Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

KHẢO NGHIỆM 12 GIỐNG NGÔ LAI TẠI THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI VỤ ĐÔNG XUÂN 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM 12 GIỐNG NGÔ LAI
TẠI THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI
VỤ ĐÔNG XUÂN 2012

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HÒA HÂN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 – 2012

Tháng 07 năm 2012


KHẢO NGHIỆM 12 GIỐNG NGÔ LAI
TẠI THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI
VỤ ĐÔNG XUÂN 2012

Tác giả

NGUYỄN HOÀ HÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM

Tháng 07 năm 2012


i


LỜI CẢM ƠN
Lời cám ơn đầu tiên con xin dành cho ba má, đã có công lao sinh thành và
dưỡng dục con cho đến ngày hôm nay, dù rằng ở nhà ba má luôn bận rộn và ít khi
quan tâm đến những điều mà con suy nghĩ nhưng con biết ba má đã thương con rất
nhiều. Ngày con tốt nghiệp chắc ba má sẽ không vào được nhưng con chỉ mong được
mang tấm bằng đó về nhà mình và được ăn cơm do má nấu là đủ rồi.
Lời cảm ơn thứ hai, em xin dành cho người thầy đáng kính của mình - thầy
Hoàng Kim. Người thầy luôn tận tuỵ với nghề, người đã dạy cho em nhiều điều từ học
tập cũng như về cuộc sống này. Những bài học thầy dạy ngày hôm qua sẽ là hành
trang cho em sau này.
Lời cám ơn thứ ba em xin được gửi đến cô chủ nhiệm Thái Nguyễn Diễm
Hương, cám ơn cô rất nhiều vì bốn năm qua cô đã là giáo viên chủ nhiệm của em.
Lời cám ơn thứ tư, xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn của tôi. Xin cám ơn
các bạn rất nhiều, cám ơn vì các bạn đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ mình
trong suốt bốn năm đại học và cả trong quá trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy (Cô) trong Khoa
Nông Học và trong trường đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp em có nền tảng vững
chắc cho công việc sau này. Trân trọng cảm ơn chú Phạm Văn Ngọc (Bộ môn Rau và
Hoa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc) đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho cháu thực hiện đề tài tại huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai.
Xin chân thành cảm ơn.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
NGUYỄN HOÀ HÂN


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo nghiệm 12 giống ngô lai tại Thống Nhất, Đồng Nai vụ Đông Xuân
2012” được tiến hành tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; thời gian từ
ngày 14/12/2011 đến ngày 30/03/2012. Mục tiêu đề tài: chọn ra 2 hoặc 3 giống có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác
ở vùng Đông Nam Bộ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(Random Complete Block Dezign – RCBD), đơn yếu tố với ba lần lặp lại. Khoảng
cách trồng: 0,70 m x 0,25 m. Mật độ: 57.143 cây/ha. Diện tích ô là 14 m2 (5,0 m x 2,8
m). Tổng diện tích khảo nghiệm: 680 m2 (chưa có hàng bảo vệ). Những giống ngô lai
khảo nghiệm gồm có 11 giống: AP 7001, B 909, CP 0704, CP 1016, F 449A, MN 1, P
3645, P 4094, PAC 339, Tj 8390, VN 595 và một giống đối chứng là CP 888. Khảo
nghiệm được thực hiện theo “Quy phạm khảo nghiệm giống ngô VCU (Tiêu chuẩn
ngành 10TCN 341 : 2006)”.
Kết quả thu được:
1. Các giống ngô lai đều sinh trưởng, phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng
trung bình từ 96 – 101 ngày, nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, năng suất
thực thu biến động từ 5.766 – 8.637 kg/ha.
2. Ba giống C P0704, PAC 339 và Tj 8390 có năng suất thực thu cao hơn so với
đối chứng CP 888 (6.914 tấn/ha) lần lượt là 24,9%; 17,0%; 8,8% và có sự khác biệt so
với đối chứng rất có ý nghĩa thống kê.
3. Nguồn gốc và đặc tính nông học của ba giống ngô đạt năng suất cao nhất.
Giống CP 0704 có thời gian sinh trưởng 100 ngày thuộc nhóm chín trung bình.
Nhiễm sâu bệnh nhẹ, chưa có đổ ngã. Năng suất thực thu đạt 8.637 kg/ha.
Giống PAC 339 có thời gian sinh trưởng 99 ngày thuộc nhóm chín trung bình.
Nhiễm sâu bệnh nhẹ, rất ít đổ ngã (tỷ lệ đổ ngã 1%). Năng suất thực thu đạt
8.578 kg/ha.


