Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KHẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN TẠI HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN
TẠI HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ MỸ HẠNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


KHẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN
TẠI HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Tác giả

PHAN THỊ MỸ HẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM
TS. TRẦN KIM ĐỊNH

Tháng 07 năm 2012
i




LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành nuôi lớn con, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khoá học này.
Con xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Hoàng Kim, TS. Trần Kim Định đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo con trong suốt quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành
luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) đã luôn tận tình truyền đạt
kiến thức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc. Trân trọng cảm ơn Ban Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã tạo điều kiện để
em được thực tập tại Trung tâm. Trân trọng cảm ơn chú Phạm Văn Ngọc và bác La
Đức Vực đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong việc thực hiện thí nghiệm
tại Trung tâm.
Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi.
Chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

PHAN THỊ MỸ HẠNH

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm mười giống ngô lai đơn tại Hưng Thịnh,
Trảng Bom, Đồng Nai” đã được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm
Nông Nghiệp Hưng Lộc, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời gian
thực hiện từ ngày 09 tháng 02 năm 2012 đến ngày 14 tháng 05 năm 2012. Mục tiêu:

Xác định 2 - 3 giống ngô lai triển vọng có năng suất cao, sinh trưởng khoẻ, ngắn ngày,
chống chịu khá thích hợp với điều kiện ở Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, ba lần lặp
lại, thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô tiêu chuẩn ngành 10 TCN341 –
2006. Diện tích ô là 14 m2 (5m x 2,8m). Khoảng cách trồng: 70 cm x 25 cm. Mật độ:
57.143 cây/ha. . Tổng diện tích thí nghiệm 420 m2 (chưa tính hàng bảo vệ). Tham gia
thí nghiệm gồm mười giống ngô lai đơn: AG79, SSC8692, NM6259, MN-1, CP0704,
P4296, CN0905, B719, PAC746 và giống đối chứng C919.
Kết quả đạt được như sau:
1) Thí nghiệm khảo nghiệm mười giống ngô lai cho thấy các giống đạt năng
suất thực thu biến động từ 5.476 – 9.847 kg/ha, thời gian sinh trưởng 91,33 – 95,33
ngày, sức sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh và đổ ngã. Ba giống P4296,
NM6259, B719 là triển vọng nhất, thích hợp với sinh thái địa phương.
2) Giống P4296 có thời gian sinh trưởng 92,33 ngày; năng suất hạt khô thực thu
9.847 kg/ha; khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng C919 (6.886 kg/ha). Hạt
vàng cam chất lượng hạt tốt; chiều cao cây 238,19 cm; chiều cao đóng bắp119,33 cm;
số trái hữu hiệu 1,17 trái/cây; trái dài 20,14 cm; đường kính trái khá to 4,61 cm và rất
đồng đều; số hàng trên trái là 16,00 hàng/trái; số hạt trên hàng là 37,17 hạt/hàng; tỷ lệ
hạt trên trái là 76,38 %; trọng lượng 1000 hạt 360,00 g; lá bi bọc kín đầu trái (điểm 1);
khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã tốt (bệnh khô vằn cấp 1, rỉ sắt cấp 1, sâu đục
thân là 4,76 % và không đổ ngã).
3) Giống NM6259 có thời gian sinh trưởng là 93,00 ngày, năng suất hạt khô
thực thu 8.107 kg/ha; khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng C919. Hạt
vàng cam chất lượng tốt; chiều cao cây 213,50 cm; chiều cao đóng bắp 107,00 cm; số
trái hữu hiệu trên cây là 1,00 trái/cây; số hàng trên trái là 17,67 hàng/trái; số hạt trên
iii


hàng là 37,60 hạt/hàng; tỷ lệ hạt trên trái là 73,24 %; trọng lượng 1000 hạt 330,50 g;
khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã tốt (khô vằn: điểm 1, rỉ sắt: điểm 1, sâu đục

thân: 5,25 %).
4) Giống B719 có thời gian sinh trưởng là 91,33 ngày; năng suất hạt khô thực
thu là 7.840 kg/ha, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng C919. Hạt
vàng cam chất lượng tốt. Chiều cao cây 219,10 cm; chiều cao đóng bắp 111,93 cm; số
trái hữu hiệu trên cây là 1,07 trái/cây; số hàng trên trái là 15,45 hàng/trái; số hạt trên
hàng là 36,11 hạt/hàng; tỷ lệ hạt trên trái là 73,41 %; trọng lượng 1000 hạt là 361,20;
không đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt (khô vằn: điểm 2, rỉ sắt: điểm 1, sâu đục thân:
6,25 %).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ......................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt........................................................................................ viii
Danh sách các hình .................................................................................................... ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu cần đạt..................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và một số nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới ............ 3
2.1.1Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................... 3
2.1.2 Một số nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới .......................................... 6

