Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.18 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ MINH NGUYỆT
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 5/2012



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU DU LỊCH HỒ LẮK TỈNH ĐẮKLẮK

Tác giả

ĐINH THỊ MINH NGUYỆT

Khố luận được đệ trình để đáp ứng u cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ


Tháng 5 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa Môi trường và tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã
truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm đại học và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Chế Đình Lý – Phó viện trưởng
viện Tài ngun mơi trường TP. Hồ Chí Minh, KS. Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên
du lịch Viện Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu để
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tơi có thể
hồn thành đề tài đã lựa chọn.
Tôi xin cảm ơn các chú, anh, chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
ĐắkLắk, đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Hoàng Văn San – giám đốc Trung
tâm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh ĐắkLắk, anh Lê Văn Hà – giám đốc KDL
hồ Lắk cùng các anh chị nhân viên trong KDL đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tơi trong suốt q trình thực tập
và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn lớp DH08DL cùng những người bạn thân của tôi đã luôn
bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh thần cũng như giúp đỡ để tơi có thể hồn thành khóa
luận.
Cuối cùng, xin cảm ơn ba, mẹ và các em đã là chỗ dựa vững chắc, là nền tảng
để tơi có thêm động lực tiến bước và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Đinh Thị Minh Nguyệt


ii


TĨM TẮT KHỐ LUẬN
Khu du lịch hồ Lak với tài nguyên thiên nhiên hoang sơ và tài nguyên văn hoá
đặc sắc là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, với sự phát
triển của hoạt động du lịch nơi đây thì sự suy giảm về tài nguyên và môi trường đang
diễn ra một cách nghiêm trọng. Luận văn này tổng quan về hiện trạng tài nguyên và
môi trường trong khu vực, đưa ra những biện pháp quản lý hạn chế các nguy cơ về
môi trường và tài nguyên.
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường và đề xuất các giải pháp
quản lý theo hướng phát triển bền vững KDL hồ Lắk tỉnh ĐắkLắk” được thực hiện từ
tháng 1 – tháng 5 năm 2012.
Kết quả nghiên cứu chính sau 5 tháng nghiên cứu có thể khái quát như sau:
-

Đã khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch trong KDL hồ Lak. Qua đó thấy, KDL

có tài nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái của du
khách.
-

Đã đánh giá, phân tích hiện trạng tài ngun mơi trường dựa trên việc khảo sát

điều tra và thu thập thông tin. Kết quả cho thấy, mơi trường đất, khơng khí vẫn nằm
trong giới hạn cho phép chỉ riêng môi trường nước có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ nhẹ.
-

Đã phân tích các khía cạnh tác động mơi trường từ hoạt động du lịch từ đó xác


định các hoạt động có ý nghĩa đối với mơi trường. Các hoạt động có ý nghĩa cần quan
tâm là ăn uống, nấu nướng, lưu trú, vận chuyển và đốt lửa giao lưu văn hoá.
-

Đã xác định được các thành phần môi trường chịu nhiều ảnh hưởng là nước

mặt, khơng khí, cảnh quan, mơi trường đất và đời sống động vật bằng phương pháp ma
trận hoạt động tác động.
-

Phân tích các bên liên quan, xác định các tiêu chí sức chứa, và đề ra kế hoạch

quan trắc, đưa ra kế hoạch quản lý hiệu quả KDL theo hướng phát triển bền vững.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa………………………………………………………………………………..i
Cảm tạ………………………………………………………………………………….ii
Tóm tắt khố luận ................................................................................................................ iii
Mục Lục .............................................................................................................................. iv
Danh mục biểu đồ .............................................................................................................. ix
Danh mục hình .................................................................................................................... ix
Danh mục bảng..................................................................................................................... x
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1


1.2

Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
1.5. Tính mới và ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 5
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 5
1.6.2. Ý nghĩa kinh tế .................................................................................................... 6
1.6.3. Ý nghĩa xã hội ..................................................................................................... 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............. 7
2.1. Tổng quan về KDL hồ Lăk ........................................................................................ 7
2.1.1

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 7

2.1.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................ 7

2.1.1.2.

Địa hình ..................................................................................................... 7

2.1.1.3.

Thổ nhưỡng ............................................................................................... 8
iv



2.1.1.4.

Khí hậu ...................................................................................................... 8

2.1.1.5.

