Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM Botryodiplodia theobromae Pat VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ NẤM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA NẤM Botryodiplodia theobromae Pat
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ NẤM
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ MINH TUYẾT
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07/2012


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA NẤM Botryodiplodia theobromae Pat
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ NẤM
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả

HỒ THỊ MINH TUYẾT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN ANH NGHĨA


ThS. NGUYỄN ĐÔN HIỆU
ThS. TRẦN VĂN LỢT

Tháng 07 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Lòng biết ơn sâu sắc của con đối với ba mẹ và gia đình đã chăm sóc, dưỡng
dục con nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực
vật đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
TS. Nguyễn Anh Nghĩa đã chỉ dẫn và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Th.S Nguyễn Đôn Hiệu đã trực tiếp hướng dẫn và truyền cho tôi nhiều kiến
thức quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Th.S Vũ Thị Quỳnh Chi, KS Nguyễn Ngọc Mai, KS Nguyễn Thị Thanh
Trang và tất cả các cô chú, anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Bộ môn.
Th.S Trần Văn Lợt, giáo viên hướng dẫn đề tài, đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Nhiều thành viên của lớp DH08NH và các bạn cùng thực tập tại Bộ môn Bảo
vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ
vui buồn với tôi trong suốt quá trình học và thực tập.
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Minh Tuyết


ii


TÓM TẮT
Hồ Thị Minh Tuyết, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 07/2012 “Khảo sát đặc điểm sinh học của nấm Botryodiplodia
theobromae Pat và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm trong điều
kiện phòng thí nghiệm”.
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật (BVTV), Viện Nghiên
cứu Cao su Việt Nam (VNC CS Việt Nam) nhằm nghiên cứu về đặc điểm hình thái
và xác định hiệu lực trừ nấm của 5 loại thuốc Amistar 250 SC, Sumi Eight 12.5 WP,
Folicur 250 EW, Score 250 EC, Vicarben 50 HP theo phương pháp đầu độc môi
trường. Đề tài được tiến hành với các nội dung:
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của 20 mẫu phân lập (MPL) nấm B. theobromae
được nuôi cấy trên các môi trường dinh dưỡng Potato Dextrore Agar (PDA).

Đánh giá hiệu lực diệt nấm B. theobromae của các loại thuốc theo phương
pháp đầu độc môi trường.
Điều tra bệnh tại Nông trường Thuận Tân, Công ty TNHH MTV Cao su
Bình Thuận, thực hiện điều tra trên 10 lô với 2 dvt là PB 235 và VM 515.
Kết quả đạt được:
Kết quả có sự đa dạng về hình thái của 20 MPL sau 7 ngày nuôi cấy trên môi
trường dinh dưỡng PDA:
• Dựa vào tốc độ phát triển đường kính khuẩn lạc của các MPL có thể chia
thành 4 nhóm: Rất nhanh (BoTN26, BoDN06, BoDN20, BoDN15, BoDN19,
BoGL25, BoKT24); nhanh (BoLK01, BoLK02, BoDN16, BoDN16,
BoDN11, BoDN13, BoDN14, BoDN22, BoDN10, BoGL23); chậm
(BoTN04, BoBP27, BoDN05) và rất chậm (BoDN21).
• Tất cả 20 MPL đều có sợi nấm mọc mịn, dày, bung lên mặt môi trường. Sợi

nấm phân bố đều và phân bố không đều tạo thành vòng đa góc và màu sắc
của khuẩn lạc cũng được chia làm 6 nhóm chính: Xanh rêu đậm (BoLK02,
BoDN11, BoDN13, BoDN16, BoDN22); xanh đen đậm (BoLK01, BoDN14,
BoDN21, BoTN26, BoBP27, BoGL25); xanh rêu nhạt (BoDN05, BoDN06,
iii


BoDN15, BoGL23); đen (BoTN04, BoDN10); xám đen (BoDN19,
BoDN20); xám trắng (BoKT24).
• Sự khác nhau về kích thước bào tử của 20 MPL là rất có ý nghĩa. Trong đó,
MPL BoTN04 (chiều dài: 30,99 µm; chiều rộng: 17,35 µm) là lớn nhất, MPL
BoLK01(chiều dài: 27,17µm; chiều rộng: 13,61 µm) có kích thước bào tử
nhỏ nhất và kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Punithalingam
(1976).
Các thuốc thí nghiệm Sumi Eight 12.5 WP (ED50: 0,4167 ppm a.i.), Folicur
250 EW (ED50: 0,4606 ppm a.i.), Vicarben 50 HP (ED50: 0,5058 ppm a.i.) và Score
250 EC (ED50: 0,6072 ppm a.i.) đều có hiệu lực diệt nấm B. theobromae cao ở diều
kiện phòng thí nghiệm. Trong khi đó, thuốc Amistar 250 SC không có hiệu lực diệt
nấm này trong cùng điều kiện.
Kết quả điều tra tình hình bệnh Botryodiplodia trên một số vườn cây cao su
dòng vô tính VM 515 và PB 235 của Nông trường Thuận Tân cho thấy đều bị
nhiễm bệnh với mức độ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào điều kiện của vườn. Trong đó,
dvt VM 515 nhiễm bệnh nặng hơn so với PB 235.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii

TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài ....................................................................................................2
1.3 Yêu cầu đề tài ......................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài......................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1 Sơ lược về cây cao su ..........................................................................................4
2.1.1 Lịch sử phát hiện cây cao su .........................................................................4
2.1.2 Tình hình sâu bệnh hại ..................................................................................5
2.2 Sơ lược về nấm Botryodiplodia theobromae Pat.................................................5
2.2.1 Phân loại ........................................................................................................5
2.2.2 Lịch sử phát hiện ...........................................................................................6
2.2.3 Tình hình phân bố, phổ ký chủ và khả năng gây bệnh ..................................6
2.2.4 Đặc điểm nấm B. theobromae .......................................................................8
2.2.4.1 Hình thái .................................................................................................8
2.2.4.2 Sinh lý ....................................................................................................9
2.2.5 Khả năng gây bệnh, sự lây lan và khả năng tồn tại .................................... 10
2.3 Sơ lược về bệnh trên cây cao su do nấm B. theobromae gây ra ....................... 10
2.3.1 Lịch sử phát triển và tác hại của bệnh ........................................................ 10
2.3.2 Triệu chứng nhận biết................................................................................. 11
2.3.3 Biện pháp phòng trừ ................................................................................... 14
v


2.4 Thuốc phòng trừ bệnh ....................................................................................... 14

2.4.1 Một số hoạt chất trừ nấm ............................................................................ 14
2.4.1.1 Carbendazim ....................................................................................... 14
2.4.1.2 Azoxytrobin ......................................................................................... 15
2.4.1.3 Diniconazole ....................................................................................... 15
2.4.1.4 Tebuconazole ...................................................................................... 16
2.4.1.5 Difenoconazole.................................................................................... 17
2.4.2 Một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong đề tài .................................... 17
2.4.2.1 Vicarben 50 HP (carbendazim) .......................................................... 17
2.4.2.2 Amistar 250 SC (azoxystrobin) ........................................................... 17
2.4.2.3 Sumi eight 12.5 WP (diniconazole) .................................................... 18
2.4.2.4 Score 250 EC (difenoconazole) .......................................................... 18
2.4.2.5 Folicur 250 EW (tebuconazole) .......................................................... 19
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 20
3.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 20
3.4 Dụng cụ và vật liệu ........................................................................................... 20
3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21
3.5.1 Phương pháp lấy mẫu và phân lập mẫu ..................................................... 21
3.5.2 Khảo sát đặc tính sinh học của một số MPL nấm B. theobromae ............. 21
3.5.3 Đánh giá hiệu lực của một số hoạt chất phòng trừ nấm B. theobromae gây
bệnh trên cây cao su theo phương pháp đầu độc môi trường .............................. 22
3.5.4 Điều tra bệnh ngoài đồng ........................................................................... 24
3.6 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 26
4.1 Kết quả phân lập nấm B. theobromae: ............................................................. 26
4.2 Phương pháp tách đơn bào tử B. theobromae: ................................................. 26
4.3 Kết quả thí nghiệm hiệu lực của một số hóa chất phòng trừ nấm B.
theobromae theo phương pháp đầu độc môi trường ............................................... 38
4.4 Kết quả điều tra:................................................................................................ 44

vi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 48
5.2 Đề nghị.............................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 53

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a.i.: Hoạt chất (Active ingredient)
BVTV: Bảo vệ Thực vật
B. theobromae: Botryodiplodia theobromae Pat
Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một
Thành Viên Cao su Bình Thuận
cs: Cộng sự
CBTB: Cấp bệnh trung bình
CSB: Chỉ số bệnh
Dvt: Dòng vô tính
ED50: Liều lượng hiệu quả đối với 50% số cá thể thí nghiệm (Effective Dose 50)
Ha: Hecta
HTNN: hoàn toàn ngẫu nhiên
IRSG (irsg international rubber study group): Tổ chức Nghiên cứu Cao su Thế giới
KTCB: Kiến thiết cơ bản
KT: Khai thác
LD50: Liều lượng gây chết 50% số cá thể thí nghiệm (Lethal Dose 50)
LLL: Lần lập lại

MEA: Malta Extract Agar
MPL: Mẫu phân lập
NCBI: National Center for Biotechnology Information
nsc: Ngày sau cấy
PDA: Potato Dextrose Agar
ppm: part per million
PSA: Potato Sucrose Agar
TLB: Tỷ lệ bệnh
USD: United States Dollar
VNC CS Việt Nam: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
% ức chế: Phần trăm ức chế

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Nồng độ hoạt chất các loại thuốc dùng trong thí nghiệm: ........................ 22
Bảng 3.2: Đánh giá hiệu lực của thuốc dựa vào chỉ số ED50 do Finney (1968): ...... 24
Bảng 3.3: Đánh giá cấp bệnh:.................................................................................... 25
Bảng 4.1: Đường kính và tốc độ phát triển khuẩn lạc của 20 MPL nấm B.
theobromae trên môi trường dinh dưỡng PDA .......................................................... 30
Bảng 4.2: Màu sắc, hình dạng và phân bố khuẩn lạc nấm B. theobromae trên môi
trường dinh dưỡng PDA sau 7 ngày cấy .................................................................... 31
Bảng 4.3: Kích thước bào tử nấm B. theobromae ..................................................... 37
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sự phát triển khuẩn lạc nấm B.
theobromae ................................................................................................................. 38

