Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 77 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ
HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH BẾN TRE
(Giai đoạn đến năm 2025)
Bến Tre, ngày 15 tháng 06 năm 2012
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
TT. TƯ
VẤN VÀ KIỂM ĐỊNH
XÂY DỰNG BẾN TRE
P. GIÁM ĐỐC


MỤC LỤC
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
II. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
PHẦN II
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ LAO ĐỘNG
II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI
III. NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỂM NHÌN.
IV.PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĂN HÓA XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH
V. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VI. HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU VỰC
VII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP


PHẦN III
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
II. TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ
III. QUY MÔ DÂN SỐ LAO ĐỘNG:
IV. QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO P. ÁN CHỌN
V. ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG, CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG
VI. KẾT QUẢ CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
PHẦN IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I. Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO, CẤU TRÚC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC
NĂNG
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
PHẦN V
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2009 – 2015)
I. MỤC TIÊU
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ XÁC ĐỊNH
ĐỊA ĐIỂM CÁC CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU
III. CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT CHỦ YẾU
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÓA CÁC MỤC TIÊU CẢI TẠO ĐÔ THỊ
PHẦN VI
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
PHẦN VII
ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. PHÂN VÙNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, CHỈ
GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ, CHỈ GIỚI XÂY DỰNG
II. QUY CHẾ QUẢN LÝ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN
PHẦN VIII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH:
- Xã Tân Phú là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành. Nhờ có
nhiều tiềm năng, thuận lợi nên từ lâu trung tâm xã Tân Phú đã là nơi tập trung dân cư
khá đông đúc, thương mại, dịch vụ càng phát triển. Tân Phú đã có những bước phát
triển mạnh trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Trong lãnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng từng bước phát triển mạnh, tạo
được môi trường sống tốt hơn cho nhân dân. Bằng nguồn lực, vốn đầu tư của ngân
sách nhà nước và nhân dân, xã đã xây dựng những công trình công cộng, trụ sở làm
việc như: trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, bưu điện, trường học, chợ xã, các
công trình tín ngưởng, tôn giáo, …. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, thông tin liên
lạc từng bước đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Đường giao thông
qua xã về thị trấn, thị xã và các xã lân cận cũng được đầu tư xây dựng, thuận lợi cho
giao tiếp với các nơi. Đời sống nhân dân thêm tốt đẹp, bộ mặt của xã ngày thêm
khang trang.
- Nhưng nhìn chung, đa số công trình trên địa bàn chỉ được đầu tư tự phát
theo nhu cầu cần thiết từng giai đoạn, chưa dự kiến để phát triển lâu dài, chưa được
quy hoạch sắp xếp đồng bộ, còn phân tán về vị trí và lãng phí đất đai, hệ thống kỹ
thuật hạ tầng còn thiếu thốn. Việc xây dựng nhà ở của nhân dân trong những năm gần
đây tăng lên khá nhanh và việc quản lý đất đai xây dựng nhà ở chưa đáp ứng kịp thời
và thỏa đáng dể dẫn đến tình trạng xây dựng không phù hợp không gian đô thị, ảnh
hưởng vệ sinh môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương.
- Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với chính sách mở cửa thu
hút vốn đầu tư, hội nhập vào các nền kinh tế phát triển trong khu vực đã đặt sự phát
triển của hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn vào bối cảnh mới. Theo đó,
trung tâm xã là trung tâm dịch vụ đa dạng trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu và phát
triển nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

quá trình đô thị hóa nhất định sẽ tác động trên nhiều mặt như:
+ Tình trạng gia tăng dân số gây áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội bao gồm nhà ở, công trình phục vụ công cộng, hệ thống giao thông, điện, nước
… sự quá tải và thiếu các dịch vụ.
+ Sự thay đổi nhanh chóng và không kiểm soát được các khu vực gây những
tác động tiêu cực lên cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các vùng bảo tồn
thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo,
+ Tình trạng xây dựng nhà ở bám theo các tuyến giao thông chính một cách tự
phát ngày càng gia tăng, dẫn đến những khó khăn cho việc quản lý xây dựng, bảo vệ
và nâng cấp môi trường sống, cũng như sự an toàn về tài sản và tính mạng con người.
+ Nếu thiếu các dự báo đồng bộ về phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong
lĩnh vực quy hoạch xây dựng, tình hình xây dựng không có tổ chức, chắc chắn sẽ dẫn
đến những hậu quả phức tạp đối với cuộc sống tại trung tâm xã và các điểm dân cư
nông thôn ngay trước mắt và mãi đến tương lai.
- Sự hình thành các điểm dân cư cho tới nay vẫn dựa trên cơ sở phát triển
kinh tế nông nghiệp. Các điểm dân cư nông thôn hình thành chủ yếu theo cách tự
phát, manh mún trong quy luật tự khai phá đất đai đã lâu đời. Quá trình đô thị hóa với
3
sự xuất hiện các mô hình kinh tế mới về sản xuất, dịch vụ và hệ thống điểm dân cư
nông thôn trên toàn xã, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nhất
định sẽ tác động tới các khu vực đô thị, nông thôn trên nhiều mặt đòi hỏi phải có một
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi toàn xã mà trước mắt là
khu vực trung tâm xã.
- Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phân bố dân cư và đô thị của
vùng kinh tế – địa lý trong tỉnh, tiểu vùng trong huyện, do có nhiều tiềm năng phát
triển về đô thị nên Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các
nghị quyết xây dựng trung tâm xã Tân Phú thành đô thị loại V – thị trấn tiểu vùng (từ
năm 2015).
- Từ những điều kiện nêu trên, thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre, để định hướng cho việc đầu tư

phát triển đô thị, tạo sự phát triển ổn định và bền vững; tạo môi trường sống tốt hơn
cho nhân dân; đáp ứng cho yêu cầu quản lý đô thị, quản lý xây dựng, cần thiết phải
lập quy hoạch chung xây dựng đô thị với giai đoạn ngắn hạn là 5 – 10 năm; giai đoạn
dài hạn là 20 – 25 năm.
II. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH:
1. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Quyết định số 4372/2004/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Tỉnh ủy Bến Tre
về đẩy mạnh phát triển phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
- Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 05-
NQ/TU ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Tỉnh ủy Bến Tre;
- Quyết định số 1378/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 11 năm 2006 của UBND
huyện Châu Thành, chỉ định Trung tâm Tư vấn và kiểm định xây dựng Bến Tre lập
Quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Tân Phú;
- Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng
đô thị trung tâm xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre;
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ
về việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ
về việc phân loại đô thị;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng;
4
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây
dựng quy định hồ sơ của từng lọai quy họach đô thị;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ
án quy hoạch xây dựng;
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn TCVN 4448 : 87: Hướng dẫn lập
quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ, các quy định hiện hành có liên quan về quy
hoạch xây dựng.
2. CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU:
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thống đô thị và khu dân cư nông thôn
tỉnh Bến Tre đến năm 2020;huyện Châu Thành giai đoạn 2006-2020;
- Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau
2020;
- Quy hoạch giao thông vận tải huyện Châu Thành đến năm 2010 và 2020;
- Số liệu điều tra hiện trạng và định hướng kinh tế – xã hội xã Tân Phú;
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tân Phú.
3. CÁC BẢN ĐỒ:
- Bản đồ đo đạc khảo sát địa hình vùng quy hoạch, tỉ lệ 1/2.000 phục vụ cho
lập đồ án quy hoạch chung;
- Bản đồ thửa hiện trạng sử dụng đất xã Tân Phú (tỉ lệ 1/5.000, bản đồ dạng
file số hóa) thu thập từ Trung tâm Lưu trữ địa chính thuộc sở Tài nguyên – môi
trường Bến Tre;
- Bản đồ huyện Châu Thành tỉ lệ 1/25.000.

