Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Cây CN xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.8 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC

TIỂU LUẬN
Môn: Cây Công Nghiệp
Đề tài: “ Các Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Và Chăm
Sóc Cây Thuốc Lá”

Học viên

: Nguyễn Hữu Hải

Mã học viên : 26101089
Lớp

: CH26-KHCTC

Hà Nội – 2018
1


I:Đặt Vấn Đề
Cây thuốc lá (danh pháp hai phần: Nicotiana tabacum) là cây thuộc họ Cà.
Đây là loài được trồng phổ biến nhất của chi Thuốc lá, dùng để chế biến các sản
phẩm thuốc lá. Cây cao từ 1m đến 2m. Cây thuốc lá được cho là có nguồn gốc từ
các loài Nicotiana hoang dại, là dòng lai của các loài Nicotiana
sylvestris, Nicotiana tomentosiformis, và có thể cả Nicotiana otophora. N.
tabacum là loài bản địa của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, nhưng hiện đã
được trồng khắp thế giới.
Thuốc lá là mặt hàng xa xỉ phẩm nhưng nhu cầu sử dụng trên thị trường thế
giới là rất lớn. Trồng thuốc lá cho hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác


(1000-1200 USD/1tấn lá khô).Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hoá học
có thể được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật.Trong y học người ta chiết suất từ
thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Nhu cầu về cây thuốc là và các sản phẩm từ thuốc lá vẫn đang tăng đều theo
thời gian. Để đáp ứng cung cấp đầy đủ cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
ta cần tìm hiểu “Các biện pháp kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây thuốc lá” để
tạo ra năng suất tối ưa và chất lượng tốt nhất.
II:Nội Dung
2.1.Lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của thuốc lá.
2.1.1.Lịch sử phát triển
Cây thuốc lá hoang dại dã có cách nay khoảng 4.000 năm, trùng với văn
minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất
thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ
của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil
vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos..
Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Romam Pano
(nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng
lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Jean Nicot,
Đại sứ Pháp ở Lisbon đã dâng lên nữ hoàng Pháp Featerina Mechssi những cây
thuốc lá đầu tiên. Theo ông thuốc lá có thể xua đuổi bệnh đau đâu, bằng cách cho
người bệnh ngửi bột thuốc.
Thuốc lá được trồng tại Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng
thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở
Bungari vào khoảng năm 1687. Tại Đức từ năm 1964 đã có nhà máy sản xuất thuốc
lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg.Tại
các nước châu Á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18.
Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu chí
khác hẳn thời nguyên thủy. Phạm vi phân bố vùng trồng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ
2



độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính di truyền phong phú,
tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trự tiếp của con người, ngày nay thuốc lá
có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau. Có thể kể đến loại hình thuốc
lá vàng sấy có hương vị độc đáo và Virgina (Mỹ, Zimbabwe,…), thuốc lá Oriental –
đặc sản của vùng Địa Trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra
(Indonesia).Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu, Năm 1561, Jean
Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbon đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de
Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà
hoàng dịu đi. Điều đó làm cho giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho
việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới quý tộc. Để tỏ
lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine. Người Tây Ban Nhà, và
Bồ Đào Nha đã mở đường cho cuộc “Phát kiến địa lý”, dẫn đến sự mở rộng phạm vi
buôn bán thế giới và sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp.
Các nước Hà Lan, Anhm Pháp, Bỉ cũng đua nhau đi tìm kiếm thị trường buôn bán
trên thế giới. Thuốc lá là một trong những hàng hoá quan trọng được các nước châu
Âu mang tới châu Á, châu Phi. Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát
hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau
đó lan ra Philipine, An Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã
mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây
ra tranh cãi ở châu Âu. Thuốc lá đã phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ
các nước châu Âu không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ
thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu-Mỹ
hoàn thành cách mạng công nghiệp. Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy
sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to
lớn hơn trước
Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc
máy có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày.
2.1.2. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất
Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng

4000 năm, từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới thuộc
châu Á, châu Âu, châu Phi..
Ý nghĩa kinh tế:
+ Thuốc lá là một mặt hàng xa xỉ nhưng có nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới
rất lớn
+ Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác (1000-1200
USD/1tấn lá khô)
+ Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hóa học có thể sử dụng làm thuốc bảo
vệ thực vật.
+ Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh.
3


Tình hình sản xuất trên thế giới:
- Diện tích thuốc lá tập trung chủ yếu ở Châu Á 2.500.000 ha, Châu Mỹ 1.600.000
ha, Châu Phi 326.000 ha với nhiều loại thuốc khác nhau trong đó chủ yếu là giống
thuốc lá sợi vàng
- Chất lượng thuốc lá tốt tập trung ở một số bang của nước Mỹ, CuBa và Ấn Độ
Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam
- Thực dân pháp đã đưa cây thuốc lá vào trồng ở Việt nam năm 1935 ở Bình Thuận,
1940 thuốc lá mới được trồng ở miền Bắc
Ở miền Bắc thuốc lá sợi vàng được trồng từ năm 1940 ở Cao Bằng, Lạng Sơn với g
iống thuốc lá sợi vàng
Nhìn chung năng suất thuốc lá của Việt Nam còn thấp do:
+ Chưa có giống thuốc lá cho năng suất cao mà chủ yếu là giống cũ
+ Do kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế: mật độ, phân bón, thời vụ
Phân bố các vùng sản xuất thuốc lá ở nước ta (ở các vùng đất bạc màu)
Các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá là vùng có diện tích thuốc lá
lớn của cả nước đất đai có thể mở rộng diện tích, đất hơi chua, dinh dưỡng trung

