Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐIỀU TRA SỰ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG, SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY RAU HỌ THẬP TỰ TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 75 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA SỰ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG,
SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY RAU HỌ THẬP TỰ
TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHỐ: 2008 – 2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ HOÀNG CHINH

Tháng 08 năm 2012


i

ĐIỀU TRA SỰ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG,
SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY RAU HỌ THẬP TỰ
TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ HỒNG CHINH

Khố luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp ngành Bảo vệ thực vật



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. NGUYỄN TUẤN ĐẠT

Tháng 08 năm 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Cha Mẹ, những người thân yêu
trong gia đình đã ni dưỡng, dạy dỗ, động viên và ni dưỡng và ln sát cánh bên
con để con có được ngày hơm nay.
Trong suốt q trình học tập, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm khoa Nơng Học cùng
tồn thể q thầy cơ trong và ngồi khoa Nơng Học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Xin gửi lịng biết ơn – kính trọng sâu sắc đến cơ Trần Thị Thiên An người đã
rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ để tơi hồn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tuấn Đạt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Cảm ơn các bạn trong và ngồi lớp DH08BV đã cùng tơi chia sẽ những năm
tháng quý báu trong suốt những năm học tập và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tp.HCM, tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Võ Hoàng Chinh



iii

TĨM TẮT
Võ Hồng Chinh, Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 7/2012
Điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng, sâu hại và thiên địch trên cây rau họ thập tự
tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN – KS. NGUYỄN TUẤN ĐẠT
Đề tài được tiến hành tại quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ
tháng 02 đến tháng 06 năm 2012. Đề tài tiến hành điều tra trên cây rau cải xanh ở
ruộng rau an toàn và ruộng rau nông dân.
Trên ruộng rau cải xanh tại quận 12, Tp. Hồ Chí Minh ghi nhận 37 họ thuộc 10
bộ cơn trùng. Bộ Hymenoptera có số lượng họ lớn nhất với 12 họ, bộ Diptera với 6 họ,
bộ Coleoptera với 5 họ, bộ Hemiptera, bộ Homoptera, bộ Lepidoptera với 3 họ, bộ
Orthoptera với 2 họ, các bộ có số lượng 1 họ là bộ Collembola, bộ Dermaptera, bộ
Thysanoptera.
Trên ruộng rau cải xanh ghi nhận có 4 lồi thuộc 4 họ trong 4 bộ côn trùng là
sâu hại trên cây rau cải tại quận 12, TPHCM. Các loài sâu hại gồm bọ nhảy sọc vỏ lạc
Phyllotreta striolata, sâu tơ Plutella xylostella, rệp mềm Rhopasoliphum
pseudobrassiae, ruồi đục lá Liriomyza sativae.
Ghi nhận được 10 loài thiên địch thuộc 9 họ trong 5 bộ cơn trùng. Nhóm thiên
địch bắt mồi ghi nhận được 7 loài thuộc 7 họ gồm bọ cánh cụt Paederus fucipes, bọ
chân chạy Chlaenius bimaculata, bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus, bọ xít mù (đang
định danh) họ Miridae, kiến lửa nhỏ Monomorium pharaonis, ruồi ăn rệp Ischiodon
scutellaris, bọ đi kìm Labidura riparia. Nhóm thiên địch ký sinh có 3 lồi gồm
Cotesia plutellae, Opius sp., Gromotoma sp.


iv

MỤC LỤC

TRANG TỰA ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ iix
Chương 1 ........................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn .............................................................................................................. 2
Chương 2 ........................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 3
2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học ......................................................................... 3
2.2 Chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế .............................................................................. 3
2.2.1 Chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon).........................................................................................3
2.2.2 Chỉ số ưu thế Simpson .........................................................................................................4
2.3 Một số nghiên cứu về đa dạng côn trùng trong hệ sinh thái nông nghiệp.......... 4
2.4 Một số nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây rau họ thập tự ..................... 5
2.5 Một số nghiên cứu về thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc
kiểm soát sâu hại phổ biến trên cây rau họ thập tự ...................................................... 6


v

2.5.1 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát sâu tơ
trên cây rau họ thập tự ...................................................................................................................6
2.5.2 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trị của chúng trong việc kiểm sốt bọ nhảy

trên cây rau họ thập tự ...................................................................................................................8
2.5.3 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát ruồi đục
lá trên cây rau họ thập tự ...............................................................................................................8
2.5.4 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát sâu
khoang trên cây rau họ thập tự....................................................................................................10
2.5.5 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trị của chúng trong việc kiểm sốt rệp muội
trên cây rau họ thập tự .................................................................................................................10
2.5.6 Nghiên cứu đa dạng động vật chân đốt và thành phần Collembola trên đất trồng rau
họ thập tự ......................................................................................................................................11
2.6 Đặc điểm hình thái và sinh học chính của một số sâu hại chính trên cây rau họ
thập tự ......................................................................................................................... 11
2.6.1 Sâu tơ Plutella xylostella (Yponomeutidae – Lepidoptera) ...........................................11
2.6.2 Bọ nhảy sọc vỏ lạc Phyllotreta striolata (Chrysomelidae – Coleoptera) .....................12
2.6.3 Rệp mềm (Aphididae – Homoptera)................................................................................13
Chương 3 ...................................................................................................................... 16
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 16
3.1.1 Thời gian nghiên cứu .........................................................................................................16
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 16


vi

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................................16
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................17
3.3.2.1 Điều tra sự đa dạng của côn trùng trên ruộng rau họ thập tự ......................................17
3.3.3 Xử lý số liệu ........................................................................................................................24
Chương 4 ...................................................................................................................... 25