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN:
- Nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng đô thị phù hợp với tình hình cụ thể
hiện nay và hướng phát triển tương lai của đô thị và toàn huyện.
- Thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị để tổ chức một không gian lãnh thổ,
tạo dựng môi trường sống tốt hơn cho người dân. Từng bước đáp ứng và thỏa mãn
những nhu cầu về lao động – sản xuất, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, của nhân dân
một cách đồng bộ và bền vững.
- Đồ án là cơ sở định hướng phát triển không gian lãnh thổ, làm cơ sở cho
việc đầu tư phát triển đô thị hợp lý, trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển toàn diện.
- Đồ án quy hoạch chung sẽ là nền tảng cho các bước quy hoạch chi tiết các
khu chức năng và là cơ sở pháp lý để xác định vị trí xây dựng, lập các dự án đầu tư
xây dựng các công trình, nhà ở, quản lý đất đai xây dựng trên địa bàn.
5
PHẦN II
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ LAO
ĐỘNG:
1/ Vị trí địa lý xã Tân Phú:
Xã Tân Phú ở về phía Tây và cách thị trấn Châu Thành khoảng 21 km, cách thị
trấn Chợ Lách khoảng 9km, vị trí nằm thượng nguồn – giáp giới với sông Tiền và
sông Hàm Luông, điều kiện sinh thái rất tốt. Thuận lợi về giao thông đường bộ và
đường thủy, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt và là trung tâm của tiểu vùng đối
với các xã lân cận: Phú Đức, Quới Thành, Tiên Long. Giáp giới của xã như sau:
- Phía Đông giáp xã Quới Thành
- Phía Tây giáp sông Tiền và sông Hàm Luông
- Phía Nam giáp xã Tiên Long
- Phía Bắc giáp: sông Tiền Giang
Căn cứ vào Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và
theo định hướng phát triển chung về kinh tế, xã hội, phân bố dân cư trong tỉnh đã xác
định Tân Phú trở thành đô thị loại V vào năm 2015 vì đây là một trong những điểm

dân cư nông thôn tập trung lớn, có điều kiện đô thị hóa cao, sẽ là thị trấn trong tương
lai gần.
2. Hiện trạng sử dụng đất đai:
Diện tích đất tự nhiên : 2.437,40 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 1643,16 ha
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 794,24 ha
Đất đai xã Tân Phú gồm 3 dạng chủ yếu :
- Đất canh tác nông nghiệp (chủ yếu là trồng cây ăn quả), nền đất thấp.
- Đất thổ cư xen thổ canh.
- Đất dân cư tập trung (chủ yếu là khu trung tâm).
3. Hiện trạng dân số và lao động:
Theo báo cáo số liệu phục vụ quy hoạch xây dựng xã thì dân số toàn xã năm
2011 là 14.712 người, số hộ là 3.597 hộ. Trong đó có 7.280 nam, 7.432 nữ.
Tỷ lệ phát triển dân số: 0,59%
Dân số từng ấp trong xã:
- Ấp Tân Đông : 2.285 người
- Ấp Tân Nam : 2.008 người
- Ấp Tân Bắc : 2.105 người
- Ấp Tân Tây : 1.543 người
6
- Ấp Tân Qui : 2.122 người
- Ấp Mỹ Phú : 1.155 người
- Ấp Hàm Luông : 2.142 người
- Ấp Phú Luông : 1.352 người
4. Tình hình lao động:
Tổng số trong hạn tuổi lao động: 13.587 người:
- Lao động có việc làm ổn định chiếm 95% với các lĩnh vực như:
+ Nông nghiệp là 8.827 người đạt 60%;
+ Công nghiệp và dịch vụ là 3.678 người đạt 25%;
+ Ngành nghề khác là 1.471 người đạt 10%.

- Chưa có việc làm ổn định là 736 người chiếm 5%.
- Số lao động trong độ tuổi làm việc ngoài địa phương là 13%.
4. Hiện trạng kinh tế:
a/ Tình hình chung: kinh tế mũi nhọn là kinh tế vườn (cây ăn trái) chiếm 80%,
còn lại 20% thương mại dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã là 12,69%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, giữ nguyên tỷ trọng nông nghiệp: nông
nghiệp – thủy sản chiếm 70%; công nghiệp – xây dựng chiếm 6%; các ngành dịch vụ
chiếm 24%.
b/ Các cơ sở kinh tế - kỹ thuật:
Toàn xã có 03 trang trại gồm các loại hình chăn nuôi tổng hợp gia súc. 15 mô
hình kinh tế tập thể vườn cây ăn trái chôm chôm, sầu riêng.
Xã có 02 tổ hợp tác được thành lập đang củng cố để đi vào hoạt động.
- Nông nghiệp:cây trồng có 1.531,35 ha trồng các loại
- Chăn nuôi: heo: 3.150 con, bò: 125 con, dê: 1.058 con, gia cầm 23.271
con.
- Thủy sản: nuôi cá da trơn 15 ha đất bãi bồi; nuôi nhử các loại 50 ha
- Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ: Toàn xã có: 27 cơ sở, 06 doanh
nghiệp, 16 điểm thu mua hàng nông sản, 231 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, 10
hộ kinh doanh du lịch.
c/ Thu nhập toàn xã: bình quân thu nhập đầu người: 14,5 triệu đồng/người/năm
5. Hiện trạng kinh tế cơ sở hạ tầng xã hội:
• Cơ quan (Ủy ban nhân dân xã): diện tích 980 m
2
, nhà cấp II, 01 trệt 01 lầu xây
dựng năm 1994.
• Trường học: Toàn xã có 03 cấp học, 07 điểm trường với 50 phòng học gồm:
- Mẫu giáo: 05 điểm trường với 07 phòng học trong đó có 01 điểm trường
đạt chuẩn quốc qia
7

- Tiểu học: 05 điểm trường với 26 phòng học hiện tại đang xuống cấp.
- Trung học cơ sở: 02 điểm trường với 17 phòng học.
- Phổ cập giáo dục THCS:99,02%
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học (THPT, bổ túc, học nghề):
78%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 20%
• Chợ: Xã có 02 chợ tổng diện tích 2.200m2 chỉ có 01 chợ do tư nhân đầu tư
đạt chuẩn văn minh.
• Trạm xá: Xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích là 300m2, đạt chuẩn quốc gia
về y tế.
- Trạm có 05 giường bệnh, 01 bác sĩ.
- Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 10%.8/8 ấp có lực lượng tình
nguyện viên sức khỏe cộng đồng.
• Bưu điện: trên địa bàn có 01 bưu điện văn hóa.
- Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ khắp địa bàn xã, 06 điểm truy
cập internet.
- Mật độ sử dụng điện thoại 20 máy/100 dân (điện thoại cố định).
• Cơ sở vật chất văn hóa:
- Xã có 01 nhà văn hóa, diện tích 288m
2
. Nhà văn hóa có sân rộng khoảng
2509m
2
dùng làm sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân vui chơi giải trí cho nhân dân
trong các dịp lễ
- Xã có 01 sân bóng đá lớn diện tích 5.500m
2
, 03 sân bóng chuyền, 02 sân
cầu lông ở các cơ quan.
6. Chất lượng môi trường: tương đối ổn định.

