Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU KHOANG (Spodoptera litura) CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIALAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ
SÂU KHOANG (Spodoptera litura) CỦA MỘT SỐ NÔNG
DƯỢC TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIALAI

Ngành

: Nông Học

Niên khóa

: 2008- 2012

Họ và tên sinh viên: Trương Hữu Phước

GiaLai, tháng 7/2012


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY ĐẬU CÔVE VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ
SÂU KHOANG (Spodoptera litura ) CỦA MỘT SỐ
LOẠI NÔNG DƯỢC TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU,
TỈNH GIALAI


Tác giả
TRƯƠNG HỮU PHƯỚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. TRẦN THỊ THÚY AN

Tháng 7/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Con thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con
thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Thiên An, cô Trần Thị Thúy An những người đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:


Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu,

phòng Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan
tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như
thời gian thực hiện đề tài.



Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông

Học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.


Các chú, các bác nông dân trồng đậu côve ở các xã An Phú, Diên Phú đã

nhiệt tình tạo điều kiện trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.


Tất cả bạn bè, anh chị em đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp .
Những tình cảm tốt đẹp này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Pleiku, tháng 7 năm 2012
TRƯƠNG HỮU PHƯỚC


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần sâu hại – Thiên địch bắt mồi trên cây đậu côve và
xác định hiệu lực trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của một số loại nông dược tại
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012’’ được tiến hành tại thành phố Pleiku – tỉnh
Gia Lai, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012. Đề tài sử dụng phương pháp điều
tra của Lê Văn Trịnh (2002) để điều tra thành phần sâu hại và thiên địch, phần thí
nghiệm thuốc được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức, 3 lần lập
lại với 4 loại thuốc đó là Biobit 32B FC (0,3%), Brightin 1,8 EC (0,2%), Regent

800WG (0,05%), SecSaigon 5EC (0,3%) và một nghiệm thức ĐC (không phun thuốc).
Kết quả thu được:
- Nông dân thành phố Pleiku - GiaLai có sự hiểu biết tương đối tốt về các loài
sâu hại phổ biến trên đậu côve. Nhưng bên cạnh đó nông dân còn chủ yếu dùng nhiều
loại thuốc hóa học kết hợp lại với nhau và với nồng độ cao để phòng trừ sâu hại.
- Qua điều tra tại 2 xã An Phú và Diên Phú, ghi nhận được 10 loài sâu hại xuất
hiện chính trên vườn đậu côve, trong đó có 4 loài gây hại phổ biến là sâu đục quả đậu
(Maruca testulalis ), bọ trĩ (Thrips sp.), sâu khoang (Spodoptera litura) và ruồi đục lá
(Liriomyza sp.)
- Có 2 loài thiên địch bắt mồi trên vườn đậu côve với 2 loài phổ biến là bọ cánh
cụt (Paederus fuscipes) và bọ rùa bắt mồi (Coccinella sp.).
- Trên vườn đậu côve, loài sâu phổ biến xuất hiện gây hại sớm là rệp mềm
(Aphis craccivora), sâu khoang (Spodoptera litura) xuất hiện từ 28 NSG, sâu đục quả
(Maruca testulalis) xuất hiện từ 35 – 42 NSG. Rệp mềm đậu, sâu khoang có mật số tăng
lên cao vào giai đoạn 35 – 42 NSG, sau đó giảm ở 49 – 56 NSG và tăng cao nhất ở
cuối vụ. Sâu đục quả thì xuất hiện với mật số cao nhất ở giai đoạn 56 – 63 NSG. Các
loài thiên địch bắt mồi xuất hiện trên vườn ở giai đoạn từ 21 – 28NSG.
- Thuốc Regent 800WG nồng độ (0,05 %), SecSaigon 5EC (0,3%) có hiệu lực
trừ sâu khoang cao nhất ở 5 – 7 NSP, trong đó Regent 800WG (0,05%) có hiệu lực trừ
sâu khoang cao nhất (93,83% ở 5NSP), thuốc Biobit 32B FC (0,3%) ở giai đoạn 1 – 5


iv

NSP có hiệu lực khá thấp nhưng tăng dần và kéo dài đến 14NSP (94,86%). Trong các
loại thuốc thí nghiệm đều làm giảm mật số thiên địch.


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ x
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.1. Mục đích....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây đậu côve ...................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và yêu cầu sinh thái .................................................... 3
2.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố ........................................................................... 3
2.1.1.2. Yêu cầu sinh thái ................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây đậu côve và một số giống đậu côve trồng
phổ biến hiện nay ................................................................................................... 4
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học. .......................................................................... 4
2.1.2.2. Đặc điểm của một số giống đậu côve trồng phổ biến hiện nay............. 4
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chính trên cây đậu côve ........ 5
2.3Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng
trừ một số loài sâu hại chính trên cây đậu côve. ........................................................ 6
2.3.1 Sâu đục quả đậu Maruca testulalis ( Pyralidae – Lepidoptera) .................... 6
2.3.2 Rệp mềm đậu Aphis craccivora (Aphididae – Homoptera) ......................... 6
2.3.3 Sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera) ........................... 7
2.3.4 Ruồi đục lá Liriomyza sp (Agromyzidae – Diptera) ..................................... 8
2.3.5 Sâu cuốn lá Lamprosema indicata (Pyralidae – Lepidoptera) ..................... 9



