Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tư tưởng nho giáo, phi nho giáo trong thơ nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.64 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VÕ THỊ HỒNG HẠNH

TƢ TƢỞNG NHO GIÁO, PHI NHO GIÁO
TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VÕ THỊ HỒNG HẠNH

TƢ TƢỞNG NHO GIÁO, PHI NHO GIÁO
TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng

Sơn La, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi xin được gửi lời cảm


ơn sâu sắc tới các Thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Thầy cô ở Trung tâm
Thông tin thư viện, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng đào tạo, Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người thầy tuyệt vời
của mình, Tiến sĩ Ngô Thị Phượng, cô giáo đã hết lòng chỉ dẫn cho tôi trong quá
trình nghiên cứu thực hiện khóa luận. Cô đã gợi mở cho tôi những vấn đề lý thú,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, hướng dẫn
tận tình, chi tiết và truyền cảm hứng cho tôi khi thực hiện khóa luận.
Cảm ơn cô giáo cố vấn học tập và các bạn trong tập thể lớp K55- ĐHSP
Ngữ văn đã luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng, và quan trọng nhất tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, gia
đình đã luôn động viên, ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho sự lựa chọn của tôi, và
là động lực để tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Do năng lực nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh
khỏi nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
từ quý Thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện khóa luận

Võ Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 7
1.1. Nho giáo và phi Nho giáo .............................................................................. 7
1.1.1. Nho giáo và nguyên nhân hình thành Nho giáo ở Việt Nam ...................... 7
1.1.1.1. Nho giáo ................................................................................................... 7
1.1.1.2. Nguyên nhân hình thành Nho giáo ở Việt Nam..................................... 10
1.1.2. Phi Nho giáo .............................................................................................. 12
1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 12
1.1.2.2. Nguyên nhân hình thành phi Nho giáo ở Việt Nam .............................. 12
1.2. Khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến .......................................................... 15
1.2.1. Cuộc đời .................................................................................................... 15
1.2.2. Con người .................................................................................................. 18
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác..................................................................................... 19
1.3. Khái quát về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến ................ 21
1.3.1. Nội dung trong thơ Nguyễn Khuyến ......................................................... 21
1.3.2. Nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến ...................................................... 27
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: NHO GIÁO, PHI NHO GIÁO TRONG THƠ NGUYỄN
KHUYẾN ........................................................................................................... 30
2.1. Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến ............................................................ 30
2.1.1. Khí tiết thanh cao ...................................................................................... 30
2.1.2. Tình bằng hữu ........................................................................................... 34


2.1.3. Tình nghĩa phu thê .................................................................................... 37
2.1.4. Tình phụ tử ................................................................................................ 39
2.2. Phi Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến...................................................... 41

2.2.1. Lên án, phê phán ngoại bang và tay sai .................................................... 41
2.2.2. Sự suy tàn của đạo đức Nho giáo và nền Hán Học trong buổi giao thời .. 44
2.2.3. Sự suy thoái của đạo đức phong kiến........................................................ 56
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo
trong thơ Nguyễn Khuyến" vì những lý do sau:
1.1. Lí do khoa học
Trên văn đàn văn học dân tộc, Nguyễn Khuyến là tác giả có nhiều đóng
góp tiêu biểu, đặc sắc cho văn học Việt Nam thuộc mảng văn học trung đại.
Những đóng góp của ông có giá trị không chỉ ở mặt nội dung, tư tưởng mà còn ở
những giá trị nghệ thuật. "Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của
văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt
bao thế kỷ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất
Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt Nam" [16;75].
Trong những công trình nghiên cứu gần đây, nội dung thơ văn Nguyễn
Khuyến đã đóng khung trong những nhận định của một vài nhà phê bình và giới
nghiên cứu văn chương: Nguyễn Khuyến là nhà thơ nông thôn Việt Nam kiệt
xuất; là nhà thơ trào phúng có cái cười châm biếm kín đáo mà sâu sắc, không thể
trộn lẫn. Đó là hai mặt của phong cách nhà thơ được nhiều nhà nghiên cứu khai
thác. Trong số các công trình đó, tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ
ông đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa đi sâu vào khai thác
cụ thể. Thực tế các nhà nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu ở góc độ nội dung mà
chưa đề cập đến dấu ấn của Nho giáo, sự phát triển hay đi xuống của Nho giáo
qua thơ văn của Nguyễn Khuyến.

Trong các nhà thơ, nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho giáo thì
Nguyễn Khuyến là tác giả có những sáng tác mang đậm dấu ấn, giáo lí Nho giáo
và đạt được những thành tựu độc đáo trên văn đàn. Những dấu hiệu hay triết lí
Nho giáo mà ông đưa vào tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng
độc giả. Thêm vào đó, ở buổi xã hội phong kiến xế chiều, cái phi Nho giáo – phi
truyền thống cũng được ông phản ánh. Đó cũng là một trong số những lý do mà
chúng tôi chọn vấn đề "Tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn
1


Khuyến" để nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
1.2. Lí do thực tiễn
Nguyễn Khuyến là một trong số những tác giả tiêu biểu được lựa chọn
giảng dạy ở cả bậc THPT và Đại học.
Trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1, có hai tác phẩm của Nguyễn
Khuyến được đưa vào giảng dạy và giới thiệu đến các em học sinh đó là Câu cá
mùa thu và Khóc Dương Khuê. Trong chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm
Ngữ văn, từ nhiều năm nay, Nguyễn Khuyến là tác giả được đưa vào giới thiệu,
giảng dạy với thời lượng 5 tiết. Mặc dù vậy, với học sinh THPT cũng như sinh
viên Ngữ văn, tư tưởng Nho giáo và phi Nho giáo vẫn là lĩnh vực còn nhiều mới
mẻ và đòi hỏi cần có thời gian tìm tòi, nghiên cứu.
Xuất phát từ nhu cầu học hỏi, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đề tài này
nhằm tăng cường vốn hiểu biết về tác giả cũng như về văn học trung đại ở Việt
Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng, khóa luận hoàn thiện sẽ giúp cho các
bạn sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc có thêm nguồn tư liệu
tìm hiểu về Nguyễn Khuyến, phục vụ quá trình học tập.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nho giáo có tác động mạnh mẽ tới văn học nước ta, vậy nên có rất nhiều
công trình nghiên cứu về sự xuất hiện, ảnh hưởng của Nho giáo trong văn học
Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại. Đối với tác giả Nguyễn Khuyến, hiện

nay đã có một số công trình nghiên cứu quan tâm đến các sáng tác của ông liên
quan đến tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo như :
Năm 1959, trong bài Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất của Văn
Tân có phân tích tư tưởng nghệ thuật, giá trị và tác dụng thơ ca Nguyễn Khuyến
chịu ảnh hưởng của Nho giáo: "Nhà thơ mang tư tưởng Nho giáo chính thống,
phần tích cực của tư tưởng ấy và cuộc sống gần gũi với nhân dân đã chi phối và
làm nên giá trị tư tưởng tôn quân, tư tưởng yêu nước và thái độ xử thế. Nguyễn
Khuyến sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điển tích, trào lộng, ngôn ngữ xác thực, gợi tả
để tạo nên những hình tượng sinh động, tinh tế. Thơ văn Nguyễn Khuyến biểu
hiện chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và tính hiện thực" [32;396]. Nhận
2


