Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ỚT (Capsicum annuum L.) TRỒNG TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ỚT (Capsicum annuum L.)
TRỒNG TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG TỈNH GIA LAI

Người thực hiện: Lê Quang Nhân Trí
Khóa:
2007 - 2011
Chuyên ngành: NÔNG HỌC

Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ỚT (Capsicum annuum L.)
TRỒNG TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG TỈNH GIA LAI

Tác giả
LÊ QUANG NHÂN TRÍ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS Lê Văn Dũ



TP. Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Suốt đời thành kính ghi nhớ công lao cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con
nên người. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu Trường Đại hoc nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học.
Phân hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
Cùng tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy: Th.S Lê Văn Dũ và quý thầy cô –
Bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Quang Nhân Trí

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất ớt
trồng tại huyện Chưprông tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm
2012 tại thôn Làng Bò, thị trấn Chưprông, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố
với 5 nghiệm thưc (nghiệm thức 1: 0 tấn/ha; nghiệm thức 2: 5 tấn/ha; nghiệm thức 3:
10 tấn/ha; nghiệm thức 4: 20 tấn/ha; nghiệm thức 5 40 tấn/ha) trên nền phân vô cơ
(500 kg vôi (CaCO3) + 110 kg N + 50 kg P2O5 + 185 kg K2O) với ba lần lặp lại có
chiều biến thiên theo độ dốc. Các kỹ thuật canh tác ớt áp dụng theo quy trình phổ biến
tại địa phương.
Kết quả cho thấy:
Về chỉ tiêu sinh trưởng: tất cả các nghiệm thưc có bón phân chuồng đều sinh
trưởng tốt hơn nghiệm thưc không bón.
Về phát dục: Càng bón nhiều phân chuồng, thời gian phát dục càng chậm.
Tình hình sâu bệnh: trong quá trình thí nghiệm do áp dụng các biện pháp thăm
đồng thường xuyên, phun thuốc theo định kỳ nên ảnh hưởng của phân chuồng đến tình
hình sâu bệnh không đáng kể.
Về năng suất: trong ba lần thu hoạch đầu tiên công thức 0 tấn/ha có năng suất/ô
cao nhất (lần 1: 0,35 kg, lần 2: 2,23 kg, lần 3: 4,07 kg) nhưng về các lần thu hoạch sau
năng suất thu hoạch của các công thức khác tăng dần còn công thưc bón 0 tấn/ha lại
giảm xuống (4,85 kg). Tổng thu hoạch qua 7 lần của công thức bón 10 tấn/ha cho
năng suất cao nhất (37,21 kg) tiếp theo là công thức bón 5 tấn/ha (33,10 kg) thấp nhất
là công thức bón 0 tấn/ha (28,36 kg).
Hiệu quả kinh tế: khi sử dụng 5 công thức phân thì công thức bón 10 tấn phân
chuồng/ha cho hiệu quả kinh tế trên/ cao nhất (144.570.000 đồng) tiếp theo là công
thức 5 tấn/ha (124.250.000 đồng) và thấp nhất là công thức bón 40 tấn/ha (81.510.000
đồng).

iii


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1

1.2 Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và giới hạn đề tài ........................................................ 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu ................................................................................................................. 3
1.2.3 Yêu cầu .................................................................................................................. 3
1.2.4 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1 Giới thiệu về cây ớt .................................................................................................. 4
2.1.1 Nguồn gốc.............................................................................................................. 4
2.1.2 Phân loại ................................................................................................................ 4
2.1.3 Đặc tính thực vật học ............................................................................................. 5
2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh................................................................................ 6
2.2 Một số giống ớt......................................................................................................... 6
2.3 Kỹ thuật canh tác ...................................................................................................... 7
2.3.1 Mùa vụ .................................................................................................................. 7
2.3.2 Giống ớt ................................................................................................................. 7
2.3.3 Chọn đất và làm đất ............................................................................................... 7
2.3.4 Ngâm ủ hạt và gieo trồng ...................................................................................... 8
2.3.5 Chăm sóc ............................................................................................................... 8
2.3.6 Một số sâu bệnh hại trên ớt ................................................................................... 9
2.4 Phân chuồng ...........................................................................................................14
2.4.1 Giới thiệu phân chuồng .......................................................................................14

iv


2.4.2 Đặc điểm phân chuồng ........................................................................................14
2.4.2.1 Ưu điểm ............................................................................................................14
2.4.2.2 Khuyết điểm .....................................................................................................15
2.4.2.3 Thành phần hóa học phân chuồng ....................................................................17
2.4.2.4 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chuồng .....................................................18