vi

2.4 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi
trên cây đậu côve. .................................................................................................... 10
2.4.1 Nhóm bọ rùa ăn mồi (Coleoptera – Coccinellidae) .................................... 10
2.4.2 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes (Staphilinidae – Coleoptera) ..................... 10
2.4.3 Ruồi ăn rệp (Họ Syrphidae – Diptera) ........................................................ 11
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm............................. 11
2.5.1 Biobit 32B FC ............................................................................................. 11
2.5.2 Brightin 1,8 EC ........................................................................................... 12
2.5.3 Sec Saigon 5EC .......................................................................................... 12
2.5.4 Regent 800WG ............................................................................................ 13
2.6 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm khí hậu thời tiết tại thành phố Pleiku – Gia Lai 13
2.6.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 13
2.6.2 Đặc điểm khí hậu và thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 ................ 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .............................................................. 15
3.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 15
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ......................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây đậu côve tại thành phố Pleiku – GiaLai .. 15
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu côve tại thành
phố Pleiku – GiaLai ............................................................................................. 16
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên
cây đậu côve ......................................................................................................... 17
3.4.4 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu khoang (Spodoptera litura) trên cây
đậu côve của một số loại nông dược .................................................................... 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21

4.1 Hiện trạng canh tác đậu côve tại thành phố Pleiku – GiaLai năm 2012............ 21
4.1.1 Hiện trạng sử dụng giống, diện tích và năng suất trên đậu côve tại thành phố
Pleiku – GiaLai. ................................................................................................... 21
4.1.2. Kỹ thuật canh tác cây đậu côve tại thành phố Pleiku – GiaLai ................. 22


vii

4.1.3 Nhận thức của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ tại thành phố
Pleiku – GiaLai .................................................................................................... 23
4.1.4. Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên đậu
côve tại thành phố Pleiku – GiaLai ..................................................................... 24
4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu côve tại thành phố Pleiku
– GiaLai ................................................................................................................... 26
4.2.1. Thành phần sâu hại trên cây đậu côve ....................................................... 26
4.2.2. Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây đậu côve ..................................... 28
4.3 Biến động mật số sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên cây đậu côve tại
thành phố Pleiku – GiaLai năm 2012 ...................................................................... 29
4.3.1. Biến động mật số của sâu hại phổ biến trên đậu côve ............................... 29
4.3.2. Biến động mật số của thiên địch phổ biến trên đậu côve........................... 31
4.4. Hiệu lực trừ sâu khoang trên cây đậu côve của một số loại nông dược tại thành
phố Pleiku – GiaLai ................................................................................................. 33
4.4.1. Mật số sâu khoang ở các nghiệm thức thí nghiệm ..................................... 33
4.4.2. Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm ...................................................... 35
4.4.3. Tỷ lệ lá đậu côve bị sâu khoang gây hại trên các nghiệm thức thí nghiệm 36
4.4.4. Mật số thiên địch bắt mồi ở nghiệm thức 1 ngày trước phun và 14 ngày sau
khi phun ................................................................................................................ 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 39
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 39
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 43


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bt: Bacillus thuringiensis
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐC: Đối chứng
GĐPT: Giai đoạn phát triển
LLL: Lần lặp lại
MSTB: Mật số trung bình
NĐT: Ngày điều tra
ND: Nông dân
NSG: Ngày sau gieo
NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
NT: Nghiệm thức
SHĐT: Số hộ điều tra
STT: Số thứ tự
TGCL: Thời gian cách ly
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSXH: Tần suất xuất hiện
TTS: Thuốc trừ sâu


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các loại nông dược dùng trong thí nghiệm ................................................ 18
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng giống, diện tích và năng suất đậu côve tại thành phố
Pleiku – GiaLai ............................................................................................................ 21
Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác đậu côve tại thành phố Pleiku – GiaLai năm 2012 ...... 22
Bảng 4.3: Nhận thức của nông dân về sâu hại trên vườn cây đậu côve tại thành phố
Pleiku – GiaLai ............................................................................................................ 23
Bảng 4.4: Kết quả điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây đậu côve tại thành
phố Pleiku – GiaLai ..................................................................................................... 24
Bảng 4.5: Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên đậu côve
tại thành phố Pleiku – GiaLai ...................................................................................... 25
Bảng 4.6: Thành phần một số loại sâu hại trên cây đậu côve tại thành phố Pleiku –
GiaLai năm 2012. ........................................................................................................ 28
Bảng 4.7: Thành phần thiên địch trên cây đậu côve tại Pleiku – GiaLai năm 2012 .. 29
Bảng 4.8: Biến động mật số của sâu hại phổ biến trên cây đậu côve ......................... 31
Bảng 4.9: Biến động mật số của thiên địch phổ biến trên cây đậu côve .................... 33
Bảng 4.10: Mật số sâu khoang trước và sau khi phun thuốc trên ruộng đậu côve thí
nghiệm ở thành phố Pleiku – GiaLai. .......................................................................... 34
Bảng 4.11: Hiệu lực trừ sâu khoang trên đậu côve của một số loại nông dược trên
ruộng đậu côve thí nghiệm ở thành phố Pleiku – GiaLai. ........................................... 36
Bảng 4.12: Tỷ lệ (%) lá bị hại 1 ngày trước phun và 14 ngày sau phun .................... 37
Bảng 4.13: Mật số thiên địch trước khi phun thuốc 1 ngày và 14 ngày sau khi phun.38


