Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY ĐẬU BẮP, NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÂU ĐO XANH (Anomis flava Fab.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH HAI CHẤM (Empoasca biguttula F.) TẠI CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.92 KB, 73 trang )

i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY
ĐẬU BẮP, NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÂU ĐO
XANH (Anomis flava Fab.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
RẦY XANH HAI CHẤM (Empoasca biguttula F.)
TẠI CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
THÁI TUẤN VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, con xin thành kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người
thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo điều kiện thuận lời cho con học tập và động viên con
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là những thầy cô Khoa Nông học đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học
tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS - TS Nguyễn Thị Chắt, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt


nghiệp.
Và cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 đã
giúp đỡ động viên tôi học tập trong suốt thời gian qua.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

Thái Tuấn Vũ


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch trên cây đậu bắp, nghiên cứu đặc điểm sinh
học sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) và biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm
Empoasca biguttula F. tại Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Chắt
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thành phần sâu hại, thiên địch trên cây đậu
bắp. Điều tra diễn biến, nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu đo xanh (Anomis flava
Fab.) trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh và khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ
rầy xanh hai chấm Empoasca biguttula F. bằng một số loại thuốc BVTV trong điều kiện
ngoài đồng. Thời gian thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012.
Kết quả theo dõi ghi nhận được các loài sâu hại là: sâu loang (Earias fabia St.), sâu
ăn tạp (Spodoptera litura Fab.), sâu cuốn lá (Sylepta derogate Fab.), sâu đo xanh (Anomis
flava Fab.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb.), rầy xanh hai chấm (Empoasca
biguttula F.), bọ xít xanh (Nezara viridula D.), bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatus Fab.), câu
cấu (Hypomeces squamosus Fab.), nhện đỏ (Tetranychus sp.). Trong đó rầy xanh hai chấm
(Empoasca biguttula F.) xuất hiện nhiều. Các loài thiên địch là: bọ rùa sáu vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fab.), bọ rùa cam (Micraspis discolor F.), nhện chân gai
(Oxyopes spp.), bọ đuôi kiềm (Chelisochess spp.), kiến ba khoang (Paederus fuscipes C.),
trong đó bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) xuất hiện nhiều.

Qua kết quả điều tra biến động mật độ sâu đo xanh cho thấy mức độ gây hại của
chúng không cao, xuất hiện nhiều nhất vào giai đoạn 40 NSKG. Thời gian hoàn thành
vòng đời của sâu đo xanh biến động từ 21 – 24 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng từ
10 – 12 ngày, khả năng đẻ trứng của thành trùng cái từ 318 – 571 trứng.
Qua kết quả thí nghiệm phòng trừ rầy xanh hai chấm (Empoasca biguttula F.) ngoài
đồng cho thấy hiệu quả các loại thuốc tương đối thấp, thuốc Vimatrine 0,6L có hiệu lực
cao nhất trong 3 loại thuốc đưa ra xử lý chỉ đạt 53,44%.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA .......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu ............................................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu và nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................3
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây đậu bắp.............................................................................................. 3
2.1.1 Giới thiệu chung............................................................................................................................ 3
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố ............................................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học.................................................................................................................. 4

2.1.4 Giá trị dịnh dưỡng......................................................................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm canh tác........................................................................................................................ 5
2.2 Một số sâu hại chính trên cây đậu bắp ........................................................................................... 5
2.2.1 Ngoài nước .................................................................................................................................... 5
2.2.2 Trong nước .................................................................................................................................... 6
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của một số loài sâu hại chính ................. 7
2.3.1 Sâu loang – Earias fabia Stoll ..................................................................................................... 7
2.3.2 Sâu cuốn lá – Sylepta derogata Fab. ........................................................................................... 7


v

2.3.3 Rầy mềm – Aphis gossypii Glover. ............................................................................................. 8
2.3.4 Rầy xanh 2 chấm – Empoasca biguttula Shiraki ...................................................................... 8
2.4 Một số thiên địch trên cây đậu bắp................................................................................................. 9
2.4.1 Bọ rùa – Menochilus sexmaculatus ............................................................................................ 9
2.4.2 Bọ cánh lưới - Plesiochrysa ramburi Schneider...................................................................... 10
2.5 Một số nghiên cứu về sâu đo xanh – Anomis flava Fab. và biện pháp phòng trừ ................... 10
2.5.1 Phân bố và kí chủ ........................................................................................................................ 10
2.5.2 Triệu chứng gây hại .................................................................................................................... 11
2.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh học ................................................................................................. 11
2.5.4 Biện pháp phòng trừ ................................................................................................................... 12
2.6 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm...................................................................... 13
2.6.1 Selecron 500 EC ........................................................................................................................ 13
2.6.2 Vibamec 1,8 EC .......................................................................................................................... 13
2.6.3 Vimatrine 0,6 L ........................................................................................................................... 14
Nhóm sinh học...................................................................................................................................... 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................15
3.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................... 15
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 15