2.4.2.5 Xử lý và sử dụng phân chuồng .........................................................................19
2.4.2.5.1 Phương pháp ủ phân chuồng .........................................................................19
2.4.2.5.2 Cách sử dụng phân chuồng............................................................................23
2.5 Một số nghiên cứu liên quan .................................................................................23
2.6.1 Tình hình trong nước ...........................................................................................25
2.6.2 Tình hình thế giới ................................................................................................26
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................28
3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................28
3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ........................................................28
3.1.2 Thành phần đất thí nghiệm .................................................................................28
3.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết ..................................................................................28
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................................29
3.2.1 Vật liệu ................................................................................................................29
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................29
3.2.2.2 Quy mô thí nghiệm ...........................................................................................30
3.2.2.3 Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................31
3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................31
3.3.1 Cây con trước khi trồng .......................................................................................31
3.3.2 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất .......................................................................31
v


3.3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng ..........................................................................................31
3.3.2.2 Chỉ tiêu phát dục ...............................................................................................32
3.3.2.2.1 Thời gian phát dục .........................................................................................32
3.3.2.2.2 Số quả trên cây ..............................................................................................32
3.3.2.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................32
3.3.2.2.4 Tình hình sâu bệnh .......................................................................................33
3.3.2.2.6 Hiệu quả kinh tế.............................................................................................33

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 34

4.1 Giai đoạn vườn ươm ...............................................................................................34
4.2 Giai đoạn ra ruộng sản xuất ...................................................................................34
4.2.1 Tỷ lệ hồi xanh ......................................................................................................35
4.2.2 Ảnh hưởng của phân chuồng đến động thái tăng trưởng chiều cao ....................35
4.2.3 Ảnh hưởng của phân chuồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................36
4.2.4 Ảnh hưởng của phân chuồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân ........37
4.2.5 Ảnh hưởng của phân chuồng đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân ..............38
4.2.6 Ảnh hưởng của phân chuồng đến động thái ra cành cấp 1 trên thân...................39
4.2.7 Ảnh hưởng của phân chuồng đến tốc độ ra cành cấp 1 trên thân ....................... 40
4.2.8 Ảnh hưởng của phân chuồng đến thời gian phát dục ..........................................40
4.2.9 Ảnh hưởng của phân chuồng đến số trái trên cây ...............................................42
4.2.10 Ảnh hưởng của phân chuồng đến tốc độ ra trái trên cây ...................................43
4.2.11 Ảnh hưởng của phân chuồng đến tình hình sâu bệnh hại..................................44
4.2.12 Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất ......................................................45
4.2.13 Ảnh hưởng của phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất

..................................................................................................................47

4.2.14 Lợi nhuận ...........................................................................................................48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................50
vi


5.1 Kết luận ..................................................................................................................50
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................53

Phụ lục 1. Các khoản chi trong quá trình làm thí nghiệm ............................................53
Phụ lục 2. Một số hình ảnh minh họa ...........................................................................53
Phụ lục 3. Tổng hợp số liệu thô ....................................................................................56
Phụ lục 4. Kết quả xử lý thống kê ................................................................................59

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Meq:

Mili equivalent (Li đương lượng)

NT:

Nghiệm thức

NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

CV


Coefficient of variation (Hệ số biến động)

P

Probability (Mức xác suất)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và khả năng giữ nước của rác độn ................................ 18
Bảng 2.2 Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng (% trọng lượng khô) .................. 19
Bảng 3.1 Một số tính chất lý hóa đất nơi thí nghiệm .................................................... 28
Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khu thí nghiệm ................................................................. 29
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ....................................................................... 34
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) ............................................. 35
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/15 ngày) ..................................... 36
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng đường kính thân (mm/cây) ........................................ 37
Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng đường kính thân (mm/cây/7 ngày) ................................. 38
Bảng 4.6 Động thái ra cành cấp 1 (cành/cây)................................................................ 39
Bảng 4.7 Tốc độ ra cành cấp 1 trên cây (cành/cây/7 ngày)........................................... 40
Bảng 4.8 Thời gian phát dục của ớt ............................................................................... 41
Bảng 4.9a Động thái ra trái (trái/cây) ............................................................................ 42
Bảng 4.9b Động thái ra trái (trái/cây) (tiếp theo) .......................................................... 42
Bảng 4.10a Tốc độ ra trái trên cây giữa 5 NT (trái/cây) ............................................... 43
Bảng 4.10b Tốc độ ra trái trên cây (trái/cây/7 ngày)) ................................................... 43
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân chuồng qua các lần thu hoạch (kg/ô) ......................... 45
Bảng 12a Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất thực thu trên ô qua các lần thu
hoạch (kg/ô) ................................................................................................................... 47