Toàn xã có 02 trang trại chăn nuôi heo, 26 hộ chăn nuôi với số lượng lớn và
nhiều hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, 01 lò giết mổ hoạt động. Đa số các hộ có
dùng biogas để xử lý tuy nhiên chưa triệt để còn ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh.
Các hoạt động phát triển môi trường: xây dựng vườn xanh – sạch – đẹp – hiệu
quả đạt 81% diện tích đất nông nghiệp. Hàng tháng các ấp đều tổ chức ra quân dọn vệ
sinh cảnh quan môi trường.
- Rác thải: đa số các hộ dân trong xã xử lý rác bằng cách đòa hố chôn và đốt rác.
Chỉ có tỉnh lộ 884, khu vực dân cư tập trung sống cặp các tuyến lộ chính đã có hợp đồng
xe lấy rác của công trình độ thị Bến Tre. Tuy nhiên chưa có quy hoạch xử lý rác của xã
vào khu xử lý tập trung.
II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI
TRỘI
* Các điều kiện tự nhiên:
a/ Điều kiện địa lý:
8
Tân Phú thuộc cù lao Bảo của tỉnh Bến Tre. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, bãi
bồi. Xã có địa hình bằng phẵng có kênh rạch chằng chịt, có 2 con sông lớn là sông
Tiền và sông Hàm Luông đi qua. Về đường bộ có đường huyện, đường liên xã đi qua,
nối liền từ xã tới Thị trấn Châu Thành và các xã khác trong huyện.
b/ Khí hậu, thủy văn:
b.1) Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển. Những đặc
điểm cơ bản của khí hậu như sau:
- Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,3
o
C, nóng nhất là vào tháng 5:
29,2
0
C, mát nhất là tháng 12: 25,1
o

C. Tổng tích nhiệt bình quân hàng năm khoảng
9904
0
C. Độ ẩm bình quân năm khoảng 81 - 82%, về mùa mưa vùng ven biển có nơi
đạt tới 90 - 91%
- Lượng bức xạ dồi dào với tổng bức xạ 160,3 Kcalo/cm
2
/năm; số giờ nắng
trung bình 7,2 giờ/ngày.
- Lượng mưa hàng năm trung bình không cao so với cả nước, biến động từ
1264,0mm đến 1498,2mm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong suốt mùa khô, tổng
lượng mưa chỉ đạt 1,5 - 5,7% mưa cả năm. Trong mùa mưa, lượng mưa đạt tới 94,3 -
98,5% tổng lượng mưa/năm.
- Gió: trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 gió hình thành hướng Tây -
Tây Nam, tốc độ trung bình 2,0 - 2,2m/s) để đến mùa khô chuyển từ Bắc đến Đông
Bắc, đến cuối mùa khô có hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ bình quân 2,0 –
4,7m/s, mạnh nhất là 10 - 12m/s. Trong mùa khô có gió chướng là gió Đông - Đông
bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường gây tác hại như dâng nước triều,
xâm nhập mặn Xã nằm ngoài khu vực chịu ảnh hưởng chính của bão, song đôi khi
vào các tháng 9, 10, 11 cũng bị ảnh hưởng nhẹ của các cơn bão cuối mùa.
- Gió chướng là gió gây ảnh hưởng nhiều nhất. Gió chướng làm dâng nước
triều, khiến mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa.
b.2) Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và nền nhiệt
cao, ổn định quanh năm, ít bão.
c/ Địa hình, địa mạo:
Khu vực có địa hình thay đổi theo từng phần:
- Khu vực dọc theo các trục giao thông chính, khu chợ, trụ sở ủy ban nhân
dân xã, có địa hình tương đối cao.
- Khu vực còn lại có nhiều kênh rạch nhỏ, vườn cây ăn trái.

d/ Địa chất thủy văn, địa chất công trình:
- Mực nước ngầm tại khu vực khá cao và thay đổi tùy theo mùa khô hoặc
mưa.
- Địa chất công trình của khu vực, đánh giá sơ bộ, thuộc loại đất yếu. Có 2
tầng đất chính tính tới độ sâu 40m. Tầng 1 thuộc loại trầm tích Holocené là loại đất
yếu, tạo độ lún lớn cho công trình - sâu tới trung bình 15m. Tầng 2 thuộc trầm tích
Pleistocené, có khả năng chịu lực tốt cho công trình có trọng tải lớn ở khu vực - sâu
trung bình từ 15 m trở đi. Khi xây dựng phải có những khảo sát cụ thể theo yêu cầu kỹ
thuật quy định.
9
e/ Cảnh quan thiên nhiên: Mang nét đặc trưng của miệt vườn miền Tây Nam
Bộ.
III. NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỂM NHÌN.
1. Đặc thù cảnh quan:
Khu vực quy hoạch có cảnh quan của vùng đồng bằng với nhiều vườn cây xanh
cây ăn quả, và nhà ở xen với đất thổ canh. Ngoài ra, hệ thống sông rạch chằng chịt,
những mương đào dẫn nước tưới tiêu cho các khu vực vườn cây ăn trái trù phú. Nhìn
chung, khu vực có cảnh quan dịu mát với các chủng loại cây đặc trưng của miệt vườn
Châu Thành.
2. Các trục không gian chủ đạo:
Hiện trạng khu vực quy hoạch có các trục không gian chủ đạo như sau:
- Tuyến đường tỉnh 884, trục không gian chủ đạo đi ngang khu vực tập
trung dân cư sinh sống bám theo trục đường này (theo tập quán của dân tộc), là tuyến
đường liên khu vực nối các khu vực khác trong tỉnh;
- Các trục đường khác còn lại trong khu vực chủ yếu là đường bê tông nhỏ
len lỏi tới các nhà dân như đường vào nhà thờ, chùa và ven rạch;
IV. PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĂN HÓA XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUY
HOẠCH
- Yếu tố văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của địa phương, đặc điểm định
cư sử dụng đất: là trung tâm của một khu vực nông nghiệp phát triển, dân cư sung túc.

Trung tâm xã được hình thành trước đây, có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ
về hành chính, thương mại – dịch vụ trong xã và trong khu vực. Sự hình thành các
điểm dân cư cho tới nay phần lớn vẫn dựa trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp,
sống ven theo các trục đường chính. Các điểm dân cư nông thôn hình thành chủ yếu
theo cách tự phát, manh mún, một bộ phận dân cư sống rải rác bằng dịch vụ thương
mại trên các trục đường giao thông chính, khu vực chợ và ủy ban nhân dân.
- Hiện trạng khu vực quy hoạch gần như không có công trình có giá trị văn
hóa lịch sử có giá trị đáng kể, chủ yếu là các công trình tôn giáo như chùa, nhà thờ,
trường học, chợ, ủy ban nhân dân xã.
V. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Giao thông:
* Giao thông bộ:
- Đường tỉnh 884 đi qua xã khoảng 10km, trãi nhựa rộng 8m.
- Tổng số đường trục xã, trục ấp, đường ngõ xóm, đường nội đồng là 46km
(đường trục xã lòng đường rộng 2m, đường trục ấp, tổ NDTQ, đường ngõ xóm, nội
đồng rộng 1,5-2m).
+ Đường xã, liên xã: tổng số có 9km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.
+ Đường ấp, tổ NDTQ: Tổng số có 10km đã được cứng hóa.
+ Đường ngõ xóm: Tổng số có 20km, trong đó chỉ được trải đá 0x4.
+ Đường trục chính nội đồng: Tổng số có 7km đã được cứng hóa.
10
* Giao thông thủy: Trên địa bàn có sông Tiền và sông Hàm Luông đi qua cùng
nhiều kênh rạch như: sông Ba Kè, sông Chợ trãi điều khắp trên địa bàn tạo thuận lợi
cho giao thông, giao thương bằng đường thủy.
* Cấp điện:
- Số trạm biến áp của xã là 25 trạm hiện đang hoạt động.
- Toàn xã có 40.495m hạ thế. Hệ thống hạ thế chưa đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của ngành điện, hiện nay trên đường dây lưới điện hạ thế đang xuống cấp và
điện áp yếu.
- Số hộ sử dụng điện: 3.590/3597 hộ chiếm 99,8%.

