Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN Dendrobium TẠI THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 76 trang )

i

SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN BÓN
ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LAN Dendrobium TẠI THỦ ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN THỊ PHÙNG NHỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. BÙI MINH TRÍ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn Cha Mẹ và người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều
kiện cho con học tập được như ngày hôm nay.
Biết ơn sâu sắc Thầy Ts. Bùi Minh Trí đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tận
tình, hỗ trợ kinh phí cho tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và ban chủ nhiệm
khoa Nông học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo
học tại trường.
Quý Thầy Cô trong khoa Nông học và quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm


TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm
học vừa qua.
Xin cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình, động viên của chị Lịch Sa, chị Hồng Lan trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các bạn Văn, Thúy, Thảo, Nhất, Long, Vũ,
Trưởng, Nhựt, Quyết, Tuấn cùng tất cả các bạn trong và ngoài lớp DH08NH đã giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ PHÙNG NHỊ


iii

TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ PHÙNG NHỊ, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Tháng 7/2012.
SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN Dendrobium TẠI THỦ ĐỨC –
TP. HỒ CHÍ MINH.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Minh Trí.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 tại nhà lưới bộ môn
Công nghệ sinh học thực vật, Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh, nhằm đánh giá hiệu lực
của các chế phẩm hỗn hợp được pha trộn từ các loại phân đơn đối với sự sinh trưởng
và phát triển của lan Dendrobium Sonia 18 tháng tuổi.
Thí nghiệm gồm 18 nghiệm thức được bố trí theo theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên RCBD (Randomied Complete Block Design) đơn yếu tố, với 3 lần lặp lại, mỗi
nghiệm thức bố trí 3 chậu. Tổng số chậu lan thí nghiệm là 162 chậu. Trong đó nghiệm
thức đối chứng không sử dụng phân bón.
Đề tài đã tiến hành phun phân thí nghiệm 2 lần/tuần trong suốt quá trình thí
nghiệm với liều lượng cho cả 3 lần lặp lại của một nghiệm thức là 0,5 lít dung dịch
phân bón lá (nồng độ: 1 g phân bón lá/l lít nước).

Đề tài đã theo dõi 108 chậu được chọn ngẫu nhiên và tiến hành ghi nhận các chỉ
tiêu sinh trưởng như số giả hành (giả hành/chậu), chiều cao giả hành (cm/giả hành),
đường kính giả hành (cm/giả hành), số lá (lá/giả hành); các chỉ tiêu phát dục liên quan
đến các giai đoạn phát triển của phát hoa (ngày), kích thước phát hoa (cm/phát hoa) và
chất lượng hoa như số nụ trên phát hoa (nụ), đường kính hoa đầu tiên (cm), độ bền
phát hoa (ngày), màu sắc hoa.
Kết quả thu được như sau:
Trong giai đoạn sinh trưởng của lan Dendrobium thì các công thức phân bón 100%
MAP + 0,5%VL, 100% MAP + 1% VL, 70% MAP + 30% KNO3 + 1% VL, 70%
MAP + 30% KCl + 1% VL, 90% MAP + 10% Mg + 1% VL ảnh hưởng tốt nhất đến
chiều cao và số lá trên giả hành của cây.
Trong giai đoạn ra hoa thì công thức phân bón 70% MAP + 30% KNO3 + 1% VL
là tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn các nghiệm thức còn lại về chiều dài phát hoa, số nụ trên


iv

phát hoa, đường kính hoa đầu tiên, tuổi thọ hoa và màu sắc hoa cũng thuốc nhóm có
màu tím đậm nên lợi nhuận ở các nghiệm thức này cũng đạt cao nhất là 29.505
đồng/chậu.


v

MỤC LỤC
Nội dung

trang

Trang tựa ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt.........................................................................................viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình ...................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích................................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và trong nước ........................................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới............................................................... 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trong nước ............................................... 3
2.2 Giá trị của hoa lan .................................................................................................. 4
2.3 Sơ lược về lan Dendrobium ................................................................................... 5
2.3.1 Nguồn gốc và sự phân bố .................................................................................... 5
2.3.2 Phân loại ............................................................................................................. 5
2.3.3 Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 6
2.3.4 Điều kiện sinh thái cho lan Dendrobium ............................................................. 8
2.3.5 Dinh dưỡng cho lan............................................................................................. 9
2.3.6 Sâu bệnh hại trên lan ......................................................................................... 12
2.4 Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cho hoa lan trong và ngoài nước ................. 12
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................... 12
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 15