Bảng 12b Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất trên ô qua các lần thu
hoạch (kg/ô) ................................................................................................................... 47
Bảng 13. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất trên ha (tấn/ha) ......................... 48
Bảng 4.14 Lợi nhuận/ha của 5 NT (đồng) ..................................................................... 49

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Cây ớt con
Hình 4.2 Bệnh lỡ cổ rễ cây con
Hình 4.3 Toàn cảnh vườn thí nghiệm
Hình 4.4 Sâu đục trái
Hình 4.5 Nghiệm thức 1: 90 ngày sau trồng
Hình 4.6 Nghiệm thức 2: 90 ngày sau trồng
Hình 4.7 Nghiệm thức 3: 90 ngày sau trồng
Hình 4.8 Nghiệm thức 4: 90 ngày sau trồng
Hình 4.9 Nghiệm thức 5: 90 ngày sau trồng
Hình 4.10 Vườn thí nghiệm 120 ngày sau trồng
Hình 4.11 Bệnh đốm lá
Hình 4.12 Ruồi đục trái
Hình 4.13 Thu hoạch ớt
Hình 4.14 Bọ trĩ gây hại

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cây ớt (Capsicum annuum L.) là cây gia vị có đời sống khá dài, cho quả trong
nhiều năm, được con người trồng và thu hái từ rất lâu đời. Lá ớt còn được xem như là
một loại rau tươi, dùng nấu canh chung với các loại rau khác cũng rất ngon. Về giá trị
dinh dưỡng, ớt đỏ rất giàu vitamin C và provitamin A (beta-carotene). Ngoài ra, ớt
cũng là nguồn cung cấp vitamin nhóm B mà đặc biệt là vitamin B6. Trái ớt chứa một
hàm lượng cao kali, sắt và magnesium. Chất tạo cảm giác cay của ớt chính là chất
capsaicin (tên hóa học là 8 – methyl – N – vanillyl - 6 - nonenamide), chất này tập
trung nhiều nhất ở gần cuống trái. (Nguyễn Bá Cường, 2010.)
Ớt có nhiều ứng dụng trong đời sống. Theo Mai Văn Quyền và ctv (2007), ớt là
món gia vị thường thấy ở trong hầu hết các gia đình Việt Nam cũng như người nước
ngoài. Hầu hết các món ăn đều có ớt, ớt dùng để pha với nước chấm, cho vào canh cá,
canh tôm, đặc biệt là các loại có mùi tanh.
Theo Nguyễn Bá Cường, (2010). Capsaicin trong ớt sẽ kết hợp với những
proteins trong ti thể của những tế bào ung thư và làm chúng bị chết. Điểm hay nhất là
capsaicin không tấn công vào ti thể của những tế bào khỏe mạnh vì giữa cấu trúc của
tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh có những điểm rất khác nhau về sinh hóa.
Capsaicin có trong ớt cũng được ứng dụng để chế tạo những thuốc giảm đau, làm giảm
tác dụng của chất “P”, chất “P” có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Bằng cách
“chặn đường” chất “P”, capsaicin có tác dụng như một chất giảm đau có tác dụng lâu
và đã điều trị hiệu quả cho khoảng 75% bệnh nhân.

1


Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu
lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn
có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ ớt càng ngày càng tăng nhằm phục vụ nhiều nhu cầu
khác nhau của con người. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường cần có biện pháp
canh tác thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở vốn đất đã có. Thâm

