Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA ONG Apanteles clita Nixon (BRACONIDAE HYMENOPTERA) KÍ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG (Diaphania indica) HẠI KHỔ QUA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA
ONG Apanteles clita Nixon (BRACONIDAE - HYMENOPTERA)
KÍ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG
(Diaphania indica) HẠI KHỔ QUA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA : 2008 – 2012
SVTH

: LÊ THỊ XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA
ONG Apanteles clita Nixon (BRACONIDAE - HYMENOPTERA)
KÍ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG
(Diaphania indica) HẠI KHỔ QUA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
LÊ THỊ XUÂN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. VÕ NGỌC TUYẾT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi nhớ công ơn của Bố Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho con học tập và hoàn thành luận văn này.
-

Chân thành biết ơn:
Ban Gám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm và quí thầy cô khoa Nông Học trường Đại Học

Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quí báu cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Cô Trần Thị Thiên An – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – khoa Nông Học – Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm
trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Khuất Đăng Long đã giúp đỡ tôi trong đề tài này.
Chị Võ Ngọc Tuyết đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Các Cô bác và Anh chị nông dân tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Và các Anh Chị, Bạn Bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Xuân


iii

TÓM TẮT
LÊ THỊ XUÂN, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/ 2012, đề tài: “
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Apanteles clita Nixon
(Braconidae - Hymenoptera) kí sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng (Diaphania
indica) hại khổ qua tại thành phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong Apanteles clita
Nixon kí sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica là bước khởi đầu tạo cơ
sở thực tiễn để xây dựng biện pháp phòng trừ sinh học đối với sâu non sâu xanh hai
sọc trắng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn
trùng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2012 nhằm góp phần giải quyết mục
đích ở trên.
Đề tài đã ghi nhận một số kết quả:
Ong kí sinh Apanteles clita Nixon là loài ong kén chùm trắng nội kí sinh sâu
non sâu xanh hai sọc trắng. Cơ thể ong có màu đen, ong cái dài trung bình 2,316 ±
0,172 mm, ong đực dài trung bình 2,097 ± 0,118 mm. Râu đầu dạng sợi chỉ có 16 đốt,
con đực có râu đầu dài hơn con cái. Con cái có máng đẻ trứng dài, mấu ôm máng đẻ
trứng rất phát triển và có lông mịn phủ dọc chiều dài bao máng đẻ trứng.
Ở điều kiện nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 5%, thời gian phát triển vòng đời của

ong Apanteles clita Nixon trung bình là 15,26 ± 0,4 ngày.Trong điều kiện không tiếp
xúc với kí chủ ong Apanteles clita Nixon sống được trung bình 10,08 ± 1,18 ngày.
Hoạt động kí sinh không ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong cái khi cho ong ăn bổ sung
thức ăn thêm đầy đủ. Ong cái đẻ trung bình 254,8 ± 47,14 trứng kí sinh. Khi cho ong
Apanteles clita Nixon kí sinh trên sâu non sâu xanh hai sọc trắng ở tuổi 3 thì tỉ lệ vũ
hóa trung bình là 94,6 ± 5,3%, tỉ lệ ong cái trung bình là 66,28 ± 3,99%


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH SÁCH VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica .................3
2.1.1 Phân bố và ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng ......................................................3
2.1.2 Những thiệt hại kinh tế do sâu xanh hai sọc trắng D. indica ................................3
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh hai
sọc trắng D. indica ..........................................................................................................4
2.1.3.1 Nghiên cứu trong nước .......................................................................................4

2.1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................6
2.1.4 Biện pháp phòng trừ sâu xanh hai sọc trắng..........................................................7
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ong kí sinh Apanteles (Braconidae – Hymenoptera) trên thế
giới và ở Việt Nam ........................................................................................................................... 7
2.2.1 Thành phần loài ong kí sinh của giống Apanteles .................................................7
2.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của các loài ong kí sinh thuộc giống
Apanteles ........................................................................................................................7


v

2.2.2.1 Ong Apanteles marginiventris ............................................................................8
2.2.2.2 Ong Apanteles carpatus .....................................................................................9
2.2.2.3 Ong Apanteles plutellae Kurdj ...........................................................................9
2.2.2.4 Ong Apanteles flavipes (Cam.) .........................................................................10
2.2.2.5 Ong Apanteles ruficrus .....................................................................................10
2.2.2.6 Ong Apanteles taragamae Viereck ......................................................... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................12
3.2 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................12
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................................12
3.3.1 Nhân nuôi nguồn kí chủ, kí sinh ..........................................................................12
3.3.2 Mô tả đặc điểm hình thái của ong Apanteles clita Nixon ...................................15
3.3.3 Thí nghiệm xác định thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong
Apanteles clita Nixon ...................................................................................................16
3.3.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong Apanteles clita
Nixon ..............................................................................................................................7
3.3.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong
Apanteles clita Nixon ...................................................................................................18
3.3.6 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản của ong Apanteles clita Nixon .............19