iii


Giống Tj 8390 có thời gian sinh trưởng 99 ngày thuộc nhóm chín trung bình.
Nhiễm sâu bệnh nhẹ, rất ít đổ ngã (tỷ lệ đổ ngã 1,5%). Năng suất thực thu đạt
8.450 kg/ha.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu cần đạt .......................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô trên thế giới ............................................ 3
2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................................... 3
2.1.2 Chọn tạo giống ngô trên thế giới ............................................................................ 5
2.2 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ............................................. 6
2.2.1. Sản xuất ngô ở Việt Nam ...................................................................................... 6

2.2.2. Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ............................................................................ 9
2.2.3 Một số giống ngô lai được trồng phổ biến hiện nay .............................................. 11
2.2.3.1 Giống ngô lai CP 888 ......................................................................................... 11
2.2.3.2 Giống ngô lai C 919 ........................................................................................... 11
2.2.3.3 Giống ngô lai đơn LVN 10 ................................................................................. 12
2.2.3.4 Giống ngô B 9698 .............................................................................................. 12
2.2.3.5 Giống ngô G 5449 .............................................................................................. 13
2.3 Sản xuất ngô ở Đồng Nai trong vùng ngô Đông Nam Bộ ....................................... 13
2.3.1 Vùng ngô Đông Nam Bộ ...................................................................................... 13
v


2.3.2 Sản xuất ngô tại Đồng Nai .................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................. 16
3.1.1 Thời gian ................................................................................................................ 16
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 16
3.2 Đặc điểm đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết nơi thí nghiệm .............................. 16
3.2.1 Đặc điểm đất đai .................................................................................................... 16
3.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết ..................................................................................... 17
3.3 Vật liệu thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm ............................................................. 18
3.3.1 Giống ngô lai ........................................................................................................ 18
3.3.2 Phân bón ................................................................................................................ 18
3.3.3 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................. 19
3.4.2 Quy trình thực hiện thí nghiệm ............................................................................ 19
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................. 22
3.4.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ................................................................ 22
3.4.3.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã ............................................. 23

3.4.3.3 Tình hình sâu bệnh ............................................................................................ 24
3.4.3.4 Các đặc trưng về hình thái trái .......................................................................... 25
3.4.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................................... 26
3.5. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu .................................................................. 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 28
4.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 12 giống ngô lai ............................................ 28
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống ngô lai ..................................... 30
4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của 12 giống ngô lai .................. 33
4.4 Số lá (lá/cây) của 12 giống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởng ........................... 34
4.5 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 12 giống ngô lai qua các giai đoạn .......................... 36
4.6 Diện tích lá (dm2/cây) của 12 giống ngô lai qua các giai đoạn ................................ 37
4.7 Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của 12 giống ngô lai ............................................ 39
4.8 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của 12 giống ngô lai................... 41
vi


4.8.1 Chiều cao cây cuối cùng ........................................................................................ 41
4.8.2 Chiều cao đóng bắp ............................................................................................... 41
4.8.3 Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ................................................................ 43
4.8.4 Đường kính gốc ..................................................................................................... 43
4.9 Tình hình sâu bệnh hại của 12 giống ngô lai ............................................................ 43
4.9.1 Sâu đục thân........................................................................................................... 43
4.9.2 Bệnh khô vằn ......................................................................................................... 45
4.9.3 Bệnh rỉ sắt .............................................................................................................. 45
4.10 Đặc trưng hình thái trái của 12 giống ngô lai ......................................................... 45
4.10.1 Chiều dài trái ....................................................................................................... 45
4.10.2 Chiều dài kết hạt .................................................................................................. 47
4.10.3 Đường kính trái.................................................................................................... 47
4.10.4 Đường kính lõi ..................................................................................................... 47
4.10.5 Độ che kín lá bi.................................................................................................... 47

4.10.6 Màu sắc hạt .......................................................................................................... 48
4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 12 giống ngô lai........................ 48
4.11.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................... 48
4.11.1.1 Số trái hữu hiệu/cây .......................................................................................... 48
4.11.1.2 Số hàng hạt/trái ................................................................................................. 49
4.11.1.3 Số hạt/hàng ....................................................................................................... 50
4.11.1.4 Tỷ lệ hạt/trái...................................................................................................... 50
4.11.1.5 Trọng lượng 1000 hạt ....................................................................................... 50
4.11.2 Năng suất lý thuyết .............................................................................................. 50
4.11.3 Năng suất thực thu .............................................................................................. 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 52
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 53

vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 54
Tiếng Việt ...................................................................................................................... 54
Từ Internet ..................................................................................................................... 54
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 56

