Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.88 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ Ở
PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

TẠ VIẾT ANH QUANG

Huế, 4/2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ Ở
PHƯỜNG THỦY BIỀU,THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Lê Hiệp
Sinh viên thực hiện: Tạ Viết Anh Quang
Lớp: K48B-KTNN
Niên khóa: 2014-2018

Huế, 4/2018



Lời Cảm Ơn
Đề tài này được hoàn thiện là kết quả của quá trình học tập vừa qua và một
quá trình thực tế tại địa bàn phường Thủy Biểu, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá
trình học tập, nghiên cứu và viết đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo của trường Đại học
Kinh Tế Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy,
TS.Nguyễn Lê Hiệp người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị cán bộ của UBND phường
Thủy Biều, HTX Nông nghiệp phường Thủy Biều cùng toàn thể các hộ dân của
phường đã trực tiếp cung cấp số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình
tốt thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Do thời gian thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như lần đầu tiếp
xúc với thực tế nên còn nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót
nhất định. Tôi rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý của quý
thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 4 năm 2018.
Sinh viên
Tạ Viết Anh Quang

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... i
MỤC LỤC.......................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI...........................................................................................................vii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................. 5
1.1.1. Cơ sở về hiệu quả kinh tế.................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây thanh trà................................................................8
1.1.3. Giá trị của cây thanh trà..................................................................................12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà.....................13
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây thanh trà......................15
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................17
1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới..............................................................17
1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi trong nước................................................................19
1.2.3. Tình hình sản xuất thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Thủy Biều...20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI
PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ..................................................................23
SVTH: Tạ Viết Anh Quang


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..........................................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................23
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội................................................................................24
2.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của phường Thủy Biều..................28
2.2. Tình hình sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều.................................................29
2.3. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của hộ điều tra...............31
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra..............................................................31
2.3.2. Tình hình sản xuất thanh trà của các hộ điều tra.............................................36
2.3.3. Hiệu quả sản xuất thanh trà............................................................................41
2.3.4. Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra..............................................50
2.3.5. Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ dân sản xuất thanh trà.........53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ........56
3.1. Định hướng............................................................................................................56
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại phường
Thủy Biều, thành phố Huế............................................................................................57
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất Thanh trà........................57
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật......................................................................................57
3.2.3. Giải pháp về vốn và tín dụng..........................................................................58
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng..............................................................................58
3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ......................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................60

1. Kết luận....................................................................................................................60
2. Kiến nghị.................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................64
PHỤ LỤC

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

FAOSTAT

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

GO

Giá trị sản xuất


HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

IRR

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

KTCB

Kiến thiết cơ bản

MI

Thu nhập hỗn hợp

NPV

Giá trị hiện tại ròng

STT

Số thứ tự

VA


Giá trị gia tăng

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Kênh phân phối thanh trà ở Thủy Biều..........................................................52

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới giai đoạn 2007-2016
Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Bảng 3: Diện tích trồng thanh trà ở một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4: Quy mô diện tích trồng thanh trà của các khu vực ở phường Thủy Biều
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của phường Thủy Biều năm 2017

Bảng 6: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều năm 2017
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh trà của phường Thủy Biều qua 3 năm 20152017.
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Bảng 11: Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra
Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn sản xuất thanh trà của các hộ điều tra năm 2017
Bảng 13: Tình hình và quy mô sản xuất thanh trà của các hộ điều tra
Bảng 14: Tổng chi phí sản xuất thanh trà thời kỳ KTCB của các hộ điều tra
Bảng 15: Chi phí sản xuất thanh trà thời kì kinh doanh của các hộ điều tra
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà của các hộ điều tra năm 2017
Bảng 17: Hiệu quả đầu tư trong sản xuất thanh trà của các hộ điều tra
Bảng 18: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của cây thanh trà
ở Thủy Biều.
Bảng 19: Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra
Bảng 20: Nguyện vọng của các hộ sản xuất thanh trà