bình
+ Vùng thuốc lá Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh…) có khí hậu nhiệt độ cao,
đất đai tốt, có thể mở rộng được diện tích.
2.2.Đặc Điểm Thực Vật Học
2.2.1.Rễ
-Rễ thuốc lá gồm rễ trụ, rễ con, rễ hấp thu
+ Rễ trụ là rễ phát triển từ phôi của hạt, có khả năng ăn sâu 1-1,2 m.
+ Rễ con được phân nhánh ra từ rễ chính cùng với các rễ . Rễ con là thành phần
chính trong bộ rễ của cây thuốc lá.
Rễ thuốc lá có khả năng tái sinh mạnh, hình thành các rễ bất định ở phần cổ
rễ khi ta vun xới. Rễ thuốc lá là cơ quan duy nhất hình thành nên Nicotin. Nicotin
được hình thành ở rễ sau đó được vận chuyển đưa lên các bộ phận khác ở trên cây
nhất là phần lá. Bộ rễ thuốc lá thích hợp với pH từ 6-7. Rễ thuốc lá ưa ẩm nhưng rất
sợ úng. Trong điều kiện ngập úng bộ rễ thuốc lá không phát triển được.
2.2.2.Thân
Thân thuốc lá thuộc loại thân đơn trục mọc thẳng cao từ 1-3m. Chiều cao
thân phụ thuộc và giống, điều kiện canh tác, kỹ thuật gieo trồng, thời vụ

4


Trên thân có nhiều lóng và ngăn cách bởi các đốt, mỗi đốt mang một lá và
một chồi nách. Trong chồi nách phân ra làm 2 loại: chồi nách chính (ở giữa nách
lá), chồi nách phụ (ở 2 bên). Khi ta ngắt chồi chính thì các chồi phụ sẽ phát sinh.
Khi chồi phụ phát sinh ta có thể ngắt để tập trung dinh dưỡng cho các lá chính.
Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai
đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm.
2.2.3.Lá
- Đặc điểm sinh trưởng của lá thuốc trên cây
+ Lá thuốc lá do các mầm sinh trưởng phân hoá tạo thành theo thứ tự từ dưới lên

trên, cho đến khi mầm chuyển sang phân hoá mầm hoa sẽ kết thúc giai đoạn phân
hoá lá.
+ Thời gian phân hoá lá dài hay ngắn phụ thuộc và giống, điều kiện chăm sóc. Các
giống có thời gian sinh trưởng dài, số lá ít, thời gian phân hoá lá dài và ngược lại
- Quá trình sinh trưởng của lá (30-45 ngày) có thể chia làm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: từ khi lá được phân hoá cho tới khi diện tích lá đạt ¼ diện tích
lá tối đa. Giai đoạn này là giai đoạn phân hoá các tế bào của lá, diện tích lá tăng
chậm nhưng nó quyết định đến kết cấu lá và diện tích lá sau này.
+ Giai đoạn 2: tiếo theo giai đoạn 1 cho đến khi lá đạt tới diện tích lá tối đa.
Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh của lá, diện tích lá tăng nhanh do các tế bào
được phân hoá ở giai đoạn trước tăng nhanh thể tích. Giai đoạn này quyết định đến
diện tích lá thuốc
+ Giai đoạn 3: từ khi lá đạt diện tích lá tối đa cho tới khi lá chín. Giai đoạn
này diện tích lá tăng rất chậm các lá tiến hành tổng hợp và tích luỹ các hợp chất hữu
cơ do vậy quyết định đến trọng lượng và chất lượng của lá thuốc.
Trên bản thân một phiến lá, các bộ phận khác nhau sẽ được phát sinh khác
nhau dẫn đến chín khác nhau. Các phiến lá xa gân chính, xa cuống lá được phân hoá
sớm sẽ chín sớm và ngược lại.
2.2.4.Hoa, quả và hạt
- Hoa
+ Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn. Khi chuỳ sinh trưởng ở đỉnh không
phân hoá lá nữa thì chuyển sang phân hoá hoa. Đầu tiên hoa trung tâm xuất hiện
trước, từ gốc của hoa này phát sinh ra 3 cành chạc, trên các cành chạc này tiếp tục
ra hoa.
+ Quy luật nở hoa: Từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong (các hoa trung
tâm nở trước sau đó tới các hoa trên các nhánh thứ cấp). Thời gian nở hoa tương đối
dài, vì vậy khi để giống cần chọn hoa và quả ra và chín tập trung.
5



