Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT bưởi THANH TRÀ ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.45 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT BƯỞI THANH TRÀ
Ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn
Hoàng Thị Dạ Thảo Trần Minh Trí
Lớp: K42A KTNN
Niên khóa: 2008 - 2012
Huế, tháng 05 năm 2012
i
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, các cô chú trong
Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Biều, bà con ở phường Thủy
Biều và các cán bộ trong UBND phường Thủy Biều. Sau đây
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Các quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong quá trình
những năm học qua.
Thầy giáo ThS. Trần Minh Trí đã quan tâm, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Các cán bộ của UBND phường Thủy Biều cũng như Hợp
tác xã phường Thủy Biều cùng các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận.
Chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh
viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên
Hoàng Thị Dạ Thảo
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
HTX Hợp tác xã
TLSX Tư liệu sản xuất
ĐVT Đơn vị tính
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
UBND Uỷ ban nhân dân
TTH Thừa Thiên Huế
GO Giá trị sản xuất
VA Giá trị gia tăng
IC Chi phí trung gian
TC Tổng chi phí
NTTS Nuôi trồng thủy sản
BQ Bình quân
BQC Bình quân chung
KH Khấu hao
SL Số lượng
Lđ Lao động
KTCB Kiến thiết cơ bản
NN Nông nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
 !"###$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$%
&''()*+, /.01!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&
345( +6/.01!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&&

75( 89-*+, -:-,+1;<'=),>$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&7
?4@6-.0 -:-,+1$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&A
%B4C-8=!"&22#D&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3
A,E(4C-8/.01*!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3&
FB4C-E!6:GH!"=$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$33
#B4C-EG -:-,+1!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$37
2I/<+J8 -:-,+1!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3%
GE(*-/<K*+,L$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3#
&4=M(* -:-,+1$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$7
iv
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m
2
1 ha = 10000 m
2
v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên địa bàn
phường Thủy Biều.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh
trà trên địa bàn phường Thủy Biều.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
- Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ Thừa Thiên Huế, Huế, 2007.
- Báo cáo chính trị, kinh tế xã hội năm 2009, 2010 của UBND phường Thủy
Biều.
- UBND phường Thủy Biều (2011), Báo cáo Những hoạt động của HTX đối
với quá trình xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”, HTX Thủy Biều , Huế.

* Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của các
ban ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế, phường Thủy Biều. Ngoài ra còn thu thập những
thông tin ở các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí, các trang điện tử.
- Số liệu thứ cấp: Ở phường Thủy Biều có 19 tổ dân phố thuộc 6 khu vực với
147 ha trồng bưởi Thanh trà, tôi đã chọn ngẫu nhiên và tiến hành điều tra phỏng vấn
trực tiếp 50 hộ có diện tích trồng Bưởi Thanh trà trên địa bàn phường. Do đặc trưng
của cây Bưởi Thanh trà là cây lâu năm trong khi các hộ điều tra chưa có số cây có độ
tuổi lớn từ 6 năm đến 25 năm nên tôi thực hiện tiến hành điều tra 50 hộ trồng Bưởi
vi
Thanh trà theo 4 nhóm tuổi: từ 1- 5 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi, từ 11 đến 16 tuổi, từ 16 đến
20 tuổi và từ 21 đến 25 tuổi.
Nội dung phỏng vấn bao gồm: thông tin chung về hộ, tình hình sản xuất, chi
phí, kết quả sản xuất, khó khăn của các hộ, nhu cầu của các hộ nông dân và một số
thông tin liên quan khác.
- Các phương pháp khác:
+ Phương pháp thống kê kinh kế.
+ Phương pháp tổng hợp và so sánh.
+ Phương pháp chỉ số.
+ Phương pháp phân tích phân tích kinh tế.
* Các kết quả mà nghiên cứu đạt được:
- Đánh giá được thực trạng sản xuất Bưởi Thanh trà ở phường Thủy Biều, thành
phố Huế.
- Đánh giá được tình hình sử dụng các nguồn lực và yếu tố đầu vào của các hộ
trồng Bưởi Thanh trà.
- Đánh giá được các kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà ở
phường Thủy Biều.
- Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ Bưởi Thanh trà
trong thời gian tới ở phường Thủy Biều.
vii