định của Văn Tân đã chú ý đến tư tưởng Nho giáo chính thống trong các tác
phẩm của Nguyễn Khuyến.
Năm 1960, công trình của Nguyễn Xuân Hiếu và Trần Mộng Chu với
nhan đề Khảo luận về Nguyễn Khuyến đã giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và
thời đại Nguyễn Khuyến, phân tích thái độ của ông trước thời cuộc: "đó là thái
độ "tùy ngộ nhi an" của một nhà nho trung quân, ái quốc" [32;391].
Vẫn trong năm 1960, Phạm Thế Ngũ khi tìm hiểu tâm sự của tác giả trong
bài Mẹ Mốc, in trong cuốn Bình giảng văn chương, cho rằng: "một bài thơ phản
ánh tâm sự của nhà nho tiết tháo, kiên trinh với dân tộc trong buổi quốc phá gia
vong..." [32;391].
Tiếp theo, năm 1985, tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong công trình nghiên
cứu Địa vị của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam đã khẳng định:
"cách lựa chọn con đường tự quay về ở ẩn của Nguyễn Khuyến chứng tỏ sự bế
tắc, bất lực của tầng lớp nho gia trước thực tại khắc nhiệt. Tuy nhiên hành động
đó cũng bộc lộ một khí tiết yêu nước, một lương tâm trong sạch, một nhân cách
đáng trân trọng. Thơ văn Nguyễn Khuyến từ đề tài, thể loại ngôn ngữ thi tứ thể
hiện rõ khuynh hướng dân tộc hóa, hiện thực hóa. Ông là nhà thơ xuất sắc, độc

đáo cuối cùng của nền văn học trung đại Việt Nam" [13;1].
Một nghiên cứu khá nổi bật khác về Nguyễn Khuyến là bài Từ những biến
động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh
sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, ông Trần Nho Thìn có viết:
"Việc Nguyễn Khuyến từ bỏ vị trí, tư cách nhà nho để trở về làm một người dân
bình thường, sống chan hòa trong làng xã quê hương, đã đem lại sắc thái mới mẻ
trong thơ văn ông. Như chính ông đã viết:
Vậy treo xe làng cũ nghỉ ngơi;
Có khi đình đám vui cười
Có khi vườn ruộng dâu gai nói bàn
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi)
Với tư thế bình dân, phi Nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là người
đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm dân tộc phản ánh một cách khá cụ thể, sinh
3


động bức tranh sinh hoạt đời thường của làng quê vào trong thơ ông" [32;137].
Đến năm 1995, tác giả Trần Đình Hượu viết trong Nho giáo và văn học
Việt Nam Trung cận đại, với bài viết số 8 có đề cập đến vấn đề xuất xử của nhà
nho và sự phát triển trong thơ Tam nguyên Yên Đổ. Trong đó, ông có viết:
"Nguyễn Khuyến chọn con đường về quê ở ẩn là thể hiện một nhân cách, sự
dũng thoái, đổi tất cả công danh lợi lộc để có sự thoải mái tự do. Ông ẩn dật
trong một hoàn cảnh không bình thường. Nguyễn Khuyến không quên Thi Thư
vì gắn bó với đời, với cuộc sống. Điều đó làm ông day dứt, khổ sở. Nhưng thực
tế ông không làm ẩn sĩ. Với tài năng bẩm sinh, Nguyến Khuyến đã đưa văn
chương nhà nho sang một nẻo đường khác: thơ gắn với cuộc sống, gắn với vận
mệnh đất nước" [13;203].
Trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến thì các bài thơ Nôm mang dấu ấn
đặc trưng hơn cả và ảnh hưởng nhiều từ các tư tưởng, giáo lý Nho giáo. Năm
1997, trong bài Thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến của Trần Ngọc Vương trong cuốn

Văn học Việt Nam –dòng riêng giữa nguồn chung có viết: "Văn chương Nôm đã
có những thành tựu lớn nhưng Nguyễn Khuyến lại đạt được những đỉnh cao
mới. Ông thành công trong ba thể loại văn Nôm: thơ, câu đối và ca trù, đặc biệt
là thơ Nôm. Thực tại trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến không cường điệu mà
được tiếp cận trực tiếp, khách quan và đậm chất trữ tình. Ông là người nhận thức
rõ thời cuộc cũng như cảnh ngộ của bản thân. Tâm trạng được thể hiện rõ trong
thơ tự trào. Và ở đây diễn ra bước đi phá cách, phi Nho. Thơ Nôm trào phúng
đến Nguyễn Khuyến mới thực sự ra đời và đạt tới đỉnh cao. Thơ Nôm là bộ phận
quan trọng nhất, có ý nghĩa nhiều mặt nhất mà Nguyễn Khuyến để lại cho văn
học dân tộc" [16;309].
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy các công trình
nghiên cứu nói trên đều ít nhiều trực tiếp đề cập đến vấn đề Nho giáo và phi
Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến, trong đó có nhấn mạnh sự ảnh hưởng và
chi phối của nó tới sáng tác thơ văn của ông. Qua những nhận định trên cho
chúng tôi thấy được phần nào những giá trị văn chương to lớn mà Nguyễn
Khuyến đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc.
4


