Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.93 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH QUY NHƠN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI
VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG
LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH
MÃ SỐ: T06.205.04
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Kim Huân
Quy Nhơn, tháng 5/2007
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên qua, cùng với việc tăng năng suất cây trồng
thì chi phí phòng trừ các đối tượng dịch hại cũng ngày càng tăng. Theo
thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì năm 1972 toàn thế giới sử
dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 là 16 tỉ
USD, năm 1990 là 25 tỉ USD. Ở Việt Nam, từ năm 1976 đến 1980 bình
quân mỗi năm sử dụng 5.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật, năm 1985 là
22.000 tấn, năm 1998 là 40.000 tấn [11].
Bên cạnh những ưu điểm như dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng,
triệt để, kịp thời bảo vệ mùa màng thì biện pháp hoá học bảo vệ thực vật
cũng bọc lộ những nhược điểm: làm giảm sự đa dạng sinh học, làm mất cân
bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người [7],[8].
Trước tình hình đó, biện pháp sinh học rất được quan tâm và trở
thành biện pháp cốt lõi trong hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM. Hơn nữa
hiện nay ở Bình Định, thành phần loài sâu hại và đặc biệt là thành phần loài
thiên địch trên cây lúa chưa được nghiên cứu đầy đủ. Xuất phát từ đó
chúng tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài
sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định” nhằm:
+ Khẳng định sự đa dạng và phong phú của khu hệ thiên địch và sâu
hại lúa, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch.


+ Bước đầu cung cấp một danh lục về sâu hại và thiên địch của
chúng trên cây lúa.
2
+ Nghiên cứu các phương thức gây hại và mức độ phổ biến của các
loài côn trùng trên cây lúa.
+ Nghiên cứu các phương thức khống chế của các loài thiên địch đối
với các loài sâu hại và mức độ phổ biến của chúng.
Các số liệu thu được sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc phòng trừ
sâu hại được hợp lý hơn. Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo cân bằng sinh
thái, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và sinh vật có ích.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng phục vụ cho công tác
giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật cho sinh viên các ngành Tổng hợp, Sư
phạm và Nông học thuộc khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Quy Nhơn.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
CÁC BỘ CÔN TRÙNG
Một vài đặc điểm cấu tạo và sinh học của các bộ côn trùng liên quan
đến các kết quả nghiên cứu của đề tài [10].
1.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Đây là bộ lớn nhất trong giới động vật, gồm những loài côn trùng có
đôi cánh trước cứng, dày, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Đôi cánh sau là cánh
màng, xếp dưới cánh trước. Cơ quan miệng kiều nghiền, biến thái hoàn
toàn. Môi trường sống đa dạng, có nhiều loài có ích, nhiều loài gây hại cây
trồng, kể cả ấu trùng lẫn con trưởng thành.
1.2. Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Có hai đôi cánh, trên mặt phủ vảy, có nhiều màu sắc. Con trưởng
thành có cơ quan miệng kiểu hút, ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái hoàn toàn, có tuyến tơ và có khả năng tạo kén. Trưởng thành hút

mật hoa nhờ đó thụ phấn cho hoa, ấu trùng ăn lá cây, đục thân, cành, quả,
hạt,…nên gây hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Cánh trước hẹp, dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng, khi
không bay cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Đốt đùi chân sau
nở nang, thích nghi cho việc nhảy hoặc chân trước thích nghi cho việc đào
bới. Biến thái không hoàn toàn. Đa số là loài ăn thực vật, một số loài có
tính ăn rộng, riêng họ Sát sành (Tettigoniidae) có một số loài có thể bắt ăn
các côn trùng hoặc động vật bé nhỏ khác.
1.4. Bộ cánh giống (Homoptera)
4
Các loài côn trùng trong bộ này phần nhiều có kích thước bé nhỏ,
miệng kiểu chích hút. Có hai đôi cánh bằng chất màng, cánh sau nhỏ hơn
cánh trước, có khi xuất hiện dạng không cánh. Biến thái không hoàn toàn.
Phương thức sinh sản tương đối phức tạp: lưỡng tính, đơn tính, hữu tính
hoặc đẻ con. Sức sinh sản rất mạnh. phần lớn chích hút nhựa cây, có nhiều
loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng, đồng thời bài tiết các chất
dịch tạo thành môi trường cho các nấm của bệnh muội đen phát triển.
1.5. Bộ cánh nửa (Hemiptera)
Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Miệng kiểu chích hút. Có 2
đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày, cứng; nửa ngọn mỏng. Biến thái
không hoàn toàn. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa rất đa dạng, có loài
chích hút thực vật, có loài kí sinh động vật bậc cao, có loài ăn thịt các côn
trùng khác.
1.6. Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Có 2 đôi cánh bằng chất màng, cánh trước thường lớn hơn cánh sau.
Cơ quan miệng kiểu nghiền hoặc nghiền liếm. Biến thái hoàn toàn. Đặc
điểm sinh vật học của bộ này rất phức tạp, hầu hết là côn trùng có ích, có
loài là môi giới truyền thụ phấn cho cây trồng, có những loài bắt mồi và kí
sinh các loài sâu hại, có loài cung cấp mật và sáp cho y học và công nghiệp.