canh tăng năng suất là biện pháp duy nhất vừa duy trì được sự màu mở của đất đai vừa
giúp cây trồng sinh trưởng tốt. Hiện nay, nhu cầu sử dụng phân chuồng để bón lót hay
bón thúc kết hợp với phân hóa học rất phổ biến ở hầu hết các nông trường cũng như ở
các hộ gia đình canh tác cây rau.
Ớt là một loại rau ăn trái, là cây hàng niên hoặc đa niên, phát triển tốt trên đất
tơi xốp giàu dinh dưỡng nên bón phân chuồng là điều hết sức quan trọng giúp cây ớt
sinh trưởng tốt. Phân chuồng giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí, vi sinh vật hoạt động
phân giải mạnh tạo ra nhiều mùn tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu, bộ rễ cây trồng khỏe
là tiền đề để cây phát triển mạnh chống được nhiều loại sâu bệnh, điều kiện bất lợi của
thời tiết.
Vai trò của phân bón đối với cây trồng rất quan trọng, tuy nhiên bón khi nào và
bón bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng loại cây trồng trên những nền đất cụ thể khác
nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm hiện tượng lốp đỗ, sâu bệnh. Trên cơ sở
đó, đề tài“Ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất ớt
trồng tại huyện Chưprông tỉnh Gia Lai” được tiến hành với sự đồng ý của Khoa Nông
học và sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Lê Văn Dũ, bộ môn Nông hoá Thỗ nhưỡng.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Theo dõi, đánh giá sự ảnh hưởng các mức của phân chuồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất ớt.
Xác định mức phân chuồng thích hợp để tăng năng suất cho cây ơt.

2


Áp dụng phân chuồng trong canh tác ớt, góp phần hoàn thiện quy trình canh tác
cho cây ớt nhằm đạt năng suất, phẩm chất và mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa
phương, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá sự ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng lên sinh trưởng phát

triển và năng suất giống ớt hiểm lai 207.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 13 tháng 02 đến tháng 13
tháng 06 năm 2012, đối với giống ớt hiểm lai 207 (ớt hai mủi tên đỏ), trên đất đỏ
bazan tại thôn Làng Bò, thị trấn Chưprông, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây ớt
Tên khoa học: Capsicum spp.
Họ cà: Solanaceae,
Tên tiếng Anh: Pepper.
2.1.1 Nguồn gốc
Cây ớt (Capsicum spp.) có nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài hoang
dại, được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.
( />Có hai nhóm phổ biến là ớt cay và ớt ngọt.
Ớt ngọt được gọi là rau, được trồng nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước
Châu Á, được sử dụng như một loại rau xanh và chế biến đồ hộp. Ớt ngọt mới được
đưa vào nước ta trong những năm gần đây.
Ớt cay được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Châu Phi và các nước nhiệt đới khác. Ở
nước ta, ớt cay được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam, một số nơi còn gặp ớt dại mọc
trong rừng. Ớt cay được sử dụng làm gia vị. Ớt cay là cây trồng có giá trị kinh tế cao.
2.1.2 Phân loại
Theo bảng phân loại mới nhất thì cây ớt có 5 loại trồng chính trong tổng số 30
loài là:
- Loài Capsicum annuum L.
- Loài Capsicum frutescens L.

- Loài Capsicum chinense Jacquin
- Loài Capsicum pendulum (Willdenow) var pendulum L.
4


- Loài Capsicum pubescens Ruiz anh Pavon.
Ớt cay quả to, dài và ớt ngọt thuộc về loài Capsicum annum L.
2.1.3 Đặc tính thực vật học
Rễ: Rễ cọc, phát triễn mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển rễ cọc
đứt, một hệ rễ chùm khỏe phát triễn,vì thế có khi lầm tưởng ớt có rễ chùm.
Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ có hai lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình từ 0,5 - 1,5 m, có
thể là cây hàng năm hoặc là cây lâu năm nhưng thường gieo trồng như cây hàng năm.
Lá: Lá đơn mọc đối trên thân chính. Có nhiều dạng lá khác nhau nhưng thường
gặp nhất là dạng lá mủi mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa. Lông trên lá phụ thuộc
vào các loài khác nhau, một số loài có mùi thơm. Lá mỏng kích thước trung bình 1,5 12 cm x 0,5 - 7,5 cm.
Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường mọc đơn độc trên từng nách lá. Hoa có
thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng. Hoa thường có màu trắng, một số giống có
màu sữa, xanh lam và tím. Hoa có 5 – 7 cánh, có cuống dài khoảng 1,5 cm, đài ngắn
có dạng chuông 5 – 7 răng dài khoảng 2 mm bọc lấy quả. Nhụy đơn giản có màu trắng
hoặc tím. Hoa có 5 – 7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tím hoặc trắng
xanh ở nhóm C. frutescens và C. chiense. Kích thước của hoa phụ thuộc vào các loài
khác nhau nhưng thường là 8 – 15 mm.
Quả: Thuộc loại quả mọng, có nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm hai ngăn.
Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng độ nhọn, màu sắc, độ cay, độ mềm
của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu đỏ,
da cam, vàng, nâu, kem, hoặc hơi tím.
Hạt: Hạt có dạng thận, màu vàng rơm, chỉ có hạt của C. pubescens có màu đen.
Hạt có chiều dài từ 3 – 5 mm.