3.3.7 Thí nghiệm xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong ký sinh ............................19
3.3.8 Phương pháp thống kê xử lý số liệu ....................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................22
4.1 Đặc điểm hình thái của ong kí sinh Apanteles clita Nixon (Braconidae – Hymenoptera)
.................................................................................................................................................... 22
4.2 Tập tính sống và đẻ trứng của ong Apanteles clita Nixon .....................................28
4.3 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong Apanteles clita Nixon ....29


vi

4.4 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong Apanteles clita Nixon trưởng
thành .............................................................................................................................32
4.5 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của ong cái Apanteles clita Nixon ....... 33
4.6 Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong Apanteles clita Nixon ......34
4.7 Tuổi vật chủ thích hợp cho ong Apanteles clita Nixon kí sinh ..............................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1 Kết luận ..................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................39
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 47


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Hình 3.1 Cho trưởng thành sâu xanh hai sọc trắng đẻ trứng ............................... 14
Hình 3.2 Thu thập kén ong kí sinh ...............................................................................15
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................17

Hình 3.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong Apanteles clita
Nixon ...........................................................................................................................18
Hình 3.5 Lồng lưới sử dụng cho thí nghiệm ................................................................20
Hình 4.1 Trưởng thành ong kí sinh Apanteles clita Nixon ..........................................22
Hình 4.2 Râu đầu của Apanteles clita Nixon được quan sát ở kính hiển vi độ phóng đại
x 4 .................................................................................................................................23
Hình 4.3 Cánh của ong Apanteles clita Nixon .............................................................24
Hình 4.4 Chân của ong Apanteles clita Nixon được quan sát dưới kính lúp soi nổi ...24
Hình 4.5 Cơ quan giao phối của ong cái Apanteles clita Nixon ..................................25
Hình 4.6 Trứng của ong Apanteles clita Nixon ............................................................25
Hình 4.7 Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 quan sát dưới kính lúp soi nổi ................................26
Hình 4.8 Sâu non tuổi 3 của ong Apanteles clita Nixon ............................................. 26
Hình 4.9 Kén và nhộng của ong Apanteles clita Nixon .............................................. 27
Hình 4.10 Ong Apanteles clita Nixon đang giao phối .................................................28
Hình 4.11 Vòng đời của ong Apanteles clita Nixon (Braconidae – Hymenoptera) .....31


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 4.1 Kích thước các pha cơ thể của ong Apanteles clita Nixon ...........................23
Bảng 4.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của ong Apanteles clita
Nixon ..........................................................................................................................29
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của Apanteles clita Nixon trưởng
thành .............................................................................................................................32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của hoạt động kí sinh và thức ăn đến tuổi thọ của ong cái
Apanteles clita Nixon ...................................................................................................33
Bảng 4.5 Khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của ong Apanteles clita Nixon
......................................................................................................................................34

Bảng 4.6 Tỉ lệ sâu non sâu xanh hai sọc trắng ở các tuổi khác nhau bị kí sinh ...........35
Bảng 4.7 Tỉ lệ vũ hóa của ong Apanteles clita Nixon khi kí sinh trên sâu non sâu xanh
hai sọc trắng ..................................................................................................................36
Bảng 4.8 Tỉ lệ ong cái của ong Apanteles clita Nixon khi kí sinh trên sâu non sâu xanh
hai sọc trắng ..................................................................................................................37


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OKS

Ong kí sinh

SNSX

Sâu non sâu xanh

HĐKS

Hoạt động kí sinh


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica (Lepidoptera - Pyralidae) là một dịch

hại nghiêm trọng trên các cây thuộc họ bầu bí (Kinue Kinjo và Noiro Arakaki, 2001),
bao gồm cây trồng ở ngoài đồng và cây trồng trong điều kiện được bảo vệ (trong nhà
lưới, nhà kính). Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn. Khi
sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Sâu còn ăn trái non làm cho trái
bị thối và rụng. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm đất và ăn
lớp vỏ bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2003). Do đó việc phòng trừ sâu xanh hai sọc trắng là cần thiết để đảm
bảo phẩm chất và năng suất của cây khổ qua. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học là phổ
biến nhất ở bà con nông dân. Việc phun thuốc với cường độ và liều lượng cao không
những không tiêu diệt được sâu hại mà còn làm bùng phát các loài dịch hại và giết chết
thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của chính
người nông dân, người tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trường sống .
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thiên địch của sâu xanh hai
sọc trắng, tuy nhiên chưa có tài liệu nào ghi nhận về loài ong Apanteles clita Nixon kí
sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng ở vùng rau của thành phố Hồ Chí Minh cũng như
ở Việt Nam. Vì vậy để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc phòng trừ sâu xanh hai sọc
trắng có hiệu quả góp phần làm giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ
môi trường, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của ong
Apanteles clita Nixon (Braconidae - Hymenoptera) kí sinh sâu non sâu xanh hai