vi

3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh .................................................. 15
3.3 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 16
3.4 Các công thức dinh dưỡng và cách thức bố trí thí nghiệm .................................... 16
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................. 18
3.6 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm ban đầu của lan Dendrobium trước khi tiến hành thí nghiệm ..... 21
4.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến quá trình sinh trưởng của lan
Dendrobium ............................................................................................................... 22
4.2.1 Ảnh hưởng các công thức phân bón đến sự hình thành giả hành trên lan
Dendrobium (giả hành/chậu)...................................................................................... 22
4.2.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao giả hành và tốc độ tăng
trưởng chiều cao giả hành của lan Dendrobium ......................................................... 24
4.2.2.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao giả hành của lan
Dendrobium ............................................................................................................... 24
4.2.2.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao giả
hành của lan Dendrobium .......................................................................................... 26
4.2.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tăng trưởng đường kính giả hành và
tốc độ tăng trưởng đường kính giả hành trên lan Dendrobium.................................... 27
4.2.3.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tăng trưởng đường kính giả hành
trên lan Dendrobium .................................................................................................. 27
4.2.3.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng đường kính giả
hành trên lan Dendrobium.......................................................................................... 28
4.2.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái ra lá và tốc độ tăng trưởng
số lá trên giả hành của lan Dendrobium ..................................................................... 29
4.2.4.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái ra lá trên giả hành của
lan Dendrobium ......................................................................................................... 29
4.2.4.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng số lá trên lan

Dendrobium. .............................................................................................................. 30
4.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự phát triển của lan Dendrobium ... 32


vii

4.3.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỉ lệ chậu lan Dendrobium hình
thành phát hoa ........................................................................................................... 32
4.3.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các chỉ tiêu phát triển trên phát hoa
.................................................................................................................................. 32
4.3.2.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái phát triển chiều dài phát
hoa trên lan Dendrobium ........................................................................................... 32
4.3.2.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái phát triển đường kính
cuống phát hoa Dendrobium ...................................................................................... 34
4.3.2.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các giai đoạn hình thành và phát
triển của phát hoa trên lan Dendrobium ..................................................................... 35
4.3.2.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến số nụ trên phát hoa, đường kính
hoa, màu sắc hoa và tỉ lệ hoa nở của lan Dendrobium ................................................ 38
4.4 Tình hình sâu, bệnh trên lan Dendrobium trong quá trình thực hiện đề tài............ 41
4.5 Ước tính chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế cho một chậu lan Dendrobium đã có
hoa. ............................................................................................................................ 41
4.5.1 Chi phí đầu tư cho một chậu lan ........................................................................ 41
4.5.2 Ước tính hiệu quả kinh tế cho một chậu lan Dendrobium đã có hoa .................. 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 45
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 47
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm ....................................................................... 47
Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê .............................................................................. 50



viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

Cv

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

ĐC

Đối chứng

NSP

Ngày sau phun

NT

Nghiệm thức

NSXHMH


Ngày sau xuất hiện mầm hoa

P

Xác suất (Probability)

Rep

Lần lặp lại (Replication)

SAS

Phần mềm xử lý thống kê (Statistical Analysis Systems)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VL

Vi lượng


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

trang


Bảng 3.1 Số liệu khí hậu thời tiết tại TP. Hồ Chí Minh trong các tháng tiến hành thí
nghiệm ....................................................................................................................... 15
Bảng 3.2 Thành phần các công thức phân bón trong thí nghiệm ................................ 16
Bảng 4.1 Chiều cao, số lá, đường kính ở giả hành cũ và mới của lan Dendrobium tại
thời điểm trước khi phun phân thí nghiệm.................................................................. 21
Bảng 4.2 Ảnh hưởng các công thức phân bón đến sự hình thành giả hành trên lan
Dendrobium (giả hành/chậu)...................................................................................... 23
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tăng trưởng chiều cao giả hành
của lan Dendrobium (cm/giả hành) ............................................................................ 24
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao giả
hành của lan Dendrobium trong các giai đoạn khác nhau (cm/giả hành/20 ngày) ....... 26
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái tăng trưởng đường
kính giả hành của lan Dendrobium (cm/giả hành) ...................................................... 27
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng đường kính
giả hành của lan Dendrobium (cm/giả hành/20 ngày)................................................. 28
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái ra lá trên giả hành của
lan Dendrobium (lá/giả hành) .................................................................................... 30
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng trưởng số lá trên lan
Dendrobium (cm/giả hành) ........................................................................................ 31
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái phát triển chiều dài
phát hoa trên lan Dendrobium (cm/phát hoa) ............................................................. 33
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái phát triển đường
kính cuống phát hoa (cm/phát hoa) ............................................................................ 34
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến độ bền phát hoa (ngày) và cảm
quan màu sắc hoa lan Dendrobium ............................................................................ 38
Bảng 4.12 Ước tính chi phí đầu tư cho một chậu lan Dendrobium (đồng/chậu) ......... 41
Bảng 4.13 Ước tính hiệu quả kinh tế cho một chậu lan Dendrobium đã có hoa
(đồng/chậu)................................................................................................................ 42



x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Nội dung

trang

Hình 1.1 Cấu tạo hoa D. Sonia với lá đài, cánh hoa, cánh môi, nhị và nhụy ................ 7
Hình 4.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ chậu lan Dendrobium hình
thành phát hoa (%) ..................................................................................................... 32
Hình 4.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các giai đoạn hình thành và phát
triển của phát hoa trên lan Dendrobium (ngày) .......................................................... 36
Hình 4.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến số nụ trên phát hoa (nụ/phát
hoa). .......................................................................................................................... 39
Hình 4.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đường kính hoa đầu tiên (cm) 39
Hình 4.5 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỉ lệ hoa nở – hoa hư. ............. 40