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT

International Maize and Wheat Improvement Center

Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mì Quốc tế

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Lương nông Quốc tế

CV

Coeficient Variation
Hệ số biến động

LSD

Least Significant Difference
Mức sai khác có ý nghĩa

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lặp lại

NSG

Ngày sau gieo

ĐC


Đối chứng

P1000

Trọng lượng 1000 hạt

HH

Hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ruộng ngô giai đoạn 25 NSG .......................................................................... 21
Hình 3.2: Các cấp bệnh để đánh giá bệnh khô vằn (CIMMYT 1985) ............................ 25
Hình 3.3: Các mức điểm để đánh giá độ bao kín lá bi (CIMMYT 1985) ....................... 26
Hình 4.1: Bệnh khô vằn hại thân ...................................................................................... 44
Hình 4.2: Sâu đục thân gây hại ........................................................................................ 44
Hình 4.3: Độ che kín lá bi của 2 giống ngô lai ................................................................. 48
Hình P3.1: Lấy chỉ tiêu ngày tung phấn ........................................................................... 82

Hình P3.2: Góc lá của giống CP 0704.............................................................................. 82
Hình P3.3: Giai đoạn tung phấn ....................................................................................... 83
Hình P3.4: Đặc điểm hình thái của bốn giống ngô lai ..................................................... 83
Hình P4.1: Biểu đồ diện tích ngô các nước trên thế giới năm 2010 ................................ 84
Hình P4.2: Biểu đồ năng suất ngô các nước trên thế giới năm 2010 ............................... 84
Hình P4.3: Biểu đồ năng suất ngô, lúa và lúa mì trên thế giới năm 2010........................ 84
Hình P4.4: Biểu đồ diện tích ngô của các châu lục từ năm 2000 - 2010 ......................... 85
Hình P4.5: Biểu đồ diện tích ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2010 ............................. 85
Hình P4.6: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống ngô lai .................... 86
Hình P4.7: Biểu đồ tốc độ ra lá của 12 giống ngô lai ...................................................... 86
Hình P4.8: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 12 giống ngô lai ....... 86

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới từ năm 1975 – 2010 .......... 3
Bảng 2.2:Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô, lúa và lúa mì trên thế giới từ năm
2000 - 2010 ....................................................................................................................... 4
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô của các châu lục trên thế giới từ
năm 2000 - 2010 ............................................................................................................... 4
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô của 10 quốc gia trên thế giới
năm 2010 ....................................................................................................................... 5
Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2010 ........ 7
Bảng 2.6: Diện tích ngô (nghìn ha) các vùng trên cả nước từ năm 1995 - 2010 ............. 7
Bảng 2.7: Năng suất ngô (tấn/ha) các vùng trên cả nước từ năm 1995 - 2010 ............... 8
Bảng 2.8: Sản lượng ngô (nghìn tấn) các vùng trên cả nước từ năm 1995 – 2010 ......... 8
Bảng 2.9: Lượng ngô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2011 đến năm tháng đầu
năm 2012 .......................................................................................................................... 9
Bảng 2.10: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010 ..... 14

Bảng 2.11:Tình hình sản xuất ngô ở Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010 ....................... 14
Bảng 3.1: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi trồng ............................................ 16
Bảng 3.2: Tình hình thời tiết, khí hậu ............................................................................ 17
Bảng 3.3: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo ................................................ 18
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 12 giống ngô lai ................................................ 20
Bảng 3.5: Mã hoá nghiệm thức ..................................................................................... 20
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012
tại xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai .............................................................................. 29
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân
2012 tại xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai. .................................................................... 31
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012
tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. .......................................................... 33
Bảng 4.4: Số lá qua các giai đoạn của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012 tại xã Lộ
25, Thống Nhất, Đồng Nai. ........................................................................................... 35
xi


Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012 tại xã
Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. .................................................................... 36
Bảng 4.6: Diện tích lá (dm2/cây) của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012 tại xã
Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai qua các giai đoạn sinh trưởng .................... 38
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất) của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012
tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. .......................................................... 40
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu chống chịu đổ ngã của 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012 tại
xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. ............................................................... 42
Bảng 4.9: Tỷ lệ sâu bệnh hại chính trên 12 giống ngô lai vụ Đông Xuân 2012 tại xã
Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. .................................................................... 44
Bảng 4.10: Đặc điểm hình thái trái của 12 giống ngô lai thí nghiệm ........................... 46
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 12 giống ngô lai vụ Đông
Xuân 2012 tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. ....................................... 49


xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngô ( Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ ba trên thế giới. Với
vai trò đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, sản xuất nhiên liệu sinh học và xuất khẩu, cây ngô đã được trồng
phổ biến tại các châu lục và ngày càng được chú trọng đầu tư trong canh tác. Năm
2010, ngô đứng đầu về năng suất và sản lượng trong nhóm cây lương thực của thế giới
với sản lượng đạt 844,3 triệu tấn trên diện tích 161,8 triệu ha, năng suất bình quân
5,2 tấn/ha (FAOSTAT, 2012).
Tại Việt Nam, ngô là cây lương thực chủ lực tại nhiều vùng, đứng thứ hai sau
lúa. Năm 2010, cây ngô có tổng diện tích canh tác 1,12 triệu ha, năng suất bình quân
4,08 tấn/ha và sản lượng 4,6 triệu tấn (FAOSTAT, 2012). Trong 10 năm qua (từ 2000
đến 2010) năng suất và sản lượng ngô nước ta tăng liên tục nhưng hiện nay vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, hàng năm nước ta vẫn phải
nhập khẩu trên dưới một triệu tấn ngô hạt.
Đông Nam Bộ là vùng có tiềm năng sản xuất ngô lớn. Năm 2010, toàn vùng có
năng suất ngô bình quân đạt 5,2 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2012) đứng đầu trong cả
nước. Với các giống ngô trồng phổ biến hiện nay như CP 888, C 919, G 49 mặc dù có
năng suất cao và ổn định nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho ngành
chăn nuôi. Do đó, việc chọn tạo ra những giống ngô sinh trưởng phát triển tốt và cho
năng suất cao hơn nữa nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất hiện nay là
nhiệm vụ hàng đầu phải thực hiện.
Được sự phân công của Khoa Nông Học cùng với sự chấp nhận của Bộ môn
Rau và Hoa thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Dưới
1



sự hướng dẫn của TS. Hoàng Kim, tôi tiến hành đề tài: “Khảo nghiệm 12 giống ngô lai
tại Thống Nhất, Đồng Nai vụ Đông Xuân 2012”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Tuyển chọn ra được 2 hoặc 3 giống ngô lai năng suất cao, thuộc nhóm chín sớm
hoặc chín trung bình, ít bị sâu bệnh hại, tỷ lệ đổ ngã thấp và thích hợp với điều kiện
canh tác tại tỉnh Đồng Nai.
1.3 Yêu cầu cần đạt
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển; mức độ nhiễm sâu bệnh
hại; các chỉ tiêu chống đổ ngã và các chỉ tiêu về năng suất của 12 giống ngô lai được
trồng tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trong vụ Đông Xuân 2012.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 11 giống ngô lai mới và một giống làm đối chứng là
CP 888. Thời gian thực hiện: từ 14/12/2011 đến 30/03/2012. Địa điểm: đề tài tiến hành
trên đất ruộng của nông dân tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Từ năm 1975 – 2000, diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng liên tục. Năm
1975, diện tích trồng ngô toàn thế giới chỉ mới đạt 121,48 triệu ha nhưng đến năm
2000 diện tích trồng đã tăng thêm 15,52 triệu ha và sản lượng ngô đã tăng gấp 1,72
lần; đạt 483,34 triệu tấn so với 341,66 triệu tấn (năm 1975).
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới từ năm 1975 – 2010.
Năm


1975

Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)

1980

1985

1990

121,48 125,78 130,51 131,32
2,81

3,15

3,72

3,68

Sản lượng (triệu tấn) 341,66 396,62 485,53 483,34

1995

2000

2005

2010


136,17 137,00 147,47 161,91
3,80

4,32

4,84

5,22

517,33 592,48 713,70 844,41

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương
pháp truyền thống với công nghệ sinh học, việc ứng dụng công nghệ cao trong canh
tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Năm 2010, sản lượng ngô thế giới đã đạt 844,41 triệu tấn với năng suất bình quân đạt
5,22 tấn/ha.
Bảng 2.2 cho thấy diện tích của lúa và lúa mì thay đổi không đáng kể từ năm
2000 đến năm 2010, còn diện tích của ngô tăng thêm 24,9 triệu ha. Từ vị trí cây lượng
thực có sản lượng đứng thứ hai trên thế giới vào năm 2000, đến năm 2010 cây ngô đã
dẫn đầu về sản lượng đạt 844,4 triệu tấn và năng suất bình quân đạt 5,22 tấn/ha.