Bảng 4.5: Phương trình tương quan .......................................................................... 43
Bảng 4.6: chỉ số ED50 (ppm a.i) của 5 loại thuốc dùng trong thí nghiệm ................. 43
Bảng 4.7: Mức độ nhiễm bệnh do nấm B. theobromae trên các dvt cao su tại Nông
trường Thuận Tân, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận. ................................. 45

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình - Đồ thị

Trang

Hình 2.1: Hình thái nấm B. theobromae (Punithalingam, 1976) .................................9
Hình 2.2: Triệu chứng bệnh trên vườn stump ........................................................... 13
Hình 2.3: Triệu chứng bệnh trên vỏ xanh ................................................................. 13
Hình 2.4: Triệu chứng bệnh trên cây có vỏ hóa nâu ................................................. 13
Hình 3.1: Kiểu hình chéo góc.................................................................................... 24
Hình 3.2: Kiểu hình bậc thang .................................................................................. 24
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh do nấm B. theobromae trên cây cao su ........................ 26
Hình 4.2: Khuẩn lạc và bào tử nấm B. theobromae phân lập trên môi trường PDA 29
Hình 4.3: Kích thước bào tử nấm B. theobromae ..................................................... 36
Hình 4.4: Khuẩn lạc nấm B. theobromae sau 6 ngày cấy ......................................... 41
Hình 4.5: Triệu chứng bệnh do nấm B. theobromae gây ra ...................................... 46
Hình 4.6: Một số hình ảnh khác ............................................................................... 46
Đồ thị 4.5: Tương quan giữa nồng độ a.i. của các loại thuốc và mức độ ức chế nấm
B. theobromae sau 6 ngày .......................................................................................... 42

x



Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) có nguồn gốc từ lưu vực sông
Amazon, Nam Mỹ được du nhập vào châu Á từ năm 1876 và trồng gần 11 triệu ha ở
nhiều nước, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, từ
những lợi ích thiết thực năm 2008 cây cao su đã được công nhận là cây trồng đa
mục đích. Cao su đã thực sự trở thành một loại cây công nghiệp có vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế và xã hội ở nước ta, đóng góp một nguồn ngoại tệ rất lớn
thông qua xuất khẩu nguyên liệu, tạo công việc và nâng cao đời sống của hàng triệu
người dân lao động, đồng thời góp phần tích cực vào cải tạo môi trường sinh thái.
Hiện nay, diện tích cao su tại nước ta đã đươc mở rộng và được trồng độc canh
trên nhiều vùng khác nhau nên bệnh hại càng trở nên nghiêm trọng, làm tăng chi phí
phòng trừ bệnh gây thiệt hại đến kinh tế và đời sống xã hội của con người, cho nên
công tác BVTV ngày càng đóng vai trò cần thiết.
Nấm Botryodiplodia theobromae Pat được Vincens phát hiện trên cây cao su
ở nước ta vào năm 1921, gây bệnh chết lại ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB).
Barat (1931) cho biết nấm gây hại trên cổ rễ stump trong vườn ương. Nhưng theo
kết quả nghiên cứu người ta cho rằng bệnh chỉ xuất hiện rải rác và gây h ại không
đáng kể. Năm 1998, dịch bệnh bùng phát trên vườn cây cao su tại Công ty Cao su
Dầu Tiếng, gây hại trên vườn cây KTCB và vườn cây khai thác (KT). Hiện nay,
bệnh đã gây hại trên tất cả các giai đoạn của cây cao su từ vườn ương, vườn nhân,
vườn KTCB đến vườn KT làm chậm sinh trưởng, chết cây, giảm chất lượng và sản
lượng mủ.
Theo Manju (2006), trong chiến lược phòng trị bệnh ngắn hạn trên cây cao
su, biện pháp hóa học đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay trên thị trường xuất hiện
rất nhiều hoạt chất và thuốc phòng trị bệnh khác nhau có hiệu lực và giá thành khác
1



nhau. Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh học của nấm Botryodiplodia
theobromae Pat và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm trong điều
kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện để tìm ra các loại thuốc vừa có hiệu quả
kinh tế vừa có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh cao và đồng thời tránh việc sử
dụng một loại hoạt chất trong thời gian dài gây ra hiện tượng hình thành nòi kháng
thuốc.
1.2 Mục đích đề tài
Nắm được đặc điểm sinh học của một số mẫu phân lập (MPL) nấm B.
theobromae lấy từ một số nguồn khác nhau.
Xác định hiệu lực của một số thuốc có hoạt chất như: difenoconazole,
azoxystrobin, diniconazole, tebuconazole và thuốc có hoạt chất carbendazim đối với
nấm B. theobromae gây bệnh trên cây cao su bằng phương pháp đầu độc môi
trường.
Đánh giá được mức độ gây hại của bệnh nứt vỏ xì mủ do nấm B. theobromae
trên Nông trường Thuận Tân thuộc Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành
Viên Cao su Bình Thuận (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận).
1.3 Yêu cầu đề tài
Nhận biết được triệu chứng và chỉ số cấp bệnh do nấm B. theobromae gây
hại trên cây cao su.
Khảo sát một số đặc điểm hình thái của 20 MPL nấm lấy từ nhiều nguồn
bệnh khác nhau trên môi trường dinh dưỡng PDA.
Nắm vững một số thao tác trong phòng thí nghiệm như: cách phân lập nấm,
nuôi cấy nấm, tách đơn bào tử nấm, pha môi trường dinh dưỡng, pha thuốc.
Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc có hoạt chất như: difenoconazole,
azoxystrobin, diniconazole, tebuconazole và thuốc có hoạt chất carbendazim đối với
nấm B. theobromae gây bệnh trên cây cao su bằng phương pháp đầu độc môi
trường.
Điều tra mức độ gây hại của bệnh nứt vỏ xì mủ do nấm B. theobromae trên
Nông trường Thuận Tân thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận.