Khoá Luận Tốt Nghiệp
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một nước có sự tiến bộ
đáng kể trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong nền nông nghiệp. Trải qua hơn 20 năm
đổi mới đó nền nông nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ mặc dù hiện nay
vẫn là một nước nông nghiệp.
Hiện nay, sản xuất cây ăn trái giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của
nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong các loại cây trái nhiệt
đới có giá trị cao ở Việt Nam không thể không nhắc tới cây bưởi Thanh trà. Bưởi là loại
cây đặc sản quý được trồng từ Bắc vào Nam. Ở nước ta đã hình thành nhiều vùng trồng
bưởi và có giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường Hương
Sơn, bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà (Thừa Thiên Huế), bưởi Biên Hòa
(Đồng Nai),bưởi Năm Roi (Vĩnh Long),…
Bưởi thanh trà ở Thừa Thiên - Huế được trồng chủ yếu trên đất phù sa bồi dọc theo
sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi với diện tích khoảng trên 1100ha. Phân bố
chủ yếu tại các huyện: Hương Trà (481ha); Phong Điền (258ha); Quảng Điền (50ha), Phú
Lộc (60ha); thị xã Hương Thủy (105ha). Trong những năm qua, bưởi thanh trà đã trở
thành cây xóa đói giảm nghèo của hàng nghìn hộ nông dân ở Thừa Thiên - Huế.
Phường Thủy Biều nằm ở phía Tây Nam thành phố Huế với điều kiện tự nhiên
ưu đãi của phường rất phù hợp cho cây Bưởi Thanh trà phát triển, tạo ra một loại cây
trái ngon nổi tiếng cho địa phương. Chính quyền địa phương đã xác định đặc sản Bưởi
Thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của phường.
Cùng dòng họ với Bưởi thanh trà, Thủy Biều còn nhiều loại Bưởi như bưởi Bành, bưởi
Láng (bưởi Đỏ), bưởi Trẹm, bưởi Cốm (bưởi trắng),… nhưng diện tích không đáng kể
hơn nữa chất lượng không bằng bưởi Thanh trà nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong
những năm gần đây, phường đã tiến hành nhiều chương trình và dự án để phát triển cây
đặc sản, tạo thương hiệu Thanh Trà Huế cho địa phương nói riêng và cho thành phố Huế
nói chung. Bên cạnh những thuận lợi có được thì việc trồng và phát triển cây Bưởi thanh
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN


Khoá Luận Tốt Nghiệp
trà còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Việc các vườn trồng Bưởi Thanh trà đều
nằm ở vị trí vùng ven sông nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của lũ lụt hàng năm là không
thể tránh khỏi. Ngoài ra tình hình thiếu nguồn vốn, kỹ thuật chưa đáp ứng được như yêu
cầu, chưa mạnh dạn đầu tư và tâm lý ngại thay đổi trong bộ phận người dân trồng Bưởi
Thanh trà cũng gây khó khăn cho sản xuất, cho việc đưa thương hiệu Thanh trà Huế ra
thị trường, và chưa tương xứng với tiềm năng vùng.
Chúng ta cần so sánh kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra để đánh giá
khách quan về hiệu quả của nghề trồng Bưởi Thanh trà ở phường Thủy Biều. Từ kết
quả đó có thể làm cơ sở trong việc hoạch định chiến lược lâu dài cho sản xuất Bưởi
Thanh trà trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu
quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà ở phường Thủy Biều, thành phố Huế” làm
khóa luận cho mình.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên đại bàn
phường Thủy Biều.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh
trà trên địa bàn phường Thủy Biều.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà trên địa bàn
phường Thủy Biều, thành phố Huế.
+ Phạm vi:
i, Về không gian: phường Thủy Biều.
ii, Về thời gian: đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà trong những
năm 2009 –2011 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của các ban
ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế, phường Thủy Biều. Ngoài ra còn thu thập những thông

tin ở các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí và các trang điện tử.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
&
Khoá Luận Tốt Nghiệp
+ Số liệu sơ cấp: Phường Thủy Biều có 19 tổ dân phố thuộc 6 khu vực với 147 ha
trồng Bưởi Thanh trà vì vậy tôi đã chọn mẫu ngẫu nhiên và tiến hành điều tra phỏng vấn
trực tiếp 50 hộ trong 4 khu vực có diện tích trồng Bưởi Thanh trà trên địa bàn phường.
Do đặc trưng của cây Bưởi Thanh trà là cây lâu năm trong khi các hộ điều tra
chưa có số cây có độ tuổi lớn từ 6 năm đến 25 năm nên tôi tiến hành điều tra 50 hộ
trồng Bưởi Thanh trà theo 4 nhóm tuổi: từ 1- 5 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi, từ 11 đến 16
tuổi, từ 16 đến 20 tuổi và từ 21 đến 25 tuổi.
Nội dung phỏng vấn bao gồm: thông tin chung về hộ, tình hình sản xuất, chi
phí, kết quả sản xuất, khó khăn của các hộ, nhu cầu của các hộ nông dân và một số
thông tin liên quan khác.
+ Phương pháp phân tích thông tin số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh, NPV.
Do điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ lý luận và kiến thức
thực tế chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy
cô và các bạn đọc bổ sung và góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
3
Khoá Luận Tốt Nghiệp
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM CÂY BƯỞI THANH TRÀ
- Bưởi Thanh trà có tên khoa học là Citrus Grandis Osbeck hay Citrus maxima,
thuộc họ cam chanh (Rutaceae), bộ Rutales, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng
khi chín, có múi dầy, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích

thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi
bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều Biên Hòa và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt
Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18-20 cm.
- Chiều cao cây: cây Thanh trà từ 4 đến 5 tuổi có chiều cao trung bình 2,46m;
cây từ 6 đến 10 tuổi cao 4,66m; từ 11 đến 15 tuổi cao khoảng 5,95m và cây trên 20
tuổi cao 6,88m. Với điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa nhiều
gió to nên cây Bưởi Thanh trà thân thấp, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch lại tạo
khung cành nhánh khỏe, chống được gió bão.
- Rễ: Nếu cây trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, với điều kiện đất tơi
xốp và thoát hơi nước tốt thì rễ có thể mọc sâu hơn 4m. Nếu trồng thanh trà bằng cành cùi
hoặc cành giâm thì có rễ chùm, không có rễ cọc, sự phát triển rễ xen kẽ với sự phát triển
của thân cành trên mặt đất. Khi rễ hoạt động mạnh thì thân cành hoạt động yếu đi.
- Thân cành: Thanh trà thuộc loại thân gỗ cao, trong một năm có thể cho từ 3
đến 4 đợt cành (cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành cho trái, cành vượt)
+ Cành cho trái: Cành mang trái thường ra vào mùa xuân, mọc từ cành mẹ,
cành dài và mau tròn mình.
+Cành mẹ: là cành tạo ra những cành cho trái, thường phát triển trong mùa hè
hoặc mùa thu.
+ Cành dinh dưỡng: chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa ra trái,
thường mọc ở các mùa trong năm.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
7
Khoá Luận Tốt Nghiệp
+ Cành vượt: là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ những cành
chính trong thân, nên cắt bỏ các cành này vì lâu cho quả.
- Tán cây: đa số có hình bán cầu, cây có góc độ phân cành lớn, cành khi còn
non có gai nhỏ và ngắn, khi cây lớn gai rụng đi.
- Lá : thuộc loại lá đơn. Lá dạng hình trứng, dài 11-12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai
đầu tù, dai, cuống có dìa cánh to.
- Hoa: Hoa thuộc loại hoa kép, lưỡng tính, có màu trắng, mùi thơm. Hoa mọc

đồng thời với cành mùa xuân hoặc những cành mẹ ra từ năm trước. Hoa mọc thành
từng chùm hoặc mọc đơn có 5 cánh. Trong năm hoa thường nở vào tháng 1 và tháng 2.
Bưởi Thanh trà có khả năng ra hoa lớn nhưng tỷ lệ đậu trái thấp.
- Quả: có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg, gồm 3 phần:ngoại,
trung, nội quả, kích thước 12×11 cm đến 17×14 cm. Vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng
sáng, số quả trung bình trên cây từ 80- 200 quả, có cây đạt khoảng 400- 500 quả, mỗi
quả có 13-14 múi, tép mọng nhưng khô, bóc không dính tay, khi quả chín có vị ngọt
và chua nhẹ, tỷ lệ phần trăm ăn được là 50 - 60%. Quả chín thu hoạch vào cuối tháng 8
đến tháng 9, trái vụ so với các loại bưởi khác ở miền Bắc và miền Nam.
- Hạt: đơn phôi có màu trắng, số hạt trên quả là 20- 80 hạt/ quả. Trong công tác
tuyển chọn thì quả có ít hạt là một trong những tiêu chuẩn để chọn dòng.
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI THANH TRÀ
Bưởi Thanh trà là loại cây có giá trị kinh tế cao, trồng sau 5 năm sẽ cho quả bói,
sang năm thứ 6 sẽ cho quả đại trà, tuổi thọ tối thiểu là 20 năm và tối đa là 40 năm.
Năm đầu tiên cho quả khoảng 60 quả/ cây. Các năm tiếp theo cho năng suất gấp 2- 3
lần. Giá mỗi quả trên thị trường khoảng 20000 – 25000 đồng/ quả.
- Giá trị dinh dưỡng: Thanh trà là loại quả đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng
cao. Trong chi Citrus, bưởi thanh trà là loại giàu Vitamin C nhất, có tới 90-100 mg/
100g tép quả. Các thành phần khác của bưởi cũng vào loại cao như đường tổng số (8-
10%), axit hữu cơ (0,2-1%), chất khoáng (0,5-0,6%) và pectin (0,45-0,5%), nước từ
83-88% và các Vitamin A, B1, B2, PP…cùng một số ion khoáng canxi, photpho, sắt,
… là những chất rất cần thiết đối với sức khỏe con người.
- Giá trị về mặt y học: Bưởi là một thứ dược liệu quan trọng có tác dụng chữa
nhiều loại bệnh đối với con người. Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
?
Khoá Luận Tốt Nghiệp
tác dụng riêng. Cơm bưởi có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh
dầu, có tác dụng hóa đàm, trị ho, lý khí, giảm đau. Hạt bưởi có tác dụng trị đau thoát vị
bẹn, sa đì. Lá bưởi có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu

thực, hoạt huyết, tiêu sung, tiêu viêm. Theo y học hiện đại, nước bưởi có chứa thành
phần tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân
tiểu đường, cao huyết áp.
- Giá trị công nghiệp: Ngoài việc sử dụng bưởi tươi ra người ta còn sử dụng
bưởi trong công nghiệp thực phẩm và chế biến bưởi thành nhiều mặt hàng khác nhau
có giá trị như: nước bưởi, mứt bưởi, nem bưởi,… là những thực phẩm đang dần phổ
biến ở địa phương. Trong công nghiệp chế biến. người ta sử dụng vỏ, hoa, hạt bưởi để
chiết xuất tinh dầu sử dụng vào công nghiệp chế biến các loại nước hoa, nước gội đầu,
các dạng mỹ phẩm,…
- Giá trị môi trường: Việc trồng cây Thanh trà với đặc điểm là cây xanh thường
xuyên, không có thời kì rụng lá tạo một tác động tích cực đến môi trường sinh thái,
đem lại cảnh quan trong lành. Hiện nay ở phường Thủy Biều đã có sự xuất hiện của
các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Vườn Huế có sự góp mặt của các vườn
cây Thanh trà đặc sản của địa phương.
- Giá trị kinh tế- xã hội: Bưởi Thanh trà là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế
cao, doanh thu đem lại cho người nông dân lớn, tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho
người dân trồng bưởi Thanh trà hơn so với một số loại cây trồng khác. Nếu những năm
có điều kiện thuận lợi và được mùa thì thu nhập của người trồng Thanh trà có thể đạt hàng
chục triệu đồng. Vì vậy, những vùng phát triển cây Thanh trà người dân có đời sống khá
hơn, thu nhập ổn định hơn so với những vùng độc canh cây lương thực.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT BƯỞI THANH TRÀ
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống nên chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện tự nhiên. Sự tác động của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến
năng suất, sản lượng và chất lượng của cây trồng.
+ Vị trí địa lý:
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
%
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Mỗi vùng, mỗi địa phương có những điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, thổ