2

sọc trắng (Diaphania indica) hại khổ qua tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về
loài OKS Apanteles clita Nixon góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng biện pháp phòng trừ sinh học sâu xanh hai sọc trắng trên cây khổ qua cũng như

cây rau họ bầu bí tại các vùng rau của thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
1. Mô tả được một số đặc điểm hình thái của ong ở các pha trứng, sâu non,
nhộng và trưởng thành.
2. Xác định được thời gian phát triển các pha và vòng đời của ong Apanteles
clita Nixon.
3. Xác định được ảnh hưởng của thức ăn và hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của
ong Apanteles clita Nixon.
4. Xác định được khả năng đẻ trứng của ong Apanteles clita Nixon.
5. Xác định được tuổi vật chủ thích hợp cho sự kí sinh của ong Apanteles clita
Nixon.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica
2.1.1 Phân bố và ký chủ của sâu xanh hai sọc trắng
Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica (Lepidoptera: Pyralidae) phân bố rộng
rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi và những vùng khác
(Peter và David, 1991). D. indica được theo dõi đầu tiên ở Yemen năm 1977 trên cánh
đồng trồng bầu bí (Bangood, 1979).
Diaphania indica được biết đến như là sâu bướm trên bí ngô, một trong
những dịch hại chuyên biệt nhất của họ bầu bí trên toàn thế giới. Những cây ký chủ
quan trọng của D. indica là cây dưa leo (Cucumis sativus), dưa hấu (Citrullus latatus),
dưa tây ngọt (Cucumis melo)… và gây hại nặng trên cây khổ qua (Momordica
charantia L.). Ngoài ra nó còn gây hại nhẹ trên cây họ đậu (Yudin, 1999; Nelson,
2000).
2.1.2 Những thiệt hại kinh tế do sâu xanh hai sọc trắng D. indica

Ở Sri Lanka, D. indiaca là một dịch hại chuyên biệt trên cây bầu bí gây ảnh
hưởng quan trọng đến giá trị kinh tế trên mướp tây và dưa leo (Dhanapala, pers.
Comn). Ở Okinawa, loài này gây hại chủ yếu trên cây khổ qua (Momordica charantia
L.), cây bí đao (Benincasa cerifera Savi.) và cây mướp ta (Luffa agegyptiaca Mill.)
trồng ở ngoài đồng và dưa leo (Cucumis sativus), khổ qua, dưa tây ngọt trồng trong
nhà kính. Sâu non gây hại chủ yếu trên các lá nhưng cũng phá hại trên hoa và trái là


4

nguyên nhân làm mất sản lượng trong quá trình bùng phát (Kinue Kinjo và Noiro
Arakaki, 2001).
Tại Nhật Bản, cũng ít quan tâm đến việc phòng trừ dịch hại quan trọng này trên
cây họ bầu bí. Tuy nhiên đầu năm 1990 thiệt hại nghiêm trọng trên cây bí đao trồng
trong nhà kính do D. indica đã được quan sát một cách không thường xuyên trên đảo
Okinawa (Tokashiki và Yasuda, 1991; Kinjo, chưa xuất bản). Thiệt hại nghiêm trọng
do loài này cũng được theo dõi trên dưa leo và dưa hấu trong nhà kính ở Chiba, trung
tâm Honshu năm 1998 và 1999 (Shimizu, 2000).
D. indica gây hại nặng nhất trong giai đoạn đầu của sự hình thành quả, khi
chúng ăn và đâm thủng vỏ trái non, đặc biệt ở những nơi chúng chạm vào lá hoặc đất,
những trái phát triển tốt thì có thể tránh khỏi sự phá hại (Patel và Kulkarny, 1956).
Morgan và Midmore (2002) báo cáo D. indica là một dịch hại phổ biến ở phía
Bắc của nước Úc.
2.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh
hai sọc trắng D. indica
2.1.3.1 Nghiên cứu trong nước
Theo Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh (2001) thì trưởng thành của D. indica
có chiều dài thân từ 10 – 12 mm, sải cánh rộng 20 – 25 mm. Cánh trước màu trắng bạc
với một đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước và cạnh ngoài
của cánh trước và cánh sau. Trứng màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu

trắng hơi ngã vàng, được đẻ riêng lẻ trên cả hai mặt lá. Sâu non có màu xanh lá cây
nhạt có hai sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Nhộng màu nâu nhạt khi mới hình thành,
vài ngày chuyển thành màu nâu đen.
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) trưởng thành sâu xanh hai sọc trắng là loài
bướm tương đối nhỏ, thân dài khoảng 10 mm, sải cánh rộng 15 mm, khi đậu cánh xếp
hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen. Trứng nhỏ, hình cầu,
màu vàng nhạt, đẻ rời rạc từng quả trên đọt và lá non. Sâu non đẫy sức dài 10 – 12
mm, màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể.