Tài nguyên rừng ........................................................................................ 9

2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội ................................................................ 9
2.1.2.1. Kinh tế .......................................................................................................... 9
2.1.2.2. Văn hoá......................................................................................................... 9
2.1.2.3. Xã hội ......................................................................................................... 10
2.2. Các khái niệm liên quan........................................................................................... 11
2.2.1. Du lịch bền vững .............................................................................................. 11
2.2.2. Cơ sở phát triển du lịch bền vững .................................................................... 11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 13
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 13
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 13
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................... 14
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học....................................................................... 14
3.2.4. Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) ............................................. 14
3.2.5. Phương pháp phân tích các bên có liên quan .................................................... 16
3.2.6. Phương pháp phân tích các khía cạnh tác động (AIA) ..................................... 16
3.2.7. Phương pháp tính sức chứa ............................................................................... 17
3.2.8. Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) ........................... 18
3.3. Tiến trình thực hiện đề tài ........................................................................................ 18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 20

4.1. Tổng quan về hiện trạng du lịch ở KDL hồ Lắk ................................................... 20
4.1.1. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 20
4.1.2. Tình hình du khách......................................................................................... 21
v


4.1.3. Nhân lực phục vụ du lịch ............................................................................... 24
4.1.4. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị du lịch ............................................................ 25
4.1.5. Tổng quan du lịch Buôn Jun và Buôn M’Liêng. ........................................... 25
4.2. Hiện trạng tài nguyên môi trường KDL hồ Lăk ................................................... 26
4.2.1. Môi trường nước ............................................................................................ 27
4.2.2. Môi trường đất ............................................................................................... 28
4.2.3. Mơi trường khơng khí .................................................................................... 29
4.2.4. Hệ thống quản lý mơi trường và các vấn đề có liên quan.............................. 31
4.3. Những tác động của hoạt động du lịch đến tài ngun mơi trường ..................... 34
4.3.1. Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ hoạt động du lịch ....... 35
4.3.2. Xác định các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường. .... 36
4.3.3. Xác định các tác động của tổn thương tài nguyên môi trường đến hoạt động
du lịch trong KDL hồ Lắk........................................................................................... 37
4.3.4. Phân tích tác động của hoạt động của du lịch đến tài nguyên môi trường. ...... 40
4.3.4.1. Hoạt động ăn uống, phục vụ du khách ....................................................... 40
4.3.4.2. Hoạt động nấu nướng của nhà hàng ........................................................... 40
4.3.4.3. Dịch vụ lưu trú ........................................................................................... 41
4.3.4.4. Giao thông, vận chuyển.............................................................................. 41
4.3.4.5. Đốt lửa trại giao lưu văn hoá...................................................................... 41
4.3.5. Đánh giá mức độ ý nghĩa của các hoạt động du lịch đối với khía cạnh mơi
trường 42
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý và định hướng phát triển bền vững............................... 43
4.4.1. Phân tích và phối hợp giữa các bên liên quan .................................................. 43
4.4.1.1. Phân tích các bên liên quan ........................................................................ 44

4.4.1.2. Phối hợp các bên liên quan ........................................................................ 45
4.3.2. Xác định sức chứa cho các điểm tham quan ..................................................... 46
vi


4.3.3. Tiêu chí giới hạn và kế hoạch quan trắc ........................................................... 47
4.3.3.1. Các tiêu chí giới hạn ................................................................................... 47
4.3.3.2. Kế hoạch quan trắc ..................................................................................... 49
4.3.4. Các giải pháp khác ............................................................................................ 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 53
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 55
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 56

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL:

Ban quản lý

BTNMT:

Bộ Tài nguyên Môi trường

CBD:

Công ước đa dạng sinh học


IUCN:

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KDL:

Khu du lịch

QCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

Sở TN&MT:

Sở Tài Nguyên và Môi trường

UBND-VHXH:

Uỷ Ban nhân dân – Văn hoá xã hội

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kênh thông tin du khách thường dùng .......................................................... 22 
Biểu đồ 4.2: Đánh giá của du khách về cảnh quan trong KDL .......................................... 22 
Biểu đồ 4.3: Khả năng giới thiệu về KDL đến bạn bè ....................................................... 23 
Biểu đồ 4.4: Khả năng quay lại của du khách .................................................................... 23 
Biểu đồ 4.5: Lý do khách du lịch chọn hồ Lắk .................................................................. 23 