5


2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Khí hậu: cây ớt có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, do đó là cây ưa nhiệt.
Phạm vi nhiệt độ thích hợp sinh trưởng là 18 – 300C. Nhiệt độ thấp hơn 150C và cao
hơn 320C cây sinh trưởng kém, hoa rụng nhiều.
Ớt là cây ngắn ngày hoặc dài ngày, phát triển tốt, mau cho trái và thích điều
kiện ánh sáng mạnh. Ớt chịu hạn khá, tuy vậy ở thời kỳ ra hoa đậu quả, nếu bị khô
hạn, độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị cong và sần sùi. Ớt không chịu được
úng, độ ẩm đất quá cao làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc. Thiếu ánh sáng, ẩm độ
đất và ẩm độ không khí quá cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ bị bệnh.
- Đất: cây ớt không kén đất, tuy vật đất cần nhiều mùn không chua, mặn, thoát
nước tốt.
- Chất dinh dưỡng: cây ớt cần đầy đủ chất dinh dưỡng N, P, K. Phân đạm và
kali có ảnh hưởng rõ rệt trên năng suất và phẩm chất trái. Phân đạm giúp cây tăng
trưởng và ra hoa tốt, phân kali giúp tăng tính chống chịu, tăng hàm lượng capsaicine
(C18H27NO3) ở ớt cay và tỷ lệ đường/acid ở ớt ngọt.
Ngoài ra cây ớt rất cần trung và vi lượng nhất là Ca, B. Thiếu Ca ớt bị thối ở
đầu quả, thiếu B cây thấp bé, cằn cỗi, lá nhỏ, biến màu và xoăn, hoa rụng nhiều do thụ
tinh kém.
2.2 Một số giống ớt trồng phổ biến tại Việt Nam
Ớt có 2 nhóm chính là ớt ngọt và ớt cay. Ở nước ta ớt ngọt được sử dụng chủ
yếu như một loại ra xanh, chủ yếu là trồng ớt cay.
- Ớt Sừng Trâu: bắt đầu cho thu hoạch sau 60 – 80 ngày sau cấy, thời gian cho
thu hoạch dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện canh tác, trung bình từ 1 – 1,5 tháng.
Quả có màu đỏ khi chín, dài 12 – 15 cm, hơi cong ở đầu, hướng địa. Ớt cho năng suất
từ 5 – 7 tấn/ha trong thời gian 4 – 5 tháng trồng. Ớt Sừng Trâu dễ nhiễm bệnh virus và
đen trái.
- Giống Chỉ Thiên: lá hơi nhỏ, cây thấp nhưng có thể sống lâu năm (1 – 2 năm)

quả mọc ngược, quả nhỏ, chín màu đỏ tươi, rất cay, tỷ lệ chất khô cao, cây cao trung

6


bình 70 – 80 cm, có khả năng phân cành rất mạnh. Cây khỏe quả bé 1,2 x 0,8 cm. Thời
gian sinh trưởng từ 100 đến 150 ngày, năng suất bình quân 5 – 7 tấn/ha
- Ớt Chìa Vôi: cây cao từ 50 – 80 cm, phân cành mạnh, số quả trên cây từ 150 –
200 quả. Quả tương đối nhỏ, hình dạng quăn queo và nhiều hạt, ớt này chủ dùng để
chế biến ớt bột. Thời gian sinh trưởng từ 120 – 160 ngày, năng suất bình quân 5 – 7
tấn/ha.
2.3 Kỹ thuật canh tác
2.3.1 Mùa vụ
Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi, nhiệt độ thích
hợp từ 25 – 300C.
- Ớt Thu Đông: gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
- Ớt Đông Xuân: gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
- Ớt Xuân Hè: gieo vào tháng 2 - 3 thu từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.
2.3.2 Chọn đất và làm đất
- Chọn đất:
Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất
phù xa ven sông và đất canh tác lúa.
Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất từ
5,5 - 6,5, nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
- Kỹ thuật làm đất:
Làm đất kỹ, cày xới sâu 20 – 25 cm, phơi ải 10 - 15 ngày rồi tiến hành làm líp.
Theo Phạm Minh Tâm, (2002). Có ba loại líp:
* Líp bằng: mặt líp bằng phẳng, mặt và rãnh không phân biệt rõ. Áp dụng cho những
thời vụ ít hoặc không mưa.
* Líp mu rùa: ở giữa líp bằng phẳng đất được vun cao hơn mép líp. Áp dụng cho thời

vụ mưa nhiều.

