơi nước tối đa mà không khí có thể chứa được ở
cùng nhiệt độ.
Độ ẩm không khí: 80,00% - 83,00%
Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

d. Lượng bốc hơi
Lượng hơi phụ thuộc phức tạp vào điều kiện khí tượng, trước hết là độ ẩm,
nhiệt độ, tốc độ gió…. Thông thường nơi nào mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, gió
nhẹ thì lượng bốc hơi nhỏ. Nơi mưa ít, độ ẩm nhỏ, nhiệt độ cao, gió lạnh thì lượng bốc
hơi lớn.
đ. Chỉ số ẩm ướt
Để đánh giá độ ẩm, khả năng điều hòa về cung cấp nước người ta thường dùng
chỉ số ẩm ướt. Đó là chỉ số giữa lượng mưa đại diện cho phần thu và lượng bốc hơi đại
diện phần cho của cán cân nước. Chỉ số ẩm ướt của khu vực là 0,60. Qua chỉ số trên
cho thấy lượng bốc hơi cao hơn so với lượng mưa của vùng trong năm.

e. Nắng
Khu vực Phong Phú tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.644 giờ. Mùa khô, số
giờ nắng trung bình ngày từ 8 đến 9 giờ, trung bình hàng tháng có trên 260 giờ nắng.
tháng 3 có số giờ nắng cao nhất 302,50 giờ. Mùa mưa, số giờ trung bình ngày từ 6 đến
7 giờ và mỗi tháng cũng có trên 200 giờ nắng, tháng 8 và tháng 9 có số giờ nắng thấp
nhất 201,10 giờ và 198,80 giờ. Chênh lệch giữa tháng nhiều nắng nhất và tháng ít nắng
nhất khoảng 103,00 giờ.
f. Gió
+ Hướng gió
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu cơ chế gió mùa hoạt động ở vùng
Đông Nam Á. Cũng như Tuy Phong hàng năm có 2 mùa gió chính đối lập nhau rõ rệt:
gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Mùa gió mùa Đông Bắc (gió mùa đông) thường hoạt động từ tháng 9 đến tháng
4 năm sau. Đây là hướng chính của gió mùa mùa đông và tín phong của khu vực này.
Mùa gió mùa Tây Nam (gió mùa hạ) thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9 .
gió thịnh hành nhiều nơi là Tây và Tây Nam.
+ Tốc độ gió
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Sông Lũy huyện Tuy Phong thì tốc
độ gió trung bình là 3,40 m/s và gió mạnh là 20 m/s.
Nhìn chung, tốc độ gió mùa mùa đông lớn hơn tốc độ gió mùa mùa hạ. Gió
mạnh nhất trong đất liền từ tháng 1 đến tháng 3. Tốc độ gió nhỏ nhất vào tháng 5 và
tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất đã quan sát được tại trạm khí tượng Sông Lũy huyện
Tuy Phong từ năm 1957 đến năm 1994 (38 năm), tốc độ gió lớn nhất quan sát được là
25,00 m/s (ngày 4 tháng 6 năm 1963).
Tóm lại: Mang những đặc tính chung của gió mùa nhiệt đới vùng Nam trung
bộ, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình vùng Hải dương đã hình thành Phong
Phú là một trong những xã có khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt: nhiệt độ cao, mưa ít,
nắng nhiều, bốc hơi mạnh, gió lớn, lũ quét… đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sản
xuất, đời sống của nhân dân trong xã.


Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu

YẾU TỐ

ĐVT

1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm
- Tổng nhiệt độ năm

SỐ LIỆU QUAN
TRẮC

o

C
C
o
C

26,60
9.709


2. Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm

mm
mm

500 – 580

3. Độ ẩm:
- Độ ẩm tương đối trung bình

%
%

82 - 83

4. Bốc hơi:
- Lượng bốc hơi trung bình năm

mm

2.051

5. Nắng:
- Tổng số giờ nắng trung bình năm

giờ
giờ

2.644


m/s

Tháng 9 đến tháng 4
Tháng 5 đến tháng 9
3,4

o

6. Gió:
- Hướng gió:
+ Mùa gió Đông Bắc
+ Mùa gió Tây Nam
- Tốc độ gió trung bình

(Nguồn: theo số liệu của trạm quan trắc Sông Lũy)
4. Thủy văn
Do cấu tạo của địa hình là dốc cao , chia cắt mạnh và có dạng hình lòng chảo
nên mạng lưới các suối được tạo thành đều ngắn, dốc. Xã Phong Phú có sông Lòng
Sông chảy qua địa phận xã dài 16 km. Tất cả các suối mùa khô đều khô cạn, các sông
suối có chung đặc điểm: mùa mưa nước dâng nhanh dễ gây lũ. Đến mùa khô thì nước
cạn có thể qua lại dễ dàng.
III.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất:
Theo tài liệu địa chất tỉnh Bình Thuận, cùng với công tác điều tra thực tế đất đai
của xã được hình thành chủ yếu từ nguồn địa chất chính đó là từ sự phong hóa đá mẹ
Macma Acid và trầm tích phù sa.