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Rầy xanh (Empoasca sp.) ........................................................................... 26
Hình 4.2: Đường đục của sâu non ruồi đục lá (Liriomyza sp.)................................... 26
Hình 4.3: Bọ xít xanh (Nezara viridula) ................................................................... 27

Hình 4.4: Bọ trĩ (Thrips sp.) ....................................................................................... 27
Hình 4.5: Sâu non sâu cuốn lá đậu (Lamprosema indicata)....................................... 27
Hình 4.6: Bọ rùa ăn lá (Epilachna sp.) ....................................................................... 27
Hình 4.7: Sâu non sâu đục quả (Maruca testulalis) ................................................... 30
Hình 4.8: Sâu non sâu khoang (Spodoptera litura) .................................................... 30
Hình 4.9: Rệp mềm đậu (Aphis craccivora) ............................................................... 30
Hình 4.10: Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) .............................................................. 32
Hình 4.11: Bọ rùa bắt mồi (Coccinella sp.)................................................................ 32
Hình 4.12: Ruộng bố trí thí nghiệm ............................................................................ 35


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, bốn mùa đều có thể trồng rau với nhiều chủng
loại đa dạng và phong phú. Nghành trồng rau đã và đang mang lại nguồn thu nhập rất
lớn cho người nông dân, nên việc phát triển ngành rau nước ta hiện nay là nhu cầu cần
thiết đối với nền kinh tế.
Đậu côve có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách nay hơn 600 năm. Trái
côve non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột, đặc biệt nhiều
vitamin A, C và chất khoáng. Ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, SriLanka, Bangladesh hạt đậu côve khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng ( Trần Thị
Ba, 2007).
Đậu côve là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh
với lúa, là loại cây cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Những năm gần đây
trên thị trường có nhiều loại giống mới năng suất và phẩm chất cao được nhiều người
ưa chuộng. Hiện nay, ở GiaLai nhất là thành phố Pleiku đậu côve trồng chủ yếu tại xã
An Phú và ở một số vùng lân cận chủ yếu để phục vụ cho thị trường rau trong thành
phố. Tuy nhiên, năng suất trồng đậu côve của thành phố Pleiku và các vùng rau của

nước ta còn thấp mà nguyên nhân chính là do sự phá hại của các loài sâu bệnh làm
giảm năng suất, phẩm chất của cây, thậm chí mất trắng, nếu nông dân không có các
biện pháp phòng trừ kịp thời và đúng kỹ thuật.
Vì vậy, một trong những trở ngại trong sản xuất của các hộ nông dân canh tác
đậu côve nói chung và nông dân canh tác đậu côve thành phố Pleiku nói riêng hiện nay
là việc quản lý sâu bệnh hại trên cây đậu côve còn gặp rất nhiều khó khăn, rất tốn kém
và làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại trên cây


2

đậu côve là nỗi lo lớn của người dân và là mối quan tâm hàng đầu của người dân vùng
trồng rau.
Do đó việc điều tra tìm hiểu thành phần, thời điểm phát sinh và gây hại của các
loài sâu hại trên cây đậu côve để đưa ra các biện pháp quản lý một cách hiệu quả, phù
hợp với tập quán canh tác của bà con nông dân là hết sức cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch bắt
mồi trên cây đậu côve và xác định hiệu lực trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của
một số loại nông dược” được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp số liệu làm cơ sở thực tiễn và khoa
học cho việc nghiên cứu xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả sâu hại trên cây đậu
côve tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra hiện trạng canh tác cây đậu côve của nông dân tại Pleiku – GiaLai.
- Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu côve.
- Xác định được biến động mật số gây hại của sâu hại chính cũng như biến động
mật số của thiên địch bắt mồi chính trên cây đậu côve.
- Xác định được hiệu lực trừ sâu khoang Spodoptera litura trên cây đậu côve của

một số loại thuốc trừ sâu.
1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012.
Địa điểm thực hiện tại thành phố Pleiku – Gia Lai.
Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên vườn
cây đậu côve ở các vùng tại thành phố Pleiku – Gia Lai.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây đậu côve
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và yêu cầu sinh thái
2.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Tên khoa học: Phaseolus vulgaris L.
Tên tiếng anh: French bean
Thuộc họ đậu (Fabaceae)
Đậu côve có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách nay hơn 600 năm, ở
Việt Nam đậu côve được trồng khắp mọi nơi như một loại rau ăn thông dụng. Ở các
nước Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka, Bangladesh hột đậu côve khô
được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu côve là một trong những loại hoa màu thích
nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bố
rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các
nông hộ.
Đậu côve là cây thường niên được thuần hóa ban đầu tại khu vực Mesoamerica và
Andes cổ đại của Trung Mỹ, ngày nay được trồng phổ biến trên khắp thế giới để lấy
quả đậu, cả dạng khô lẫn đậu côve tươi. Lá cây đôi khi cũng được dùng như rau xanh, và
rễ dùng làm thức ăn cho gia súc ( Trần Thị Ba, 2007).


2.1.1.2. Yêu cầu sinh thái
Đậu côve sinh trưởng tốt ở điều kiện độ từ 18 – 250C. Nhiệt độ thấp hơn 130C
hoặc cao hơn 250C sẽ phát triển rất kém. Đất trồng cây đậu côve cần có độ pH khoảng
5,5 – 6,.5 Đất quá kiềm hay quá chua đều không thích hợp , mặc dù đậu côve có thể
trồng trên mọi loại đất nhẹ, nặng khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất phù sa hay
đất thịt.