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa lan Dendrobium có hơn 1600 loài với vẻ đẹp đa dạng và phong phú, thích
hợp với nhiều môi trường sống khác nhau là một trong những giống lan được tập trung
phát triển mạnh ở nước ta, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ
nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Như các loại cây khác, lan cũng yêu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện.
Đối với lan Dendrobium trong giai đoạn trưởng thành, việc sử dụng chủng loại và

lượng phân thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tối ưu, mang lại năng suất
cao, phẩm chất tốt và hiệu quả kinh tế vượt trội. Bón phân cho lan càng trở nên đáng
quan tâm hơn khi việc sử dụng các giá thể trơ để trồng lan ngày càng phổ biến.
Trên thị trường hiện nay, các loại phân bón cho lan chủ yếu được nhập khẩu hoàn
toàn hay nhập công nghệ từ các nhà sản xuất nước ngoài và được đóng gói tại Việt
Nam nên giá thành khá cao, phát sinh nhiều sản phẩm giả mạo không đảm bảo chất
lượng gây khó khăn cho người trồng lan. Để chủ động được công nghệ và tạo ra sản
phẩm có giá cả dễ chấp nhận thì việc tạo ra các chế phẩm trên cơ sở kết hợp các loại
phân đơn và hóa chất phổ biến để bón cho cây sẽ giúp làm giảm giá thành, hạn chế
phân bón giả và quan trọng nhất là tránh sự lệ thuộc của các nhà cung cấp nước ngoài.
Vì vậy việc so sánh, chọn lọc và tối ưu hóa tỉ lệ thành phần các loại phân đơn trong
một chế phẩm hỗn hợp tiện cho việc sử dụng thích hợp cho từng giống lan, cụ thể là
lan Dendrobium là rất cần thiết.
Từ những nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hiệu lực
của một số công thức phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển của lan
Dendrobium tại Thủ Đức – TP.HCM”


2

1.2 Mục đích
Xác định công thức phân bón thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của
hoa lan Dendrobium Sonia trồng tại Thủ Đức trong giai đoạn trưởng thành.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá được sự khác biệt của các công thức phân bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng và một số chỉ tiêu ghi nhận được trong thời kỳ phát dục của hoa lan
Dendrobium
Ước tính hiệu quả kinh tế ban đầu cho một chậu lan Dendrobium đã có hoa
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được tiến hành trong thời gian ngắn (từ tháng 2/2012 đến tháng

6/2012) nên chưa theo dõi được sự sinh trưởng và phát triển của cây ở những giai đoạn
khác nhau.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và trong nước
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Thị trường lan trên thế giới sôi động cả về mặt hàng lan cắt cành lẫn lan trồng
trong chậu. Sản xuất lan tập trung chủ yếu ở các nước như Thái Lan, Hà Lan, Đài
Loan, Mỹ. Hiện nay có rất nhiều quốc gia cũng đang đầu tư phát triển ngành sản xuất
lan như Trung Quốc, Singapore, Indonesia.
Hà Lan là quốc gia duy nhất ở châu Âu có công nghệ trồng lan xuất khẩu. Do
trồng trong nhà kính nên Hà Lan xuất khẩu lan quanh năm, đặc biệt là những giống lan
ôn đới. Hà Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu, trị giá năm 2008 đạt 111,7 triệu USD
(48% xuất khẩu lan toàn cầu). Thái Lan đứng hạng nhì với 73,3 triệu USD. Singapore
đứng hạng ba đạt 21,1 triệu USD.
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước xuất khẩu lan Dendrobium và các
lan nhiệt đới khác lớn nhất thế giới. Tổng diện tích hoa kiểng của Thái Lan đạt 12.160
ha (2009), trong đó phong lan chiếm diện tích cao nhất là 3.718 ha (30,6%). Khoảng
70% sản lượng lan cắt cành của Thái Lan được xuất khẩu đến 38 nước trên thế giới,
đạt giá trị 104 triệu USD (2009) (Trần Viết Mỹ, 2010).
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trong nước
Tại Việt Nam, hoa lan đã được biết đến khá sớm. Từ thời Trần Anh Tông, nhà
vua thích sưu tầm các loại hoa, các cây cảnh uốn thế và các loại hòn non bộ. Khí hậu ở
Việt Nam thích hợp với nuôi trồng nhiều loại lan. Từ những năm 1960 – 1970 cây lan
thuộc các giống như Phalaenopis, Dendrobium, Catlleyza, Cymbidium từ Thái Lan,
Singapore, Pháp, Mỹ được nhập nội vào miền nam Việt Nam. Năm 1976, Trung tâm