2.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo và một số giống ngô trồng phổ biến tại Việt Nam .... 8
2.2.1 Sản xuất ngô ở Việt Nam ................................................................................... 8
2.2.2 Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ....................................................................... 10
2.2.3 Một số giống ngô lai trồng phổ biến hiện nay tại Việt Nam.............................. 12
2.3 Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai ............................ 14
2.3.1 Sản xuất ngô ở Đông Nam Bộ .......................................................................... 14
2.3.2 Sản xuất ngô ở Đồng Nai ................................................................................. 15
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 18
3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................. 18
3.2.1 Giống ............................................................................................................... 18
3.2.2 Phân bón .......................................................................................................... 19
v


3.3 Đặc điểm đất và khí hậu thời tiết khu thí nghiệm ................................................ 19
3.3.1 Đặc điểm lý hoá tính khu thí nghiệm ................................................................ 19
3.3.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết ................................................................................ 20
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 21
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 21
3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác .............................................................................. 22
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................. 22
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ............................................................... 22
3.5.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã ............................................. 24
3.5.3 Tình hình sâu bệnh ........................................................................................... 24
3.5.3.1 Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) ................................................................... 24
3.5.3.2 Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) ................................................................ 24
3.5.3.3 Bệnh rỉ sắt (Puccinia polysora) ..................................................................... 25
3.5.4 Các đặc trưng về hình thái trái.......................................................................... 25
3.5.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................................... 26

3.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ................................................................ 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 27
4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mười giống ngô lai đơn .......................... 27
4.2 Động thái tăng trưởng chiểu cao của mười giống ngô lai đơn .............................. 30
4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của mười giống ngô lai đơn .................................. 32
4.4 Số lá của mười giống ngô lai đơn qua các giai đoạn sinh trưởng ......................... 33
4.5 Tốc độ ra lá của mười giống ngô lai đơn qua các giai đoạn sinh trưởng .............. 35
4.6 Diện tích lá của mười giống ngô lai đơn qua các giai đoạn sinh trưởng ............... 36
4.7 Chỉ số diện tích lá của mười giống ngô lai đơn qua các giai đoạn sinh trưởng ..... 37
4.8 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của mười giống ngô lai đơn .... 38
4.8.1 Chiều cao cây cuối cùng................................................................................... 39
4.8.2 Chiều cao đóng bắp .......................................................................................... 40
4.8.3 Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ........................................................... 40
4.8.4 Đường kính gốc ............................................................................................... 41
4.9 Tình hình sâu bệnh hại của mười giống ngô lai đơn ............................................ 41
4.10 Đặc trưng hình thái trái của mười giống ngô lai đơn ......................................... 43
vi


4.10.1 Chiều dài trái.................................................................................................. 43
4.10.2 Chiều dài kết hạt ............................................................................................ 44
4.10.3 Đường kính trái .............................................................................................. 44
4.10.4 Độ che phủ lá bi ............................................................................................. 45
4.10.5 Màu sắc hạt .................................................................................................... 45
4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mười giống ngô lai ................ 45
4.11.1 Số trái hữu hiệu trên cây................................................................................. 46
4.11.2 Số hàng trên trái ............................................................................................. 46
4.11.3 Số hạt trên hàng ............................................................................................. 46
4.11.4 Tỷ lệ hạt trên trái ............................................................................................ 46
4.11.5 Trọng lượng 1000 hạt (ẩm độ 14%)................................................................ 47

4.11.6 Năng suất lý thuyết ........................................................................................ 47
4.11.7 Năng suất thực thu ......................................................................................... 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 50
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 53

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIMMYT

International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm Cải tiến ngô và lúa mì Quốc tế)

IFPRI

The Internation Food Policy Research Institute

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương nông Quốc tế)

CV

Coefficient variation
(Hệ số biến động)


LSD

Least Significant Difference Mức
(Sai khác có ý nghĩa)

NT

Nghiệm thức

NSG

Ngày sau gieo

Đ/C

Đối chứng

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết

P1000

Trọng lượng 1000 hạt


KHKT

Khoa học kỹ thuật

HH

Hữu hiệu

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực trên thế giới giai đoạn
1961 - 2010................................................................................................................. 4
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các Châu lục năm 2010 .................. 5
Bảng 2.3: Một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2010 ................................. 5
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1961 - 2010........................... 8
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất ngô tại các vùng ở Việt Nam năm 2010.......................... 9
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 - 2010 ....... 15
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất ngô ở Đồng Nai giai đoạn 2003 - 2010........................ 16
Bảng 3.1: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo ............................................. 18
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tai nơi thí nghiệm................................... 19
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm ................................................ 20
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của mười giống ngô lai ....................................... 21
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mười giống ngô lai đơn ................... 28
Bảng 4 2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của mười giống ngô thí nghiệm ....... 31
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của mười giống ngô lai ........................ 33
Bảng 4.4: Số lá của mười giống ngô lai thí nghiệm ................................................... 34
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của mười giống ngô lai ......................................................... 35
Bảng 4.6: Diện tích lá của mười giống ngô lai .......................................................... 37

Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của mười giống ngô lai ................................................ 38
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu chống đỗ ngã của mười giống ngô lai thí nghiệm .................. 39
Bảng 4.9: Tỷ lệ sâu bệnh hại chính trên mười giống ngô lai ...................................... 41
Bảng 4.10 Đặc trưng hình thái trái của mười giống ngô lai thí nghiệm...................... 44
Bảng 4.11: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mười giống ngô lai …..48
Bảng PL1: Năng suất thực thu (kg/ô) của mười giống ngô lai ................................... 61
Bảng PL2: Năng suất thực thu (kg/ha) của mười giống ngô lai thí nghiệm. ............... 61
Bảng PL3: Năng suất lý thuyết (kg/ô) của mười giống ngô lai .................................. 62
Bảng PL4: Năng suất lý thuyết (kg/ha) của mười giống ngô lai ................................ 62

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm ................................................................... 22
Hình 3.2:Các cấp bệnh để đánh giá bệnh khô vằn ..................................................... 24
Hình 3.3: Các mức điểm để đánh giá độ che kịn lá bi................................................ 25
Hình 4.1: Hình ảnh giai đoạn tung phấn .................................................................... 29
Hình 4.2: Hình ảnh phun râu ..................................................................................... 29
Hình 4.3: Sâu cắn lá nõn ngô .................................................................................... 42
Hình 4.4: Bệnh khô vằn ............................................................................................ 43
Hình 4.5 Đo chiều dài trái và đường kính trái ........................................................... 45
Hình 4.6: Hình ảnh ba giống ngô triển vọng và giống đối chứng............................... 49
Hình P1: Sâu đục trên thân ....................................................................................... 53
Hình P2:Sâu đục trên trái .......................................................................................... 53
Hình P3: Hình rỉ sắt trên thân ................................................................................... 54
Hình P4: Một số dụng cụ trong thí nghiệm ............................................................... 54
Hình P5: Hình ảnh ba giống ngô triển vọng .............................................................. 55
Hình P6: Hình ảnh mười giống ngô thí nghiệm ......................................................... 55
Hình P7: Bản đồ tỉnh Đồng Nai ................................................................................ 56

Hình P8: Biểu đồ tỉ lệ sản lượng ngô giữa các Châu lục trên thế giới năm 2010 ....... 57
Hình P9: Biểu đồ tỉ lệ năng suất ngô giữa các Châu lục trên thế giới năm 2010 ........ 57
Hình P10: Biểu đồ khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm tại Đồng Nai ............ 58
Hình P11: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của mười giống ngô lai ....... 58
Hình P12: Biểu đồ động thái tăng trưởng số lá của mười giống ngô lai ..................... 59
Hình P13: Biểu đồ diện tích lá của mười giống ngô lai qua các giai đoạn ................. 59
Hình P14: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của mười giống ngô lai60

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lấy hạt quan trọng nhất trong nền nông
nghiệp toàn cầu. Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho người, nguyên liệu cho
công nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, dược phẩm và hàng hóa xuất khẩu, ngô đã được
hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển liên tục. Năm
2010, ngô đứng đầu về sản lượng và năng suất trong nhóm cây lương thực của thế giới
với sản lượng đạt 844,41 triệu tấn trên diện tích 161,91 triệu ha, năng suất bình quân
5,22 tấn/ha (FAOSTAT, 2012).
Ở Việt Nam ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa với diện tích canh
tác năm 2010 là 1,13 triệu ha, năng suất bình quân 4,09 tấn/ha, sản lượng 4,61 triệu tấn
(FAOSTAT, 2012). Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng sản xuất ngô
Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại: Năng suất thấp hơn so với bình quân của thế giới, giá
thành sản xuất cao, sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mỗi năm phải nhập
hàng nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
Ở nước ta hàng năm có hàng chục giống ngô lai triển vọng được đưa ra giới
thiệu cho sản xuất từ những đơn vị nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống ngô trong
nước và nước ngoài. Tuy nhiên, mỗi giống ngô lai chỉ thích nghi trong điều kiện môi

trường sinh thái và thời vụ nhất định. Theo quan điểm của các nhà khoa học hiện nay,
giống được coi là động lực chính để tăng năng suất và sản lượng. Người ta tính được
rằng giống ngô lai góp 60 % và kỹ thuật canh tác đóng góp 40 % vào mức tăng năng
suất ngô.
Đông Nam Bộ là vùng tiềm năng về cây ngô lớn nhất nước, tuy nhiên năng suất
ngô vẫn còn khiêm tốn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ giống khác nhau. Để
được một bộ giống tốt có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, phù hợp với đặc điểm
1