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha = 10.000 m2
1 sào = 500 m2


SVTH: Tạ Viết Anh Quang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở
phường Thủy Biều, thành phố Huế”
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất
thanh trà ở phường Thủy Biều, thành phố Huế.
Thủy Biều là vùng đất có nhiều lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên và khí hậu rất
phù hợp để trồng trọt nói chung và trồng cây thanh trà nói riêng. Thanh trà được xem là
cây trồng chủ lực tại địa phương và được khuyến khích phát triển, vì giúp tạo công ăn
việc làm đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, góp phần vào
việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân, có vị trí rất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc sản xuất thanh trà của các
hộ dân ở nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh và đa phần
người dân còn thiếu kiến thức, trình độ kỹ thuật chưa cao và thị trường tiêu thụ không ổn
định… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng quả thanh trà.
Bằng các số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp 60 hộ trên 4 khu
vực trồng nhiều thanh trà ở phường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng,
Đông Phước 1, Đông Phước 2 và số liệu thứ cấp thu thập từ HTX nông nghiệp Thuỷ
Biều, UBND phường Thuỷ Biều cùng với một số sách báo có liên quan, kết hợp với một
số biện pháp xử lý phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh. Qua quá trình điều tra
nghiên cứu, tôi nhận ra rằng: Hoạt động sản xuất thanh trà ở Thuỷ Biều mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhưng vẫn chưa tương xứng với các lợi thế hiện có của địa phương và tiềm

năng mà quả thanh trà có thể mang lại.
Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu này là chỉ ra được kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh thanh trà, đồng thời đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của các
hộ trong sản xuất thanh trà. Từ đó đề xuất kiến nghị và đưa một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất thanh trà ở Thủy Biều trong thời gian tới.

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Thanh trà là một trong những cây ăn quả đặc sản đã nổi tiếng, là cây có múi có chất
lượng ngon đã tồn tại và phát triển từ lâu đời và được trồng ở một số địa phương trong
tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm qua thanh trà Huế đã có thương hiệu, đã trở thành món
trái cây quý để làm quà tặng cho người dân xứ Huế, món hàng đặc sản để phục vụ khách
du lịch, đồng thời là món ăn biểu trưng của văn hóa ẩm thực Cố Đô Huế.
Nhắc đến thanh trà ở Huế, không thể nào không nhắc đến thanh trà Thủy Biều, là
một phường nằm về phía Tây Nam của thành phố, được bao bọc và bồi đắp phù sa hằng
năm bởi dòng sông Hương. Ở đây, hoạt động trồng thanh trà cũng được hình thành và
phát triển qua nhiều thế hệ, thanh trà Thủy Biều đã trở thành một biểu tượng cho thương
hiệu thanh trà ở Huế.
Chính quyền địa phương nhận thấy đặc sản thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn
trong chiến lượt phát triển kinh tế của địa phương. Cây thanh trà đã góp phần tạo công ăn
việc làm cho người lao động, sử lý hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa, đem lại thu nhập

cao cho người dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội.
Tuy nhiên hiện nay ở phường Thủy Biều thì việc trồng thanh trà đang gặp nhiều khó
khăn về vốn, thị trường, các vấn đề về thời tiết khí hậu, thiên tai. Đồng thời các hộ trồng
thanh trà chưa có kiến thức tốt về kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cách
bảo quản và tiêu thụ để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy, tôi thiết nghĩ việc điều tra,
tìm hiểu và đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà cũng như phân tích
những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng thanh trà ở Thủy Biều là rất cần thiết.
Vì thực tế đó nên tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở phường
Thủy Biều, thành phố Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm đánh giá hiệu quả
kinh tế của việc sản xuất thanh trà cũng như tìm hiểu được các thuận lợi và khó khăn của
việc trồng thanh trà ở nơi đây, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát huy những lợi thế và