1.7. Bộ hai cánh (Diptera)
Chỉ có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến
đổi thành hai mấu có tác dụng giữ thăng bằng và định hướng trong khi bay.
Cơ quan miệng kiểu chích hút hoặc liếm hút. Biến thái hoàn toàn. Nhiều
loài truyền bệnh cho người và gia súc, một số loài phá hại nông nghiệp,
một số ít loài bắt mồi và kí sinh sâu hại.
5
1.8. Bộ cánh da (Dermaptera)
Có 2 đôi cánh ngắn, cánh trước dày, cứng, không có gân cánh; cánh
sau là cánh màng hình nửa vòng tròn, cũng có loài không có cánh. Cơ quan
miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, gai đuôi dạng kìm cứng.
1.9. Bộ bọ ngựa ( Mantoptera)
Có 2 đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu
nghiền, biến thái không hoàn toàn, bụng có gai đuôi, chân trước là kiểu
chân bắt mồi. Bọ ngựa sống trên cây, ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng.
1.10. Bộ chuồn chuồn (Odonata)
Có 2 đôi cánh, cánh sau tương tự cánh trước. Cơ quan miệng kiểu
nghiền, bụng nhỏ dài. Biến thái không hoàn toàn. Ấu trùng sống dưới nước,
con trưởng thành sống trên cạn, ăn thịt các loài sâu hại cây trồng.
2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÔN TRÙNG HỌC
NÓI CHUNG VÀ CÔN TRÙNG HỌC NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG
2.1. Trên thế giới
Ngay thời xưa đã có sự hấp dẫn nghiên cứu về côn trùng do những
hiện tượng hằng ngày trong tự nhiên như sự phá hại của sâu bọ - kẻ thù của
gia súc và cây trồng xảy ra liên tiếp. Trong sách cổ của Xiri (3000 năm
trước Công nguyên) đã có nói tới các cuộc bay khổng lồ và tàn phá khủng
khiếp của những đàn châu chấu sa mạc.
Đến thế kỉ thứ XVII, người ta ghi nhận công trình về về giải phẩu
tằm của nhà bác học Manpighi (1628-1694) người Italia. Ở thế kỉ XVIII, có
những công trình nổi tiếng của nhà bác học Thụy Điển Linnê (1707-1778)

như tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” trong đó côn trùng học được dành vị trí
đáng kể với việc xây dựng hệ thống 7 bộ côn trùng. Cuối thế kỉ XVIII, nhà
6
tự nhiên học nổi tiếng người Nga là Viện sĩ Pallas (1741-1811) đã nghiên
cứu nhiều về thành phần côn trùng.
Đến thế kỉ XIX, do nhiều ngành khoa học phát triển và cây trồng
cũng phát triển đã tạo điều kiện để côn trùng học thực sự trở thành một
môn khoa học. Ở Nga, Brandt (1879-1891) nghiên cứu về cấu tạo hệ thần
kinh, Keppen (1833-1908) đã công bố 3 tập về côn trùng có hại. Ở Pháp,
J.A.Fabre (1823-1915) chú ý nghiên cứu sinh vật học và hoạt động của côn
trùng. Ở thế kỉ XX, ngành côn trùng học thực nghiệm được ra đời, mà hàng
đầu là côn trùng nông nghiệp và lâm nghiệp. Thời gian này có các nhà côn
trùng học A.K.Moocvinkô (1867-1938) và N.Iakuzơnnhetxôp (1873-1948)
với các công trình nghiên cứu về phân loại học và sinh vật học, rệp muội và
bướm nổi tiếng trên thế giới. Về hình thái học côn trùng có H.Weber
(1899-1956) và R.E.Snodgrass (1875-1962) là tác giả của nhiều tác phẩm
về hình thái học côn trùng. Về lĩnh vực sinh lí côn trùng, giáo sư người
Anh V.B.Wigglesworth và giáo sư người Pháp R.Chauvin rất rổi tiếng với
những tác phẩm lớn về sinh lí học côn trùng [4].
Ngày nay, côn trùng học hiện đại là một lĩnh vực hoạt động khoa học
và thực tiễn quan trọng của nhiều cơ quan nghiên cứu, trường học và cơ sở
sản xuất. Các thành tựu to lớn về côn trùng học đã và đang được tổng kết
và thông báo tại các Hội nghị Quốc tế về Bảo vệ thực vật. Trong những
năm gần đây, các công trình nghiên cứu nổi bậc có nhiều triển vọng tốt đẹp
cho việc phòng trừ sâu hại, đó là sử dụng biện pháp sinh học. Ví vụ,
phương pháp trừ sâu bằng phêrômôn, bằng chất nội tiết sâu non – hormon
Juvenil, bằng các loại cây thảo mộc có tính độc,… Đặc biệt là việc sử dụng
các chế phẩm vi sinh vật, bảo vệ và nhân thả trên đồng ruộng các sinh vật
có ích.
7