+ Đặc điểm của hoa đơn: Hoa có 5 cánh màu hồng hoặc phớt hồng có 1 nhị
cái, 5 nhị đực (4 dài + 1 ngắn), bầu nhuỵ có 2-4 ô, hoa tự thụ phấn là chính, tỷ lệ
giao phấn rất thấp (1-2%), tỷ lệ đậu quả cao 90 – 95%. Bình thường mỗi cây có
100-150 quả, có những cây tuỳ theo giống có thể có đến 400-450 quả
+ Hoa thuốc chủ yếu là hoa tự thụ phấn. Hiện tượng giao phấn chỉ chiếm 35%
- Quả
+ Quả thuốc lá thuộc loại quả nang, sau khi hoa nở 35-40 ngày thì qủa chín
có màu nâu, vỏ quả rất dễ dàng bị nứt bắn hạt ra ngoài.
+ Tỷ lệ đậu quả rất cao (>90%). Trên một cây thuốc lá có từ 100-400 quả.
- Hạt
+ Hạt thuốc lá có kích thước rất nhỏ, khối lượng 1000 hạt biến động từ 0,050,09g/1000 hạt. Trong 1 quả có rất nhiều hạt. Bình quân có 2000-4000 hạt/quả
+ Cấu tạo hạt thuốc lá: Mặt ngoài là lớp vỏ cứng dày, nhăn, gồ ghề, màu nâu
tối, gồm 4 lớp tế bào cutin - gỗ - vách mỏng – cutin hoá. Lớp vỏ này có 1 lỗ nảy
mầm. Do có lớp vỏ dày không cho không khí và nước lọt vào nên hạt thuốc lá có
khả năng giữ sức nảy mầm lâu, khi gieo cần xử lý kỹ để cho tỷ lệ nảy mầm cao. Bên
trong hạt có chứa 2 lá mầm, phôi rễ, phôi mầm, hái lá mầm lớn chứa chất dự trữ và
dầu (30-31%).
2.3.Các Thời Kỳ Sinh Trưởng Và Phát Triển Cây Thuốc Lá
2.3.1.Ở vườn ươm
*Thời kỳ từ gieo - mọc: đây là thời kỳ đầu tiên của chu kỳ sống của cây thuốc lá
+ Hạt thuốc lá gieo xuống đất hút ẩm 60% trọng lượng ban đầu thì bắt đầu
quá trình nảy mầm
+ Thời gian từ gieo - mọc cần 4-6 ngày. Nếu thời kỳ này gặp rét thì thời gian
có thể kéo dài trên 15 ngày , nếu đất khô thì thời gian này cần tưới bổ sung.
+ Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 22-280C, dưới 180C hạt hút nước
chậm, quá trình nảy mầm kéo dài, nhiệt độ dưới 120C hạt ngừng hút nước không
nảy mầm
+ Điều kiện: độ ẩm đất đạt 70% độ ẩm bão hoà, cần đủ oxy để hạt nảy mầm
*Thời kỳ chữ thập:
+ Sau khi cây mọc 6-7 ngày trên cây xuất hiện lá thật thứ 2 tạo thành dạng

chữ thập, rễ cây con ăn sâu vào đất 8-12cm, bắt đầu phát sinh rễ nhánh. Giai đoạn
này cây còn nhỏ, dễ chết vì vậy cần chăm sóc đặc biệt.

6


+ Yêu cầu: tưới nước đủ ẩm cho cây con đảm bảo 80-90% độ ẩm đất, tránh
tưới đẫm quá làm tăng độ ẩm không khí mặt đất gây bệmh cho cây con (bệnh thối
rễ, chết ẻo).
*Thời kỳ phát triển rễ
+ Sau giai đoạn chữ thập các lá bắt đầu phân hoá nhưng tốc độ sinh trưởng
của lá và cây chậm, chiều cao thân không tăng. Trong giai đoạn này bộ rễ phát triển
mạnh, nếu điều kiện thuận lợi giai đoạn này kéo dài 12 – 15 ngày và kết thúc khi
cây có 3-4 lá thật, cuối giai đoạn ra rễ, rễ cái có thể ăn sâu vào trong đất 12-15cm
hoặc sâu hơn, bộ rễ ăn ngang 10-15cm.
+ Yêu cầu: Bón phân đầy đủ cho cây, nhất là sử dụng các loại phân kích
thích cho quá trình ra rễ như lân và kali, thường bón lót đầy đủ các loại phân này.
Trong thời kỳ phát triển rễ thường hạn chế bón N hơn các thời kỳ khác, nếu thời kỳ
này cây còi cọc cần tưới phân đạm với mục đích tạo cho cây con khoẻ. Hạn chế độ
ẩm đất, trung bình 60-70% để rễ ăn sâu. Diệt trừ cỏ dại, tỉa thưa đảm bảo mật độ
cây con, ánh sáng đầy đủ.
*Thời kỳ sinh trưởng thân lá của cây con (thời kỳ hình thành con thuốc)
+ Sau giai đoạn ra rễ là giai đoạn phát triển nhanh của thân, đặc biệt là lá.
Diện tích lá tăng nhanh trong một giai đoạn ngắn (12-15 ngày) lá lớn nhất trên cây
là lá thứ 3-4, có thể dài 12-15cm, thân cao 2-3cm. Khi cây có 6-8 lá thật trên cây,
cây mềm, dai có thể đem trồng được.
+ ở vụ đông: 40-45 ngày, vụ xuân 60 ngày
+ Yêu cầu: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhất là đạm. Đảm bảo đủ
ẩm đạt 80-90% độ ẩm tối đa. Cuối giai đoạn trước khi nhổ đem trồng 7-10 ngày
ngừng tưới nước để huấn luyện cho cây chịu hạn tốt, khi trồng sẽ phục hồi nhanh.