3.2.1 Thời gian nghiên cứu.................................................................................................................. 15
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................................. 15
3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm...................................................................................................... 15
3.3.1 Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực thí nghiệm ....................................................................... 15
3.3.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm........................................................................ 16
3.3.3 Đặc điểm nguồn nước tưới khu vực thí nghiệm..................................................................... 17
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm..................................................................................................................... 17
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 18
3.4.2.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây đậu bắp ................................................ 18


vi

3.4.2.2 Điều tra biến động mật độ và nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu đo xanh Anomis
flava Fab. ............................................................................................................................................... 18
3.4.2.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc đối với rầy xanh 2 chấm Empoasca
biguttula F.............................................................................................................................................. 21
3.5 Xử lý số liệu.................................................................................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................23
4.1 Một số sâu hại, thiên địch trên cây đậu bắp................................................................................. 23
4.1.1 Một số sâu hại trên cây đậu bắp ................................................................................................ 23
4.1.2 Một số thiên địch trên cây đậu bắp ........................................................................................... 27
4.2 Mức độ gây hại và đặc điểm hình thái sinh học của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) .......... 29
4.2.1 Mức độ gây hại của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) ............................................................ 29
4.2.2 Đặc điểm hình thái sâu đo xanh Anomis flava Fab. ................................................................ 31
4.2.3 Đặc điểm sinh học sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) .............................................................. 33
4.3 Hiệu lực phòng trừ rầy xanh 2 chấm Empoasca biguttula F. của một số loại thuốc BVTV. . 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................42
5.1 Kết luận ........................................................................................................................................... 42

5.2 Đề nghị ............................................................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................44


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm ....................................................21
Bảng 4.1 Một số sâu hại điều tra được trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí
Minh, 2012..............................................................................................................25
Bảng 4.2. Một số thiên địch điều tra được trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí
Minh, 2012..............................................................................................................27
Bảng 4.3. Biến động mật độ gây hại của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) trên cây
đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. ...................................................................29
Bảng 4.4 Một số đặc điểm của sâu đo xanh Anomis flava Fab, ĐHNL Tp. Hồ Chí
Minh, năm 2012......................................................................................................31
Bảng 4.5 Đặc điểm phát triển của ấu trùng sâu đo xanh (Anomis flava Fab.),
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012.......................................................................34
Bảng 4.6 Vòng đời của ấu trùng loài Anomis flava Fab., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh,
năm 2012 ................................................................................................................37
Bảng 4.7 Mức độ phát triển các giai đoạn của sâu đo xanh Anomis flava Fab.,
ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012.......................................................................37
Bảng 4.8 Thời gian phát dục và khả năng sinh sản của thành trùng sâu đo xanh
Anomis flava Fab., ĐHNL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012. ......................................38
Bảng 4.9 Mật số rầy xanh 2 chấm sống trên các nghiệm thức thí nghiệm............. 39
Bảng 4.10 Hiệu lực phòng trừ. trung bình của một số loại thuốc BVTV trong thí
nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh vào tháng
05/2012. ..................................................................................................................40



viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các điểm điều tra biến động mật độ sâu đo xanh..........................................19
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .........................................................................................................21
Hình 4.1. Một số sâu hại trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012..................... 26
Hình 4.2. Một số loài thiên địch trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, 2012 ................. 28
Hình4.3. Triệu chứng gây hại của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) trên cây đậu bắp ..........
............................................................................................................................................33
Hình 4.4. Ấu trùng và vỏ đầu các tuổi sâu đo xanh (Anomis Flava Fab.) .......................................35
Hình 4.5. Vòng đời sâu đo xanh Anomis flava Fab............................................................................36


ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ và ẩm độ trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 02/2012 – 06/ 2012 ........ 16
Biểu đồ 3.2 Lượng mưa trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 02/2012 – 06/ 2012..................... 17
Biểu đồ 4.1. Biến động mật độ sâu đo xanh Anomis flava Fab. trên cây đậu bắp tại Củ Chi, Tp.
Hồ Chí Minh từ tháng 02/ 2012 – tháng 06/2012 ..............................................................................31


x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật

Ctv: Cộng tác viên
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
LLL: Lần lặp lại
NSKG: Ngày sau khi gieo
NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
NT: Nghiệm thức
NXB: Nhà xuất bản
SCTQS: Số cá thể quan sát
SD: Độ lệch chuẩn
TB: Trung bình
TTG: Tên thường gọi


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của con người.
Không những mang lại giá trị dinh dưỡng cho con người, rau còn đóng vai trò quan trọng
là nguồn nguyên liệu cho thức ăn gia súc và có giá trị lớn trong y học.
Cũng là một loại rau màu có hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu bắp đã sớm trở thành
loại thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đậu bắp
có tên khoa học là Abelmoschus esculentus L., có nguồn gốc từ vùng cao nguyên
Ethiopia. Hiện nay đậu bắp được trồng rất phổ biến tại nhiều nơi ở Việt Nam. Trái đậu
bắp có hàm lượng protein cao, hàm lượng calo thấp và không có chất béo, chứa nhiều
vitamin A, vitamin C, canxi, kali giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt. Tăng
cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng”
nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Ở nước ta hiệu quả kinh tế đem lại từ việc trồng đậu bắp là khá cao. Tuy nhiên đậu
bắp lại là kí chủ của nhiều loại dịch hại nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, trong đó
sâu bệnh hại là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng quan trọng đến năng suất. Đặc biệt
trong số đó, sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) và rầy xanh hai chấm (Empoasca biguttula
F.) là đối tượng gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất đậu bắp. Vì thế việc điều tra,
tìm hiểu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học và đặc tính gây hại của chúng là yêu cầu
cấp thiết để góp phần vào việc đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất đậu bắp. Nhằm góp
phần giải quyết vấn đề này, được sự phân công của khoa Nông Học Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM đề tài “Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch trên cây đậu bắp,
nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) và biện pháp phòng
trừ rầy xanh hai chấm (Empoasca biguttula F.) tại Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh” đã
được tiến hành.


