Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU CHÙM NGÂY (Moringa oleifera) TẠI HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.51 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU CHÙM NGÂY (Moringa oleifera)
TẠI HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN VINH

Ngành:

NÔNG HỌC

Khóa:

2008 – 2012

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU CHÙM NGÂY (Moringa oleifera)
TẠI HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

Tác giả
NGUYỄN VĂN VINH


Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN
ThS. NGUYỄN ĐẶNG TOÀN CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012


CẢM TẠ

Thành kính công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho
con được học tập như ngày hôm nay.
Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm tp. Hồ Chí Minh; Ban chủ
nhiệm khoa Nông học; Quý Thầy, Cô trong và ngoài khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền dạy những kinh nghiệm quý báu
trong quá trình học tập.
Thầy TS. Võ Thái Dân, người Thầy kính mến đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ,
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Thầy ThS. Nguyễn Đặng Toàn Chương, phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Gia Lai.
Đồng thời gởi lời cảm ơn đến anh em, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Vinh

ii



TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng và năng suất rau
chùm ngây (Moringa oleifera) tại huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện
năm 2012.
Thí nghiệm 2 yếu tố, được bố trí theo kiểu lô phụ (Splip Plot Design), 3 lần lặp
lại. Yếu tố A (yếu tố phụ) là ba loại phân hữu cơ, các loại phân hữu cơ được bón lót
trước khi trồng cây ra ruộng [A1: bón 30 tấn phân bò hoai/ha; A2: bón 30 tấn phân dê
ủ chế phẩm trichoderma/ha; A3: bón 30 tấn phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm/ha; A4:
không bón phân hữu cơ (đối chứng)]. Yếu tố B (yếu tố chính) là bốn loại phân bón lá
[B1: 20 ml ANHUMIX/16 lít nước, phun 7 ngày/lần; B2: 40 g Poly – Feed/16 lít nước,
phun 10 ngày/lần; B3: 50 ml AMINÔ CHELATE/16 lít nước, phun 10 ngày/lần; B4:
10 g HVP 1601WP/16 lít nước, phun 10 ngày/lần; và B5: phun nước lã (đối chứng)].
Nền phân bón (cho 1 ha): 153 kg Đạm Phú Mỹ (46% N) + 220 kg Lân Long Thành
(16% P2O5) + 60 kg KCl - Công ty cổ phần Sơn Luyến (60% K2O) (theo tỷ lệ 2:1:1).
Qua thí nghiệm theo dõi về các chỉ tiêu sinh trưởng như số lượng chồi/cây, số lá
thật trên cây, đường kính thân, đường kính tán, năng suất, cho thấy việc sử dụng phân
hữu cơ bón lót và phân bón lá cho rau chùm ngây đều mang lại hiệu quả cao về sinh
trưởng và năng suất cao hơn các nghiệm thức đối chứng không bón lót phân hữu cơ và
phun phân bón lá. Trong đó các nghiệm thức phun phân bón lá HVP 1601WP và bón
lót phân bò hoai có hiệu quả cao và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với
nghiệm thức đối chứng.

iii


MỤC LỤC
CẢM TẠ ....................................................................................................................... i

TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1 Giới thiệu chung về cây chùm ngây ...................................................................... 4
2.1.1 Nguồn gốc........................................................................................................... 4
2.1.2 Phân loại ............................................................................................................. 4
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây chùm ngây ................................................................ 4
2.1.4 Giá trị của cây chùm ngây .................................................................................. 5
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây chùm ngây ........................................................... 6
2.3 Vai trò của các loại phân dùng trong nghiên cứu .................................................. 6
2.3.1 Giới thiệu sơ lược phân hữu cơ .......................................................................... 6
2.3.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 6
2.3.1.2 Vai trò và tác dụng của phân hữu cơ ............................................................... 6
2.3.1.3 Các loại phân hữu cơ ....................................................................................... 8
2.3.2 Phân bón lá ......................................................................................................... 9
2.3.2.1 Một số khái niệm về phân bón lá .................................................................... 9
2.3.2.2 Tình hình sử dụng phân bón lá trên một số loại cây rau ăn lá....................... 10
2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo sử dụng phân bón hợp lý ................................................ 11
2.4 Đốn tạo hình rau chùm ngây ............................................................................... 12
2.5 Một số nghiên cứu về cây chùm ngây trong và ngoài nước ................................ 13
iv