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... 25
4.1 Sự đa dạng các bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh tại quận 12.................... 25
4.1.1 Thành phần bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh .........................................................25
4.1.2 Chỉ số đa dạng Simpson của bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh ....................27
4.1.3 Chỉ số đồng đều Shannon của bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh tại quận 12 ..28
4.2 Sự đa dạng các họ côn trùng trên ruộng rau cải xanh tại quận 12................... 30
4.2.1 Thành phần các họ côn trùng trên ruộng rau cải xanh....................................................30
4.2.2 Chỉ số đa dạng Simpson và chỉ số đồng đều Shannon trên ruộng cải xanh............32
4.3 Thành phần, số lượng các loài sâu hại chính và thiên địch của chúng trên
ruộng rau cải xanh tại quận 12 ................................................................................... 36
4.3.1 Thành phần và số lượng các lồi sâu hại chính trên ruộng rau cải xanh.......................36
4.3.2 Thành phần và số lượng các thiên địch chính trên ruộng rau cải xanh .........................38
4.3.3 Hình ảnh các lồi sâu hại và thiên địch trên ruộng rau cải xanh ...................................47
Chương 5 ...................................................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 48
5.1 Kết luận............................................................................................................. 48
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 50


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KSSN: Ký sinh sâu non
NH: Nhộng
NST: Ngày sau trồng
RCAT: Ruộng cải an toàn
RCND: Ruộng cải nơng dân
SN: Sâu non
STT: Số thứ tự

TBSLM/Đ: Trung bình số lượng mẫu trên điểm
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT: Trưởng thành


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Thành phần và số lượng các bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh........................26
Bảng 4.2 Chỉ số đa dạng Simspon của bộ côn trùng trên ruộng rau cải xanh .......................28
Bảng 4.3 Chỉ số đồng đều Shannon của bộ côn trùng trên ruộng cải xanh ...........................29
Bảng 4.5 Chỉ số đa dạng Simpson và chỉ số đồng đều Shannon của các họ côn trùng trên
ruộng rau cải xanh........................................................................................................................33
Bảng 4.6 Thành phần và số lượng các loài sâu hại chính trên ruộng rau cải xanh ...............36
Bảng 4.7 Thành phần và số lượng các lồi sâu hại chính trên ruộng rau cải xanh an toàn và
ruộng rau cải xanh nông dân .......................................................................................................37
Bảng 4.8 Thành phần và số lượng các loài thiên địch trên ruộng cải xanh............................39
Bảng 4.9 Thành phần và số lượng các loài thiên địch trên ruộng rau cải xanh an tồn và
ruộng rau cải xanh nơng dân .......................................................................................................42
Bảng 4.10 Chỉ số đa dạng Simpson của thiên địch trên ruộng rau cải xanh an toàn và ruộng
rau cải xanh nông dân ..................................................................................................................43
Bảng 4.11 Chỉ số đồng đều Shannon trên ruộng rau cải xanh an toàn và ruộng rau cải xanh
nông dân........................................................................................................................................45


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1 Ruộng cải xanh an tồn 20 NST

18

Hình 3.2 Ruộng cải xanh nơng dân 20 NST

18

Hình 3.3 Bẫy hầm

20

Hình 3.4 Cách đặt bẫy hầm

20

Hình 3.5 Bẫy chậu

21

Hình 3.6 Cách đặt bẫy chậu

21


Hình 3.7 Sơ đồ bố trí các loại bẫy

21

Hình 3.8 Hộp ni thiên địch

23

Hình 3.9 Ong ký sinh vũ hố

23

Hình 4.10 Phyllotreta striolata

38

Hình 4.11 Liriomyza sativae

38

Hình 4.12 Plutella xylostella

38

Hình 4.13 Rhopasoliphum pseudobrassiae

38

Hình 4.14 Chlaenius bimaculata


47

Hình 4.15 Paederus fucipes

47

Hình 4.16 Cheilomenes sexmaculatus

47

Hình 4.17 Labidura riparia

47

Hình 4.18 Miridae

47

Hình 4.19 Ischiodon scutellaris

47

Hình 4.20 Gromotoma sp.

47

Hình 4.21 Monomorium pharaonis

47


Hình 4.22 Cotesia plutellae

47

Hình 4.23 Opius sp.

47


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là thực phẩm rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người, cung
cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, axit hữu cơ, vitamin và các
khoáng chất. Trong các loại rau thực phẩm thì rau họ thập tự chiếm một vị trí quan
trọng trong cơ cấu cây trồng nước ta, cung ứng trên 50% sản lượng rau hàng năm của
cả nước.
Trong q trình thâm canh sản xuất nơng nghiệp, con người luôn khai thác
nguồn tài nguyên tối đa bằng nhiều biện pháp để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu
cuộc sống. Trong những biện pháp đó, việc sử dụng q mức thuốc BVTV trong nơng
nghiệp để phịng trừ dịch hại đã gây ra những mặt trái của nó, làm suy giảm nghiêm
trọng đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Hậu quả của sự mất cân bằng hệ sinh thái
nông nghiệp đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thiên địch tự nhiên, xuất
hiện một số loại dịch hại mới, sâu hại trở nên khó kiểm sốt hơn đã gây ra thiệt hại to
lớn về cả sản lượng lẫn chất lượng thực phẩm. Cho đến nay, biện pháp phịng trừ sâu
hại chủ yếu vẫn là thuốc hóa học. Nhiều nông dân tiến hành phun thuốc định kỳ 2 – 5
ngày/ lần. Điều này không đáp ứng yêu cầu sản xuất rau an tồn.
Vì vậy, việc điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng, xác định đầy đủ thành

phần các lồi sâu hại chính và thiên địch của chúng trên cây rau họ thập tự là một yêu
cầu cấp thiết hiện nay để từ đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các
biện pháp quản lý sâu hại trên cây rau họ thập tự, bảo tồn và duy trì thiên địch một
cách hiệu quả.
Từ những lý do trên đề tài : “ Điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng, sâu
hại và thiên địch trên cây rau họ thập tự tại Quận 12, TP.HCM ” được tiến hành.