2

1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thành phần các loài sâu hại, thiên địch trên
cây đậu bắp đồng thời tìm hiểu mức độ gây hại của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.) và
khảo sát hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy xanh hai
chấm (Empoasca biguttula F.) tại huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu và nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần sâu hại, thiên địch trên cây đậu bắp.
- Khảo sát đặc điểm sinh học của sâu đo xanh (Anomis flava Fab.)
- Khảo sát hiệu quả phòng trừ rầy xanh hai chấm (Empoasca biguttula F.) bằng một số
loại thuốc bảo vệ thực vật.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây đậu bắp
2.1.1 Giới thiệu chung
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978 cây đậu bắp được phân loại như sau:
- Bộ: Malvales
- Họ: Malvaceae
- Chi: Hibicus
- Tên khoa học: Hibicus esculentus L.
Họ bông là một họ lớn có khoảng 90 chi và 150 loài phân bố khắp nơi trên trái đất,
nhưng trừ vùng cực lạnh. Phần lớn các chi và loài tập trung ở các xứ nhiệt đới. Tên
thường dùng hiện nay của đậu bắp là Abelmoschus esculentus L., là một loại cây chịu
nóng bức và khô hạn tốt.
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là Hibiscus esculentus L.. Đậu bắp
được trồng tự nhiên ở Châu Á, mọc hoang dại quanh sông Nile cũng như ở Ethiopia (
Kochhar, 1986) và người Ai Cập gieo trồng đầu tiên ở lưu vực sông Nile (vào thế kỉ XII
trước công nguyên). Đậu bắp được phổ biến từ phía Bắc Châu Phi đến Địa Trung Hải,
Balkans và Ấn Độ. Vào năm 1658 phát triển đến Châu Mỹ, năm 1781 phát triển ở Tây Phi
Châu và New Orleans, sau đó kéo dài đến nước Mỹ và phát triển ở Philadelphia (Rahola,
2006).
Theo GreenBro (2007), đậu bắp được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới có khí hậu
nhiệt đới và ẩm. Ở Iran, Ai Cập, Libanm Israel, Jordan, Irad, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một
phần phía đông Địa Trung Hải thì đậu bắp được dùng rộng rãi. Là loại rau trở nên phổ
biến trong cách nấu nướng của người Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỉ XX.
Có ý kiến cho rằng đậu bắp có nguồn gốc ở giữa phía Đông và được phát triển ở
giữa Bắc Phi, Trung Đông trước khi đến Mỹ vào trước thế kỉ thứ XVII. Tên “okra” xuất



4

phát từ Twi (bờ biển vàng của Châu Phi). Ở những nơi khác trên thế giới, loại rau này
được biết đến từ Châu Phi với tên “ gumbo” và với những tên khác ứng với những vùng
khác nhau. Không rõ là những người nô lệ ở Tây Châu Phi hay thực dân Pháp ở Louisiana
mang loại cây này đến nước Mỹ, nhưng có đề nghị rằng nước Mỹ là nơi đầu tiên giới
thiệu loại cây này. Các bang Texas, Georgia, Florida, Alabama và California là những
bang dẫn đầu về sản xuất đậu bắp ở Mỹ (Food encyclopedia, 2008).
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005, đậu bắp hay mướp tây
(Abelmoschus esculentus L.) thuộc họ bông vải (Malvaceae) có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện
được trồng ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á và ở nước ta.
Theo Mai Văn Quyền và ctv (1995), cây đậu bắp có nguồn gốc Á Châu. Vào thế kỉ
thứ XII, nó đã xuất hiện ở Ai Cập. Hiện nay, loại cây này đang được trồng ở các nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Philippin.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Theo CABI (2005), đậu bắp là cây thân thảo, cao > 4 m. Lá sắp xếp theo hình xoắn
ốc, đường kính lá > 50 cm, chia nhiều hoặc ít hơn 3 – 5 hoặc 7 thùy. Cuống lá dài hơn 50
cm, lá kèm thuộc dạng sợi, dài hơn 20 mm. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá, màu vàng, tự thụ
phấn, cuống hoa dài hơn 3 cm và cuống trái dài hơn 7 cm. Vỏ bọc môi dưới đài hoa dài 2
– 6 cm, hoa mọc dính và rụng cùng với tràng hoa, tràng hoa vơi 5 cánh hình trứng ngược.
Trái có dạng hình trụ có vỏ bọc với chiều dài 5 – 35 cm, đường kính 1 – 5 cm. Số lượng
hạt rất nhiều, có dạng hình cầu, đường kính 3 – 6 mm, màu hơi nâu.
2.1.4 Giá trị dịnh dưỡng
Đậu bắp rất dồi dào cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ mang
đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân, kiểm soát lượng
đường trong máu, giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ
tim, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận
tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích
hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo.



