Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH MỦ SINH HỌC CÁC CHẾ ĐỘ CẠO NHỊP ĐỘ THẤP CỦA DÒNG VÔ TÍNH RRIV 4 TRÊN BẢNG CẠO BO1 TẠI ĐỒNG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH
THÍCH MỦ SINH HỌC CÁC CHẾ ĐỘ CẠO NHỊP ĐỘ THẤP
CỦA DÒNG VÔ TÍNH RRIV 4 TRÊN
BẢNG CẠO BO-1 TẠI ĐỒNG PHÚ

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN VŨ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008-2012

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH
MỦ SINH HỌC VÀO CÁC CHẾ ĐỘ CẠO NHỊP ĐỘ THẤP
ĐẾN DÒNG VÔ TÍNH RRIV 4 TRÊN
BẢNG CẠO BO-1 TẠI ĐỒNG PHÚ

Tác giả

PHẠM VĂN VŨ

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng


Th.S Nguyễn Năng
Ks. Trương Văn Hải

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học và quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt
quá trình học tập.
Chân thành cảm tạ Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Bộ Môn Sinh Lý Khai
Thác và Nông trường Tân Hưng, Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú đã tận tình hỗ trợ,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm ơn PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Th.S Nguyễn Năng – Q.Trưởng Bộ Môn Sinh Lý Khai Thác – Viện
Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Kỹ sư Trương Văn Hải đã tận tình hướng dẫn trong quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Bộ Môn Sinh Lý Khai Thác – Viện Nghiên
Cứu Cao Su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều trong thu thập và xử lý số liệu trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy nuôi
dưỡng, hy sinh cho con.

Tháng 07 năm 2012
Người viết

Phạm Văn Vũ

i



TÓM TẮT
Phạm Văn Vũ, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2012.
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu tác động của chế phẩm kích thích mủ sinh học vào
các chế độ cạo nhịp độ thấp trên dòng vô tính RRIV4 trên bảng cạo BO-1 tại Đồng
Phú” được bố trí tại lô 10, 11, nông trường Tân Hưng, Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng
Phú, tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2012 trên dòng vô tính RRIV 4.
Hội đồng hướng dẫn:
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng
Th.S Nguyễn Năng
KS. Trương Văn Hải
Bao Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot design)
Thí nghiệm 1: 4 nghiệm thức, 3 lần lập lại,12 ô cơ sở, mỗi ô 200 cây. Các cây thí
nghiệm được cạo bằng phương pháp cạo ngửa, chiều dài miệng cạo 1/2 vòng xoắn ốc,
nhịp độ cạo d4 (cạo một ngày nghỉ ba ngày). Các chế độ cạo này có kết hợp kích thích ET
2,5% và ET-Nutri 2,5%, phương pháp bôi: trên đường miệng cạo không bóc mủ dây (La)
Thí nghiệm 2: 6 nghiệm thức, 3 lần lập lại,18 ô cơ sở, mỗi ô 200 cây. Các cây thí
nghiệm được cạo bằng phương pháp cạo ngửa, chiều dài miệng cạo 1/2 vòng xoắn ốc, với
2 nhịp độ cạo : d3 (cạo 1 ngày nghỉ 2 ngày), nhịp độ cạo d4 (cạo một ngày nghỉ ba ngày).
Các chế độ cạo này có kết hợp kích thích ET 2,5%, phương pháp bôi: trên đường miệng
cạo không bóc mủ dây (La) .
Các chỉ tiêu theo dõi: Sản lượng, DRC, các thông số sinh lý mủ, khô mặt cạo,
lượng toán hiệu quả kinh tế của từng chế độ cạo.
Qua thời gian tiến hành thí nghiệm kết quả thu được:

ii


Thí nghiệm 1:
Khi sử dụng chế phẩm kích thích ET-Nutri 2,5% mới cho sản lượng cá thể g/c/c

tương đương so với việc sử dụng ET 2,5%, do đó năng xuất cộng dồn kg/ha/2 tháng của
2 chất kích thích cũng tương đương.
Chỉ tiêu sinh lý ở mức bình thường. TSC của nghiệm thức sử dụng ET-Nutri 2,5 %
cao hơn so với sử dụng ET 2,5%, TSC ở mức cao. Hàm lượng DRC của các nghiệm thức
sử dụng chất kích thích ET 2,5% cao hơn so với chế phẩm ET-Nutri 2,5%.
Lợi nhuận và thu nhập trung bình của các nghiệm thức sử dụng ET-Nutri 2,5%
tương đương khi sử dụng ET %.
Thí nghiệm 2:
Khi giảm nhịp độ cạo từ d3 xuống d4 đã làm gia tăng sản lượng cá thể g/c/c. Do
có, sản lượng cá thể g/c/c cao hơn nên năng suất kg/phần cạo/ngày của các nghiệm thức
cạo nhịp độ thấp d4 cao hơn so với d3. Từ đó năng suất lao động của thợ cạo cũng tăng
theo. Năng suất cộng dồn kg/ha/2tháng của nhịp độ cạo d3 cao hơn so với d4.
Chỉ tiêu sinh lý: hàm lượng đường ở mức bình thường. Lân vô cơ, thiols và hàm
lượng chất khô (TSC) ở mức tốt, TSC ở mức cao. Hàm lượng DRC của các nghiệm thức
cạo nhịp độ thấp d4 thấp hơn so với d3.
Lợi nhuận trung bình và thu nhập công nhân ở các nghiệm thức cạo d4 cao hơn d3.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................................i
TÓM TẮT ...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ........................................................................... x
Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1