Biểu đồ 4.6: Thời gian du khách ở tại hồ Lắk .................................................................... 70 
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ khách mang thực phẩm vào .................................................................. 34
Biểu đồ 4.8: Nhận thức của khách về việc xả rác

…….……………………….34

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Cửa hàng lưu niệm trong KDL ........................................................................... 21 
Hình 4.2: Bn Jun……….  ............................................................................................... 25
Hình4.3:BnM’Liêng………………………………………………………………

29

Hình 4.4: Phương tiện vận chuyển trong KDL .................................................................. 30 
Hình 4.5: Nhà vệ sinh trong resort ..................................................................................... 31 
Hình 4.6: Thùng rác trong KDL ......................................................................................... 32 
Hình 4.7: Một số hình thức nhắc nhở du khách ................................................................. 33 
 
 

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường . 15 
Bảng 3.2: Xác định các tổn thương của môi trường đến các nguồn tài nguyên. ............... 15 
Bảng 3.3 : Diễn giải điểm đánh giá tần suất hoạt động và hậu quả của tác động .............. 17 
Bảng 4.1:Thống kê lượng khách đến KDL ........................................................................ 22 
Bảng 4.2: Thống kê chi tiết lao động phục vụ du lịch (%) ................................................ 24 

Bảng 4.3: Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường...................................................... 26 
Bảng 4.4: Các thông số môi trường nước mặt ................................................................... 27 
Bảng 4.5: Các thông số môi trường nước ngầm ................................................................ 27 
Bảng 4.6: Phân tích chất lượng đất .................................................................................... 28 
Bảng 4.7: Phân tích chất lượng khơng khí xung quanh (tháng 12/2012) .......................... 31 
Bảng 4.8: Bảng danh mục các khía cạnh – tác động môi trường từ hoạt động du lịch. .... 35 
Bảng 4.9: Tác động của hoạt động du lịch đến công tác bảo vệ môi trường ..................... 37 
Bảng 4.10: Tác động của tổn thương môi trường đến hoạt động du lịch .......................... 38 
Bảng 4.11: Các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa cho hoạt động du lịch tại KDL Hồ
Lắk. ..................................................................................................................................... 42 
Bảng 4.12: Kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan ...................................... 45 
Bảng 4.13: Các tiêu chí hạn chế tác động của hoạt động du lịch....................................... 47 
Bảng 4.14: Kế hoạch quan trắc các tác động của hoạt động du lịch .................................. 49 

x


Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại,
của mọi quốc gia. Cùng với sự gia tăng dân số thì các nhu cầu về đời sống và văn hóa
lấy từ mơi trường, từ các hệ sinh thái ngày càng gia tăng. Để đáp ứng cho các nhu cầu
đó địi hỏi phải có sự phát triển kinh tế mà hậu quả của nó khơng thể tránh được là tài
nguyên thiên nhiên đã bị khai thác để phục vụ cho các nhu cầu phát triển này, các hệ
sinh thái bị phá hủy và chất lượng môi trường xuống cấp.
Du lịch là ngành kinh tế mà hoạt động của nó cũng có những tác động làm suy
giảm tài nguyên và môi trường một cách đáng kể, bởi vì, tài nguyên thiên nhiên phục
vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (suy thối và
ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, suy thối và giảm sút về đa dạng sinh học ..)

không thể lường hết được.
Cùng với nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa phục vụ du lịch sinh thái, hiện nay nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia đã được
sử dụng trong hoạt động du lịch sinh thái. Hồ Lắk là khu bảo tồn thiên nhiên với hệ
sinh thái đất ngập nước tự nhiên điển hình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của
KDL hồ Lắk là phát triển du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, vùng đất ngập nước tự nhiên quan trọng, cải thiện và ổn định đời sống người
dân địa phương. Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình hoạt động du lịch sinh thái
tại đây còn chưa phát huy được tiềm năng tài nguyên hiện vốn có. Việc phát triển du
lịch sinh thái cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên trong
khu vực. Việc xác định được hiện trạng tài nguyên môi trường tại KDL và đưa ra
những biện pháp quản lý hiệu quả là việc cần làm đối với hoạt động du lịch ĐắkLắk
nói chung và KDL sinh thái hồ Lắk nói riêng.