2.2. Ở Việt Nam
Tình hình công tác nghiên cứu côn trùng trong khoảng thời gian từ
năm 1945 về trước có thể tóm tắt một số nét chính như sau:
- Cán bộ chuyên nghiên cứu về côn trùng ở nước ta có rất ít.
- Có rất ít công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất, nghiên cứu về côn
trùng liên quan trực tiếp đến những cây trồng nông nghiệp.
Từ năm 1945 đến nay, công tác về bảo vệ thực vật nói chung và
công tác về côn trùng học nói riêng có những bước tiến đáng kể.
Từ năm 1953 bắt đầu thành lập Phòng Côn trùng học thuộc Viện
Trồng trọt. Với phương hướng kỹ thuật và tổ chức lực lượng tốt đã dập tắt
dịch sâu keo, sâu cắn lá ngô,…
Từ năm 1954 đến nay, các tổ chức bảo vệ thực vật từ trung ương đến
địa phương phát triển không ngừng.
Tháng 9-10/1961, Cục Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật Bộ
Nông nghiệp với sự phối hợp của các trường đại học đã tiến hành điều tra ở
32 tỉnh thành. Kết quả điều tra trên 30 loại cây trồng đã thu thập được 286
loài sâu hại chính [10].
Ngoài ra trong những năm 70 của thế kỉ này, nhiều nhà côn trùng
học trẻ tuổi được bồi dưỡng, đào tạo ở trong và ngoài nước và đã có những
công trình khoa học có giá trị về côn trùng học theo các hướng khác nhau.
Ví dụ, về hệ thống phân loại học có công trình về mối của Nguyễn Đức
Khảm (1971); về bọ rùa của Hoàng Đức Nhuận (1971); về Bộ cánh giống
Homoptera của Lê Đình Thái (1979), về ong kí sinh họ Scelionidae của Lê
Xuân Huệ (1984),….v.v. Theo hướng sinh lí, sinh thái có các công trình
của Phạm Bình Quyền (1969), của Bùi Công Hiển (1973), của Vũ Quang
8
Côn (1976). Theo hướng phòng trừ sinh học có công trình của Nguyễn Vân
Đình (1972), Nguyễn Anh Diệp (1980), Mai Phú Quý (1976),…v.v [4].
Bên cạnh việc nghiên cứu điều tra thành phần những nhóm côn trùng
có ý nghĩa kinh tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây xu hướng nghiên cứu

sinh học, sinh thái học những loài gây hại nghiêm trọng để tìm ra những
biện pháp phòng trừ có hiệu quả được phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt chú
ý tới các biện pháp phòng trừ sinh học và phòng trừ tổng hợp.
Năm 1988 đã xuất bản cuốn sách “Phòng trừ côn trùng gây hại bằng
yếu tố sinh học” của Phạm Bình Quyền và Bùi Công Hiển. Gần đây, chúng
ta tiếp nhận được cuốn sách “ Sinh thái học côn trùng” của Phạm Bình
Quyền (2005); “Côn trùng học ứng dụng” của Bùi Công Hiển (2003);
“Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên dịch của chúng ở Việt Nam” của
Phạm Văn Lầm (2000); “Côn trùng và nhện hại cây ăn trái vùng đồng bằng
sông cửu long và biện pháp phòng trị” của Nguyễn Thị Thu Cúc (2000),…
Ở Bình Định trong những năm gần đây, Chi cục Bảo vệ thực vật
Tỉnh cũng đã điều tra, dự tính, dự báo tình hình sâu, bệnh trên các loại cây
trồng và tập trung vào một số loại sâu, bệnh hại chính. Đồng thời cũng đã
nghiên cứu một số biện pháp sinh học trong phòng trừ bọ dừa như: sử dụng
nấm Metarhizium anisopliae, sử dụng ong kí sinh Cotesia sp. Tuy nhiên
chưa nghiên cứu một cách đầy đủ thành phần loài sâu hại và thiên địch của
chúng ở ruộng lúa trên địa bàn Tỉnh.
3. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ KHÍ HẬU TỈNH
BÌNH ĐỊNH
3.1. Vị trí địa lí
Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 6.025,6 km
2
với nhiều đảo, vùng, vịnh và bãi tắm chia thành ba vùng
9
rõ rệt: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển. Nằm ở toạ độ 13
0
30’ đến
14
0