2

1.2 Mục đích
Cung cấp số liệu về sự đa dạng thành phần côn trùng, sâu hại và thiên địch trên
cây rau họ thập tự tại địa bàn quận 12, TP.HCM để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng
các biện pháp bảo tồn các lồi cơn trùng có ích phục vụ cho cơng tác sản xuất rau an
tồn của TP.HCM.
1.3 Yêu cầu
Xác định các chỉ số đa dạng thành phần côn trùng trên cây rau cải xanh tại quận
12, Tp.HCM.
Xác định thành phần các lồi sâu hại chính và thiên địch của chúng trên cây rau
cải xanh tại quận 12, Tp.HCM
1.4 Giới hạn
Đề tài chỉ xác định sự đa dạng về thành phần cơn trùng, các lồi sâu hại chính và
thiên địch của chúng trên cây rau cải xanh tại phường Hiệp Thành, quận 12, Tp.HCM.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học

Lovejoy (1980) cho rằng thuật ngữ “Đa dạng sinh học” là cụm từ để nói lên số
lồi tồn tại trong một quần thể nào đó, đa dạng sinh học dùng để chỉ sự đa dạng về
gene và đa dạng sinh thái gồm 3 mức độ là đa dạng trong một loài, đa dạng số loài và
đa dạng trong một hệ sinh thái (trích dẫn bởi Dương Trí Dũng, 2001).
Đa dạng sinh học là tất cả các loài tồn tại trong một vùng nhất định theo hệ
thống phân loài. Đa dạng sinh vật là tài sản của hệ thống sống với nhiều loài khác biệt,
từ những sinh vật đơn bào đến những sinh vật to lớn, lồi được hình thành từ các dạng
khác nhau của quần thể, rồi đến các dạng khác nhau của cá thể và cuối cùng là sự khác
nhau giữa các cơ quan, mô, tế bào và gene (Dương Trí Dũng, 2001).
Đa dạng sinh học là sự phong phú của tất cả các loài sinh vật từ các hệ sinh
thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước, và mỗi tổ hợp sinh thái mà chúng
tạo nên, đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong lồi (đa dạng di truyền hay cịn
gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (Phạm Bình
Quyền, 2006).
2.2 Chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế
2.2.1 Chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon)
Theo Dương Trí Dũng (2001) và Phạm Bình Quyền (2006) chỉ số Shannon
được Shannon và Weaver giới thiệu năm 1949. Chỉ số Shannon dùng để đánh giá mức
độ đa dạng sinh học, dựa trên cơ sở đa dạng trong tự nhiên, giả định các loài thể hiện
trong mẫu, khơng phụ thuộc các lồi khác, chỉ số Shannon được tính theo cơng thức


4

H’= -∑pi log2 (pi)
Trong đó:

H’ là chỉ số đa dạng Shannon
pi là tỷ lệ cá thể của loài so với tổng số lượng cá thể (pi=ni/N)
ni là số cá thể của loài i

N là tổng số cá thể

Chỉ số Shannon có giá trị cao nhất (H’max) xuất hiện khi mọi lồi trong quần
xã có số lượng tương đương, lúc này các lồi trong quần thể tương đồng với nhau hay
cịn gọi là sự đồng đều.
2.2.2 Chỉ số ưu thế Simpson
Theo Dương Trí Dũng (2001) và Phạm Bình Quyền (2006), chỉ số Simpson được
giới thiệu trong thuật ngữ sinh thái năm 1949. Chỉ số Simpson còn gọi là chỉ số ưu thế,
chỉ số này cho biết bất kỳ hai cá thể nào, được phân bố ngẫu nhiên từ một quần xã, phụ
thuộc rất lớn vào những loài khác. Chỉ số Simpson (1949) được tính theo cơng thức
C = ∑pi2
Trong đó:

C là chỉ số ưu thế Simpson của loài i
pi là tỷ lệ của loài i trên tổng số các cá thể (pi=ni/N)

Chỉ số đa dạng Simpson cịn dùng để tính sự đa dạng của quần xã
D = 1 - ∑C
Trong đó:

D là chỉ số đa dạng Simpson

2.3 Một số nghiên cứu về đa dạng côn trùng trong hệ sinh thái nông nghiệp
Theo điều tra của Nguyễn Thị Thu Cúc (2001) tại Đồng Tháp, động vật trong
đất vào bẫy ở mơ hình canh tác lúa - đậu xuất hiện 8 bộ gồm bộ cánh cứng
(Coleoptera), bộ đuôi bật (Collembola), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh nửa
(Hemiptera), bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh thẳng
(Orthoptera), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và hai nhóm động vật thân đốt khác là