5

Nhộng của sâu xanh hai sọc trắng là nhộng màng, lúc mới hóa nhộng có màu
vàng, trước khi vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ (Nguyễn Hoàng Khải, 2005).
Trưởng thành là loại bướm có màu trắng bạc, với cánh có đường viền nâu xung
quanh, đầu và 2 đốt ngực cũng có màu nâu, cuối đốt bụng cũng có màu nâu và chùm
lông của cơ quan sinh sản có màu vàng nâu.Trứng có hình oval hơi nhọn. Ấu trùng với
màu sắc thay đổi, nhưng có màu xanh lá cây ở tuổi lớn, dài khoảng 18 – 25 mm.
Nhộng chuyển từ màu xanh sang màu nâu khi phát triển (Chi cục BVTV Tp. Hồ Chí
Minh, 2003).
Vòng đời D. indica trung bình 25 – 30 ngày, trong đó thời gian sâu non 14 – 18
ngày, pha trứng là 4 – 5 ngày, pha nhộng 5 – 7 ngày, pha trưởng thành 5 – 7 ngày
(Phạm Văn Biên và ctv, 2003). Sâu non có 5 tuổi với các đặc điểm cụ thể là:
Sâu tuổi 1: Khi mới nở cơ thể có màu vàng trong suốt. Kích thước cơ thể dài
0,15 mm và rộng 0,34

2,00

0,03 mm.


Sâu tuổi 2: Cơ thể bắt đầu chuyển sang màu vàng xanh. Kích thước cơ thể
dài 5,6

1,0 mm và rộng 0,82

0,01 mm.

Sâu tuổi 3: Cơ thể to dần, có màu xanh nhạt, hai sọc trắng trên lưng xuất hiện
nhưng còn nhỏ. Kích thước cơ thể dài 10,30

1,43 mm và rộng 1,28

0,15 mm.

Sâu tuổi 4: Cơ thể có màu xanh đậm, hai vạch trắng trên lưng rất rõ. Kích thước
cở thể dài 18,60

1,39 mm và rộng 2,80

0,18 mm.

Sâu tuổi 5: Hai sọc trắng trên lưng bắt đầu biến mất, cơ thể chuyển sang màu
xanh nhạt. Kích thước cơ thể dài 20,05

1,60 mm và rộng 2,08

0,16 mm.

Vòng đời của D. indica là 20 – 40 ngày, thời gian trứng 2 – 3 ngày, sâu non 20 – 28
ngày, nhộng 8 – 12 ngày, trưởng thành 2 – 3 ngày (Chi cục BVTV, 2003).

Theo Lê Thị Sen (1996), thời gian sống của trưởng thành 5 – 6 ngày, một con
trưởng thành cái đẻ khoảng 200 trứng. Thời gian ủ trứng 4 – 5 ngày, sâu non có 5 tuổi
thời gian kéo dài 10 – 20 ngày. Nhộng có thời gian từ 6 – 7 ngày (trích dẫn bởi Phan
Hữu Doãn, 2007).


6

Trứng sâu xanh D. indica có dạng hình oval, có kích thước dài trung bình 0,87
0,05 mm và rộng 0,6

0,03 mm. Trứng khi mới đẻ có màu trắng đục, đến lúc nở chuyển

sang màu vàng. Sâu non sâu xanh hai sọc trắng có 5 tuổi. Nhộng có kích thước dài trung
bình 10,8

0,74 mm và 1,00

0,17 mm (Nguyễn Hoàng Khải, 2005).

2.1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Trưởng thành D. indica là loài bướm nhỏ chiều dài thân từ 10 – 12 mm, sải
cánh khoảng 20 – 25 mm. Cánh có màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm
dọc theo mép cánh. Cuối bụng trưởng thành có chùm lông màu vàng (ở con cái) và
màu nâu (ở con đực). Trứng hình oval, có màu trắng kem dài khoảng 0,7 - 0,8 mm.
Sâu non mới nở có màu vàng trong suốt, khi sang tuổi 2 trên lưng xuất hiện hai sọc
trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng có màu nâu dài 10 – 15 mm, thường được tìm thấy trong
các lá non bị cuốn lại, bên dưới trái và có cả trong lá khô (H. Brown, 2003; Ke và ctv,
1986).
Giai đoạn trứng ở nhiệt độ phòng là 3 – 5 ngày. Thời gian của ấu trùng là 8 – 10

ngày và giai đoạn nhộng là 7 – 9 ngày. Tuổi thọ cao nhất của trưởng thành là 9 ngày.
Khả năng đẻ trứng trung bình của D. indica là 267 trứng (Ganehiarachchi,1997).
Theo Shashpa (2004), một con cái đẻ trung bình 187,1 trứng. Giai đoạn trứng
tương ứng là 4,75 ngày, sâu non là 11,9 ngày, nhộng là 9,4 ngày. Tuổi thọ của trưởng
thành thay đổi từ 8,45 – 9 ngày. Thời kỳ phát triển chính từ đẻ trứng đến trưởng thành
từ 23 – 33 ngày, trung bình 27,35 ngày.
Theo Ke và ctv. (1986), Betbeder Matibet (1990), vòng đời D. indica kéo dài
khoảng một tháng. Chu kỳ sống của sâu xanh hai sọc trắng trải qua 4 giai đoạn là trứng,
sâu non, nhộng, trưởng thành. Trong đó giai đoạn trứng khoảng 4 – 7 ngày, giai đoạn sâu
non kéo dài khoảng 2 tuần, giai đoạn nhộng khoảng 10 ngày và giai đoạn trưởng thành
khoảng 5 – 7 ngày.
Số trứng được đẻ trên lá của cây ký chủ có thể sắp xếp từ 0,2 – 5 trứng trên mỗi
lá. Trứng đẻ riêng lẻ hoặc từng đám ở mặt dưới lá (Ke và ctv, 1988).