42’ vĩ độ Bắc và 108
0
36’ đến 109
0
22’ độ kinh Đông, Bình Định tiếp
giáp với tỉnh Quãng Ngãi ở phía bắc, tỉnh Phú Yên ở phía nam, tỉnh Gia
Lai ở phía tây, biển Đông ở phía đông. Tỉnh Bình Định cách thành phố Hồ
Chí Minh 649 km về phía Nam, cách Hà Nội 1065 km về phía Bắc.
Địa hình Bình Định tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông.
Vùng thấp nhất là đồng bằng duyên hải bị chia cắt nhỏ thành từng ô trũng
do các nhánh núi chảy ra biển đông chiếm khoảng 20% diện tích, có hệ
thống đầm, vịnh, cửa biển nhiều.
3.2. Địa hình
10
Địa hình Bình Định đa dạng, gồm các vùng sinh thái: miền núi, đồng
bằng ven biển và hải đảo. Mặc dù, vùng đồng bằng chỉ rộng 1.700 km
2
(chiếm 17,5% diện tích) lại bị đồi núi, sông suối chia cắt, nhưng đây là
vùng đồng bằng rộng của miền Trung (đứng sau Thanh Hoá và Nghệ An).
Miền núi Bình Định nằm dọc theo chiều dài của dãy Trường Sơn hùng vĩ,
với diện tích đất tự nhiên 374.212 ha, chiếm hơn 62% diện tích đất toàn
tỉnh.
1.3. Khí hậu
Bình Định chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ. Tuỳ vào
từng nơi, phụ thuộc từng điều kiện địa hình, hướng gió thịnh hành ở mỗi
vùng có thể khác nhau. Mùa đông hướng gió chủ yếu theo hướng bắc. Mùa
hạ hướng gió chủ yếu theo hướng tây và tây nam. Ở miền núi phía tây,
thường có sương mù xuất hiện vào mùa mưa lũ.
Bảng 1: Tốc độ gió trung bình qua các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tốc
độ
gió
TB
(m/s)
Quy
Nhơn
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2
Hoài
Nhơn
2 2 2 2 2 1 2 1 2 2 1 3
Khí hậu miền núi tỉnh Bình Định vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu
Tây Nguyên, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng duyên hải nên có đặc
điểm là nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi theo địa hình. Ở vùng thấp
500 - 600 m trở xuống, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 24 -
26
0
C. Ở những vùng núi cao trên 1.000 m, nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
11
Nhiệt
độ TB
(
o
C)
Quy
Nhơn

23,
1
24,
7
25,
4
28,
1
29,
3
30,
4
30,
3
30,
0
28,
2
27,
5
26,
8
24,9
Hoài
Nhơn
22,
2
23,
7
24,

7
27,
4
28,
0
29,
4
29,
7
28,
3
26,
8
26,
2
25,
5
23,7
Miền núi tỉnh Bình Định phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa nắng bắt
đầu từ tháng giêng đến tháng 9. Số giờ nắng ở miền núi Bình Định khá cao,
đạt mức bình quân 4 - 6 giờ nắng/ngày. Các tháng 4, 5, 6, 7, 8 là những
tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình ở những vùng thấp 26 -
28
0
C, ở vùng cao dao động trong khoảng 22 - 25
0
C. Những ngày nắng nhất,
nhiệt độ có thể lên tới 40
0
C.