1.2 Mục đích và yêu cầu ....................................................................................................... 3
1.2.1 Mục đích ...................................................................................................................... 3
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................................ 3
1.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1 Nguồn gốc của cây cao su .............................................................................................. 4
2.2 Đặc điểm thực vật học .................................................................................................... 5
2.3 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính RRIV 4 ............................................................... 6
2.4 Các thông số sinh lý mủ ................................................................................................. 7
2.4.1 Tổng hàm lượng chất khô (TSC) ................................................................................. 7
2.4.2 Hàm lượng đường (Sucrose) ....................................................................................... 8
2.4.3 Hàm lượng Thiols ........................................................................................................ 8
2.4.4 Hàm lượng lân vô cơ (Pi) ............................................................................................ 9
2.5 Hiện tượng khô mặt cạo ................................................................................................ 9
2.5.1 Triệu chứng................................................................................................................ 10
2.6 Kích thích mủ ............................................................................................................... 10
2.7 Những nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................................... 12

iv


2.7.1 Những nghiên cứu ngoài nước .................................................................................. 12
2.7.2 Những nghiên cứu trong nước ................................................................................... 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 14
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................................... 14
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................................ 14
3.2.1 Vật liệu ...................................................................................................................... 14
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu : ......................................................................................... 15
3.3 Các chỉ tiêu quan trắc ................................................................................................... 17
3.4 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 17

3.4.1 Sản lượng ................................................................................................................... 17
3.4.2 Hàm lượng cao su khô (DRC%)................................................................................ 17
3.4.3 Khô mặt cạo ............................................................................................................... 18
3.4.4 Các thông số sinh lý mủ ............................................................................................ 19
3.4.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 24
4.1 Ảnh hưởng của chế độ cạo và chất kích thích đến sản lượng của dòng vô tính RRIV 4
từ tháng 5-6 năm 2012 ........................................................................................................ 24
4.1.1 Kết quả trung bình các chỉ tiêu sản lượng, năng suất (g/c/c, kg/phần cạo/ngày,
kg/ha/2tháng) từ tháng 5 – 6 năm 2011 .............................................................................. 24
4.1.2 Khả năng đáp ứng kích thích ..................................................................................... 29
4.2 Hàm lượng cao su khô (DRC %).................................................................................. 29
4.3 Ảnh hưởng của nhịp độ cạo, tần số kích thích đến chỉ tiêu sinh lý mủ thí nghiệm 1 và
thí nghiệm 2 tháng 6 năm 2012 .......................................................................................... 33
4.3.1 Đường (Sucrose) ........................................................................................................ 34
4.3.2 Hàm lượng lân vô cơ (Pi) .......................................................................................... 36
4.3.3 Thiols (R-SH) ............................................................................................................ 39
4.3.4 Tổng hàm lượng chất khô (TSC) ............................................................................... 41

v


4.4 Khô mặt cạo .................................................................................................................. 44
4.5 Lượng toán kinh tế........................................................................................................ 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 48
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 50
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 53


vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient Variation)

d3, d4

1 ngày cạo 2, 3, ngày nghỉ

DRC

Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content)

DVT

Dòng vô tính

ET

Ethephon (acid 2 – chloroethyl phosphonic)

ET-Nutri


Ethephon (acid 2 – chloroethyl phosphonic) 2,5 %; N; P %; K.Các
nguyên tố vi lượng : Fe, S, Cu, Bo, Co, Zn,MgO…Đường và
Vitamin nhóm B.Chất phụ gia vừa đủ

g/c/c

Gram/cây/lần cạo

Kg/pc/ngày

Kilogram/phần cạo/ngày

KMC

Khô miệng cạo

Pi

Lân vô cơ (Inorganic Phosphorus)

R – SH

Thiols

S/2

Chiều dài miệng cạo 1/2 vòng xoắn ốc

Suc


Sucrose

TB

Trung bình

TSC

Tổng hàm lượng chất khô (Total Solid Content)

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 4.1a: Trung bình sản lượng cá thể g/c/c của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo nhịp
độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ................................................ 24
Bảng 4.1b: Trung bình sản lượng cá thể g/c/c của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4
khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) .................................................................... 24
Bảng 4.2a: Trung bình năng suất lao động (kg/phần cạo/ngày) dòng vô tính RRIV 4 của
chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10)...................... 26
Bảng 4.2b: Trung bình năng suất lao động (kg/phần cạo/ngày) dòng vô tính RRIV 4 của
chế độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) ........................................ 26
Bảng 4.3a: Trung bình năng suất kg/ha/2tháng dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo nhịp
độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ................................................ 28
Bảng 4.3b: Trung bình năng suất kg/ha/2tháng dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo d3,d4
khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) .................................................................... 28
Bảng 4.4a: Trung bình hàm lượng cao su khô (DRC %) trong 2 tháng của dòng vô tính

