Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thu trong thơ Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.81 KB, 6 trang )

PHẦN 1


I - Rằm tháng giêng Kỉ Dậu (1909), sau 25 năm cáo thoái triều quan, lui về chốn
quê, hòa vào thôn ổ, Nguyễn Khuyến, nghệ sĩ lớn cuối cùng của nền thơ ca cổ điển Việt
Nam, khép lại trang đời, hưởng thọ 74 tuổi.

Sáng tác của Nguyễn Khuyến (gồm thơ, văn , câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm)
hầu hết được làm sau lúc từ quan (1884), hiện còn khoảng trên 800 bài [1; 19]. Trong đó
đại bộ phận là thơ. Đặc biệt có nhiều bài thơ được ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ
Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Tính cho đến nay, cuốn “Nguyễn Khuyến- tác phẩm” do
Nguyễn Văn Huyền sưu tầm , biên dịch, giới thiệu ( Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984)
là cuốn sách giới thiệu nhiều tác phẩm của Nguyễn Khuyến nhất – 432 tác phẩm.

Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét mảng thơ có giá trị nhất của Nguyễn Khuyến là
mảng thơ Nôm , trong thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ Thu (Thu vịnh , Thu điếu , và
Thu ẩm). Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến có thi đề là ba cái thú tiêu khiển thanh tao và
cũng thật thanh đạm của một dật sĩ: làm thơ, câu cá và uống rượu . Nhìn một cách chung
nhất, nhà thơ đã đóng góp cho văn học dân tộc bức tranh thu tiêu biểu về vùng quê
chiêm trũng - làng Yên Đổ, tỉnh Hà Nam. Ba thi phẩm này hầu như được viết khá gần
nhau, rất nhất quán trong cách đặt thi đề, trong mạch cảm hứng, hơi thơ; nhất quán về
không gian, thời gian và cả bầu sinh quyển. Bộ ba ấy tự mình làm thành một thế giới. Ông
đã tạo ra nó bằng cả tâm hồn mình, và ông cũng đã chọn cái thế giới ấy làm nơi neo đậu
cho cốt cách của mình. TS Chu Văn Sơn nhận xét:“ Hồn thơ của ông đã chọn cái cõi thu
này để kí thác và chốn ấy cũng nhận ông về để rồi biến cái phù du khoảnh khắc nhất thời
của thân thế cá nhân thành những giá trị chung muôn đời” [ 17;7].
Từ lâu ba bài thơ Thu đã được đưa vào chương trình giảng dạy của môn Văn bậc
trung học. Phân tích chỗ tinh diệu trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên ở ba bài thơ này
là một trọng tâm chú ý trong giờ giảng văn của đa số giáo viên phổ thông chúng tôi. Sự
chú ý đó rất cần , rất đúng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nên chú ý đúng mức đến hình tượng
cái tôi trữ tình thể hiện qua bộ ba này. Hình tượng đó , như sau đây sẽ luận giải, có tính


chất quán xuyến toàn bộ thơ Nguyễn Khuyến.

Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung tinh thần của
chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần mà còn là
đối tượng miêu tả biểu hiện; chủ thể không chỉ được xem như là một yếu tố tạo nên nội
dung tác phẩm mà còn được xem như là một phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm, là
một thành tố của thế giới nghệ thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng
tạo độc đáo, dấu ấn của chủ thể càng in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dòng thơ,
bài thơ,..
Vấn đề cần giới thuyết ở đây là mối quan hệ giữa chủ thể với hình tượng nhân vật
trữ tình, là những hình thức biểu hiện của chủ thể với tư cách là hình tượng trung tâm của
tác phẩm thơ trữ tình. Để thấy rõ mối quan hệ này, cần thiết phải phân biệt chủ thể và cái
tôi, cái tôi của nhà thơ và cái tôi trữ tình trong tác phẩm.
Chủ thể là một phạm trù được xem xét trong mối quan hệ với khách thể, là phạm trù
đối lập với khách thể ở tính tích cực, thể hiện ở ý thức, ý chí và khả năng nhận thức, chiếm
lĩnh hiện thực khách quan. Cái tôi là yếu tố của chủ thể làm cho chủ thể ý thức được chính
mình, là chức năng tự nhận thức của chủ thể.
Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong
thơ. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ
sáng tác. Những sự kiện, hành động, tâm tình và kí ức trong cuộc đời riêng cũng in đậm
nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực
tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín. Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua cách nhìn,
cách nghĩ, qua tình cảm thái độ trước thế giới. Tuy nhiên, cái tôi trữ tình trong thơ và cái
tôi của nhà thơ không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội
học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà
thơ đã được nghệ thuật hoá và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình,
là một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

**
II- Ở ba bài thơ thu ( Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm), qua ba bức tranh thu

người đọc có thể nhận ra một con người có cách cảm nhận đặc sắc, tinh tế đối với
làng cảnh Việt Nam:

