Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC HÀM GIẢI BÀI TOÁN TIN HỌC LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC LỚP 7

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP
HỌC SINH SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ
CÁC HÀM GIẢI BÀI TOÁN
TIN HỌC LỚP 7
Người thực hiện: Lê Thị Minh phương
Tổ: Khoa học tự nhiên

Năm học 2016-2017


I. Lý do chọn đề tài
Môn Tin học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh
những hiểu biết ban đầu về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện
đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với những phương pháp giải
quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ thuật sử dụng máy vi tính phục vụ học
tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy
thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu
quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ
xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh
không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của nhà trường, mà còn có thể thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên
được cập nhật làm cho học sinh có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mới nhất của
xã hội.
Bộ môn Tin học ở trường THCS được chia làm hai phần chính:


+ Lý thuyết
+ Thực hành
Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lý thuyết các em sẽ định
hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không
bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại phần thực hành có tác
dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung
của lý thuyết.
Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và
kĩ năng ban đầu về chương trình bảng tính thông qua phần mềm Microsoft Excel,
điểm nổi bật của chương trình bảng tính Excel là cung cấp các công cụ, tính năng
mạnh hỗ trợ tính toán trong bảng tính.
Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc
biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú
pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng
thực hành thành thạo, nhưng đa số học sinh lại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy và chưa biết vận dụng các hàm để giải
bài toán.


Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập
của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào
để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong excel. Chính
điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học
sinh sử dụng có hiệu quả các hàm để giải bài toán tin học lớp 7”.
II. Thực trạng dạy học tin học hiện nay trong nhà trường
a) Về phía học sinh
Trong giờ học có khi các em chưa thực sự tập trung chú ý vào bài giảng của
thầy cô, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không suy nghĩ mài mò để tự mình
khám phá ra kiến thức mới. Do học sinh không có điều kiện tiếp xúc nhiều với
máy vi tính cho nên các em chưa thực sự tự tin khi sử dụng máy vi tính.

Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa có phương pháp tự học
ở nhà. Các em còn mặc cảm thiếu tự tin trong học tập, không chịu trao đổi học hỏi
bạn bè, thầy cô.
Việc học lý thuyết tiếp xúc với các từ tiếng Anh chuyên ngành còn hạn chế,
đôi khi máy tính đặt ra câu hỏi tiếng Anh học sinh không biết máy tính báo lỗi gì,
hay máy yêu cầu thực hiện công việc gì
Hơn nữa khi thực hành các em chưa làm chủ được mình còn mang tính bị
động, bỡ ngỡ với những trường hợp máy tính báo lỗi khi nhập sai tên hàm hoặc sai
cú pháp.
b) Về phía giáo viên
Phần lớn giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy
còn hạn chế.
Chưa được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nhiều, sách tham khảo còn hạn
chế nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Biện pháp thực hiện:
1. Giúp học sinh nắm vững lý thuyết khi sử dụng hàm.
a) Hướng dẫn học sinh nắm vững các thành phần chính trên trang tính:
- Trang tính: gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng
tính
– Ô tính: là vùng giao nhau giữa cột và hàng.


VD: ô A3 là giao của cột A và hàng thứ 3.
– Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau, tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là
một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc của cột.
VD: C2:D3
– Hộp tên: là ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ của ô đang chọn
– Thanh công thức: Cho biết nội dung ô đang được chọn.
Hộp tên


Địa chỉ ô được chọn

Thanh công thức

Tên cột

Tên hàng

Một khối

Ô tính được chọn

Hình 1: Các thành phần chính trên trang tính

b) Hướng dẫn học sinh nhập các dạng dữ liệu vào ô tính:
– Dữ liệu số: là các số 0,1,...,9, dấu (+) chỉ số dương, dấu (–) chỉ số âm và dấu
% chỉ tỉ lệ phần trăm. Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng
nghìn, hàng triệu,..., dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
VD: 120; -162; 15.55
– Dữ liệu kí tự: là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu. VD: Lớp 7A, Điểm
thi.
– Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải và dữ liệu kí tự được
căn thẳng lề trái trong ô tính.