RRIV 4 của chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) . 32
Bảng 4.4b: Trung bình hàm lượng cao su khô (DRC %) trong 2 tháng của dòng vô tính
RRIV 4 của chế độ cạo d3, d4 kết hợp sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2 (lô 11) ........... 32
Bảng 4.5a: Trung bình hàm lượng đường (mM) dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo nhịp
độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ................................................ 34
Bảng 4.5b: Trung bình hàm lượng đường (mM) dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo
d3,d4 khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) .......................................................... 34
Bảng 4.6a: Trung bình hàm lượng lân vô cơ (mM) dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo
nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ........................................ 37
Bảng 4.6b: Trung bình hàm lượng lân vô cơ (mM) dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo
d3,d4 khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) .......................................................... 37

viii


Bảng 4.7a: Trung bình hàm lượng thiols (mM) của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo nhịp
độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ................................................ 39
Bảng 4.7b: Trung bình hàm lượng thiols (mM) của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4
khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) .................................................................... 39
Bảng 4.8a: Trung bình tổng hàm lượng chất khô (TSC %) dòng vô tính RRIV 4 của chế
độ cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ............................ 42
Bảng 4.8b: Trung bình tổng hàm lượng chất khô (TSC %) dòng vô tính RRIV 4 của chế
độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11)............................................... 42
Bảng 4.9a: Sơ bộ lượng toán kinh tế tháng 5, 6 năm 2012 dòng vô tính RRIV 4 của chế độ
cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) ................................. 45
Bảng 4.9b: Sơ bộ lượng toán kinh tế tháng 5, 6 năm 2012 dòng vô tính RRIV 4 của chế
độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11)............................................... 46

ix



DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Đồ thị
Đồ thị 4.1a: Trung bình sản lượng cá thể g/c/c dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo nhịp
độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) theo chất kích thích và tần số
kích thích. .......................................................................................................................... 30
Đồ thị 4.1b: Trung bình sản lượng cá thể g/c/c của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4
khi sử dụng kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) theo nhịp độ cạo và tần số kích thích. ....... 31
Đồ thị 4.2a : Hàm lượng Suc dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử
dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) vào tháng 6 năm 2011 ................................... 35
Đồ thị 4.2b : Hàm lượng Suc của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích
thích ở thí nghiệm 2(lô 11) vào tháng 6 năm 2011 ........................................................... 36
Đồ thị 4.3a: Hàm lượng Pi của dòng vô tính RRIV 4 của chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử
dụng kích thích mới ở thí nghiệm 1(lô 10) vào tháng 6 năm 2011 ................................... 38
Đồ thị 4.3b: Hàm lượng Pi của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích
thích ở thí nghiệm 2(lô 11) vào tháng 6 năm 2011 ........................................................... 38
Đồ thị 4.4a: Hàm lượng R-SH của chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở
thí nghiệm 1(lô 10) vào tháng 6 năm 2011 ....................................................................... 40
Đồ thị 4.4b: Hàm lượng R-SH của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4 khi sử dụng
kích thích ở thí nghiệm 2(lô 11) vào tháng 6 năm 2011 ................................................... 41
Đồ thị 4.5a: Hàm lượng TSC của chế độ cạo nhịp độ thấp khi sử dụng kích thích mới ở thí
nghiệm 1(lô 10) vào tháng 6 năm 2011 ............................................................................. 43
Đồ thị 4.5b: Hàm lượng TSC của dòng vô tính RRIV 4 chế độ cạo d3,d4 khi sử dụng kích
thích ở thí nghiệm 2(lô 11) vào tháng 6 năm 2011 ........................................................... 44

x


Hình


Hình 1 : Các chỉ tiêu sinh lý .............................................................................................. 21
Hình 2 : Toàn cảnh lô thí nghiệm ...................................................................................... 22
Hình 3: Cân hàm lượng chất khô (TSC)............................................................................ 22
Hình 4 : Lấy mẫu DRC ...................................................................................................... 22
Hình 5: Cán mẫu DRC ...................................................................................................... 23
Hình 6: Lấy mẫu sinh lý .................................................................................................... 23

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su Heavea brasiliensis là một trong những cây công nghiệp lâu năm có giá
trị kinh tế cao. Đối với hầu hết các loại cây trồng khác, sản phẩm thu hoạch thông thường
là bộ phận sinh dưỡng hoặc bộ phận sinh sản của cây (thân, lá, hoa, củ, quả, …). Trong đó
sản phẩm chính của cây cao su là mủ đang là nguyên liệu quan trọng trong nền công
nghiệp hiện đại và là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Kinh doanh vườn cây đạt hiệu quả kinh tế cao là vấn đề luôn được các nhà trồng
cao su quan tâm hàng đầu. Nó bao hàm ý nghĩa nhà sản xuất đạt được một sản lượng hợp
lý lâu dài trong suốt chu kỳ kinh tế với chi phí thấp. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh
các biện pháp kỹ thuật như: Lai tạo giống có năng suất cao, kháng bệnh; chăm sóc tốt
vườn cây; bón phân hợp lý… giúp cây sinh trưởng khỏe, nâng cao tiềm năng năng suất,
chế độ khai thác hợp lý có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
sản lượng vuờn cây. Một chế độ khai thác hợp lý giúp cho người sản xuất khai thác đúng
tiềm năng sản lượng của từng giống, ở từng thời kỳ, trong từng điều kiện sinh trưởng, môi
trường cụ thể với chi phí lao động thấp nhất.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, nền kinh tế đang phát triển mạnh theo hướng
công - thương nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm. Vì vậy, việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề thiết yếu để

làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Theo đó số người lao động trong nông
nghiệp có xu hướng lao động chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công thương nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Như vậy, trong tương lai số người tham gia lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm.