4

2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây đậu côve và một số giống đậu côve trồng phổ
biến hiện nay
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học.
Đậu côve là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng chịu
hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm. Thân có 2
dạng: thân sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ với cuốn dài, mặt lá rất ít
lông tơ. Chùm hoa mọc ở nách lá trung bình có từ 2 – 8 hoa, màu trắng hoặc tím. Sau
khi trồng 35 – 40 ngày đã có hoa nở, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khoảng 95% nên việc
để giống rất dễ dàng. Quả đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 – 13 ngày sau khi hoa nở. Hạt
đậu to, trọng lượng 1.000 hạt 250 – 450g. Đậu côve là cây trồng chịu ấm nên canh tác
được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được giá
rét ( Trần Thị Ba, 2007).
2.1.2.2. Đặc điểm của một số giống đậu côve trồng phổ biến hiện nay
Ở Việt nam, đậu côve được trồng ở vùng núi của các tỉnh đồng bằng và trung du
phía bắc. Cũng có nhiều giống với tên gọi khác nhau tùy theo địa phương, có thể kể ra
một số giống sau đây:
 Giống đậu côve lùn (sinh trưởng hữu hạn):
- Ăn quả non: đậu côve vàng (đậu vàng, đậu côbơ) quả non màu vàng, hạt hình
bầu dục, màu đen bóng.
- Ăn quả non hoặc ăn hạt: đậu côve xanh (đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn) quả

non màu xanh, hạt hình thận, màu đỏ to nhất trong các giống đậu côve.
- Ăn hạt: đậu côve nâu (đậu tây nâu) quả non màu xanh, hạt hình bầu dục, màu
nâu. Đậu coove trắng (đậu tây, đậu trắng, đậu xoát xông) quả non màu xanh, hạt hình
trứng, màu trắng. Đậu côve đen (đậu đen) quả non màu xanh, hạt hình bầu dục, màu
đen, thu hoạch tập trung.
 Giống đậu côve leo (sinh trưởng vô hạn):
- Ăn quả non: đậu côve chạch (đậu chạch, đậu Vân Nam) quả non màu xanh, hạt
hình bầu dục dài, màu trắng. Đậu côve bở (đậu bở) quả non màu xanh, hạt hình bầu
dục, màu nâu
- Ăn hạt: đậu côve trắng (đậu tây, đậu trắng, đậu trứng sáo) quả non màu xanh,
hạt hình trứng, màu trắng. (Nguyễn Đăng Khôi, 1997)


5

2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây đậu côve
Theo kết quả nghiên cứu về mô hình sản xuất đậu côve sạch tại TP. Hồ Chí Minh
của Viện khoa học và kỹ thuật Miền Nam (1995) đã cho thấy 9 loại sâu hại thuộc 6 bộ,
trong đó 2 loại gây hại chủ yếu là sâu xanh ăn lá (Lamprosema indicata), sâu đục quả
(Maruca testulalis).
Kết quả nghiên cứu của viện BVTV năm (2000), xác định sâu hại chính trên cây
đậu rau là sâu đục quả (Maruca testulalis), bọ trĩ (Thrips sp.), rệp mềm đậu (Aphis
craccivora), ruồi đục lá (Liriomyza sativae).
Kết quả điều tra về côn trùng và nhện gây hại cây trồng ở Miền Nam Việt Nam
cho biết, trên các loại rau họ đậu (Fabaceae) gồm các cây đậu côve, đậu đũa…. đã phát
hiện được 60 loài gây hại trong đó các loài gây hại phổ biến đó là dòi đục thân đậu,
sâu khoang, rệp mềm đậu, sâu đục quả, sâu cuốn lá đậu, sâu xanh da láng... Phần lớn
các loại sâu gây hại trên rau đậu có tính ăn rộng. Có một số loài sâu đã quen thuốc rất
khó phòng trừ như sâu khoang, sâu đục quả đậu (Trần Thị Thiên An, 2003).
Theo bộ môn côn trùng trường Đại học Nông Nghiệp I (2004), thì sâu hại trên

cây họ đậu gồm dòi đục thân (Melanagromyza sojae), sâu khoang (Spodoptera litura),
sâu xanh (Heliothis armigera), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), bọ xít xanh
(Nezara viridula), sâu đục quả (Etiella zinckenella).
Theo Lê Đình Chức, Trung Tâm Khuyến Nông thành phố Hồ Chí Minh (2006)
sâu hại đậu đũa bao gồm rệp mềm đậu (Aphis craccivora), sâu đục quả đậu (Maruca
testulalis), ruồi đục lá (Liriomyza sp), sâu khoang (Spodoptera litura).
Theo chi cục BVTV Hà Nội (2009) sâu hại trên cây đậu đỗ bao gồm sâu đục quả
đậu (Maruca testulalis), rệp mềm đậu (Aphis craccivora), sâu vẽ bùa (Liriomyza sp.),
sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), bọ trĩ (Megalurothryp usitatus), sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua).
Theo Lê Văn Hòe (2009), trên các ruộng trồng đậu đũa, đậu côve tại thị xã Đồng
Xoài – Bình Phước (tháng 9 – 12 năm 2009) có 9 loài sâu hại thuộc 6 bộ gồm các loại
sâu đục quả (Maruca testulalis), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), sâu khoang
(Spodoptera litura), bọ xít xanh (Nezara viridula), rệp mềm (Aphis craccivora), rầy
xanh (Empoasca flavacens), bọ trĩ hoa (Megalurothrip usitatus), ruồi đục lá
(Liriomyza sativae) và nhện đỏ (Tetranychus sp.).