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

khắc phục các khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho
người dân ở đây, hướng đến phát triển một cách bền vững và đúng đắn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của các
hộ dân ở phường Thủy Biều, thành phố Huế. Từ đó nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất thanh trà ở Thủy Biều trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nói

chung và sản xuất thanh trà nói riêng.
- Phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở
phường Thủy Biều.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thanh trà cho các hộ nông
dân ở phường Thủy Biều trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận cho vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu:
+ Chọn điểm điều tra: Phường Thủy Biều, thành phố Huế.
+ Chọn mẫu điều tra: Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân trồng thanh trà trên 4 khu vực
trồng thanh trà chủ yếu của phường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng,
Đông Phước 1 và Đông Phước 2.
• Tài liệu thứ cấp:
+ Các số liệu được thu nhập từ UBND phường Thủy Biều.
+ Các số liệu, nguồn tư liệu được công bố trên báo, mạng internet và các báo cáo
tình hình kinh tế xã hội của phường Thủy Biều qua các năm về sản xuất và tiêu thụ thanh
trà.

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

• Tài liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn 60 hộ dân trồng thanh trà
dựa vào bảng hỏi điều tra đã được thiết kế sẵn trên 4 khu vực trồng thanh trà chủ yếu của

phường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1 và Đông
Phước 2.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để làm sáng tỏ vấn đề và giúp cho đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn, trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng phương pháp
thu thập thông tin từ việc phỏng vấn các chuyên gia, các nhà kĩ thuật, các cán bộ của hợp
tác xã nông nghiệp những người am hiểu liên quan đến hoạt động sản xuất thanh trà.
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp để phân tích thực tế sản xuất
thanh trà của các hộ điều tra.
- Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí: Để tính toán, so sánh lợi ích và chi phí của
việc sản xuất thanh trà của các hộ dân nhằm để xem liệu những lợi ích mang lại có lớn
hơn chi phí hay không để từ đó xác định việc đầu tư sản xuất thanh trà có khả thi hay
không.
- Phương pháp phân tích hồi quy: Để xác định xem các biến độc lập (tuổi cây, phân
bón, thuốc BVTV...) quy định biến phụ thuộc (giá trị sản xuất thanh trà) như thế nào.
- Phương pháp toán học: Sử dụng phần mềm Excel trên máy tính để xử lý số liệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của các nông hộ ở
phường Thủy Biều.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: Khu vực Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1 và Đông Phước
2 thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế.
• Thời gian: số liệu thứ cấp là từ năm 2015-2018, số liệu sơ cấp là năm 2018.

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành
sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đó là thước
đo quan tâm phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh của nhà
đầu tư trong đó có cả những nông hộ.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực....). Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay muốn tồn tại và phát
triển đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên hàng đầu.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết định
sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn
lực. Số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có
hiệu quả cao. Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu
cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta được hiệu quả kinh
tế cao nhất. Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một
đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Theo ông Ngô Đình Giao (1997): Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự
lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Còn theo P.samuelson (1948) hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng
sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác.
Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. Thực chất của
hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội.
SVTH: Tạ Viết Anh Quang


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

Theo nhà khoa học Đức(Stenien,Hanau) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ
tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mứ tăng kết quả hữu ích hoạt động
sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm tăng thêm lợi ích xã hội. Nhưng theo
các tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng hiệu quả kinh tế đạt được trong sản
xuất nông nghiệp phải phân biệt được ba khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu
quả phân phối, hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỷ thuật là số sản phẩm đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỷ thuật hay công
nghệ áp dụng trong lâm nghiệp. Nó cho ta biết một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản phẩm và giá
đầu vào được tính đến phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí chi
thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỉ thuật có
tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỉ thuật và
hiệu quả phân bổ. Đài có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét
việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu
quả kỉ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cấn chứ chưa phải là điều kiện đủ cho
đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỉ thuật
và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các

nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra”.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tức là cùng với sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) nhưng qua trình sản xuất vẫn đem lại năng suất cao, nhưng bên cạnh đó phải
tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Sau mỗi quá trình sản xuất chúng ta đem so
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

sánh các kết quả được với chi phí phải bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế sự chênh lệch này
càng cao thì hiệu quả kinh tế đạt được càng lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao
động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ
mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật
tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt
kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối
thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực,
đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã
hội là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả
thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói
riêng thì các nguồn lực như vốn, đất đai, tài nguyên... là có hạn, vì thế các đơn vị sản xuất
kinh doanh luôn đặt câu hỏi làm thế nào để tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, có

giá trị cao và chất lượng tốt nhất với các nguồn lực có hạn của mình. Vì thế, tất cả các
hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng
kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Đây là cơ sở để không ngừng nâng cao
mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả trong nền sản xuất xã hội là một trong những
nền yêu cầu khách quan của tất cả hình thái kinh tế xã hội. Nó càng có ý nghĩa đặc biệt
trong một số điều kiện nhất định: khi khả thi phát triển kinh tế theo chiều rộng như tăng
nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chế… Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tố
làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành ưu thế trong quan hệ kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuất
không chỉ tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư tái
sản xuất mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa
phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thanh trà có liên quan đến các vấn đề như:
lựa chọn cây giống, quy mô, phân bón, kĩ thuật canh tác và chăm sóc, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực… Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà là cơ sở để các hộ sản xuất
không chỉ nâng cao lợi nhuận, tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao chất

lượng cuộc sống… mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây thanh trà
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái:
Cây thanh trà có tên khoa học là Citrus Grandis Osbesk, thuộc họ cam quýt
(Ruteceae), bộ Rutales. Cây Thanh trà có đặc điểm sinh học và đặc trưng sau:
- Chiều cao cây: Cây thanh trà từ 4 đến 5 tuổi có chiều cao trung bình 2.46 m, cây từ
6-10 tuổi cao 4.66 m, cây từ 11-15 tuổi cao khoảng 5.95 m, từ 15-20 tuổi cao khoảng
6.44m và cây trên 20 tuổi cao khoảng 6.86 m.
- Rễ: Cây thanh trà trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, rễ có thể mọc sâu
4m trong điều kiện đất tơi xốp và sự thoát hơi nước tốt. Nếu trồng thanh trà bằng cách
chiết hoặc dâm cành thì chỉ có rễ chùm, không có rễ cọc, sự phát triển của rễ thường xen
kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất, có nghĩa là khi rễ hoạt động mạnh thì thân
cành hoạt động yếu.
- Thân cành: Cây thanh trà thuộc loại thân gỗ cao to trong một năm có thể cho 3-4
đợt cành.
+ Cành cho trái: Cành mang trái thường ra trong mùa xuân, cành dài và mau tròn,
cành cho trái thường mọc từ cành mẹ.
+ Cành mẹ: Là cành tạo ra những cành cho trái thường phát triển trong mùa hè và
mùa thu.
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

+ Cành dinh dưỡng chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa cho trái thường