2


1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được giới hạn thực hiện từ tháng 2 – 7/2012 và việc điều tra bệnh chỉ
tiến hành trong tháng 6 tại Nông trường Thuận Tân thuộc Công ty TNHH MTV
Cao su Bình Thuận.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cao su
2.1.1 Lịch sử phát hiện cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là cây công nghiệp lấy mủ thuộc
họ thầu dầu (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ),
có vĩ độ từ 150 Nam đến 60 Bắc, và từ 460 đến 770 kinh tây. Đây là vùng có đầy đủ
các điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên thích hợp nhất cho cây cao su với lượng
mưa hàng năm trên 2000 mm, nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô hạn kéo dài 3 –
4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 4,5 đến 5,5
và có tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Cây cao su được tìm thấy sau cuộc thám hiểm của Christopher Columbus
đến Châu Mỹ năm 1492. Ngày nay, người ta cho rằng cao su là cây cho mủ tốt và
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong họ thầu dầu. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19,
Brazil vẫn là nước độc quyền cung cấp mủ cao su thiên nhiên trên thế giới từ những
vườn cây hoang dại trong rừng. Về sau khi nhu cầu của người sử dụng ngày càng
tăng cùng với việc nhận thấy các điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Châu Á, đặc biệt là
các nước trong khu vực Đông Nam Á rất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su

nên vào năm 1876 cây cao su đã du nhập vào Châu Á và trồng gần 11 triệu ha ở
nhiều nước.
Tại Việt Nam, cây cao su du nhập từ năm 1897 bởi bác sĩ Yersin và đến đầu
thế kỷ 20 được trồng thành đồn điền tại Đông Nam Bộ, đến thập niên 50 một số diện
tích cao su cũng định hình tại Tây Nguyên. Tiếp theo mở rộng ra miền Trung và vươn
đến phía Bắc. Hiện nay, diện tích cao su tại nước ta đạt khoảng 834.200 ha được trồng
trên nhiều vùng khác nhau, góp phần không nhỏ vào lợi ích nước nhà.

4


2.1.2 Tình hình sâu bệnh hại
Như những cây trồng khác, cây cao su cũng bị các loài sâu bệnh tấn công. Theo
Chee (1976), có trên 550 loài sinh vật liên quan đến cây cao su, trong đó 24 loài có
tầm quan trọng về kinh tế.
Bệnh trên cây cao su tại Việt Nam chủ yếu là do nấm gây ra, chưa có một ghi
nhận nào về bệnh do vi khuẩn, virus hay tuyến trùng (Phan Thành Dũng, 2004). Trần
Nguyên Khang và cs (1979) đã trích dẫn tài liệu của Dyakova G.A (1969) cho biết cây
cao su bị 27 loại bệnh, tùy vào vị trí bị hại mà chia ra thành các nhóm: 14 bệnh về lá, 8
bệnh thân cành và 5 bệnh về rễ. Trong đó, các loại bệnh chính gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng và sản lượng cây cao su trong nước bao gồm bệnh phấn trắng (Oidium
heveae), bệnh héo đen đầu lá (Colletotrichum gloeosporioides), bệnh rụng lá mùa mưa
(Phytophthora spp), bệnh Corynespora (Corynespora cassiicola), bệnh nấm hồng
(Corticium salmonicolor), bệnh loét sọc mặt cạo (Phytophthora palmivora), bệnh nứt
vỏ (Botryodiplodia theobromae), và bệnh rễ nâu (Phellinus noxius).
2.2 Sơ lược về nấm Botryodiplodia theobromae Pat
2.2.1 Phân loại
Theo NCBI (2008), nấm B. theobromae có hệ thống phân loại như sau:
• Giới: Nấm








Ngành: Ascomycota
Lớp: Dothideomycetes
Bộ: Botryosphaeriales
Họ: Botryosphaeriaceae
Giống: Botryodiplodia
Loài: Botryodiplodia theobromae Pat