2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 13
2.5.2 Tình hình sản xuất trong nước .......................................................................... 14
2.6 Quy trình canh tác thực hiện trong thí nghiệm (Tổng hợp và cải tiến từ quy trình
trồng Nguyễn Đặng Toàn Chương, 2011) ................................................................. 16
2.6.1 Ươm cây ........................................................................................................... 16
2.6.2 Chuẩn bị đất ...................................................................................................... 16
2.6.3 Trồng và chăm sóc............................................................................................ 17
2.6.4 Thu hoạch ......................................................................................................... 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 19
3.2 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 19
3.2.1 Hạt giống sử dụng trong nghiên cứu ................................................................ 20
3.2.2 Phân bón hữu cơ ............................................................................................... 20
3.2.2.1 Phân bò .......................................................................................................... 20
3.2.2.2 Phân dê .......................................................................................................... 20
3.2.2.3 Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm ....................................................................... 20
3.2.3 Phân bón hóa học.............................................................................................. 21
3.2.4 Phân bón lá ....................................................................................................... 21
3.2.5 Thuốc trừ cỏ...................................................................................................... 21
3.2.6 Thuốc phòng trừ sâu, bệnh ............................................................................... 21
3.2.7 Một số dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm ........................................................ 22
3.3 Phương pháp thí nghiệm...................................................................................... 22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 25
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ...................................................................... 26
4.1 Các chỉ tiêu giai đoạn vườn ươm......................................................................... 26
4.2 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến chiều cao cây trước khi
hãm ngọn ................................................................................................................... 27
4.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến đường kính thân......... 30
4.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến số lá thật (lá/cây) ....... 34

4.5 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến đường kính tán (cm) .. 38
4.6 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến số lượng chồi ............. 42
v


4.7 Tình hình sâu bệnh hại cây chùm ngây trong giai đoạn thí nghiệm.................... 44
4.8 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến năng suất ngọn rau chùm
ngây ........................................................................................................................... 45
4.9 Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến năng suất thực thu rau
chùm ngây (g/ô) ......................................................................................................... 48
4.10 Hiệu quả kinh tế................................................................................................. 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 55
5.1 Kết luận................................................................................................................ 55
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 56
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 58

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rau chùm ngây...................... 14
Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng nơi tiến hành thí nghiệm
(tháng 2 đến tháng 6/2012) ........................................................................................ 19
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của phân bò ......................................................... 20
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ bón lót và phân bón lá đến chiều cao cây
trước khi bấm ngọn (cm) ........................................................................................... 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến đường kính thân
(mm) .......................................................................................................................... 32
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến số lá thật (lá/cây)

................................................................................................................................... 35
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến đường kính tán
(cm) ............................................................................................................................ 40
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến số lượng chồi
(chồi/cây) ................................................................................................................... 43
Bảng 4.6: Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................. 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến năng suất ngọn rau
chùm ngây (g/cây) ..................................................................................................... 46
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến năng suất thực thu
cây chùm ngây (g/ô) .................................................................................................. 49
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân hữu cơ bón lót và phân bón lá đến năng suất thực thu
cây chùm ngây quy đổi ra ha (kg/ha) ........................................................................ 50
Bảng 4.10 Chi phí phân hữu cơ bón lót ..................................................................... 51
Bảng 4.11 Chi phí phân bón lá .................................................................................. 51
Bảng 4.12 Lượng toán hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân hữu cơ bón lót và phân
bón lá cho cây lạc tiên làm rau trong 4 tháng đầu ..................................................... 53

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón đến
sinh trưởng và năng suất của rau chùm ngây (Moringa oleifera) tại huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai ....................................................................................................................23
Hình PL1: Hạt giống chùm ngây được thu thập từ hoang dại và được phơi khô .........58
Hình PL2: Hạt chùm ngây lúc mọc mầm ......................................................................58
Hình PL3: Cây chùm ngây trong bầu thời điểm 7 NSG................................................59
Hình PL4: Cây chùm ngây trong bầu thời điểm 12 NSG..............................................59
Hình PL5: làm đất, đào hố và bón lót trước khi trồng cây chùm ngây .........................60
Hình PL6: Cây chùm ngây trồng ra ruộng thí nghiệm 40 NSG (10 ngày sau trồng) ....60

Hình PL7: Cây chùm ngây trồng ra ruộng thí nghiệm 60 NSG ( 30 ngày sau trồng) ...61
Hình PL8: Cây chùm ngây trồng ra ruộng thí nghiệm 90 NSG ( 60 ngày sau trồng)...61
Hình PL9: Tán cây chùm ngây trồng ra ruộng thí nghiệm 80 NSG ( 50 ngày sau trồng)
.......................................................................................................................................62
Hình PL10: Lá cây chùm ngây ......................................................................................62
Hình PL11: Bệnh loét thân trên cây chùm ngây trên ruộng thí nghiệm........................63
Hình PL12: Cây chùm ngây bị Dế cắn ..........................................................................63
Hình PL13: Chồi sinh trưởng sau khi cây chùm ngây được đốn tạo hình 07 ngày ......64
Hình PL14: Ngọn và lá chùm ngây được thu hoạch ngoài ruộng .................................64