1


Căn cứ vào các vấn đề đã đề cập và yêu cầu thực tiễn của hoạt động du lịch sinh
thái, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường và đề xuất các
giải pháp quản lý theo hướng phát triển bền vững KDL hồ Lắk tỉnh Đắk Lắk ”.
1.2

Tổng quan tài liệu
Vấn đề môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục là mối quan tâm của toàn thể xã hội

trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhu cầu
giải trí, nghỉ ngơi của xã hội càng cao. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cân bằng giữa
nhu cầu phát triển và nhu cầu giải trí của xã hội, đó là phát triển bền vững. Có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu của các tổ chức, nhà khoa học cũng như các sinh viên trên
toàn thế giới về vấn đề quản lý tài nguyên môi trường với phát triển du lịch. Một số

cơng trình nghiên cứu điển hình như:
Tham luận tổng kết “Quản lý du lịch có trách nhiệm và hiệu quả” (2000) của
Hena Young, ĐH Sturt Charles có đề cập đến bản chất của phát triển du lịch và việc sử
dụng các công cụ quản lý sẽ có hiệu quả thế nào đối với sự phát triển bền vững du lịch.
Năm 1995, tổ chức du lịch thế giới, hội đồng du lịch & lữ hành thế giới và hội
đồng trái đất đã thông qua một tuyên bố chung “ Chương trình nghị sự 21 cho ngành
công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng tới sự phát triển bền vững phù hợp về môi
trường”, bản dự thảo đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững và
đặc biệt phù hợp với các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học (CBD).
Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc “ Phát
triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998), “Hướng dẫn sử dụng công
nghệ mới cho du lịch bền vững” ( Hiệp hội du lịch Úc, 1994), “Du lịch bền vững như
một phương hướng phát triển: hướng dẫn các nhà quy hoạch và nhà lập chính sách địa
phương” ( Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999)
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu có thể đóng góp cho sự phát triển du
lịch như: “Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa mơi trường xã hội với hoạt động
du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa”
(GS.TS Nguyễn Văn Đính ), “Nghiên cứu xây dựng mơ hình bảo vệ mơi trường du
lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà - Hải Phòng” (TS. Phạm Trung Lương). Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc
nhân rộng mơ hình phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh lân cận.
2


Vừa qua,ngày 17/10/2011, được sự đồng ý chủ trương của Ủy ban nhân dân
tỉnh ĐắkLắk về việc tổ chức tọa đàm hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Buôn Ma
Thuột tại công văn số 5259/UBND-VHXH. Hiệp hội Du lịch ĐắkLắk đã chủ trì phối
hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và
Du lịch tỉnh tổ chức đón tiếp Đồn đến từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội.
Chương trình tọa đàm các doanh nghiệp sẽ có nhận xét góp ý về tiềm năng du lịch

ĐắkLắk để giúp các doanh nghiệp lữ hành của địa phương xây dựng chương trình du
lịch cho phù hợp. ( )
Trong hành lang du lịch nam - bắc Tây Nguyên, hồ Lăk được xem là "mắt xích"
quan trọng của tour Lâm Đồng - Đắk Lăk - Gia Lai - Kon Tum. Quần thể sinh thái hồ
được xem là vùng có khả năng phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú
vào loại nhất nhì của vùng đất này.Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá: "Hồ Lăk là một
thắng cảnh tuyệt vời ở Đông Nam Á. Nếu được xây dựng thành một KDL hồn chỉnh,
chắc chắn nó sẽ thu hút một lượng lớn khách quốc tế"(vnexpress.net)... Đây là cơ sở
cho việc thúc đẩy phát triển bền vững du lịch hồ Lắk diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài các nghiên cứu liên quan đến sự phát triển du lịch của các nhà nghiên
cứu du lịch của ban chỉ đạo tỉnh, trong các trường đại học, số lượng các đề tài nghiên
cứu do sinh viên thực hiện cũng chiếm số lượng lớn, có thể điểm qua một số đề tài của
trường đại học Nông Lâm TP.HCM như sau:


Đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát

triển du lịch sinh thái tại khu di tích lịch sử, danh thắng du lịch núi Bà Đen.(Lữ
Thị Kim Duyên, 2011).


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững KDL

sinh thái Vườn Xồi, TP.Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. (Phạm Thị Kim Thuỷ,2011).


Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch

bền vững tại KDL TaKou Thuận Nam – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận.(Lê thị
Bảo Uyên,2007).



Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại

vườn quốc gia YokĐơn, tỉnh ĐắkLắk.(Nguyễn Thị Hồi Thanh, 2007).

3




Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

tại KDL sinh thái Thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. (Đỗ Thị
Thu Bảy).
Các nghiên cứu này đã tập trung đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch và
vấn đề tài nguyên môi trường tại các tỉnh, các KDL và đã đưa ra các giải pháp để phát
triển. Tuy nhiên nhiều giải pháp đưa ra còn quá chung chung, chưa cụ thể nên hầu như
chưa thể áp dụng vào thực tế.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây quan tâm nhiều đến các giá trị và tiềm
năng của các nguồn tài nguyên, định giá các giá trị của nó đối với du lịch và cố gắng
sao cho thu hút sự tham gia của cộng đồng. Và có chăng đi nữa, những nghiên cứu về
mơi trường tập trung nhiều vào các tác động tổng quát đến du lịch sinh thái. Các đề tài
của sinh viên phần lớn hạn chế trong khảo sát hiện trạng KDL mà chưa tập trung quan
tâm mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với hoạt động du lịch
sinh thái. Trong khi đó, tài nguyên thiên nhiên và mơi trường là nhân tố quan trọng
hình thành nên các loại hình du lich sinh thái. Việc đề ra các biện pháp quản lý cụ thể
cho hoạt động kiểm sốt tài ngun mơi trường là hết sức cần thiết. Để bổ sung vào
các vấn đề và hạn chế đã được trình bày trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu: Những tác động liên quan đến tài nguyên môi trường trong KDL

Hồ Lắk hiện nay là gì và làm thế nào để giảm thiểu các tác động đó? Để trả lời câu hỏi
đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
1.

Hiện trạng về tài nguyên môi trường của KDL hồ Lắk hiện nay ra sao?

2.

Các tác động chính của hoạt động du lịch đến Hồ Lắk là gì? Và những tác động

đó có ảnh hưởng ngược lại với họat động du lịch như thế nào?
3.

Các giới hạn có thể chấp nhận được của các tác động hay các tiêu chí giới hạn

của tác động của du lịch là gì?
4.

Làm thế nào giảm thiểu các tác động đó đến việc bảo tồn thiên nhiên và môi

trường của KDL Hồ Lắk?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: tìm hiểu hiện trạng tài nguyên môi trường trong KDL hồ Lắk
 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
4


 Tìm hiểu hiện trạng tài ngun mơi trường trong KDL.
 Tìm hiểu những tác động chính của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi
trường trong khu vực và phân tích những ảnh hưởng ngược lại của những tác

động này đến KDL.
 Xác định các giới hạn có thể chấp nhận được của các tác động và các tiêu chí
giới hạn của tác động du lịch.
 Đề xuất hướng giải quyết vấn đề quản lý tài nguyên môi trường (rác thải, nước
thải) và tài nguyên (đất, nước, sinh vật) trong KDL theo hướng phát triển du
lịch bền vững trong khu vực kết hợp khả năng của địa phương.
1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên và môi trường tại KDL hồ Lắk, khách du

lịch, cán bộ công nhân viên tại KDL hồ Lắk.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động gây tác động
đến tài ngun mơi trường trong KDL từ đó đề xuất biện pháp quản lý phát triển bền
vững.
Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.
1.5.

Tính mới và ý nghĩa của đề tài
Việc đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường qua hoạt động du lịch tại KDL

sinh thái hồ Lắk nhằm góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và tài nguyên trong
khu vực hướng tới phát triển bền vững.
Đề tài có một số điểm nổi bật như:
- Xác định các tác động bằng phương pháp định lượng và có cơ sở khoa học.
- Phối hợp được các bên liên quan tham gia du lịch.
- Xây dựng được các tiêu chí quản lý du lịch và đề xuất ngưỡng giới hạn có thể
chấp nhận được trong quản lý hoạt động du lịch.
1.6.