Sinh học TP. HCM đã tổ chức nuôi cấy mô phong lan và tạo ra hàng loạt cây con


4

phong lan bằng cách nuôi cấy mô. Năm 1980 việc xuất khẩu hoa lan của Việt Nam
được chính thức thực hiện do công ty Vegetexco xuất lan cắt cành Đà Lạt
(Cymbidium) (Đào Thanh Vân, 2008).
Hiện nay, TP. HCM đang là thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa lan lớn nhất cả
nước. Theo trung tâm khuyến nông TP. HCM, diện tích hoa lan năm 2009 là 97,7 ha,
trong đó hoa lan cắt cành là 83 ha, chiếm 85% diện tích. Chủng loại lan cũng khá
phong phú như Dendrobium, Cattleya, Mokara, Vanda, Phalaenopsis, Cena, Arachus.
Trong đó chủng loại lan được trồng nhiều nhất là Mokara (chiếm 44,8%), kế đến là
Denbrobium (chiếm 39,6%). Dendrobium Sonia là một trong những giống lan cắt cành
được trồng phổ biến ở TP. HCM và các vùng phụ cận.
Tuy nhiên sản lượng hoa lan vẫn chưa cung ứng đủ cho thị trường trong nước,
chỉ đáp ứng đươc 30% nhu cầu nội địa. Một vài công ty trong thành phố đã xuất khẩu
lan Mokara cắt cành đến thị trường Mỹ, Nhật, tuy chất lượng đạt yêu cầu, nhưng giá
thành khá cao nên khó có thể cạnh tranh với hoa lan Thái. Đó là chưa nói đến số lượng
không thể đáp ứng được khi phải xuất một số lượng lớn trong thời gian dài theo hợp
đồng. Bên cạnh đó, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khâu hậu thu hoạch như xử lý
mầm bệnh, đóng gói chưa được quan tâm đúng mức (Trần Viết Mỹ, 2010). Rõ ràng
nghề trồng lan phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế lực của nước ta.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM đã đề ra chương trình phát
triển hoa cây kiểng trên địa bàn thành phố là sẽ đạt 2.100 ha hoa, cây kiểng vào năm
2015. Trong đó diện tích hoa lan đạt 400 ha, nâng cao năng suất và phẩm chất để đáp
ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tập trung phát triển hoa
Dendrobium và Mokara để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
2.2 Giá trị của hoa lan
Hoa lan là loại hoa có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho

những quốc gia trồng với quy mô lớn và chất lượng tốt.
Giá trị thẩm mỹ: với vẻ đẹp kiêu kỳ, trang nhã thì hoa lan một loài hoa được
dùng để trang trí nhà cửa, phòng làm việc, những buổi dạ hội, tặng nhau trong ngày
cưới, ngày lễ, ngày tết, sinh nhật.


5

Trong công nghệ mỹ phẩm, tinh dầu hoa lan được sử dụng để làm hương liệu và
nhiên liệu cho sản xuất nước hoa.
Trong công nghệ thực phẩm, chất vanillin làm tăng phẩm chất của bánh là một
chất được ly trích từ trái do thụ phấn nhân tạo của loài lan Vanilla planiforlia, những
người dân Mã Lai đã sử dụng lá của một số giống lan làm rau ăn hàng ngày, chế biến
thành nước trà.
Về y học, trong sách nói về cây thuốc của Hải Thượng Lãn Ông và các sách
thuốc khác ở Việt Nam đều có nêu lên những cây lan làm thuốc chữa bệnh (Đào
Thanh Vân, 2008)
Ngoài ra nhiều dân tộc Trung và Nam Mỹ dùng một số bộ phận của hoa lan để
đan chiếu rổ, làm đồ trang sức, làm kèn thổi trong các buổi lễ đình đám hội hè
(Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
2.3 Sơ lược về lan Dendrobium
2.3.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Họ Lan gồm 750 chi và trên 3500 loài, được xếp ở vị trí thứ 2 sau họ Cúc trong
ngành thức vật hạt kín. Đây cũng là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm. Họ phong lan
phân bố từ 68o vĩ Bắc đến 56o vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thụy Điển, Alaska,
xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Ostralia. Mỗi lục địa nổi bật các chi loài
độc đáo, phân bố rất tập trung, như ở châu Á rất giàu các loài của chi Dendrobium
(1400 loài), chi Vanda (60 loài), chi Phalaenopsis (35 loài). Trong đó, chi
Dendrobium được Clof Swart đặt tên vào năm 1799, là chi lớn thứ nhì của họ Lan.
Chữ “dendrobium” có nguồn gốc từ Hy Lạp, “dendro” nghĩa là cây gỗ lớn và “bio”

nghĩa là sống (Trần Hợp, 1998).
Dendrobium là loài lan chiếm ưu thế nhất với hơn 1.600 giống nguyên thủy được
chia thành 40 nhóm trong đó có 8 nhóm phổ biến nhất là Phalaenanthe, Ceratobium,
Callista, Eugenanthe, Nigrohirsute, Pedilonum, Crumenata, Latourea. Trong đó,
Dendrobium Sonia thuộc nhóm Phalaenanthe.
2.3.2 Phân loại
Lan Dendrobium thuộc:


6

Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Monocotyledones
Bộ: Asparagales
Họ: Orchidaceae
Họ phụ: Epidendroideae
Giống: Dendrobium
Loài: Dendrobium
Dendrobium Sonia là giống lai giữa D. Caesar × D.Tomie Drake.
2.3.3 Đặc điểm hình thái
a. Rễ
Sự đa dạng về hình thái và cấu trúc rễ làm cho Denrobium phù hợp với điều kiện
sống như: khi sống ở đất thì rễ mập, thân rễ bò dài hay ngắn (Trần Hợp, 2000)
Ở một số loài có lối sống bám lơ lửng trên vỏ thân cây gỗ khác, nên thân rễ dài
hay ngắn, mập hay mảnh mai giúp đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.
Hệ rễ vừa làm nhiệm vụ hút nước, muối khoáng trên vỏ thân cây gỗ, hấp thu chất dinh
dưỡng, chúng được bao bởi một lớp mô hút ẩm dày. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ bám
chặt vào giá thể để giữ cây khỏi bị gió cuốn đi (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
b. Thân
Dendrobium thuộc nhóm đa thân. Đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên

tục mà có những chu kỳ nghỉ sau những mùa tăng trưởng. Chúng vừa có thân thật vừa
có giả hành. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, dự trữ nước và nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giả hành mới. Cấu tạo giả hành gồm nhiều mô
mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng
bảo vệ tránh sự mất nước. Đa số củ giả hành có màu xanh bóng, nên cùng với lá,
chúng cũng làm nhiệm vụ quang hợp. Thường các loài thuộc giống Dendrobium dùng
cho mục đích kinh doanh là lan đa thân với nhiều giả hành (Trần Hợp, 1998).
c. Lá
Phong lan đều là cây tự dưỡng, do đó chúng phát triển đầy đủ hệ thống lá, với rất
nhiều kiểu lá khác nhau, có mỏng mềm, có dai cứng và cũng có cả mọng nước, có lá


7

dẹt, lá dài và lá hình trụ. Về màu sắc, phiến lá thường có màu xanh bóng, nhưng đôi
khi hai mặt lá có màu sắc khác nhau (thường mặt dưới lá có màu xanh đậm hay tía),
mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ (Trần Hợp,1998).
d. Hoa
Hoa có thể mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa đơn cô độc. Các chồi hoa
không những mọc trên các giả hành mới mà có thể mọc trên các giả hành cũ. Bên
trong hoa có cột nhị nhụy nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái
ở mặt trước. Cột này thường dài, thẳng hay cong về phía trước. Nhị đực gồm hai phần,
bao phấn và hốc phấn. Bao phấn nằm ở cột nhị nhụy. Còn hốc phấn thì lõm lại, mang
khối phấn và thường song song với bao phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại
với nhau rất cứng do có tinh bột, sáp hay chất sừng. Vì thế giống Dendrobium khi ra
hoa nó có số lượng cành hoa nhiều hơn bất kỳ một loài lan nào khác. Vì vậy, ngày nay
Dendrobium chiếm ưu thế trên thị trường hoa cắt cành. Hầu như dòng họ của giống
Dendrobium là những loài hoa rất lâu tàn, trung bình từ 1 – 2 tháng (Trần Hợp,
Nguyễn Công Nghiệp, 1998).
Lá đài

Cánh hoa
Nhị
Nhụy

Cánh môi
Hình 1.1 Cấu tạo hoa D. Sonia với lá đài, cánh hoa, cánh môi, nhị và nhụy
d. Quả
Quả phong lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. Khi chín quả
mở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài quả chỉ
mở theo 1 – 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra, và hạt chỉ ra khỏi vỏ qua khi vỏ dày
mục nát.


8

e. Hạt
Hạt chỉ cấu tạo bởi một phôi chưa phân hóa, trên một máng lưới nhỏ, xốp chứa
đầy không khí. Hạt rất nhiều và nhỏ bé, trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nặng
chỉ bằng một phần mười đến một phần ngàn milligram (Trần Hợp, 1998).
2.3.4 Điều kiện sinh thái cho lan Dendrobium
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000), lan Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi
với các điều kiện sinh thái khác nhau.
a. Nhiệt độ
Dựa theo yêu cầu nhiệt độ có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính là
nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng.
Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng là
15oC gồm các giống lấy từ vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến Điện trên cao độ
1000 m. Các loài này nếu trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25oC thì cây vẫn sống,
nhưng phát triển yếu hơn và hiếm khi ra hoa.
Nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của châu

Úc, Idonexia, Malaixia và các loài của giống Dedrobium lai hiện được trồng tại TP.
HCM và các tỉnh miền Nam, nhiệt độ thích hợp cho các loài của nhóm này là 25 oC.
Tuy nhiên các giống Dendrobium lai chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều khoảng 28
– 30oC. Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh
và vùng nóng, nhưng ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn, nhiệt độ lý
tưởng của các loài này là 20oC.
b. Ẩm độ
Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện
không khí ẩm và thoáng. Ẩm độ tương đối cần thiết là 40 – 70%. Cấu tạo giá thể quá
ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự phát triển của giống Dendrobium vì có thể toàn
bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân.