1


Đối với cây cao su, nhu cầu lao động trong cạo mủ là rất lớn, theo đó hướng
nghiên cứu về việc giảm nhịp độ nhằm giảm công là rất cần thiết.
Theo Nayagam 1993; Vijayakumar 2003, việc giảm nhịp độ cạo có thể làm giảm
nhu cầu lao động cạo mủ và làm gia tăng tiền lương của thợ cạo đồng thời cũng làm giảm
đáng kể giá thành sản xuất cao su thiên nhiên.
Gần đây, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chế độ cạo
nhịp độ thấp (d4) theo hướng giảm công lao động mà vẫn đảm bảo được năng suất sản
lượng, sức khỏe vườn cây, nâng cao hiệu quả khai thác (Đỗ Kim Thành, 1995; Nguyễn
Thị Ngọc Linh, 2007).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Năng (2003) cho thấy ở chế độ cạo d4 kích
thích 6 lần/năm trên hai dòng vô tính PB 235 và VM 515 qua 8 năm cạo có sản lượng mủ
khô kg/ha/năm tăng 4% so với đối chứng d3 không kích thích.
Ngày nay, nói đến khai thác thường là bao gồm cả kích thích mủ vì vậy việc tìm ra
và áp dụng những chất kích thích mới làm tăng sản lượng vườn cây, duy trì được tính đáp
ứng lâu dài nhằm ứng dụng thành công cho các chế độ cạo nhị độ thấp là những vấn đề
được quan tâm.
Theo khuyến cáo “Cơ cấu giống cao su 2002-2005” của Viện Nghiên Cứu Cao su
Việt Nam, dòng vô tính RRIV 4 nằm trong bảng 1. Hiện nay, dòng vô tính này vẫn chiếm
tỷ lệ diện tích trồng rất lớn. Vì vậy, việc tìm ra chế độ cạo thích hợp nhằm nâng cao năng
suất, tăng hiệu quả kinh tế là cần thiết.
Từ đó đề tài “Tìm hiểu tác động của chế phẩm kích thích mủ sinh học vào các
chế độ cạo nhịp độ thấp trên dòng vô tính RRIV4 trên bảng cạo BO-1 tại Đồng Phú”
được thực hiện nhằm xác định chế độ cạo hợp lý đảm bảo khai thác lâu dài, đạt hiệu quả

kinh tế cao trên dòng vô tính RRIV 4.

2


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm kích thích mủ sinh học và các chế độ cạo nhịp
độ thấp đến sản lượng, tình trạng sinh lý mủ trên dòng vô tính RRIV 4.
Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sản lượng, các thông số sinh lý, hàm lượng cao su khô,
khô mặt cạo.
Đánh giá khả năng đáp ứng kích thích trên dòng vô tính nghiên cứu.
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ quan trắc các số liệu trong thời gian
thực hiện.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc của cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu
dầu). Họ Euphorbiaceae gồm rất nhiều cây có mủ dưới dạng cây đại mộc, cây bụi nhỏ
sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Họ này có đặc điểm chung là hoa đơn tính đồng chu với
hoa cái, tâm bì dính nhau thành một bầu noãn có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 noãn, quả khi
chín là quả khô, tự động nứt để tung hạt ra ngoài.
Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng mọc hoang dại tự nhiên ở vùng châu thổ

sông Amazone (Nam Mỹ) bao gồm các nước Brazil, Bolivia, Colombia, Peru, Ecuador,
Venezuela, Guiyana thuộc Pháp…, nói chung là ở vĩ độ 50 bắc và nam. Đây là vùng nhiệt
đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000 mm/năm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô
kéo dài từ 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH =
4,5 đến 5,5, tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình.
Trước đây, mủ cao su thiên nhiên đã được các thổ dân Mehico và Yucatan khai
thác làm thành các quả bóng đặc để sử dụng với khối lượng lớn, mủ chủ yếu lấy từ nhựa
cây Castilloa elastica. Các thời gian sau đó người ta làm ra các loại sản phẩm như áo
mưa, ủng, găng tay, đuốc… Vào các năm 1938 – 1944, hai nhà kỹ nghệ lớn là Charles
Goodyear và Thomas Hancock đã tìm ra phương pháp lưu hoá cao su bằng cách thêm vào
chất lưu huỳnh (S) và đưa lên nhiệt độ cao đã chế tạo ra được loại cao su chịu nhiệt độ
cao và thấp. Đây là một bước ngoặt hết sức quan trọng, đánh dấu sự thành công về mặt
khoa học cho công nghệ sử dụng cao su thiên nhiên cho đến ngày nay.