Như vậy, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu
tìm hiểu tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến một cách
cụ thể. Đặc biệt, trong phạm vi đào tạo tại nhà trường Đại học Tây Bắc cũng
chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Đó là lí do chúng tôi chọn triển
khai khóa luận với đề tài "Tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn
Khuyến".
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo
trong thơ Nguyễn Khuyến.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về tài liệu sử dụng, khóa luận này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trong
"Nguyễn Khuyến - tác phẩm và lời bình"- Nxb Văn học (2011), nhiều tác giả
tuyển chọn và biên soạn.
Nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi tập trung vào tư tưởng Nho
giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến, còn các vấn đề khác trong thơ văn
Nguyễn Khuyến, đề tài không đề cập đến.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới làm sáng rõ tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong
thơ Nguyễn Khuyến.
Đi sâu tìm hiểu vấn đề nhằm phục vụ cho công việc học tập nghiên cứu
của sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, đóng góp vào công việc xây dựng những
tài liệu học tập có ích cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê, phân loại những tác phẩm có đề cập đến Nho giáo và vấn đề
phi Nho giáo trong thơ của Nguyễn Khuyến.
Phân tích các dấu hiệu đặc trưng, những biểu hiện của Nho giáo và phi
Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và liên hệ với các tác giả khác
trong văn học Việt Nam nói chung.
5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài "Tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn
Khuyến" chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê, phân loại là thao tác đầu tiên để chúng tôi xử lí khóa luận này.
Dựa vào kết quả khảo sát, thống kê, phân loại dữ liệu cần thiết, cụ thể
chúng tôi phân tích và tìm ra các biểu hiện Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ
Nguyễn Khuyến.

5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Đây là phương pháp cần thiết để nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển của Nho giáo ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng Nho giáo, phi Nho giáo
xuất hiện trong thơ trung đại, cận trung đại và tiêu biểu hơn là thơ Nguyễn
Khuyến, và nghiên cứu tác giả, tác phẩm, môi trường sáng tác của tác giả cũng
như lịch sử nghiên cứu vấn đề của các nhà phê bình.
5.3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Dựa trên cơ sở những tài liệu thu thập được từ những tác giả đã nghiên
cứu về Nho giáo và Nguyễn Khuyến, từ đó chúng tôi đi sâu vào phân tích những
tài liệu đó, những tác phẩm của nhà thơ để làm nổi bật lên những vấn đề chính
trong khóa luận này.
6. Đóng góp của khóa luận
Sau khi hoàn thiện, chúng tôi hy vọng nó có thể giúp đỡ cho các sinh viên
cùng chuyên ngành Ngữ văn có thêm tư liệu tham khảo khi tìm hiểu tác giả
Nguyễn Khuyến.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được chia
thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nho giáo, phi Nho giáo trong thơ Nguyễn Khuyến

6


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nho giáo và phi Nho giáo
1.1.1. Nho giáo và nguyên nhân hình thành Nho giáo ở Việt Nam
1.1.1.1. Nho giáo
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Nho giáo. Nho giáo là một khái
niệm gây nhiều tranh cãi với các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Các

khái niệm về Nho giáo gây tranh cãi về tính trung lập và chính thống trong hầu
hết các bài viết.
Ở đề tài này người viết sẽ tham khảo hai định nghĩa chính về Nho giáo
của các nhà nghiên cứu tiêu biểu. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ
biên thì “Nho giáo là hệ thống các nguyên tắc đạo đức chính trị do Khổng Tử
sáng lập, nhằm duy trì trật tự của xã hội phong kiến” [29;934].
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam đã
định nghĩa Nho giáo như sau: "Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho
nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả" [33;254]
Như vậy dù có nhiều cách nhận định, đánh giá khác nhau về Nho giáo
nhưng hiểu một cách chung nhất thì Nho giáo là một hệ thống các nguyên tắc,
giáo lý của các nhà nho dựa trên quan điểm của Khổng Tử nhằm duy trì trật tự
xã hội, bảo vệ ngai vàng của thiên tử và giai cấp thống trị.
Hệ thống giáo lý là vấn đề lớn nhất trong Nho giáo. Luân lý và đạo đức
của Nho giáo bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người, từ chính trị đến các
vấn đề văn hóa - xã hội. Cũng giống như học thuyết chính trị, học thuyết luân lý
và đạo đức của Nho giáo lấy đạo nhân làm gốc. Theo đạo đức và luân lý của
Nho giáo thì cái đạo làm người thông thường trong thiên hạ có năm bậc. Nó
phản ánh năm mối quan hệ phổ biến trong xã hội loài người. Đó là các mối quan
hệ: Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em và bầu bạn kết giao (Quân - thần,
phụ - tử, phu- thê, huynh - đệ, bằng - hữu). Để có thể xử lý tốt năm mối quan hệ
đó, con người cần phải có năm cái đức thông thường - đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín. Vì vậy, vấn đề luân lý, đạo đức của Nho giáo, về thực chất, cũng chính là
7


vấn đề giải quyết năm mối quan hệ đó trong xã hội.
Thứ nhất, trong mối quan hệ vua tôi (quân - thần), đạo đức và luân lý Nho
giáo đòi hỏi phải có sự ứng xử qua lại của cả hai bên. Đó là vua phải biết đối xử
với bề tôi, tôn trọng và quý mến bề tôi; còn bề tôi phải biết giữ đạo trung khi thờ

vua. Chữ "Trung" trong Nho giáo phải là: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung". Hay nói cách khác trong mối quan hệ vua tôi này thể hiện tư tưởng trung
quân ái quốc trong giáo lí Nho giáo.
Thứ hai, trong mối quan hệ cha con (phụ - tử), Nho giáo đòi hỏi người
làm cha phải có đức tính nhân từ, người làm con phải có đức hiếu lễ. Theo Nho
giáo, hiếu là để thờ cha mẹ; nó là gốc của đức nhân. Đối với Nho giáo, hiếu là
cái đạo phải làm của mỗi con người sống trong xã hội. Cũng giống như quan hệ
vua tôi, quan hệ cha con ngoài chiều thuận cũng có chiều nghịch. Ngoài nghĩa
vụ mà người con phải làm đối với cha mẹ, Nho giáo cũng đòi hỏi cha mẹ phải có
nghĩa vụ đối với con cái. Ngoài tình thương yêu, Nho giáo còn đòi hỏi bậc làm
cha làm mẹ nhiều nghĩa vụ: Thứ nhất, có nghĩa vụ dạy dỗ con cái mình nên
người. Khi con cái còn nhỏ, phải lo lắng, chăm sóc cho con khôn lớn; khi con
cái trưởng thành, phải dạy dỗ, uốn nắn và làm gương cho con cái để con cái biết
đạo ứng xử làm người trong xã hội: biết trung với vua, biết hiếu với cha mẹ, biết
kính với người trên, biết lễ với anh em, biết tín với bạn bè, biết thấy việc nghĩa
thì phải làm...Thứ hai, phải biết che chở, bảo vệ con cái, sẵn sàng bao che cho
con cái khỏi phải tội lỗi [22;320]. Chữ hiếu trong Nho giáo có phần hà khắc
được đúc kết lại: "Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu".
Thứ ba, trong mối quan hệ vợ chồng (phu - thê), Nho giáo đòi hỏi phải có
sự hòa thuận. Điều đó có nghĩa là, trong một gia đình thì người chồng phải biết
thương yêu vợ con, chăm lo cho vợ con và là chỗ dựa của vợ con. Ngược lại,
người vợ phải biết chăm lo, vun vén cho gia đình mình và gia đình nhà chồng,
phải biết nghe theo chồng một cách vô điều kiện. Nho giáo đề cao việc gia đình
hòa thuận, coi thuận vợ thuận chồng là cái gốc của xã hội thái bình. Nhưng mặt
khác, Nho giáo lại phản đối sự dân chủ trong gia đình. Với Nho giáo, gia đình là
một cái nước nhỏ, trong đó người chồng là chúa tể của người vợ, chồng nói thì
8


