Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tìm hiểu vai trò của các cán bộ ủy ban trong việc thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.04 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ KHANG
Tên khóa luận:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CÁN BỘ ỦY BAN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ
XUÂN DƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ KHANG
Tên khóa luận:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CÁN BỘ ỦY BAN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ
XUÂN DƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Cù Ngọc Bắc


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Tìm hiểu vai trò của các cán
bộ ủy ban trong việc thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa tại xã Xuân
Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu
thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực,
các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm
hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Người thực hiện

Đào Thị Khang


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Cù Ngọc
Bắc, em đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò của cán bộ ủy ban trong việc
thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa tại xã Xuân Dương, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Cù
Ngọc Bắc giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Giáo viên hướng
dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho
em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết
bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình giúp em chỉnh sửa kịp
thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy
luôn động viên, theo dõi sát sao và cũng là người thúc đẩy em trong mọi công
việc để em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình đúng theo kế hoạch và thời
gian cho phép của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới bác Nguyễn Phúc
Khiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Dương. Trong quá trình em thực
tập tại xã Bác luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực
tế, chỉnh sửa những thiếu sót và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài


iii

báo cáo của em được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất. Những chia sẻ của
Bác là những chia sẻ hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chủ tịch UBND xã Xuân Dương,
cùng các phòng ban, các cán bộ, công chức UBND xã Xuân Dương đã cung
cấp những thông tin và số liệu cần thiết, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tận tình,

chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận.Tuy nhiên, vì hạn chế về kiến thức và
chuyên môn nên khó tránh khỏi những thiếu sót.Vậy kính mong các thầy cô
và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 06 năm2017
Sinh viên

Đào Thị Khang


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất của xã Xuân Dương hiện nay ..................... 23
Bảng 3.2: Tình hình chuyển dịch kinh tế của xã Xuân Dương ...................... 27
Bảng 3.3: Phân công chức trách nhiệm vụ trong thực hiện công tác ............. 33
Bảng 3.4: Bảng diện tích đất nông nghiệp các thôn từ năm 1995 và hiện nay... 40
Bảng 3.5: Bảng phân loại đất hiện nay của các thôn ..................................... 41


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ


BCĐ

Ban chỉ đạo

CA

Công an

CB

Cán bộ

CN-XD

Công ngiêp – xây dựng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CTSN

Công trình sự nghiệp

DĐĐT


Dồn điền đổi thửa

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triên nông thôn

SSCĐ

Sẳn sàng chiến đấu

SX

Sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân


TD-TT

Thể dục- thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM-DV

Thương mại – dịch vụ

VSMT

Vệ sinh môi trường


vi

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 4
1.3.1. Nội dung thực hiện ............................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 4
1.4. Ý nghĩa thực hiện đề tài ........................................................................... 5
1.4.1. Ý nghĩa học tập .................................................................................... 5
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 5
1.5. Thời gian thực hiện.................................................................................. 6
PHẦN II. TỔNG QUAN ................................................................................ 7
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................ 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 16
2.2.1. Kinh nghiệm của địa phương khác ..................................................... 16
2.2.2. Công tác chỉ đạo, thực hiện cũng như những kết quả đạt đượccủa tỉnh
Thanh Hóa trong công tác DĐĐT................................................................. 18
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC TẬP............................................................... 22
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................... 22
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập ................................ 26
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến công tác triển khai thực
hiện đề án DĐĐT tại xã Xuân Dương .......................................................... 31


vii

3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 32
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập........ 32
3.2.2. Những vấn đề vướng mắc gặp phải khi thực hiện và phương hướng giải
quyết của cán bộ ........................................................................................... 48
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.................................................. 55