4


Năm 1876, Henry Wickham nhà thực vật người Anh đã mang 70.000 hạt cao su từ
vùng Rio tapajoz ở vùng thượng lưu sông Amazone về gieo ở vườn thực vật Kew (Anh),
có 2.700 hạt nảy mầm và phát triển thành cây được. Cùng thời ấy có Cross thu được
1.000 cây từ vùng bán đảo Para marajo (hạ lưu sông Amazone) cũng gửi về Kew để
trồng. Sau đó vào tháng 9 năm 1876 các cây cao su từ vườn thực vật Kew được đưa về
vườn thực vật Ceylon (Srilanka), một số ít được đưa sang vườn thảo mộc Singapore
nhưng kết quả sau này không còn cây nào sống sót.
Năm 1883 có 22 cây cao su giống từ vườn thực vật Ceylon được phân phối để
nhân trồng trên thế giới. Cho đến nay từ nhiều tài liệu, có thể nói nguồn gốc cây cao su
thiên nhiên trồng trên thế giới hiện nay là cây cao su của Henry Wickham mà nguồn gốc
từ thượng nguồn sông Amazone.
Cây cao su đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam do Pierre đưa vào được trồng tại vườn
Bách Thảo Saigon năm 1878 nhưng không sống được cây nào. Năm 1897, ông Edovard

Raoul, một dược sĩ hải quan người Pháp du nhập một lượng lớn hạt giống cao su (Hevea
brasiliensis) từ vườn thực nghiệm Buitenzoorg (Java) Indonesia vào Việt Nam, trồng tại
trại thí nghiệm Ông Yệm (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) và một số gửi đến bác sĩ
Yersin cùng với các hạt giống do bác sĩ Yersin xin được từ Columbo (Sri Lanka) đem
trồng tại trại thí nghiệm Suối Dầu của viện Pasteur Nha Trang để tổ chức nhân trồng. Như
vậy, năm 1897 được công nhận là năm di nhập của cây cao su vào Việt Nam (Viện NCCS
Việt Nam, 1996).
2.2 Đặc điểm thực vật học
Về phương diện thực vật học cây cao su là loài cây thân gỗ to, thân thẳng, sinh
trưởng mạnh, có vỏ màu sáng và tương đối láng. Trong điều kiện hoang dại cây cao
khoảng 40 m, sống trên trăm năm. Nhưng trong các đồn điền thì cây chỉ cao khoảng 25 m
vì sinh trưởng giảm do cạo mủ và cây được đốn lại để trồng mới sau 25 – 30 năm khai
thác.

5


Hoa cao su nhỏ màu vàng, đơn tính đồng chu với hoa cái có tâm bì dính nhau
thành một bầu noãn có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một noãn, khó tự thụ, chủ yếu là thụ phấn
chéo giữa các cây khác nhau do tác động của côn trùng.
Lá cao su là loại lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách.
Quả cao su hình tròn hơi dẹp, quả nang, tự khai, mỗi quả gồm 3 ngăn, mỗi ngăn
chứa một hạt, khi chín tự động nứt để tung hạt ra ngoài.
Hạt có kích thước lớn khoảng 2 – 2,5 cm, có hình tròn hơi dài chứa nhiều dầu, dễ
mất sức khi nảy mầm, vỏ hạt cứng, láng có màu nâu xám với nhiều đốm và lằn trên vỏ
hạt. Rễ cọc mạnh, ăn sâu vào lòng đất giúp cây chống đỗ ngã có thể ăn sâu đến 2,4 m. Rễ
bàng chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 30 cm.
2.3 Đặc điểm tổng quát của dòng vô tính RRIV 4:
Phổ hệ RRIC 100 x PB 235.
Xuất xứ : Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam lai tạo năm 1982, khảo nghiệm từ

năm 1983, khu vực hóa từ năm 1984 và năm 1997 bắt đầu trồng thử nghiệm.
Việt Nam: Được khuyến cáo ở bảng II cơ cấu giống giai đoạn 1999-2001, bảng I
giai đoạn 2002-2005, dòng vô tính RRIV 4 được khuyến cáo ở bảng II giai đoạn 20062010 ở vùng Tây Nguyên 1 (<600m).
Sinh trưởng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tốt. Tăng trưởng khi cạo kém.
Sản lượng: cao, tăng trường hơn hẳn so với PB 235 từ 20 - 30%. Năng suất trong 4
năm đầu ở vùng Đông Nam Bộ đạt bình quân 1.890 tấn/ha/năm.
Hoạt động biến dưởng trung bình. Thân: thẳng tròn,chân voi không rõ.Vỏ nguyên
sinh hơi mỏng, trơn láng, có màu sáng. Vỏ tái sinh mỏng. Tán: cao, bầu dục, thoáng, phân
cành cao, gốc cành rộng. Hoa và hạt ít. Tỷ lệ ghép sống cao, nảy tược đều. Rụng lá từng
phần.