5


2.2.2 Lịch sử phát hiện
Nấm B. theobromae phân bố rộng ở khu vực khí hậu nhiệt đới và được ghi nhận
là loại nấm ký sinh có khả năng gây bệnh trên nhiều cây ký chủ. Nấm được mô tả đầu
tiên bởi Patouillard vào năm 1892 (Griffiths, 1966). Đến năm 1895, đã có báo cáo đầu
tiên ghi nhận nấm là tác nhân gây bệnh chết lại trên cây ca cao ở Cameroon (Mbenoun
và cs, 2008). Từ đó, nấm xuất hiện và phát triển nhanh chóng qua nhiều quốc gia, gây
hiện tượng chết lại trên xoài, chuối, cam, quýt và nhiều cây trồng khác ở Malaysia,
Pakistan, Srilanka, Bangladesh và Indonesia. Năm 2008, đã có báo cáo đầu tiên về sự
xuất hiện của nấm trên cây mít tại Đài Loan. Nấm cũng được ghi nhận là nguyên nhân
gây bệnh thối trái trên xoài, đu đủ và chuối tại quốc gia này (Michael, 2008).
Năm 1954, Zambettakis đã có công trình nghiên cứu về những tên gọi khác
nhau của nấm Botryodiplodia theobromae Pat. Theo đó, nấm có những tên gọi khác
nhau như: Lasiodiplodia theobromae (Pat.) Griff. & Maubl., 1909; Diplodia
theobromae (Pat.) Nowell, 1923; Diplodia gossypina Cooke, 1879; Diplodia

cacaoicola Henn, 1895; Macrophoma vestita Prill. & Delacr., 1894; Lasiodiplodia
tubericola Ellis & Everh., 1896; Diplodia tubericola (Ellis & Everh.) Taub., 1915;
Botryodiplodia tubericola (Ellis & Everh.) Petrak, 1923; Botryodiplodia gossypii Ellis
& Barth., 1902; Botryodiplodia elasticae Petch, 1906; Chaetodiplodia grisea Petch,
1906; Lasiodiplodia nigra Appel & Laubert, 1906; Diplodia rapax Massee, 1910;
Diplodia natalensis Pole Evans, 1911; Lasiodiplodia triflorae Higgins, 1916; Diplodia
ananassae

Sacc.,

1917;

Botryodiplodia

ananassae

(Sacc.)

Petrak,

1929.

(Punithalingam, 1976).
2.2.3 Tình hình phân bố, phổ ký chủ và khả năng gây bệnh
Nấm B. theobromae phân bố khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu giới hạn ở
khu vực vĩ tuyến 40o Bắc đến 40o Nam.
Theo Punithalingam (1976), nấm B. theobromae có khả năng ký sinh trên 500
loại cây trồng khác nhau. Theo Goss Roger và cs (1961), một số ký chủ của nấm là cây
trồng quan trọng được nhiều tác giả ghi nhận và nghiên cứu như trên cam (Nowell,
1923; Pole-Evans, 1910), cao su (Cook, 1913; Petch, 1921), chè (Cook, 1913;

Johnston, 1960), ca cao (Charles, 1906; Cook, 1913; Griffon và Maublanc, 1909;
Petch, 1921; Urquhart, 1961), mía đường (Howard, 1901; Nowell, 1923), bông vải
6


(Johnston, 1960; Patouillard, 1922), cọ dầu (Johnston, 1960; Zambettakit, 1950), xoài
(Charles, 1906; Zambettakit, 1950), cà phê (Massee, 1909; Riley, 1960), đu đủ (Petch,
1921; Zambettakit, 1950), điều (Riley, 1960), thuốc lá (Averna-Sacca, 1922) đậu
phộng (Wilson, 1947) và chuối (Wardlaw,1935).
Một số ghi nhận về khả năng gây bệnh của nấm trên cây trồng ở một số nước
như:
• Ở Ghana: Nấm gây hại gây bệnh đốm lá trên cà phê, thối thân chuối, thối trái
cam quít, thối củ sắn, thối trái cacao, thán thư cọ dầu, thối rễ dứa, thối thân cây mía,
thối củ khoai lang và ngoài ra còn gây hại trên một số cây trồng khác (Triwiratno và
cs, 2004).
• Ở Pakistan: Nấm được phát hiện trên hơn 50 loại cây trồng khác nhau, gây hiện
tượng chết lại trên xoài, xì mủ trên thân và thối trái (Muhammad và cs, 2006).
• Ở Cameroon: Từ cuối những năm 1980, cây ca cao ở đây đã bị thiệt hại nặng
bởi bệnh chết lại do nấm Lasiodiplodia theobromae (hay còn gọi là B. theobromae).
Bệnh đã được ghi nhận trên tất cả vườn sản xuất, 100% các trang trại trồng ca cao ở
Cameroon đều bị nấm bệnh tấn công. Nấm còn có khả năng gây hại trên nhiều bộ phận
khác như cành non, vỏ cây và quả ca cao (Mbenoun và cs, 2008).
• Ở Ấn Độ: Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Ấn Độ đã tiến hành
nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên các loại cây ăn quả cho thấy, nấm B. theobromae
có khả năng gây thiệt hại nặng về kinh tế trên cây chuối, làm giảm sút việc thu hoạch.
Do đó, đã có nhiều báo cáo ghi nhận nấm B. theobromae là nguyên nhân gây bệnh thối
trên chuối, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chi tiết nào được tiến hành và
bệnh hại vẫn tiếp tục gia tăng ở quốc gia này (Williamson và cs, 1965).
• Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia: Nấm B. theobromae còn được ghi nhận trên
cây cao su nhưng gây hại không đáng kể. Ở Philipine nấm tấn công trên vườn cây

trồng mới gây hiện tượng chết lại, trên vườn KTCB và KT gây xì mủ.
• Ở Việt Nam: Nấm B. theobromae được Vincens phát hiện trên cây cao su năm
1921, gây bệnh chết lại ở giai đoạn KTCB. Barat (1931) cho biết, nấm gây hại trên cổ
rễ stump trong vườn ương. Năm 1998, dịch bệnh bùng phát trên vườn cây cao su tại
Công ty Cao su Dầu Tiếng, gây hại trên vườn cây KTCB và vườn cây KT. Năm 2011,
theo kết quả điều tra nấm B. theobromae của ở Nông trường Bình Lộc, Tổng Công ty
7