Trang 12



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

Bảng 3.2: Cơ cấu các loại đất xã Phong Phú
SỐ
TT

TÊN ĐẤT VIỆT NAM


HIỆU

TÊN ĐẤT THEO
FAO/UNESCO


HIỆU

DIỆN
TÍCH
(ha)

TỶ
LỆ
(%)

I


ĐẤT CÁT

C

ARENOSOLS

AR

163,83

1,38

1

Đất cồn cát trắng vàng

Ct

Dystri – Luvic Arenosols

Arl.dy

163,83

1,38

II

ĐẤT PHÙ SA


P

FLUVISOLS

FL

724,74

6,11

2

Đất phù sa giàu mùn chua

Dystri – Humic Fluvisols

FL.h.dy

724,74

6,11

Pm

ĐẤT XÁM

X

ACRISOLS


AC

3

Đất xám có tầng loang lỗ

Xl

Hapli – Plinthic Acrisols

AC.pl.ha

552,84

4,66

4

Đất xám cơ giới nhẹ

X.c

Arenic – Haplic Acrisols

AC.h.ar

715,13

6,03


5

Đất xám chua điển hình

X.c.h

Hapli – Dytric Acrisols

AC.dy.h

2113,1 17,81

IV

ĐẤT XÁM NÂU BÁN
KHÔ HẠN

XK

LIXISOLS

LX

792,02

6,67

6

Đất xám nâu cơ giới nhẹ


Arenic - Lixisols

LX.ar

134,57

1,13

7

Đất xám sỏi sạn nông

Episketic - Lixisols

LX.skp

338,34

2,85

8

Đất xám nâu sỏi sạn sâu

XK.sk2 Endokeletic - Lixisols

LX.skn

203,77


1,72

9

Đất xám nâu có kết vôn

XK.sk1 Ferri – Haplic Lixisols

LXh.fr

115,34

0,97

V

ĐẤT ĐỎ VÀNG

10

Đất đỏ vàng sỏi sạn sâu

11

Đất đỏ vàng sỏi sạn nông

VI

ĐẤT ĐỔI MỚI


12

Đất mới biến đổi giàu
mùn

III

VII ĐẤT SỎI MÒN
13

Đất xói mòn trơ sỏi đá

XK.a

F

FERRALSOLS

FR

Fd.sk1

Endokeletic – Xanthic
Ferralsols

FRx.skn

Fd.sk2


Episkeletic – Arenic
Xanthic Ferralsols

FRx.arli 1

Pb

CAMBISOLS

CM

Pb

Cambi – Humic Cambisols CMu.cu

E

LEPTOSOLS

E

Dystri – Lithic Leptosols

Đất không điều tra sông, suối, núi đá…
TỔNG DIỆN TÍCH

3381,07 28,49

5809,45 48,95
79,04


0,67

5730,41 48,29
62,48

0,53

62,48

0,53

LP

182,63

1,54

LPq.dy

182,63

1,54

751,48

6,33

11867,7


100

(Nguồn: theo tài liệu địa chất tỉnh Bình Thuận)

Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng xã Phong Phú – huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

a. Nhóm đất cát
Với diện tích là 163,83 ha chiếm 1,38% DTTN. Có 1 loại đó là đất cồn cát
trắng vàng. Đây loại đất phân bố thành dải nhỏ giáp với xã Chí Công. Đất có độ dốc 030, tầng dày trên 100cm. Thành phần cơ giới là cát, không có đá lẫn trong đất, không
có nước tưới, hiện chưa được khai thác sử dụng cho các mục đích.
b. Nhóm đất phù sa
Với diện tích là 724,24 ha chiếm 6,11% DTTN. Có 1 loại đất: đất phù sa ven
sông giàu mùn, đây là loại đất phân bố thành dải nhỏ dọc ven sông Lòng Sông, đất có
độ dốc 0 – 30, tầng đất dày trên 100cm, không có đá lẫn trong đất, một diện tích nhỏ
tưới bằng bơm tát phần lớn không có nước tưới, hiện một phần được khai thác sử dụng
để trồng hoa màu các loại, phần còn lại thuộc rừng phòng hộ.