5

Arachnida, Diplopoda. Ở cây ăn trái có 8 bộ là bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ đuôi bật
(Collembola), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), bộ cánh đều
(Homoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ rận sách
(Psocoptera) và 5 nhóm động vật là Arachnida, Diplopoda, Chilopoda, Crustaceae,
Pauropoda.
Phạm Văn Lầm và Nguyễn Thị Nhung (2002) đã thu thập được trên cây rau đậu
đỗ vùng ngoại ô Hà Nội hơn 40 lồi thiên địch, trong đó mới định danh được 32 lồi.
Có 4 lồi phổ biến nhất là bọ rùa 6 vạch Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor,
Episyrphus balteatus và Ischodion scutellaris.
Điều tra sự đa dạng côn trùng trên ruộng rau tại một số địa bàn thành phố Cần
Thơ đã phát hiện được 36 loài sâu hại thuộc 19 họ và 7 bộ côn trùng (Diptera,
Hemiptera, Homoptera, Coleoptera, Orthoptera, Lepidoptera, Thysanoptera), 19 lồi
cơn trùng ăn thịt thuộc 8 họ trong 5 bộ (Diptera, Hemiptera, Coleoptera, Odonada,
Orthoptera) và có 18 lồi cơn trùng ký sinh thuộc 6 họ của bộ cánh màng
Hymenoptera (Nguyễn Trọng Nhâm và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005).
Kết quả điều tra sự đa dạng và phong phú côn trùng thiên địch trên vườn cam
quýt tại một số địa bàn thành phố Cần Thơ đã phát hiện được 157 lồi cơn trùng thuộc
14 bộ với 89 họ, trong đó 77 lồi có ích, 41 lồi dịch hại và 39 lồi chưa rõ vai trò
trong hệ sinh thái (Nguyễn Thị Thái Sơn, 2005).
2.4 Một số nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây rau họ thập tự
Kết quả điều tra côn trùng và nhện hại cây trồng ở miền Nam Việt Nam năm
1976 – 1978 đã cho biết trên các loại rau họ thập tự gồm các cây bắp cải, su hào, cải
bông, cải xanh, cải ngọt, cải thảo, được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay đã phát hiện
được 30 lồi sâu hại. Trong đó có các lồi sâu hại phổ biến là sâu xám (Agrotis
ypsilon), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pierie rapae), sâu khoang
(Spodoptera litura), rệp mềm cải (Brevicorynine brassicae), bọ nhảy sọc vỏ lạc
(Phyllotreta striolata), sâu đục nõn cải (Hellula undalis), sâu đo xanh (Plusia
eriosoma), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua).



6

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Chắt (1998), sâu hại rau thập tự ở Việt
Nam gồm 28 loài nhưng gây hại thường xuyên chỉ 7 loài như bọ nhảy sọc vỏ lạc, sâu
xanh da láng, sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục lá, rệp cải, sâu xám.
Đặng Thị Dung và Phan Thị Thanh Huyền (2009) điều tra tại Hà Nội ghi nhận
thành phần sâu bộ cánh vẩy hại rau họ thập tự vụ xuân 2009 gồm sâu tơ, sâu xanh
bướm trắng, sâu khoang, sâu xanh, sâu đục nõn.
Năm 2010, Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết, dịch hại trên cây rau họ hoa thập
tự gồm sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, ruồi đục lá
(Liriomyza sp.), rệp mềm (Myzus persicae, Rhopalo siphum pseudobrassicae,
Brevicoryne brassicae), bọ trĩ, nhện.
2.5 Một số nghiên cứu về thành phần thiên địch và vai trị của chúng trong việc
kiểm sốt sâu hại phổ biến trên cây rau họ thập tự
2.5.1 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát
sâu tơ trên cây rau họ thập tự
Tất cả các giai đoạn phát triển của sâu tơ đều bị tấn công bởi nhiều loại ong ký sinh
và bắt mồi trong đó ong ký sinh được nghiên cứu rộng rãi nhất. Theo kết quả nghiên cứu
của các nước trên thế giới có khoảng 90 lồi ong ký sinh đã được báo cáo là ký sinh sâu
tơ. Tuy nhiên chỉ có khoảng 57 lồi là quan trọng (Goodwin, 1979). Theo ghi nhận của
Talekar và ctv (1993), có 6 lồi tấn cơng trứng sâu tơ, 38 lồi tấn cơng sâu non và 13 lồi
tấn cơng nhộng. Nhóm ong ký sinh sâu non thuộc giống Diadegama và Cotesia. Một số
loài ong ký sinh thuộc giống Diadromus chiếm ưu thế trong việc kiểm soát sâu tơ.
Tại Thái Lan, Brent Rowell (2004) cho biết, Cotesia plutella là ong ký sinh chủ
yếu trên sâu non của sâu tơ. Khả năng ký sinh cao nhất là 88%, nhưng thường giao
động từ 20 đến 40%. Trichogrammatoidea bactrae là ong ký sinh trứng sâu tơ, tỉ lệ

ký sinh trứng giao động từ 16 đến 45 %. Ong Diadromus collaris là ong ký sinh

nhộng của sâu tơ và được tìm thấy ở Chiang Mai và Petchaboon. Tỷ lệ ký sinh nhộng
của ong D. collaris từ 9 đến 31 % (trung bình là 16%) trong tháng 2, 3 năm 1990.