5

2.1.5 Đặc điểm canh tác
Theo Mai Văn Quyền và ctv (1995), để trồng 1000 m2 đậu bắp cần 0,7 – 1kg hạt
giống. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ. Kéo rãnh ngang khoảng 20 cm, sâu
3 – 5 cm, rãnh này cách rãnh kia 1,2 – 1,4 m, lỗ này cách lỗ kia 40 – 50 cm. Trước khi
gieo, mỗi lỗ nên bón lót phân chuồng tơi, hoai mục. Mỗi lỗ gieo 2 – 3 hạt, gieo xong rải 1
lớp đất mỏng lên trên. Sau khi gieo 6 ngày, hạt nảy mầm. 10 – 12 ngày sau khi gieo tỉa
bớt, mỗi lỗ chỉ để 1 cây to, khỏe mạnh.
Bón phân cho 1000 m2 đất trồng cần: phân hữu cơ – 2 tấn, urea – 25kg, lân – 39kg,
kali – 10kg, bánh dầu – 50kg, furadan – 3kg. Bón vào các thời kì sau: bón lót (trước khi
gieo trồng), bón thúc lần 1 (khi cây được 5 – 6 lá thật), bón thúc 2 (khi cây bắt đầu nở
hoa), bón thúc 3 (khoảng 45 ngày sau khi gieo, khi bắt đầu thu lứa thứ I).
2.2 Một số sâu hại chính trên cây đậu bắp
2.2.1 Ngoài nước
Theo CABI (2005), trên đậu bắp xuất hiện những loài gây hại sau: bọ xít nâu –
Acrosternum spp; sâu đất – Agrotis spp; sâu xanh – Alabama argillacea; rầy xanh –
Amrasea biguttula; sâu đo – Anomis flava, Anomis illita; rầy phấn trắng – Bemissia
tabaci; bọ xít đỏ - Dysdercus spp; sâu loang – Earias spp; bọ xít xanh – Edessa
meditabunda, Nezara viridula; sâu cuốn lá – Haritalodes derogata; sâu khoảng –
Helicoverpa spp; sâu khoảng – Spodoptera spp; rầy mềm – Aphis gossypii.
Theo Mark Mossler và Dunn (2008), ở Nam Florida xuất hiện côn trùng gây hại
trên đậu bắp là côn trùng bộ cánh vảy ( Lepidoptera); rầy mềm – Aphis gossypii; bọ trĩ –
Megalurothrips spp; bọ phấn trắng – Bemissia tabaci và bọ xít.
Theo Gajete (2008), ở Philippin xuất hiện bọ xít đỏ - Dysdercus spp; sâu xanh –
Lamprosema sp; rầy xanh – Impoasca sp.
Theo Richards và Fairburn (1994), ở St.Vincent và Grenadines ghi nhận trên cây
đậu bắp có 6 loài côn trùng gây hại thuộc các bộ: Coleoptera 1 loài, Hemiptera 1 loài,
Homoptera 2 loài, Lepidoptera 2 loài.



6

2.2.2 Trong nước
Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh
Chinh (2003), thành phần côn trùng gây hại trên đậu bắp có 20 loài thuộc 7 bộ, bộ
Coleoptera có 3 loài, bộ Hemiptera có 5 loài, bộ Homoptera có 3 loài, bộ Lepidoptera có
3 loài, bộ Thysanoptera có 1 loài, bộ Orthopea có 4 loài, bộ Acarina có 1 loài. Trong đó
các loài quan trọng là câu cấu xanh – Hypomeces squamosus, rệp muội – Aphis gosypii,
rầy xanh lá mạ - Empoasca flavescens, sâu đo – Anomis flava, sâu loang – Earias fabia,
bọ trĩ – Megalurothrips usitatus.
Theo Mai Văn Quyền và ctv (1995), côn trùng gây hại cho đậu bắp chủ yếu là
nhện đỏ - Tetranychus urticae ( tác nhân gây bệnh virus xoăn lá), rầy mềm – Aphis
gosypii, bọ xít, sâu xanh – Heliothis armigera Hb, Spodoptera exigua Hb.
Theo Đào Quang Hưng (2003), trên bông vải xuất hiện sâu xanh – Heliothis
armigera, sâu loang – Earias spp, sâu hồng - Pectinophora gosypiela, sâu keo da láng Spodoptera exigua, rầy xanh – Amrasca biguttula, bọ trĩ – Thrips tabaci, rệp – Aphis
gosypii gây hại.
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), có 2 loài gây hại trên đậu bắp là:
sâu đục quả - Earias fabia và rệp muội – Aphis gossypii.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành phần côn trùng gây hại trên bông vải (cùng
họ với đậu bắp) có 12 loài thuộc 4 bộ: bộ Lepidoptera có 8 loài, bộ Homoptera có 2 loài,
bộ Orthoptera có 1 loài, bộ Acarina có 1 loài.
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), một số loài cô trùng gây
hại phổ biến trên đậu bắp là: sâu đo – Anomis flava, sâu loang – Earias fabia, sâu cuốn lá
– Sylepta derogata, câu cấu xanh – Hypomeces squamosus, bọ xít xanh – Nezara viridula,
rệp muội – Aphis gossypii, rầy xanh lá mạ - Empoasca flavescens, bị trĩ – Megalurothrips
usitatus, nhện đỏ - Tetranychus urticae.
Theo trang thông tin khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh (2007), trên đậu bắp
xuất hiện 2 loài là sâu đục quả - Earias fabia và rầy mềm – Aphis gossypii.