c. Nhóm đất xám
Với diện tích là 3.381,07 ha chiếm 28,49% DTTN. Có 3 loại đất: đất xám có
tầng loang lỗ đỏ vàng, đất xám cơ giới nhẹ và đất xám chua điển hình. Đất được phân
bố ở khu vực dọc đường tàu hỏa, khu vực gần Ủy ban nhân dân xã và hạ lưu sông
Lòng Sông, đất này có độ dốc 0 – 30, tầng đất dày trên 50cm. Thành phần cơ giới là
cát pha thịt, không có đá lẫn trong đất, phần lớn vùng đất này không có điều kiện tưới
bằng nước mặt. Hiện trạng đang được sử dụng để trồng lúa và hoa màu các loại.
d. Nhóm đất Xám Nâu vùng bán khô hạn
Với diện tích là 792,02 ha chiếm 6,67% DTTN. Có 4 loại đất: đất xám nâu cơ
giới nhẹ, đất xám nâu sỏi sạn nông, đất xám nâu sỏi sạn sâu và đất xám có kết vôn. Đất
được phân bố ở khu vực tương đối cao tiếp giáp với xã Phan Dũng, đất này có độ dốc
0 – 80, tầng đất dày từ 50cm đến hơn 100cm. Thành phần cơ giới là cát pha thịt, có đá
lẫn trong đất và không có điều kiện tưới nước, hiện trạng đang thuộc khu vực rừng
phòng hộ và sản xuất.
e. Nhóm đất mới đổi mới
Với diện tích là 62,48ha chiếm 0,53% DTTN. Có 1 loại đất: đất mới biến đổi
giàu mùn, đất phân bố ở những hợp thủy và chân của những núi cao, đất có độ dốc 0 –
30, tầng đất dày trên 100cm. Thành phần cơ giới là cát pha thịt, không có đá lẫn trong
đất, không có điều kiện tưới bằng nước mặt, hiện đang thuộc khu vực rừng phòng hộ.
f. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Với diện tích là 182,63ha chiếm 1,54% DTTN. Đơn vị đất đai này có độ dốc
cao hơn 250, tầng đất rất mỏng < 50cm, có đá lẫn trong đất, không có điều kiện tưới
bằng nước mặt, hiện đang thuộc khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng.
g. Nhóm đất đỏ
Có diện tích lớn nhất xã với 5.809,45 ha chiếm 48,95% DTTN, đất này phân bố
ở địa hình đồi và núi thấp có nơi khá cao, độ dốc từ 3 đến trên 250, tầng đất dày từ
dưới 50cm đến hơn 100cm, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến nặng. Phân bố ở
vùng núi cao thuộc khu vực rừng tự nhiên phòng hộ của xã.

Trang 15



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

Tóm lại: Đất phân bố ở dạng địa hình tương đối thấp (độ dốc từ 0 – 150) có
diện tích khá lớn với 5.872,83 ha chiếm 49,49% DTTN. Đây là một yếu tố rất thuận lợi
cho phát triển nông – lâm nghiệp, đặc biệt là thâm canh tăng vụ những vùng chuyên
canh cây trồng.
2. Tài nguyên nước
+ Nước mặt
Xã Phong Phú có sông Lòng Sông chảy qua địa phận xã dài 16 km, với lưu
lượng trung bình 4,70 m3/s. Hiện nay trên sông Lòng Sông đã xây dựng một số công
trình đập như: đập Bára, đập cái Tuy Tịnh và hồ sông Lòng Sông. Nếu có biện pháp
khai thác tốt nguồn tài nguyên này nó sẽ cung cấp một nguồn nước tưới dồi dào và tạo
điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp của xã.
+ Nước ngầm
Đối với nước ngầm chưa có tài liệu thăm dò, nhưng qua thực tế các giếng đào,
nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 6 – 7m, lưu lượng 15 – 20 m3/h. Phong Phú có
nguồn nước ngầm chất lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt
dân trong xã đa phần sử dụng giếng khoan. Chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt
của nhân dân trong xã, tuy nhiên về mùa khô giếng thường hay cạn kiệt.
3. Tài nguyên rừng
So với các xã có rừng trong huyện thì Phong Phú là xã có diện tích rừng và trữ
lượng lớn thứ hai chỉ sau xã Phan Dũng. Nhưng diện tích rừng có giá trị của xã ít, lại
hầu hết ở vùng núi cao đầu nguồn nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, bên
cạnh đó xu thế giảm và mất rừng do nạn hầm than đang diễn ra là nguy cơ lớn gây mất
cân đối môi trường sinh thái của xã cũng như phạm vi cả huyện Tuy Phong.
Thực vật chủ yếu là các cây trong họ dầu, thực vật mang những nét điển hình