7


* Líp lòng khay: mặt líp bằng phẳng, mép gờ cao hơn mặt líp. Áp dụng đất cát trong
vụ khô hanh, hay các loại đất khác trong vụ mùa khô.
Áp dụng biện pháp che phủ đất bằng plastic đen trên mặt líp trước khi trồng để
kiểm soát nhiệt độ đất, hạn chế cỏ dại, hạn chế xói mòn đất và rửa trôi chất dinh dưỡng
trong đất. Trong mùa mưa, che phủ líp có tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh từ đất bắn lên
lá. Việc che phủ đất bằng plastic còn có tác dụng tiêu diệt một số vi sinh vật gây bệnh
trong đất.
2.3.3 Ngâm ủ hạt giống và gieo trồng
Trước khi ngâm hạt nên phơi lại hạt giống dưới ánh nắng nhẹ 1 - 2 giờ, xử lý hạt
giống bằng thuốc Kasuran (hoà tan 5 - 7g/lít nước, ngâm hạt trong 1 giờ), sau đó vớt
ra, rửa hạt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (45 - 500C), loại bỏ hạt thối, lép lửng, ngâm hạt
vào nước sạch (không dùng nước giếng, tốt nhất dùng nước mưa hay nước khoáng)
trong 8 giờ cho hạt hút no nước, sau đó vớt ra, để ráo nước; ủ hạt giống gói hạt vào
mảnh vải bằng cốt - tông ẩm, ủ ấm đến khi hạt nứt nanh. Ngoài ra, có thể ủ hạt bằng
cách dùng 1 cái đĩa (hoặc khay) rải 1 lần cát ẩm rồi đậy giấy bản lên cát, rải đều hạt
giống đã ngâm no nước lên trên giấy bản, sau đó dùng giấy bản đậy kín hạt. Thường
xuyên kiểm tra, nếu thấy khô thì tưới thêm nước đến khi hạt nứt nanh đều đem gieo.
Liếp gieo được lên luống cao 10 – 15 cm, mặt liếp bằng phẳng, đất mịn, muốn gieo
đều có thể trộn hạt giống với tro bếp rồi vải lên mặt luống, sau đó dùng cào cào nhẹ
trên mặt liếp. Khi gieo xong phủ một lớp đất mịn lên mặt luống và tưới giữ ẩm thường
xuyên. Sau một thời gian cây con mọc, khi cây có một lá thật nhổ cấy cây con vào bầu
đã chuẫn bị sẵn (giá thể gồm 60 % đất + 30 % trấu đốt + 5 % phân chuồn hoai) sau 30
đến 35 ngày cây đạt 5 lá thật thì đem trồng.
Cây được trồng với khoảng cách cây cách cây 0,6 m, hàng cách hàng 1,2 m
2.3.4 Chăm sóc

- Tưới nước: sau khi trồng 3 - 5 ngày, tiến hành trồng dặm. Mùa mưa cần đảm
bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh
(tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 2 - 3 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh

8


tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.
- Tỉa nhánh: tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và
gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: giàn được làm bằng cây hay dây ni lông, giàn giữ cho cây đứng
vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi
hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi
cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
- Bấm ngọn: tùy thuộc vào giống ớt mà có biện pháp cho thích hợp. Thường cây
ít phân cành ta nên bấm ngọn để cây đâm thân cành phụ. Công việc này thường thực
hiện trước lúc cây ra nụ, khoảng 30 – 40 ngày sau trồng. Còn các giống đâm cành
nhiều ta nên tỉa bớt cành gốc cho luống ớt thông thoáng. Tạo hình luống ớt thích hợp
để nhận được nhiều ánh sáng, không um tùm, không bị ẩm ước sẽ giảm tỷ lệ sâu bệnh,
trái nhiều.
- Thu hoạch: từ khi hoa đã được thụ phấn thụ tinh cho đến khi chín khoảng 35
đến 40 ngày, ớt chín chuyển sang màu đỏ dùng tay thu hoạch luôn cả cuống trái. Sau
khi thu hoạch có thể bán tươi hoặc phơi khô.
- Bón phân (cho 1000m2):
+ Bón lót (Trước khi trồng): 50 kg vôi và 500 - 1.000 kg phân chuồng hoai, 25
kg super lân, 1,5 kg Kali, 1 kg Calcium nitrat.
+ Bón thúc: Phân chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 10 - 15 NST: 4kg Urê + 3kg Kali + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali + 3kg Calcium nitrat.
2.3.5 Một số sâu bệnh hại trên ớt
* Một số sâu hại
- Bọ trĩ: nhiều loài, trong đó có Scirtothrips dorsalis, Thrips palmi.
9