6

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp
phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây đậu côve.
2.3.1 Sâu đục quả đậu Maruca testulalis ( Pyralidae – Lepidoptera)
Theo Trần Thị Thiên An (2003) sâu đục quả đậu bắt đầu gây hại khi cây đậu có
nụ hoa, nụ quả cho đến khi cây hết trái. Vòng đời sâu trải qua 4 giai đoạn là trứng, sâu
non, nhộng, trưởng thành.
Trưởng thành cơ thể dài 11 – 13 mm, sải cánh rộng 21 – 25 mm. Cánh trước màu
xám đen có 1 vệt trắng ở khoảng 1/3 gốc cánh đến mép cánh. Mép ngoài 2 cánh có
màu xám đen đậm. Trưởng thành đực có có 3 túm lông dài ở đốt bụng cuối cùng.
Trứng của sâu đục quả đậu có hình bầu dục, dài 0,5 – 0,6 mm. Mới đẻ có màu

trắng sữa, sắp nở màu vàng nâu.
Nhộng của sâu đục quả đậu dài 10 – 12 mm, có màu xanh lúc mới hóa nhộng,
sắp vũ hóa có màu nâu thẫm.
Sâu non tuổi 1 – 2 thường gây hại nụ, hoa và quả mới tượng. Sâu tuổi 3 – 5
thường gây hại trên trái đang lớn. Sâu non đục thẳng vào trong quả ăn thịt quả hoặc
hạt, thải luôn phân trong quả làm cho quả rất dễ bị thối. Trung bình 1 sâu non phá 1 –
3 quả. Sâu non thường ăn phá về đêm. Khi đẫy sức sâu non gặm 1 lỗ trên quả chui ra
ngoài để xuống đất hóa nhộng.
Biện pháp phòng trừ :
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại, ký chủ phụ, thu gom tàn dư cây trồng đem
đốt hay chôn sâu.
Sử dụng thiên địch ong Cotesia sp. ký sinh sâu non
Luân canh với cây trồng không cùng họ ký chủ. Có thể dùng thuốc (khi đã có
50% hoa của đợt 1 đã đậu quả) các loại thuốc gốc BT như Biocin, Dipel…luân phiên
với thuốc có gốc Pyrethroid như Summicidin, Shepa, Decis, Cyperin…chế phẩm
Metavia 80LS để trừ sâu đục quả đậu
2.3.2 Rệp mềm đậu Aphis craccivora (Aphididae – Homoptera)
Thành trùng có hai loại hình:
- Loại hình có cánh: cơ thể có màu xanh đen hoặc vàng, dài từ 1,5 – 1,8 mm,
rộng từ 0,8 – 0,9 mm. Râu đầu dài khoảng 1,23 mm. Ống bụng màu đen sậm, dài
khoảng 0,23 mm. Loại hình này có khả năng đẻ rất kém, trung bình khoảng 4 con.


7

- Loại hình không cánh: lúc mới vũ hóa thành trùng màu xám nhạt, vài giờ sau
trở nên đen bóng hoặc tím đen, thân có chiều dài từ 1,7 – 2,1 mm, rộng từ 0,8 – 1,3
mm. Râu đầu dài khoảng 1,07 mm. Ống bụng màu đen, không có rìa mép, dài khoảng
0,5 mm, dài hơn ống bụng của loại hình có cánh. Đường nối giữa các đốt bụng rõ ràng.
Một thành trùng cái đẻ từ 50 – 60 ấu trùng và đẻ cao điểm vào ngày thứ hai sau khi vũ

hóa. Thời gian sống của dạng thành trùng này từ 4 – 6 ngày.
Cả 2 loại hình trên đều có chân màu xanh nhạt.
Rệp cái có thể đẻ trứng hoặc đẻ con tùy vào điều kiện thời tiết. Vùng ôn đới rầy
thường đẻ trứng. Trứng hình bầu dục, mới đẻ màu vàng nhạt, sau chuyển sang xanh
đậm rồi đen dần. Nhưng trong điều kiện nhiệt đới rệp chủ yếu đẻ ra con với kích cở và
màu sắc như sau:
Rệp thường tập trung trên phần non nhất của cây, nhất là trái non; trên đọt non
chúng chích hút chất auxin làm chậm sự tăng trưởng của cây.
Rệp mềm có rất nhiều thiên địch như bọ rùa ăn rệp (trưởng thành và sâu non), bọ
cánh cụt và ruồi ăn rệp. Trong những điều kiện bình thường chúng rất có hiệu quả
trong việc ngăn cản sự phát triển của quần thể rệp. Với vòng đời ngắn, rệp thường chỉ
gây hại nghiêm trọng sau khi việc phun thuốc trừ dịch hại tiêu diệt hầu hết các loài
thiên địch này làm cho rệp mềm nhân nhanh số lượng. Vì vậy nên hạn chế việc dùng
thuốc hóa học để bảo tồn kẻ thù tự nhiên của rệp mềm (Nguyễn Đức Khiêm, 2004).
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt kí chủ phụ, có thể sử dụng các loại thuốc như
Fenbis 20EC, Pyrinex 25EC, Diazinon 50ND (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.3.3 Sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera)
Sâu khoang là sâu đa thực, có thể phá hại trên 300 loài cây trồng khác nhau của
99 họ thực vật. Các cây nông nghiệp bị gây hại chủ yếu là cây bắp, cây khoai lang, cây
công nghiệp như cây bông vải, thuốc lá, các loài đậu đỗ, cây rau thực phẩm như các
loài cải, các loài cà, rau bầu bí... và thường gây hại vào đầu vụ.
Theo chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ, thì ngài sâu khoang hoạt động mạnh vào
ban đêm, có xu hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn, đẻ trứng
thành ổ trên lá. Thời gian phát dục của trứng là 3 – 6 ngày.
Sâu non mới nở tập trung dưới lá, ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3
và 4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn chụi lá, cánh hoa, nụ quả. Thời gian