của rừng khộp: rụng lá về mùa khô, các loài cây lá rộng thường xanh, tuy nhiều loài
nhưng có tỷ lệ cây rất nhỏ thường phân bố ở ven các sông suối, chỗ trũng, độ ẩm
tương đối. Sự phân bố theo độ cao của thực vật khá rõ nét, dưới các khe ẩm là Dầu rải,
Dầu Song nàng, Bằng lăng… càng lên cao thì Dầu đồng, Cà chắc rồi Dầu Chà ben,
trên cao xuất hiện Thông, rải rác có Giẻ.
Nhìn chung rừng xã Phong Phú tuy có diện tích rộng, tài nguyên nhiều nhưng
tiềm năng để sản xuất kinh doanh thì rất hạn chế. Độ che phủ cao nhưng mật độ cây
thưa, phẩm chất xấu, sinh trưởng chậm, khả năng phục hồi kém. Việc cải tạo, thay thế
rừng khộp chưa thể làm được do chưa chọn được loại cây trồng phù hợp, chưa có biện
pháp kinh doanh riêng cho đối tượng này. Việc tác động, sử dụng nguồn tài nguyên
hiện có phải tiến hành thận trọng và đúng mức.
4. Tài nguyên khoáng sản
Phong Phú có nhiều khoáng sản chưa được khai thác một cách khoa học như :
+ Mỏ nước khoáng ở cầu Đen là loại khoáng Carbonatnatri được dùng làm
nước giải khát và chữa bệnh đường ruột, kích thích tiêu hóa rất tốt.
+ Mỏ Sét Bentonit tại Tuy Tịnh là loại Sét có độ trương nở, bôi trơn cao được
dùng trong công nghệ khoan, tẩy rửa chất hữu cơ và làm phụ gia cho công nghiệp. Đây
là mỏ lộ thiên khai thác rất thuận lợi.
Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trịnh Minh Vũ

+ Ngoài ra xã còn có một số mỏ khai thác đá Granit, cát làm nguyên vật liệu
xây dựng.
5. Tài nguyên nhân văn
Ở Phong Phú có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu, đó là dân tộc: Kinh, Chăm và
Rắclây. Dân tộc Kinh thường sinh sống tập trung ở thôn Tuy Tịnh 1, thôn 1, thôn 2,

thôn La Bá, thôn Nha Mé có cuộc sống thuần túy về nông nghiệp, rất nhạy bén, ít chịu
ảnh hưởng về tôn giáo. Dân tộc Chăm sinh sống ở thôn Tuy Tịnh 2 theo đạo Bàlamôn,
do có tín ngưỡng nhiều dẫn đến ảnh hưởng một số mặt trong đời sống và sản xuất. Dân
tộc Rắclây tập trung sinh sống ở thôn 3 có trình độ dân trí thấp nhất trong xã, sản xuất
còn lạc hậu, không theo kịp dân tộc khác, thường có hiện tượng đói nghèo nhiều.
III.1.1.3 Thực trạng môi trường
Phong Phú có diện tích rừng rất lớn dọc theo những dãy núi và ở dưới là những
cánh đồng xanh tốt tạo nên những nét rất đặc trưng của cánh đồng quê Việt Nam. Tuy
nhiên vấn đề cảnh quan và môi trường của Phong Phú cần quan tâm là tập quán du
canh, du cư đốt rừng làm nương rẫy, đốt củi hầm than nên diện tích đất bạc màu ngày
càng tăng, thảm thực vật rừng ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
III.1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
III.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của xã đều đạt khá, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu
người tăng lên rõ rệt. Ngành nông nghiệp từng bước tiếp cận ứng dụng khoa học vào
sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành
công nghiệp và thương mại dịch vụ đang tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa đa
dạng, thu hút sự đầu tư ngày càng nhiều.
2. Cơ cấu kinh tế
Trong suốt thời kỳ 2005 – 2010, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch tích
cực, phù hợp theo hướng nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – dịch vụ, thương
mại. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa vững chắc. Vì vậy, trong
những năm tới xã Phong Phú cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành
công nghiệp và thương mại dịch vụ hơn nữa.
III.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Ngành nông nghiệp
a. Về sản xuất nông nghiệp
- Về trồng trọt

Diện tích đất canh tác năm 2010 là 2.296 ha/2.200 ha đạt 104,4% kế hoạch,
trong đó:

Trang 17


×