7

Thành phần thiên địch của sâu tơ trên cây cải bông tại 5 huyện Kien Svay,
Kandal Stueng, S’ang, Leuk Daek và Kaoh Thom (thuộc tỉnh Kandal, Campuchia)
gồm Coccinella transversalis, Micraspis discolor, Ophionea intertitialis, Oxyopes
javanus, và Cotesia plutellae. Những loài thiên địch này có tần suất xuất hiện thấp,
nguyên nhân có thể do nông dân địa phương đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực
vật trong phòng trừ sâu bệnh hại (Chan Bunlong, 2008).
Theo Phạm Văn Lầm (1997) và Lê Văn Trịnh (1998) ghi nhận có 4 lồi ong ký
sinh sâu tơ, trong đó 3 lồi ong ký sinh nhộng và 1 loài ong ký sinh sâu non sâu tơ. Có
20 lồi thiên địch trên rau họ thập tự.
Trong các loài thiên địch trên rau họ thập tự ở Việt Nam, ong Cotesia plutellae
ký sinh sâu non sâu tơ xuất hiện phổ biến nhất. Vòng đời C. plutellae trong phòng thí
nghiệm kéo dài 13,1 – 14,6 ngày. Ở điều kiện vùng rau ngoại thành Hà Nội, loài ong
ký sinh này phát sinh nhiều từ tháng 10 đặc biệt vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Ong C.
plutellae thường gây chết cho sâu non sâu tơ với tỉ lệ không cao, khoảng từ vài phần
trăm đến 30% (Lê Văn Trịnh, 1998).
Cotesia plutellae là loài ký sinh quan trọng nhất trên sâu tơ Plutella xylostella. Tỉ
lệ ký sinh tự nhiên của loài ong này trên sâu tơ khá cao. Ở Việt Nam, mặc dù số lần
phun thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân rất cao, 14 – 15 lần/vụ nhưng tỉ lệ ký
sinh của loài ong này trên sâu tơ vẫn đạt từ 7,17 đến 57,01 % (Vũ Thị Chỉ và ctv, 2002).
Theo Nguyễn Duy Hải (2005), tại Đà Lạt ong Didromus collaris ký sinh trên
tiền nhộng sâu tơ và nhộng sâu tơ từ 1 đến 2 ngày tuổi, nhưng thích hợp nhất là tiền
nhộng sâu tơ và nhộng 1 ngày tuổi, tiền nhộng sâu tơ khi bị ký sinh cho tỉ lệ ong cái
cao hơn. Ong ký sinh D. collaris có tỉ lệ ký sinh trên đồng ruộng thấp và không ổn
định, cao nhất chỉ đạt 11,74%.

Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam (2010) ghi nhận được bọ đi kìm đen
Euborellia annulipes ăn được 28,0 sâu tơ/ngày, thả bọ đi kìm đen mật độ thả 2
2

con/m có thể phòng chống được sâu tơ hại rau họ thập tự.


8

2.5.2 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát
bọ nhảy trên cây rau họ thập tự
Tại Canola Janet và Olson (2002) đã đề xuất hệ thống phòng trừ IPM đối với bọ
nhảy trên cây họ thập tự như biện pháp canh tác chú ý đến thời vụ gieo trồng, hệ thống
canh tác, luân canh, xen canh, giống kháng, phòng trừ sinh học sử dụng thiên địch ăn
mồi như bọ cánh lưới Chrysopa carnea, bọ xít mắt to Geocoris bullatus, bọ xít Nabis
alternatus và dế Gryllus pennsylvanicus.
Theo Tom và Chang (2005), các loài thiên địch của bọ nhảy như ong ký sinh
Microtonus epitricis, Microtonus punctulata, Microtunus vittatae hay Townesilitus
psylliodis.
Tại Canola, Juliana và Bob Elliott (2011) đã ghi nhận các loài thiên địch ăn mồi
của bọ nhảy như Collops vittatus, bọ xít Geocorus bullatus, bọ xít Nabis spp., dế
Gryllus pennsylvanicus Berm., Chrysopa spp., ong ký sinh Microctonus vittatus
Muesebeck, ong bắp cày Townesilitis bicolor.
2.5.3 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát
ruồi đục lá trên cây rau họ thập tự
Wiliam G. Genung (1979) điều tra tại Floida (Mỹ) bằng cách thu bằng bẩy vợt,
bẩy màu, thu thập bằng tay trên cây rau đã ghi nhận được thành phần thiên địch ruồi
đục lá gồm họ Ichneumonidae, Chalcididae, Formicidae, Braconidae, Eulophidae,
Scoliidae, Pteromalidae, Eupelmidae.
Johnson và ctv (1987) đã thu thập trên nhiều loại rau được 3 loài ong ký sinh

sâu non ruồi đục lá gồm Diglyphus begini, Halticoptera circulus và Chrysonotomyia
punctiventris.
Theo kết quả điều tra của Asadi và ctv (2003) ở Varamin (Iran) có các lồi ong kí
sinh sâu non ruồi đục lá gồm Cirrospilus vittatus, Hemiptarsenus zilahisebessi,
Closterocerus formosus, Diglyphus isaea, Diglyphus crassinervis và Pnigalio sp. Trong


9

đó, lồi phổ biến nhất là Diglyphus isaea, Closterocerus formosus và Diglyphus
crassinervis với tỉ lệ kí sinh ruồi đục lá chung đạt 51,12%.
Tại Hawaii, Ronald FL Mau (2007) cho biết, ong ký sinh ruồi đục lá bao gồm
Opius

dissitus,

Halticoptera

patellana,

Diglyphus

begini,

Hemiptarsenus

semialbicclavus, Derostenus fullawayi, Chrysocharis parksi, Cothonapis pacifica,
Ganaspidium hunteri và Closterocerus sp.
Tại các vùng phụ cận ở Hà Nội, Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006) đã phát
hiện trên các loài ruồi đục lá có 10 lồi ong ký sinh thuộc 5 họ của bộ cánh màng. Trong