nhưỡng phù hợp cho những loại cây trồng nhất định. Bên cạnh đó, vấn đề về mạng
lưới giao thông cũng đóng vai trò nhất định trong việc phát triển loại cây trồng phù
hợp thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
+ Đất đai:
Điều kiện đất đai là một trong những căn cứ cơ bản để việc bố trí cây trồng hợp lý
hơn. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến chất lượng, năng suất và sản
lượng của cây Bưởi Thanh trà rất lớn. Đối với những vùng có đất phù sa bồi đắp hàng
năm có thành phần cơ giới nhẹ thì Bưởi Thanh trà cho năng suất và chất lượng cao.
Trong quá trình sản xuất cần chú ý đến chế độ canh tác cho phù hợp với cùng đất đó
nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây thanh trà sinh trưởng và phát triển tốt
nhất.
+ Thời tiết khí hậu:
Bưởi Thanh trà là loại cây được trồng ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của
thời tiết khí hậu. Các yếu tố thời tiết khí hậu cảnh hưởng tới năng suất cây thanh trà là
ánh sang, độ ẩm không khí, nhiệt độ, chế độ gió, lượng mưa,… Nếu điều kiện thời tiết
thuận lợi thì Bưởi Thanh trà sinh trưởng và phát triển tốt do vậy sẽ cho năng suất cao
và ngược lại, nếu chịu ảnh hưởng bất lợi như hạn hán, bão lũ, sương muối,… thì sẽ
làm giảm năng suất của cây đi nhiều.
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
+ Lao động: Đối với bất cứ một ngành sản xuất nào thì lao động luôn là một
yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng. Trong quy trình sản xuất Bưởi Thanh trà chủ yếu
tiến hành theo phương pháp thủ công, đặc biệt là trong khâu phòng bệnh. Ngoài ra,
việc sử dụng hợp lý lao động trong nông hộ là một cách sử dụng hiệu quả nguồn lực
lao động và thời gian nông nhàn cho việc chăm sóc cây Thanh trà.
+ Vốn đầu tư: Thanh trà là cây lâu năm có tuổi đời trung bình là 25 năm, thời kì
kiến thiết cơ bản tương đối dài (5 năm), vòng quay vốn chậm do đó đòi hỏi cần nhiều
vốn để đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Những gia đình có điều kiện đầu tư sản
xuất ban đầu lớn sẽ có thu nhập cao hơn so với những hộ nghèo khác.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
A

Khoá Luận Tốt Nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho việc phát
triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Bưởi Thanh trà. Để sản xuất cây Thanh trà
hiệu quả thì hệ thống giao thông cũng như hệ thống tưới tiêu phải đáp ứng được nhu
cầu của nó.
+ Thị trường: Nhu cầu xuất phát từ thị trường luôn là cơ sở quan trọng để tiến
hành sản xuất, xác định diện tích trồng là bao nhiêu, chất lượng sản phẩm như thế nào,
… Nếu nhu cầu của thị trường cao thì tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và ngược
lại. Ngày nay nhu cầu của thị trường càng ngày càng cao không những về chất lượng
mà còn cả về mẫu mã, hình thức và xuất xứ,…vì thế nghiên cứu thị trường luôn là vấn
đề cần quan tâm hàng đầu đối với các hộ sản xuất Bưởi Thanh trà.
+ Chính sách của địa phương và Nhà nước: Trong những năm gần đây, Nhà
nước cũng như địa phương đã đề ra những giải pháp, chính sách để tạo điều kiện cho
người dân phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất như các chính sách
về thuế đất, vay vốn,…
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
+Giống: Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng
suất của cây Thanh trà. Trước đây theo phương pháp truyền thống người ta thường
dùng phương pháp ghép và chiết. Ngày nay người ta nghiên cứu trồng Bưởi Thanh trà
bằng hạt vì ưu điểm: dễ làm, hệ số nhân giống cao, khả năng thích ứng rộng với điều
kiện ngoại cảnh, sinh trưởng khỏe,…Nhưng việc nhân giống bằng hạt có nhược điểm
đó là thường khó giữ được đặc tính của giống, thời gian ra hoa, kết quả muộn, cây phát
triển không đồng đều gây khó khăn trong chăm sóc và thu hoạch. Hiện tại người dân
đang sử dụng phương pháp giống ghép với các ưu điểm: sinh trưởng và phát triển tốt,
giữ được đặc tính của cây mẹ, sớm ra hoa kết quả, hệ số nhân giống cao, có thể điều
tiết được sự sinh trưởng của cây, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
+ Phân bón: Đây là yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sự sinh trưởng và
phát triển tốt cho cây trồng. Tuy nhiên lượng phân bón phải cân đối và hợp lý. Thường thì
người ta bón cho cây Bưởi Thanh trà 4 lần trong một năm và lượng phân bón theo độ tuổi
cũng như năng suất của từng cây. Bón phân hợp lý sẽ góp phần cải tạo đất, tăng độ phì

SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
F
Khoá Luận Tốt Nghiệp
của đất đai. Ngược lại, nếu bón phân không hợp lý, không kịp thời sẽ dẫn tới việc gây mất
cân đối trong phát triển và sinh trưởng của cây Bưởi Thanh trà, tạo điều kiện cho sâu bệnh
gây hại phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của
cây Bưởi Thanh trà.
+ Thủy lợi: Nước là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất Thanh trà. Nếu
thiếu nước cây sẽ chậm phát triển, năng suất và chất lượng đều kém. Nhưng nếu bị
ngập úng kéo dài sẽ gây thối rễ, lá vàng úa và cây bị chết. Vì vậy vấn đề tưới tiêu cho
cây Bưởi Thanh trà trong mùa nắng nóng và mùa mưa luôn được người dân xem
trọng.
+ Bảo vệ thực vật: Công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những khâu quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Bưởi Thanh trà nói riêng. Với
điều kiện nhiệt đới gió mùa của vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu
bệnh gây hại phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây Thanh
trà. Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp bảo vệ thực vật để phòng chống sâu
bệnh gây hại là một yêu cầu cần quan tâm đúng mức của nhà sản xuất và địa phương.
1.4. BẢN CHẤT, CHỈ TIÊU, HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CÂY BƯỞI THANH TRÀ
1.4.1. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu
hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều
kiện nhất định.
Nói chung, hiệu quả mà chủ thể nhận được trong hoạt động của mình càng lớn
hơn chi phí bỏ ra thì càng có lợi. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và
lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được biểu diễn theo nhiều góc độ khác
nhau vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp,…

Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo GS.TS Ngô Đình Giao
cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
#
Khoá Luận Tốt Nghiệp
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. TS Nguyễn
Thế Mạnh cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Như vậy có thể nói rằng,
hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực
đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Bản chất hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao
động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn
với hai quy luật của nền sản xuất xã hội đó là quy luật năng suất lao động và quy luật
tiết kiệm thời gian. Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt
được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh ở đây là quan
hệ so sánh tương đối.
1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà
 Chỉ tiêu kết quả:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động
sản xuất xã hội tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
GO = ∑Qi * Pi
Qi: loại sản phẩm i
Pi: giá bán đơn vị sản phẩm i.
- Chi phí trung gian: Là các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong
quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định trên một đơn vị diện tích.
- Giá trị gia tăng: Là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đây là
tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
VA = GO – IC
Trong đó:

VA: Là giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích
GO: Là tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích.
IC: Là chi phí trung gian được sử dụng và sản xuất trên một đơn vị diện tích.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
2
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Chỉ tiêu GO/IC (giá trị sản xuất tính cho một đồng chi phí trung gian): Chỉ tiêu
này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thì thu được bao nhiêu đồng giá
trị sản xuất.
- Chỉ tiêu VA/IC (giá trị gia tăng tính cho một đồng tính cho một đồng chi phí
trung gian hay hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng): Chỉ tiêu này cho biết
cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu phản ánh qui mô lợi ích của một dự án
sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị
hiện tại của các khoản thu nhập ròng và tổng giá trị hiện tại của các khoản kinh phí
đầu tư.
NPV =∑ Bt* 1/(1+r)
t
- ∑Ct*1/(1+r)
t
Trong đó: Bt là lợi ích hằng năm của dự án.
Ct là chi phí hằng năm của dự án.
1/(1+r)
t


là hệ số chiết khấu của dự án với r là tỷ suất chiết khấu được chọn, t
là thứ tự kì thời gian.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là mức tính toán mà ứng với lãi suất này thì

tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng của dự án bằng đúng tổng giá trị hiện tại của vốn
đầu tư (là mức lãi suất tính toán mà ứng với nó thì giá trị hiện tại ròng bằng 0)
IRR = r
1
+ [(r
2
– r
1
)* (NPV
1
/ (NPV
1
+{NPV
2
})]
Trong đó: r
1
là tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV
1
, r
2
là tỷ suất chiết khấu
giả định để tính NPV
2
với yêu cầu NPV
2
< 0.
1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Trên thế giới, Bưởi được trồng ít hơn các loại cây ăn quả khác khác, sản lượng

bưởi năm 1990 là 4 triệu tấn. Mậu dịch bưởi năm 1991 cho thấy sản lượng bưởi nhập
khẩu trên thế giới là 1.080.000 tấn. Các nước nhập khẩu nhiều là Nhật Bản (255.000
tấn), Pháp (149.000 tấn), Đức (95.000 tấn), Anh (94.000 tấn). Sản lượng bưởi được
xuất khẩu là 1.019.000 tấn. Các nước xuất khẩu bưởi nhiều là Mỹ (469.000 tấn),
Ixaren (121.000 tấn), Cuba (90.000 tấn),…
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN

Khoá Luận Tốt Nghiệp
Trong năm 1987 – 1988 sản lượng cam quýt trên thế giới đạt khoảng 61 triệu
tấn, trong đó cam 42,2 triệu tấn; quýt 8,4 triệu tấn; chanh 5,5 triệu tấn; bưởi 4,5 triệu
tấn, các loại khác 0,4 triệu tấn. Như vậy sản lượng bưởi chiếm 7,3% sản lượng các loại
cây có múi. Hiện nay sản lượng bưởi đã tang rất nhiều nhưng tỷ lệ trên ít thay đổi vì
sản lượng các loại cây có múi khác cũng tăng lên.
Năm 1995, các khu vực và nước dẫn đầu về sản lượng bưởi là Châu Mỹ Latinh
23.628.000 tấn, Bắc Mỹ là 14.807.000 tấn, Châu Á là 9.879.000 tấn. Tình hình tiêu thụ
bưởi qua sơ chế giữ tỷ lệ khoảng 1/3 số quả thu hoạch. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở
các nước Châu Á, tập trung chính ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản, Việt Nam,…
Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Quảng
Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang,…các giống bưởi nổi tiếng ở Trung Quốc là
bưởi Sa Điền và Văn Đán, sản lượng bình quân 13 tấn/ ha, theo đó có khoảng 3000 hộ
có thu nhập khoảng 1 vạn nhân dân tệ trở lên từ cây bưởi hàng năm. Điều này cho thấy
bưởi đem lại một nguồn thu rất lớn cho những người có trồng loại cây này.
Ở Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần miền Bắc
và miền Đông. Năm 1987 diện tích trồng bưởi ở Thái Lan là 15.000 ha đạt sản lượng
76.275 tấn với giá trị 2,8 triệu USD.
Ngoài ra bưởi còn được trồng ở nhiều nơi khác đem lại sản lượng rất cao. Tại
hội nghị tháng 12 năm 1994 về nhóm cây ăn quả ít phổ biến của 13 nước trong khu
vực Đông Nam Á đã thảo luận và đi đến thống nhất xếp cây bưởi vào đối tượng ưu
tiên hàng đầu trong chục cây ăn quả ít phổ biến trong khu cùng với sầu riêng, măng

cụt, mít,…
Trong mấy thế kỉ qua, ngành trồng bưởi trên thế giới không ngừng tăng lên, sản
lượng tiêu thụ trên thị trường ngày càng cao. Sản lượng bưởi trên thế giới năm 2000
đạt 5.326 ngàn tấn, năm 2004 giảm xuống còn 4.684 ngàn tấn. Các nhà xuất khẩu bưởi
chùm của bang Florida (Mỹ) phải đối diện với một thời kì khó khăn trong năm 2007
do bệnh thối cam quýt làm giảm 10% sản lượng thu hoạch bưởi cảu vùng này. Theo
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
&
Khoá Luận Tốt Nghiệp
USDA, sản lượng bưởi năm 2007 của vùng đạt khoảng 25 triệu thùng (giảm 2,5 triệu
thùng so với năm trước là 2.75 triệu thùng). Thêm vào đó, giá dầu tăng cao làm tăng
phí vận chuyển lên 25% và làm tăng giá xuất khẩu của loại quả này. Ở Châu Á sản
lượng bưởi có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2000 đạt 2.952 ngàn tấn
nhưng đến năm 2004 con số này là 3.520 ngàn tấn.
1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bưởi ở Việt Nam
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt
Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến
công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống
cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26
đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể
cả sang một số nước láng giềng.
Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với
những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải
thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm
gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn
trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích
cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều
này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO).

Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt
766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là
8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với
khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng
đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng). Do đa dạng về
sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn
quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới
(cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
3
Khoá Luận Tốt Nghiệp
nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây
này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%.
Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như
bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi
Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là
9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3
ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước);
trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn.
Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha). Việc người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ về
giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc biệt của trái cây có múi, nhu cầu về trái cây có múi
hứa hẹn sẽ tạo ra thị trường tốt cho trái cây có múi.
Hiện nay Việt Nam có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là:
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang. Năm 1993, diện
tích cam quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long là 15.944 ha bằng 57% diện tích cam quýt
của cả nước. Năng suất bình quân ở các tỉnh Đồng bằng Cửu Long tương đối cao, đối
với bưởi đạt khoảng 74 tạ/ ha. Hiện Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 73,2 ngàn
ha vườn trồng cây ăn quả có múi các loại . Hàng năm, diện tích tăng thêm khoảng 6 –