3.2.4. Đề xuất giải pháp................................................................................ 57
PHẦN IV ..................................................................................................... 59
KẾT LUẬN.................................................................................................. 59
4.1. Kết luận ................................................................................................. 59
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 60
4.2.2. Đối với Khoa và nhà trường ............................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Thực hiện dồn điền, đổi thửa để hoàn thiện xây dựng hệ thống giao
thông, mương máng nội đồng; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung phù hợp với điều kiện đất đai, lợi thế canh tác từng địa phương (vùng
lúa chất lượng cao, vùng cây màu, cây vụ đông, vùng chuyên canh nuôi trồng
thuỷ sản, chăn nuôi tập trung...); tạo thuận lợi để các hộ nông dân có điều
kiện đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất-kinh doanh; làm tăng hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp; đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Việc
dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ khó khăn
phức tạp và cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới của
tỉnh từ nay đến năm 2020. Vì vậy, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung,
thống nhất, trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ
của các ngành và có sự đồng thuận cao của nhân dân trong tỉnh.
Cấp uỷ, Chính quyền, Ban chỉ đạo từ tỉnh đến huyện phải thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và tháo gỡ
kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Kèm theo đó hiện nay, ngành PTNT với nhiệm vụ đào tạo ra Kỹ sư
PTNT đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn nói
chung và miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành PTNT. Cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo có
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, có khả năng quản lý,
tổ chức sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực PTNT
Kỹ sư phát triển nông thôn có thể làm việc ở các cơ quan sau:


2

- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phát triển nông thôn, đặc
biệt là cơ quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các cấp.
- Trung tâm khuyến nông quốc gia; Trung tâm khuyến nông các tỉnh;
Trạm khuyến nông huyện.
- Các tổ chức kinh tế có liên quan đến phát triển nông thôn và khuyến
nông (Doanh nghiệp nông nghiệp; Trang trại; cơ sở chế biến, marketing,
nông lâm thuỷ sản; các hợp tác xã,...).
- Các trường, viện; các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao liên quan
đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Các tổ chức xã hội và nghề nghiệp về nông nghiệp và phát triển nông
thôn (các hiệp hội, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ).
Chuẩn đầu ra của sinh viên chuyên ngành PTNT:
- Có kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích, lập kế hoạch và đề xuất
giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá
chương trình, dự án phát triển nông thôn, khuyến nông có khả năng viết báo
cáo về phát triển nông thôn.
- Có kỹ năng tổ chức các nguồn lực và quản lý sản xuất kinh doanh tại
nông trại, cơ sở sản xuất chế biến nông lâm thuỷ sản, và các lĩnh vực khác

trong nông nghiệp và nông thôn.
- Có kỹ năng giải quyết được những vấn đề kinh tế -xã hội liên quan
đến sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Có khả năng tổ chức công tác phát triển nông thôn ở các cấp.
- Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng, nhất là với
cộng đồng nông dân và nông thôn.
- Biết sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là công
nghệ thông tin trong lĩnh vực phát triển nông thôn.


3

Một thực trạng hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều
rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các doanh
nghiệp, các cơ quan để xin việc làm. Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các
doanh nghiệp, cơ quan khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên
phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên mới ra trường, nếu không có doanh
nghiệp, cơ quan nào nhận vào làm, không đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu?
Lấy đâu ra kỹ năng làm việc? Dựa trên thực trạng đó em tiến hành thự hiện
khá luận tốt nghiệp với tên “Tìm hiểu vai trò của cán bộ ủy ban trong việc
thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa tại xã Xuân Dương, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” Để một phần đánh giá được quá trình triển
khai và thực hiện đề án dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã, một phần học hỏi
kinh nghiệm, kiến thức của cán bộ công chức xã để nâng cao năng lực làm
việc ngoài thực tế, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho bản thân để
phục vụ nhu cầu sau khi tốt nghiệp đối với một sinh viên năm cuối.
1.2.

Mục tiêu


1.2.1. Mục tiêu chung
Áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, nắm bắt được
vai trò của cán bộ ủy ban trong công tác DĐĐT từ đó học hỏi kinh nghiệm
rút ra những bài học cho bản thân để nâng cao năng lực kỹ năng làm việc
thực tế của bản thân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Xuân
Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu được quá trình triển khai và thực hiện đề án dồn điền đổi thửa
trên địa bàn xã Xuân Dương.
- Nêu ra được thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
đề án.