* Cấp nước: Toàn xã có 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó hộ sử
dụng nước máy đạt 12,5%, còn lại sử dụng nước mưa, nước giếng và nước khử clo.
Hiện nay đang khởi công nhà máy nước Phú Đức công suất 40m
3
/h, cung cấp
cơ bản cho khoảng 16.000 hộ dân khu vực các xã Phú Đức, Quới Thành, Tân Phú.
- Thoát nước: dựa vào độ dốc tự nhiên, chưa có hệ thống thoát.
* Thông tin liên lạc: trên địa bàn có 01 bưu điện văn hóa.
- Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ khắp địa bàn xã, 06 điểm
truy cập internet.
- Mật độ sử dụng điện thoại 20 máy/100 dân (điện thoại cố định).
- Thủy lợi: Tổng số hệ thống thủy lợi của xã là 60km. Đã nạo vét được 2km
sông Ba Lai bề mặt rộng 12m. Còn lại 58km chưa nạo vét .
VI. HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU
VỰC
- Về xử lý rác không có nơi đổ tập trung ở khu vực chợ.
- Về nguồn nước ô nhiễm do chăn nuôi + rác thải.
- Tình trạng các hộ dân sống ven sông rạch sẽ góp phần làm ô nhiễm môi
trường trong tương lai.
VII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch:
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN
TÍCH (Ha)
TỈ LỆ
(%)
1 ĐẤT Ở 9.3 10.23
2
ĐẤT CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH DO UBND
QUẢN LÝ 0.07 0.08

3 ĐẤT TDTT 0.3 0.33
5 ĐẤT CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC 0.78 0.85
7 ĐẤT CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI 0.07 0.08
9 ĐẤT CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1.79 1.96
10
ĐẤT NÔNG NGHIỆP (TRỒNG HOA MÀU,
CÂY CN ) 77.64 85.10
11 ĐẤT CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO, ĐẤT KHÁC 1.25 1.37
TỔNG CỘNG 91.23 100
11
- Nhìn chung, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội hiện còn tốt, cơ sở vật
chất khang trang, các trục đường giao thông đi lại thuận tiện, tuy nhiên chưa có vỉa hè
và hệ thống thoát nước hòan chỉnh.
- Khu vực quy hoạch có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ, có
dân cư tập trung và phát triển tốt, có nhiều điều kiện phát triển mở rộng các cơ sở hạ
tầng xã hội và kỹ thuật.
- Về đặc thù cảnh quan cũng tương tự như các khu vực khác trong tỉnh.
- Các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững hiện chưa đặc biệt chú
trọng trong quản lý và hành động chủ yếu chưa có nguồn vốn cho công tác này.
1. Công trình công cộng:
- Trung tâm xã hiện hữu là trung tâm hành chính của xã. Tại đây đã có quá
trình hình thành và phát triển điểm dân cư nông thôn theo các công trình công cộng.
Do vị trí địa lý thuận lợi nên có sự phát triển thương mại - dịch vụ phục vụ cho xã và
các khu dân cư của các xã lận cận. Trung tâm xã hình thành ban đầu là các cơ sở hành
chánh, công cộng và phát triển của một bộ phận dân cư.
- Các công trình công cộng thuộc xã đã được đầu tư với quy mô tương đối,
địa điểm xây dựng nằm theo các trục giao thông. Khu hành chánh, y tế, giáo dục nằm
trên đường tỉnh tại khu trung tâm xã. Quy mô xây dựng chưa đảm bảo diện tích làm
việc, cần quy hoạch xây dựng mở rộng.
- Chợ xã hình thành từ lâu nhưng cơ sở đang xuống cấp và hầu như có tính

chất tạm. Công trình và hoạt động thương mại - dịch vụ chủ yếu theo nhà ở và bám
theo các trục giao thông đường tỉnh và đường xã. Các hoạt động này có nhiều ảnh
hưởng đến an toàn giao thông và dễ gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Các công trình công cộng khác như công viên cây xanh, thể dục thể thao,
nhà văn hóa, … chưa được xây dựng.
- Phần lớn các công trình công cộng như: chợ, y tế, trường học, bưu điện,…
quy mô nhỏ và đang có vị trí gần với trục đường giao thông diện tích đất sẽ bị ảnh
hưởng khi thực hiện theo quy hoạch giao thông.
2. Dân cư và nhà ở:
- Theo đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại xã có nền
kinh tế nông nghiệp, nên dân cư hình thành và phát triển theo đất thổ canh, có tính
chất rải rác. Theo quá trình chuyển đổi lao động, và điều kiện thuận lợi giao thông bộ,
thuận lợi nối kết hạ tầng kỹ thuật nên trong xã có một bộ phận dân cư có nhà ở và các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ hình thành theo các trục giao
thông chính. Nhìn chung, việc hình thành dân cư dù có phù hợp với tập quán địa
phương, với đặc điểm canh tác nông nghiệp nhưng sẽ có nhiều bất lợi cho việc đầu tư
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiệu quả phục vụ của hạ tầng xã hội kém. Đối với các
điểm dân cư tập trung, nhất là tại khu vực trung tâm xã cần thiết phải quy hoạch dân
cư theo hướng tập trung thành vùng để vừa tiết kiệm, sử dụng đất xây dựng hợp lý,
hiệu quả đầu tư và khai thác hạ tầng.
- Tình hình chung về xây dựng phát triển nhà ở còn chậm, ước tính tỷ lệ các
loại nhà:
12
Loại nhà Toàn xã (%) Trung tâm (%)
Nhà tạm (cây gổ, lá, tôn …) 20 10
Bán kiên cố (tường, cột gạch, mái tôn hoặc ngói) 50 40
Kiên cố (nhà khung bê tông cốt thép, …) 30 50
3. Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Do nền kinh tế nông nghiệp nên các hoạt động sản xuất công nghiệp và TTCN
chậm phát triển. Trong địa bàn chỉ có các cơ sở cơ khí nhỏ, sửa chữa nhỏ, xay xác,