đó phổ biến nhất là họ Eulophidae với 5 loài, họ Braconidae với 2 loài, các họ
Eucoilidae, Encyrtidae và Scelionidae có 1 lồi. Hai lồi ong ký sinh Neochrysocharis
formosa và Neochrysocharis sp. có mức độ phổ biến nhất.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thiên An (2007), chưa phát hiện được
loài ký sinh trứng và trưởng thành của ruồi đục lá. Có 9 lồi ong thuộc bộ cánh màng
được ghi nhận ký sinh trên sâu non và nhộng của ruồi đục lá Liriomyza sativae ở thành
phố Hồ Chí Minh. Trong đó, họ Braconidae có một lồi là Opius sp., họ Eucoilidae có
một lồi là Gromotoma sp. và họ Eulophidae chiếm ưu thế có 7 lồi là Asecodes
delucchii, Neochrysocharis beasleyi, Neochrysocharis formosa, Neochrysocharis
pentheus, Diglyphus isaea, Hemiptarsenus varicornis và Cirrospilus ambiguus.
Ở khu vực miền Trung, miền Nam Việt Nam đã ghi nhận được 13 loài ong ký
sinh ruồi đục lá phân bố trong 3 họ là Braconidae với 1 lồi là Opius chromatomyiae,
họ Eucoilidae có 1 lồi là Gromotoma sp. và họ Eulophidae với 11 loài gồm
Neochrysocharis okazakii, Neochrysocharis formosa, Neochrysocharis beasleyi,
Neochrysocharis sp., Hemiptarsenus varicornis, Diglyphus isaea, Cirrospilus
ambiguus, Chrysocharis pentheus, Asecodes delucchii, Quadrastichus sp., Pnigalio sp.
Trong đó, loài Neochrysocharis okazakii và Neochrysocharis formosa là hai loài xuất
hiện ở Bắc Trung Bộ, loài Neochrysocharis okazakii và Hemiptarsenus varicornis xuất
hiện ở Nam Bộ, ba loài Chrysocharis pentheus, Asecodes delucchii, Neochrysocharis
formosa xuất hiện ở Tây Nguyên (Trần Đăng Hòa, 2009)


10

2.5.4 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát
sâu khoang trên cây rau họ thập tự
Theo kết quả điều tra của Micheal và ctv (1984) tại phía Tây Australia đã tìm
thấy 6 lồi thiên địch gồm Apanteles ruficrus, Cotesia marginiventris, Apanteles
kazak, Campoletes chloridae, Hyposoter didymator và Telenomus remus


ký sinh

nhộng sâu khoang và 11 lồi cơn trùng gây hại quan trọng khác (trích dẫn bởi Ranga
và ctv., 1993).
Kết quả báo cáo của Deng và Jim (1985) tại Quảng Tây, Trung Quốc đã sử dụng
thiên địch bắt mồi Conocephalus sp. để hạn chế khả năng gây hại của sâu khoang và đã
nhân nuôi thành công bằng thức ăn nhân tạo (trích dẫn bởi Ranga Rao và ctv., 1993).
Ranga Rao và ctv (1993) cho biết, ong Chelonus heliopae được sử dụng để
kiểm soát sâu khoang tại Ấn Độ. Ong Telenomus remus ký sinh trứng, nhộng sâu
khoang, được ghi nhận tại phía Tây SaMoa với tỉ lệ ký sinh trung bình 54% đã hạn chế
được số lượng trứng sâu khoang trên ruộng rau thập tự.
Theo nghiên cứu của Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam (2010), bọ đi
kìm đen Euborellia annulipes ăn được 22,78 con sâu khoang/ngày, thả bọ đi kìm
2

đen mật độ thả 2 con/m có thể phòng chống sâu khoang hại rau.
2.5.5 Nghiên cứu thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong việc kiểm soát
rệp muội trên cây rau họ thập tự
Tại miền Tây Bengal (Ấn Độ), Ghost và ctv (1991) ghi nhận, có 4 lồi nấm gây
bệnh, 4 lồi ký sinh thuộc bộ Hymenoptera và 20 động vật săn mồi (9 loài bộ
Coleoptera, 7 loài bộ Diptera, 2 loài bộ Hemiptera và 2 loài bộ Neuroptera). Quần thể
thiên địch này khá ổn định đã kiểm soát rệp muội rất tốt trên cây họ thập tự.
William và ctv (1996) đã xác định được một lồi ong ký sinh có tác dụng kiểm
sốt rất tốt rệp muội là Aphidius ervi và các loài ăn mồi là bọ xít mù, bọ rùa, bọ chân
chạy, nhện bắt mồi cũng có tác dụng kiểm sốt rệp.