Cao su Đồng Nai cho thấy trên các dvt PB 235, PB 260, VM 515, RRIV 4 đều bị
nhiễm bệnh trong đó VM 515 là dòng vô tính mẫn cảm nhất. Hiện nay, bệnh đã gây
hại trên tất cả các giai đoạn của cây cao su từ vườn ương, vườn nhân, vườn KTCB đến
vườn KT làm chậm sinh trưởng, chết cây, giảm chất lượng và sản lượng mủ.
2.2.4 Đặc điểm nấm B. theobromae
2.2.4.1 Hình thái
Khuẩn lạc nấm trên môi trường yến mạch (Oat Agar) có màu từ xám nâu đến
màu xám lông chuột hoặc màu đen, trên bề mặt phủ một lớp sợi nấm mịn và dày như
lông tơ, mặt đáy có màu đen đến đen sậm. Túi bào tử phấn (Pycnidia) ở dạng đơn hoặc
phức hợp, thường kết hợp thành khối, bên trong chứa thể nền, có miệng nhỏ và nhiều
lông cứng, túi bào tử phấn có khi rộng đến 5 mm. Cuống bào tử đính (Conidiophores)
trong suốt, đơn bào, thỉnh thoảng có vách ngăn, hình trụ ít khi phân nhánh, phát sinh từ
những lớp bên trong của các tế bào nằm ở khoang hình trụ. Những tế bào sản sinh bào
tử (Conidiogenous cells) trong suốt, dạng đơn, hình trụ đến hình hơi giống quả lê
ngược, phân cắt hoàn toàn, có phân đốt. Bào tử đính lúc đầu ở dạng đơn bào, trong
suốt, bề mặt có nhiều hạt nhỏ, dạng hơi giống hình trứng đến hình elip thuôn, vách tế
bào dày, đế ngắn. Khi trưởng thành bào tử đính có một vách ngăn ở giữa, màu vỏ quế
đến nâu vàng, thường có nhiều sọc dài theo chiều dọc, chiều dài bào tử biến thiên từ
20 – 30 µm và chiều rộng biến thiên từ 10 – 15 µm. Sợi nấm vô tính trong suốt, hình
trụ đôi khi có vách ngăn, dài khoảng 50 µm. Túi bào tử phấn trên lá, thân cây và quả ở
dạng tìm ẩn, về sau xuất hiện đột ngột, ở dạng đơn hoặc tập hợp thành nhóm, rộng 2 –

4 mm, có miệng nhỏ, thường có nhiều lông mịn với vô số bào tử đính nằm trong một
khối màu đen (Punithalingam, 1976).

8


Hình 2.1: Hình thái nấm B. theobromae (Punithalingam, 1976)
A, B: Túi bào tử phấn, C: Những tế bào sản sinh bào tử, D: Bào tử đính
2.2.4.2 Sinh lý
Sự thay đổi nhiệt độ giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến khả năng
sinh trưởng cũng như hình thành bào tử của nấm B. theobromae. Theo Shahidul và cs
(2001), có mối quan hệ chặt chẽ giữa tốc độ phát triển của sợi nấm và nhiệt độ. Ở nhiệt
độ dưới 10oC và trên 45oC, sợi nấm ngừng sinh trưởng và không hình thành bào tử,
bào tử chỉ hình thành trong khoảng nhiệt độ 15 – 40oC. Trong đó, bào tử phát triển
nhiều nhất ở 30oC (38 bào tử/0,01 ml) và ít nhất ở 15oC (6 bào tử/0,01 ml). Theo
Alasoadura (1970), trong khoảng từ 48 – 72 giờ sau khi cấy, sợi nấm phát triển chậm
và trong suốt. Về sau, sợi nấm phát triển nhanh dần và bắt đầu chuyển sang màu nâu
sậm do có sự sản xuất sắc tố melanin. Ở nhiệt độ 28oC, sợi nấm mọc nhanh, tốc độ
phát triển khoảng 1 mm/giờ.
Ánh sáng ảnh hưởng không nhiều đến quá trình sinh trưởng của nấm B.
theobromae. Tuy nhiên, trong điều kiện chiếu sáng liên tục, đường kính khuẩn lạc và
số lượng bào tử đạt cao nhất (90 mm và 112 bào tử/0,01 ml). Bào tử hình thành ít nhất
trong điều kiện bóng tối liên tục (24 bào tử/0,01 ml) và kích thước khuẩn lạc trung
bình là 78 mm (Shahidul và cs, 2001).
9