sinh thái và phương thức canh tác của từng vùng thì khâu tuyển chọn rất quan trọng.
Những năm gần đây, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giống
đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người trồng ngô. Tuy nhiên cũng không ít
giống mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, do không thích nghi với vùng sinh thái,
phương thức canh tác của từng vùng và đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản suất đại trà .
Vì vậy, công tác khảo nghiệm giống rất cần thiết để chọn ra giống tốt thích nghi với
từng vùng sinh thái và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Do vậy đề tài: “Khảo
nghiệm mười giống ngô lai đơn tại Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai” đã được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định 2 - 3 giống ngô triển vọng có năng suất cao, sinh trưởng khoẻ, ngắn
ngày, chống chịu khá thích hợp với điều kiện ở Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.
1.3 Yêu cầu cần đạt
Thực hiện nghiêm túc, chính xác quá trình thí nghiệm, theo dõi, đánh giá đặc
điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu bệnh, năng suất và đặc tính nông học
của mười giống ngô lai đơn trên vùng đất đỏ Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn từ 09/02/2012 đến 14/05/2012, thí nghiệm
được tiến hành trong vụ Xuân Hè 2012 nên chỉ rút ra được kết luận sơ bộ trong một
mùa vụ thí nghiệm, chưa theo dõi hết được các vấn đề liên quan.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình sản xuất và một số nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây cốc lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới, không cây nào có thể sánh
kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu quả ưu thế lai (Ngô Hữu
Tình và ctv, 1997). Hầu hết các nước trên thế giới đều trồng ngô bao gồm cả các nước
công nghiệp và các nước đang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất 100.000 ha ngô.
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là cây điển hình
được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống,
công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học vào công tác nghiên cứu và
sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997). Do vậy diện tích, năng suất, sản lượng ngô liên tục
tăng.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của CIMMYT, chương trình phát
triển ngô của mỗi quốc gia cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
trong sản xuất mà cây ngô không ngừng phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năm 2010, ngô đứng đầu thế giới về năng suất, sản lượng với năng suất đạt
5,22 tấn/ha và sản lượng là 844,41 triệu tấn. Trong 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc
độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực. So với năm 1961 thì
năm 2010 năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm 3,28 tấn/ha (từ 1,94 tấn/ha
lên 5,22 tấn/ha), lúa gạo tăng 2,5 tấn/ha (từ 1,87 tấn/ha lên 4,37 tấn/ha), còn lúa mì
tăng thêm 1,91 tấn/ha (từ 1,09 tấn/ha lên 3,00 tấn/ha). (FAOSTAT, 2012). Có được kết
quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống
đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kĩ thuật. Gần 80% diện tích trồng ngô
hiện nay được trồng với giống ngô cải tiến. Trong đó, 2/3 diện tích là được trồng với
giống ngô cải tiến F1, 1/3 còn lại trồng với giống ngô thụ phấn tự do.

3


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực trên thế giới giai đoạn
1961 – 2010
Cây trồng

Bắp

Lúa mì

Lúa gạo

Chỉ tiêu

1961

2007

2008

2009

2010

Diện tích (triệu ha)

105,56

158,23


161,20

158,84

161,91

Năng suất (tấn/ha)

1,94

4,99

5,13

5,16

5,22

Sản lượng (triệu tấn)

205,03

789,40

827,49

819,70

844,41


Diện tích (triệu ha)

204,21

216,71

222,79

224,84

216,97

Năng suất (tấn/ha)

1,09

2,83

3,07

3,06

3,00

Sản lượng (triệu tấn)

222,36

612,61


683,22

686,96

650,88

Diện tích (triệu ha)

115,37

155,00

157,65

158,37

153,65

Năng suất (tấn/ha)

1,87

4,24

4,37

4,32

4,37


215,65

657,15

689,04

684,78

672,02

Sản lượng (triệu tấn)

Nguồn: FAOSTAT, 2012.
Theo dự đoán của CIMMYT nhu cầu ngô của toàn thế giới sẽ tăng gần 50% từ
558 triệu tấn của năm 1995 lên đến 837 triệu tấn vào năm 2020. Chỉ riêng ở các nước
đang phát triển nhu cầu ngô sẽ tăng từ 282 triệu tấn trong năm 1995 lên 504 triệu tấn
vào năm 2020 (IFPRI 2000). Cũng theo dự đoán của CIMMYT đến 2020 nhu cầu về
ngô và lúa mỳ sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu về lúa gạo ở các nước đang phát triển, trong
đó nhu cầu về lúa mỳ sẽ tăng khoảng 1,58 %/năm; nhu cầu ngô sẽ tăng
2,35 %/năm. Theo ước tính của FAO, đến năm 2020 diện tích trồng lúa gạo và lúa mì
tăng ít, trái lại diện tích ngô được dự báo tăng nhanh thêm khoảng 10 triệu ha.
Châu Mỹ là nơi đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như cơ
giới hóa vào trong quá trình sản xuất mạnh nhất, là nơi sản xuất ngô lớn nhất thế giới
với diện tích năm 2010 là 63,10 ha; năng suất 7,10 tấn/ha; sản lượng 447,92 chiếm
38,97 % về diện tích và 53,05 % về sản lượng ngô trên thế giới.
4


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các Châu lục năm 2010

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Châu Mỹ

63,10

7,10

447,92

Châu Á

53,71

4,58

246,12

Châu Phi


30,91

2,08

64,26

Châu Âu

14,11

6,06

85,58

Châu Đại Dương

0,08

6,54

0,53

Châu lục

Nguồn: FAOSTAT, 2012
Trên thế giới, nước trồng ngô nhiều nhất là Mỹ, với diện tích 32,96 triệu ha,
năng suất 9,59 tấn/ha, và sản lượng đứng đầu thế giới 316,17 triệu tấn (Bảng 2.2); kế
đến Trung Quốc với diện tích 32,52 triệu ha; năng suất đạt 5,46 tấn/ha, sản lượng
177,54 triệu tấn. (FAOSTAT, 2012).
Bảng 2.3: Một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2010