3


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô, lúa và lúa mì trên thế giới từ
năm 2000 – 2010.
Diện tích (triệu ha)


Năm

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Ngô

Lúa

Lúa mì

Ngô

Lúa

Lúa mì

Ngô

Lúa

Lúa mì

2000

137,0

154,1


215,4

4,32

3,89

2,72

592,5

599,4

585,7

2005

147,5

154,9

219,7

4,84

4,09

2,85

713,7


634,4

626,9

2010

161,9

153,7

217,0

5,22

4,37

3,00

844,4

672

650,9

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, cây ngô ngày càng được chú
trọng đầu tư và trồng phổ biến trên cả năm châu lục. Từ bảng 2.3 cho thấy sự phát
triển của cây ngô trong nền nông nghiệp ở các châu lục. Từ năm 2000 – 2010 châu Mỹ
liên tục dẫn đầu về quá trình sản xuất ngô, đứng ở vị trí thứ hai là châu Á, và tại châu
Úc, sản xuất ngô còn ở mức hạn chế.

Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô của các châu lục trên thế giới từ
năm 2000 - 2010
Diện tích (triệu ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Năng suất (tấn/ha)

Châu lục
2000

2005

2010

2000

2005

2010

2000 2005 2010

Châu Phi

24,3

28,6

30,9


44,3

50,0

64,3

1,82

1,75

2,08

Châu Mỹ

57,1

57,7

63,1

335,0

379,2

447,9

5,87

6,57


7,10

Châu Á

41,8

47,2

53,7

149,1

197,7

246,1

3,56

4,19

4,58

Châu Âu

13,7

13,8

14,1


63,5

86,1

85,6

4,63

6,24

6,06

Châu Úc

0,00011

0,00010

0,00008

0,00060

0,00065

0,00053

5,73

6,65


6,54

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Từ năm 2000 – 2010 diện tích trồng ngô đã tăng lên ở các châu lục, trong đó
châu Á có diện tích ngô tăng nhiều nhất, tăng thêm 12,1 triệu ha, tiếp theo là châu Mỹ
tăng thêm 7 triệu ha. Sản lượng ngô tại châu Mỹ tăng 112,9 triệu tấn; châu Á tăng 97
4


triệu tấn; châu Phi tăng 20 triệu tấn và châu Âu tăng 12,1 triệu tấn, riêng châu Úc có
sự thay đổi không đáng kể
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô của 10 quốc gia trên thế giới năm 2010
Diện tích
(triệu ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Năng suất
(tấn)

Mỹ

32,96

316,17

9,59


Trung Quốc

32,52

177,54

5,46

Brazil

12,81

56,06

4,37

Mexico

7,15

23,30

3,26

Argentina

2,90

22,68


7,81

Indonesia

4,14

18,36

4,43

Ấn Độ

7,18

14,06

1,96

Pháp

1,57

13,98

8,90

Nam Phi

2,74


12,82

4,67

Ukraine

2,65

11,95

4,51

Quốc gia

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Theo bảng 2.4 cho thấy sự phát triển và vị thế dẫn đầu của Mỹ trong 10 nước có
sản lượng ngô cao nhất thế giới năm 2010. Với diện tích 32,96 triệu ha, Mỹ chiếm
20,4% tổng diện tích canh tác ngô trên toàn thế giới, đứng thứ hai là Trung Quốc với
diện tích trồng ngô chiếm 32,52 triệu ha.
Với sản lượng đạt 316,17 triệu tấn, Mỹ chiếm 37,4% sản lượng ngô sản xuất
trên toàn thế giới, đứng sau đó là Trung Quốc với 177,54 triệu tấn và Brazil có sản
lượng ngô đạt 56,06 triệu tấn.
2.1.2 Chọn tạo giống ngô trên thế giới
Vào nửa cuối thế kỷ 20, trong nền sản xuất lương thực của thế giới có một sự
kiện rất quan trọng đó là sự phát triển nhảy vọt của cây ngô. Năng suất ngô bình quân
trên thế giới đầu thế kỷ 20 mới chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, nhưng đến năm 2009 đã đạt
5,1 tấn/ha. Sự phát triển nhảy vọt đó là kết quả của việc khám phá, ứng dụng ưu thế lai
vào sản xuất hạt giống ngô, cùng với việc sử dụng những thành tựu mới nhất của nhiều
5