9

c. Ánh sáng
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay
khuếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%. Cây bị thiếu ánh sáng
sẽ gây thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cũng rất ít, cây èo ọt. Trái lại thừa ánh sáng chỉ
làm cho cây xấu đi vì bỏng lá, hoặc giả hành trơ trụi nhưng cây sẽ thích nghi dần và
vẫn đảm bảo cây ra hoa nhiều và đẹp.
d. Nước tưới
Ở thành phố Hồ Chí Minh, Dendrobium được trồng trong điều kiện ánh sáng dồi
dào vì thế các loài thuộc giống này sẽ được tưới nước nhiều hơn. Tưới nước khoảng 2
lần/ngày từ tháng 5 – tháng 11, 3 lần/ngày từ tháng 12 – tháng 2, và 1 lần/ngày từ đầu
tháng 3 – cuối tháng 4.
2.3.5 Dinh dưỡng cho lan
Theo Đào Thanh Vân và ctv (2008) dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng,
tuy không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tùy
thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà nhu cầu đối với các thành phần dinh

dưỡng khác nhau.
a. Vai trò và các loại dinh dưỡng đạm (N)
N là một trong 3 nguyên tố mà thực vật rất cần, N cần thiết cho việc tạo lập sắc
tố và nhất là Protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, làm cho cây phát triển
tốt và tạo điều kiện để cây lan hút các nguyên tố dinh dưỡng khác như lân và kali. Nếu
cây lan được cung cấp quá nhiều N ở giai đoạn đầu thì cây sinh trưởng rất tốt, lá to
màu xanh đậm, thân cây cao lớn nhưng mầm yếu, nhất là ở lá và đọt cây, sức đề kháng
kém và dễ sinh bệnh, dễ thối mầm, cây dễ bị gãy ngọn khi có gió lớn, cây ra hoa chậm,
ít hoa, thậm chí không ra hoa đối với các loài khó ra hoa. Thiếu N cây lan cho lá nhỏ
và vàng, cây chậm lớn, già nhanh, ra hoa sớm khi cây vẫn còn nhỏ, giá trị thương mại
thấp.
Ở nước ta có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê,
phân amôn sunphat và phân amôn phôtphat (MAP, DAP).


10

b. Vai trò và các loại dinh dưỡng lân (P2O5)
Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ hai sau đạm. Lân và đạm cùng có
tác dụng trong tổng hợp Protein cho cây lan, giúp cây điều hòa các hoạt động sinh lý
như quá trình nảy mầm, ra hoa, ra rễ của cây.
Cây thừa lân sẽ ra hoa sớm, lá ngắn và cứng khác thường, khi thiếu lân thì cây
nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng yếu, lá xanh thẫm hoặc có màu xanh tím, rễ chậm phát triển
và ra rễ ít, chậm ra hoa, ít đậu quả, hạt lép và tỷ lệ này mầm của hạt kém.
Các loại phân lân thường được dùng cho cây là: lân apatit, super lân
(Ca(H2PO4)2) chứa 20% P2O5, các dạng lân hòa tan với hàm lượng lân khá cao như
DAP (18 – 46 – 0) , MAP (10 – 50 – 0).
c. Vai trò và các loại dinh dưỡng kali (K2O)
Kali có tác dụng trong việc thúc đẩy cây lan hút đạm, giúp cho cây phát triển
chồi mới, đọt mới. Kali tăng cường sự vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong

cây, tăng cường dự trữ các chất dinh dưỡng trong thời kỳ cây ngủ nghỉ. Kali tăng
cường các bó mạch trong thân làm tăng sức chống chịu lực và tăng sức đề kháng sâu
bệnh. Kali giúp thúc đẩy hoa ra nhiều, màu sắc đẹp, tăng giá trị sử dụng hoa lan.
Khi cây thừa Kali thường biểu hiện ở lá non không đổi màu nhưng héo rũ, ngọn
lá già trở nên vàng nâu rồi cháy khô, cây chậm phát triển. Khi đó cần ngưng bón ngay
các loại phân có chứa nhiều Kali.
Thiếu Kali cây lan sẽ ngừng phát triển, khô dần rồi chết, hoặc cây đang độ phát
triển thì sẽ ngừng phát triển. Lá ở ngọn cây thường chụm lại, lóng thu ngắn, thân cây
lùn, lá vàng và rụng, hạt nảy mầm kém.
Cây lan dễ dàng hấp thụ kali ở dạng ion K+ hòa tan trong nước. Các dạng hóa
chất, phân nông nghiệp có Kali thường được sử dụng là: K2SO4 (48% K2O), KCl (60%
K2O).
d. Vai trò của canxi (CaO)
Canxi là nguyên tố cần thiết nhất để tạo lập thành tế bào giúp cho tế bào hoạt
động một cách điều hòa trong việc tạo lập Protein, giúp cây hấp thụ được nhiều đạm,