7%. Trong những năm qua, với mức lợi nhuận trung bình 80 - 100 triệu đồng/ha, cây
có múi trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực tại đây, đã mang lại cho nhà
vườn một nguồn lợi lớn.
- Vùng Trung bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích cam
quýt của vùng năm 1985 có khoảng 3.357 ha nhưng đến năm 1991 chỉ còn lại 2.597
ha. Ở Thanh Hóa tổng diện tích có khoảng 852 ha tập trung ở các nông trường Vân
Du, Thạch Quảng, Hà Trung và Sông Âm. Vùng Phù Qùy- Nghệ An là trọng điểm của
khu vực này, diện tích trồng năm 1985 khoảng 1.350 ha, năm 1990 diện tích này là
1.600 ha. Theo báo cáo tổng kết 10 năm của nông trường Phủ Qùy thì giá trị bình quân
1 ha cam gấp 2 lần 1 ha cà phê chè, gấp 5 lần 1 ha cà phê vối và 4 lần 1 ha cà phê mít.
- Vùng núi phía Bắc: Gồm các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng,
Lạng Sơn,…Cam quýt vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông Hồng, sông Lô,
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
7
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Sông Gâm, Sông Thủy,…Hiện nay, chỉ một số vùng tương đối tập trung trồng cam quýt đó
là vùng Bắc Sơn- Lạng Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa- Tuyên Quang, Vị Xuyên- Hà Giang.
- Ngoài các vùng chủ yếu đã nói trên còn có Trung du và miền núi phía Bắc như
Đoan Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa, Yên Bình, Chiêm Hóa. Tính đến năm 1995 thì diện tích
trồng cây có múi là 2.708 ha, chiếm 60,79% diện tích cây ăn quả của vùng, riêng cây
bưởi của vùng này là 474 ha, chiếm 6,7% diện tích. Đặc biệt ở huyện Đoan Hùng là 405
ha trong tổng số 900 ha cấy có múi của huyện, chiếm 45%. Như vậy, Đoan Hùng là
vùng có diện tích trồng bưởi lớn nhất và bưởi loài cây chủ yếu của huyện.
Diện tích trồng cây ăn quả vùng Đông Bắc, Bắc Bộ năm 1993 là 2.455 ha, diện
tích cho sản lượng là 1.560 ha, năng suất là 95,8 tạ/ha, sản lượng 14.948 tấn gồm các
tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, trong đó
diện tích trồng chủ yếu là tỉnh Hà Giang, chiếm 60,9% diện tích của vùng.
Năm 1994 diện tích trồng cam quýt của cả nước là 44.536 ha, diện tích cho thu
hoạch là 28.277 ha, sản lượng là 249.700 tấn. Năm 1995 cả nước có 59.546 ha cây có
múi, chiếm 17% diện tích cây ăn quả của cả nước với tổng sản lượng là 379.405 tấn.

Nhìn chung, cây bưởi rất đa dạng và phong phú. Hiện nay nước ta có khoảng
100 giống bưởi được trồng rải rác khắp nơi. Bưởi không được trồng tập trung mà được
trồng trong những khu vườn gia đình. Diện tích trồng bưởi cũng ít hơn những loại
cam, quýt khác. Bưởi chưa trở thành hàng hóa thương mại như các nước khác trên thế
giới, chủ yếu tiêu thụ trong nội địa và chỉ có những vùng hạn hẹp nhất định. Theo ước
tính diện tích đất trồng bưởi của cả nước hiện nay trên 4000 ha, sản lượng hằng năm
khoảng 25.000- 30.000 tấn, chiếm khoảng 6- 7% sản lượng cây ăn quả có múi.
(Nguồn: Đặng Văn Cung (2001), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp kỹ
thuật để phát triển cây bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế)
1.5.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế
Với đặc trưng là vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam, điều
kiện đất đai địa hình cũng phong phú nên quỹ gen cây trồng nói chung và cây ăn quả
nói riêng ở Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng, có khoảng 35 họ và 92 loài trong đó
bưởi Thanh trà là một đặc sản.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
?
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 1: Số vườn Bưởi Thanh trà bị hại ở Thừa Thiên Huế sau trận lụt năm 1999
STT Địa điểm Số vườn bị hại
(%)
Tỷ lệ cây chết
(%)
1 Thủy Biều 47,50 8,00
2 Dương Hòa 66,66 21,55
3 Hương Vân 91,66 47,50
4 Phong Thu 50,00 15,96
5 Hương Hồ 40,00 10,55
6 Hương Thọ 70,00 22,72
(Nguồn:Thực trạng, giải pháp phát triển cây bưởi Thanh Trà TTH, Đặng Văn Cung)
Nghề trồng Thanh trà đã có từ lâu ở Thừa Thiên Huế, nhưng trước năm 1999 chưa