Theo trang 2 lúa – vụ mùa bội thu (2003) một số loài sâu hại trên đậu bắp là: Sâu
đục quả - Maruca testulalis, rệp - Aphis sp.


7

2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của một số loài sâu hại chính
2.3.1 Sâu loang – Earias fabia Stoll
Họ - Bộ : Noctuidae - Lepidoptera
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), trưởng thành là một loài ngài đêm có chiều dài cơ
thể từ 9 – 13 mm, sải cánh 20 – 26 mm. Giữa lưng ngực trước có một vệt màu trắng.
Cánh trước chia làm 3 phần theo chiều dọc cánh, phần mép cánh trước và phần mép sau
có màu xám trắng, phần giữa cánh có màu xanh. Cánh sau màu xám trắng.
Trứng hình cầu hơi dẹp màu xanh nhạt, có đường kính khoảng 0,5 – 0,6 mm.
Sâu non màu nâu đỏ, trên lưng đốt ngực giữa và ngực sau cùng đốt bụng thứ 1 – 8
có 4 u gai thịt nhỏ, lông trên u gai phân nhánh. Hai bên sườn trên lỗ thở có 2 hàng u thịt
lồi. Đẫy sức sâu non có thể dài 14 – 18 mm, màu sắc luôn thay đổi nhưng thường có màu
nâu nhạt pha với màu xanh hoặc màu xám với chấm màu vàng nhạt. Sâu non mới nở gặm
nhấm biểu bì của lá nõn sau đó có thể đục vào đọt ngay. Sâu non từ tuổi 1 – 3 rất nguy
hiểm vì chúng di chuyển nhiều, ăn gặm nhiều đọt non, nụ, trái non.
Ngài thường vũ hóa ban đêm và ngày hôm sau mới bắt đầu giao phối và 2 – 3
ngày sau bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 3 – 7 ngày. Số trứng đẻ nhiều
vào ngày thứ 3 và thứ 4. Trứng sâu loang đẻ rải rác hoặc thành cụm 2 – 5 trứng trên đọt
non, trái non, nụ, hoa. Một con cái có thể đẻ từ 102 – 350 trứng.
2.3.2 Sâu cuốn lá – Sylepta derogata Fab.
Họ - Bộ: Pyralidae – Lepidoptera
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng là ngài sáng màu xám trắng hay màu
vàng nhạt có chiều dài cơ thể 8 – 14 mm, sải cánh 22 – 28 mm. Trên 2 cánh có nhiều vân
ngang màu nâu, giữa cánh trước có đường viền vân tròn và vân hạt đậu, mép ngoài 2 cánh
có đường viền màu nâu.

Trứng hình bầu dục hơi bằng phía đầu, mới đẻ màu xanh trong gần nở màu đục
hơn.
Sâu non màu xanh trong, đầu màu nâu, có nhiều chấm nâu đậm, các đốt trên thân
rõ ràng, phiến cứng ngực trước màu cà phê, chân ngực màu đen. Đẫy sức sâu có thể dài
25 mm.


8

Nhộng màu nâu đỏ dài 13 – 14 mm, lỗ thở đốt bụng thứ 4 lớn, đốt cuối bụng nhỏ
có đôi gai nhỏ, đôi giữa lớn nhất.
Ngài hoạt động ban đêm, sau khi vũ hóa ăn thêm 2 ngày, sau đó giao phối và đẻ
trứng. Khi đẻ trứng ngài thường bay lên đậu xuống. Mỗi lần đậu xuống lại đẻ 1 trứng.
Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá của lá non. Một con ngài đẻ từ 70 – 200 trứng.
Sâu non mới nở gặm phần mềm của lá chừa lại màng mỏng. Sang tuổi 2 – 3 sâu
non phân tán tìm thức ăn thích hợp, chúng nhả tơ cuốn dọc theo gân lá làm tổ và nằm
trong đó ăn phá. Chúng ăn lũng từng lỗ và đùn phân ra ngoài. Tuổi càng lớn chúng ăn
càng mạnh có khi ăn hết cả một phần của tổ lá, làm mất từng mảng lá lớn.
2.3.3 Rầy mềm – Aphis gossypii Glover.
Họ - Bộ: Aphididae – Homoptera
Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2003) cả rầy trưởng
thành và rầy non đều rất nhỏ, cơ thể dài khoảng 1 mm, hình quả lê, trần trụi và mềm. Màu
sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc xanh đen tùy theo mùa (mùa đông màu
thẫm, mùa hè màu nhạt). Cuối bụng có phiến đuôi và hai ống bụng ở hai bên.
Rệp trưởng thành có 2 loại có cánh và không có cánh. Dạng có cánh thường phát
sinh vào cuối vụ cây trồng hoặc khi mật độ dày đặc, có khả năng di chuyển xa.
Rầy có 2 kiểu sinh sản là sinh sản đơn tính đẻ ra con và sinh sản lưỡng tính có giao
phối đực cái. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp rầy sinh sản theo kiểu đơn tính
và đẻ ra con, mật độ tăng nhanh, một rầy cái đẻ trung bình từ 30 – 50 con.
Theo Nguyễn Xuân Thành (1996), rệp thường tập trung mặt dưới của lá, hoặc ngọn

cây, búp non, hoa quả …để hút nhựa cây. Rệp hút nhựa cây làm cho cây không phát triển
được, nhiều trường hợp hoa, quả rụng cây chết khô. Ngoài hút dịch nhựa cây rệp còn
truyền các bệnh virus cho cây. Rệp hút nhựa cây, thải ra các chất ngọt là môi trường thuận
lợi để nấm mốc phát triển khi nấm mốc sinh sôi nảy nở làm giảm năng suất.
2.3.4 Rầy xanh 2 chấm – Empoasca biguttula Shiraki
Họ - Bộ: Cicadellidae – Homoptera.
Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2003), rầy trưởng
thành dài 2 – 3 mm màu xanh lá cây, hình thoi đuôi nhọn, chân sau rất nở nang, cánh