8


sâu non kéo dài từ 15 – 21 ngày. Khi đẫy sức chúng chui xuống đất hoá nhộng, sau
khoảng 12 ngày thì vũ hoá.
Sâu non có màu đen, nâu tối, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên
mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết, có dạng hình ống tròn. Sâu non có 6 tuổi, khi
đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35 – 50 mm.
Thành trùng là một loại ngài đêm màu nâu đậm có chiều dài thân 15 – 20 cm, sải
cánh từ 32 – 42 mm. Cánh trước màu nâu đen, trên cánh có nhiều vân phức tạp. Gần
giữa mép cánh trước có vân trắng chạy xiên đến gần giữa cánh, khi đậu vân trắng này
thu lại giống hình chữ "V".
Nhộng màu nâu tươi, đốt cuối bụng có một đôi gai ngắn. Nhộng sâu khoang dài
từ 18 – 20mm
Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, phơi ải để tiêu diệt nguồn nhộng trong
đất, thăm ruộng thường xuyên, phát hiện sâu khoang, ổ trứng kịp thời và tìm các tiêu
diệt, dùng bẫy đèn hay bẫy chua ngọt để bắt ngài. Có thể dùng các loại thuốc hóa học
như Lannat 40 SP, Pyrinex 25 EC, Diazinon 50 ND (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Phun phòng trừ sâu bằng thuốc Lancer 50 SP, Alpha 10 EC , Alphatox 5 EC,
Motox 2,5 EC, Visit 5 EC, Bacterin B.T WP...(Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ).
2.3.4 Ruồi đục lá Liriomyza sp.
Ruồi đục lá Liriomyza sp. (Agromyzidae – Diptera)
Ấu trùng đục dưới lớp biểu ăn nhu mô để lại biểu bì, tạo ra đường hầm ngoằn
ngoèo trên mặt lá. Ấu trùng càng lớn độ rộng đường đục càng lớn, diện tích lá bị mất
diệp lục càng nhiều, làm giảm đi khả năng quang hợp của cây, các đường đục thường
xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá. (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trưởng thành là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di
chuyển trên ruộng theo hướng gió.
Sâu non có dạng dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô mặt trên
của lá trong đường đục, sâu non dài khoảng 3mm. Sâu non đẫy sức chui ra ngoài hóa
nhộng.
Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm cây
vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con. Khi lá bị hại nặng,



9

nhất là những lá gần quả mới hình thành có thể làm ảnh hưởng đến năng suất. Đối với
một số cây rau ăn lá, vết đục của dòi đục lá làm giảm thương phẩm.
Ngoài ra, vết thương trên lá do ruồi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi sinh vật
gây hại cây khác xâm nhập. Ruồi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm
nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng.
Biện pháp phòng trừ:
Mạnh dạn cắt bỏ những lá đã bị sâu hại quá nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để
hạn chế bớt mật số của ruồi ở các lứa sau.
Trước khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống
không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt
một số lọai sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá.
Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá gây hại trên
cùng một khu vực, tốt nhất mỗi năm nên luân canh một vụ với lúa, rau muống...để cắt
đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng. Nếu thực hiện trên diện rộng thì biện
pháp này sẽ thu được hiệu quả rất cao.
Nếu ruộng rau đã bị hại nhiều có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như:
Vertimex, Baythroid, Sherpa, Sherbush, Decis, Polytrin, Trigard... để phun xịt.
2.3.5 Sâu cuốn lá Lamprosema indicata (Pyralidae – Lepidoptera)
Sâu cuốn lá thường xảy ra thành dịch ở các vùng trồng đậu, phát sinh quanh năm
trên đồng ruộng. Mật độ của sâu tăng nhanh và gây hại lớn nhất vào thời kỳ cây 4 – 6
lá kép và quả đang phát triển.
Trưởng thành là 1 loài ngài sáng động mạnh vào chiều tối, thích ánh sáng đèn.
Ngài có sải cánh từ 20 – 22 mm màu nâu sáng hoặc vàng nhạt, trên cánh trước có 3
đường vân dài cắt ngang cánh, cánh sau có 2 đường vân.
Trứng màu hồng nhạt, được đẻ rời rạc trên các phần thân của cây nhất là ở mặt
dưới các lá non.

Sâu non đẫy sức khoảng 20 mm, có màu xanh nhạt, đầu màu nâu. Ấu trùng mới
đẻ ra nhả tơ kéo mép lá lại và nằm trong đó ăn và gây hại. Thông thường tuổi nhỏ sâu
ăn phần mềm của lá (biểu mô) chừa gân lớn. Khi tuổi lớn sâu ăn từng mảng chừa gân
chính. Trong 1 cuốn lá có 1 con sâu. Và hóa nhộng ngay trong lá. Nhộng dài 6 – 8mm,
lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh.