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC

Chiều cao cây

CV

Coefficient of Variation

CPDV

Cổ phần dịch vụ

DD

Thuốc dạng dung dịch


ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

ĐKT

Đường kính tán

ĐKTh

Đường kính thân

EC

Thuốc dạng nhũ dầu

FAO

Food and Agriculturre Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp)

NTU

Nephelometric turbidity units (đơn vị đo độ đục)

NSG


Ngày sau gieo

NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

SC

Số chồi

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WG

Thuốc dạng hạt


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây chùm ngây (Moringa oleifera) được trồng rất phổ biến trên thế giới, nhất là
các quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi. Cây chùm ngây được xem là cây
trồng chống nạn thiếu dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ
thiên tai. Hiện nay Mỹ là quốc gia nhập nguyên liệu chùm ngây thô nhiều nhất nhằm
sử dụng chiết suất trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và đồ uống cao cấp.
Ở Việt Nam cây chùm ngây mọc hoang dại tại một số vùng có đặc tính đất cát
và thịt pha cát như Bà Rịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Kiên Giang, đảo Phú
Quốc và là nguồn thực phẩm chính của đồng bào Chăm, Raglay (Vũ Quốc Trung,
2010). Từ lâu người dân địa phương đã biết sử dụng lá và ngọn non chùm ngây như
một loại rau giàu chất dinh dưỡng, nếu dùng thường xuyên có thể chống suy dinh
dưỡng và nhiều chứng bệnh. Cây chùm ngây cũng được các nhà sư sử dụng làm thuốc
chữa một số bệnh cứu người như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim mạch (Nguyễn
Công Đức, 2011).
Những nghiên cứu về cây chùm ngây mới đây cho thấy, các bộ phận của cây
chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng gồm đạm, vitamin, beta caroten, acid amin, và nhiều
hợp chất phenol cao hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm, trái cây thông thường
nên được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp tốt cho các bà mẹ
thiếu sữa và trẻ em còi xương, đồng thời là giải pháp dinh dưỡng cho các nước đang
phát triển (Nguyễn Đặng Toàn Chương, 2011). Ngoài khả năng cung cấp chất dinh

dưỡng, các bộ phân của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, là nguồn dược thảo
quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh như u sơ tiền liệt tuyến,
suy nhược cơ thể, thần kinh, ổn định huyết áp, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh
1


và chống nấm. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được hơn 300
bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây chùm ngây (Price, 2007).
Chính vì cây chùm ngây có nhiều lợi ích cho con người như vậy nên được
khuyến khích trồng phổ biến ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cây chùm
ngây chỉ mới được đưa vào sản xuất làm rau ăn lá trong thời gian gần đây, giá bán
ngoài thị trường còn rất cao nên chỉ đáp ứng được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng,
việc biết đến và sử dụng các sản phẩm từ cây chùm ngây trong đa số người dân là khá
ít. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước về cây chùm ngây vẫn còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là quy trình trồng cây chùm ngây vẫn chưa được phổ biến nhiều đến người
dân.
Tại Gia Lai, thông tin về cây chùm ngây vẫn chưa được biết đến một cách rộng
rãi vì vậy mặc dù tại một số vùng đất của Gia Lai có đặc tính khá phù hợp với nhu cầu
sinh thái của cây chùm ngây (như vùng Ayun pa, Phú Thiện, Chư Păh) nhưng loại cây
này vẫn chưa được trồng thử nghiệm. Việc tìm ra quy trình trồng cây chùm ngây để
phổ biến cho người dân trồng và sử dụng lá chùm ngây thành thực phẩm thường xuyên
trong ra đình sẽ giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng rất lớn, nhất là những hộ đồng bào
thuộc vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn trong cuộc sống.
Với lý do trên, đề tài “Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng
và năng suất của rau chùm ngây (Moringa oleifera) tại huyện Chư Păh tỉnh Gia
Lai” đã được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định loại phân hữu cơ bón lót và phân bón lá thích hợp đến sinh trưởng và
năng suất của cây chùm ngây.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu

- Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây chùm ngây giai đoạn vườn ươm: ngày
ươm, ngày ra mầm.