vợ phải theo: "Phu xưởng phụ tùy". Do vậy, có thể nói, trong gia đình Nho giáo,

thực tế người vợ không có một chút quyền hành nào. Họ chỉ là người chịu sự
chỉ bảo, sai khiến của chồng và con. Để được khen là tiết hạnh, là thục nữ, họ
phải tự ép mình tuân theo những quy định khắt khe trong tứ đức tam tòng “Tại
gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” của Nho giáo: khi còn ở nhà thì
chịu sự sai khiến của cha; đi lấy chồng chịu sự sai khiến của chồng; chồng chết
chịu sự sai khiến của con.
Thứ tư, trong mối quan hệ anh em (huynh- đệ), Nho giáo đòi hỏi phải có
"Lễ". Điều đó có nghĩa là, anh em trong một nhà phải có tình thân mật. Là anh
thì phải biết bao bọc, chở che cho em, phải biết nhường nhịn em; là em thì phải
biết kính trọng anh, nghe lời anh. Bởi lẽ, xã hội của Nho giáo là xã hội của
quyền huynh thế phụ. Trong xã hội đó, anh là người có quyền thay cha giải
quyết mọi công việc đối nội cũng như đối ngoại của gia đình.
Thứ năm, trong mối quan hệ bạn bè (bằng - hữu), Nho giáo đề cao đức
"Tín" và đòi hỏi mọi người phải giữ chữ tín trong giao tiếp. Nho giáo quan niệm
đức tin là nền tảng của trật tự xã hội.
Như vậy, học thuyết luân lý, đạo đức của Nho giáo tuy nói là phản ánh
năm mối quan hệ phổ biến trong xã hội, nhưng về thực chất và suy đến cùng, nó
chỉ phản ánh hai mối quan hệ. Đó là mối quan hệ trong gia đình (bao gồm các
mối quan hệ: cha con; vợ chồng; anh em) và mối quan hệ ngoài xã hội (bao gồm
các mối quan hệ: vua tôi; bạn bè) [21;12].
Từ những mối quan hệ đã phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy giáo lí
Nho giáo được hình thành dựa trên các hệ thống tư tưởng và mối quan hệ trong,
ngoài xã hội như: tư tưởng trung quân ái quốc; tư tưởng trọng sự hay nói cách
khác là lối sống thanh cao, khí tiết của nho sĩ; tình bằng hữu; tình vợ chồng nghĩa phu thê và tình phụ tử. Tất cả những mối quan hệ này lại bị chi phối bởi
những giáo lí, tiết điều Nho giáo thống nhất như những giá trị thuần phong mỹ
tục, quy chuẩn về cái đẹp trong xã hội phải dựa vào khuôn vàng thước ngọc,
muốn nói về cái đẹp thì người ta thường ví von hay so sánh với vẻ đẹp của tùng,
cúc, trúc, mai, nói về người con trai thì phải đủ cả năm yếu tố: nhân, nghĩa, lễ,
9



chí, tín. Hay người phụ nữ đoan trang, tiết tháo phải là người: công, dung, ngôn,
hạnh,...Nho giáo thông thường đề cao cái chung của xã hội mà quên đi cái tôi cá
nhân trong bản ngã nhân sinh của con người.
Tất cả những nội dung luân lý, đạo đức đó của Nho giáo chính là những
cái mà chúng ta cần phải kế thừa và phát huy.
1.1.1.2. Nguyên nhân hình thành Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo Việt Nam được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và
lâu dài đến xã hội Việt Nam, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì
trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ
như nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn,...
Thời Bắc thuộc đã có một số bằng chứng cho thấy Nho giáo được truyền
vào thế kỷ I TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong
kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ, tuy
nhiên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế. Việc phổ biến Nho giáo được
nhà Tây Hán xem là hành động giáo hóa, khai minh cho các bộ tộc man rợ bị
chinh phục. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam song song với chữ Hán dần
Hán hóa ngôn ngữ của người Việt làm nền tảng cho việc tiếp thu những tri thức
về xã hội và tự nhiên, văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học từ người
Trung Hoa cổ đại [36].
Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, khi người Việt
bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và bắt đầu xây dựng nền văn minh Đại
Việt trong khuôn khổ của một nhà nước quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt
Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho
giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn xây dựng nhà nước quân chủ tập
quyền thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, nhằm củng cố quyền lực trung
ương, duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở các triều đại quân chủ đầu tiên sau khi
Việt Nam giành độc lập, Nho giáo vẫn chưa có vai trò đáng kể trong đời sống
chính trị, tinh thần của xã hội Việt Nam [5].
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu. Năm 1075 mở khoa thi nho