10

Biện pháp phòng trừ: Luân canh với lúa hoặc các cây họ hòa thảo, bông v..v.. có
tác dụng hạn chế sâu hại rõ rệt. Tăng cường hoạt động của thiên dịch bằng cách cách
trồng xen với cây trồng khác. thời kỳ sâu thường gây hại nặng là đậu từ 4 – 6 lá kép
đến quả non, khi cần thiết dùng các loại thuốc có hiệu quả diệt sâu cao như Bulldock
25 EC 0,8 – 1 lít/ha, Forvin 85 WP 0,75 – 1 kg/ha, Karate 25 EC 0,3 – 0,5 lít/ha.
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi
trên cây đậu côve
2.4.1 Nhóm bọ rùa ăn mồi (Coleoptera – Coccinellidae)
Thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ Conccinellidae. Có hơn 450 loài đã được tìm
thấy ở Bắc Mỹ, một số loài đã được tìm thấy ở các quốc gia khác.
Trưởng thành bọ rùa nhỏ, hình oval hay hình vòm, màu đỏ, cam hay hơi vàng và
có viền đen, trên đầu và cánh mỗi loài có hoa văn khác nhau nhưng tất cả đều giúp
chúng nổi bật rất dễ nhận biết. Thức ăn của chúng chủ yếu là rệp mềm, ngoài ra chúng
còn ăn các loại nhện, côn trùng nhỏ và trứng của các loại côn trùng khác, đôi khi ăn cả
phấn hoa và mật hoa.
2.4.2 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes (Staphilinidae – Coleoptera)
Theo Nguyễn Tuấn Đạt (2010), Bọ cánh cụt Paederus fuscipes Curtis thuộc họ
cánh cụt Staphilinidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Bọ cánh cụt Paederus fuscipes có
một số đặc điểm
Trứng của bọ cánh cụt hình cầu hoặc hình trứng, có kich thước dài 0,63 – 0,7
mm, bề mặt nhẵn bóng. Trứng lúc mới đẻ có màu trắng đục sau 2 – 5 ngày trứng

chuyển sang màu vàng sáng đến hơi nâu thì trứng nở.
Ấu trùng bọ cánh cụt Paederus fuscipes Curtis trải qua 2 tuổi. Râu đầu ấu trùng
tuổi 1 và tuổi 2 đều có 3 đốt dạng sợi chỉ. Chân thuộc dạng chân chạy, đốt đùi to, chân
có 3 đốt và bàn chân chưa phân đốt. Toàn cơ thể phủ một lớp lông cứng thưa.
Nhộng thuộc dạng nhộng trần, màu vàng. Cơ thể nhộng phủ lông trắng thưa.
Trưởng thành bọ cánh cụt cái có chiều dài trung bình 7,7 – 8,14 mm lớn hơn con
đực có chiều dài 6,18 – 7,66 mm, có đầu màu đen, đốt ngực trước màu nâu đỏ hình
ovan, đốt ngực giữa mang đôi cánh cứng màu xanh đen có ánh kim, đốt ngực cuối
mang đôi cánh màng giúp cho bọ cánh cụt có thể bay lên khi gặp điều kiện bất lợi.


11

2.4.3 Ruồi ăn rệp (Họ Syrphidae – Diptera)
Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, mập, bụng tròn phía lưng bụng có nhiều
vệt vàng xen kẽ vệt đen, hình dáng rất giống ong nhưng không chích người, thường
thấy trên hoa
Râu đầu 3 đốt và có lông cứng ở giữa đốt thứ 3
Sâu non có tập quán sống phức tạp, một số là động vật ăn mồi như ăn rệp mềm,
một số khác ăn chất hữu cơ mục nát, có loại sống dưới nước dơ bẩn và ăn thực vật
sống trong đó.
Sâu non có nhiều hình dạng khác nhau.
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm
2.5.1 Biobit 32B FC
Hoạt chất: Baciliius thuringiensis var. kurstaki.
Tính chất: Là thuốc trừ sâu sinh học, nguồn gốc vi khuẩn, được sản xuất bằng
phương pháp lên men vi khuẩn Bacillus thuringiensis Berliner var. Kurstaki (Bt). Sản
phẩm lên men là độc tố ở dạng đạm tinh thể cao phân tử và dạng bào tử của vi khuẩn,
độc tố là chất Endotoxin, có nhiều dạng α, β, χ, δ, trong đó độc tố delta Endotoxin có
hiệu lực cao với sâu non bộ cánh vảy và là thành phần chủ yếu trong các loại thuốc Bt.