4

- Nắm được những nội dung, một số công việc của cán bộ công chức cấp xã
thực hiện trong công tác DĐĐT.
- Rút ra được những bài học kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình
thực hiện và thực tập tại địa phương.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực hiện
- Nắm bắt được quá trình triển khai và thực hiện đề án dồn điền đổi thửa
trên địa bàn xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Nắm bắt và tìm hiểu được những nội dung công việc các cán bộ ủy ban
trong quá trình triển khai thực hiện đề án và một số công việc tại cơ sở.
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công

bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.
- Trong phạm vi đề tài em thu thập các số liệu đã được công bố liên
quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Xuân Dương.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Dương.
+ Báo cáo tiến độ, công tác quản lý, kết quả thực hiện công tác DĐĐT
+ Số liệu thống kê của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên
quan tới DĐĐT.
+ Tài liệu liên quan đến công tác DĐĐT và vai trò của cán bộ địa
phương cấp xã thông qua báo chí, internet.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch


5

thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán
bộ xã và nhân dân để tìm hiểu về quá trình thực hiện công tác DĐĐT. Tìm
hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lai. Tìm
hiểu vai trò của người dân trong thực hiện các công việc.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật,
sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát
trực tiếp cũng là một phương thức tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của
người dân địa phương.
1.4. Ý nghĩa thực hiện đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập
- Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Xuân

Dương là cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào
thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phương, là hình thức tập
luyện trước khi ra trường.
- Nâng cao kiến thức đã được học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thân trong
quá trình nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được một cách tổng quát về quá trình thực hiện công tác DĐĐT
của địa phương về những thuận lợi, khó khăn, những điều chưa làm được và
những điều còn vướng mắc làm cơ sở cho việc thực hiện tại các thôn, các xã
khác được tốt hơn và mang lại kết quả cao hơn.


6

- Có cái nhìn thực tế về chức tránh, nhiệm vụ, vai trò của cán bộ cấp xã
trong khi thực hiện công tác.
1.5. Thời gian thực hiện
- Tháng 1 năm 2017 Tìm hiểu các vấn đề, nội dung liên quan đến đề tài,
xây dựng đề cương.
- Từ tháng 02 năm 2017 đến hết tháng 05 năm 2017 thực hiện tại địa
phương và trên cơ sở kiến thức học tập và tích lũy thực tế viết khóa luận.


7

PHẦN II
TỔNG QUAN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm của dồn điền đổi thửa.
Là việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành lớn giữa các hộ nông
dân, đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất để đưa nền nông nghiệp vốn nhỏ lẻ
phát triển thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn dưới sự chỉ đạo thống nhất của
các cán bộ Đảng viên từ cấp trung ương đến địa phương.
Vai trò của dồn điển đổi thửa đất nông nghiệp
- Vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
+ Cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở
những năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về mặt kinh
tế, xã hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm là
chủ yếu, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất
khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như: Gạo, cà phê, tiêu,
thuỷ sản … thu nhập và đời sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ
đói nghèo giảm đáng kể, đặc biệt là ở nông thôn…đóng góp vào thành quả to
lớn trên không thể không kể đến các chủ trương, chính sách ruộng đất của
Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua. Một trong
số đó là chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Đây là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta, là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn rất
nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Sau nhiều năm thực
hiện, từ những ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, dồn
điền, đổi thửa đất nông nghiệp đã thu được những thành tựu đáng kể.