Ý nghĩa của đề tài

1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Định hướng chiến lược phát triển bền vững các loại tài nguyên nói chung và
hoạt động DLST bền vững nói riêng là chiến lược mang tính chất bước khởi đầu cho
5


những nghiên cứu sâu hơn trong việc khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên và văn
hóa tại KDL sinh thái hồ Lắk.
1.6.2. Ý nghĩa kinh tế
Việc quản lý được các nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường sẽ làm cho
môi trường du lịch tại đây đảm bảo yêu cầu của việc phát triển bền vững lâu dài, mang
tính chất DLST đúng nghĩa.
Thực hiện tốt cơng tác quản lý cịn có thể thu hút được sự tham gia của cộng
đồng, du khách và các tổ chức liên quan về nguồn vốn và nguồn nhân lực đóng góp chi
phí cho cơng tác quản lý mơi trường và tài nguyên, nâng cao đời sống và thu nhập của
cộng đồng địa phương.
1.6.3. Ý nghĩa xã hội
Đề tài sẽ nêu rõ các ảnh hưởng của trong hoạt động du lịch đối với các tài
nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh làm cơ sở cho các giải pháp được đề
xuất để áp dụng nhằm hạn chế các tác động đó, đồng thời nó sẽ giúp du lịch sinh thái
tại hồ Lắk phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, với tự nhiên.
Đề tài giúp cho việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, hướng du khách
nâng cao nhận thức khi tham gia du lịch sinh thái, chất lượng môi trường được đảm
bảo sức khỏe người dân, tăng các phúc lợi xã hội.

6



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về KDL hồ Lăk
Hồ Lắk với hệ thống sơng suối có nguồn thủy sinh lớn, vươn dài khắp các gò
đồi, đầm lầy, rừng rậm, núi cao là nơi trú ngụ của hàng trăm loài động thực vật q
hiếm. Giữa những sinh cảnh đó, Lăk được ví như "một chiếc gương bạc khổng lồ"
rộng hơn 600 ha. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của
người M'nơng bản địa. Bên cạnh sự tồn tại của hồ là cả một kho tàng thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích và nền dân ca, dân nhạc đậm chất Tây Nguyên. Lăk, không thua kém gì
bn Đơn, cịn là q hương của lồi voi với những dũng sĩ săn bắt và thuần dưỡng
thiện nghệ. Đàn voi nhà của huyện Lăk hiện có khoảng hơn 20 con, tập trung ở các xã
Đắk Liêng, Yang Tao từng cõng du khách trên lưng, tham quan, thưởng ngoạn phong
cảnh.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.

Vị trí địa lý

KDL hồ Lắk nằm trong phạm vi toạ độ địa lý 12040’ đến 12044’ vĩ Bắc và
108017’ đến 108023’ Kinh Đông, với tổng diện tích 168,3 ha thuộc địa giới hành chính
thị trấn Liên Sơn, xã Dăk Liêng, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Phía bắc giáp xã Yang Tao; phía nam giáp thị trấn Liên Sơn; phía đơng giáp xã
Bơng Krang; phía tây giáp xã Đắk Liêng.
Hai mặt phía nam và phía đơng được bao bọc bởi quốc lộ 27 – tuyến đường
giao thơng chính giữa thành phố Bn Ma Thuột và Đà Lạt.
2.1.1.2.

Địa hình

Địa hình KDL hồ Lắk chủ yếu là kiểu địa hình bình vùng trũng được tạo thành

bởi các vật chất phù sa trên núi và phù sa lưu vực của các sông lớn Krông Ana và
Krông Nô, địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc, phía
Bắc địa hình cao dần, xuất hiện nhiều đồi núi hình bát úp xen kẽ với những vùng đồng
7


bằng, tiếp giáp với vũng cao nguyên Buôn Ma Thuột. Độ dốc trung bình 3 – 80, độ cao
trung bình 400 – 500m, địa hình có xu thế thấp dần về phía Đơng Nam – Tây Bắc.
2.1.1.3.

Thổ nhưỡng

Đất đai quanh khu vực hồ Lắk phần lớn là đất phù sa chiếm 17,87% diện tích
đất tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất cho ưu thế phát triển các cây trồng lương
thực thực phẩm, đặc biệt là lúa nước, mía, rau quả các loại. Đất phù sa được bồi
thường xuyên chiếm 62,2% diện tích nhóm đất này.
2.1.1.4.