1- Phong cảnh làng q trong thơ Nguyễn Khuyến, như nhiều người đã nhận xét ,
đúng là phong cảnh q hương nhà thơ, một làng q vùng chiêm trũng, lặng lẽ, nên thơ-
làng n Đổ , huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam trong hai thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX
đầy những biến động dữ dội. Cảnh q được cảm nhận bằng nhiều điểm nhìn, nhiều góc
nhìn, ở nhiều thời điểm khác nhau, trong những trạng thái tâm tư khác nhau nhưng thảy
đều thống nhất trong nhãn giới của một con người canh cánh một tình u q hương
nồng đượm.
Có cái nhìn tồn cảnh, bao qt một khơng gian rộng lớn ở nhiều thời điểm khác
nhau , trong một trạng thái minh tĩnh tuyệt đối, một tầm đón nhận tinh tế mọi biểu hiện
của cảnh thu:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
( Thu vịnh )
Có cái nhìn từ một khơng gian cụ thể, ở một khoảng thời gian cụ thể trong bài Thu
điếu. Đó là cái nhìn của ơng câu từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo, bất động trên mặt ao lặng
lẽ vào một chiều thu lạnh lẽo:
Ao thu lạnh lẽo , nước trong veo ,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng , trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo,
Có cái nhìn chếnh chống bỡi men tiêu sầu và đó cũng là sự bổ sung một cách nhìn ,
một tâm thế nhìn để phát hiện ra các khía cạnh khác nhau của bức tranh q từ một đêm
trăng muộn:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
( Thu ẩm)
Viết về làng q mình bằng chính sự quan sát, trải nghiệm của cả cuộc đời gắn
bó với q hương nhà thơ nhận ra những nét rất đặc trưng của cảnh thu nơi làng q
núm ruột của mình. Đó là:
Một bầu trời cao xanh lồng lộng dù được ngắm nhìn ở thời điểm ban ngày hay ở một
đêm trăng:
“ Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”
“Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt”
“ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
Màu xanh xuất hiện ba lần như một nỗi ám ảnh trong chùm thơ nhưng hình như mỗi
màu xanh trong mỗi cảnh thu đều có những nét riêng của nó. Màu xanh ngắt trong Thu
ẩm dường như pha một chút ngạc nhiên , hóm hỉnh, mà đau đớn tự bên trong; màu xanh
của Thu điếu là màu xanh phân vân trước cái cao rộng của bầu trời, còn màu xanh
trong Thu vịnh là cái nền xanh sâu lắng vừa cao rộng vừa thẳm sâu
Nước thu trong vắt, lãng đãng khói sương vào buổi hừng đông hoặc lúc chiều tà-
“Nước biếc trông như tầng khói phủ”. Gió thu nhè nhẹ, hắt hiu. Lá thu không trút ào ạt như
mùa thu Trung Quốc trong thơ Đỗ Phủ. Nó nhè nhẹ rời cành buông mình lượn theo làn gió
hắt hiu : ‘Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Trăng thu sáng trong dịu mát , gợi cảm, sinh động:
“ Song thưa để mặc bóng trăng vào”
“ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”
Đường thôn , lối xóm ngày thu thặt yên ắng: “ Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”.
Ở trung tâm cõi thu của Nguyễn Khuyến là một nếp nhà giản dị : “ năm gian nhà cỏ
thấp le te” nhưng luôn mở thông với thiên nhiên, giao hòa với trăng thu quyến rũ: “ Song
thưa để mặc bóng trăng vào”. Do vậy , hình ảnh ‘năm gian nhà cỏ” không hề gợi sự tồi

tàn , mặc cảm mà là sự thích thảng, một nếp sống thanh bạch của những con người cao
khiết.

Cả ba bài thơ đều sử dụng các từ thuần Nôm, thảng hoặc có một vài từ gốc Hán
được Việt hoá cao độ ( Một trong những dấu hiệu của mức độ Việt Hoá từ ngữ gốc Hán là
ở chỗ chúng có được dùng trong dạng từ đơn âm để đặt câu hay không) mặc dù Cụ là một
người tinh thông chữ Hán và làm thơ chữ Hán nhiều hơn là thơ Nôm. Nhờ đó ý thơ tinh
xác, cụ thể, cảm tính trong từng từ ngữ miêu tả, là kết quả của một năng lực quan sát tinh
tường, một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên quê kiểng. Nhà thơ Xuân Diệu từng
thán phục Cụ khi Cụ sử dụng tinh vi các từ chỉ mức độ hoạt động của lá và của sóng trong
hai câu: “ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí . Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”[13, 167].
Đặc biệt nhất là các từ láy được sử dụng rất đắc địa. Hệ thống từ láy Nguyễn
Khuyến sử dụng là những từ có tính tượng hình, gợi cảm cao. Bài nào cũng có: Thu vịnh
có lơ phơ, hắt hiu; Thu điếu có lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng; Thu ẩm có le te, lập loè, phất
phơ, lóng lánh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×