c) Hướng dẫn học sinh nắm vững các phép toán trong chương trình bảng tính
- Các kí hiệu phép toán trong công thức:
Phép toán


Toán học

Chương trình
bảng tính

Cộng

+

+

Trừ

-

-

Nhân

X

*

Chia

:

/

Lũy thừa


62

6^2

Phần trăm

%

%

Thứ tự ưu tiên các phép toán như trong toán học:
1. Dấu ngoặc ( )
2. Luỹ thừa ( ^ )
3. Phép nhân ( * ), phép chia ( / )
4. Phép cộng ( + ), phép trừ ( - )
d) Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước nhập công thức
Ví dụ: Cần nhập công thức:

(12 + 3) : 5 + (6 − 3) 2 .5

tại ô B2
B4: Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút này

B1: Chọn ô cần nhập

B2: Gõ dấu =

B3: Nhập công thức



Các bước nhập công thức
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức
Nhấn Enter để kết thúc
1.2. Giúp học sinh biết sử dụng hàm phù hợp với yêu cầu bài toán.
Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ
thể. Biết cách sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính
toán được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Khi sử dụng hàm để tính toán là sử dụng địa chỉ trong ô tính. Địa chỉ của
các ô tính cũng có thể đóng vai trò là biến trong các hàm. Khi đó giá trị của các
hàm sẽ được tính với các giá trị cụ thể là nội dung dữ liệu trong các ô tính có địa
chỉ tương ứng.
Ví dụ 1: Tính tổng số điểm của ba môn Toán, Lý, Tin học được cho trong bảng
dưới đây:

Đối với ví dụ trên có nhiều cách giải, nhưng thông thường học sinh sẽ giải bằng
cách sau:


Đối với cách này việc nhập số vào công thức mất nhiều thời gian và có thể
nhập sai trong quá trình nhập. Từ đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách sử dụng
công thức bằng cách sử dụng địa chỉ trong ô tính.

Đối với cách hai sử dụng địa chỉ để tính toán, người dùng chỉ cần nhập công
thức ban đầu tại ô F2 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả
ngay. Cách này là cách mà học sinh dễ sử dụng công thức để tính toán và ít sai sót.
Ví dụ 2: Tính điểm trung bình cộng của các môn học được cho ở bảng sau:



1.3. Giúp học sinh nắm vững cách sử dụng hàm khi giải bài toán.
a) Hàm tính tổng (SUM)
Cú pháp: =SUM(a,b,c,...)
Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay
địa chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ 3: Tính tổng số điểm của ba môn Toán, Lý, Tin học được cho trong bảng
dưới đây:

Cách 1: Sử dụng hàm SUM theo địa chỉ các ô tính
Ví dụ 4: Tính tổng các số điểm của ba môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC của 10 học sinh


Với ví dụ này nếu ta áp dụng công thức để tính tổng các số điểm của ba môn
Toán, Lý, Tin học thì mất nhiều thời gian nhập địa chỉ của từng ô tính. Trong khi
đó ta sử dụng hàm rất nhanh và chính xác.
b) Hàm tính trung bình cộng (AVERAGE)
Cú pháp: =AVERAGE(a,b,c,...)
Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy các số hay địa chỉ của các
ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ 5: Tính điểm trung bình cộng của các môn học được cho ở bảng sau:


Cách 1: Tính theo hàm AVERAGE
Đối với các em học sinh khối 7 thì việc sử dụng hàm để tính trung bình là
khó vì các em không nhớ được hàm AVERAGE
Ngoài cách cho các em về học thuộc hàm AVERAGE thì giáo viên có thể
hướng dẫn cho học sinh sử dụng công thức hoặc sử dụng hàm SUM để tính trung
bình môn của các em học sinh.


Cách 2: Tính theo hàm SUM


Cách 3: Tính theo công thức
Với kết quả điểm trung bình môn như trên việc xác định học sinh giỏi và yếu ta có
thể sử dụng các hàm sau đây:
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX)
Cú pháp: =MAX(a,b,c,...)
Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay
địa chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ 6: Tìm điểm trung bình lớn nhất của các em học sinh

Ví dụ 7: Tìm điểm lớn nhất của môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC


d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất(MIN)
Cú pháp: =MIN(a,b,c,...)
Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy,có thể là các số hay
địa chỉ của các ô tính, địa chỉ các khối. Số lượng các biến là không hạn chế.