Khí hậu

Huyện Lắk nằm ở phía Đơng Trường Sơn, kẹp giữa Cao ngun Bn Ma
Thuột và vùng núi Chư Yang Sin, khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa
Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung
lũng, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung
trên 94% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng
mưa khơng đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, nguyên nhân do bị che
khuất bởi khối núi Chư Yang Sin ở phía Đơng Nam.
Chế độ nhiệt:
-


Nhiệt độ trung bình năm: 24 – 250C

-

Nhiệt độ cao nhất (xảy ra vào tháng 3,4): 380C

-

Nhiệt độ thấp nhất (xảy ra vào tháng 12,1): 150C
Chế độ mưa:
Mưa trên địa bàn huyện mang đặc điểm mùa mưa của Tây trường Sơn. Hàng

năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, lượng mưa chiếm 85 -90% lượng
mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa khoảng 20 ngày/tháng, thậm chí
có tháng mưa tất cả các ngày.
Mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Lượng mưa mùa khô
không đáng kể chỉ chiếm 10 -15% tổng lượng mưa hàng năm. Vào mùa khơ mưa chỉ
có cuối hoặc đầu mùa; thời kỳ giữa mùa lượng mưa khơng đáng kể, nhiều năm khơng
có mưa, nếu có thì thời gian mưa chỉ khoảng vài ngày và lượng mưa khoảng dưới
10mm/tháng.

8


Vào mùa khơ, khí hậu se lạnh và gió rất lớn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công tác
phục vụ du lịch tại đơn vị như: chèo thuyền độc mộc trên Hồ lak, cưỡi voi và các hoạt
động khác.
2.1.1.5.

Tài nguyên rừng

Khơng gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định

là Khu rừng lịch sử văn hóa mơi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995
với tổng diện tích là 12.299 ha. Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548
lồi thực vật thuộc 118 họ, 132 lồi chim, 61 lồi thú, 43 lồi lưỡng cư-bị sát, 43 lồi
cá, tôm, cua, ốc.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Lắk, hiện nay chỉ còn
khoảng 10.000ha rừng, chất lượng rừng rất kém. Bao quanh hồ Lắk giờ đây là những
đồi núi trọc, cây cối đã bị chặt phá gần hết.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
2.1.2.1. Kinh tế
Kinh tế chính của người dân quanh vùng chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi, và
đánh bắt thuỷ sản:
-

Khoảng 70% dân cư dựa vào nông nghiệp. Ngồi ra, cịn khoảng 20% dân số
làm các ngành nghề khác như buôn bán, quản lý nhà nước...

-

Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu theo hình thức quảng canh, tận dụng lao
động nhàn rỗi.

-

Đánh bắt thuỷ sản cũng đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân. 100% hộ dân
sống ven hồ có thuyền độc mộc và dụng cụ đánh cá trong nhà.
Cùng với sự phát triển của các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của KDL

hồ Lắk, người dân có thêm một phần thu nhập từ việc giúp đỡ các hoạt động du lịch

đó.
2.1.2.2. Văn hoá
 Ẩm thực: Hồ Lắk vừa là nơi cung cấp nhiều cá, vừa là hồ chứa nước ngọt
khổng lồ cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương. Chính vì vậy, khi đến
9


KDL hồ Lắk du khách có thể được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của vùng như:
cơm rẫy dẻo, chả cá thác lác, đọt bí đỏ, gà nướng, cơm lam, rượu cần… và nhiều món
ăn hấp dẫn khác.
 Văn hóa địa phương: Nhiều phong tục, tập quán của người dân tộc M’Nông bản
xứ vẫn giữ được nét truyền thống.
-

Các nghề thủ công, dệt thổ cẩm, làm rượu cần đang được phục hồi và phát triển.

-

Nhiều vật dụng sinh hoạt như ghế Kpal, trống H’gơr, chiêng, ché trong những

ngôi nhà dài truyền thống vẫn được bảo tồn tốt, đặc biệt là ở buôn cổ M’Liêng.
-

Nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và nền dân ca, dân nhạc

đậm chất Tây Nguyên vẫn đang được người dân nơi đây bảo tồn và phát triển.
Tuy vậy, hiện nay một số phong tục, lễ hội truyền thống đã bị thương mại hoá
đi rất nhiều chủ yếu là chiều theo ý du khách, điều này làm cho một số hoạt động văn
hố khơng cịn theo giá trị của nó nữa. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội,
nhiều nhà sàn bằng gỗ đã được thay thế bằng các ngôi nhà bê tơng chắc chắn làm mất