6


Bệnh nấm hồng nhiễm nhẹ đến trung bình. Bệnh loét sọc miệng cạo ít nhiễm. Bệnh
rụng lá mùa mưa nhiễm nhẹ đến trung bình, bệnh héo đen đầu lá nhiễm trung bình đến dễ
nhiễm. Xì mủ thân ít. Kháng gió kém, dễ đổ ngã.
Đặc tính sinh lý mủ: Độ đường trung bình, các chỉ tiêu khác cho thấy các hoạt
động biến dưỡng mạnh. DRC (%) cao nên áp dụng chế độ cạo nhẹ. Đáp ứng với kích
thích mủ.
Các nhận xét khác: RRIV 4 là dòng vô tính triển vọng cho hướng sản xuất mủ ở
Đông Nam Bộ, nhược điểm rõ nhất là tăng vanh thân trong khi cạo thấp và khả năng
kháng gió kém.
2.4 Các thông số sinh lý mủ
Qua một thời gian dài nghiên cứu, người ta thấy rằng tất cả những thông số sinh lý
mủ như TSC, đường, pH, thiols, lân vô cơ (Pi), chỉ số vỡ hạt lutoid (BI), Mg. Đều có liên
quan đến sản lượng. Từ đó đưa ra được phương pháp dùng để chẩn đoán mủ nhằm kiểm
tra tình trạng sinh lý của hệ thống sản xuất mủ và đánh giá tiềm năng của nó. Sử dụng
những thông số sinh lý mủ cho phép đánh giá được tình trạng của hệ thống ống mủ khai
thác dưới mức hoặc quá mức. Bốn chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt sinh học trong hệ

thống ống mủ và dễ dàng định lượng là TSC, đường, thiols, lân vô cơ (Pi) .
2.4.1 Tổng hàm lượng chất khô (TSC)
Trong mủ TSC chiếm hơn 90 % mủ cao su. TSC phản ánh sự sinh tổng hợp xảy ra
trong mạch mủ. TSC thấp phản ánh sự tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo sau khi cây
đã cố gắng biến dưỡng quá mức và có thể dẫn đến việc cạo không có mủ. TSC cao hạn
chế sản lượng, đúng hơn là hạn chế dòng chảy do độ nhầy của mủ cao. Sự thu hút nước
vào tế bào mạch mủ khi cạo có thể là yếu tố hạn chế trong trường hợp này (Eshbach,1984;
Jacob và cộng sự, 1992). Kích thích đóng vai trò quan trong, nó làm thuận lợi quá trình
vận chuyển nước giữa các màng tế bào làm TSC giảm và giải thích được phần nào dòng
chảy dễ dàng nhất sau khi xử lý kích thích đưa đến sản lượng cao (Eshbach và Tonnelier,
1984).

7


Người ta không dùng những giá trị tuyệt đối của TSC một cách đơn lẻ vì còn
những thông số sinh lý khác phản ánh hoạt động biến dưỡng, cùng ảnh hưởng một lúc lên
dòng chảy và sự tái tạo mủ. Do vậy, để diễn giải kết quả, cần thiết phải sử dụng nhiều
thông số sinh lý mủ sẵn có.
2.4.2 Hàm lượng đường (Sucrose)
Đường sinh ra từ hoạt động quang hợp là phân tử cơ bản của tất cả các quá trình
tổng hợp ở cây trồng, cho dù đó là sự tổng hợp tinh bột, cellulose, lipid và nhiều chất biến
dưỡng thứ cấp của giới thực vật. Cây cao su Hevae cũng nằm trong quy luật đó. Đường là
nguyên liệu cho sự trao đổi chất của hệ thống ống mủ, đặc biệt cho sự tổng hợp cao su và
là phân tử tạo nên năng lượng. Năng lượng này trực tiếp hoặc gián tiếp cần thiết cho sự
trao đổi chất liên quan đến năng suất. Theo Lacrotte (1991), hàm lượng đường tại chỗ phụ
thuộc vào sự cân bằng giữa lượng đi vào trong hệ thống ống mủ và sự sử dụng nó để tổng
hợp mủ.
Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò hàng đầu của đường đối với năng suất mủ cây
cao su (Tupy, 1973; d’Auzac, 1965). Trong điều kiện đường là yếu tố hạn chế thì sẽ có sự

tương quan thuận giữa hàm lượng đường trong mủ và sản lượng. Hàm lượng đường cao
trong mủ phản ánh sự cung cấp tốt cho tế bào mạch mủ có thể đi kèm theo sự biến dưỡng
tích cực. Tuy nhiên, hàm lượng đường cao cũng phản ánh sự sử dụng đường kém và dẫn
tới sản lượng thấp. Khi sự tái sinh mủ tại chỗ kết thúc, hoạt động biến dưỡng chậm dần
thì đường có khuynh hướng tích tụ lại. Theo d’Auzac và cộng sự (1997), khi nồng độ
đường thấp hoặc rất thấp phụ thuộc vào dòng vô tính và chế độ khai thác, rõ ràng nó giới
hạn năng suất.
2.4.3 Hàm lượng Thiols
Thiols trong mủ bao gồm cystein, methionine, và chủ yếu là glutathiol là chất
chống oxy hoá có thể chống lại sự oxy hoá do cạo hoặc kích thích bằng ethylen (Chrestin,
1984). Thiols đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống mạch mủ, với chức
năng bẫy các dạng oxygen độc hại. Nó đã bảo vệ sự phân chia của các tế bào mủ và chức