Ví dụ 8: Tìm điểm nhỏ nhất của môn TOÁN, LÝ, TIN HỌC


Ví dụ 9: Tính điểm tổng kết môn Tin học theo nguyên tắc các điểm kiểm tra miệng
(hệ số 1), kiểm tra 15 phút (hệ số 1), kiểm tra 1 tiết (hệ số 2) và kiểm tra học kì (hệ
số 3).

Để thực hiện được công thức tính điểm tổng kết đòi hỏi học sinh phải biết sử
dụng công thức toán học: = M + 15P + 1T x2 + Thi x3

7
Điểm Tổng Kết
Với bài toán trên trong chương trình bảng tính Excel có nhiều cách giải bài toán:
=(C2+D2+E2*2+F2*3)/7
=AVERAGE(C2,D2,E2,E2,F2,F2,F2)
=SUM(C2,D2,E2*2,F2*3)/7
– Giáo viên cần chú ý cho học sinh là mỗi hàm có tên hàm và phần biến số
của hàm, các biến số được liệt kê trong cặp dấu ( ) và cách nhau bởi dấu (,). Tên
hàm không cần phân biệt chữ hoa hay chữ thường, nhưng phải viết đúng tên hàm.
– Khi học chương trình bảng tính excel học sinh thường xuyên tiếp xúc với
các từ tiếng Anh chuyên ngành nên việc phát âm các từ tiếng Anh chưa chuẩn hoặc
chưa chính xác cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em đọc tên hàm cho đúng.
– Khi sử dụng hàm các em thường hay quên gõ tên hàm, sau đó cách khoảng
ra rồi mới gõ tiếp các biến số như thế không đúng cú pháp hàm nên máy tính sẽ
báo lỗi.


Ví dụ: =SUM (5,3).
– Khi các em gõ sai tên hàm thì chương trình excel thông báo lỗi và buộc các em
phải sửa lại cú pháp hàm hoặc tên hàm cho đúng.
Ví dụ: Khi gặp thông báo lỗi #NAME? Có nghĩa là sai tên hàm và yêu cầu
các em xem lại tên hàm có đúng không

Để tránh tình trạng báo lỗi trên giáo viên hướng dẫn các em học cách ghi tên
hàm cho chính xác.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi các em được làm quen với các hàm trên và áp dụng vào việc lập các
công thực trong EXCEL để giải một số bài toán đơn giản thì các em cảm thấy thích
thú và ham học hơn, được làm quen với các hàm này cũng là tiền đề để các em làm
quen với các ngôn ngữ lập trình khác: Ví dụ như ngôn ngữ Pascal, hàm cũng

thường được sử dụng trong việc lập trình giải các bài toán.
C. KẾT LUẬN
Đề tài trên đây về “Một số biện pháp giúp học sinh sử dụng có hiệu quả
các hàm để giải bài toán tin học lớp 7” có hiệu quả rất lớn trong công tác giảng
dạy môn tin học 7. Việc vận dụng tốt chuyên đề sẽ góp phần nâng cao rõ rệt chất
lượng dạy học bộ môn.
Để vận dụng chuyên đề có hiệu quả, về phía giáo viên phải có lòng yêu
nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Về phía lãnh đạo nhà trường cần quan
tâm đầu tư tốt cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là trang bị đầy đủ phòng học bộ


B3:
B1:
B2:
B4:
Chọ

Nhấ
Nhậ

môn Tin đạt tiêu chuẩn. Về phía học sinh cần phải tích cực học tập, say sưa nghiên
cứu tìm tòi. Về phía phụ huynh học sinh cần cố gắng đầu tư máy vi tính để học
sinh có điều kiện thực hành tại nhà.
Chuyên đề này tôi viết chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong các đồng nghiệp đóng góp ý
kiến bổ sung cho chuyên đề của tôi được tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn.




×