mọc ở các mùa trong năm.
+ Cành vượt: Là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ những cành chính
trong thân cây này, nên cắt bỏ những cành này vì lâu cho quả.
- Đường kính tán cây: Nhóm 4 - 5 tuổi đường kính tán cây trung bình 2.29 cm.
Nhóm tuổi từ 6 – 10 cm có đường kính tán là 4.35 cm. Với nhóm tuổi từ 11 – 15 cm
đường kính là 5.65 cm và nhóm tuổi từ 16 - 20, trên 20 đường kính tán lần lượt là 6.25 cm
và 6.73 cm.
- Hoa: Màu trắng, có mùi thơm hấp dẫn, là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc đồng thời
với cành vào mùa xuân hoặc những cành mẹ vào năm trước. Hoa mọc thành từng chùm
hoặc mọc đơn có 5 cánh. Hoa nở vào tháng 1 và tháng 2. Trong năm có một số hoa trái
vụ, có đậu quả nhưng tỷ lệ rất thấp.
- Quả thanh trà: Quả có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 500 - 1000 g, kích thước từ
12 – 17 cm, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, số quả trung bình trên cây là 80-200
quả, có cây đạt từ 400- 500 quả, mỗi quả có 13 - 14 múi, tép mọng nước nhưng khô nên
bóc không dính tay, quả chín có vị ngọt và chua nhẹ. Tỷ lệ thành phần ăn được từ 50 60%. Quả chín thu hoạch vào tháng 8 đến cuối tháng 9, thu hoạch trái vụ so với bưởi khác
ở miền bắc và miền nam, đây là một lợi thế cạnh tranh của cây bưởi thanh trà.
- Hạt: Đơn phôi có màu trắng, kích thước hạt 1,5 x 0,8 cm. Số hạt trên quả thường là
20 –100 hạt. Công tác tuyển chọn, quả ít hạt là tiêu chuẩn để chọn dòng.
Có thể khẳng định rằng thanh trà là một loại đặc sản đặc hữu của Thừa Thiên Huế,
có khả năng thích nghi tốt, phát triển lâu bền và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó,
việc đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết.
1.1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Cây thanh trà có thể trồng và phát triển trong nhiệt độ từ 13-30 nhiệt độ
thích hợp nhất là từ 23-29.
- Ánh sáng: Thanh trà là cây ưa sáng.

SVTH: Tạ Viết Anh Quang

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

- Lượng mưa: Cây thanh trà cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, nếu trong
điều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rể cây sẽ bị thối, vàng lá và cây sẽ chết.
- Đất đai: Đất đai phù hợp cho cây thanh trà sinh trưởng phát triển tốt là đất phù sa
được bồi tụ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thoát hơi nước tốt thoáng khí, tầng đất canh tác
trên 1m, độ PH thích hợp nhất là 6 - 6,5.
1.1.2.3. Kĩ thuật canh tác
1. Giống: sử dụng giống thanh trà ghép do các đơn vị tổ chức sản xuất giống cung
ứng, cây đầu dòng được bình tuyển và cấp chứng chỉ của cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương, cây giống đảm bảo chủng loại, yêu cầu chất lượng trước khi đem trồng.
2. Trồng và chăm sóc:
- Thời vụ: Trồng từ 20 tháng 11 đến 5 tháng 4 năm sau, trong điều kiện thời tiết khí
hậu ở Thừa Thiên Huế cây Thanh Trà ghép có thể trồng muộn hơn, tốt nhất trồng sau tiết
Đông chí đến tiết Thanh minh.
- Khoảng cách và mật độ: Tùy điều kiện canh tác để bố trí mật độ thích hợp thường
trồng với mật độ 240 cây/Ha (6m×7m),nếu thâm canh tạo hình tạo tán tốt có thể trồng dày
hơn với mật độ 500cây/Ha (5m×4m).
- Chuẩn bị đất trồng: Đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, kích thước hố đào
60cm×60cm×60cm,bón vôi sử lý hố 1kg/hố, sau đó bón lót 20-30kg phân chuồng +1kg
lân nung chảy/hố,trộn đều phân lấp hố.
Chú ý:
+ Khi đào hố nên để đất mặt một bên, đất đáy một bên, khi lấp hố cho lớp đất mặt
xuống dưới.
+ Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa
phá vồng để cây khỏi bị úng nước.
+ Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tùy theo kích thước vườn nhưng không nên

dài quá 30m.
+ Quanh vườn nên đào mương thoát nước tránh vườn cây khỏi bị ngập úng, ngăn
cản những rễ cây bên ngoài rào ăn vào trong vườn.
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

+ Đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng bồi một lớp mỏng
bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.
- Trồng cây: Đào hố nhỏ giữa hố đã chuẩn bị sẵn, đặt cẩn thận bầu cây vào giữa hố
mặt đất trong bầu ngang bằng mặt đất tự nhiên, xé bỏ bao bầu, lấp chặt đất, tưới nước sau
khi trồng, dùng rơm rạ, bổi rác tủ quanh gốc chú ý phải gốc tối thiểu 15-20cm,tùy điều
kiện địa hình nếu vùng hạn nên tạo bồn xung quanh để dể tưới, nếu vùng úng nên vun đất
xung quanh gốc cây 5-10cm tạo thành mô rùa để thoát nước. Cắm cọc buộc phần thân cây
vào cọc, nếu có thể cắm nhiều cọc xung quanh để bảo vệ.
- Tưới tiêu làm cỏ:
Khi cây còn nhỏ cần cung cấp đủ nước thường xuyên trong mùa khô. Cây trưởng
thành chịu hạn khá nhưng phải cung cấp đủ nước trong giai đoạn phát triển chồi, hoa, trái.
Cần đặc biệt tiêu nước trong mùa mưa cho cây.
Làm cỏ xung quanh tán cây, nhổ sạch cỏ gốc.
Làm cỏ kết hợp với bón phân.
- Bón phân: Tùy giai đoạn, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây để bón phân.
- Tỉa cành,tạo hình, tạo tán:
+ Cây con sau trồng cần được tạo hình làm cho bộ khung cành vững chắc cân đối,
tán lớn. Việc tạo hình phải tiến hành liên tục để hoàn thành 2-3 năm đầu bằng cách: Cây

cao từ 80-90cm tiến hành bấm ngọn, để 2-3 cành cấp 1 bố trí đều trong không gian. Cành
cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 45° cành cấp 1 dài 50-60cm tiến hành bấm ngọn cành cấp
1, cứ như vậy thực hiện trên cành cấp 2 và cấp 3, cành cấp 3 không hạn chế về số lượng
và chiều dài, nhưng chú ý tỉa bớt những cành quá dày.
+ Cắt tỉa những cành sát mặt đất, cành mọc thẳng trong tán, cành sâu bệnh.
Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới
dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều,
làm cho kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
- Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây thanh trà có rất nhiều loại sâu bệnh hại cây điển hình
như sâu vẽ bùa, ruồi đục trái, sâu đục quả, nhện, rầy mềm,... gây ảnh hưởng xấu đến năng
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

suất và phẩm chất quả sau này. Tuỳ từng loại sâu bệnh mà có các cách phòng trừ riêng,
hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học.
- Thu hoạch: Sau khi trồng 2- 4 năm cây bắt đầu cho thu hoạch những quả thanh trà
đầu tiên, khi vỏ ngoài của quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng xanh,vỏ trái láng bóng
thì thu hoạch. Thời gian hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên hái vào những
ngày khô ráo, không nên làm xây xát quả, dùng kéo để cắt cuống và tốt nhất là xử lý vết
cắt bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi.
- Bảo quản: Quả thanh trà sau khi thu hoạch thì bán tươi ngay hoặc cất giữ theo
phương tháp truyền thống: để nơi khô ráo, thoáng mát được khoảng 1 tháng thì bán.
1.1.3. Giá trị của cây thanh trà
- Giá trị dinh dưỡng: Cây thanh trà là loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao. Quả