7

Ở phía bắc của Hàn Quốc nhộng của D. indica qua đông ở dưới mặt đất. Nhộng
sẽ rời khỏi cây ký chủ và ở trong đất suốt tháng 10 và chúng đào 5 – 10 cm phía dưới
lớp đất mặt để qua đông (Choi và ctv, 2003).
Ở nhiệt độ 17,50C thì giai đoạn tiền đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành là
11,5 ngày và 30,6 ngày, còn ở 350C là 1,5 ngày và 9,2 ngày. Khả năng sinh sản tốt
nhất của con cái là ở nhiệt độ 25 - 27,50C (Shin và ctv, 2000).
2.1.4 Biện pháp phòng trừ sâu xanh hai sọc trắng
Để kiểm soát D. indica có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra bằng cách ra
đồng 1 tuần 2 lần để kiểm tra, xác nhận mật số sâu non. Cần chú ý xem xét mặt dưới
của lá, thân non và bề mặt trái tiếp xúc với mặt đất.
Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoach.
Có thể dùng tay bắt sâu non và nhộng khi mật số còn ít.
Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu xanh hai sọc trắng có hiệu quả

như: Cyperin, Shezol, Vertimex, Tập kỳ…(Chi cục BVTV Tp. Hồ Chí Minh, 2003).
Các loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo là Bacillus thuringensis (H. Brown, 2003),
ngoài ra các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin có hiệu quả đối với D. indica và nên
phun khi chúng chưa cuốn lá lại (Peter và David, 1989).
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ong kí sinh Apanteles (Braconidae – Hymenoptera)
trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Thành phần loài ong kí sinh của giống Apanteles
Giống Apanteles gồm những loài kí sinh quan trọng trong việc kiểm soát dịch
hại trong nông nghiệp, lâm nghiệp và trồng trọt. Trong những nghiên cứu về các loài
của Apanteles ở Ấn Độ tác giả đã công nhận 10 nhóm loài ở Ấn Độ và có 5 loài trước
đó đã được xác nhận. Tổng cộng có 71 loài đã được nghiên cứu (Vineeta Sharma,
1972).
Ở Việt Nam đã hệ thống được 20 loài thuộc giống Apanteles bao gồm:
Apanteles angaleti , A. baoris, A. carpartus, A. clita, A. cypris, A. expulsus, A. hanoii,
A. hemara, A. hymeniae, A. javensis, A. mamitus, A. numenes, A. prodeniae, A.


8

salutifer, A. sauros, A. significans, A. stantoni, A. syleptae, A. schoenobii (Khuất Đăng
Long, 2011).
2.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của các loài ong kí sinh thuộc
giống Apanteles
Giống Apanteles gồm những loài ong nội kí sinh phổ biến ở sâu non các loài
côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera. Ở ong cái có mấu ôm gốc bao máng đẻ
trứng rất phát triển và có rìa khía dọc giữa. Bao máng đẻ trứng thường rất dài ít nhất
bằng đốt 1 bàn chân sau, có lông măng phủ suốt dọc chiều dài bao máng đẻ trứng. Đốt
trung gian có khoang lõm và gờ nổi rõ, khoảng lõm giữa gần như có hình chữ U hoặc
V. Rìa thùy cánh sau lõm nhẵn, thẳng không phủ lông măng hoặc lồi có lông măng.
Nhóm Apanteles sp. (Braconidae - Hymenoptera) là nhóm chiếm ưu thế kí

sinh loài Ectomyelois ceratoniae (Zeller) hại quả lựu. Tuổi vật chủ thích hợp cho sự kí
sinh của ong Apanteles sp. từ 2 – 3 ngày tuổi và hơn 7 ngày tuổi. Mỗi ong cái có khả
năng kí sinh khoảng 58 sâu non vật chủ khi được nhân nuôi ở điều kiện 27 ± 20C, ẩm độ
55 ± 10% và thời gian chiếu sáng là 16h mỗi ngày (Maliky và Al-lzzi, 1986). Thời gian
sâu non của ong Apanteles sp. ở giai đoạn bên trong vật chủ rất khác nhau từ 41 ngày
ở 15 – 170C đến 8,6 ngày ở 290C, còn thời gian của giai đoạn bên ngoài vật chủ thay
đổi từ 16,5 ngày ở 16 – 170C đến 54 ngày ở 290C. Thời gian chiếu sáng không có ảnh
hưởng đáng kể đến sự đẻ trứng của ong. Trong những thời gian chiếu sáng khác nhau
24, 16, 12, 8 và 0h thì sự hoàn thành vòng đời của ong bình thường và không có hiện
tượng đình dục (Maliky và ctv, 1988).
2.2.2.1 Ong Apanteles marginiventris
Ong Apanteles marginiventris kí sinh sâu non vật chủ gây hại trên đậu nành
Plathypena scabra ở Arkansas (Kunnalaca và Mueller, 1979). Ngoài ra ong A.
marginiventris còn kí sinh trên sâu non vật chủ của Trichoplusia ni (Hb.), Pseudoplusia
includins (Wlk) và Heliothis viescens (F.) (Boling và Pitre, 1970).
Nghiên cứu ở điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ trung bình 25 ± 10C và
độ ẩm 70 ± 5% thì tuổi thọ ong đực A. marginiventris trung bình là 3,90 ngày và ong
cái là 6,30 ngày. Số lượng trứng đẻ của mỗi ong cái là 15,10 trứng. Tổng thời gian từ