ngành khoa học đối với nghiên cứu và sản xuất ngô như di truyền học, chọn giống,
công nghệ sinh học.
Ngô lai bắt đầu được đưa vào sản xuất từ những năm đầu thập niên ba mươi của
thế kỷ trước và phát triển mạnh vào những năm sau đó cho tới năm 1942 thì hầu hết
diện tích ngô của Mỹ được trồng bằng giống lai. Nhờ sử dụng giống ngô lai và trình
độ thâm canh cao, năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm từ
1960 – 1990 (Petrop, 1994). Cũng trong thời gian đó, Mỹ và một số nước châu Âu có
năng suất ngô tăng từ 2 – 3 lần.
Nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang bước sang một giai đoạn phát triển
mới nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến giúp cho việc tạo ra giống mới
nhanh chóng hơn và chất lượng tốt hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học
thế giới đã đưa ra những phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi
cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh để rút ngắn thời gian tạo giống mới (chủ yếu là
thời gian tạo dòng thuần bố mẹ). Kỹ thuật nuôi cấy phôi non đã sử dụng nhằm tạo ra
nguyên liệu ban đầu phục vụ kỹ thuật chuyển gen và phân lập gen. Gần đây, CIMMYT
đẩy mạnh chương trình tạo giống ngô chất lượng protein cao và đã đạt được những kết
quả quan trọng.
2.2 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
2.2.1 Sản xuất ngô ở Việt Nam
Vào năm 1975, diện tích ngô cả nước chỉ mới đạt 267,1 ha với năng suất bình
quân đạt 1,07 tấn/ha. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống
ngô cải tiến đã được đưa vào sản xuất ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần
1,5 tấn/ha vào năm 1990. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990, quá trình canh tác và
sản xuất ngô ở trong nước mới thực sự phát triển mạnh nhờ việc áp dụng các giống
ngô lai vào sản xuất kết hợp với sự cải tiến về các biện pháp kỹ thuật trong canh tác.

6



Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng, năng suất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2010
Năm

1975

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

Diện tích
(nghìn ha)

267,1

389,6

397,3

431,8


556,8

730,2

1052,6

1126,4

Sản lượng
(nghìn tấn)

280,6

428,8

587,1

671,0

1177,2

2005,9

3787,1

4606,8

Năng suất
(tấn/ha)


1,05

1,10

1,48

1,55

2,11

2,75

3,6

4,09

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Quá trình sản xuất ngô tại các vùng sinh thái trên cả nước cũng có nhiều thay
đổi trong thời gian qua.
Bảng 2.6: Diện tích ngô (nghìn ha) các vùng trên cả nước từ năm 1995 - 2010
Năm

1995

2000

2005

2010


Đồng bằng sông Hồng

98,2

97,8

88,3

97,6

Trung du và miền núi phía Bắc

211,3

282,5

371,5

460,0

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

97,1

144,1

225,6

213,6


Tây Nguyên

48,7

86,8

236,6

236,6

Đông Nam Bộ

81,3

100,0

95,7

81,3

Đồng bằng sông Cửu Long

20,2

19,0

34,9

37,8


(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012)
Đến năm 2010, diện tích canh tác ngô tại các vùng có sự thay đổi khác nhau.
Tại hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng ngô thay đổi
không đáng kể, còn diện tích ngô ở các vùng còn lại tăng gấp 1,9 – 4,9 lần so với diện
tích ngô canh tác năm 1995, trong đó vùng Tây Nguyên có diện tích canh tác ngô tăng
nhiều nhất, đạt 236,6 nghìn ha (năm 2010) gấp 4,9 lần.

7


Bảng 2.7: Năng suất ngô (tấn/ha) các vùng trên cả nước từ năm 1995 - 2010
Năm

1995

2000

2005

2010

Đồng bằng sông Hồng

2,6

3,0

4,0

4,5


Trung du và miền núi phía Bắc

1,6

2,3

2,8

3,3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

1,8

2,5

3,6

4,0

Tây Nguyên

2,3

3,7

4,1

4,9


Đông Nam Bộ

2,7

3,5

4,5

5,2

Đồng bằng sông Cửu Long

4,2

2,7

5,4

5,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012)
Năm 1995, năng suất ngô các vùng dao động từ 1,6 – 4,2 tấn/ha, trong đó vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất cả nước, đứng thứ hai là vùng Đông
Nam Bộ (2,7 tấn/ha), và có năng suất thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía
Bắc. Đến năm 2010, năng suất ngô các vùng đã có sự tăng lên nhờ áp dụng các giống
mới và tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình canh tác, trong đó năng suất ngô của vùng
Tây Nguyên tăng mạnh nhất, tăng thêm 2,6 tấn/ha; vùng Đông Nam Bộ với năng suất
bình quân tăng thêm 2,5 tấn/ha đã trở thành vùng có năng suất cao thứ hai cả nước.
Bảng 2.8: Sản lượng ngô (nghìn tấn) các vùng trên cả nước từ năm 1995 – 2010