Yêu cầu đủ ánh sáng, tỉa thưa cây – cây 3-4cm. Nhiệt độ thích hợp 18-24oC.
2.3.2. Ở Ruộng sản xuất
* Giai đoạn phục hồi sinh trưởng
Là giai đoạn cần thiết để cây tái tạo lại bộ rễ bị đứt khi nhổ từ vườn ươm
đem trồng ra ruộng sản xuất. Giai đoạn này phục hồi khả năng hút nước của bộ rễ
cũ kéo dài 7-10 ngày sau trồng, yêu cầu đủ ẩm tưới nước liên tục, đảm bảo độ ẩm
đất 80-85% đến khi lá xanh cứng trở lại.
* Giai đoạn ra rễ
Sau khi hồi xanh bộ rễ cây thuốc lá phát triển mạnh cây ra nhiều rễ mới để
khôi phục khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau trồng 15-20 ngày bộ
rễ mới bắt đầu tăng nhanh, 30-35 ngày tăng nhanh nhất (tốc độ đạt 100%), 45 ngày
sau trồng bộ rễ phát triển chậm lại.
Sự sinh trưởng của thân lá ở thời kỳ này chậm.
7


Yêu cầu: Xới xáo, vun cao tạo lớp đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp O2 cho
bộ rễ phát triển. Có thể làm đứt rễ để kích thích cho rễ mới phát sinh nhiều.Yêu cầu
về lượng nước thấp, cần định kỳ làm thiếu ẩm cho đất để kích thích bộ rễ ăn sâu, độ
ẩm đất cần đạt 60-70% độ ẩm đất tối đa. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhất
là P, K.
*Giai đoạn sinh trưởng của thân và lá thuốc lá
Thời kỳ này kéo dài 30-35 ngày và quyết định năng suất của cây thuốc lá
Thời kỳ này thân lá phát triển mạnh, tốc độ vươn cao của thân, tốc độ phát
triển của lá đạt đỉnh cao vào thời kỳ này
Thời kỳ này chia làm 2 thời kỳ ngắn:
+ Thời kỳ từ phát triển rễ đến tròn mình: hoàn thiện việc phân hoá số lá trên
cây
+ Thời kỳ từ khi cây thuốc lá tròn mình đến khi cây thuốc lá có nụ (60-70
ngày sau trồng), thời kỳ này diện tích lá, khối lượng lá tăng nhanh, bề dày lá phát

triển. Hình dạng và kích thước lá đặc trưng cho giống.
Yêu cầu: Đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cây, nếu đất khô hạn cần tưới bổ
sung nước cho thời kỳ này. Nhiệt độ tương đối cao: 25-280C cây sinh trưởng tốt.
Dinh dưỡng cần nhiều N, K để cho bộ lá phát triển.
*Giai đoạn già chín của lá thuốc
Biểu hiện: Lá thuốc từ màu xanh non chuyển sang xanh vàng. Cây chuyển từ
sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, gân lá trắng. Lúc này ta tiến
hành thu hoạch lá thuốc
Trong thời kỳ này ta thường bấm ngọn tỉa cành để tập trung dinh dưỡng cho
các lá thuốc còn lại để tăng chất lượng cũng như năng suất thuốc
Yêu cầu: nhiệt độ cao, có nắng, giảm độ ẩm đất, nễu có mưa phải tháo nước
kịp thời để tránh hiện tượng ngập úng.
2.4.Các Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác và Chăm Sóc
2.4.1.Yêu Cầu Ngoại Cảnh
Cây thuốc lá yêu cầu ẩm độ đất 60-80%, ẩm độ không khí 70-80%, thời kì
phục hồi sinh trưởng yêu câu ẩm độ cao hơn- 90%. ở ruộng sản xuất cây thuốc lá
cần lượng mưa từ 330-360 mm/vụ
Về nhiệt độ, cây thuốc lá sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 22-280 C. Nhiệt độ
quyết định đến thời gian sinh trưởng và sự phát triển của cây. Tuỳ điều kiện ngoại
cảnh, tổng tích ôn hữu hiệu của cây thuốc lá cần từ 2500-30000 C. Khi t =180 C thời
gian sinh trưởng kéo dài tới 175 ngày, khi t =22 0 C cần 130 ngày, 250 C cần 120
ngày và khi nhiệt độ 260 C thời gian sinh trưởng của cây thuốc lá 100 ngày.
8


Cây thuốc lá là cây ưa ánh sáng trực tiếp trong suốt đời sống của mình. Cây
thuốc lá là cây quang hô hấp, nó sử dụng bức xạ mặt trời còn thấp hơn một số cây
trồng khác 30-40%.
2.4.2.Các Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác
2.4.2.1.Kỹ Thuật Làm Vươn Ươm