Bảng 3: Số giờ nắng trung bình qua các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số
giờ
nắng
TB
(h)
Quy
Nhơn
90,9
160,
7
232,
4
265,
1
267,
8
269,
6
178,
4
201,
3
193,
2
193,
9
212,,
6

133,9
Hoài
Nhơn
100,
0
182,
8
236,
1
281,
4
274,
6
302,
0
191,
2
203,
4
192,
2
210,
7
205,0 318,5
Bảng 4: Lượng bức xạ qua các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ∑
Lượng
bức xạ
(Kcal/cm
2

)
Quy
Nhơ
n
8,
4
11,
2
14,
5
18,
2
16,
2
14,
3
14,
4
13,
2
10,
5
9,
8
7,
5
7,
1
145,3
Hoài

Nhơ
n
8,
3
11,
6
15,
1
16,
4
14,
9
12,
8
14,
3
13,
2
11,
5
9,
9
7,
7
6,
5
142,4
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa trung bình 1.700 -
1.800 mm, nhưng phân bổ không đều (chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm).
Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão - lụt.

Bảng 5: Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm 2006
12
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
mưa
TB
(mm)
Quy
Nhơn
59,
1
34,
8
165,
7
41,
7
105,
8
29,
9
69,
8
45,6
218,
5
191,
2
137,
8

193,4
Hoài
Nhơn
97,
8
90,
2
21,2
22,
2
131,
0
10,
8
62,
2
200,
1
324,
5
238,
5
151,
6
130,4
Khí hậu nhiệt đới ẩm của các huyện miền núi thuận lợi cho phát triển
cây trồng, nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi. Tuy nhiên, với đặc điểm khí
hậu đó, cộng với vùng mưa bão nhiều của miền Trung đã gây khó khăn cho
sản xuất và đời sống.
Bảng 6: Độ ẩm trung bình qua các tháng trong năm 2006

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ
ẩm
TB
(%)
Quy
Nhơn
84 82 83 80 76 75 64 67 77 79 79 79
Hoài
Nhơn
87 86 83 81 78 75 71 78 87 90 85 85
Bảng 7: Lượng bốc hơi trung bình qua các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
bốc
hơi
TB
(mm)
Quy
Nhơn
69,
9
93,
4
80,
7
80,0
102,
7
132,

8
198,
3
173,
7
115,
6
122,
8
121,
6
132,3
Hoài
Nhơn
63,
8
75,
6
93,
4
126,
6
126,
8
152,
6
221,
0
127,
8

87,5 80,5 81,6 92,4
(Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định)
13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Các loài côn trùng hại lúa.
+ Các loài thiên địch của côn trùng gây hại trên cây lúa.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Điều tra thành phần loài sâu hại lúa, đặc điểm gây hại và mức độ
phổ biến của chúng.
+ Điều tra thành phần loài thiên địch, phương thức khống chế sâu hại
và mức độ phổ biến của chúng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu sâu hại và thiên địch của chúng
trên các ruộng lúa thuộc thành phố Quy Nhơn và các huyện trong tỉnh Bình
Định.
Thời gian thu mẫu được tiến hành từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 4
năm 2007.
- Mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc với diện tích 1m
2
/ô.
- Ghi nhận sự xuất hiện của thiên địch và sâu hại sau mỗi đợt điều
tra. Tìm hiểu đặc điểm gây hại của sâu hại và phương thức khống chế của
thiên địch đối với các loài sâu hại.
- Thu mẫu, chụp hình và cố định mẫu:
14
+ Những mẫu có kích thước nhỏ, cơ thể mềm được định hình bằng
cách ngâm trong dung dịch Formon 5%.
+ Những mẫu có kích thước lớn, cơ thể cứng như côn trùng trưởng

thành được định hình bằng cách tiêm Formon 34,7%, sấy khô rồi ghim vào
hộp tiêu bản.
- Nhận dạng các mẫu sâu hại và nhận dạng các mẫu thiên địch theo
các tài liệu chuyên ngành [1], [2], [3] [5], [6], [7], [10],[12],[13], [14].
- Xác định mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch theo công thức
[9]:
C% = p x 100% / P
Trong đó: p là số lần lấy mẫu có loài được xét
P là tổng số địa điểm lấy mẫu
Quy ước: + (C% < 25%): ít phổ biến
++ (25% ≤ C% > 50%): phổ biến
+++ (C% ≥ 50% ): rất phổ biến.
15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI
Kết quả điểu tra thành phần loài sâu hại trên ruộng lúa tỉnh Bình
Định được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần loài sâu hại trên ruộng lúa
tỉnh Bình Định năm 2006-2007
T
T
Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ
1.
Rầy nâu
Nilaparvata
lugens
2. Rầy lưng trắng
Sogatella
furcifera
Delphacidae

3.
Rầy xanh đuôi
đen
Nephotettix
virescens
4.
Rầy điện
quang
Recilia dorsalis
5. Rầy xanh
Empoasca
flavescens
6. Rầy trắng lớn Cofana spectra
7. Rầy trắng nhỏ
Erythroneura
subrufa
Jassidae
Homoptera
16

×