thanh trà rất giàu vitamin C (40.25 mg/100g- 52.70 mg/100g), ngoài ra trong quả còn
chứa hàm lượng đường từ 5.0- 5.7%, axit hữu cơ 0.5- 0.6%, nước và các vitamin A, B1,
B2,...cùng một số ion khoáng như Ca, P, Fe,...là những chất rất cần thiết với sức khoẻ con
người.
- Giá trị kinh tế: Thanh trà là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cao hơn nhiều
so với nhiều loại cây ăn quả khác. So với các loại cây ăn quả như cam, quýt thì bưởi có
giá bán cũng khá cao.
Theo tìm hiểu thị trường thì thanh trà là một trong những loại bưởi có giá bán cao
nhất và đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân. Sau khi trồng khoảng 4 hoặc 5
năm sẽ cho quả, sang những năm tiếp theo sẽ cho quả đại trà với số lượng có thể lên tới
vài trăm quả/cây. Hiện nay thanh trà đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
- Giá trị về mặt y học: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao cây thanh trà và các sản phẩm từ
Thanh trà còn có ý nghĩa về mặt y học. Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả thanh trà
đều có tác dụng riêng:
+ Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hoá đàm, trị ho, lí
khí, giảm đau và có thể chữa được bệnh đau dạ dày và một số bệnh khác. Chất pectin
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

trong vỏ quả còn có tác dụng chống nhiễm xạ. Ngoài ra chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá
và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch
đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa các tai biến do vỡ các mao mạch, gián
tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả thanh trà để xoa lên đầu kích

thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc.
+ Hạt thanh trà: Hạt có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoải
bẹn, sa dì.
+ Lá Thanh trà: Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí,
thông lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.
- Giá trị công nghiệp: Ngoài sử dụng tươi như các bưởi khác, bưởi thanh trà còn là
nguyên liệu của công nghiệp chế biến nước hoa, dầu gội đầu và các loại mĩ phẩm khác,
công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị cây thanh trà.
- Giá trị môi trường: Ngoài ra thì trồng thanh trà còn có tác dụng bảo vệ môi trường
rất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn… giúp tận dụng được quỹ đất,
tăng mật độ cây xanh, cung cấp oxi, tạo cảnh quản xanh mát cho môi trường sinh thái.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà
1.1.4.1. Các nhân tố về tự nhiên
- Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được. Tính chất đất đai có ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Tính chất đất
đai khác nhau sẽ cho năng suất cây trồng là khác nhau. Nhân tố đất đai tác động trực tiếp
đến hương vị của quả thanh trà, đã làm nên sự khác biệt của bưởi thanh trà với các loại
bưởi khác, làm thành đặc sản bưởi thanh trà Huế. Bưởi thanh trà cho chất lượng tốt và
năng suất cao nếu được trồng trên loại đất phù sa phù hợp nhất. việc lựa chọn đất trồng
cho phù hợp sẽ quyết định năng suất và sản lượng thanh trà. Nếu trồng trên đất không phù
hợp thì cây thanh trà sẽ còi cọc, sau này sẽ cho sản lượng và chất lượng quả thấp.
- Điều kiện thời tiết khí hậu: Cây thanh trà là một cơ thể sống có quy luật sinh
trưởng và phát triển riêng. Chính vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thanh
trà chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