2


- Theo dõi một số các đặc điểm sinh trưởng của cây chùm ngây giai đoạn kiến
thiết cơ bản: chiều cao cây, số lá trên thân chính, đường kính thân cây, đường kính tán,
số lượng chồi.
- Bước đầu ghi nhận năng suất rau chùm ngây.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
- Các nghiên cứu về cây chùm ngây chưa được công bố nhiều, vì vậy tài liệu
tham khảo còn hạn chế.
- Đây là loại cây lâu niên vì vậy với thời gian thí nghiệm hạn hẹp, chưa đánh
giá được đầy đủ năng suất ở các giai đoạn sau thời gian kiến thiết cơ bản của vườn
cây.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây chùm ngây
2.1.1 Nguồn gốc
Cây chùm ngây Moringa oleifera xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn bốn
ngàn năm, nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Moringa oleifera là
loài được trồng phổ biến nhất trong chi Moringa, bao gồm 13 loài thuộc nhóm cây gỗ
và cây bụi phân bố trong phạm vi vùng Himalaya của Ấn Độ, Sri Lanka, Đông Bắc và
Nam Tây Phi, Madagascar và Ả Rập. Ngày nay nó đã được trồng tại nhiều vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới như Thái Lan, Srilanca, Singapore, Ấn Độ, Mehico, Malaysia,
Philippines (Fahey, 2005).
Ở nước ta, cây chùm ngây thường được trồng làm nọc trầu tại Ninh Thuận,
ngoài ra còn mọc hoang và trồng ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang và
đảo Phú Quốc.
2.1.2 Phân loại
Cây chùm ngây Moringa oleifera, thuộc ngành thực vật hạt kín Angiosperms,
bộ Brassicales, họ Moringaceeae, chi Moringa.
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây chùm ngây
Cây chùm ngây phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới bán khô hạn, đây là cây chịu
hạn, có thể phát triển tại những nơi có lượng mưa từ 250 – 1.500 mm mỗi năm; thích
hợp với những vùng có độ cao dưới 600 m; tuy nhiên, cây chùm ngây cũng có thể phát
triển ở những nơi có độ cao 1.200 m. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho cây chùm ngây là 25
– 350C, ở nhiệt độ 480C cây có thể chịu đựng được trong một khoảng thời gian (Price,
2007).
4


Cây chùm ngây thích nghi tốt tại những vùng đất mùn pha cát, thoát nước tốt;
tại những vùng đất pha sét, thoát nước không tốt cây cũng có thể sinh trưởng nhưng
cây không cao, thân nhỏ. pHKCl thích hợp nhất đối với cây chùm ngây từ 5 - 9 (Price,
2007).
2.1.4 Giá trị của cây chùm ngây
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm,
vitamin, beta caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp
một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, alpha sitosterol, caffeoylquinic
acid và kaempferol.
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, trong lá và hoa còn tươi của cây
chùm ngây được đánh giá như sau: với cùng một đơn vị khối lượng, lượng vitamin C
cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và

2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần kali của chuối
(Donovan, 2007).
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như
kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống
kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ
cholesterol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Cây
đã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam
Á. (Donovan, 2007).
Hạt chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự
nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước:
nước đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280 - 500 cfu ml, khuẩn E. coli
từ phân 280 - 500 MPN/100 ml) dùng hạt chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ,
đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0,3 – 1,5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu; và
khuẩn E. coli còn 5 - 10 MPN/100 ml). Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng
nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn Độ (Jaiswal và ctv,
2005).
5


2.2 Đặc điểm thực vật học của cây chùm ngây
Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 – 10 m. Lá kép lông chim,
dài 30 - 60 cm, hình lông chim với nhiều lá chét màu xanh mốc, không lông, dài 1,3 –
2,0 cm, hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa
thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng
khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng có 3 lá
noãn. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày, chỗ có
hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt nhiều (khoảng 20 hạt/quả), màu đen,
tròn dẹp có 3 cạnh, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh, một năm cây cho
khoảng 15.000 đến 20.000 hạt. Cây trổ hoa vào các tháng 1 và 2.
2.3 Vai trò của các loại phân dùng trong nghiên cứu

2.3.1 Giới thiệu sơ lược phân hữu cơ
2.3.1.1 Khái niệm
Phân hữu cơ là loại phân có đầy đủ chất dinh dưỡng N, P, K và cả các nguyên
tố trung, vi lượng. Phân hữu cơ là những nguyên vật liệu có nguồn gốc từ xác bã động
vật và thực vật được vùi vào đất nhằm duy trì độ phì nhiêu đất đai và tăng năng suất
cây trồng. Trong các loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến gồm có: phân chuồng
(chất thải của gia súc), than bùn, bùn ao, phân xanh, các chế phẩm nông nghiệp thực
phẩm và các tàn dư thực vật có sự tham gia phân giải của các loại vi sinh vật đất.
Thành phần, tính chất của các loại phân hữu cơ khác nhau, đặc điểm chung nhất là khả
năng cải tạo đất tốt (Mai Thị Mộng Cúc, 2010).
2.3.1.2 Vai trò và tác dụng của phân hữu cơ
Độ phì nhiêu của đất là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Độ phì nhiêu
của đất bao gồm yếu tố chủ đạo hàng đầu là hàm lượng mùn trong đất. Hàm lượng
mùn trong đất tăng do bón phân hữu cơ sẽ làm tăng keo đất, đó là lý do làm tăng khả
năng hấp thụ và giữ các chất dinh dưỡng của đất từ nguồn phân bón vào đất và cung