8


năng mạch mủ, nhất là dòng chảy khi cạo mủ. Nhiều tác giả đã chứng minh thành công
mối tương quan thuận rất có ý nghĩa giữa hàm lượng thiols và sản lượng (Tupy, 1973).
Do vậy, hàm lượng thiols trong mủ có ý nghĩa rất quan trọng, hàm lượng thiols
trong mủ cao phản ánh khả năng của tế bào có thể tự bảo vệ chống lại sự khai thác quá
mức. Mặt khác, hàm lượng thiols thấp thường phản ánh điều kiện sinh lý kém của hệ
thống ống mủ, không thể chống lại một cách hữu hiệu những stress oxy hóa. Trong
trường hợp này, cây có khả năng bị khai thác quá mức và bị suy kiệt.
2.4.4 Hàm lượng lân vô cơ (Pi)
Pi trong mủ có thể phản ánh sự biến dưỡng năng lượng trong mủ. Nguyên tố này
tham gia rộng rãi trong nhiều quá trình bao gồm quá trình dị hóa glicid, quá trình tổng
hợp các nucleotide liên quan đến vận chuyển năng lượng (đặc biệt adenosine phosphate)
hoặc các phản ứng khử NAD(P)H, trong các acid nucleic và trong quá trình tổng hợp
isoprene (Lynen, 1968). Pi sinh ra tại chỗ từ sự thủy phân các phân tử phosphoryl hóa,
chủ yếu là từ pyrophosphate vô cơ dưới tác động của men transferase – xúc tác phản ứng

nối dài chuỗi polyisopren (Lynen, 1969).
Theo d’Auzac đã chứng minh tương quan rất có ý nghĩa giữa một mặt là năng
lượng phosphate linh động và hoạt động sinh tổng hợp, mặt khác giữa năng lượng
phosphate linh động này với sản lượng. Hơn nữa, Eshbach và cộng sự, (1984); Sudbronto
(1978), cũng đã chứng minh tương quan trực tiếp giữa hàm lượng Pi của mủ và sản lượng
của một số dòng vô tính. Kích thích có tác dụng hoạt hóa biến dưỡng của mạch mủ cũng
như làm tăng hàm lượng Pi.
2.5 Hiện tượng khô mặt cạo
Hiện tượng khô mặt cạo là hiện tượng sau khi cạo, trên miệng cạo từng phần hay
toàn phần không chảy mủ. Hiện tượng khô mặt cạo phá vỡ hệ thống ống mủ, gây ra
những biến đổi trong sản phẩm mủ của cây, gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm
khai thác thông thường tỷ lệ khô mặt cạo gia tăng khoảng 1 %.

9


2.5.1 Triệu chứng
Sự hóa nâu của vỏ: Màu vỏ tự nhiên thay đổi từ vàng nhạt đến vàng nâu đến nâu
tối đến nâu xám.
Sự khô mặt cạo: Mặt cạo có thể khô một cách đơn giản như giọt mủ nỗi lên một
cách bất thường và chậm rãi ở miệng mới cạo, mủ loãng quá mức đưa đến dòng chảy kéo
dài, hay mủ đặc đưa đến mủ đông sớm trên miệng cạo. Những chi tiết này thường là dự
báo của khô mặt cạo.
Sự dày lên của vỏ: vỏ của cây khô có khuynh hướng dày lên, điều này độc lập với
sự sinh trưởng về điều kiện của thân cây cũng như chức năng của tượng tầng.
Sự nứt vỏ và bong ra: Cây bị nứt vỏ và bong ra chủ yếu theo đường thẳng với
những gờ bất định. Sự nứt vỏ chủ yếu bắt đầu ở miệng cạo nhưng cũng có thể xảy ra ở
chổ khác, không thể cạo những cây bị khô vì bề mặt thân cây không đồng đều.
2.6 Kích thích mủ
Tác động đầu tiên của chất kích thích là kéo thời gian chạy mủ, tăng cường sự trao

đổi chất, hoạt hóa các quá trình biến dưỡng trong hệ thống ống mủ và thúc đẩy quá trình
sinh tổng hợp cao su làm tăng sản lượng (d’Auzac và Jacob, 1984). Vì vậy áp dụng chất
kích thích có thể làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy trì được sản lượng hợp lý, khắc
phục tình trạng thiếu lao cạo mủ trong tương lai. Tuy nhiên không nên lạm dụng kích
thích, việc áp dụng kích thích quá mức sẽ dẫn đến sự suy kiệt hệ thống ống mủ và cuối
cùng là khô mủ.
Hiện nay, chất kích thích mủ được sử dụng chủ yếu là ethephon có hoạt chất acid 2
– Chloroethyl phosphonic. Ethephon hoạt hóa một số enzyme và làm cho mủ cao su
không kết bít các tuyến mủ, vì vậy lượng mủ thu hoạch có thể tăng lên 30 – 50 % (
Nguyễn Năng, Đỗ Kim Thành, 2007). Tuy nhiên khi áp dụng thường xuyên các kỹ thuật
này, đòi hỏi có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây cao su để tái tạo lại lượng mủ đã mất.