Năm

1995

2000

2005

2010

Đồng bằng sông Hồng

255,4

292,5

356,4

441,0

Trung du và miền núi phía Bắc

333,5

640,4

1.043,3

1.527,1


Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

170,5

353,7

799,8

851,7

Tây Nguyên

112,9

320,3

963,1

1.164,6

Đông Nam Bộ

220,9

347,2

434,8

422,7


Đồng bằng sông Cửu Long

84,0

51,8

189,7

199,7

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012)
8


Trong vòng 25 năm từ 1995 – 2010, sản lượng ngô của các vùng trong cả nước
đã tăng lên gấp nhiều lần. Với tổng sản lượng ngô đứng đầu cả nước, vùng Trung du
và miền núi phía Bắc đã đưa sản lượng ngô tăng lên gấp 4,6 lần; đứng ở vị trí thứ hai
cả nước về sản lượng nhưng vùng Tây Nguyên (1.164,6 nghìn tấn) có tổng sản lượng
tăng mạnh nhất, gấp 10,3 lần sản lượng đạt được năm 1990.
Dù có sự phát triển trong quá trình canh tác ngô nhưng những năm gần đây
nước ta vẫn phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 1,05 triệu tấn ngô. Đến tháng 12/2011, nước ta đã
nhập khẩu 125,7 nghìn tấn ngô, nâng tổng lượng ngô nhập khẩu cả năm 2011 lên
972,2 nghìn tấn. Trong năm tháng đầu năm 2012, tổng lượng ngô hạt nhập khẩu đã lên
tới 723.911 tấn.
Bảng 2.9: Lượng ngô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2011 đến năm tháng đầu
năm 2012
Quốc gia

Lượng nhập (tấn)

Năm 2011

5 tháng đầu năm 2012

Ấn Độ

561.355

580.622

Thái Lan

142.799

6.860

Braxin

129.794

0

Campuchia

40.506

16.243

Lào


21.030

5.560

Hoa Kỳ

3.610

146

Achentina

1.947

105.687

972.254

723.911

Tổng

(Nguồn: Internet – Mục tài liệu tham khảo)
2.2.2. Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài như công ty CP (Thái
Lan), Syngenta (Thụy sỹ), Bioseed (Ấn độ), Monsanto (Mỹ) đã đưa vào Việt Nam thử
nghiệm một số giống ngô lai ưu tú, kết hợp các Viện và công ty giống trong nước cũng
tạo thành công một số giống ngô lai có năng suất cao đưa vào sản xuất đã góp phần
nâng cao sản lượng ngô nước ta.
9



Chương trình chọn tạo giống ngô lai ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ 20, nhưng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không đạt kết quả
như mong muốn. Do nguồn vật liệu ban đầu và các giống ngô lai có nguồn gốc
ôn đới dài ngày không thích hợp với điều kiện nhiệt đới, ngắn ngày ở nước ta.
Từ năm 1973, với những định hướng đúng đắn mà Viện Nghiên cứu Ngô Quốc
gia đã đưa ra, chỉ sau 15 - 20 năm, một loạt các giống ngô thụ phấn tự do ra đời và
được trồng rộng rãi sản xuất như: TSB1, TSB2, LS, HL-36, Q-2. Sự ra đời của các
giống ngô thụ phấn tự do như là một bước đệm, tạo tiền đề cho sự phát triển chương
trình giống ngô lai. Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do ngoài tác dụng trực
tiếp là phục vụ sản xuất thì các giống này còn là nguồn vật liệu quý giá phục vụ cho
chương trình chọn tạo giống ngô lai.
Năm 1992 - 1993, sự ra đời của các giống ngô lai không quy ước do Viện
nghiên cứu ngô Quốc gia lai tạo, đã đánh dấu quá trình chuyển tiếp từ giống thụ phấn
tự do sang giống lai. Giá thành của các giống này rẻ, thích nghi với điều kiện khó khăn
và đầu tư thấp, cho năng suất 4 - 8 tấn/ha như các giống: LS-4, LS-5 (chín sớm), LS-6
(chín trung bình) và LS-7, LS-8 (chín muộn).
Giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn quan trọng nhất được đánh dấu bằng sự ra
đời của các giống ngô lai quy ước mang tên LVN (lai Việt Nam) của Viện Nghiên cứu
Ngô chọn tạo và một số các giống ngô lai của các cơ quan khác. Trong đó LVN 10 đã
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô của cả nước.
Giai đoạn gần đây nhất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã
chọn tạo ra một số giống ngô lai đơn và đã được chấp nhận trong sản xuất: Giống
VN25-29 (La Đức Vực và ctv, 2002), giống lai đơn ngắn ngày V98-1 và trung ngày
V2002 (Phạm Thị Rịnh và ctv, 2003 – 2004), giống ngô lai đơn VN112 (La Đức Vực
và ctv, 2007).
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo chủ yếu định hướng vào việc tạo ra các
giống ngô chín sớm và chín trung bình có tiềm năng năng suất cao phù hợp với trình
độ thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời áp dụng phương pháp