học đầu tiên với tên gọi "Thi minh kinh bác học" và "Nho học tam trường",
10


chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam. Năm 1076,
nhà Lý cho lập Quốc Tử giám ngay giữa kinh thành và "chọn quan viên văn
chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử giám". Từ đây, con em quý tộc họ
Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo. Cũng từ đây, nền đại học
Việt Nam được khai sinh. Năm 1156, nhà Lý cho lập miếu riêng thờ Khổng Tử
(trước đó, Văn Miếu thờ chung cả Chu Công và Khổng Tử). Với việc tổ chức
khoa cử, nhà Lý đã mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam kéo dài hơn 800 năm,
qua đây tuyển chọn những nhân tài cho bộ máy nhà nước, nêu cao vị trí nho học,
thúc đẩy việc truyền bá và phát triển nho học. Tuy vậy, ở thời Lý, việc học tập
và thi cử chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có quy chế rõ ràng [5].
Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong cung đình
và đi sâu vào sinh hoạt tinh thần của Đại Việt trên nhiều mặt. Giáo dục nho học
giữ vị trí chủ đạo trong nền giáo dục đất nước. Tầng lớp nho sĩ trở nên đông đảo
và tích cực tham gia các công việc chính trị của đất nước, phấn đấu cho lý tưởng
của Nho giáo, phát triển những quan điểm về các mặt chính trị, xã hội, đạo đức,
làm cho sinh hoạt tư tưởng và văn hóa nước nhà khá náo nhiệt.
Trong xã hội thế kỷ XVI, thời Mạc, Nho giáo không còn ở giai đoạn cực
thịnh như thời Lê Thánh Tông, nó đã bắt đầu có sự rạn nứt, thoái hóa cùng với
bối cảnh đang rối ren, loạn lạc của xã hội lúc này. Khuôn khổ lễ giáo phong kiến
cũng đã đến lúc bắt đầu rạn vỡ, lung lay, nhiều tín điều của Nho giáo đã không
còn đủ ý nghĩa tôn nghiêm, quan hệ tự do nam nữ luyến ái đã có phần phóng
khoáng, luân thường đạo lý trong xã hội đã bắt đầu chao đảo, ngả nghiêng.
Chính cái bối cảnh xã hội đó có lẽ đã tác động mạnh làm thay đổi cá nhân sinh
quan lẫn thế giới quan của nhà nho.
Đến thời nhà Nguyễn, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho
giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ XIX. Nho giáo

mất dần ảnh hưởng, bị lãng quên, thậm chí bị đả kích khi Việt Nam tiếp xúc với
văn minh phương Tây dưới sự bảo hộ của Pháp và nhất là khi chế độ khoa cử
lấy Nho giáo làm trọng tâm bị bãi bỏ, Nho giáo bị loại ra khỏi chương trình giáo
dục. Tuy nhiên Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cách mạng
11


như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh...
1.1.2. Phi Nho giáo
1.1.2.1. Khái niệm
Trong quá trình nghiên cứu, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa
chính xác cụ thể nào về phi Nho giáo. Có chăng chỉ là dựa vào các biểu hiện mà
người viết khái quát lại thành khái niệm.
Theo cuốn Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì "phi" có nghĩa là
"trái, không phải" [1;113]. Còn theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
thì "phi" có nghĩa là: "dùng để nêu một giả thiết phủ định, rồi nói rõ cái gì sẽ xảy
ra với giả thiết ấy, nhằm nhấn mạnh một điều gì đó" [29;1007].
Trong cuốn Nho giáo ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng Thị Hồng Cẩm
đã định nghĩa rằng: "Phi Nho giáo là những hệ tư tưởng phóng túng, hưởng lạc,
và hoàn toàn xa lạ với tư tưởng khắc kỉ nghiệt ngã của Nho giáo"[37;461].
Như vậy, có nhiều nhận định, cách đánh giá khác nhau về định nghĩa từ
"phi" nhưng từ những nhận định đó, chúng tôi hiểu một cách chung nhất thì phi
Nho giáo là một giả thiết phủ định Nho giáo, tức là không phải Nho giáo, thể
hiện những luồng tư tưởng mới, phóng túng, hưởng lạc và hoàn toàn xa lạ với
những nguyên tắc của Nho giáo
Từ những nhận định và các định nghĩa của các nhà nghiên cứu đã trình
bày ở trên chúng tôi rút ra được khái niệm của phi Nho giáo. Phi Nho giáo là
những hệ tư tưởng lệch ra khỏi quỹ đạo chuẩn của những nguyên tắc, giáo lý
Nho giáo nơi cửa Khổng sân Trình.
1.1.2.2. Nguyên nhân hình thành phi Nho giáo ở Việt Nam

Phi Nho giáo hình thành và xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng chủ yếu dựa trên hai nguyên nhân chính là do du nhập luồng tư tưởng
mới, văn hóa phương Tây từ khi thực dân Pháp xâm lược và thay đổi chữ viết
(từ chữ Hán, chữ Nôm sang sử dụng chữ quốc ngữ).
Trong đó quá trình truyền đạo, các luồng tư tưởng, văn hóa phương Tây
vào nước ta ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành các biểu hiện của phi
Nho giáo.
12


Biểu hiện sớm nhất của sự giao lưu, tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa
phương Tây và thế giới là sự truyền giáo vào Việt Nam của các giáo sĩ phương
Tây.
Do chính sách bế quan toả cảng của nhà nước phong kiến nên mặc dù văn
hoá Việt Nam đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ khoảng thế kỷ XVI, song
phải đến nửa sau thế kỷ XIX, sự tiếp xúc và ảnh hưởng đó mới mạnh mẽ. Văn
hoá Việt Nam tiếp xúc và giao lưu với văn hoá phương Tây trước hết thông qua
ảnh hưởng Kitô giáo và văn hoá Pháp.
Việt Nam đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ thế kỉ thứ XVI, đời hậu
Lê. Việc tiếp xúc này nằm trong quá trình thực dân hoá các nước Đông Nam Á
của phương Tây. Trong quá trình này, các cố đạo đi truyền giáo và mở rộng
quốc gia của Chúa, nhà tư bản đi tìm kiếm nguyên liệu thị trường, còn tên thực
dân đi chiếm đất.
Từ năm 1533- 1593 tại một số vùng của Nam Định, Nghệ An ngày nay đã
xuất hiện các cuộc tiếp xúc của các giáo sĩ phương Tây với cư dân. Họ giảng
đạo, tuyên truyền, lôi kéo và đào tạo nhiều tu sĩ, lập nhiều làng công giáo toàn
tòng. Đây là giai đoạn thứ 2 trong quá trình tiếp xúc văn hoá Tây – Đông trên
giải đất Việt Nam.
Giai đoạn thứ 3, từ thế kỉ XVII –XIX, lúc đầu các giáo sĩ và thương nhân
phương Tây tiếp xúc một cách hoà bình, hòa hợp với cư dân Việt Nam. Nhưng