9

trong mờ màu xanh nhạt, dài quá bụng, đầu hình tam giác, chính giữa đầu có vệt trắng và
có 2 chấm đen nhỏ hai bên.
Trứng nhỏ, dài và cong như quả chuối, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu
sẫm. Rầy non hình dạng giống trưởng thành, không có cánh, màu xanh nhạt hoặc xanh
vàng.
Rầy trưởng thành ban ngày ẩn nấp dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời,
khi bị động rầy bò ngang và lẩn trốn nhanh. Rầy trưởng thành cái đẻ trứng ở phần non
gần ngọn hoặc cuống và gân lá non, trứng cắm vào mô cây, thành tổ 2 – 10 trứng, xếp liền
nhau thành 1 – 2 hàng. Một rầy cái đẻ trung bình 50 – 100 trứng. Rầy sống tập trung dưới
mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá xoăn lại, lúc đầu tạo thành các đốm biến màu, sau
chuyển sang màu vàng. Lá nhỏ, khô cháy, hoa nhỏ, quả ít và nhỏ.
Rầy phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời trung bình khoảng 15
– 20 ngày, trong đó thời gian trứng 5 – 7 ngày, rầy non 7 – 10 ngày, rầy trưởng thành đẻ
trứng 2 – 3 ngày và có thể sống 10 – 12 ngày.
2.4 Một số thiên địch trên cây đậu bắp
2.4.1 Bọ rùa – Menochilus sexmaculatus
Theo Phạm Văn Lầm (2004), bọ rùa trưởng thành có kích thước trung bình, hình
trứng ngắn, gồ cao gần như hình bán cầu. Đầu vàng nhạt, mép sau đầu màu đen. Vân vệt

đen trên mặt lưng ngực trước và cánh cứng rất thay đổi. Dạng trưởng thành điển hình: tấm
lưng ngực trước đen, nhưng 2 phần mép bên và phần trước màu vàng nhạt. Trong mảng
đen giữa tấm lưng ngực trước thường có 2 chấm màu vàng sáng thông với phần vàng mép
bên, tạo cho tấm lưng ngực trước có hình mỏ neo. Hai cánh cứng có 3 đôi vệt đen ngang.
Mặt dưới cơ thể màu vàng đỏ.
Trứng có màu vàng sáng, sắp nở chuyển thành màu nâu xám đến xám đen. Trứng
được đẻ thành từng cụm, dựng đứng, thường ở gần nơi có con mồi. Bọ rùa non mới nở
dính với vỏ trứng, thường có màu sáng đục, sau đó có màu nâu tối. Màu sắc thay đổi theo
tuổi của chúng. Ở tuổi lớn, bọ rùa non có màu xám tối với các vệt loang lỗ xám màu. Đầu
thường màu vàng sáng, 2 mép bên đầu màu tối. Ria mép trước của tấm lưng ngực trước
sáng màu. Dọc chính giữa mặt lưng 3 đốt ngực có đường chỉ nhỏ sáng màu. Giữa mép


10

bên mảnh lưng của các đốt ngực có gai thịt dài. Chính giữa mảnh lưng đốt ngực 2 và 3 có
đốm sáng màu với các gai thịt ngắn cũng sáng màu. Trên mặt lưng phần bụng có 6 hàng
gai thịt.
Nhộng có màu nâu xám với cá vân tối màu. Các vân đen này thường xếp thành 2
hàng dọc ở giữa mặt lưng nhộng. Mép sau mầm cánh có dải màu đen khá rộng. Thời gian
phát dục của bọ rùa non tuổi 1 và 2 dài hơn thời gian phát dục của bọ rùa non tuổi 3 và 4.
Thời gian phát dục cả pha bọ rùa non kéo dài 6,2 ngày.
2.4.2 Bọ cánh lưới - Plesiochrysa ramburi Schneider.
Theo Nguyễn Duy Quang (2007), thành trùng chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
ramburi có kích thước 9,78 mm đối với con cái và 8,97 mm đối với con đực. Cơ thể có
màu xanh sau khi chết cơ thể chuyển sang màu vàng nhạt. Mặt trước của đầu chuồn
chuồn cỏ có hình thang cân với 2 mắt kép nằm 2 bên đỉnh đầu. Râu đầu dạng roi, trên trán
có 2 vệt nâu đen ở gần gốc chân râu. Cánh chuồn chuồn cỏ thuộc dạng cánh lưới, cánh dài
che hết phần bụng. Mạch cánh có nhiều lông tơ rất nhỏ, mạch cánh gần mép cánh ngoài
có màu nâu nhạt, phần trong có màu xanh nhạt. Bụng có dạng hình trụ, có 10 đốt, từ đốt