10


tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh để
tạo dòng thuần rút ngắn thời gian.
Trong những năm gần đây, ở nước ta có những bước tiến đáng kể trong công
tác chọn tạo các giống ngô lai. Những giống lai quy ước của chúng ta đang có sức
cạnh tranh, giá hạt giống rẻ chỉ bằng một nửa giá giống nhập khẩu. Năng suất và chất
lượng ngô của chúng ta không thua kém các giống ngô lai của các công ty nước ngoài.
2.2.3 Một số giống ngô lai được trồng phổ biến hiện nay
2.2.3.1 Giống ngô lai CP 888
+ Giống được phân phối bởi Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam
+ Đặc tính của giống:
-

Giống cây cho 2 trái

-

Thời gian sinh trưởng: 105 - 115 ngày

-

Năng suất bình quân: 8 - 12 tấn/ha

-

Hạt đá, màu đẹp, lõi nhỏ, áo bi kín

2.2.3.2 Giống ngô lai C 919

+ Nguồn gốc
-

Tác giả và cơ quan tác giả: Công ty Monsanto Việt Nam

-

Nguồn gốc: Giống ngô lai C 919 được nhập nội từ Công ty Monsanto Thái Lan,
được công nhận giống năm 1999 cho các tỉnh phía Nam và năm 2002 theo
Quyết định số 5309 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 11 năm 2002 cho phổ biến
ở các tỉnh phía Bắc.

+ Những đặc tính chủ yếu
-

Giống ngô lai đơn C 919 có thời gian sinh trưởng: Ở các tỉnh phía Bắc: vụ
Xuân 110 - 120 ngày, vụ Đông 110 - 115 ngày. Ở duyên hải miền Trung, vụ
Đông Xuân là 105 - 110 ngày, vụ Hè Thu 90 - 95 ngày.

-

Chiều cao cây 191,7 cm, chiều cao đóng bắp 90 cm, bộ lá thoáng gọn. Chiều
dài bắp 16 - 18 cm, đường kính bắp 4,5 cm, có 14 - 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp
76,8%, khối lượng 1000 hạt 290 - 300 g, dạng hạt bán răng ngựa, màu vàng
đẹp, lá bi bao kín bắp.

11


-


Chịu úng, chịu rét, chống đổ và nhiễm nhẹ sâu bệnh. Năng suất trung bình
60 - 70 tạ/ha.

2.2.3.3 Giống ngô lai đơn LVN 10

+ Nguồn gốc :
-

Tác giả và cơ quan tác giả : GS.TSKH Trần Hồng Uy, GS.TS Ngô Hữu Tình,
TS. Phan Xuân Hào và ctv thuộc Viện Nghiên cứu Ngô.

-

Nguồn gốc và phương pháp : LVN 10 là giống ngô lai đơn được tạo ra từ các
dòng tự phối DF2/DF1 do Viện nghiên cứu.

-

LVN 10 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật tháng 8 năm 1994.

+ Những đặc tính chủ yếu
-

Thời gian sinh trưởng: trung bình muộn
Vụ Xuân : 120 - 135 ngày.
Vụ Thu

: 95 - 100 ngày.


Vụ Đông : 110 - 125 ngày.
-

Chiều cao cây: 200 + 20 cm. Chiều cao đóng bắp: 100 + 10 cm. Chiều dài bắp:
20 + 4cm. Số hàng hạt/bắp: 10 - 14 hàng. Tỷ lệ hạt/bắp: 82 - 84%. Trọng lượng
1000 hạt: 330 gam. Màu và dạng hạt: Bán đá, màu vàng cam. Tỷ lệ cây 2 bắp:
50 - 80% (nếu trồng xen tỷ lệ cao hơn). Lá bi bọc kín, chắc, mỏng. Tiềm năng
năng suất: 8 - 12 tấn/ha

2.2.3.4 Giống ngô B 9698
+ Nguồn gốc
-

Tác giả và cơ quan tác giả: Công ty Bioseed genetics Việt Nam.

-

Giống được công nhận tạm thời năm 1999 theo Quyết định số 188 TB/KHCN
ngày 23 tháng 1 năm 1999. Công nhận giống quốc gia năm 2004 theo Quyết
định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004.

+ Những đặc tính chủ yếu
-

B 9698 có thời gian sinh trưởng ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long là 90 - 95 ngày, ở Tây Nguyên là 105 - 110 ngày.

-

Chiều cao cây 170 - 185 cm, chiều cao đóng bắp 75 - 90 cm có 17 - 19 lá. Tỷ lệ

hạt/bắp 77 - 78%, chiều dài bắp 15,0 - 16,0 cm, 12 - 14 hàng hạt, dạng hạt bán
đá, màu vàng da cam. Năng suất trung bình 5,5 - 6,5 tấn/ha.
12


×