sau đó chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển ngày càng mạnh và đi vào con
đường thực dân. Quá trình thực dân hoá các nước Đông Nam Á của phương Tây
bắt đầu từ đây, việc liên kết giữa nhà truyền giáo với nhà tư bản và thực dân đã
bộc lộ rõ nét từ tính chất ban đầu là tôn giáo, sau đó là thương mại và cuối cùng
nâng thành hoạt động chính trị của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Cuộc xung đột giữa hai tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn và Tây Sơn vào
thế kỉ XVII đã tạo cơ hội tốt cho các cuộc truyền giáo và can thiệp bằng vũ trang
của thực dân Pháp vào Việt Nam. Nhưng rồi một sự thật trớ trêu lại đến với Gia
Long là: một mặt, vua Gia Long mang ơn các giáo sĩ là người Pháp đã giúp đỡ
ông; mặt khác, là người Việt, vua Gia Long lo ngại ảnh hưởng của văn hoá
13


phương Tây, trong đó có việc truyền đạo sẽ làm mai một truyền thống văn hoá
lâu đời của Việt Nam. Sự lo ngại này đã dẫn đến một số chính sách thiếu sáng
suốt của triều đình nhà Nguyễn như bế quan toả cảng, không khuyến khích phát
triển đạo kitô, khuyến khích khôi phục Nho giáo như là quốc giáo.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, XIX và XX sự ảnh hưởng của văn hoá
phương Tây tới Việt Nam rất mạnh mẽ mà rõ rệt nhất là sự ra đời của chữ quốc
ngữ, chữ quốc ngữ được hình thành trên cơ sở hệ chữ cái Latinh. Do nhu cầu
truyền đạo cho nên các giáo sĩ Phương Tây tạo ra chữ quốc ngữ. Người trực tiếp
tạo ra thứ chữ được đánh giá là rất khoa học và tiện lợi này là A-lếch- xăng đờ
Rốt.
Chữ quốc ngữ xuất hiện chủ yếu do sự xâm nhập của đạo Thiên chúa vào
Việt Nam. Thông qua con đường truyền bá từ Ma Cao (Trung Quốc) các giáo sĩ
người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp đã vào nước ta truyền đạo...Ban đầu
do sự bất đồng về ngôn ngữ đã gây không ít khó khăn cho quá trình truyền đạo
nên các giáo sĩ đã dùng chữ cái La tinh để phiên âm tiếng Việt...Năm 1627,
A.De Rode đã tu chỉnh và hoàn thiện dần các sáng tạo trước của các giáo sĩ. Đến
năm 1644, hội truyền giáo Pa - ri được thành lập, các giáo sĩ người Pháp dần dần

thay thế giáo sĩ người Bồ Đào Nha truyền đạo vào nước ta. Lúc đầu chữ quốc
ngữ chỉ được sử dụng trong quá trình truyền đạo, về sau do chính sách văn hóa
của người Pháp dần dần mới được sử dụng rộng rãi, có thời kì các nho sĩ lần
lượt từ bỏ viết bút lông và chuyển sang viết bút chì, bút mực sau này là bút máy
do sự du nhập văn hóa phương Tây và đến sau 1945 được sử dụng trong cả
nước.
Chữ quốc ngữ xuất hiện cùng với chính sách văn hoá của Pháp về sau này
đó được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự phát triển của đô thị, giao
thông vận tải, nhà cửa, kiến trúc, trang phục, ẩm thực và quan trọng nhất là hệ
thống chữ viết.
Thay thế cho những phong tục tập quán lâu đời về ăn, mặc, ở và những
phong tục truyền thống là những luồng văn hóa, luồng tư tưởng mới từ phương
Tây du nhập vào nước ta. Từ những yếu tố khách quan bên ngoài đó đã hình
14


thành lên những tầng lớp mới trong xã hội, những con người với những biểu
hiện đi ngược lại với thuần phong mỹ tục đã tồn tại trước đó rất nhiều năm như:
Me Tây, gái điếm, quan lại ăn tiền...Sau một thời gian ngắn, văn hóa tư bản
phương Tây đã nhanh chóng du nhập vào nước ta với những quan niệm sống
phóng túng, thoải mái, dung tục. Bắt đầu từ giai đoạn này tình cảm cá nhân, nam
nữ luyến ái, chuyện nam nam nữ nữ, chăn chăn gối gối, tình cảm lãng mạn được
nhắc đến nhiều hơn là vấn đề chính trị - xã hội. Chính vì điều này mà các biểu
hiện lệch lạc về tư tưởng, suy nghĩ trong tầng lớp nho sĩ xuất hiện ngày một dày
đặc và đó cũng chính là những biểu hiện của phi Nho giáo.
1.2. Khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến
1.2.1. Cuộc đời
Như một hiện tượng lạ xuất hiện trên văn đàn văn học trung đại thời bấy
giờ, Nguyễn Khuyến là một cái tên nổi bật lên với tài năng xuất chúng, cuộc đời
thăng trầm và phong cách nghệ thuật văn chương độc đáo.

Nguyễn Khuyến còn có tên gọi khác là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn
(một ngọn núi cao, đẹp trong huyện); khi thi cử, thành đạt mới đổi ra Nguyễn
Khuyến tự Miến Chi (nghĩa là "gắng lên", do chữ Khuyến mà ra).
Ông sinh ngày 15/2/1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất mùi, Minh
Mệnh thứ 16).
Từ một thế kỉ nay, sách vở vẫn chép tên nhà thơ là Nguyễn Khuyến.
Nhưng nhân dân thường gọi theo cách tôn trọng, kiêng húy là Tam nguyên Yên
Đổ hoặc Hoàng Vũ, do ghép học vị Tam nguyên – Hoàng giáp, với tên làng xã
quê hương ông, làng Và (tên chữ là Vị Hạ), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục (nay
thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) [17;39].
Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có
truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà
Tĩnh, di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm. Thời Lê trung
hưng, cụ tổ bảy đời Nguyễn Khuyến làm quan nhà Mạc, được phong đến Quan
lượng hầu. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan
đến Hiến sát sứ Thanh Hóa. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn, vẫn theo đòi
15


nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là người hào phóng
"khách khứa bạn bè thường đầy nhà", tính lại thích rượu, cao hứng uống say, lại
lấy ca hát ngâm vịnh làm vui. Văn cụ viết tự nhiên, hồn hậu, không ưa trau chuốt.
Hình như cả đời cụ không có thước đất cắm dùi, nhiều phen đi ngồi dạy học, nay
sang Nam Xang, mai về Thanh Liêm, Nho Quan để kiếm sống. Mãi năm 1843,
dân làng Vị Hạ mới làm nhà đón cụ về ở xứ Vườn Bùi để dạy học cho con em
trong vùng. Thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý, tính tình hào phóng, cuộc sống ấy,
tính cách ấy của cụ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này.
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê ở làng Văn Khê, tục gọi là
làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định). Ông ngoại nhà thơ là Trần Công Trạc, đỗ sinh đồ (tú tài) thời