6


cấp dần cho cây trồng, vì vậy hiệu suất phân bón hóa học cung cấp cho cây trồng sẽ
cao hơn.
Khi chưa có phân hóa học, người nông dân chỉ dùng phân hữu cơ bón cho đất
mà vẫn đạt được năng suất (tuy không cao như hiện nay). Vì trong phân hữu cơ chứa
nhiều dạng dinh dưỡng khác nhau, mặc dù không cao như các loại phân hóa học, hàm
lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ không ổn định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào
xác bã động, thực vật và chất độn chuồng.
Vai trò của phân hữu cơ trong việc điều hòa dinh dưỡng trong đất khá rõ ở
nhiều yếu tố, trong đó rõ nét nhất là việc chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan để
cung cấp cho cây trồng. Cơ chế của vấn đề này là sự phân giải chất hữu cơ sẽ tạo ra
các acid hữu cơ, acid hữu cơ này sẽ liên kết với Fe, Al, Ca trong các hợp chất photphat

khó tan và chuyển nó vào hợp chất không bền vững
Quần thể vi sinh vật trong đất sử dụng chất hữu cơ có trong đất là nguồn thức
ăn chính. Vì vậy đất càng nhiều chất hữu cơ thì quần thể vi sinh vật có lợi sẽ càng phát
triển mạnh và là yếu tố dễ chuyển hóa các nguồn dinh dưỡng như N, P, K cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển, đồng thời sự phát triển của vi sinh vật đất là yếu tố quan
trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Phân hữu cơ bón vào đất có tác động rất rõ đối với việc cải thiện các tính chất
vật lý của đất. Cơ chế của vấn đề này là sau khi chất hữu cơ được phân giải sẽ tạo ra
các acid mùn có tác dụng gắn kết các hạt đất tạo thành cấu trúc bền vững làm cho độ
tơi xốp của đất tăng lên, khả năng giữ ẩm và độ thấm nước cao hơn và hạn chế được
sự rửa trôi, xói mòn đất.
Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất, phẩm chất
của cây trồng. Quan nhiều kết quả thí nghiệm về phân hữu cơ đối với năng suất cây
trồng trên hầu hết các loại đất cho thấy nếu không kết hợp phân hữu cơ với vô cơ thì
phân vô cơ bón nhiều cũng không cho năng suất cao bằng việc bón kết hợp hai loại
phân này với nhau (Mai Thị Mộng Cúc, 2010).

7


Ngoài ra, theo Dương Văn Chín (2007) vai trò chất hữu cơ chủ yếu được nhấn
mạnh ở khía cạnh cải thiện cơ cấu đất đai, gia tăng độ phì, còn có một vai trò khác là
phục hồi chức năng của đất bị xói mòn, dẽ chặt, kiềm hóa, sa mạc hóa làm giảm năng
suất và đe dọa đến việc sử dụng lâu dài cho mục đích trồng trọt. Sự trộn lẫn phân hữu
cơ vào trong đất làm gia tăng khả năng giữ nước của đất, điều đó rất cần thiết cho
vùng khô hạn. Mặt khác, hệ thống hữu cơ chứng minh tính ổn định và sự đàn hồi trong
việc phản ứng lại với những sự thay đổi thời tiết đột ngột.
2.3.1.3 Các loại phân hữu cơ
Về khía cạnh nông học có nhiều giải pháp, nhưng có lẽ thường xuyên hay định
kỳ bón phân hữu cơ vào đất để duy trì chất hữu cơ trong đất là một trong những giải

pháp cần được quan tâm đầu tiên nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất.
Chất hữu cơ trong đất trồng trọt ở Việt Nam nói chung mau bị mất đi do nhiệt
độ cao, nắng nhiều, mưa nhiều nhưng phân bổ không đều (khí hậu nhiệt đới, nóng và
ẩm).
Do đó, việc bón phân hữu cơ cho cây trồng hằng vụ, hằng năm là cần thiết.
Hiện nay, trên thị trường có các loại phân hữu cơ như sau:
- Phân hữu cơ truyền thống: có nguồn gốc từ động, thực vật như: phân trâu, bò,
dê, gà, cút, vịt, các loại phân xanh (cây, cỏ). Các loại trên được ủ cho hoai mục. Phần
lớn phân này trang trại, nông dân tự sản xuất.
- Phân hữu cơ sinh học: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của
vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác.
- Phân hữu cơ khoáng: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, có trộn thêm một
hay nhiều dinh dưỡng khoáng (N, P, K).
- Phân hữu cơ vi sinh: được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa một hay
nhiều chủng vi sinh vật có ích.