chế biến nông sản.
4. Giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác:
Nói chung chậm phát triển. Hiện đường tỉnh 884 và 883 nối dài đang thi công
có thuận lợi tạo đông lực lớn cho xã. Các tuyến đường khác trong khu vực quy hoạch
chủ yếu là đường bêtôn g có lộ giới nhỏ.
13
PHẦN III
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1. Vị trí đô thị trong quan hệ nội vùng, ngoại vùng:
- Xã Tân Phú có vị trí nằm thượng nguồn – giáp giới với sông Tiền và sông
Hàm Luông, điều kiện sinh thái rất tốt. Thuận lợi về giao thông đường bộ và đường
thủy, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt và là trung tâm của tiểu vùng đối với
các xã lân cận: Phú Đức, Quới Thành, Tiên Long.
- Căn cứ vào Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
và theo định hướng phát triển chung về kinh tế, xã hội, phân bố dân cư trong tỉnh đã
xác định Tân Phú trở thành đô thị loại V vào năm 2015 vì đây là một trong những
điểm dân cư nông thôn tập trung lớn, có điều kiện đô thị hóa cao, sẽ là thị trấn trong
tương lai gần.
2. Cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị:
- Tân Phú là đô thị được định hướng phát triển, trong hệ thống các đô thị
của tỉnh, để phục vụ và làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cho khu vực vùng. Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các cơ sở kinh tế của đô thị sẽ được đầu tư xây dựng là
cơ sở ban đầu thu hút lao động tạo lập cho đô thị. Dự báo dân số hình thành đô thị
trong tương lai không chỉ riêng dân số tại khu vực trung tâm xã hiện nay mà còn phải
kể đến sức hút lao động từ trong toàn xã và các khu vực lân cận sẽ tác động trực tiếp
đến số dân đô thị trong giai đoạn quy hoạch (đến năm 2025). Giải pháp phát triển dân
số đô thị là hình thành các cơ sở hạ tầng xã hội, các cơ sở kinh tế phục vụ cho khu
vực, thu hút lao động tại chỗ cùng với lao động trong vùng và tăng cơ học theo nhu
cầu phát triển đô thị với sự phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Đô thị là trung tâm về: thương mại - dịch vụ, văn hóa - xã hội, khoa học -
kỹ thuật, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của khu vực, được định hướng phát triển
theo hệ thống các đô thị trong tỉnh có nhiều thuận lợi về nguồn lực đầu tư, tạo được
sức hút lao động và dân cư.
3. Khái quát các tiềm năng, động lực phát triển đô thị:
- Khu vực trung tâm xã có các nhánh sông thông thương với sông Tiền,
sông Ba Lai; có đường tỉnh 884 đi qua, giao lưu thông suốt với thị trấn Châu Thành,
Chợ Lách, các vùng lân cận và TP. Bến Tre. Ngoài ra, còn có đường tỉnh 883 nối dài
đang thi công tiếp cận gần khu vực trung tâm xã sẽ tạo nhiều động lực lớn cho sự phát
triển đô thị trong tương lai.
- Cơ cấu kinh tế xã là nông nghiệp – thương mại, dịch vụ. Trong đó, thế
mạnh kinh tế là: _ Kinh tế thương nghiệp – dịch vụ gắn với kinh tế vườn và chăn
nuôi. Hiện tại là xã nông nghiệp nhưng có nhiều tiềm năng phát triển thương mại –
dịch vụ. Do có vị trí địa lý thuận lợi nên nơi đây đã hình thành các cơ sở dịch vụ,
thương mại, sản xuất và dân cư cũng phát triển mạnh, phát triển theo hướng đô thị
hóa, tập trung theo các công trình công cộng. Theo phương hướng phát triển chung,
tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, đất đai, lao động, cơ
sở vật chất hiện có và vị trí hiện trạng trung tâm xã (hiện hữu) là điều kiện tốt để phát
triển về: thương mại - dịch vụ, sản xuất và dân cư đô thị bền vững.
14
- Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, sự phát triển và ổn định kinh tế qua
nhiều thời kỳ đã tạo điều kiện cho Tân Phú hình thành dân cư tập trung, phát triển các
cơ sở đô thị về: thương mại - dịch vụ, sản xuất phục vụ cho dân cư trong xã và các
khu vực lân cận. Dân cư trong xã cũng có nhiều bộ phận chuyển sang phi nông
nghiệp. Tân Phú đã trở thành trung tâm của khu vực vùng, bao gồm các xã : Phú Đức,
Quới Thành, Tiên Long. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư
và đô thị thuộc tỉnh, Tân Phú được định hướng xây dựng thành đô thị loại V, sẽ có
nhiệm vụ làm hạt nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực. Trên cơ sở
nầy động lực phát triển được tác động bằng cả nội lực - tiềm năng và ngoại lực - định
hướng, hổ trợ tăng tốc độ đô thị hoá.

- Do có vị trí địa lý thuận lợi, có trung tâm hành chánh, giáo dục của xã và
của khu vực nên nơi đây đã hình thành các cơ sở dịch vụ, thương mại, sản xuất và dân
cư cũng phát triển mạnh, phát triển theo hướng đô thị hóa, tập trung theo các công
trình công cộng. Theo phương hướng phát triển chung, tình hình phát triển kinh tế xã
hội, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, đất đai, lao động, cơ sở vật chất hiện có và vị trí
hiện trạng trung tâm xã (hiện hữu) là điều kiện tốt để phát triển về: sản xuất, thương
mại - dịch vụ và dân cư đô thị bền vững.
- Việc phát triển đô thị với các cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và kỹ thuật là
cơ sở để phát triển điểm dân cư đô thị ổn định, bền vững lâu dài.
4. Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng đô thị:
Khu vực ngoài khu trung tâm hiện nay, phần lớn là sau lớp nhà ven các trục
đường hiện hữu, dân cư vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông, mật độ xây dựng nhà còn
thấp, quỹ đất xây dựng còn rất lớn nên đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương
lai.
II. TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ
Theo Quyết định số 4372/2004/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và
khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre, đã xác định Tân Phú trở thành đô thị loại V–
Trung tâm về hành chính, công cộng, thương mại-dịch vụ của xã và khu vực.
III. QUY MÔ DÂN SỐ LAO ĐỘNG:
1. Dự báo qui mô dân số toàn xã giai đoạn quy hoạch:
Quy mô dân số cho toàn xã Tân Phú, ước tính tỷ lệ tăng dân số trung bình giai
đoạn 2007-2025 trên toàn xã là 1,5% (bao gồm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học).
An = Ao (1+a)
n
Trong đó:
An = Dân số tính đến năm thứ n : 2025
Ao = Dân số hiện trạng : năm 2011 : 14.712 người
a = 1,5% : tỉ lệ tăng dân số trung bình.
n = 19 (số năm cần tính).

Dân số dự báo đến năm 2025 là:
A19 = 14.712 (1+0,015)
14
= 18.1022 người
2. Dự báo qui mô dân số đô thị giai đoạn quy hoạch:
- Là đô thị được định hướng phát triển hệ thống các đô thị của tỉnh, để phục
vụ và làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực và huyện. Cơ sở
15
hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các cơ sở kinh tế của đô thị sẽ được đầu tư xây dựng là cơ sở
thu hút lao động tạo lập cho đô thị. Dự báo dân số hình thành đô thị trong tương lai
không chỉ riêng dân số tại khu vực trung tâm xã hiện nay mà còn phải kể đến sức hút
lao động từ trong toàn huyện và các khu vực lân cận sẽ tác động trực tiếp đến số dân
đô thị trong giai đoạn quy hoạch.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4448 : 87: Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thị
trấn, nếu chưa có đủ điều kiện phân tích xác định trị số nhân khẩu lao động cơ bản,
nên áp dụng phương pháp tính toán quy mô dân số trên cơ sở dự báo tổng lượng lao
động phát triển của thị trấn và tỷ lệ tương quan giữa hai loại thành phần: thành phần
lao động chung (bao gồm lao động cơ bản và phục vụ) và thành phần lệ thuộc trong
cơ cấu dân cư đô thị.
2.1. Dự báo theo tổng lượng lao động:
Trên cơ sở dự báo phát triển về kinh tế và xã hội, dự báo tổng lượng lao động
phát triển của đô thị bao gồm các thành phần lao động chung: lao động cơ bản và
phục vụ, như sau:
TT THÀNH PHẦN LAO ĐỘNG
TỔNG LƯỢNG LAO ĐỘNG
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
Dự kiến giai đoạn QH 20 -25
năm (người)
1 Quản lý nhà nước, đoàn thể và sự nghiệp 100 - 120
2 Thương mại – dịch vụ, xây dựng, giao

thông vận tải, năng lượng, …
300 - 350
3 Giáo dục, Y tế, Văn hóa, TDTT, … 350 - 400
4 Công nghiệp, TTCN 1800 - 2000
5 Nông nghiệp 500 - 700
Cộng 3050 - 3570
Dân số dự báo theo tổng lượng lao động cho quy hoạch đô thị là:
N=B x K
B : tổng lượng lao động (theo thống kê lao động phi nông nghiệp và phát triển
do nhu cầu) : 3500 người
K : tỷ lệ lao động trên dân số, bình quân: 2,5
N= 3500* 2,5
N= 8750 người
2.2. Dự báo theo thành phần nhân khẩu:
- Quá trình trung tâm xã phát triển thành đô thị loại 5 sẽ trãi qua các giai
đoạn hình thành và phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Dân số đô
thị tương lai sẽ bao gồm: số lao động theo nhu cầu phục vụ cho các cơ sở hạ tầng xã
hội, các cơ sở kinh tế, số dân cư tại chỗ và được chuyển hóa cân bằng từng bước theo
sự chuyển đổi nông thôn lên thành thị. Nhân khẩu tạo lập đô thị bao gồm lực lượng
lao động phi nông nghiệp sẽ lao động trong các cơ quan hành chánh, kinh tế, văn hóa,
giáo dục, y tế, cơ sở sản xuất, cơ sở phục vụ khác … và lao động nông nghiệp sống
trong đô thị.
- Tỷ lệ thành phần nhân khẩu đô thị dự báo như sau:
+ Nhân khẩu tạo lập : 40% ( 35 – 40 % )
+ Nhân khẩu phục vụ : 16% ( 16 – 18 % )
16
+ Nhân khẩu lệ thuộc : 44% ( 44 – 47 % )
DỰ BÁO THÀNH PHẦN DÂN SỐ CỦA ĐÔ THỊ
Giai đoạn quy
hoạch