mưa…. thanh trà là cây ưa sáng và thích hợp vơi nhiệt độ từ 23-29 0C. Do đó nếu nhiệt độ
xuống thấp và thiếu ánh sáng thì cây sẽ ra hoa muộn, ít, dễ rụng, khó đậu quả, khi đó hiệu
quả thu được không cao. Cây thanh trà là cây lâu năm nên rủi ro rất lớn do bão, lụt có thể
gây đổ cây hoặc ngập úng trên diện rộng, dễ gây thối rễ ảnh hưởng đến kết quả của quá
trình sản xuất. Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển
cây thanh trà, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì cây không thể phát triển tốt, sự ra
hoa và kết trái không thuận lợi làm giảm năng suất và sản lượng thanh trà sau này.
1.1.4.2. Các nhân tố về kinh tế- xã hội
- Vốn: Là điều kiện cơ bản đầu tiên cần có để tiến hành hoạt động sản xuất, nếu
không có vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khó tiến hành được. Phát triển cây
Thanh trà yêu cầu vốn đầu tư tương đối cao về vật tư nông nghiệp vì thời kỳ kiến thiết cơ
bản tương đối dài nên hầu hết các hộ trồng Thanh trà đều không chủ động được vốn và
thường phải vay mượn nhiều nơi.
- Lao động: Là yếu tố chủ đạo quyết định việc sử dụng vốn để thực hiện các mục
tiêu sản xuất kinh doanh. Kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm và sức khoẻ là yếu tố quan
trọng đối với nghề trồng thanh trà.
- Thị trường, giá cả: Thị trường và giá cả là hai yếu tố tác động trực tiếp đến ý thức
sản xuất của người dân. Những biến động về giá của thanh trà trên thị trường sẽ ảnh
hưởng đến tâm lí của các hộ sản xuất. Nếu giá cao sẽ kích thích việc đầu tư mở rộng sản
xuất, ngược lại giá thấp sẽ kìm hãm việc đầu tư cho sản xuất.
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước: Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước có tác động
mạnh mẽ đến sản xuất thanh trà của các hộ gia đình như: tập huấn kỹ thuật, đầu tư hỗ trợ
vốn, chính sách đất đai…
1.1.4.3. Các nhân tố kỹ thuật
- Giống là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng của quả
thanh trà.
- Phân bón: là yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Tuy nhiên, lượng phân bón cung cấp phải được phối hợp một cách cân đối, hợp lý giữa
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

các loại phân và đúng thời điểm thì mới cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu bón phân không
hợp lý và đúng thời điểm dẩn đến sự sinh trưởng và phát triển mất cân đối cho cây Thanh
trà, sâu bệnh có điều kiện phát triển và gây hại.
- Tưới tiêu: Nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây thanh trà. Thiếu nước cây
phát triển chậm, năng suất và chất lượng kém. Ngược lại nếu bị ngập úng kéo dài cây sẽ
bị thối rễ, vàng lá và sẽ chết.
- Bảo vệ thực vật: Cây thanh trà có nhiều loại sâu bệnh. Sâu bệnh phát triển sẽ ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Vì thế cần thường xuyên quan tâm theo dõi vườn
cây phát triển sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Các biện pháp kỹ thuật khác như làm cỏ, tạo hình, tỉa tán...cũng có tác dụng tốt cho
sự phát triển cuả cây thanh trà.
Cây thanh trà là loại cây yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật nên để sản xuất thanh trà
đạt năng suất cao thì cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật trên. Hiện nay mặc dù
phần lớn các hộ nông dân đều đã được đi tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây thanh trà
những người nông dân chủ yếu vẫn còn sản xuất tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là
chính. Do đó cần phải nâng cao ý thức người nông dân thông qua các buổi nói chuyện,
trao đổi kinh nghiệm với những người làm vườn giỏi hoặc các chuyên gia để nhằm nâng
cao năng suất, phẩm chất của cây thanh trà mà vẫn giữ được những thuộc tính truyền
thống đặc trưng của nó.
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây thanh trà

1.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các
cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất
định thường là một năm.
GO = ∑Qi*Pi
Trong đó:
Qi là khối lượng sản phẩm i sản xuất ra (kg)
Pi là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (nghìn đồng/kg)
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Lê Hiệp

- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch
vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêm
hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấu
hao TSCĐ và chi phí lao động gia đình).
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công lao
động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ hay một năm.
MI = GO - (IC + Khấu hao tài sản)
- Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà người sản xuất bỏ ra
trong kỳ.

Lợi nhuận = GO – Tổng chi phí
1.1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi
phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Gía trị gia tăng tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tư
một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đồng chi phí (MI/IC): Thể hiện cứ một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
1.1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu phản ánh quy mô lơi ích của dự án trồng
thanh trà sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá
trị hiện tại của các khoản thu nhập ròng và tổng giá trị hiện tại các khoản kinh phí đầu tư.
Công thức tính:
NPV = ∑ ( Bt –Ct) *1/(1+r)t
Trong đó:
SVTH: Tạ Viết Anh Quang

16


×