8


Các loại phân có chất hữu cơ nền (chất mang, carrier) phần lớn là đất than bùn
đã được hoạt hóa.
- Phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng: là loại phân bón vô cơ hay
hữu cơ được bổ sung một lượng nhỏ các vitamin, các enzym, các axit hữu cơ, hoặc các
chất hóa học có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng.
- Phân bón lá có chứa axit humic, axit fulvic.
Chất hữu cơ trong đất gồm có: vi sinh vật sống, chất thải hữu cơ chưa phân hủy,
chất hữu cơ đã phân hủy, chất hữu cơ (Hà Trí Trực, 2010).
2.3.2 Phân bón lá
2.3.2.1 Một số khái niệm về phân bón lá
Theo nghị định 113/2003/QDCP ngày 07 tháng 10 năm 2003, phân bón lá là

các lọai phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng thông qua lá.
Theo Lê Văn Tri (2000), có hai cách chính để bón phân cho cây trồng đó là bón
phân qua rễ và bón qua lá. Nếu kết hợp cả hai cách trên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Khi bón phân qua lá, lượng phân được hòa tan vào nước ở nồng độ cho phép,
phun ướt đẫm lá, thân cây, quả và nó được chuyển vào bên trong và được sử dụng
ngay để kích thích toàn bộ cây. Nếu bón với nồng độ cao, cây sẽ bị ngộ độc và chết.
Nếu bón với nồng độ thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy, trong một quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Phân bón
lá có thể có các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng, hoặc các chất kích thích tăng
trưởng.
Từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng cây trồng
có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng qua lá, chủ yếu qua khí khổng của lá. Hiệu quả sử
dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn từ 10 – 20 lần so với bón qua đất. Các
nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác như các acid amin
cũng có thể đi vào cây qua lá.
9


Theo kết quả nghiên cứu sản xuất phân bón lá của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
(1993), cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá
trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.
2.3.2.2 Tình hình sử dụng phân bón lá trên một số loại cây rau ăn lá
Theo Hoàng Trọng Yêm (1995), hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới ngoài
việc sử dụng nhiều loại phân vi lượng còn sử dụng các chất tăng trưởng và kìm hãm
tăng trưởng thực vật. Các chất này có thể tăng trưởng năng suất từ 10 – 20% đối với
cây trồng.
Theo Bùi Đình Dinh (1995), nhờ các tiến bộ về hóa học, về sinh học, các dạng
phân phun qua lá đã được cải tiến và sử dụng có hiệu quả, phân phun qua lá mang lại
hiệu quả kinh tế cao.

Khi xác định nhu cầu dinh dưỡng của vi lượng cây trồng ở Ai Cập trong các
loại phân bón lá, El-Fouly (1995) đã chỉ ra rằng: cây rau cần 185 g/ha đối với Zn và
tổng diện tích cần bổ sung là 100%, với Mn là 150 g/ha tổng diện tích cần bổ sung là
100%, với Fe là 125 g/ha tổng diện tích cần bổ sung là 50%, với Cu là 25 g/ha tổng
diện tích cần bổ sung 5%. Như vậy hầu hết các nguyên tố vi lượng mà cây rau cần cho
sinh trưởng, phát triển đều phải được bổ xung theo dạng phân bón lá.
Theo nhóm nghiên cứu của công ty Kiến Việt, nếu nhà vườn sử dụng phân bón
hữu cơ sinh học trong nhiều năm sẽ giảm dần lượng phân hóa học ở những năm kế tiếp
mà năng suất vẫn tăng.
Theo Hoàng Trọng Yêm (1995), bên cạnh phân bón NPK, phân vi lượng và các
chất kích thích tăng trưởng được sử dụng rộng rãi góp phần tăng năng suất cây trồng.
Phân bón lá chelate là những phức chất tạo nên giữa các chất hữu cơ với các muối kim
loại, chỉ cần 2 – 4 giờ là cây đã hấp thụ hết. Tính hiệu quả và tăng năng suất cây trồng
của chelate cao hơn nhiều so với phân vi lượng vô cơ.
Theo Trần Thanh Nhã (2002), chế phẩm phân bón lá từ dịch chiết suất rong
biển làm tăng năng suất cây rau ăn lá: trên xà lách, năng suất chất xanh tăng từ 6,8 –
10


24,0% trong đó năng suất thương phẩm tăng từ 3,7 – 22,0%; trên cải ngọt, năng suất
tăng từ 18,5 – 35,0% trong đó năng suất thương phẩm tăng từ 18,5 – 31,1%; trên rau
dền, năng suất tăng từ 48,8 – 77,0%.
2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo sử dụng phân bón hợp lý
- Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để
tạo ra sản phẩm có ích cho con người.
- Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều
gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.
- Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối
liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới phi sinh vật.
- Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt

trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh
mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.
- Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra
những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh
dưỡng, năng lượng, thông tin.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất phải đáp ứng được nhu
cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu
trong nông sản có nhiều NO3-, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được
nhu cầu của con người.
- Tạo cơ sở cho việc đa dạng hoá sản xuất trên từng đơn vị diện tích.
- Một chế độ bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất.
- Chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các đặc
tính vật lý và sinh học của đất.