Tỷ lệ thành phần nhân khẩu (%) Dân số (người)
Tạo lập
Phục
vụ
Lệ
thuộc
Tổng
cộng
Tạo lập Tổng cộng
- Đến năm 2015 40 15 45 100 1600 4000
- Đến năm 2020 38 17 45 100 2000 5263
- Đến năm 2025 32 20 48 100 2500 7812
Qua dự báo, chọn dân số tính toán cho quy hoạch đô thị đến năm 2025: 8000
người
IV. QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO P. ÁN CHỌN
* Nhu cầu đất xây dựng đô thị:
1/ Nhu cầu đất xây dựng đô thị:
Căn cứ vào chỉ tiêu bình quân về đất xây dựng đô thị theo Quyết định số
4372/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, đất xây
dựng đô thị được dự kiến với các chỉ tiêu sử dụng đất như sau:
Chỉ tiêu bình quân 82 - 110 m
2
/người
+ DT sử dụng đất:
(82 đến 110 m
2
/ ng) x 8.000 người = 65,6 đến 88 ha.
+ Quy hoạch đất dự phòng phát triển đô thị 10% : 800 người:
(82 đến 110m

2
/ ng) x 800 người = 6,56 đến 8,8 ha
Diện tích đất quy hoạch: 72,16 – 96,8 ha.
+ Chỉ tiêu diện tích sàn:
12 đến 15 m
2
/người
+ Số tầng cao bình quân: 1,5 đến 1,8
2/ Phân bổ diện tích theo khu chức năng đô thị:
Trên cơ sở yêu cầu quy hoạch thị trấn huyện lỵ, Căn cứ quy chuẩn quy hoạch
xây dựng, dự kiến phân bổ diện tích theo các khu chức năng như sau:
a/. Đất dân dụng đô thị:
- Đất khu dân dụng bao gồm: nhà ở; các công trình phục vụ công cộng; cây
xanh công cộng; mạng lưới kỹ thuật hạ tầng (giao thông, điện, nước, … ).
- Chỉ tiêu đất dân dụng: lớn hơn 80 m
2
/người
CÁC CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ ĐÔ THỊ CƠ BẢN
Loại công trình
Số
người
Chỉ tiêu sử dụng
công trình tối thiểu
Chỉ tiêu sử dụng
đất đai tối thiểu
Diện
tích đất
(m
2
)

Đơn vị tính
Chỉ
tiêu
Đơn vị
tính
Chỉ
tiêu
Đô thị (thị trấn) 97.000
1. Giáo dục 0
Trường phổ thông
trung học
(Sử dụng theo trường của khu vực)
17

2. Y tế 4000
Phòng khám đa khoa
khu vực
giường 30-
40
m
2
/giường
bệnh
100
4000

3. Thể dục thể thao 55000
a. Sân vận động ha/công
trình
2,5

25000
b. Trung tâm TDTT ha/công
trình
3,0
30000

4. Văn hóa 20000
a. Thư viện ha/công
trình
0,5
5000
b. Triển lãm ha/công
trình
1,0
10000
c. Cung văn hóa ha/công
trình
0,5
5000
5. Cơ quan hành chính, sự nghiệp
10000

6. Chợ 8000
Chợ ha/công
trình
0,8
8000
Đơn vị ở 33.600
1. Giáo dục 20.600
a. Trường mẫu giáo 8000 chỗ/1000người 50 m

2
/1 chỗ 15
6000
b. Trường tiểu học 8000 chỗ/1000người 65 m
2
/1 chỗ 15
8000
c. Trường trung học
cơ sở
8000 chỗ/1000người 55 m
2
/1 chỗ 15
6600

2. Y tế 3.000
Trạm y tế 8000 trạm/1000ng 1 m
2
/trạm 500
1000

3. Thể dục thể thao 6.000
Sn luyện tập ha/công
trình
0,3
6000

4. Chợ 4.000
Chợ công trình/đơn
vị ở
1 ha/công

trình
0,2
4000
b/. Đất khác trong phạm vi khu dân dụng:
Đất những công trình cơ quan, ban ngành, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan dịch
vụ, kinh doanh công ích phục vụ ngoài phạm vi dân cư đô thị, nằm trong phạm vi thị
trấn. Dự kiến khoảng 30% đất công cộng trong khu dân dụng.
18
c/. Đất phát triển dịch vụ du lịch:
Theo điều kiện thực tế tiềm năng khai thác du lịch tại địa phương, dự kiến: 8–
10 m2/ người
d/. Công trình đầu mối HTKT, Công trình giao thông đối ngoại:
Nhà máy nước, Khu xử lý nước thải, Bãi rác, Nghĩa trang nhân dân, Bến xe,
Bến đò,. . .
+ Nghĩa trang nhân dân : 1,0 ha
+ Bãi rác : 3,0 ha
+ Nhà máy nước : 1,0 ha
+ Khu xử lý nước thải : 1,0 ha
+ Bến bãi : 1,0 ha
e/. Đất dự phòng phát triển, đất cây xanh cách ly, đất khác: dự kiến 5% Diện
tích các loại đất.
Dự kiến phân bổ:
CHI TIÊU ĐẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 8000 DÂN
TT LOẠI ĐẤT
CHỈ
TIÊU
(tham
khảo,
m
2

/ng)
CHỈ TIÊU
TÍNH
TOÁN
(m
2
/ng)
DIỆN TÍCH
(m
2
)
I
KHU DÂN DỤNG

A ĐẤT DÂN DỤNG
>80
80 95
640000 -
760000
1
ĐẤT KHU Ở 45-55 48 55
384000-
440000
a
XD nhà ở 37-47 37 44
296000-
352000
b
Cộng cộng 1,5 5 5 40000
c

Cây xanh 3-4 3 3 24000
d
Sân, đường 3 3 3 24000
2 ĐẤT GIAO THÔNG
10-12 10 12 80000-96000
a
Mạng đường 8-10 8 10 60000-80000
b
Bến bãi 2 2 2 16000
3 ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 3-3,5
15 20
120000-
160000
4
ĐẤT CÂY XANH
12-14 7 8 56000-64000
B
ĐẤT KHÁC TRONG KHU DÂN
DỤNG

30% Đất
công cộng
trong khu
dân dụng
36000-48000
II
ĐẤT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU
LỊCH 8-10 8-10 80000-100000
1
Công nghiệp-TTCN

10-15
10-
15
10-
15 80000-120000
2 Kho tàng 1-1,5 1-1,5 1-1,5 8000-12000
III
CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HTKT,
GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI
15% Đất dân
dụng
96000-114000
19
IV
ĐẤT DỰ PHÒNG PHÁT TRIỂN
VÀ ĐẤT KHÁC

5% Diện tích
các loại đất
(I+. . .+IV)
43000-52700
TỔNG CỘNG
895000-
1074700
So sánh kết quả theo định hướng tại Quyết định số 4372/2004/QĐ-UB ngày
15 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị, tổng diện tích dự kiến: 72,16 – 96,8 ha, với kết quả theo
phân bổ cho đô thị, tổng diện tích: 89,5 ha đến 107,47ha quy mô diện tích đất quy
hoạch xây dựng từ: 80 đến 110 ha.
V. ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG, CHỌN ĐẤT XÂY