11

nên cây có màu xanh đậm khác thường. Thiếu Canxi, rễ lan sẽ phát triển chậm, cây và
lá nhỏ, không đứng thẳng. Nếu thiếu Canxi và đạm cùng một lúc thì cây nhanh tàn vì
việc tạo lập Protein sẽ bị ngừng trệ.
Nguồn cung cấp Ca cho lan thường được sử dụng như thạch cao Ca(HPO4)2
,CaSO4 , đây là dạng muối trung tính, khó tan trong nước.
e. Vai trò và dinh dưỡng Magie (MgO)
Magie là một trong nguyên tố cấu tạo nên diệp lục, giúp cây phát triển cân đối,
điều hòa mọi hoạt động của cây. Khi trong phân bón hoặc giá thể có chứa nhiều magie
thì lá bị nhạt đi, ngọn lá bị héo khô khi bị nắng. Khi thiếu magie thì bộ rễ phát triển
mạnh, to khác thường, nhưng thân lại phát triển yếu, mất cân đối.
MgSO4 là loại hóa chất thường được sử dụng chứa 17,4% MgO. Ngoài ra, Mg

còn có nhiều trong vôi (1 – 8% MgO), tro thực vật.
f. Vai trò của lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác
Đây là nguyên tố tạo nên một số acid amin, protein và nguyên sinh chất trong tế
bào sinh trưởng. Nếu thiếu S thì cây sẽ cằn cỗi, lá vàng và mép lá hay bị thối, kích
thước lá nhỏ hẳn, biểu hiện rõ ở các lá đỉnh của cây, trong khi đó nếu thiếu đạm thì
thường biểu hiện ở các lá già.
Các nguyên tố vi lượng cây lan cần rất ít nhưng không thể thiếu được, thường thì
các nguyên tố vi lượng có sẵn trong nước tưới hàng ngày cho lan hoặc trong các chất
hữu cơ làm giá thể cho lan. Các nguyên tố vi lượng được cho là cần thiết cho lan như
Fe, Cu, Zn...
Ngày nay các yếu tố dinh dưỡng cho lan chủ yếu được cung cấp bằng cách phun
qua lá. Theo Hew và Yong (2004), sự hấp thu dinh dưỡng của hoa lan qua rễ là tương
đối thấp so với những cây trồng khác. Ngoài ra, hoa lan rất cần phân bón nhưng không
chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên với
nồng độ thấp. Vì vậy việc sử dụng phân bón lá cho cây là rất hiệu quả và thông dụng.


12

2.3.6 Sâu bệnh hại trên lan
a. Côn trùng
Theo Bùi Xuân Đáng (2006), một số sâu hại phổ biến trên lan Denrobium như:
Nhện đỏ (Tetranychus sp) rất nhỏ để lại những chấm mầu bạc ở mặt dưới lá
Dendrobium. Rệp vảy nâu (Coccus sp) thường ở dưới lá, cuống hoa. Kiến tưởng như
vô hại nhưng thực ra mang rệp và đủ chứng bệnh cho lan cần phải tuyệt diệt bằng
Malathion hay Diazinon hay rắc Diazinon hạt trên mặt chậu rồi tưới nước cho ngấm
xuống. Ốc sên và sên không vỏ không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non,
nhất là loại không vỏ thường trú ẩn trong chậu cây.
b. Bệnh
Một số bệnh phổ biến trên lan như bệnh thối đen (nấm Phytophthora

palmivora), bệnh thối đen gốc làm cho cây tàn úa do nhiều nấm gây ra (Fusarium
oxysporum, Rhizoctonia solani), bệnh đốm vàng (Colletotrichum glocosporioides),
thối nâu vi khuẩn (Erwinia carotovora) gây hại toàn cây (Bùi Xuân Đáng, 2006).
2.4 Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cho hoa lan trong và ngoài nước
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước
Ngay sau các thành tựu về chọn tạo giống và nhân giống lan bằng nuôi cấy mô
thì dinh dưỡng cho lan cũng là vấn đề được nghiên cứu mạnh mẽ để tạo ta những cành
phong lan cân đối, nhiều hoa và màu sắc rực rỡ, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Theo các nhà nghiên cứu phong lan trên thế giới về vấn đề dinh dưỡng cho hoa
lan thì việc tập trung Nitrogen (N) và Phosphorus (P) một cách đặc biệt ở rễ và giả
hành có liên quan đến quá trình kích thích sự hình thành hoa. Để cây ra hoa thì lượng
Nitrogen phải thấp hơn Phosphate. Hay mối quan hệ giữa Nitrogen và Cacbonhydrat,
nếu lượng Nitrogen tập trung cao hơn thì cây vẫn trong giai đoạn phát triển sinh
dưỡng, nhưng tỷ lệ này thay đổi ngược lại thì cây bước vào giai đoạn hình thành hoa.
Từ đó ta có thể thay đổi tỉ lệ các chất dinh dưỡng cho cây để thúc đẩy việc hình thành
hoa sớm hay muộn hơn.
Theo Frowine (2005), cây lan đòi hỏi dinh dưỡng thường xuyên tuy nhiên không
chịu được nồng độ dinh dưỡng cao vì vậy cần phải bón phân thường xuyên cho lan
bằng cách pha loãng sẽ tốt cho lan hơn. Bón phân cho phong lan là vấn đề cần thiết để