8

- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp khắc phục tình trạng đất nhỏ lẻ,
phân tán.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã liền
khoảnh, liền khu, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cải tạo ruộng đồng, thâm
canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện
tốt hơn cho cơ giới hoá. Giảm bớt thời gian đi lại vận chuyển, thu hoạch cho
các hộ nông dân. Tăng thêm diện tích canh tác do giảm bớt diện tích đất để
làm bờ ruộng. Tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên
canh cũng như thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản
xuất góp phần thực hiện mục tiêu cánh đồng có thu nhập cao cho các địa phương.
- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là cơ hội để qui hoạch và phát triển
hệ thống giao thông thuỷ lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá nông nghiệp.
- Quá trình dồn điền, đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng nhỏ lẻ
ruộng đất, làm cho qui mô diện tích các mảnh ruộng tăng lên. Nhưng theo đó
là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu,
vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong
triển khai dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp việc mở rộng đường giao thông,
thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương thuỷ lợi, cũng như giảm chi phí bê tông
hoá kênh mương là rất quan trọng.
- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tạo cơ sở cho viêc cải thiện công
tác quản lý đất đai thông qua quá trình điều tra đất đai cập nhật qũy đất, trao
đổi và giao lại đất có sự tham gia tích cực của các hộ nông dân của địa
phương.[13]
- Chính quyền xã là của chính quyền Nhà nước ở cơ sở, có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ
sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho
chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời


9

sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với
Nhà nước. Sở dĩ như vậy vì họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền. Phổ
biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi
nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phương, duy trì trật
tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã. Do tính chất công việc của cấp
xã, họ vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các
Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm tình hình thực tiễn ở địa
phương để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực,
phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính then chốt xét cả
trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước. Thực tế đã
chứng minh, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát huy
sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của
quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.[14]
2.1.1.2. Quy định về phân công chỉ đạo cán bộ cấp xã về thực hiện công tác
DĐĐT
Thành phần Ban chỉ đạo gồm:
3. Đ/c Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban;
4. Đ/c Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban;
5. Đ/c Cán bộ địa chính xã: Ủy viên thường trực;
6. Một số Đ/c trưởng, ban, ngành: Ủy viên.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa cấp xã:
7. Giúp Đảng Ủy, UBND xã xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện đề
án dồn điền, đổi thửa của xã.


10


8. Chỉ đạo các nhóm giúp việc Ban chỉ đạo của xã về: rà soát, chỉnh lý
quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới; Tuyên truyền; Thu thập tài liệu xây dựng đề án...
9. Hướng dẫn, đôn đốc, giúp đỡ các tiểu ban dồn điền, đổi thửa thôn, đội
về xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa.
10. Duyệt các phương án của các thôn, đội; trình UBND xã, thị trấn
phê duyệt.
11. Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện phương án dồn điền, đổi
thửa của thôn, đội.
Trưng tập cán bộ
Mỗi xã cần trưng tập từ 5-7 cán bộ có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ
thông trung học trở nên, có nhiệt tình công tác, trung thực, năng động để giúp
Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa của xã thực hiện các công việc có liên quan về
công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương.
Họp ban chỉ đạo xã
Sau khi có quyết định thành lập, Ban chỉ đạo xã tiến hành họp ngay để
bàn thống nhất các nội dung chính sau:
12. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo theo hướng:
+ Trưởng ban phụ trách chung
+ Phó ban phụ trách công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch
sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thống kê các quỹ
đất công ích, quỹ đất dự trữ xây dựng theo quy hoạch sử dụng đất.
+ Ủy viên thường trực phụ trách nhóm đề án và chuyên môn địa chính.
+ Ủy viên là cán bộ văn hóa xã phụ trách nhóm thông tin tuyên truyền.
+ Ủy viên là cán bộ thống kê, hộ tịch, hộ khẩu cung cấp các thông tin
thuộc trách nhiệm ngành mình.