- Do hạt thuốc lá nhỏ bé, có cấu tạo rất bền vững (có 4 lớp) hạt chín sinh lý sau chín
hình thái.(Cây thuốc lá sau khi mọc rất nhỏ bé nên dễ bị chết khi gặp điều kiện bất
thuận.)
- Trong kỹ thuật: Thời kỳ vườn ươm có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của
cây thời gian về sau. Vì vậy muốn làm vườn ươm được tốt ta phải thực hiện các
khâu sau:
a.Chọn đất, làm đất
* Chọn đất:
- Chọn loại đất tốt, đất có thành phần cấu tạo nhẹ ở khu vực trung tâm của sản xuất
thuốc lá hoặc vùng sản xuất thuốc lá.
- Chọn gần nguồn nước để thuận tiện tưới
- Với vụ xuân: Nên chọn những nơi khuất gió để tránh ảnh hưởng của gió mùa đông
Bắc.
- Đất của vụ trước không nên trông những loại cây của họ cà
* Làm đất:
- Do hạt thuốc lá nhỏ nên phải làm đất kỹ, đất phải nhỏ tơi xốp, để đủ oxi cho hạt
nảy mầm thuận lợi.
- Sau khi làm đất thì đất phải đủ ẩm để cho hạt thuốc lá hút ẩm cho hạt nảy mầm.
- Sau khi cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp xong phải san phẳng lên luống hẹp (0,8 -1m)
để thoát nước. Chiều cao của luống 15 - 20cm để thuận lợi cho việc tưới tiêu chăm
sóc.
- Sau khi làm đất, lên luống ta tiến hành bón phân chuồng, phân lân: 30 - 40 tấn
phân chuồng hoai mục + 200 - 300kg Supe lân. Ủ với nhau sau đó bón lót thật đều
lên mặt đất, rồi lấp đất khoảng 10cm tiếp đó tiến hành san thật phẳng.
b - Chuẩn bị hạt giống
- Do hạt thuốc lá nhỏ (0,05 - 0,09g/1000 hạt) nên hệ số nhân giống rất cao.
- Để có 1ha trồng người ta cần 50 - 70g hạt. Do vậy chỉ cần đến 2 - 3 cây giống là
đủ cho 1ha. Ta thu hoạch hạt giống ở các quả nở vào thời kỳ giữa của giai đoạn nở
hoa khi đó sẽ thu được những hạt giống tốt có tỷ lệ nảy mầm cao (>85%).
9



- Lấy hạt giống ở trên những cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh, các cây lóng ngắn,
lá to, dày, chín đều.
- Tiến hành gieo: Vì hạt thuốc lá rất nhỏ nên khi gieo người ta thường trộn thêm với
đất bột để gieo cho đều.
+ Với vụ đông xuân: Thường gieo tháng 10 để trồng vào tháng 12, thời gian
sinh trưởng của cây con khoảng 60 ngày.
+ Vụ xuân: Gieo tháng 12 để trồng vào tháng 2, thời gian này trồng rất thuận
lợi do có mưa vào tháng 2, nhiệt độ thuận lợi.
+ Vụ đông: Gieo cuối tháng 8 và đầu tháng 9 để trồng vào tháng 10 vụ này
cần sử dụng các giống ngắn ngày để sau khi thu hoạch thuốc lá thì có thể kịp
thời để trồng các loại cây khác ở vụ xuân.
+ Khi gieo hạt cần chú ý: Do hạt thuốc lá nhỏ, có cấu tạo rất bền vững, nên
phải xử lý hạt trước lúc gieo. Ngâm hạt vào trong nước 4 - 6h để hạt trương
lên, loại bỏ những hạt lép lửng. Sau đó xử lý bằng dung dịch CuSO4 1% để
trừ nấm bệnh trong khoảng 10 phút.
- Sau đó rửa sạch và ngâm vào nước ấm khoảng 25 - 30 0C với thời gian 10 - 12
phút. Rồi sau đó đem ủ 5 - 6 ngày để hạt nứt nanh thi ta đem gieo (hạt nhú phôi
trắng thì đem gieo)
c - Chăm sóc vườn ươm: Đây là khâu quan trọng nhất
- Nếu gieo hạt vào mùa mưa ta phải làm giàn để che chắn chống mưa.
- Tưới nước thường xuyên, độ ẩm duy trì 70 - 80% là tốt nhất.
- Bón thúc phân: Thường thi ta tưới phân kali, phân N loãng với nồng độ 1% vào
thời kỳ cây phát triển rễ và thân lá
→ Thông thường lượng phân là: 50kg (NH4)2SO4 + 50kg K2SO4 nồng độ 1%.
- Tia cây:
+ Lần1: thời kỳ cây chữ thập
+ Lần2: thời kỳ lúc lá thật dài 2 - 3cm
+ Lần3: thời kỳ lúc lá thật dài 3 - 4cm

- Nguyên tắc tỉa: Đều cây, đều khoảng. Sau đó tiến hành làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh
nếu có.
2.4.2.2. Kỹ thuật trồng ở ruộng sản xuất
a - Chọn đất và làm đất
- Đất đai là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất đối với cây thuốc lá vì vậy
khi chọn đất để trồng cây thuốc lá ta nên chọn những đất có thành phần cấu tạo nhẹ,
10