10


Mục tiêu sử dụng chất kích thích là gia tăng sản lượng giảm mức hao dăm và kết
hợp với giảm nhịp độ cạo để giảm lao động cạo mủ.
Có nhiều giả thiết về cơ chế tác động của chất kích thích mủ trên cây cao su như :
+ Làm tăng áp suất bên trong ống mủ.
+ Làm chậm sự hình thành nút bít ống mủ.
+ Ribailler (1970) kết luận chất kích thích mủ làm tăng tính thấm của màng tế bào
lutoid, do đó đã làm tăng tính ổn định của các lutoid khiến mủ chậm đông.
Qua nhiều nghiên cứu (de Jonge, 1955; Levandowsky, 1961; Abraham và cs,
1975) cho rằng các DVT khác nhau đáp ứng với kích thích mủ khác nhau.
Những DVT có chỉ số bít mạch mủ cao cho đáp ứng với chất kích thích cao (Abraham.
1977).
+ Theo Tupy (1973) có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa hàm lượng đường
trong mủ trước kích thích và ảnh hưởng của kích thích đến năng suất. Những dòng vô tính
có hàm lượng đường thấp sẽ có khuynh hướng đáp ứng thấp đối với chất kích thích.
+ Theo Đinh Xuân Trường (2003), DVT RRIV 5 có phản ứng kém với chất kích

thích mủ được sử dụng ở năm cạo thứ 6 so với RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, PB 235 và chỉ
nên xử lý kích thích nhẹ hai lần trên năm ngay năm cạo thứ nhất.
Ngoài ra, các yếu tố : môi trường, cường độ cạo, liều lượng và nồng độ kích thích
cũng ảnh hưởng đến sự đáp ứng chất kích thích mủ. Anekachai và cộng sự (1975), cho
thấy khi áp dụng trên miệng cạo nồng độ hoạt chất cần thiết ít nhất 2 % và sự đáp ứng
kích thích đạt tối đa ở nồng độ thay đổi từ 5 % - 7,5 %.
Sivakumaran và cộng sự (1981), cho thấy với chế độ cạo S/2 d2 kết hợp với kích
thích nồng độ cao 5 % - 10 % sẽ dẫn đến hậu quả là sự đáp ứng kích thích bị giảm nhanh
chóng và thậm chí có sự đáp ứng nghịch.
Sivakumaran (1983) đã đề nghị sử dụng khoảng 600 mg hoạt chất (a.i )/ cây/ năm
sẽ cho sự đáp ứng kích thích tốt.

11


2.7 Những nghiên cứu trong và ngoài nước
2.7.1 Những nghiên cứu ngoài nước
Trong suốt quá trình phát triển cao su, thu hoạch mủ và chế độ thu hoạch mủ luôn
được nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả thu hoạch mủ trên vườn cây. Đã có
nhiều tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật thu hoạch mủ cao su, đặt biệt là phương pháp cạo và
kích thích mủ.
Chiều dài miệng cạo: Là yếu tố quyết định đến độ lớn của vùng huy động mủ, do
đó chiều dài miệng cạo khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau (Ham, 1940). Tuy vậy, sự
gia tăng năng suất không tỉ lệ với chiều dài miệng cạo mà còn bị lệ thuộc bởi nhịp độ cạo
và kích thích, các dòng vô tính khác nhau đáp ứng với chiều dài miệng cạo khác nhau.
Nhịp độ cạo: Nhịp độ cạo là khoảng thời gian giữa hai lần cạo. Khi cạo với nhịp độ
cạo cao sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý giữa lượng mủ bị lấy đi và lượng mủ
cây tổng hợp bổ sung vào. Khả năng thực tiễn và tính hiệu quả của chế độ cạo nhịp độ
thấp được thực hiện bởi sự khám phá ra hiệu quả của việc sử dụng kích thích mủ
ethephon. Do đó, cần xác định nhip độ cạo thích hợp cho khả năng tái tạo của từng dòng

vô tính .
Kích thích: Nghiên cứu về sự đáp ứng với kích thích của những dòng vô tính khác
nhau đã có một số lượng lớn thí nghiệm được tiến hành bởi de Jonge (1955);
Levandowsky (1961); Abraham (1970); Abraham và ctv (1975), kết quả cho thấy ở những
dòng vô tính đáp ứng kém thì năng suất đáp ứng khoảng 30% và trong trường hợp xử lý
kích thích nồng độ 10% ở mặt cạo thấp thì năng suất tăng lên đến 200%. Nói chung các
dòng vô tính có chỉ số nút ống mủ cao cho sự đáp ứng với kích thích cao hơn (Abraham,
1977). Một số yếu tố khác xác định phạm vi của sự đáp ứng với kích thích là điều kiện
của vỏ, khí hậu, chế độ cạo, nồng độ chất kích thích, nhịp độ và phương pháp áp dụng
(Abraham và Tayler, 1967).

12


×