Lê mạt. Cụ gả con gái thứ tư cho ông Liễn và tạo điều kiện cho con rể mở
trường học ngay ở Hoàng Xá. Chính Nguyễn Khuyến đã cất tiếng chào đời từ
trong một ngôi nhà hướng đông, trông thẳng ra núi Quế, cách vài ba dặm đường
chim bay.
Bà mẹ Nguyễn Khuyến, theo như nhà thơ kể lại trong Gia phả, đáng là
một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ, "tính đoan trang, trầm tĩnh,
thuận hòa" lại rất mực thương người, mọi việc nữ công gia chánh đều thông
thạo. Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ
lam làm, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê vá mướn kiếm sống, để khuyến
khích và nuôi chồng, con ăn học, thi cử [17;40].
Năm 17 tuổi (1852), Nguyễn Khuyến dự kì thi Hương đầu tiên trong đời.
Nguyễn Khuyến tham gia nhiều cuộc thi Hương, nhưng lại lận đận trên con
đường khoa cử nên ông thi trượt nhiều năm liền. Ba khoa thi Hương liên tiếp
(1855, 1858, 1861), ông đều bị trượt. Ông đã có những câu thơ tức cảnh vào độ
ấy:
Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi,
Tuổi đã ba mươi kém một thôi…
… Bốn khoa hương thí không đâu cả,
Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi
16


Nguyễn Khuyến phải lận đận gần ba mươi năm trời đèn sách, với chín
khóa lều chõng, thông thường mỗi khóa cách nhau ba năm. Trong hoàn cảnh
Nguyễn Khuyến, đó là một cố gắng phi thường. Đâu phải là con đường khoa
bảng là hanh thông đối với ông. Mãi tới năm 1871, ông mới nhận cờ biển Tiến sĩ
do chính vua Tự Đức ban tặng.
Nguyễn Khuyến làm quan 12 năm: mở đầu bằng chức Đốc học rồi làm Án
sát tỉnh Thanh Hóa, Bố chánh Quảng Ngãi, được cử làm phó cho Lã Xuân Oai
trong đoàn sứ bộ qua nhà Thanh kêu xin viện binh đánh Pháp và kết thúc bằng

chức Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (mà kì thực chưa nhậm chức ngày nào). Bước
đường hoạn lộ của ông cũng khá gập ghềnh: từng bị phạt, bị giáng chức; quá
trình đó lại trùng với một giai đoạn bi thảm nhất, sóng gió nhất của lịch sử dân
tộc. Kể từ năm 1873, khi Nguyễn Khuyến bắt đầu đảm nhận chức Học quan ở
Thanh Hóa, cũng là lúc thực dân Pháp đánh lan ra Bắc Kì; hàng loạt sự biến
nghiêm trọng diễn ra dồn dập đe dọa nỗi an nguy của đất nước. Với trách nhiệm
là một trong ba quan đầu tỉnh Thanh, năm 1874, ông phải mang quân chặn quân
khởi nghĩa (mà sử cũ gọi là Nghệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng núi Tĩnh
Gia, Nông Cống. Đúng lúc ấy, mẹ ông mất tại tỉnh Thanh Hóa. Ông phải nghỉ 3
năm về quê cư tang mẹ. Hết tang, ông vào triều đình giữ chân Biện lý bộ Hộ.
Năm 1877, ông lại ra làm quan, giữ chức Bố chính Quảng Ngãi.
Bốn, năm năm làm Toản tu ở Sử quán, từ năm 1879 đến 1883, vẫn sống
trong cảnh thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh
quan trường. Đến năm 1884, khi ông từ bỏ công danh về ẩn náu nơi làng quê thì
cũng là lúc triều đình Huế kí hàng ước Pa-tơ-nốt thừa nhận quyền thống trị của
thực dân.
Từ năm 1884 cho đến khi mất, chỉ trừ một vài năm (khoảng 1891 -1892)
buộc phải lên Thái Hà ấp (Hà Nội) làm gia sư dạy con cả Hoàng Cao Khải là
Hoàng Mạnh Chi, còn đúng 25 năm ông sống ở Yên Đổ trong cảnh thanh bần,
khéo léo, nhưng cương quyết khước từ mọi thủ đoạn mua chuộc, chèo kéo của
thực dân Pháp, thông qua bọn tay sai mời ông ra cộng tác với chúng.
Năm 1884, trở về nhà ấy là cái mốc có ý nghĩa quyết định cho việc hình
17


thành tinh thần yêu nước của Nguyễn Khuyến, cũng là thời gian ông có điều
kiện trở lại chan hòa, đồng cảm với cuộc sống cơ khổ và thân phận mất nước
của bà con làng xóm.
Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/2/1909 (tức 15 tháng Giêng năm
Kỷ dậu), thọ 75 tuổi [16;27]. Suy ngẫm về cuộc đời mình, ông tự tổng kết cuộc

đời mình đầy xót xa, cay đắng:
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời
(Di chúc)
Tất cả những yếu tố trên đã làm nên một cuộc đời Nguyễn Khuyến đầy
sóng gió, bất trắc nhưng cũng đầy ý nghĩa.
1.2.2. Con người
Con người Nguyễn Khuyến không chỉ tài năng, đức độ mà ông còn là một
hình mẫu nhà nho lý tưởng của xã hội phong kiến giai đoạn này.
"Nguyễn Khuyến là một học trò xuất sắc của nhà trường phong kiến, một
nhà nho ưu tú về phẩm hạnh và học vấn, nhưng ông cũng là nạn nhân của tư
tưởng Nho giáo khi nó đã lâm vào tình trạng phá sản. Bi kịch của đời ông chính
là ở chỗ đã ý thức được một cách sâu sắc cảnh ngộ bản thân trước thời cuộc.
Trong ông luôn diễn ra nỗi mặc cảm về sự bất lực trước thời cuộc, sự lỗi thời
của vai trò mình đang sắm". [38;294]
Trước bước ngoặt của lịch sử dân tộc, Nguyễn Khuyến đã quyết định cho
mình một sự lựa chọn dứt khoát: treo ấn từ quan, về làng ở ẩn. Lúc đầu Nguyễn
Khuyến gọi đó là "dũng thoái" (Rút lui một cách dũng cảm – trong bài Vũ hậu
xuân tủy cảm thành). Nhưng rồi dần dà, chính Nguyễn Khuyến cũng không còn
đánh giá quá cao hành động đó của mình. Ông tự giễu mình:
Cờ đang giở cuộc không còn như nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng!
Nguyễn Khuyến đã thú nhận cái bất lực của bản thân, và qua đó, bộc lộ
cái bất lực của một giai tầng, Nguyễn Khuyến còn cảm nhận được cả cái vô
dụng trong sở học của mình:
18


Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già!