Quốc gia

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Mỹ

32,96

9,59

316,17

Trung Quốc

32,52

5,46

177,54

Brazil

12,81

4,37


56,06

Ấn Độ

7,18

1,96

14,06

Mexico

7,15

3,26

23,30

Indonesia

4,14

4,43

18,36

Argentina

2,90


7,81

22,68

Pháp

1,57

8,90

13,98
Nguồn: FAOSTAT, 2012

5


2.1.2 Một số nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới
Vào nửa cuối thế kỷ 20, trong nền sản xuất lương thực của thế giới có một sự
kiện rất quan trọng đó là sự phát triển nhảy vọt của cây ngô. Năng suất ngô bình quân
trên thế giới đầu thế kỷ 20 mới chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, nhưng đến năm 2010 đã đạt
5,22 tấn/ha. Sự phát triển nhảy vọt đó là kết quả của việc khám phá, ứng dụng ưu thế
lai vào sản xuất hạt giống ngô, cùng với việc sử dụng những thành tựu mới nhất của
nhiều ngành khoa học đối với nghiên cứu và sản xuất ngô như di truyền học, chọn
giống, công nghệ sinh học.
Mỹ là nước tiến hành nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô sớm và có
hiệu quả nhất. Ngô lai bắt đầu được đưa vào sản xuất từ những năm đầu thập niên ba
mươi của thế kỷ trước và phát triển mạnh vào những năm sau đó cho tới năm 1942 thì
hầu hết diện tích ngô của Mỹ được trồng bằng giống lai. Nhờ sử dụng giống ngô lai và
trình độ thâm canh cao, năng suất ngô của thế giới đã tăng 2 ,69 lần trong vòng 50 năm
từ 1961 – 2010. Cũng trong thời gian đó, Mỹ và một số nước châu Âu có năng suất

ngô tăng từ 2 – 3 lần.
Beal (1976) là người đặt các thí nghiệm đầu tiên về lai ngô. Khi lai các biến
chủng, các giống ngô khác nhau, ông đã quan sát thấy nhiều trường hợp biểu hiện ưu thế
lai. Ông nhận thấy rằng các giống lai của các biến chủng xa khác nhau về nơi gieo trồng
có năng suất cao hơn các giống lai có bố mẹ cùng gieo trồng trong một vùng.
Đối với cây ngô, ngoài cách lai giữa các giống, các nhà chọn giống còn lai giữa
các dòng tự phối và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Theo nghiên cứu của nhiều
nước, lai giữa các giống có thể tạo ra các giống ngô lai tăng năng suất từ 10 – 20%, còn lai
giữa các dòng tự phối có thể tăng năng suất 20 – 30% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, việc
sản xuất hạt lai tương đối phức tạp, tốn kém, đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lao
động trong việc bẻ cờ, khử đực ở các dạng mẹ của giống lai, làm giá thành hạt lai cao.
Mặt khác, ngô có thời gian nhú cờ của các cây lai không cùng lúc nên khó cơ giới hóa
việc bẻ cờ. Khatginov và Rhoades (1930) đã phát hiện tính bất dục đực tế bào chất
trong lai và sản xuất hạt ngô lai. Năm 1944, Mangelsdorf và Jones đã đề xuất việc ứng
dụng hiện tượng bất dục đực tế bào chất trong sản xuất mà không cần bẻ cờ.
6


Nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang bước sang một giai đoạn phát triển
mới nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến giúp cho việc tạo ra giống mới
nhanh chóng hơn và chất lượng tốt hơn. Với việc ứng dụng công nghệ gen, có thể
chuyển các gen ngoại lai để cho ra các sản phẩm đa dạng có gen kháng sâu bệnh,
kháng hạn, kháng lạnh, kháng mặn như giống ngô Bt kháng sâu đục thân của công ty
Monsanto. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thế giới đã đưa ra những
phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn
chưa thụ tinh để rút ngắn thời gian tạo giống mới (chủ yếu là thời gian tạo dòng thuần
bố mẹ). Kỹ thuật nuôi cấy phôi non đã sử dụng nhằm tạo ra nguyên liệu ban đầu phục
vụ kỹ thuật chuyển gen và phân lập gen. Gần đây, CIMMYT đẩy mạnh chương trình
tạo giống ngô chất lượng protein cao và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Các nhà khoa học dự đoán rằng vào thế kỷ 21, trong nghiên cứu năng suất ngô