mấy ai quan tâm đến việc phát triển mà chỉ phục vụ nhu cầu trong vùng. Sau trận lũ lịch
sử năm 1999, nghề trồng Thanh trà đã chịu những thiệt hại không hề nhỏ. Số vườn cây bị
hại có nơi lên đến 91,66%, Hương Thọ 70%,… Có một số vườn hầu như bị xóa sổ hoàn
toàn ở thôn Lại Bằng – Hương Vân - Hương Trà. Những vùng bị thiệt hại nặng nề
thường nằm ở thượng nguồn các con sông lớn như sông Hương, sông Bồ, do tốc độ dòng
chảy mạnh làm đất đai bị sạt lỡ mạnh. Những vùng bị ảnh hưởng nhẹ như Thủy Biều
(47,5%), Phong Thu (50%), Hương Hồ (40%) do nằm ở hạ lưu các con sông.
Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả và Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển nông nghiệp Huế, diện tích Thanh trà toàn tỉnh năm 2006 khoảng 946,65 ha,
tăng 60,09% so với năm 2005 (tương ứng với 355,32 ha). Thanh trà tập trung nhiều
nhất ở huyện Hương Trà, năm 2006 toàn huyện có đến 401 ha Thanh trà, chiếm
42,36% tổng diện tích thanh trà toàn tỉnh và tăng 19,09% so với năm 2005 (tương ứng
với 217,97 ha). Phong Điền là huyện có diện tích Thanh trà nhiều thứ hai, diện tích
Thanh trà của huyện năm 2006 là 258 ha, chiếm 27,25% tổng diện Thanh trà toàn tỉnh
và tăng 85,95% so với năm 2005 (tương ứng với 119,25 ha). Tiếp đến là thành phố
Huế với 147 ha Thanh trà, chiếm 15,53% vào năm 2006 và tăng 12,21% so với năm
2005. Diện tích trồng Thanh trà thấp nhất là của huyện Phú Vang với 2,5 ha và hầu
như không biến động qua 3 năm. Tính đến năm 2007 diện tích trồng bưởi Thanh trà là
1.114 ha bưởi Thanh Trà được trồng chủ yếu trên các vùng đất phù sa ven sông ở các
huyện Hương Trà (481 ha), Phong Điền (258 ha), Hương Thủy (105 ha), Quảng Điền
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
%
Khoá Luận Tốt Nghiệp
(50 ha), Phú Lộc (60 ha), Phú Vang (3 ha) và TP. Huế (157 ha). Diện tích tăng dần qua
các năm nhờ việc nhiều hộ gia đình đã tiến hành khôi phục, cải tạo lại vườn Thanh trà.
Mặt khác, việc nhận ra hiệu quả từ sản xuất cây Thanh trà của chính quyền địa phương
đã tạo cơ sở cho các chính sách, chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất Thanh trà tại
địa phương, xây dựng thành những vùng sản xuất tập trung.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO thì nông nghiệp nước nhà đứng trước
không ít khó khăn và thử thách để có thể cạnh tranh với hàng nông sản của cá nước.

Hòa chung với xu thế đó, Thừa Thiên Huế nói chung và ngành sản xuất Thanh trà nói
riêng đã và đang có những động thái tích cực để tạo ra một chỗ đứng cho thương hiệu
riêng cho loại trái cây đặc sản này. Từ thực tế trên, nhằm tạo điều kiện cho việc đưa
Thanh trà ra thị trường đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài những năm qua Thừa Thiên
Huế đã triển khai “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Thanh trà Huế”
và đã đạt được những kết quả khả quan. Đây là điều kiện cho bà con nông dân đầu tư
mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất chyên canh, tập trung; đầu tư cơ sở hạ
tầng, xây dựng nguồn gen tốt, áp dụng khoa học công nghệ,… để nâng cao chất lượng
và sản lượng đáp ứng được yêu cầu thị trường.
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI THANH TRÀ
CỦA PHƯỜNG THỦY BIỀU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thủy Biều là phường nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách
trung tâm thành phố Huế 7 km. Phường Thủy Biều có ba mặt giáp sông Hương.
• Phía Đông giáp với xã Thủy Xuân và phường Phường Đúc (thành phố Huế);
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
A
Khoá Luận Tốt Nghiệp
• Phía Tây giáp với sông Hương (bên kia bờ sông là xã Hương Hồ, huyện Hương
Trà);
• Phía Nam giáp xã Thủy Bằng (huyện Hương Thủy) và xã Hương Hồ, huyện
Hương Trà.
• Phía Bắc giáp với sông Hương (bên kia sông là xã Hương Hồ, huyện Hương
Trà và xã Hương Long, thành phố Huế).
Phường Thủy Biều được thành lập tháng 3 năm 2010 trên cơ sở xã Thủy Biều.
Năm 2010, Thủy Biều có diện tích tự nhiên là 657,3 ha với số dân 9.929 người, trong
đó có số dân độ tuổi lao động là 5.344 người (lao động phi nông nghiệp: 4.244 người

(chiếm 79,4%).
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
- Địa hình: Phường Thủy Biều nằm trên lưu vực sông Hương, địa hình tương
đối bằng phẳng, nhìn tổng thể thì vùng Thủy Biều như một bán đảo, địa hình thoải dần
từ Đông sang Tây. Vùng đồi núi chiếm khoảng 20% diện tích toàn phường và nằm dồn
về phía Đông của phường, còn lại vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
- Thổ nhưỡng: Do cấu trúc địa hình và nền vật chất tạo nên đất đai của phường
Thủy Biều gồm 3 loại đất chính:
+ Đất phù sa được bồi: ước tính khoảng 325 ha.
Thành phần cơ giới: phần lớn đất thịt nhẹ. Riêng phần bãi bồi sát sông
Hương ở khu vực Lương Quán khoảng 25 ha có phần cơ giới là cát pha. Độ dày
tầng đất là >100 cm.
Phân bố dọc theo sông Hương thuộc các khu vực: Lương Quán, Trung Thượng,
Đông Phước loại đất màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, đặc biệt là
cây ăn quả trong đó có cây đặc sản là Thanh trà.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét: ước tính khoảng 150 ha
Thành phần cơ giới đất thịt nhẹ.
Độ dày tầng đất > 30cm.
Phân bố chủ yếu ở hai khu vực Trường Đá và Long Thọ.
+ Đất biến đổi do trồng lúa: diện tích khoảng 91 ha nằm giữa 2 vùng đất trên .
Thành phần cơ giới đất thịt nhẹ.
SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN
F

×