đi vẻ đẹp vốn có của buôn làng cổ.
2.1.2.3. Xã hội
Theo kết quả thống kê dân số năm 2005, thuộc địa phận KDL hồ Lắk có
khoảng 22.614 người dân sinh sống. Trong đó khoảng 6.559 dân số thành thị chiếm
29% tập trung chủ yếu ở thị trấn Liên Sơn, số còn lại 71% là dân số nông thôn chủ yếu
sống trong các buôn làng dân tộc.
Thành phần dân tộc trong KDL hồ Lắk chủ yếu là người M’nông (76,7%) và
người Kinh ( 23,3%). Người Kinh tập trung chủ yếu ở thị trấn Liên Sơn.
Mỗi xã trong khu vực có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường
THCS. Thị trấn Liên Sơn có 1 trường PTTH, 1 trường Dân tộc nội trú, và 1 Trung tâm
giáo dục thường xuyên. Tổng số học sinh là 7.850 em. (số liệu thống kê năm 2005).
-

Giao thông: KDL có hệ thống đường giao thơng kết nối giữa các điểm du lịch

với nhau. Hệ thống giao thông nông thôn tương đối thuận tiện cho việc phát triển kinh
tế xã hội, giao lưu và vận chuyển hàng hóa. Đường đi thơng thống, sạch sẽ.

10


-

Y tế : khu vực có 3 trạm y tế các xã, thị trấn, 01 bệnh viện đa khoa huyện và 01

trung tâm y tế của huyện. Các bệnh thường gặp là các bệnh tay chân miệng, bệnh
ngoài da, lao…
-

Điện thắp sáng :100% thôn buôn đã sử dụng điện lưới quốc gia.


2.2. Các khái niệm liên quan
2.2.1. Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. (Luật du
lịch, 2005).
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hố, các q trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học đảm bảo
sự sống.
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:


Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và mơi trường.



Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển.



Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.



Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.



Duy trì chất lượng mơi trường.


2.2.2. Cơ sở phát triển du lịch bền vững
Phát triển DLST bền vững khơng những đóng góp cho sự phát triển bền vững
mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và mơi trường,
đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần
chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN. Phát triển DLST bền vững
cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ
các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993).
Các cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững:
11


-

Giảm đến việc thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên mơi trường: đất, nước ngọt,

các thủy vực, khống sản,... đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên không tái tạo lại
được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy
cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc: “ nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá
khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.
-

Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các lồi động vật và thực

vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý
phương thức và mức độ sử dụng làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn cịn có khả
năng hồi phục.
-

Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ


rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.
-

Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng

chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại mơi trường đã bị suy thối, giữ gìn sự cân bằng các
hệ sinh thái.
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du
lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:
-

Thứ nhất là thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du

lịch ngày càng gia tăng.
-

Thứ 2 là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

-

Thứ 3 là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi

cho cộng đồng.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan hiện trạng hoạt động du lịch và môi trường, tài nguyên
trong KDL hồ Lắk (Phương pháp thu thập số liệu, khảo sát xã hội học)
- Phân tích các khía cạnh mơi trường và tài nguyên của các hoạt động du lịch.
(phương pháp AIA).
- Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường.
(phương pháp AIM).
- Xác định các tiêu chí giới hạn của các khía cạnh tài ngun mơi trường và kế
hoạch quan trắc tác động (phương pháp LAC).
- Đề xuất các định hướng phát triển hoạt động du lịch và giải pháp để quản lý
và hạn chế các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Các tài liệu tại hồ Lắk, bao gồm:
-

Các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của hồ Lắk.

-

Các loại hình hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch chính (phịng ngủ, dịch

vụ voi, thuyền, giao lưu văn nghệ cồng chiêng, ẩm thực đặc sản vùng tây nguyên,
hướng dẫn du lịch sinh thái..)
-

Các tuyến du lịch đang hoạt động

-


Các dự án trong hiện tại và tương lai tại hồ Lắk.

-

Số liệu về lượng, loại khách, thị trường, lứa tuổi, thời gian lưu trú, mức độ thỏa

mãn của du khách.
-

Thời gian tập trung cao điểm hoạt động DLST.

-

Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực.
13


×