có thể đạt năng suất trên 30 tấn/ha và trong sản xuất đạt 20 tấn/ha là chuyện bình
thường. Cây ngô là cây có chu kỳ quang hợp C4, có tiềm năng năng suất rất lớn, chưa
xác định giới hạn mà không có cây ngũ cốc nào sánh kịp về mặt năng suất.
Trong những năm gần đây cây trồng biến đổi gen đặc biệt là cây ngô đã mang
lại những lợi ích ổn định và bền vững về kinh tế, môi trường, làm tăng sản lượng nông
nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân cho nên ngày càng được nhiều quốc gia ủng
hộ và phát triển. Diện tích trồng cây biến đổi gen trên toàn cầu năm 2009 đạt 134 triệu
ha trên tổng số 25 quốc gia, trong đó diện tích trồng ngô biến đổi gen đạt 42 triệu ha
trên tổng số 16 quốc gia. Từ năm 1996 đến năm 2009, diện tích trồng ngô biến đổi gen
trên toàn thế giới liên tục gia tăng và đạt 26,4 % trong năm 2009 (James, 2010).
Năm 2009, Trung Quốc đã cấp giấy an toàn sinh học cho giống ngô phytase
được phát triển trong nước. Ngô phytase giúp cho lợn hấp thu được nhiều photpho
hơn, giúp chúng lớn nhanh đồng thời giảm lượng photpho còn tồn tại trong chất thải
của động vật.

7


2.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo và mốt số giống ngô lai trồng phổ biến tại Việt
Nam
2.2.1 Sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô là cây trồng có từ lâu đời, theo nhà Bác học Lê Quý Đôn, cây ngô được
đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 17. Nhờ những đặc điểm quý, cây ngô sớm được người
Việt Nam chấp nhận và mở rộng sản xuất. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 diện
tích trồng ngô là rất ít, năng suất thấp 1,18 tấn/ha. Sau khi đất nước thống nhất diện
tích trồng ngô của nước ta tăng lên rất nhanh và ngô đã trở thành một trong những cây
lương thực quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp.
Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay do không ngừng mở rộng diện tích trồng giống ngô lai trong
sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kĩ thuật canh tác đáp ứng theo nhu cầu của

giống mới. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chỉ chiếm chưa đến 1 % trong 430
nghìn ha ngô thì đến hiện nay hầu hết diện tích trồng ngô ở nước ta là giống lai.
Năm 2010, diện tích trồng ngô là 1,13 nghìn ha, năng suất 4,09 tấn/ha, sản
lượng 4,61 triệu tấn (FAOSTAT, 2012). Mặc dù sản lượng ngô năm 2010 có tăng so
với năm trước nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

1961

0,26

1,12

0,29

2004

0,99


3,46

3,43

2005

1,05

3,60

3,79

2006

1,03

3,73

3,85

2007

1,10

3,93

4,30

2008


1,14

4,01

4,57

2009

1,09

4,01

4,37

2010

1,13

4,09

4,61

Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2012.
8


Chỉ trong vòng 50 năm, diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở nước ta đã tăng
nhanh chóng. Năm 1961, diện tích trồng ngô chỉ là 0,26 triệu ha đến năm 2010 đã tăng

lên 1,13 triệu ha; tăng 4,35 lần, năng suất tăng 3,65 lần,và sản lượng tăng 15,90 lần
(bảng 2.4). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng vọt như vậy chủ yếu là nhờ ứng dụng các
giống lai có năng suất cao vào trong quá trình sản xuất và cải tiến kỹ thuật canh tác
phù hợp với từng địa phương.
Hiện nay, cả nuớc đã hình thành 8 vùng sản xuất ngô. Trong đó 5 vùng có diện
tích lớn nhất là Đông Bắc chiếm 24,18 %; Tây Nguyên 21,00 %; Tây Bắc 16,65 %;
Bắc Trung Bộ 12,01% và Đồng bằng sông Hồng 8,66 %. Tổng diện tích 5 vùng này
chiếm 82,50 %; còn lại là Đông Nam Bộ 7,21 %; Duyên hải miền Trung 6,95 % và
Đồng bằng sông Cửu Long 3,34 %.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô tại các vùng ở Việt Nam năm 2010