11


- Chế độ bón phân hợp lý góp phần nâng cao khả năng hoạt động và tính hữu
ích của tập đoàn vi sinh vật đất.
- Bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thay vì có hệ số sử
dụng phân bón hiện nay là 40 - 50%, bón phân hợp lý có thể nâng cao hệ số sử dụng
này lên 60 - 70% và cao hơn.
- Cần luôn ý thức được rằng: bón nhiều phân không hẳn đã tốt. Nồng độ phân
hoá học cao có thể gây hại đối với cây.
- Trong nhiều trường hợp, năng suất cây trồng cao chưa hẳn đã đảm bảo hiệu
quả kinh tế cao.
- Không nên để cho cây quá kiệt quệ rồi mới bón phân.
- Cây trồng sử dụng phân bón trong suốt thời gian sinh trưởng. Vì vậy, cây chia
ra làm nhiều lần để bón mới phát huy được tác dụng của phân bón ở mức cao.
- Để có thể bón phân hợp lý cần theo dõi và nắm sát trạng thái của cây trên

đồng ruộng (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 1999).
2.4 Đốn tạo hình rau chùm ngây
Đốn là biện pháp kỹ thuật khi đó thân – cành bị đốn xuống ở một độ cao nhất
định, nhằm kích thích các mầm nách phát triển.
Khi đốn thấp, một lượng lớn sinh khối (thân, lá) bị lấy đi, do đó làm giảm quá
trình đồng hóa dinh dưỡng, làm gia tăng sự thiệt hại cho bộ phận cung cấp dinh dưỡng
cho cây, đặc biệt là bộ rễ. Do đó khi đốn chùm ngây cần lưu ý không làm chết một
phần hay toàn bộ cây
Mục đích của kỹ thuật đốn tạo hình cây con trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là
tạo ngay từ đầu bộ khung tán rộng, nhiều cành to, khỏe, cân đối, có khả năng hình
thành nhiều chồi mới, qua đó cho năng suất cao.

12


Chú ý: Tùy vào điều kiện cụ thể mà xác định tiêu chuẩn đốn tạo hình khác
nhau. Thường phải căn cứ vào tuổi cây, tình trạng và khả năng sinh trưởng của cây
(chiều cao, đường kính thân).
2.5 Một số nghiên cứu về cây chùm ngây trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Gần đây, ngày càng có nhiều xu hướng sử dụng vật liệu sinh học để xử lý
nước, các nghiên cứu cho thấy hạt từ cây chùm ngây có thể xử lý được kim loại nặng,
các hợp chất hữu cơ có trong nước khá tốt (Akhtar và ctv, 2006; Sharma và ctv, 2006).
Sử dụng hạt chùm ngây còn có thể làm lắng tụ các loại tảo trong nước (Foidl và ctv,
2001). Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy việc xử lý nước từ hạt chùm ngây có
thể là giải pháp tốt được sử dụng tại các nước đang phát triển chưa có đủ điều kiện
cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân.
- Fodl (1999) đã thử nghiệm trồng cây chùm ngây lấy lá với các mật độ trồng
khác nhau, khoảng cách cây cách cây là 1 m (10.000 cây/ha) và khoảng cách 2,5 x 2,5
cm (16.000.000 cây/ha). Sau khi tính đến các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả

nghiên cứu như: chi phí giống, số cây bị chết (vì không đủ ánh sáng), chi phí chuẩn bị
đất, ông kết luận rằng để sản xuất chùm ngây thành rau ăn lá trong điều kiện đất cát,
được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, thoát nước tốt thì mật độ trồng
tốt nhất là 10 x 10 cm (1.000.000 cây/ha).
- Theo Price (2007), chùm ngây có thể phát triển và cho năng suất lá lên đến
270 tấn/ha. Cây chùm ngây được trồng ở mật độ 10 x 10 cm (1.000.000 cây/ha), bón
lót phân chuồng (tốt nhất là phân bò), lá được thu hoạch khi cây đạt đến độ cao khoảng
50 cm trở lên. Để thu hoạch, cần cắt ở độ cao 15 – 20 cm tính từ mặt đất, cây con có
thể chết 20-30% ở năm đầu tiên, tuy nhiên cây sẽ đâm chồi khá mạnh sau khi cắt. Vỏ
cây sẽ dày lên và hóa gỗ, tuy nhiên chồi non sẽ vẫn tiếp tục được sinh ra, tạo nên các
cành mới. Tại nghiên cứu này, cây chùm ngây được trồng tại vùng đất cát, thoát nước
tốt, có độ cao 30 m, lượng mưa hàng năm là 1.300 mm, cây được tưới vào mùa khô.