DỰNG
Qua khảo sát tình hình hiện trạng sử dụng đất đai, đặc điểm tự nhiên và định
hướng phát triển đô thị, ta nhận thấy diện tích đất đai phần lớn là đất nông nghiệp, một
số quỹ đất công hình thành dọc theo đường tỉnh, tập trung thành 2 khu vực ở hai phía
sông chợ, đất ở kết hợp thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ven các trục đường
chính và khu trung tâm có mật độ dày đặc, phía sau lớp nhà chủ yếu là vườn xen đất
thổ cư phân bố rải rác với mật độ rất thưa thớt.
Nhận xét, đô thị Tân Phú dự kiến phát triển về các hướng có khả năng xây dựng
như sau:
- Phần đất hiện có tại trung tâm hành chính, chợ xã và phố chợ hiện hữu (cải
tạo);
- Phần đất phát triển về phía Tây (hướng về phà Tân Phú) tận dụng ưu thế
của đường tỉnh 884 đi ngang đô thị.
- Phần đất phát triển về phía Bắc và phía Nam giáp sông Ba Lai, sông Ba
Kè. nhằm khai thác quỹ đất bên trong có mật độ dân cư thưa thớt.
Cụ thể như sau:
Trung tâm xã Tân Phú nằm trên đường tỉnh 884, ở phía Tây và cách thị trấn
Châu Thành khoảng 17 Km, có ranh giới và phạm vi quy hoạch như sau:
- Phía Bắc giáp sông Ba Lai.
- Phía Đông giáp khu vực Ủy ban nhân dân xã.
- Phía Nam giáp sông (nhánh sông Ba Kè)
- Phía Tây giáp đất vườn, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã khoảng 1000m.
Quy mô dân số (đến năm 2025): 8000 người
Quy mô đất đai: 91.23ha.
VI. KẾT QUẢ CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
- Chỉ tiêu diện tích sàn: 12 đến 15 m
2
/người
- Số tầng cao bình quân: 1,5 đến 1,8
- Chỉ tiêu đất dân dụng: lớn hơn 80 m

2
/người , trong đó:
+ Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân: 45,48 m
2
/người;
20
+ Chỉ tiêu đất công trình công cộng: 17,00 m
2
/người;
+ Chỉ tiêu đất giao thông: 24,33 m
2
/người;
+ Chỉ tiêu đất công viên, cây xanh: 2,39 m
2
/người;
+ Chỉ tiêu đất ở kết hợp dịch vụ du lịch: 10,56 m
2
/người;
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp: 65%
21
PHẦN IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I. Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO, CẤU TRÚC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1. Ý tưởng chủ đạo:
- Đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước,
đồng thời kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, an toàn xã hội.
- Kế thừa và phát triển các thành quả xây dựng trung tâm xã trước đây, tổ
chức phân bố lại hợp lý tạo nên sự phát triển cân đối trước mắt và lâu dài, tránh gây
lãng phí đất đai, đảm bảo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng như sự phát triển của
đô thị trong ngắn hạn và dài hạn.

- Cân bằng về cấu trúc và các không gian sử dụng đất.
- Cân bằng giữa khung cảnh thiên nhiên và các khối tích xây dựng.
- Thiết lập hệ thống công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và hạ tầng
hoàn hảo cho mọi nhu cầu của cư dân.
- Đảm bảo về môi trường sống và làm việc trong đô thị.
- - Đảm bảo đô thị phát triển bền vững có sự gắn kết với các đô thị xung
quanh và là hạt nhân phát triển kinh tế của tiểu vùng.
- Kế thừa và phát triển cơ sở hạ tầng hiện có của trung tâm xã.
- Bám sát các điều kiện tự nhiên, địa hình hiện trạng.
- Tạo ra mốI liên kết giữa cảnh quan thiên nhiên, các khu vực sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp với cấu trúc của đô thị.
- Tạo lập cấu trúc hợp lý cho đô thị thông qua việc xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các không gian công cộng của đô thị.
- Tạo khả năng linh hoạt, mềm dẻo dựa trên cấu trúc phân bổ đất đai đô thị.
- Bố trí các công trình công cộng theo phương thức vừa tập trung theo chức
năng sử dụng, vừa phân tán trên địa bàn và kết nối hạ tầng với nhau để thuận lợi trong
các quan hệ, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và định hướng phát triển dân cư
cân đối, tạo bộ mặt cho trung tâm xã.
2. Cấu trúc phát triển đô thị
- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội luôn tạo ra các thách thức lớn cho các
khu dân cư đô thị. Cần quy hoạch một cấu trúc thích ứng cho đô thị tạo ra môi trường
sống tốt, đảm bảo sự bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Các
khu chức năng của đô thị được tạo lập và phát triển bằng các dự án ưu tiên đầu tư của
nhà nước và khu vực tư nhân.
- Quy hoạch trung tâm xã Tân Phú có hình thái cấu trúc cơ bản sau:
a/. Khu trung tâm: Đây sẽ là hạt nhân phát triển của đô thị bao gồm quảng
trường trung tâm, các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và nhà ở mật độ cao
là khu đa chức năng của đô thị.
b/. Khu dân cư: Được chia thành 2 đơn vị ở chính bao bọc xung quanh khu
trung tâm đô thị. Tại trung tâm của đơn vị ở có bố trí các công trình công cộng phục

vụ cho nhóm ở. Khu vực này sẽ được hình thành và phát triển qua nhiều năm.
c/. Khu công viên - cảnh quan: Phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cư dân
22
e/ Đất dịch vụ du lịch: phục vụ cho các chuyến du lịch sinh thái của vùng lân
cận do đặc trưng của khu vực này vào mùa trái cây, khách đến khá đông.
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1. Cấu trúc phát triển không gian
Ý tưởng thiết kế không gian đô thị Tân Phú được tổ chức trên cơ sở hệ khung
cứng giao thông hiện có là Đường tỉnh 884, hiện trạng trung tâm xã và dân cư khu
trung tâm được hình thành dọc theo đường tỉnh, tập trung thành 2 khu vực ở hai phía
sông chợ. Chợ xã cạnh đường tỉnh, giáp sông, thuận lợi đường thủy lẩn đường bộ, tại
đây có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ. Quá trình hình thành ban đầu là
trung tâm hành chánh của xã với các công trình chủ yếu như: trụ sở Ủy ban nhân dân
xã, trường học, chợ xã, … Dần dần hình thành các cơ sở thương mại, dịch vụ, cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dân cư hình thành tập trung. Do chậm phát triển hạ
tầng kỹ thuật, dân cư và các cơ sở hình thành dọc theo trục đường tỉnh, chủ yếu là hai
bên đường, mật độ xây dựng khá dày, chưa có khả năng phát triển theo chiều sâu. Các
hoạt động tại trung tâm hiện nay có nhiều tác động xấu qua lại với giao thông trên
đường tỉnh.
Tầm nhìn cho Đô thị Tân Phú trong tương lai với những hình ảnh sau:
Trung tâm xã được quy hoạch là đô thị loại V, là: Trung tâm về hành chính,
công cộng, thương mại-dịch vụ của xã và khu vực. Cụ thể tính chất và chức năng đô
thị:
- Trung tâm hành chính: là nơi tập trung các quản lý nhà nước chỉ đạo thống
nhất và toàn diện mọi mặt hoạt động trong xã;
- Trung tâm công cộng: là nơi tập trung các cơ sở văn hóa, giáo dục - đào
tạo, y tế, thông tin, … trong xã và khu vực;
- Trung tâm thương mại-dịch vụ: là nơi tập trung các cơ sở thương mại, dịch
vụ và lưu thông phân phối hoàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống, của nhân
dân trong xã và khu vực;