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

Vùng núi Đông Bắc

272,40

3,40

915,50


Vùng Tây Nguyên

236,60

4,92

116,60

Vùng núi Tây Bắc

187,60

3,24

611,50

Vùng Bắc Trung Bộ

135,30

3,57

513,20

Đồng Bằng sông Hồng

97,60

4,52


441,00

Đông Nam Bộ

81,30

5,20

422,70

Duyên hải miền Trung

78,30

4,41

338,50

Đồng Bằng sông Cửu Long

37,80

5,29

199,70

Vùng

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

9


2.2.2 Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài như công ty CP (Thái
Lan), Syngenta (Thụy sỹ), Bioseed (Ấn độ), Monsanto (Mỹ) đã đưa vào Việt Nam thử
nghiệm một số giống ngô lai ưu tú, kết hợp các Viện và công ty giống trong nước cũng
tạo thành công một số giống ngô lai có năng suất cao đưa vào sản xuất đã góp phần
nâng cao sản lượng ngô nước ta.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực thứ hai sau cây lúa, có những vai trò quan
trọng trong nền kinh tế: Làm thức ăn chăn nuôi, làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, mặt hàng xuất khẩu. Với những vai trò quan
trọng đó, cây ngô luôn được Đảng, Nhà Nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn quan tâm, đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp để khuyến khích nghiên
cứu, ứng dụng ưu thế lai vào trong sản xuất, giúp gia tăng năng suất.
Chương trình chọn tạo giống ngô lai ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ 20, nhưng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không đạt kết quả
như mong muốn. Do nguồn vật liệu ban đầu và các giống ngô lai có nguồn gốc
ôn đới dài ngày không thích hợp với điều kiện nhiệt đới, ngắn ngày ở nước ta.
Từ năm 1973, với những định hướng đúng đắn mà Viện Nghiên cứu Ngô Quốc
gia đã đưa ra, chỉ sau 15 - 20 năm một loạt các giống ngô thụ phấn tự do ra đời và
được trồng rộng rãi trong sản xuất như: TSB1, TSB2, LS, HL-36, Q-2. Sự ra đời của
các giống ngô thụ phấn tự do như là một bước đệm, tạo tiền đề cho sự phát triển
chương trình giống ngô lai. Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do ngoài tác dụng
trực tiếp là phục vụ sản xuất thì các giống này còn là nguồn vật liệu quý giá phục vụ
cho chương trình chọn tạo giống ngô lai.
Năm 1992 - 1993, Sự ra đời của các giống ngô lai không quy ước do Viện
nghiên cứu ngô Quốc gia lai tạo, đã đánh dấu quá trình chuyển tiếp từ giống thụ phấn
tự do sang giống lai. Giá thành của các giống này rẻ, thích nghi với điều kiện khó khăn
và đầu tư thấp, cho năng suất 4 - 8 tấn/ha như các giống: LS-4, LS-5 (chín sớm), LS-6

(chín trung bình) và LS-7, LS-8 (chín muộn).

10


Giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn quan trọng nhất được đánh dấu bằng sự ra
đời của các giống ngô lai quy ước mang tên LVN (lai Việt Nam) của Viện Nghiên cứu
Ngô chọn tạo và một số các giống ngô lai của các cơ quan khác. Trong đó LVN 10 đã
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô của cả nước.
Giai đoạn gần đây nhất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã
chọn tạo ra một số giống ngô lai đơn và đã được chấp nhận trong sản xuất: Giống
VN25-29 (La Đức Vực và ctv, 2002), giống lai đơn ngắn ngày V98-1 và trung ngày
V2002 (Phạm Thị Rịnh và ctv, 2003 – 2004), giống ngô lai đơn VN112 (La Đức Vực
và ctv, 2007). Những năm gần đây cây ngô chuyển gen cũng đã được quan tâm và
nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào gen kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ. Năm
2010, Việt Nam đã chính thức cho phép công ty TNHH Syngenta Việt Nam và công ty
Monsanto Thái Lan được khảo nghiệm hạn chế, đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh
học và môi trường của cây ngô chuyển gen (Bộ Nông nghiệp và PTNN, 2010).
Hiện nay, Viện nghiên cứu ngô lai tạo chủ yếu định hướng vào việc lai tạo ra
các giống ngô chín sớm và chín trung bình có tiềm năng năng suất cao phù hợp với
trình độ thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời áp dụng phương
pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ
tinh để tạo dòng thuần rút ngắn thời gian.
Trong những năm gần đây, ở nước ta có những bước tiến đáng kể trong công tác
chọn tạo các giống ngô lai. Những giống lai quy ước của chúng ta đang có sức cạnh
tranh, giá hạt giống rẻ chỉ bằng một nửa giá giống nhập khẩu. Năng suất và chất lượng
ngô của chúng ta không thua kém các giống ngô lai của các công ty nước ngoài.
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu
phát triển cây ngô với 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư: Dự án phát triển
giống ngô lai giai đoạn 2006 – 2010 (đã kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống

ngô lai giai đoạn 2011 -2015 (đang triển khai).
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh
nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng
suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã
11


được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được
trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô
vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống. Năm 2010, năng suất trung bình cả nước đạt
4,09 tấn/ha; sản lượng đạt 4,61 triệu tấn so với năng suất ngô có thâm canh là 7,00 –
8,00 tấn/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết
bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất,
việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng
diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Theo Quyết định 09 của Chính phủ, chỉ tiêu sản lượng ngô vào năm tới phải đạt
5 – 6 triệu tấn. Để đạt chỉ tiêu trên chúng ta phải tăng cả về diện tích lẫn năng suất.
Trong định hướng tăng năng suất có những biện pháp thực hiện như sau: Tăng tỷ lệ sử
dụng giống lai, tạo ra những giống lai ưu việt (ngắn ngày, chống chịu tốt với điều kiện
bất thuận, năng suất cao, phẩm chất tốt), đầu tư cho một số khâu trong biện pháp kỹ
thuật. Từ mục tiêu trên, Viện Nghiên cứu Ngô đưa ra kế hoạch, trong đó tiếp tục
nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai cho các vùng sinh thái, đặc biệt đa dạng hóa cho
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ theo hướng ưu tiên sau:
+ Ngắn ngày.
+ Chống chịu tốt (chống hạn, chống đổ ngã, chống sâu đục thân và khô vằn).
+ Năng suất cao, chất lượng tốt (đạt 10 – 12 tấn/ha, hàm lượng protein cao).
2.2.3 Một số giống ngô lai trồng phổ biến tại Việt Nam