9

trứng đến nhộng của ong A. marginiventris là 16,0 ± 0,23 ngày (Abd – Elgayed và ctv,
2010). Đối với sâu Pseudoplusia includins (Wlk) thì ở tuổi 1, tuổi 2 là thời điểm thích
hợp nhất cho sự kí sinh của ong. Ở nhiệt độ 300C thì thời gian phát triển từ trứng đến
sâu non của ong là 8 ngày còn ở 250C là 11 ngày. Thời gian nhộng của ong A.
marginiventris cũng thay đổi theo nhiệt độ, giai đoạn nhộng 3 - 5 ngày ở nhiệt độ
300C, từ 4 - 7 ngày ở 270C. Mỗi ong cái có khả năng kí sinh khoảng 82 sâu non vật
chủ, một ong trưởng thành sẽ phát triển từ một sâu non vật chủ, đây là loài ong đơn kí
sinh. Tuổi thọ của ong khi không hoạt động kí sinh ở nhiệt độ 300C là 5,6 ngày và 9

ngày ở 250C (Kunnalaca và Mueller, 1979).
2.2.2.2 Ong Apanteles carpatus
Sâu non của Tineola bisselliella (Hum), Tinea pellionella L., Trichophaga
tapetzela L., Tinea fuscipunctella (Haw.), Phercoeca utrella (Wlsm.), Tinea despecta
Meyer, Tinea columbarriella (Wocke.) là những vật chủ của OKS Apanteles carpatus.
OKS đẻ một lượng lớn trứng từ 1 – 100 trứng vào mỗi cơ thể sâu non vật chủ. Nhưng
chỉ có một sâu non của ong sống sót đến khi làm nhộng. Giai đoạn trứng của ong A.
carpatus từ 3 – 6 ngày. Ở nhiệt độ 240C và độ ẩm tối ưu 30%, giai đoạn sâu non của
ong A. carpatus là 20 – 154 ngày, giai đoạn nhộng đến khi vũ hóa là 15 ngày. Tuổi thọ
của ong trưởng thành là 15 – 30 ngày. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kí
sinh của ong A. carpatus hơn là cường độ ánh sáng (Stephen, 1996).
2.2.2.3 Ong Apanteles plutellae Kurdj
Ong Apanteles plutellae là loài nội kí sinh đơn tính chuyên hóa trên sâu
tơ, Plutella xylostella L. (Lepidoptera - Plutellidae). A. plutellae có thể kí sinh tất
cả các tuổi của sâu tơ, nhưng thích hợp hơn là ở sâu non tuổi 2 và sâu non tuổi 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu non vật chủ bị kí sinh ở các tuổi 2, 3, 4 lần
lượt là 0,37; 0,39; 0,24. Hoạt động kí sinh giảm mạnh đối với sâu non tuổi lớn,
chỉ 24% đối với sâu non vật chủ ở tuổi 4. Ong A. plutellae hoàn thành vòng đời
ngắn nhất trên sâu non vật chủ tuổi 4, kế đến là sâu non tuổi 3, sâu non tuổi 2.
Kích thước cơ thể của ong khi kí sinh ở tuổi 2 thì nhỏ hơn so với khi kí sinh ở
tuổi 3 và tuổi 4. Khả năng đẻ trứng của ong cao nhất đối với sâu non vật chủ tuổi
3. Đối với những sâu non vật chủ đã bị kí sinh thì thời gian phát triển dài hơn và


10

tăng sự tiêu thụ thức ăn so với những con không bị kí sinh (Zu-hua Shi và ctv,
2002).
Giai đoạn từ trứng tới sâu non của ong Apanteles plutellae là 6 – 10 ngày, ở
giai đoạn nhộng là 6 – 10 ngày. Khi ong được bổ sung thức ăn thêm là mật ong 30%

