Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HK 2 và đáp án 4 đề Hương Thủy năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.59 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG THỦY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH 2006 – 2007) MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể giao đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (9đ)
Học sinh chọn phương án thích hợp điền vào ô tương ứng ở giấy làm bài.
Ví dụ, chọn phương án B ở câu 2 thì ở cột 2 ghi B.
1/ Khi nhiệt độ của nước tăng từ 23
o
C đến 70
o
C thì thể tích của nước ..........
A. tăng lên B. ban đầu giảm, về sau tăng C. giảm điD. không thay đổi
2/ Dùng hai cây thước khác nhau để đo độ dài. Một cây thước làm bằng nhôm và một cây kia làm bằng sắt. Nếu
nhiệt độ cả 2 cây thước tăng lên như nhau thì dùng thước nào đo độ dài sẽ cho kết quả chính xác hơn ?
A. Cây thước làm bằng nhôm C. Cả hai cây thước đều cho kết quả như nhau
B. Cây thước làm bằng sắt D. Cả ba câu trên đều sai
3/ Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy ?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại C. Vì nước nóng làm khí trong quả bóng co lại
B. Vì nước nóng làm khí trong quả bóng nở ra D. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra
4/ Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nước đá ...................
A. giảm đi B. tăng lên C. không xác định được D. không thay đổi
5/ Khi làm muối bằng nước biển người ta đã dựa vào hiện tượng nào sau đây ?
A. Ðông đặc B. Bay hơi C. Bay hơi và đông đặc D. Ngưng tụ
6/ Tác dụng của nhiệt kế y tế là :
A. Cho biết nhiệt độ của phòng C. Giảm sốt
B. Cho biết nhiệt độ của cơ thể và giảm sốt D. Cho biết nhiệt độ của cơ thể
7/ Chọn phát biểu SAI :
A. Khi nhiệt độ của chất khí tăng thì chất khí nở ra C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau D. Chất khí co lại khi nó bị giảm nhiệt độ
8/ Một cục nước đá để lâu trong nước có thể “biến mất”, hiện tượng vật lí (của cục nước đá) đó gọi là :


A. Sự bay hơi B. Sự ngưng tụ C. Sự nóng chảy D. Sự đông đặc
9/ Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn ?
A. Thể tích tăng và khối lượng không đổi C. Khối lượng riêng của vật tăng
B.Khối lượng riêng của vật giảm D. Thể tích và khối lượng của vật giảm
10/ Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản
nào là có lợi nhất ?
A. Kéo trực tiếp B. Đòn bẩy C. Mặt phẳng nghiêng D. Ròng rọc động
11/ Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít dưới đây, cách sắp xếp nào là đúng nhất ?
A. Sắt, khí oxi, dầu ăn Tường An C. Khí oxi, sắt, dầu ăn Tường An
B. Sắt, dầu ăn Tường An, khí oxi D. Khí oxi, dầu ăn Tường An, sắt
12/ Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng cổ lọ B. Hơ nóng nút C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ
13/ Chọn câu SAI :
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Khi đun nóng chất khí thì khối lượng riêng của nó giảm
D. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
14/ Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Khi nung nóng một vật rắn thì thể tích của vật tăng
B. Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng và thể tích của vật đều tăng
C. Để lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng cán dao rồi mới tra khâu vào cán
D. Hai quả cầu bằng kim loại có cùng đường kính thì khi nung nóng chúng sẽ nở ra như nhau
15/ Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng
B. Khối lượng của vật tăng D. Khối lượng của vật giảm
Họ tên .......................
Lớp 6...
PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG THỦY
16/ Hiện tượng nào dưới đây liên quan đến sự nóng chảy ?
A. Đặt cốc nước vào "ngăn đặc" (ngăn đá) của tủ lạnh C. Dùng búa đập nát một viên gạch