11


+ Ủy viên là cán bộ đoàn thể quần chúng (Mặt trận, Nông dân, Phụ nữ,
Thanh niên...) triển khai theo hệ thống dọc của đoàn thể mình thực hiện việc
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng.
13. Xây dựng chương trình, chế độ làm việc, hội họp của Ban chỉ đạo
xã; chế độ thông tin, báo cáo...
14. Thống nhất chủ trương và thời điểm tiến hành cho phù hợp với thời
vụ sản xuất nông nghiệp.
Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật
Căn cứ vào khối lượng công việc cần làm, đồng chí cán bộ Địa chính xã
lập dự trù, chuẩn bị đầy đủ các vật tư kỹ thuật cần thiết như: thước dây, thước
kẻ, giấy, bút, máy tính, photo bản đồ địa chính theo từng khu vực, xứ đồng
cung cấp cho từng thôn xóm, ...
Thành lập tiểu Ban thực hiện của thôn, xóm (dự kiến do thôn,
xóm và xã quyết định)
Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập tiểu ban dồn điền, đổi thửa ở
các thôn xóm. Sau khi tiếp thu đề án dồn điền, đổi thửa của Ban chỉ đạo xã
thì thôn, đội là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa nông
nghiệp giữa các hộ nông dân.
- Thành phần tiểu ban thực hiện ở thôn xóm
+ Đồng chí thôn xóm trưởng hoặc Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban.
+ Các thành viên tham gia gồm: Đồng chí Bí thư chi bộ hoặc thôn
trưởng, xóm trưởng, cán bộ đoàn thể, đại diện nông dân.
- Tiểu Ban thực hiện có nhiệm vụ
+ Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án dồn điền, đổi
thửa của thôn, xóm.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các nhóm hộ đăng ký thực hiện dồn điền,
đổi thửa theo phương án tới từng hộ.


12


+ Thống kê quỹ đất phải chuyển đổi của từng hộ và của thôn, đo đạc,
xác định hệ số chuyển đổi “hệ số K” cho từng vùng đất,...
+ Giúp các nhóm hộ giao đất ngoài thực địa tới từng hộ.
+ Tham gia lập, hoàn thiện hồ sơ địa chính và hồ sơ cấp Giấy
CNQSDĐ.
2.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương
ở xã
Chính quyền địa phương ở xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có
Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
- Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở
xã bầu ra.
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện
theo nguyên tắc sau đây:


13


+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được
bầu mười lăm đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn
dân được bầu hai mươi đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn
dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi
lăm đại biểu;
+ Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn
nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân
thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không
quá ba mươi lăm đại biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và
các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội
đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên
của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan
liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản


14


của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội
đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu
Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II
và loại III có một Phó Chủ tịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã



15

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành
viên Ủy ban nhân dân xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về
quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;



16

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống
cháy nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của địa phương khác
2.2.1.1. Quảng Ngãi với công tác dồn điền đổi thửa
Thực hiện Quyết định 34 ngày 07/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích thực hiện chủ
trương “dồn điền đổi thửa” đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, giai đoạn 2013-2020, đến nay toàn tỉnh đã có 7 xã của 3 huyện Bình
Sơn, Sơn Tịnh và Mộ Đức xây dựng và phê duyệt xong phương án DĐĐT
trên 300 ha. Trong đó, có 4 xã triển khai thực hiện hoàn thành diện tích trên
187 ha, gồm các xã Bình Dương, Bình Thới, huyện Bình Sơn; Tịnh Trà,
huyện Sơn Tịnh và Đức Phú, huyện Mộ Đức.
Đã mấy mùa qua, bà con nông dân xã Bình Dương, huyện Bình Sơn đã
được hưởng “quả ngọt” từ chính sách này mang lại nhờ canh tác trên cánh
đồng DĐĐT đã rút ngắn được thời gian và chi phí sản xuất cho nông dân;
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích được tăng lên, thu nhập của nông dân
được cải thiện. Cũng trên cánh đồng này, những mô hình cánh đồng mẫu lớn,
hay các chương trình, dự án ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong sản
xuất lúa giống, lúa chất lượng cao đã được HTX triển khai mang lại hiệu quả
lớn cho người nông dân, góp phần giúp cho địa phương hoàn thành các tiêu
chí xây dựng nông mới.



×