đất thịt nhẹ, đất cát pha để tạo điều kiện thông thoáng cho bộ rễ sinh trưởng và phát
triển tốt.
+ Đất có tầng canh tác dày thì tốt (nếu > 80cm thì rất tốt) các loại đất bạc
màu có tầng canh tác mỏng cũng trồng được nhưng năng suất thấp.
+ pH trung tính, pH tốt 6 -7. Cây thuốc lá có khả năng chịu được pH từ 5 - 8
→ đối với những loại đất chua trong kỹ thuật trồng trọt ta cần bón thêm vôi.
+ Đất trồng thuốc lá yêu cầu có mực nước ngầm sâu, rễ thuốc lá rất sợ úng.
Trong điều kiện ngập úng bộ rễ không phát triển được thì cây thuốc lá chết ngay.
+ Hàm lượng dinh dưỡng: Giàu N, P, K, giàu mùn
Đối với các loại đất bạc màu: nghèo dinh dưỡng, chua thì ảnh hưởng đến
năng suất, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Các loại đất Cao Bằng,
Lạng Sơn hiện nay đang phát triển tương đối mạnh vì trong đất có hàm lượng K khá
cao rất thích hợp cho cây thuốc lá.
* Làm đất:
- Yêu cầu:
+ Cày sâu bừa kỹ, cày sâu 20 - 25cm
+ Đất nhỏ, tơi xốp, thông thoáng cung cấp đủ oxi cho rễ phát triển
+ San phẳng để cho quần thể đồng đều
- Ta có thể làm thêm luống cao 0,2m, rộng 1 - 1,2m làm luống cao để thuận tiện cho
việc tưới tiêu, thoát nước, chăm sóc (phun thuốc) thu hoạch. Trước đây mỗi luống
trồng 2 hàng nhưng hiện nay 1hàng/1luống.

- Sau khi làm đất ta bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng + 300kg Supe lân. Đất chua thì
có thể bón thêm 300 - 500kg vôi bột.
b - Kỹ thuật trồng
* Sau thời kỳ ở vườn ươm cây thuốc lá có từ 6 - 8 lá có thời gian sinh trưởng 45 60 ngày. Lúc này người ta nhổ cây con để đem trồng.
* Trong khâu kỹ thuật trồng ta chú ý đến thời vụ
- Ở miền Bắc có 2 thời vụ chính:
+ Trồng thuốc lá vụ Xuân: trồng vào tháng 2 để thu hoach vào cuối tháng 5
và đầu tháng 6. Đây là vụ thuốc lá chính ở miền Bắc.
→ Đặc điểm: cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, năng suất cao vì
cây thuốc lá sinh trưởng trong điều kiện to, độ ẩm, ánh sáng tăng dần khi trồng và
thời gian thu hoạch có nắng, nhiệt độ tương đối cao nên rất thuận lợi.

11


Tuy nhiên cũng có một số yếu tố hạn chế: Chủ yếu là khi trồng rét, khô nên
ảnh hưởng để sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá ở thời kỳ đầu. Vào thời
kỳ cuối (thu hoach) có thể gặp mưa lớn gây nên úng ngập nếu ta không thoát nước
kịp thời thì cây thuốc lá sẽ bị héo, chết. Sâu bệnh phát triển tương đồi nhiều làm
giảm năng suất, phẩm chất.
+ Vụ thuốc lá Đông: đây là vụ phụ, tăng vụ là chính góp phần trong việc
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Thông thường được trồng vào tháng 10 để thu
hoạch vào tháng 3. Sau đó tiếp tục gieo trồng các cây vụ xuân khác.
→ Khó khăn: Nhiệt độ thấp vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển (thân lá)
làm ảnh tưởng tới năng suất.
Trong mùa khô thì khô hạn vào tháng 11, 12 làm cây tăng trưởng chậm hạn
chế đến năng suất nhưng về phẩm chất thí khá tốt.
- Các tỉnh phía Nam: + cây thuốc lá được trồng vào tháng 8 - tháng 9
+ Đắc lắc, Gia lai trồng vào tháng 8 - tháng 9
+ Thời kỳ trồng vào mùa mưa nên khó khăn trong vấn đề làm

đất. Cây sinh trưởng lúc đầu thuận lợi. Khi thu hoạch vào mua khô nên thuận lợi
* Mật độ trồng:
- Nếu ta bố trí mật độ trồng hợp lý thì vừa cho năng suất thuốc lá cao lại vừa đảm
bảo phẩm chất.
- Trong trường hợp trồng thưa là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt
nhưng kết cấu tế bào lá thô, lá dày, hàm lượng nicotin và đạm tăng, xenlulo tăng vì
vậy phẩm chất kém.
- Trong trường hợp trồng dày: có sự che khuất các tầng lá, hiệu suất quang hợp
giảm, lá mỏng, hàm lượng nicotin quá thấp, hàm lượng đường giảm nên chỉ số
Shumck giảm làm cho phẩm chất kém.
- Khi xác định mật độ cần căn cứ và giống thuốc lá. Các giống mới hiện nay thường
trồng thưa, giống cũ thì trồng dày.
+ Căn cứ vào đất đai và mức độ thâm canh thì :
Đất tốt → trồng thưa, đất xấu → trông dày.
Trình độ thâm canh cao → trồng thưa, trình độ thâm canh thấp →
trồng dày.
- Mật độ:
+ Với các giống thuốc lá cũ (Cao Bằng) 30.000 – 40.000 cây/1ha thì khoảng
cách là 60x40cm (cây) trên luống gieo có 2 hàng.