Số lượng bào tử và tốc độ phát triển của sợi nấm trên các môi trường khác nhau
có sự biến thiên lớn. Theo Shahidul và cs (2001), bào tử nấm hình thành trên môi
trường Czapek’ s nhiều hơn trên các môi trường PDA, PCM và Richard’ s, sợi nấm

không phát triển trên môi trường Sabouraud’ s. Trong đó, khuẩn lạc có nhiều sắc tố
nhất đối với môi trường PDA (75% màu đen và 25% màu trắng), ngược lại ít hình
thành sắc tố trên môi trường PCM (10% màu đen và 90% màu trắng). Theo
Muhammad và cs (2006), trong các môi trường PSA (potato sucrose agar), WA (water
agar), CZA (Czapek’ s Dox agar), CMDA (corn mealdextrose agar), PCA (potato
carrot agar), CMA (corn meal agar) và YEMA (Yeast Extract Manitol Agar) thì 3 môi
trường PSA, CMDA và YEMA là thuận lợi nhất cho sợi nấm B. theobromae phát
triển. Ở nhiệt độ 30 oC, khuẩn lạc nấm trên 3 môi trường này đã mọc đầy đĩa petri chỉ
sau 5 ngày cấy. Trong đó, số lượng túi bào tử phấn trên môi trường YEMA là nhiều
nhất, PCA và CMA có số lượng túi bào tử phấn ít hoặc không có.
2.2.5 Khả năng gây bệnh, sự lây lan và khả năng tồn tại
Bào tử nấm B. theobromae xâm nhiễm vào cây qua vết thương hoặc xâm nhập
qua vỏ cây và có khả năng sống tiềm sinh nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi. Ngoài
cây cao su, nấm còn ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau, chủ yếu là cây thân gỗ
(Phan Thành Dũng, 2004), gây các bệnh thối thân, vỏ, củ, rễ, gây hại trên lá gây bệnh
thán thư, đốm lá, triệu chứng phổ biến thấy trên thân là xì mủ và vỏ nổi nhiều vết mụn
nhỏ (Trần Ánh Pha, 2009).
Theo Punithalingam (1976), từ những vết bệnh trên cây, bào tử nấm B.
theobromae phát tán nhờ gió và nước. Hạt giống của một số cây như: Ca cao, bông
vải, đậu phộng, sơn trà Nhật Bản, chuối, cao su cũng là nơi lưu giữ nguồn bệnh. Ngoài
ra, bào tử đính còn có thể lưu tồn trong đất và được lan truyền nhờ côn trùng. Bào tử
đính có thể lưu tồn trên hạt giống khoảng 4 tháng và sợi nấm có khả năng tồn tại đến 1
năm.
2.3 Sơ lược về bệnh trên cây cao su do nấm B. theobromae gây ra
2.3.1 Lịch sử phát triển và tác hại của bệnh
Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia: Nấm B. theobromae còn được ghi nhận trên
cây cao su nhưng gây hại không đáng kể. Ở Philipine nấm tấn công trên vườn cây
trồng mới gây hiện tượng chết lại, trên vườn KTCB và KT gây xì mủ.
10



Ở Việt Nam: Nấm B. theobromae được Vincens phát hiện trên cây cao su năm
1921, gây bệnh chết lại ở giai đoạn KTCB. Barat (1931) cho biết, nấm gây hại trên cổ
rễ stump trong vườn ương. Nhưng bệnh chỉ xuất hiện rải rác và gây hại không đáng kể.
Đến năm 1998, dịch bệnh bùng phát trên vườn cây cao su tại Công ty Cao su Dầu
Tiếng, gây hại trên vườn cây KTCB và vườn cây KT.
Hiện nay, bệnh gây hại ở tất cả các thời điểm trong năm nhưng gây thiệt hại
đáng kể trong các tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) trên tất cả các giai đoạn
của cây cao su:
• Vườn ương: Gây hại tại vị trí mắt ghép bắt đầu vào thời điểm mở băng, dẫn đến
hiện tượng chết lại mắt ghép hay chết toàn bộ chồi.
• Vườn nhân: Là nguồn nấm có thể lây lan sang gốc ghép và gây ra hiện tượng
chết lại mắt ghép.
• Vườn KTCB: Làm chậm sinh trưởng kéo dài thời gian KTCB và nặng hơn có
thể gây chết cây.
• Vườn KT: Gây nứt vỏ xì mủ, nặng hơn làm khô miệng cạo hoàn toàn.
Những năm gần đây bệnh gây hại đáng kể trên các dvt bảng 1 khuyến cáo cho
vùng Đông Nam Bộ, bị nặng ở một số Công ty Cao su như: Bình Long gây hại trên
vườn ương và vườn cây trồng mới gây chết mắt ghép, chết chồi trên dvt PB 260 và
RRIV4; Tây Ninh trên vườn cây KTCB dvt RRIV4; Phước Hòa gây hại trên stump
bầu có tầng lá dvt PB 255; Đồng Nai gây hại trên stump bầu có tầng lá dvt PB 260,
trên vườn cây KT dvt PB 235 và VM 515; Phú Riềng gây hại trên vườn cây KTCB dvt
RRIV4 (Trần Ánh Pha, 2009).
2.3.2 Triệu chứng nhận biết
Vườn stump trần : Nấm bệnh tấn công gốc ghép xuất hiện những nốt mụn nhỏ
màu nâu bệnh nặng hơn thì các vết này kết lại với nhau làm vỏ sần sùi, ít nhựa và khó
bóc vỏ khi ghép gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống . Bệnh xuất hiện tại vị trí mắt ghép , bắt
đầu vào thời điểm mở băng, gây ra hiện tượng chết lại mắt ghép.
Stump bầu và vườn tái canh – Trồng mới: Bệnh xuất hiện trên chồi có triệu
chứng ban đầu với vết lõm có màu đậm hơn, sau đó lan rộng và chết khô toàn bộ, vỏ bị