(Ngày xuân dặn các con)
Nguyễn Khuyến sống rất chan hòa với gia đình, bạn bè và làng xóm.
Nguyễn Khuyến có tất cả năm người vợ. Ông lấy vợ cả năm ông 18 tuổi.
Nguyễn Khuyến dành rất nhiều tình cảm yêu kính đậm đà cho những người vợ
của mình, nhưng người vợ được ông lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác nhiều
nhất có lẽ là người vợ cả.
Con người của Nguyễn Khuyến vừa mộc mạc, chất phác, dung dị lại có
phần tinh tế, sâu sắc. Trong Nguyễn Khuyến có một ông Tam nguyên, một cụ
già nông thôn và một chàng thanh niên nghịch ngợm. Ngoài cái sắc sảo, tinh tế,
một phần là bẩm sinh nhưng phần lớn là do rèn luyện thì ông có một nét rất đặc
sắc: nghịch ngợm và hóm hỉnh.
Nguyễn Khuyến, một vị quan thanh liêm, chính trực, có tài năng, yêu quê
hương, dân tộc. Nhưng vì thời cuộc mà ông đã phải sống cả đời trong tâm trạng
bất mãn, bế tắc với xã hội cũ, những tư tưởng, ý niệm của Nguyễn Khuyến đều
được thể hiện rõ qua các tác phẩm thơ ca của ông.
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông có tâm hồn
rộng mở, yêu cuộc sống, yêu làng quê thiên nhiên. Dường như thơ của ông chân
thật, mộc mạc, gần gũi giống như con người của ông vậy.
Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ có thể kể đến như: Quế Sơn thi tập,
Bách Liêu thi văn tập, Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ và còn rất nhiều sáng tác về bài
ca, văn tế, câu đối, bài hát ả đào được rất nhiều người yêu thích. Trong đó có tập
thơ Quế Sơn thi tập với hơn 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ
Nôm được viết theo nhiều thể loại khác nhau.
Đối với các bài thơ viết bằng chữ Hán, Nguyễn Khuyến thường viết theo
lối thơ trữ tình để thể hiện nỗi lòng, cảm xúc của chính mình. Còn bộ phận thơ
Nôm, ông mang lối trào phúng trữ tình, chủ yếu là tư tưởng của triết lý Đông
phương để nói đến sự bất mãn đối với triều đình, với xã hội phong kiến bấy giờ.
19



Nguyễn Khuyến – nhà thơ trữ tình, trào phúng xuất sắc nhất, ông chính là
nhà thơ của làng quê, nông thôn Việt Nam. Đọc những tác phẩm thơ ca của
Nguyễn Khuyến, chúng ta thấy được niềm băn khoăn, tâm sự của chính tác giả.
Trải qua biết bao thời đại nhưng các sáng tác của ông vẫn luôn làm người đọc
cảm thấy xót xa dù trong câu chữ luôn là những vần thơ vui tươi, yêu đời.
Nguyễn Khuyế n chủ yế u sáng tác văn chương bằ ng chữ Hán . Với mảng
thơ văn chữ Hán, Nguyễn Khuyế n đã chứng tỏ đươ ̣c sức ho ̣c phi thường, tri thức
uyên bác của min
̀ h . Song điề u hơn đời của ông la ̣i ở chỗ không chỉ là bâ ̣c túc
học, thâm nho, am tường kinh sử , Nguyễn Khuyế n còn kiêm mô ̣t tài thơ Nôm
xuấ t chúng. Thơ Nôm của ông có thể sánh với bấ t kì thi si ̃ tài danh nào trong
lịch sử văn học.
Ở tác phẩm của Nguyễn Khuyến có hiện tượng song trùng trong diễn đa ̣t
về mô ̣t hin
̀ h tươ ̣ng thơ (vừa bằ ng chữ Hán , vừa bằ ng chữ Nôm). Có thể xem đây
là những cặp tác phẩm toàn bích của một nghệ sĩ bậc thầy . Xét ở phương diện
hình thức, Nguyễn Khuyế n đã thử sức và thành công trên nhiề u loa ̣i thể : văn, thơ
luâ ̣t, hát nói, câu đố i . Ông đươ ̣c coi là người làm câu đố i cự phách nhấ t trong
làng văn học Việt Nam xưa nay [24;295].
Sự nghiệp của Nguyễn Khuyến được quan tâm và biết đến ở hai mảng lớn
đó là con đường làm quan (hay sự nghiệp trên lĩnh vực quan trường) và sự
nghiệp văn chương. Nhưng đáng chú ý hơn cả vẫn là sự nghiệp văn chương của
ông.
Điểm lại di sản thơ văn Nguyễn Khuyến hiện còn lưu truyền thì phần Hán
vẫn nhiều hơn phần Nôm. Ở Nguyễn Khuyến còn có hiện tượng đặc biệt là có
một số bài vừa có văn bản Hán, vừa có văn bản Nôm. Có thể suy đoán rằng:
Nguyễn Khuyến đã sáng tác bằng chữ Hán rồi tự mình lại dịch ra chữ Nôm,
nhưng cũng không loại trừ có bài được sáng tác trước bằng chữ Nôm, rồi thoát
dịch ra chữ Hán. Hiện tượng này chứng tỏ nhà thơ thành thạo trong việc sử dụng

cả hai lợi khí văn tự. Phần thơ Hán và Nôm bổ sung cho nhau, thể hiện sáng rõ
cá tính, cốt cách con người Nguyễn Khuyến. Có thể xem thơ chữ Hán của
Nguyễn Khuyến như một tập nhật ký được ghi chép đều đặn hơn, rõ ràng hơn là
20


×