thứ 1 đến đốt thứ 7 ở mặt lưng có 2 vệt đen dài ở mép trước và 4 chấm đen ở mép sau.
Trứng dạng oval dài, cuống trứng dài 5,4 mm. Trứng màu xanh lục, sau đó có màu nâu
nhạt. Ấu trùng có 4 tuổi, ở tuổi 4 có màu nâu, đầu và cặp hàm trên vẫn có màu nâu đen,
đường giữa lưng màu nâu đen. Cuối tuổi 4 chuyển sang màu nâu đậm và nhả tơ kết kén.
Kén có màu trắng đục, sau 3 ngày thì kén chuyển màu trắng trong. Nhộng có màu xanh lá
cây. Vòng đời khoảng 23 ngày. Ấu trùng ăn rệp sáp giả, cả giai đoạn ấu trùng có thể ăn
28,8 con rệp sáp giả trưởng thành.
2.5 Một số nghiên cứu về sâu đo xanh – Anomis flava Fab. và biện pháp phòng trừ
Họ - Bộ : Noctuidae – Lepidoptera
2.5.1 Phân bố và kí chủ
Sâu đo xanh được ghi nhận xuất hiện nhiều ở vùng trồng bông như Trung Quốc,
India, Thailand, Bangladesh, Indonesia, một số vùng Châu Phi…
Kí chủ bao gồm các loài cây trồng như bông, đay, thuốc lá, đậu phộng, vừng, bắp,
khoai. Kí chủ phụ là cây vung vang, dâm bụt. Ở nước ta sâu đo xanh xuất hiện nhiều ở


11

vùng Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Hà,
Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
2.5.2 Triệu chứng gây hại
Sâu non mới nở nhờ gió phân tán khắp nơi. Tuổi nhỏ gặm phần mềm của lá chỉ
chừa lớp biểu bì mỏng, tuổi lớn sâu ăn phá lá mạnh hơn làm lũng lá hoặc mất từng mảng
lá lớn. Đôi khi chúng tấn công mạnh chỉ chừa lại cuống lá.
2.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Herbison – Evan & Crosskey (2008), sâu non dài và có màu xanh, có những
đường hơi vàng chia thành nhiều đoạn trên thân. Sâu đo khuyết 1 cặp ống chân, vì thế di
chuyển giống như lò xo. Chiều dài tối đa khoảng 4 cm. Sâu non hóa nhộng rải rác, cuộn
lại ở mặt dưới lá, làm nhộng trong đó. Trưởng thành là một loài bướm màu nâu với chấm
vàng ở cánh trước của bướm. Trứng màu xanh và phẳng. Bướm đẻ trứng ở mặt dưới lá và

bên cạnh gân lá.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng sâu đo xanh là ngài đêm màu nâu sẫm,
chiều dài thân khoảng 13 – 14 mm, sải cánh trước từ 26 – 30 mm. Râu đầu con cái hình
sợi chỉ, con đực hình răng lược. Cánh trước màu nâu đậm, nửa cánh phía gốc màu nâu
vàng, phần nửa mép ngoài màu nâu đen, mép ngoài cánh trước lược sóng như răng cưa,
giữa cánh có vân tròn màu xám. Cánh sau màu nâu nhạt hơn, mép dưới màu hơi đậm.
Trứng hình bán cầu, màu xanh trong. Mặt trứng có nhiều gân nổi chạy từ đỉnh và
chạy vòng quanh.
Sâu non mới nở màu xanh trong hoặc xanh vàng, lớn có màu xanh lá cây, đẫy sức
dài 35 mm. Trên cơ thể sâu non có nhiều u lông đen, hai bên ngực giữa và ngực sau có 5 u
đen, dọc theo lỗ thở ở phía dưới có vệt màu vàng trắng. Ấu trùng chỉ có 6 đôi chân bao
gồm 3 đôi chân ngực, 2 đôi chân bụng và 1 đôi chân mông.
Nhộng có màu nâu đỏ bóng, dài 13 – 14 mm, đốt cuối bụng có 4 gai móc nhỏ
Ngài thường vũ hóa ban đêm và hoạt động vào chiều tối, nhất là những đêm nóng
ẩm. Ngài bị thu hút bởi ánh sáng đèn nhất là con cái. Sau khi vũ hóa ngài ăn thêm 1 -1 2
ngày sau mới bắt cặp và giao phối, 1 – 2 ngày sau có thể đẻ trứng. Trứng ngài đẻ rải rác


12

và nằm gần gân chính dưới mặt lá, một ngài cái có thể đẻ từ 80 – 450 trứng, thời gian đẻ
trứng kéo dài từ 12 – 13 ngày.
Sâu non mới nở chỉ gặm biểu bì mô, phần mềm của lá và chừa lại mảng trắng. Sâu
tuổi lớn ăn phá mạnh hơn có khi ăn mất từng mảng lá lớn hay chỉ chừa lại gân chính và
cuống lá. Đẫy sức sâu nhả tơ làm dính các lá lại với nhau và hóa nhộng trong đó.
2.5.4 Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác
Theo USDA (2005), thực hiện vệ sinh vườn trồng, trang trại, khu vực xung quanh,
thu gom những cây ký chủ đem đốt hoặc chôn ở những nơi được phê duyệt. Kiểm soát cỏ
dại diệt cỏ ven đường, xung quanh cây trồng.