B. Suối nước nóng chảy từ trên cao xuống thấp D. Đốt nóng một ngọn nến
17/ Chiều dài của các thanh kim loại khi bị nung nóng sẽ ....................... so với khi nguội.
A. bằng B. dài hơn C. co lại D. ngắn hơn
18/ Chọn phương án đúng :
A. Giới hạn đo của nhiệt kế y tế là 100
o
C
B. Trước khi dùng nhiệt kế y tế phải vẫy cho mực thủy ngân trong ống tụt xuống dưới 35
o
C
C. Có thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đá đang tan
D. Trước khi dùng nhiệt kế y tế phải nhúng vào nước sôi vài phút để sát trùng
19/ Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao ?
A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh
B. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn
C. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều
D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài
của cốc.
20/ Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng chậm khi nước trong cốc ...................... ?
A. càng ít B. càng nóng C. càng nhiều D. càng lạnh
21/ Khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau, phải so sánh chúng ở cùng điều kiện :
A. Thể tích, nhiệt độ B. Nhiệt độ, áp suất C. Áp suất, thể tích D. Thể tích, nhiệt độ, áp suất
22/ Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chất rắn nở ra khi lạnh đi và co lại khi nóng lên
B. Mọi vật rắn đều dãn nở như nhau
C. Khi nhiệt độ tăng thì chất rắn nở ra, khi nhiệt độ giảm thì chất rắn co lại
D. Khi nhiệt độ thay đổi thì chất rắn không dãn nở
23/ Một viên bi bằng kim loại được giữ bằng một vòng kim loại sao cho viên bi không rơi xuống. Cách nào sau
đây làm cho viên bi có thể rơi xuống ?
A. Làm lạnh viên bi và vòng kim loại C. Chỉ nung nóng vòng kim loại

B. Chỉ nung nóng viên bi D. Nung nóng viên bi và vòng kim loại
24/ Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì : Nước sôi ở nhiệt độ ..........
A. 0
0
C C. thấp hơn 100
0
C
B. 100
0
C, quá giới hạn đo của nhiệt kế, làm vỡ nhiệt kế D. cao hơn 100
0
C, làm vỡ nhiệt kế
25/ Chọn phương án đúng
A. Tất cả các chất khí đều co lại khi lạnh đi, tăng thể tích khi bị đun nóng
B. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau
C. Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt không giống nhau D. Cả A, B và C đều đúng
26/ Chọn phương án đúng :
A. 37
o
C = 98,6
o
F B. 37
o
C = 66,6
o
F C. 37
o
C = 38,8
o
F D. 37

o
C = 69
o
F
27/ Chọn câu SAI. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào ...........
A. mặt thoáng của chất lỏng B. nhiệt độ C. gió D. chất lỏng nhiều hay ít
28/ Hiện tượng nào dưới đây KHÔNG phải sự ngưng tụ ?
A. Sương mù B. Sự tạo thành mây C. Hơi nước D. Sương đọng trên lá
29/ Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy :
A. Đốt củi, rơm B. Đốt than đá C. Đốt túi nilon D. Đốt một ngọn đèn cồn
30/ Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:
A. Thể tích của chất lỏng tăng C. Trọng lượng của chất lỏng tăng
B. Khối lượng của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng
B. PHẦN TỰ LUẬN (1đ)
Nêu một phương án thí nghiệm để chứng tỏ chất khí co lại khi lạnh đi.
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH 2006 – 2007)
PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG THỦY
MÔN VẬT LÍ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,3 điểm (0,3 điểm x 30 câu = 9 điểm)
1. Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 1
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Phương án trả lời B A D D D B A C B B B A D D D
Câu số 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Phương án trả lời A B C D C C A D D A C D B A B
2. Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 2:
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Phương án trả lời C D D D A A B D A D B C A A C
Câu số 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Phương án trả lời D C B D A D C C D D C A A B C

3. Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 3
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Phương án trả lời B B D B D B A A A C A D C B C
Câu số 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Phương án trả lời B D A C B C A C C B B D C C D
4. Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 4
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Phương án trả lời A B B D B D C C C D D A B A A
Câu số 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Phương án trả lời D B B D D D C C B D A D C C A
II. PHẦN TỰ LUẬN (1 ĐIỂM)
Câu
Gợi ý đáp án Điểm
(1,0đ)
Nêu được các dụng cụ cần thiết
0,25đ
Nêu đúng phương án (mỗi đề một phương án khác nhau)
+ Đề 1 : Chất lỏng nở ra khi nóng lên
+ Đề 2 : Chất lỏng co lại khi lạnh đi
+ Đề 3 : Chất khí nở ra khi nóng lên
+ Đề 4 : Chất khí co lại khi lạnh đi
0,75đ
Lưu ý :
+ Cho điểm kiểm tra học kì theo QĐ 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/10/2006của Bộ GD&ĐT
(điểm kiểm tra học kì làm tròn đến 0,1 điểm).
+ Xem kỹ phần hướng dẫn chấm (đặc biệt là tránh NHẦM mã đề).
PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG THỦY

×