1. LVN10
Là giống ngô lai đơn, thuộc nhóm giống dài ngày do Viện Nghiên cứu Ngô tạo
ra, cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao,
chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN10 thích ứng với mọi
vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện
thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.
12


2. C919
Giống ngô lai C919 có nguồn gốc nhập nội từ Tập đoàn Monsanto, do Công ty
Monsanto Việt Nam nhập nội và phát triển. C919 có thời gian sinh trưởng trung bình ở
phía Bắc từ 105 - 115 ngày; phía Nam từ 95 - 100 ngày. Năng suất trung bình đạt 8,0 12,0 tấn/ha, tiềm năng năng suất 13,0 - 14,0 tấn/ha. Chịu hạn, chịu úng, chống đổ tốt.
Chống chịu bệnh rỉ sắt, đốm nâu, đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, lá bi bao kín đầu bắp.
Thích nghi rộng, trồng được trên nhiều loại chân đất khác nhau. Thời vụ trồng được
trong mùa mưa và mùa khô (trồng được cả 3 vụ/năm). Trồng được ở mật độ cao.
3. CP888
Là giống của công ty TNHH hạt giống C.P Việt Nam, giống dài ngày có thời
gian sinh trưởng 115 - 118 ngày, cây cứng chịu hạn khá, nhiễm sâu bệnh mức độ nhẹ.
Năng suất trung bình 5,5 – 6,5 tấn/ha, thâm canh tốt đạt trên 8 tấn/ha. Tỷ lệ hai trái khá
(20 - 40%). Hiện nay là một trong những giống chủ lực của các tỉnh phía Nam.
4. G49
Là giống lai đơn của công ty Syngenta, có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày.
Cứng cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá, lá bi che kín đầu trái. Năng suất trung bình: 6,0
– 7,0 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 8,0 - 10 tấn/ha. Khả năng thích nghi rộng phù hợp trồng
trên nhiều loại đất.
5. NK54
Là giống ngô lai đơn, do Công ty Syngenta Thụy Sĩ lai tạo từ tổ hợp lai giữa 2
dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5047/NP5070. Là giống có thời gian sinh trưởng
trung bình, 93 - 98 ngày ở vùng Đông Nam bộ và 100 - 110 ngày ở vùng cao nguyên

Nam Trung Bộ. Dạng hình cây đẹp, sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh lâu tàn,
cứng cây và ít đổ ngã. Giống nhiễm nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh khô vằn từ nhẹ đến
trung bình. Năng suất cao và ổn định, trung bình đạt 6,5 – 8,3 tấn/ha. Thích nghi rộng,
phù hợp với điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Nam và vụ xuân các tỉnh phía Bắc.

13


5. NK67

Là giống ngô lai đơn do Công ty Syngenta - Thụy Sĩ lai tạo và sản xuất hạt
giống. Thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày. Cứng cây, ít đổ ngã, chống chịu khá
với các bệnh khô vằn, rỉ sắt. Năng suất bình quân ở các vùng trên cả nước đều đạt trên
7 tấn/ha. Đặc biệt NK67 được đánh giá là giống chịu hạn tốt nhất trong tất cả các giống
đang phổ biến ở Việt Nam.
6. C5252
Là giống do Công ty Monsanto (Hoa Kỳ) sản xuất, có thời gian sinh trưởng 95 105 ngày. Giống C5252 kháng được nhiều bệnh như : Rỉ sắt, khô vằn, cháy lá. Thích
nghi rộng, phù hợp nhiều loại đất khác nhau. Chịu úng, chịu hạn tốt, chống đỗ ngã.
Năng suất 8 - 12 tấn/ha và rất ổn định.
2.4 Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai
2.4.1 Vùng ngô Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, gồm có 5 tỉnh và
một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí Minh.
Đông Nam Bộ là vùng tiềm năng về cây ngô lớn nhất nước, tuy nhiên năng suất
ngô vẫn còn khiêm tốn. Trong đó, chủ lực là C919 có khả năng thích ứng cao đối với
các loại chân đất khác nhau, cho năng suất cao, chịu hạn, chịu rét rất tốt, nhất là thời
gian sinh trưởng ngắn và LVN10, CP888 có năng suất cao, chất lượng hạt tốt, chịụ
thâm canh nhưng nhược điểm thời gian sinh trưởng dài, khó luân canh tăng vụ.
Đông Nam Bộ là một trong tám vùng sản xuất ngô chính, chiếm 7,21% diện

tích trồng ngô trong cả nước, là vùng trồng ngô trọng điểm của phía Nam, với diện tích
trồng khoảng 81,30 nghìn ha (năm 2010). Qua bảng 2.3 cho thấy Đồng Nai là tỉnh có
diện tích trồng ngô lớn nhất trong khu vực với 47,70 nghìn ha, kế đến là Bà Rịa - Vũng
Tàu với diện tích trồng là 18,90 nghìn ha (năm 2010).

14


×