Đặc điểm gây hại: đẻ trứng đơn trên gân lá, sâu non và trưởng thành đều chích hút
nhựa từ lá, gân lá làm lá chuyển thành màu nâu vàng và cuộn lại.
Biện pháp phòng từ:
+ Biện pháp canh tác:
Che phủ bằng rơm rạ, plastic có thể tiêu diệt bọ trĩ.
Tưới nước mạnh trên lá.
Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của
bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con.
+ Biện pháp vật lý: sử dụng bẩy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút
bọ trĩ trưỡng thành.
+ Biện pháp sinh học: khuyến khích hoặc sử dụng các loại bọ rùa và ong ký
sinh.
+ Biến pháp hóa học: có nhiều loại thuốc có hiệu quả như Confido, Super Tac,
Hopsan, Cyperin, Pyrinex phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao. Có thể dùng dầu
khoáng.
- Sâu đục trái (Helicoverpa armigera).
Đặc điểm gây hại: sâu non di chuyển từ quả này sang quả khác, chỉ gây hại một phần
nhỏ của quả. Làm hốc chứa phân phía cuối trái, mô quả bị thúi. Làm quả chín sớm
nhưng không có giá trị thương phẩm.
Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ để tiêu diệt nhộng còn nằm trong đất.
+ Dùng bẩy đèn bắt bớm, bẩy bả chua ngọt để bắt sâu trưởng thành.

+ Trong điều kiện sâu xanh phát triển mạnh, dùng thuốc bảo vệ thực vật để bảo
vệ cây trồng như các chế phẩm sinh học NPV, Bt (ViBt 1600 Ui) Vibamec 1.8 EC,
Vimatrine 0.6L hoặc kết hợp NPV với Bt, Dragon.
- Rệp bông (Aphis gossypii).

10


Đặc điểm gây hại: rệp chích hút nhựa làm cho cây ớt chùn đọt, lá cong và xoăn lại, cây
sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm vàng và khô lá. Rệp còn là mua giới truyền
bệnh virus cho cây ớt.
Biện pháp phòng trị:
+ Giết rệp bằng tay hoặc ngắt bỏ những lá bị rệp tấn công.
+ Khi mật độ rệp cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dùng thuốc phun
trừ, chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt.
* Một số bệnh hại trên ớt
- Bệnh chết cây con: do nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium spp. gây nên.
Đặc điểm gây hại:
Phần thân ngang mặt đất bị thối khô có màu nâu sẫm đến đen, cây bị nhiễm
bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Biện pháp phòng trừ:
+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh.
+ Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
+ Vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm và phải xử lý đất vườn ươm
trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần hoặc xử lý vôi.
+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục, không bón nhiều đạm.
+ Luân canh các cây trồng khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi
luân canh với cây lúa nước.
- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora capsici gây ra.
Đặc điểm gây hại: vết bệnh trên lá hình tròn, màu nâu, kích thước rất khác nhau.

Chính giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh viền xanh đậm. Nhiều vết bệnh liên
kết với nhau là lá cháy khô thành từng mảng lớn. Lá bị bệnh nặng sẽ bị khô vàng và
rụng nhiều.
Biện pháp phòng trừ:
+ Dọn sạch tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày lật đất sớm.
11


+ Chú ý bón phân lân và kali. Ngắt bỏ lá bệnh.
+ Khi bệnh phát sinh với điều kiện thích hợp phun các loại thuốc BVTV.
- Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên.
Đặc điểm gây hại: gây hại chủ yếu trên trái, đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan
rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu
đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam.
(www.dalat.gov.vn)
Biện pháp phòng trị:
+ Thu gom và đốt bỏ những trái non nhiễm bệnh, tàn dư cây trồng sau khi thu
hoạch.
+ Sử dụng giống kháng bệnh. Không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống, xử lý
hạt giống bằng nước nóng hoặc thuốc diệt nấm trước khi gieo.
+ Tăng cường bón phân chuồng cho ruộng ớt.
+ Luân canh với cây trồng khác họ.
+ Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, Folpan 50 SC nồng
độ 0,2 – 0,5 % khi bệnh gây hại.
- Bệnh héo xanh: do vi khuẩn Pseudomonas solanaceaerum.
Đặc điểm gây hại: triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa
nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một
thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy
dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. (Phạm Thị Minh Tâm, 2002).
Biện pháp phòng trừ:

+ Luân canh cây trồng khác họ cà hoặc luân canh với cây lúa nước. Không nên
trồng hai vụ liên tiếp trên một chân đất.
+ Xử lý hạt trong nước nóng (530C) trong 25 phút.
+ Sử dụng cây giống của vườn ươm không bị bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
12


+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
+ Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đốt.
+ Tránh tiếp xúc giữa cây bị bệnh và cây khỏe.
+ Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát
hiện sớm và dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 40 WP có thể hạn chế
được bệnh.
- Bệnh héo rủ do nấm: do nâm Fusarium oxysporum gây ra.
Đặc điểm gây hại: đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó lan dần
lên các lá trên. Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện vài cành trên cây
hay cả cây, cây nhiễm bệnh các lá bị vàng, héo sau đó cây chết, cắt ngang thân cây bị
bệnh các tế bào hóa nâu.
Biện pháp phòng trừ:
+ Luân canh cây khác họ, nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.
+ Sử dụng giống kháng, xử lý hạt trong nước nóng (530C) trong 25 phút.
+ Bón vôi trước khi trồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục có nhiều vi khuẩn đối
kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.
+ Tránh tạo vết thương cho cây.
+ Nhổ bỏ cây bị bệnh.
+ Dùng chế phẩm Tricodesma bón vào đất trước khi trồng.
- Bệnh khảm: do virus, côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch gây ra.
Đặc điểm gây hại: đặc trưng của bệnh này là lá biến dạng và xoăn lại, mép lá cong lên,
trên phiên lá có từng mảng vàng xen lẫn mảng xanh còn lại làm lá loan lổ. Bị nặng lá,

chồi nhỏ hẳn, chồi ngọn không phát triển và cây chết, hoa rụng, trái nhỏ méo mó và
chai cứng.
Biện pháp phòng trừ:
+ Không sử dụng nguồn giống từ ruộng bị bệnh.

13


+ Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng
khả năng chống chiệu bệnh.
+ Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng Actara 25 WG, Vertimec 1.8
ND.
2.4 Phân chuồng.
2.4.1 Giới thiệu
Phân chuồng là loại phân đầu tiên con người sử dụng để tăng năng suất cây
trồng. Nó là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu và chất độn chuồng. Quá trình tích
trữ phân chuồng được phân giải nhờ hoạt động của vi sinh vật, mước độ phân giải
quyết định chất lượng của phân chuồng. Phân chuồng hoai là phân có tỷ lệ C/N thấp
do đó khi bón vào đất thì mức độ hấp thu sinh học thấp. Mặc dù trong phân chuồng
một phần lớn chất dinh dưỡng nhất là N ở dạng hữu cơ cây không hấp thụ ngay được,
cần trải qua quá trình phân giải hay khoáng hóa cây mới sử dụng được, nhưng luôn có
một phần N dể tiêu ở dạng NH4 và NO3 cây có thể hấp thụ ngay được. Do đó, bón
phân chuồng với liều lượng thích đáng sẽ cung cấp từ từ thức ăn cho cây, không gây
hiện tượng héo lá, sót rễ hoặc gây hiên tượng lốp đổ như bón nhiều phân hóa học dể
hòa tan.
Bón phân chuồng tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động mạnh, qua
nhiều năm độ phì nhiêu của đất tăng lên, độ tơi xốp tăng, khả năng trao đổi cation, tỷ
lệ chất keo trong đất... được tăng cường.
Hiện nay phân chuồng được sử dụng để bón lót cho hầu hết các loại cây trồng
khác nhau, ở nước ta nói riêng và các nông trường nói chung thì lượng phân chuồng sử

dụng để bón cho cây trồng từ 50 – 55 %.
2.4.2 Đặc điểm của phân chuồng
2.4.2.1 Ưu điểm
Phân chuồng là loại phân toàn diện, chứa đầy đủ các chất đa lượng, trung
lượng, vi lượng, chậm tiêu và dễ tiêu. Thành phần trong phân chuồng là những chất
được cây hấp thu từ đất, thông qua sự tiêu hóa của gia súc, bón lại cho đất nên đầy đủ
các yếu tố mà cây cần.
14


×