13

giúp cho một cây phong lan khỏe mạnh có thể phát triển tốt hơn. Tuy nhiên nếu rễ
phong lan đang bị thương tổn thì việc bón phân cho lan một cách thường xuyên cho
cây sẽ làm cho tình trạng cây càng xấu đi đồng thời lượng muối trong phân bón sẽ tích
tụ và tiếp tục là hư hại rễ. Lượng Nitơ trong phân bón ở mức dưới 20% thì sẽ tốt cho
cây, đồng thời hàm lượng lân cao cũng sẽ giúp cho quá trình ra hoa của cây sau này,
các loại phân vi lượng cần được cung cấp với nồng độ thấp nhưng rất cần thiết cho sự
phát triển của cây. Hiện nay có thể sử dụng một số loại phân chậm tan được nén trong

những túi nhỏ cho phong lan nhưng cần chú ý đến loại phân sử dụng vì có thể làm hư
hại rễ cây.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Dinh dưỡng cho lan là vấn đề rất cần được quan tâm cho các nhà vườn trồng
phong lan ở nước ta để tạo ra được sản phẩm lan trồng chậu, cũng như lan cắt cành có
khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới. Trước kia các nghiên cứu cho hoa lan ở
nước ta chủ yếu là nghiên cứu về ảnh hưởng của các giá thể đến sự sinh trưởng và phát
triển của lan. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề dinh dưỡng cho lan đã được
các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn, và đang được tiến hành nghiên cứu.
Đặc tính của hoa lan là nhu cầu dinh dưỡng cần được cung cấp thường xuyên ở
nồng độ thấp. Ngoài việc sử dụng phân bón gốc truyền thống, thì phương pháp bón
phân qua lá được áp dụng phổ biến tại các vườn phong lan trong nước. Tuy nhiên chọn
loại phân bón lá nào hợp lý cho từng loài lan là vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lan Dendrobium
Theo kết quả thí nghiệm của Văn Thị Cẩm Duyên (2006), kết hợp sử dụng phân
bón lá Growmore, HVP, Agrotism với các loại giá thể phù hợp (rễ lục bình kết hợp với
dớn và phân trùn) có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của lan Dendrobium
30 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Thanh Thảo (2008), nguồn dinh dưỡng cung cấp từ phân bón lá rất
cần thiết cho sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Dendrobium. Trong đó phân
Growmore tốt hơn cho sự sinh trưởng của lan Dendrobium 2 năm tuổi, phân Đầu trâu
có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng của cây lan Dendrobium 3 tháng tuổi.


14

Trong một thí nghiệm về phân bón cho lan của Nguyễn Thị Hà (2010), đã ghi
nhận phân Growmore và Đầu Trâu 501 tốt nhất cho sự tăng trưởng của lan
Dendrobium 3 tháng tuổi.
Theo Lê Thị Mỹ Dung (2011), kết hợp phân bón lá Growmore với giá thể thích

hợp cho lan Dendrobium có tác dụng tốt nhất đến chiều cao cây, tăng số giả hành
trong chậu. Phun phân Supergrowth rong biển có tác động tốt đến phát sinh chồi mới
của lan.
Tuy nhiên các kết quả trên chỉ được tiến hành trong thời gian ngắn đồng thời các
loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm chủ yếu là những phân bón hỗn hợp, có sẵn
trên thị trường và một số phân bón là nhập khẩu từ các công ty nước ngoài về đóng gói
tại Việt Nam nên chưa thể đánh giá được các tổ hợp dinh dưỡng cụ thể phù hợp cho
từng giai đoạn sinh trưởng của lan và chủ động đưa ra chế phẩm hoàn chỉnh.


15

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng 06/2012 tại nhà lưới của
bộ môn Công nghệ sinh học thực vật, trường đại học Nông Lâm – Thủ Đức – TP. Hồ
Chí Minh
3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.1 Số liệu khí hậu thời tiết tại TP. Hồ Chí Minh trong các tháng tiến hành thí
nghiệm

Tháng

Nhiệt độ

Lượng

Ẩm độ


trung bình

mưa

không khí

Tổng số giờ nắng
(h)

( C)

(mm)

(%)

2

28,2

68,7

70

176,8

3

29,4

36,4


68

208,6

4

29,3

144

74

217,3

5

29,3

72

74

196,0

6

28,7

270


78

162,0

o

(Nguồn:Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Nhiệt độ trung bình của các tháng tiến hành thí nghiệm ổn định trong khoảng
28,5oC – 29,5oC thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Dendrobium Sonia
(đã mô tả chi tiết ở mục 2.2.3). Tuy nhiên lượng mưa và ẩm độ tăng dần theo các
tháng tiến hành thí nghiệm, nên thường xuyên phòng trừ nấm bệnh cho cây theo định
kỳ.


×