11

Theo Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2005), điều tra trên rau họ hoa thập

tự vụ thu đông năm 2005 tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội đã thu thập và xác định
được 7 loài ruồi họ Syrphidae là Clythia sp., Syrphus confrater, Syrphus ribesii,
Megasphis zonata, Episyrphus balteatus, Ichiodon scutellaris, Paragus quadrifaciatus
ăn rệp muội.
2.5.6 Nghiên cứu đa dạng động vật chân đốt và thành phần Collembola trên đất
trồng rau họ thập tự
Năm 2008, Lê Quang Lộc điều tra trên 2 mơ hình canh tác rau cải ăn lá theo
phương pháp rau an toàn và phương pháp truyền thống đã ghi nhận được 22 bộ động
vật chân đốt trên mơ hình trồng rau an tồn và 16 bộ động vật chân đốt trên phương
pháp canh tác truyền thống. Ghi nhận được 8 lồi đi bật là Xenylla sp.1, Xenylla
sp.2, Sminthurus sp.1, Sminthurus sp.2, Proisotoma sp., Heteromurus sp., Cyphoderus
sp., và Homidia sp., 4 giống bọ đuôi bật (Collembola) xuất hiện trên mơ hình canh tác
rau an tồn là Xenylla, Sminthurus, Proisotoma, Heteromurus, 3 giống xuất hiện trên
sinh thái rau canh tác truyền thống là Xenylla, Sminthurus, Proisotoma. Giống
Heteromurus chỉ xuất hiện ở sinh thái rau an tồn khơng xuất hiện ở sinh thái canh tác
rau theo phương pháp truyền thống.
2.6 Đặc điểm hình thái và sinh học chính của một số sâu hại chính trên cây rau họ
thập tự
2.6.1 Sâu tơ Plutella xylostella (Yponomeutidae – Lepidoptera)
Theo Trần Thiên An (2010), sâu tơ Plutella xylostella hại cây rau họ thập tự có
tính nguy hiểm và đồng đều ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Ngài sâu tơ dài 6 – 7 mm, cơ thể có màu nâu xám, mép ngồi của cánh trước có
một vân nhấp nhơ chia làm 3 đoạn. Ở ngài đực vân này có màu trắng, cịn ở ngài cái
vân này có màu vàng ngà. Mép cánh sau của ngài sâu tơ có nhiều lơng dài.
Trứng sâu tơ có dạng hình elip, dài khoảng 0,5 mm, có màu xanh khi mới đẻ và
có màu vàng nhạt khi sắp nở.


12


Sâu non sâu tơ tuổi nhỏ có màu trắng mốc đầu màu đen, tuổi lớn có màu xanh
lá cây non. Sâu non đẩy sức dài 8 – 10 mm, trên các đốt bụng đều có lơng nhỏ, ở mảnh
lưng trước có nhiều chấm đen nhỏ xếp thành hình chữ U.
Nhộng sâu tơ có kén giả bằng tơ mỏng, có dạng hình thoi màu xanh nhạt hoặc
vàng nhạt, dài 5 – 6 mm.
Sâu tơ là lồi có khả năng diapause ở tất cả các pha phát triển của cơ thể. Ngài sâu
tơ hoạt động nhiều và nhanh nhẹn từ chập tối đến nửa đêm, ban ngày ngài thường ẩn nấp
vào mặt dưới của lá cây. Khi khua động thì ngài bướm sẽ bay ra một khoảng ngắn.
Phần lớn ngài cái sau khi vũ hóa thì giao phối và đẻ trứng trong cùng ngày.
Ngài cái thường đẻ trứng rải rác từng quả hoặc cụm 3 – 5 quả ở mặt dưới lá. Trứng
thường được đẻ ở phần lõm của lá non hoặc lá bánh tẻ. Một ngái trung bình đẻ được
khoảng 300 trứng.
Tùy theo tuổi, sâu non của sâu tơ có tập tính sinh sống gây hại khác nhau. Ở
tuổi 1 và tuổi 2, sâu non ăn nhu mô lá chừa lại phần biểu bì trên. Tuổi 3, 4, 5 sâu cắn
thủng lá. Sâu non hoạt động nhanh khi bị khua động thì nhả tơ di chuyển lẩn trốn rất
nhanh. Khi đẫy sức sâu non nhả tơ kết kén ngay trên lá thì hóa nhộng, phần lớn sâu
non hóa nhộng ở mặt dưới lá già hoặc các khe lõm của lá.
Vòng đời trung bình của sâu tơ khoảng 21 – 25 ngày. Thời gian này thay đổi
tùy theo nhiệt độ trong năm. Thời gian phát dục của trứng là 3 – 4 ngày, của sâu non là
11 – 12 ngày, của nhộng là 5 – 6 ngày và của trưởng thành là 2 – 3 ngày.
2.6.2 Bọ nhảy sọc vỏ lạc Phyllotreta striolata (Chrysomelidae – Coleoptera)
Theo Trần Thị Thiên An (2010), những loài bọ nhảy sọc vỏ lạc thường gặp là
bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata, bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta rectilineata, bọ
nhảy sọc uốn Phyllotreta nemorum. Trong 3 loài bọ nhảy thì bọ nhảy Phyllotreta
striolata là lồi gây hại phổ biến nhất.