Độc tố có độ lớn từ 0,5 – 2 micron, không bền vững trong môi trường kiềm và acid,
không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung dịch kiềm
(pH > 10), tan trong dịch ruột của sâu non bộ cánh vảy.
Nhóm độc III, LD50 qua miệng >8000 mg/kg. Rất ít độc với người, môi trường
và các loài thiên địch, không độc với cá và ong. Thời gian cách ly 5 ngày. Loại Bt
chứa bào tử rất mẫn cảm với tằm ở những nơi có trồng dâu nuôi tằm chỉ nên dùng loại
Bt không có chứa bào tử.
Tác động vị độc, không có hiệu lực tiếp xúc và xông hơi. Sau khi ăn phải lá cây
có thuốc, chỉ một giờ sau sâu sẽ yếu và ngừng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết sau
vài ngày. Phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có tác dụng với sâu non bộ cánh vảy.
Sử dụng: Liều lượng 1 – 2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,4% phun 400 –
500 lít/ha. Dùng phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo hại rau, đậu,
thuốc lá, bông, ngô, đay.
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không


12

pha chung với thuốc có tính kiềm (như Bordeaux), phân hóa học, các thuốc trừ bệnh
có nguồn gốc kháng sinh (như Kasugamycin, Validamycin) và thuốc có đồng.
Thuốc rất mẫn cảm với nhiệt độ cao và ẩm, cần bảo quản nơi khô và mát.
2.5.2 Brightin 1,8 EC
Hoạt chất: Abamectin
Tính chất: Là loại thuốc trừ sâu sinh học, được sản xuất từ dịch phân lập qua lên
men nấm Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm
nóng chảy 150 – 155oC, tan ít trong nước(0,01 mg/l) tan trong nhiều dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích
thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và

nhện hại cà chua, các loại rau, cam quít và cây ăn quả khác.
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 -25 g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25 g a.i/ha. Pha nước
với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây.
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.5.3 Sec Saigon 5EC
Nhóm hóa học: Pyrethroid.
Hoạt chất: Cypermethrin.
Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng đặc sệt, điểm nóng chảy 60 – 80oC, điểm cháy
115,6oC. Không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol,
acetone, xylene, methylene, dichloride. Tương đối bền trong môi trường trung tính và
acid nhẹ thủy phân trong môi trường kìm. Không ăn mòn kim loại
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 160 mg/kg. Độc với cá
(LC50 = 2,0 – 2,8 g/l), độc với ong. TGCL với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp
cải 14 ngày, hành 21 ngày
Tác động tiếp xúc và vị độc ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi làm sâu biếng ăn.
Phổ tác dụng rộng.
Sử dụng phòng trừ sâu ăn lá, côn trùng chích hút và nhện cho nhiều loại cây
trồng như sâu tơ, sâu xanh, rệp mềm hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu,
thuốc lá, sâu xanh, sâu hồng, bọ xít, rệp, nhện đỏ hại bông, bọ xít muỗi rầy xanh, bọ


13

cánh tơ hại chè, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả. Ngoài ra thuốc được
dùng trị ve, bét cho gia súc, trừ ruồi muỗi, trong nhà.
Liều lượng sử dụng 50 – 100 g.a.i./ha. Chế phẩm 25EC (250 g.ai./l) dùng 0,2 –
0,4 l/ha pha với 300 – 400 lít nước, phun cho rau màu, pha nước với nồng độ 0,05 –
0,1% phun ướt đều lên cây ăn quả.
Có thể dùng hỗn hợp với chlorpyriphos (Nurelle D), với dimethoate, Endosulfan,
Naled, Profenofos (Polytrin – P), Isoprocard (Metox). Ngoài ra, khi sử dụng có thể pha

chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.5.4 Regent 800WG
Hoạt chất: Fipronil
Tính chất: thuốc kỹ thuật thể rắn. Tan ít trong nước, tan trong acetone và một số
dung môi hữu cơ khác. Thủy phân ở pH>9, bền vững ở nhiệt độ cao, phân giải nhanh
trong dung dịch của nước dưới tác động của ánh sáng trực xạ.
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 77 – 95 mg/kg, LD50 qua da 354 – 200 mg/kg. Độc
với cá, rất độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày. Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả
năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều cây
trồng (lúa, rau, mía, bông, cây ăn quả).
Regent 800WG dạng bột hòa nước, dùng phòng trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá, các sâu ăn
lá, sâu tơ, sâu xanh cho rau, sâu đục thân lúa, rầy cho cây ăn quả. Liều lượng sủ dụng
0,2 – 0,3 kg/ha pha nước với nồng độ 0,05% phun ướt đều cây.
Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
2.6 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm khí hậu thời tiết tại thành phố Pleiku – GiaLai
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa
quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung
đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như
các quốc gia láng giềng Campuchia và Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh GiaLai. Thành phố Pleiku nằm
trên độ cao trung bình 300 – 500m ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m.


14

2.6.2 Đặc điểm khí hậu và thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012
Thành phố Pleiku – GiaLai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa,
dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu chia làm 2

mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Thời tiết khí hậu là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng của các loại cây trồng. Đề tài đã được thực hiện tại thành phố Pleiku từ
tháng 3 đến tháng 6 năm 2012, tức là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa của năm.
Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Pleiku trong 4 tháng từ tháng
3 đến tháng 6, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 3 (22,810C) đến
tháng 6 (25,130C) do đây là những tháng mùa khô trong năm nhưng ở thành phố
Pleiku bắt đầu mưa tù tháng 4 đến trở đi nên nhiệt độ trung bình không cao.
Ẩm độ trung bình tăng mạnh từ tháng 3 đến tháng 6 do bắt đầu vào mùa mưa nên
ẩm độ tăng mạnh. Ẩm độ trung bình thấp nhất là 75% (tháng 3), ẩm độ trung bình cao
nhất là 89% (tháng 6).
Trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 thời tiết biến động bất thường,
từ tháng 3 đến tháng 6 lượng mưa bắt đầu tăng dần. Lượng mưa tăng dần từ tháng 3
cho đến tháng 6, bắt đầu tăng mạnh nhất vào tháng 4 và cao nhất là tháng 6.


×