Theo JA Wighttman, Iccrisat, Andhra Pradest, India (1996), cần cày bừa, phơi ải
trước khi trồng. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây cần xới xáo, làm cỏ kết
hợp diệt sâu, nhộng.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thực hiện vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu diệt cỏ
dại và kí chủ phụ của cây trồng, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch phơi khô, đốt bỏ
tiêu diệt nơi trú ẩn và nguồn sâu hại cho vụ sau.
* Biện pháp vật lý – cơ giới
Theo JA Wighttman, Iccrisat, Andhra Pradest, India (1996), dùng bẫy đèn để bắt và
tiêu diệt trưởng thành. Vừa có ý nghĩa trong dự tính dự báo, vừa có ý nghĩa trong việc làm
giảm số lượng trưởng thành trước khi đẻ trứng. Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt
ổ trứng là biện pháp rất có hiệu quả. Khi dự tính được thời gian trưởng thành rộ ra thì
định kỳ 2 – 3 ngày một lần đi thu bắt sâu tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở.
Theo USDA (2005), cần kiểm tra, vệ sinh các phương tiện chuyên chở để tránh vận
chuyển trứng và sâu non từ nơi này đến nơi khác.
* Biện pháp sinh học
Lợi dụng các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng, bảo vệ thiên địch
của sâu hại. Sử dụng bẫy pheromol treo trên ruộng để thu hút con trưởng thành cái đến
các bẫy, bắt và tiêu diệt chúng.


13

Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), sử dụng chế phẩm sinh học từ NPV để diệt trừ sâu
đo xanh.
* Biện pháp hóa học
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2004) khi cần thì phun thuốc theo liều lượng khuyến
cáo. Những loại thuốc có thể sử dụng là Sherpa, Pegasus, Oncol, Confiđor, Danotol,
Sevin.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), có thể dùng các loại thuốc hóa học thông dụng cho
phép khi cần thiết như DDVP 50ND, Diazinon 50ND, Sevin 80 BHN, Pyrinex 20EC,

Lannate 40SP.
2.6 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm
2.6.1 Selecron 500 EC
Nhóm lân hữu cơ.
Hoạt chất: Profenofos.
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể lỏng, điểm sôi 1100C (ở 0,001mm Hg). Rất ít tan
trong nước (20 ppm) tan trong nhiều dung môi hữu cơ, thủy phân nhanh trong môi trường
kiềm, bền trong môi trường acid và trung tính nhẹ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 358 mg/kg, LD50 qua da 277 mg/kg. Độc với cá và
ong. Thời gian cách ly 14 ngày.
Tác động tiếp xúc và vị độc, có khả năng thấm sâu. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ
nhiều loại sâu và nhện hại cây, diệt được cả trứng sâu.
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu hại bông (sâu xanh đục nụ, sâu khoang, bọ xít, rầy
mềm, nhện đỏ), sâu hại trên cây đậu nành, đậu phộng (sâu xanh da láng, bọ xít, nhện đỏ),
sâu hại trên khoai tây, ngô, sâu hại lúa (sâu phao, sâu keo). Selecron 500 EC sử dụng với
liều lượng 1 – 1,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên cây.
2.6.2 Vibamec 1,8 EC
Nhóm sinh học.
Hoạt chất: Abamectin.


14

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 155oC, tan ít
trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích
thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL: 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện

hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác.
Liều lượng sử dụng trừ sâu: 5 – 6 ml/ bình 8 lít.
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.6.3 Vimatrine 0,6 L
Nhóm sinh học.
Hoạt chất: Oxymatrine
Tính chất: Vimatrine 0,6L là thuốc trừ sâu sinh học có cơ chế tác động lên hệ thần
kinh trung tâm của côn trùng làm ức chế hơi thở và làm mất cân đối sự vận động nên có
hiệu lực đối với các loài sâu đã kháng thuốc.
Có độ độc thấp, ít gây hại cho các loài thiên địch, không để lại dư luợng trên nông
sản. Thời gian cách ly từ 3 – 5 ngày.
Thuốc trừ sâu có tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng gây ngán và xua đuổi.
Sử dụng: phòng trừ đuợc sâu miệng nhai và chích hút trên nhiều loại cây trồng
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.


15

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây đậu bắp.
- Điều tra biến động mật độ và nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu đo xanh
(Anomis flava Fab.).
- Khảo sát hiệu quả phòng trừ rầy xanh hai chấm Empoasca biguttula F. bằng một
số loại thuốc.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 02/ 2012 đến tháng 06/2012.
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

- Các thí nghiệm trong phòng được tiến hành tại phòng thí nghiệm bộ môn BVTV
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Các thí nghiệm ngoài đồng được tiến hành tại Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh.
3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm.
3.3.1 Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực thí nghiệm
* Địa hình
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và
Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình
thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính: dạng đất gò cao lượn sóng chiếm khoảng
19% tổng diện tích; dạng đất bằng phẳng thấp chiếm 15% diện tích; dạng trũng thấp, đầm
lầy phía tây nam chiếm khoảng 34% diện tích; dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành
ven biển chiếm khoảng 21% diện tích.
Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.


×