13

Trưởng thành bọ nhảy sọc vỏ lạc là một loài cánh cứng nhỏ, dài 2 – 3 mm, cơ thể

hình bầu dục, màu đen, có ánh kim. Trên cánh trước có vân hình củ lạc màu vàng nhạt
hoặc màu trắng ngà chạy dọc theo cánh. Râu đầu 11 đốt. Chân sau có đốt đùi phát triển.
Trứng dài 1 mm, hình bầu dục màu vàng nhạt, được đẻ dưới đất.
Sâu non bọ nhảy sọc vỏ lạc có dạng dây thép, có 3 đơi chân ngực, trên mỗi đốt
thân đều có các u lồi có lơng nhỏ. Nhộng của bọ nhảy sọc vỏ lạc ở dưới đất, dạng
nhộng trần, hình bầu dục dài 2 mm, màu vàng nhạt.
Bọ nhảy sọc bọ lạc là lồi sâu khó diệt trừ vì có khả năng tồn tại trong tự nhiên
rất lớn. Các pha sâu non, nhộng, trứng tồn tại trong đất.
Trưởng thành sống trên cạn có cánh bay rất khỏe để phát tán tìm ký chủ.
Trưởng thành ăn lá cây và có thể sống trên mặt đất hơn 1 năm. Bọ nhảy sọc vỏ
lạc trưởng thành thường gây hại cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, buổi trưa nắng nóng
thì chúng thường núp ở mặt dưới lá cây. Trời mưa bọ nhảy sọc bọ lạc rất ít hoạt động.
Sau khi vũ hóa thời gian ăn thêm của trưởng thành có thể kéo dài từ 15 – 60
ngày sau đó mới bắt cặp và đẻ trứng.
Trưởng thành thường đẻ trứng dưới đất trên rễ chính của cây hoặc ở các vết
gặm của chúng ở phần thân ngầm sát mặt đất, thời gian đẻ trứng 40 – 50 ngày, và một
con cái thường đẻ 200 trứng.
2.6.3 Rệp mềm (Aphididae – Homoptera)
Trần Thị Thiên An (2010), những loài rệp mềm (rệp muội) gây hại trên rau họ
thập tự thường gặp là rệp xám Brevicoryne brassicae L., rệp xanh Rhopasoliphum
pseudobrassiae D.
Quần thể rệp mềm cải có 2 dạng có cánh và khơng có cánh.
Rệp đực có cánh thì có kích thước nhỏ hơn rệp cái có cánh, mặt lưng của đầu và
ngực màu đen bóng, mặt bụng của ngực màu nâu nhạt.


14

Rệp cái khơng cánh có cơ thể dài 1,9 – 2,3 mm, ống bụng màu nâu đen, râu đầu
có 6 đốt, cơ thể phủ một lớp màu xám trắng.

Rệp mềm cải phần lớn sinh sản vơ tính và đẻ ra con. Khi điều kiện sống khơng
thuận lợi chúng có thể sinh sản hữu tính. Một rệp mềm cái khơng cánh có thể đẻ từ 40
– 70 rầy con ở nhiệt độ 16 – 30 0C và ẩm độ 70 – 80 %.
Rệp mềm cải khi gây hại rau có khả năng phục hồi quần thể.
Điều kiện thích hợp cho rệp mềm phát triển gây hại là 25 – 28 0C và ẩm độ 70 –
80 %. Thời gian phát dục và vịng đời của rệp mềm cải trung bình 6 – 7 ngày, trên một
vụ rau thường có 20 – 30 lứa rệp. Ở miền Nam trong một năm, mật độ rệp cải thường
tăng dần vào cuối mùa mưa, tăng cao trong màu khô và giảm nhiều vào mùa mưa.
2.6.4 Sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera)
Theo Trần Thị Thiên An (2010), sâu khoang là lồi sâu ăn tạp có thể phá hoại
300 loài cây khác nhau của 99 họ thực vật.
Ngài sâu khoang có cơ thể dài 16 – 21 mm sải cánh rộng 37 – 42 mm. Cánh
trước có màu nâu vàng, khoảng 2/3 từ góc cánh có 1 đai ngang rộng màu trắng bạc có
2 vân gợn sóng 2 bên đai. Ngài cái ở cuối bụng có chùm lơng màu vàng nâu.
Trứng sâu khoang có dạng hình bán cầu, rộng 0,5 mm.
Sâu non sâu khoang có dạng hình ống trịn, cơ thể mọng nước. Sâu non đẩy sức
dài 38 – 51 mm, trên mặt lưng cơ thể có nhiều vạch phụ, dọc 2 bên sườn bụng có 2
hàng vệt đen hình bán nguyệt khơng đồng đều. Vệt đen ở đốt bụng thứ 1 và 8 là đậm
nhất và lớn nhất.
Nhộng sâu khoang dài 18 – 20 mm, có màu nâu tươi, đốt cuối bụng có một đơi
gai ngắn.
Ngài sâu khoang hoạt động về đêm, thích mùi vị chua ngọt.
Ngài cái sau khi vũ hóa thì thường ghép đôi và đẻ trứng ngay trong đêm hoặc
đêm hôm sau. Ngài cái thường đẻ trứng thành ở lộ thiên ở trên bề mặt lá. Mỗi ở
thường có 1000 – 1200 quả trứng.


15

Sâu non của sâu khoang có 6 tuổi, tập tính sinh sống thay đổi tùy theo tuổi và

mật độ quần thể của sâu khoang trên đồng ruộng.
Sâu non tuổi 4, 5, 6 thường gây hại riêng lẻ, tìm chỗ ẩn nấp kín đáo trong kẻ lá,
nõn lá, hóc cây, kẻ nứt của cây vào ban ngày, ban đêm mới ra khỏi chỗ ẩn nấp để phá
hại cây. Khi phát triển thành dịch, sâu non tuổi lớn ăn phá cả ngày, chúng thường di
chuyển thành đàn và có sức phá hoại rất lớn.
Sâu non đẫy sức hóa nhộng ở dưới đất. Nhộng thường có kén đất hình bầu dục
bao quanh bên ngoài.


×