chết xuất hiện những đốm nhỏ màu đen chứa nhiều bào tử
11

. Phần gỗ bị chết có màu


trắng với những vân nhỏ màu nâu đen (là khuẩn ty xâm nhiễm vào gỗ ), vỏ chết khó
tách khỏi gỗ.
Vườn nhân: Xuất hiện những nốt mụn nhỏ trên vỏ xanh nâu, sau đó liên kết lại
với nhau làm khó bóc vỏ khi ghép và ít nhựa gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Đây là
nguồn nấm có thể lây lan sang gốc ghép.
Vườn cây KTCB (1 – 2 năm tuổi trên vỏ xanh nâu ): Trên chồi với vết nứt có
dạng hình thoi nặng hơn vết bệnh sẽ phát triển theo hướng lên trên và xuống dưới , tại
vết bệnh có hiện tượng mủ rỉ ra sau đó bị hóa đen do hiện tượng oxy hóa , phần vỏ và
gỗ bị khô và xốp . Khi vết bệnh lan rộng , tán lá non sẽ khô và héo rũ nhưng không
rụng, trên phần vỏ bị chết xuất hiện những đốm có màu nâu đen chứa nhiều bào tử.
Vườn cây từ 3 năm tuổi trở lên (vỏ hoá nâu ) và vườ n cây KT: Ban đầu xuất
hiện những nốt mụn nhỏ 1 – 2 mm, sau đó lan ra toàn bộ thân cành . Các nốt này liên
kết lại tạo các vết nứt trên vỏ , đôi khi có mủ rỉ ra từ những vết nứt . Lớp biểu bì bên
ngoài dày do nhiều lớp tạo thành . Cây bị nhiễm bệnh nặng gây nứt vỏ trên thân , cành
và phần vỏ sát gốc bị thối. Cây chậm phát triển, vỏ nguyên sinh bị u lồi, bề mặt gồ ghề
nên không thể mở cạo hoặc có thể gây chết cây. Trên vườn KT bệnh làm giảm sản
lượng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến khô miệng cạo (Trần Ánh Pha, 2009).

12


Hình 2.2: Triệu chứng bệnh trên vườn stump

Hình 2.3: Triệu chứng bệnh trên vỏ xanh


Hình 2.4: Triệu chứng bệnh trên cây có vỏ hóa nâu

13


2.3.3 Biện pháp phòng trừ
Với diện tích trồng cây cao su theo hướng độc canh ngày càng mở rộng do nhu
cầu của con người và giá tri kinh tế cao su ngày càng tăng mạnh, vấn đề bệnh hại trên
cây cao su đã, đang và sẽ là mối quan tâm lớn nhất, vì bệnh không những làm kéo dài
thời gian KTCB mà còn ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng mủ đối với vườn cây
đang KT. Các nghiên cứu về bệnh do nấm B. theobromae trên cây cao su còn r ất hạn
chế, một số nghiên cứu trước đây do VNC CS Việt Nam thực hiện chỉ tập trung vào
việc ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh trong thời gian thí nghiệm
ngắn.
Năm 1999, VNC CS Việt Nam đã kết hợp với Công ty Cao su Dầu Tiếng tiến
hành thử nghiệm một số loại thuốc trên vườn cây KTCB và KT ở Nông trường Đoàn
Văn Tiến đã chọn ra được một số công thức khuyến cáo đưa vào quy trình kỹ thuật của
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2004. Theo đó, các loại thuốc chứa hoạt
chất carbendazim có thể dùng để phòng trừ hiệu quả bệnh do nấm B. theobromae gây
ra trên cây cao su, bao gồm: Vicarben 50 HP, Bavistin 50 FL, Carbenzim 500 FL, 50
WP nồng độ 0,5% (Phan Thành Dũng, 2004). Đến năm 2007, VNC CS Việt Nam phối
hợp với Công ty Cao su Đồng Nai tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc trên vườn
cây KT ở Nông trường Bình Lộc. Một số công thức được khuyến cáo: (1) Vicarben 50
HP nồng độ 0,5% + BDNH 2000 nồng độ 1%; (2) Anvil 5 SC nồng độ 0,5% + BDNH
2000 nồng độ 1%; (3) TILUSA super 250 EC 0,2% + BDNH 2000 nồng độ 1%.
Hiện nay một số công thức thuốc được cho là tối ưu và được sử dụng nhiều nhất
trong việc phòng trị nấm B. theobromae như: carbendazim (Vicarben 50HP,
Carbenzim 500F) nồng độ 0,5% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole
(Arivit 250SC, Vixazol 275SC) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần phối hợp với

chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1%. Dùng bình đeo vai có vòi dài phun ướt toàn bộ
thân cây 2 - 3 lần với chu kỳ 2 tuần/lần.
2.4 Thuốc phòng trừ bệnh
2.4.1 Một số hoạt chất trừ nấm
2.4.1.1 Carbendazim
Tên hóa học: 2 – (methyloxycarbolamino) – benzimidazole
Công thức hóa học:
14


×