13


Yêu cầu dinh dưỡng cần cung cấp cho mỗi hecta từng năm là: 1.800 kg Ca, 0,5 kg Cu,
1.400 kg Mg, 380 kg P; 0,6 kg Bo, 280 kg N, 0,3 kg Zn.
- Rajakrishnamoorthy và ctv. (1994) trồng cây chùm ngây có thể không cần
tưới nước liên tục (có thể tưới mỗi tuần một lần trong thời tiết nóng), tuy nhiên có thể
áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt với lượng 4 ngày/lít có thể nâng cao sản lượng lên đến
57% so với việc trồng cây vào mùa mưa.
- Theo Foidl (2001), mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm
thu được như sau:
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rau chùm ngây
Mật độ cây trồng (số cây/ha)

Khối lượng lá tươi được thu hoạch (tấn/ha)

95.000


19,6

350.000

29,7

900.000

52,6

1.000.000

78,0

2.5.2 Tình hình sản xuất trong nước
Theo Hương Giang (2009) bà Huỳnh Liên Lộc Thọ ở xã Xuân Bắc, huyện
Xuân Lộc là người đầu tiên trong nước đã đầu tư hàng tỷ đồng để trồng, nhân giống và
phát triển cây chùm ngây thành cây rau. Hiện 2 hecta đang thu hoạch với khoảng 20
kg ngọn/ngày bà Thọ đã bán cho các siêu thị với giá 80.000 đồng/kg, ước tính sau khi
thu hoạch có lời khoảng 100 triệu đồng/ha/năm sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư.
Theo Thanh Dũng (2011), vùng Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang đang
thực hiện dự án “Bảo tồn, phát triển sản xuất và hướng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm
cây chùm ngây”. Với giá bán khoảng 60 - 70 ngàn đồng/kg lá tươi, 100 ngàn đồng/kg
hạt, đây là dự án xóa nghèo rất có triển vọng trong việc cải thiện cuộc sống đồng bào
dân tộc Khmer và người trồng rừng phòng hộ khu vực Bảy Núi.

14



Theo Đặng Kha (2010), trạm khuyến nông liên quận 12 và Gò Vấp, tp. HCM đã
xây dựng mô hình trình diễn trồng cây chùm ngây tại phường Thạnh Xuân và phường
Thạnh Lộc thuộc quận 12 từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2010. Sau 9 tháng thực hiện mô
hình, kết quả thu được như sau: tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh, các cây không
cắt ngọn sau 8 tháng trồng đạt chiều cao 2,5 m - 3,2 m, đường kính thân đạt 2 cm, cây
được 7 cành cấp 1; cây ít bị sâu bệnh, có xuất hiện sâu ăn đọt non nhưng không đáng
kể.
Hiện đã có một số công ty thực hiện trồng và mua bán các sản phẩm từ cây
chùm ngây như công ty TNHH Lê Hoàng tại tỉnh Bình Thuận, công ty TNHH TM-DV
Văn Kiếm Nhân và công ty TNHH Hanh Thông tại thành phố Hồ Chí Minh, với các
mặt hàng khá đa dạng như hạt giống, cây con, rễ khô, trà hoa, bột dinh dưỡng, lá khô
và rau tươi. Với sản phẩm từ cây chùm ngây khá mới mẻ, các sản phẩm được bán với
giá khá cao: hạt chùm ngây được bán với giá 2.000 đồng/hạt, cây con cao 30 - 40 cm
được bán với giá 30.000 đồng/cây, rau tươi 120.000 đồng/kg.
Nhận xét: các kết quả nghiên cứu về cây chùm ngây chủ yếu tập trung vào tác
dụng của sản phẩm từ chùm ngây, những nghiên cứu về tác ảnh hưởng phân bón còn
rất hạn chế, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về ảnh hưởng của một số loại phân
bón đến sinh trưởng và năng suất rau chùm ngây được thực hiện trong nước. Một số cá
nhân đã có đầu tư nhất định cho việc phát triển sản phẩm từ cây chùm ngây, tuy nhiên
việc gieo trồng chủ yếu là tự phát mà chưa chọn ra loại phân bón lót và phân bón lá
thích hợp để chùm ngây sinh trưởng tốt, tăng năng suất và giảm chi phí cho người
trồng thực hiện. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trạm khuyến nông phường 12 quận Gò
Vấp đã thực hiện thí điểm trồng cây chùm ngây, tuy nhiên đây chỉ là mô hình trình
diễn miêu tả tốc độ phát triển và hình thái cây chùm ngây chứ chưa khuyến cáo ra loại
phân bón phù hợp nhất với cây chùm ngâyn. Từ tình hình sản xuất cây chùm ngây
trong nước cho thấy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân đến sinh trưởng,
năng suất rau chùm hiện nay là rất cần thiết cho sự phát triển cây chùm ngây trong
nước.

15



×