thì tuổi thọ của ong cái và ong đực lần lượt là 18 và 12,85 ngày. Nhưng khi không cho
ăn thức ăn thêm hoặc chỉ ăn nước lã thì tuổi thọ của ong rất thấp từ 4 – 5 ngày. Khả
năng kí sinh của ong Apanteles plutellae phụ thuộc vào các tuổi khác nhau của sâu non
vật chủ, cụ thể là ở sâu non vật chủ tuổi 1 và tuổi 2 có tỉ lệ kí sinh cao 32% và 44%, ở
tuổi 3 là 6%, tuổi 4 là 5% (Salazar và ctv, 1995).
Theo Velasco (1982) thời gian vòng đời của Apanteles plutellae là 10 – 21
ngày. Tuổi vật chủ thích hợp cho sự kí sinh của ong là tuổi 2 và tuổi 3. Những ong cái
không giao phối thì có tuổi thọ ngắn hơn, thời kì đẻ trứng và tỉ lệ kí sinh thấp hơn so
với ong cái đã được giao phối. Và các ong cái không giao phối thì thế hệ của nó toàn
là những ong đực.
2.2.2.4 Ong Apanteles flavipes (Cam.)
Ở điều kiện nhiệt độ môi trường là 20 – 280C, giai đoạn trứng đến sâu non của
OKS là 9 – 13 ngày , giai đoạn tiền nhộng là 4 -5 ngày và giai đoạn nhộng là 5 – 8
ngày. Còn ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm từ 25 – 300C thì giai đoạn trứng đến
sâu non là 8 – 16 ngày, tiền nhộng 1 ngày và giai đoạn nhộng 5 – 7 ngày. Quá trình giao
phối của ong A. flavipes được diễn ra sau khi trưởng thành vũ hóa vài phút. Ong cái đẻ
trứng ở những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ, trung bình mỗi con cái đẻ khoảng
133 trứng (Cueva, 1981).
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng ong A. flavipes để kiểm soát
nhiều loài sâu hại trên cây trồng. Theo Cueva (1981), Gifford và Mann (1967), thì có
thể sử dụng ong Apanteles flavipes để kiểm soát sâu đục thân Diatraea saccharalis
(F.) trên cây mía đường ở Peru, Indonesia, Úc và bang Florida của Mỹ . Theo Beg và
Inayatullah (1980) cũng đã nghiên cứu về sự quản lí sâu hại trên họ hòa bản của ong
Apanteles flavipes kí sinh sâu non của Chilo partellus (Swinh.), Chilo infuscatellus
Sn., Sarpaphaga incertulas (Wlk.) và Ostrinia kasmirica (Moore). Theo Fuchs và ctv.
(1979) ong A. flavipes đã được giới thiệu ở Lower Rio Grande Valley của bang


11


Texas năm 1977 và đã được ứng dụng để quản lí trên Diatraea saccheralis (F) tấn
công 4 loài cây trồng là mía, ngô, kê và lúa miến ngọt.
2.2.2.5 Ong Apanteles ruficrus
Theo Erdal và Ahmet (2005) A. ruficrus là loài ong kí sinh chiếm ưu thế trên
sâu cắn lá ngô Mythimna loreyi ở Thổ Nhĩ Kì.
Đây cũng là loài ong kén chùm kí sinh sâu Chrysodeixis argentifera phân bố
nhiều ở bang Queensland của Úc, là một loài kí sinh quan trọng ở Mỹ. Ngoài ra ong A.
ruficrus còn tấn công trên các loài sâu hại khác thuộc bộ cánh vảy là Pseudoplusia
includes Walker, Trichoplusia ni Hubner và Spodoptera frugiperda. Thời gian phát
triển từ trứng đến sâu non là 13,2 ngày ở 280C, nhộng của ong A. ruficrus là 3 – 6
ngày. Trưởng thành đã bắt cặp thì con đực sống khoảng 20 ngày và con cái sống
khoảng 18 ngày. Nếu chưa giao phối thì trưởng thành đực sống được 18 ngày và
trưởng thành cái sống khoảng 20 ngày (Mccutcheon và ctv, 1983).
Ong A. ruficrus kí sinh sâu Leucania separate Walker thích hợp với tuổi
vật chủ còn non và vòng đời của A. ruficrus là 9,5 ngày. Quá trình phát triển của
sâu non vật chủ đã bị kí sinh sẽ trở nên suy yếu (Juntagawa và ctv, 1982).
2.2.2.6 Ong Apanteles taragamae Viereck
Ong Apanteles taragamae Viereck có nguồn gốc từ Đài Loan là loài có tiềm
năng trong quản lí dịch hại trên sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata Fabricius
(Lepidoptera - Crambidae) ở phía Đông của châu Phi . OKS hoàn thành giai đoạn kí
sinh ở sâu non tuổi 1 và tuổi 2 của vật chủ. Sâu non tuổi nhỏ (một đến hai ngày) thì bị
kí sinh ở mức độ thấp, chỉ có ong đực vũ hóa từ các sâu non này. Sâu non tuổi lớn hơn
thì không bị kí sinh, một phần do tập tính tự vệ của vật chủ. Việc hoàn thành giai đoạn
kí sinh sẽ có tương quan tiêu cực với mật số sâu non Maruca vitrata Fabricius ở tuổi 2.
Thời gian phát triển và tuổi thọ của kí sinh sẽ giảm khi có sự tăng lên của nhiệt độ
(Elie A. Dannon và ctv, 2010).
Theo Chandrika và Sathiamma, 2007 ong Apanteles taragamae Viereck kí
sinh sâu non của Opisina arenosella Walker và sâu non Corcyra cephalonica Stainton
(Lepidoptera - Pyralidae). Ong kí sinh có vòng đời trung bình từ 23,3 ± 3,2 ngày. Tuổi