12


+ Các giống mới hiện nay K326, C176 (giống của Mỹ) người ta trông rất
thưa với mật độ 20.000 cây/1ha, khoảng cách 1m x 0,5m (cây) trên luống trồng 1
hàng.
c - Chăm sóc:
- Trồng giặm : sau khi trồng có một số cây bị chết do các nguyên nhân sau: đứt quá
nhiều rễ khi nhổ từ vườn ươm, do khô hạn làm cây không phục hồi được. Vì vậy
cần tiến hành trồng bổ sung ngay các cây mới để quần thể được đồng đều và cần

chăm sóc rất chu đáo những cây trồng bổ sung.
- Xới xáo: giúp đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy cho bộ rễ phát triển, xới xáo
kết hợp với vun cao sẽ chống đổ cho cây, góp phần vào việc phòng trừ cỏ dại.
+ Xới xáo thường làm 3 lần:
Lần 1: sau trồng 10 ngày, lúc này cây thuốc lá đã phục hồi sinh trưởng
ta cần xới xáo nhẹ khoảng 3-5cm, xới xáo xung quanh kết hợp với vun nhẹ, trừ cỏ.
Lần 2: sau trồng 20-25 ngày, xới sâu khoảng 5-7cm có kết hợp với
vun nhẹ
Lần 3: sau trồng 40-45 ngày, tiến hành xới sâu từ 5-7cm kết hợp với
vun cao để chống đổ cho cây.
- Tưới nước:
+ Tưới nước là biện pháp có ý nghĩa đối với việc tăng năng suất và phẩm
chất thuốc lá.
+ Nhu cầu nước của cây thuốc lá phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của
cây. Ở giai đoạn phát triển thân lá cây thuốc lá cần tới 2/3 tổng lượng nước cây cần.
+ Độ ẩm đất biến động theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây:
Thời kỳ phục hồi sinh trưởng: đảm bảo ẩm độ = 70-80%
Thời kỳ phát triển rễ: ẩm độ đất thích hợp 65-75%, tạo điều kiện cho
bộ rễ tái sinh mạnh
Thời kỳ phát triển thân lá: ẩm độ đất tương đối cao đạt 70-80%, đây
là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, quyết định đến năng suất của cây thuốc lá, chỉ
số diện tích lá cao, thoát hơi nước mạnh nên đòi hỏi ẩm độ tương đối cao
Thời kỳ chín: ẩm độ cần 60-70% thuận lợi cho quá trình chín và thu
hoạch
+ Phương pháp tưới:
Tưới rãnh: khi có hệ thống tưới tiêu tốt và gần nguồn nước
Tưới hốc: khi khan hiếm nước
13



Tưới phun:
*Bón phân:
Đạm
- N là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất cây thuốc lá. Thiếu N cây sinh
trưởng, phát triển kém, lá nhỏ, mỏng, màu chuyển sang xanh vàng, số lá trên cây
giảm
- Nhu cầu về N: cần nhiều nhất ở thời kỳ phát triển thân lá
- Khi bón phân N cần chú ý:
+ Nếu bón quá nhiều N: cây sinh trưởng nhanh, kết cấu tế bào không được
mịn ảnh hưởng đến phẩm chất, hàm lượng nước cao, lá bị xanh lâu khó chín, chín
không đều, hàm lượng Pr trong lá thuốc cao, hàm lượng Nicotin tự do tăng, hàm
lượng đường giảm, thuốc lá sau khi sấy có màu nâu đen, hút có vị đắng, khét
- Liều lượng bón cho thuốc lá tùy vào từng vùng sinh thái, điều kiện đất đai. Hiện
nay lượng N thường bón là 70kg/ha
Lân
- Lân là yếu tố quan trọng đối với cây thuốc lá, nó ảnh hưởng lớn tới phẩm chất của
thuốc lá.
- Vai trò của lân: Làm bộ rễ phát triển mạnh, khả năng tái sinh mạnh, tăng khả năng
hút nước, dinh dưỡng cho cây. Tăng khả năng chống chịu cho cây (chống hạn,
chống rét)
- Bón đầy đủ lân làm cho cây thuốc lá ra hoa sớm, phát dục sớm hơn bình thường,
kết cấu tế bào chặt, độ mịn cao, xúc tiến quá trình chuyển hóa Gluxit trong cây
mạnh hơn, tăng chỉ số Shmuck là tăng phẩm chất thuốc lá.
- Nếu bón P quá nhiều cũng không tốt: lá thuốc thô, gân thuốc lá to, tỷ lệ phiến/gân
giảm làm ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của lá thuốc.
- Mức bón lân hiện nay: bình thường 140 kg/ha
Kali
- là yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất của thuốc lá.
- Nó kích thích hoạt động của các men trong qúa trình hình thành và chuyển hóa
Gluxit trong cây và việc phân giải Pr có ảnh hưởng tới phẩm chất của thuốc lá: màu

sắc vàng (đẹp), cháy đều, tàn trắng.
- Khi thiếu K: mép lá thường bị cháy khô, khi sấy lá có màu đen, không đều về độ
vàng, độ cháy kém, tàn không trắng.
- Lượng bón K hiện nay: 210kg/ha
14