- Một đô thị bền vững với môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi giải trí và
giáo dục đào tạo tốt cho cộng đồng
2. Xác định các vùng kiến trúc cảnh quan đô thị
a. Trung tâm đô thị:
Bố cục khu vực này dọc theo đường tỉnh 884, chủ yếu phía đông đường tỉnh 884
và khu chợ hiện hữu. Tại đây có các công trình liên hoàn là trụ sở của khối hành chánh
- sự nghiệp, khối văn hóa, giáo dục, y tế tại vị trí giao nhau giữa đường tỉnh 884 và
đường trung tâm.
b. Tuyến phố:
Tuyến phố chính dựa trên nền tảng tuyến phố cũ cải tạo chỉnh trang nhằm tạo bộ
mặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp hơn. Ngoài ra còn các tuyến phố mới được
quản lý theo quy hoạch hoặc kêu gọi đầu tư nhằm tạo bộ mặt mới cho đô thị gồm
đường Trung tâm và đường phía Bắc đô thị.
c. Cửa ngõ đô thị : Hiện có các cửa ngõ chính như sau:
- 3 cửa ngõ chính trên đường tỉnh 884 và đường dự mở phía Bắc đô thị vào
từ phía Đông và Tây đón hướng giao thông từ TP. Bến Tre và bến phà Tân Phú;
23
- 1 cửa ngõ chính theo đường trung tâm vào từ phía Nam đi ngang khu vực
trung tâm hành chính đón hướng giao thông từ khu vực ngoại thị;
d. Trục không gian chính, quảng trường, tượng đài:
- Có 2 trục đường chính được mở mới là các trục đường đi qua các cửa ngõ
kết nối đô thị và các khu vực khác ngoài đô thị (ngoài các trục đường hiện hữu cải tạo
và nâng cấp nhằm tăng khả năng giao thông và tạo cảnh quan cho đô thị cũng như tạo
động lực phát triển cho đô thị).
- Ngoài ra còn có các trục đường chính khác kết nối các khu chức năng
trong đô thị.
- Tạo không gian quảng trường trước khu hành chính nhằm tạo tầm nhìn
cảnh quan cho khu vực trung tâm. Tạo không gian mở hưởng về sông Ba Kè.
e. Không gian cây xanh, mặt nước:
- Một không gian cây xanh tại khu trung tâm và gắn kết với các công trình

công cộng mới nhằm tạo ra không gian thoáng đãng cho dân cư đô thị.
- Một không gian cây xanh phía Bắc kết nối với sông Ba Kè nhằm tạo thêm
không gian vui chơi giải trí cho người dân.
- Ngoài ra, đặc trưng đô thị có hệ thống sông đi ngang đô thị và giới hạn
ranh đô thị gồm sông Ba Kè, sông Chợ và sông Ba Lai tạo thuận lợi trong giao
thương, cải thiện vi khí hậu cũng như tạo cảnh quan-tầm nhìn đẹp cho đô thị.
3. Xác định các nội dung cần thực hiện kiểm soát trong các không gian chủ
đạo.
Các nội dung cần thực hiện kiểm soát trong các không gian chủ đạo như: Mật
độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ cây xanh, dân số cần kiểm soát
không để phát triển quá mức, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, các chỉ tiêu cấp
điện cấp nước, đánh giá môi trường chiến lược ….
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU
CHỨC NĂNG
1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất:
1.1. Định hướng quy hoạch:
- Định hướng là kế thừa thành quả xây dựng trước đây, giữ theo các tập
quán hình thành dân cư và điều kiện đầu tư từng bước. Theo các cơ sở hiện trạng,
trung tâm được quy hoạch và phát triển mở rộng từ khu vực trung tâm hiện hữu.
- Quy hoạch phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược, các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp chặt chẻ với an ninh
quốc phòng.
- Quy hoạch bảo đảm mối quan hệ các mặt của đô thị với các khu vực trong
huyện và trong tỉnh; làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cho các xã trong huyện; hình
thành đối trọng với các đô thị trọng điểm trong tỉnh góp phần hạn chế sự di dân đến
các đô thị lớn.
- Quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả
xây dựng trung tâm xã trước đây. Tổ chức phân bố lại hợp lý tạo nên sự phát triển cân
đối hài hòa cho trước mắt và lâu dài. Quy hoạch xây dựng có tập trung hợp lý, tránh
phân tán gây lãng phí đất đai và thuận lợi trong phát triển cơ sở hạ tầng; ưu tiên đáp

24
ứng được các yêu cầu xây dựng của khu vực nhà nước, công cộng, đồng thời quan
tâm hợp lý đến khu vực dân cư hiện có.
- Trong quy hoạch có dự kiến đất dự trữ để có khả năng mở rộng đô thị
trong tương lai. Phương án cơ cấu, phân khu chức năng cần tạo hướng “mở” để có thể
linh hoạt điều chỉnh trong quá trình đầu tư xây dựng.
- Thiết kế quy hoạch xây dựng có chú ý đầy đủ các đặc điểm về tự nhiên,
địa hình đất đai, môi trường, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, những đặc
điểm hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm lịch sử, xã hội của địa
phương để lựa chọn phương hướng phát triển không gian và các giải pháp kỹ thuật
hợp lý cho đô thị.
1.2. Ý tưởng quy hoạch:
Trung tâm xã hình thành ban đầu là các cơ sở hành chánh, công cộng và phát
triển của một bộ phận dân cư. Quá trình hình thành đến nay tương đối ổn định, do đó
quy hoạch trên cơ sở kết hợp cải tạo hoặc chuyển đổi mục đích và xây dựng mở rộng,
kế thừa các cơ sở đã có.
- Vị trí đô thị được chọn ở vị trí trung tâm xã hiện nay. Trung tâm xã hiện
hữu đã hình thành và phát triển theo các cơ sở về hạ tầng xã hội, với khu hành chánh
của xã. Dân cư phát triển nhiều theo trục đường tỉnh 884. Tại đây, rất thuận lợi về
giao thông, đường bộ thuận lợi tiếp cận với đường tỉnh 884 (đi ngang xã) và đường
sông sau chợ, thuận lợi trong các quan hệ với các khu vực trong xã, huyện và các khu
vực khác. Khu vực quy hoạch có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ, có dân
cư tập trung và phát triển tốt, có nhiều điều kiện phát triển mở rộng các cơ sở hạ tầng
xã hội và kỹ thuật.
- Phạm vi phát triển đô thị dựa trên nền tảng của trung tâm xã hiện hữu và
dựa theo các điều kiện về giao thông và địa hình của khu vực. Định hướng kế thừa và
xác định lại các khu vực chủ yếu là: thương mại – dịch vụ, khu trường học. Dự kiến
phát triển khu vực đô thị về hướng tây so với chợ xã. Ranh giới và phạm vi quy hoạch
sẽ nối kết 2 khu vực ở hai bên sông chợ.
- Phát triển hệ thống giao thông chính tạo sự quan hệ thuận lợi với các

khu vực và làm cơ sở cho việc nối kết với các đường nội bộ thành mạng lưới giao
thông thông suốt trong toàn đô thị. Quy hoạch một đường tránh cho đường tỉnh, giảm
áp lực giao thông trên đường tỉnh đi qua đô thị, từng bước chuyển đường tỉnh thành
trục giao thông chính của đô thị.
- Trung tâm hành chánh, các khu trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục,
TDTT, thương mại, … có sự kế thừa theo hiện trạng, vừa được bố trí mới theo vị trí
phù hợp với tính chất và chức năng
- Bố trí dân cư thành hai khu vực có các công trình công cộng phục vụ.
- Kết hợp tổ chức các công trình công cộng phục vụ cấp đô thị với cấp khu
ở để tạo thuận lợi và kích thích phát triển.
2. Các phương án quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:
Các khu chức năng trong đô thị bao gồm:
a- Các khu thuộc khu dân dụng:
- Khu ở và các công trình phục vụ công cộng trong khu ở
(các công trình phục vụ thường ngày trong khu dân cư: Giáo dục, y tế, văn hóa,
thương mại, dịch vụ)
25

×