12

thọ của trưởng thành cái và trưởng thành đực lần lượt là 15,3 ± 4,6 ngày và 13,8 ± 4,6
ngày. Mỗi con cái đẻ trung bình 14,8 ± 4,3 trứng. Phần trăm tỉ lệ kí sinh trên C.
cephalonica 60,6 ± 5,7 và trên O. arenosella là 64,6 ± 5,5 .
Ong Apanteles taragamae Viereck ký sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng (D.
indca). Số lượng trứng đẻ trên mỗi ký chủ là 24,63 trứng. Mỗi con cái đẻ trung bình
242,6 trứng. Sâu non trải qua 3 giai đoạn được xác định dựa vào hình dạng và kích cỡ
của móc miệng. Thời gian vòng đời của Apanteles taragamae Viereck là 15,6 ngày ở
24,260C và độ ẩm 80 – 85 %. Tuổi thọ của con đực là 9,30 ngày và con cái là 10,70
ngày khi cho ăn ở mật ong 20 % (Peter và David, 1992)


13

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 15/02/2012 đến 02/07/2012 tại phòng thí nghiệm côn
trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm – Tp.
Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái của ong kí sinh Apanteles clita Nixon.
- Xác định thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời OKS Apanteles clita
Nixon.
- Xác định ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của ong Apanteles clita
Nixon.
- Xác định ảnh hưởng của hoạt động kí sinh đến tuổi thọ của OKS Apanteles
clita Nixon.

- Xác định tuổi vật chủ thích hợp cho ong Apanteles clita Nixon kí sinh.
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ T0 = 30 ± 20C, A0 =
65 ± 5%, ánh sáng 12L: 12D.
3.3.1 Nhân nuôi nguồn kí chủ, kí sinh
Vật liệu: cây khổ qua, sâu non sâu xanh hai sọc trắng, OKS, dung dịch mật
ong.
Dụng cụ thu mẫu: hộp nhựa, cọ, ống nghiệm thu ong kí sinh


14

Dụng cụ nhân nuôi
• Trồng cây kí chủ: ly nhựa đường kính 10 cm, cao 15 cm
• Nhân nuôi sâu non sâu xanh hai sọc trắng: lồng kính hình chữ nhật, hộp
nuôi sâu.
• Nhân nuôi ong kí sinh: lồng lưới có kích thước 40×25 cm
Nhân nuôi sâu non sâu xanh hai sọc trắng D. indica
+ Mục đích: thu nguồn sâu non có cùng độ tuổi làm vật chủ cho ong kí sinh
+ Phương pháp thực hiện:
Tiến hành trồng cây khổ qua trong ly nhựa đến khi cây có 4 – 5 lá thật thì sử
dụng làm thí nghiệm.
Sâu xanh hai sọc trắng thu thập ngoài đồng trên những ruộng khổ qua
không phun thuốc hoặc ít phun thuốc. Thu sâu từ tuổi 2 – 5 và nhộng đem về nuôi
trong điều kiện phòng thí nghiệm, hàng ngày thay thức ăn là lá khổ qua cho đến
khi hóa nhộng, vũ hóa. Thu từng cặp trưởng thành cho ghép đôi giao phối trong
lồng chứa cây khổ qua có từ 4 – 5 lá thật, trong lồng có dán giấy thấm là mật ong
pha loãng 30 %. Sau khi trưởng thành cái đẻ trứng, ta tiến hành thu trứng, khi
trứng nở bỏ vào hộp nuôi sâu thay thức ăn hàng ngày.


Hình 3.1 Cho trưởng thành sâu xanh hai sọc trắng đẻ trứng


15

Nhân nuôi ong kí sinh làm vật liệu thí nghiệm
+ Mục đích: thu được nguồn ong có cùng ngày tuổi để làm vật liệu cho các thí
nghiệm.
+ Phương pháp thực hiện:
Tiến hành thu thập sâu non sâu xanh hai sọc trắng bị ong kí sinh tại các ruộng
khổ qua không phun thuốc về trong ngày và cho vào hộp nhựa. Tiếp tục nuôi và thu
kén ong cho vào các ống nghiệm, thu ong trưởng thành vũ hóa. Lựa chọn riêng loài
Apanteles clita Nixon để nhân sinh khối.
Tách riêng những ong Apanteles clita Nixon vũ hóa cùng ngày tuổi, cho ong
ăn mật ong và thay mật ong hằng ngày. Cho ong tiếp xúc với vật chủ là sâu non sâu
xanh hai sọc trắng để nhân sinh khối OKS làm vật liệu cho thí nghiệm.

Hình 3.2 Thu thập kén ong kí sinh
3.3.2 Mô tả đặc điểm hình thái của ong Apanteles clita Nixon
+ Mục đích: quan sát đặc điểm hình thái của ong Apanteles clita Nixon
+ Vật liệu: thành trùng đực và cái của ong Apanteles clita Nixon, trứng, sâu
non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, nhộng của ong Apanteles clita Nixon, cồn 700C, nước cất.
+ Dụng cụ: kim nhỏ đầu nhọn, cọ, lam, lamelle, đĩa petri, kính lúp soi nổi,
kính hiển vi, thước vi trắc kế.


×