* Đối với thuốc lá không nên sử dụng các loại phân khoáng có chứa gốc clo vì nó
ảnh hưởng xấu tới chất lượng thuốc lá:
+ làm tăng khả năng hút ẩm của thuốc lá
+ giảm độ cháy, lá giòn
+ Hút có mùi khét, mùi khó chịu
- Quy trình bón:
Bón lót: 10-12 tấn phân chuồng cùng lượng phân lân, N và K bón vào thời
kỳ phát triển rễ và phát triển thân lá.
Lượng phân khoáng bón theo tỷ lệ: 1:2:3 cho các tỉnh miền núi theo lượng
70N : 140P205 : 210K20
Đối với vùng trung du bón theo tỷ lệ 1 :1,5 : 2 (70N : 105P205 : 140K20)
- Bấm ngọn và đánh chồi nách: có thể bằng thủ công hoặc dùng hóa chất. Trong
trường hợp không cần giữ giống thuốc lá, để tập trung dinh dưỡng nuôi các lá phía
dưới ta tiến hành ngắt ngọn vào thời kỳ xuất hiện nụ hoa
+Mục đích:
Tăng diện tích và khối lượng của các lá còn lại
Tăng hàm lượng Nicotin trong thuốc lá
Tăng được chất lượng của thuốc lá
Bấm ngọn làm giảm hàm lượng đường trong thuốc lá
- Đánh chồi nách:
+ Mục đích: tập trung dinh dưỡng để nuôi các lá ở trên thân cây
+ Tiến hành ngắt chồi 3-5 ngày/lần
- Nuôi chồi tái sinh: Trong một số trường hợp ta có thể tiến hành nuôi chồi tái sinh:

do thu hoạch thuốc lá vụ đông quá muộn (sau tháng 3) không kịp để trồng các cây
vụ xuân khác ta sẽ tiến hành nuôi chồi tái sinh
+ Tác dụng của nuôi chồi tái sinh:
Không cần tăng diện tích trồng mới nhưng vẫn thu được 1 vụ thuốc lá
nữa là vụ thuốc lá chồi.
Không tốn công làm đất và công trồng
Góp phần vào việc rải vụ thuốc lá: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy

15


+ Thuốc lá chồi nhanh cho thu hoạch: chỉ sau 2 tháng để chồi ta có thể thu
hoạch được nên giảm chi phí công lao động vì vậy mà hiệu quả kinh tế tương đối
cao
+ Biện pháp kỹ thuật cụ thể:
Sau khi thu hoạch thuốc lá vụ đông ta bẻ gập thân từ 12-15cm với
mục đích để khởi động các mầm nách ở trên thân
Sau khi bẻ gập thân 7-15 ngày kể từ khi bẻ gập ta tiến hành chặt cây
cách mặt đất 6-10cm
Sau đó bón thúc phân: 3 tấn phân chuồng, 50kg CuSO4, 50 kg supe
lân, 50 kg K2S04.
Sau 2 tháng ta có thể thu hoạch vụ thuốc lá chồi
d-Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu xám: ăn hại cây ở thời kỳ cây mới trồng, sâu xám cắn ngọn, lá và thân cây
non
+ Sâu xám phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm ướt và trồng liên tục cây thuốc

+ Phòng trừ: luân canh cây trồng, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ,
phát hiện sớm để phun thuốc phòng trừ
- Rệp thuốc:

+ Nó phát triển rất nhanh, bám ở mặt dưới của lá thuốc hoặc đỉnh sinh
trưởng làm cho lá bị biến dạng, đỉnh sinh trưởng không phát triển được, năng suất
giảm, lá thuốc bị giòn khi sấy nên ảnh hưởng tới phẩm chất
+ Phòng trừ: luân canh, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc hóa học
- Bệnh đốm mắt cua:
+ Do nấm bệnh gây hại. Thường xuất hiện ở các phía dưới trước do độ ẩm
không khí cao.
+ Vết bệnh có màu nâu, ở giữa vết bệnh có màu trắng xám, xung quanh vết
bệnh có viền nâu đỏ. Khi vết bệnh khô nó tạo hành vết thủng trên lá
+ Bệnh này phát triển mạnh ở cây thuốc lá, làm giảm năng suất, lá bị giòn
khi sấy làm giảm phẩm chất, khi sấy lá thuốc có màu đen
- Bệnh thối đen: Là bệnh nguy hại đối với thuốc lá
+ Nguyên nhân gây bệnh: do nấm
+ Biểu hiện: ở phần cổ rễ bị thối đen, rễ không phát triển được các bó mạch
bị phá hủy, mất hoàn toàn khả năng hút nước và dinh dưỡng
16


+ Phát triển mạnh ở điều kiện đất ẩm ướt, bí dí, xới xáo không kịp thời
+ Hạn chế bệnh: ta tiến hành xới xáo thường xuyên, luân canh, vệ sinh đồng
ruộng.
III:Kêt Luận
Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác rất nhiều lần.
Cây thuốc có các hợp chất hóa học được ứng dụng để làm thuốc trừ sâu, chất
hemoglobin trong thuốc lá được ứng dụng để chữa bệnh… Bên cạnh những mặt có
lợi thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường…
Do đó ta cần mở rộng nghiên cứu về cây thuốc lá và tìm hiểu các biện pháp
kỹ thuật tối ưu tốt nhất cho cây. Giúp cây tăng năng suất, chất lượng, khả năng thích
nghi và giảm các chất độc hại có trong lá và thân cây ở mức cao nhất tránh gây ảnh
hưởng tới con người và môi trường.


17


1.Giáo trình cây thuốc lá – Chủ biên TS.Trần Đăng Kiên – Tổng công ty
thuốc lá Việt Nam.
2. />%B1c_v%E1%BA%ADt)
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />
18



×