Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004Cor.1:2009 tại XNCB Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO14001:2004/Cor.1:2009 tại XNCB
Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
Họ và tên: Đoàn

Thị Thu Thủy

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008-2012

-6/2012-


 
 

LỜI CẢM ƠN
 

Trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã luôn nhận được sự
giảng dạy, giúp đỡ và quan tâm của mọi người, nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
-

Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chỉ dạy tôi trong



suốt những năm học tại trường.
-

Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên - Trường ĐH

Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
-

Thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo để tôi hoàn thành

Khóa luận tốt nghiệp.
-

Các cô chú, anh chị làm việc tại CTCP cao su Đồng Phú nói chung và XNCB

Thuận Phú nói riêng, đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực tập thuận lợi.
-

Tập thể lớp DH08QM đã hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt 4 năm học.

-

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, những người đã

luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt vật chất cũng như tinh thần để tôi có thể
chuyên tâm trong suốt quá trình học.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được
những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của mọi
người.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thu Thủy


 


 
 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại XNCB Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú” được tiến
hành tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Thời gian nghiên cứu: Từ
tháng 12/2011 đến tháng 06/2012
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001 bao gồm: Sự ra đời,
nội dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn; lợi ích thu được khi áp dụng
tiêu chuẩn; tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt
Nam; những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
 Tổng quan về CTCP cao su Đồng Phú và XNCB Thuận Phú, bao gồm: giới
thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty; quy trình sản xuất, những
vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại Xí nghiệp.
 Xây dựng các hướng dẫn vận hành HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại XNCB Thuận Phú-CTCP cao su Đồng Phú.
 Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 áp dụng tại XNCB Thuận Phú - CTCP cao su Đồng

Phú.

ii 
 


 
 

MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 3
1.6 Giới hạn đề tài ............................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ..................................................................... 4
2.2 Tổng quan về ISO 14001 ........................................................................................... 5
2.2.1 Khái niệm ISO 14001:2004 ................................................................................. 5
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo ISO 14001 .................................................................... 6
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 ............................................ 7
2.2.4 Nguyên tắc của ISO 14001 .................................................................................. 8

2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 8
2.2.4.1Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới.................................................... 8
2.2.4.2Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam - Thuận lợi và khó khăn ........... 9
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUẬN PHÚ-CTCP CAO SU
ĐỒNG PHÚ ....................................................................................................................... 15
3.1 Tổng quan vềCTCP Cao su Đồng Phú..................................................................... 15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 15
iii 
 


 
 

3.1.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự ........................................................................................ 16
3.1.3 Các đơn vị sản xuất ............................................................................................ 16
3.1.4 Nguồn lao động.................................................................................................. 17
3.1.5 Cơ cấu sản phẩm ................................................................................................ 17
3.1.6 Thị trường tiêu thụ ............................................................................................ 17
3.2 Tổng quan về XNCB Thuận Phú ............................................................................. 17
3.2.1 Thông tin chung ................................................................................................. 17
3.2.2 Các hạng mục của Xí nghiệp ............................................................................. 18
3.2.3 Quy trình sản xuất .............................................................................................. 19
3.2.4 Nguyên, nhiên vật liệu tiêu thụ tại Xí nghiệp .................................................... 21
3.3 Hiện trường môi trường tại Xí nghiệp ..................................................................... 24
3.3.1 Nước thải ........................................................................................................... 24
3.3.2 Chất thải rắn ....................................................................................................... 26
3.3.3 Môi trường không khí ........................................................................................ 27
3.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ .............................................................. 27
3.5 Hiện trạng quản lý các vấn đề môi trường tại Xí nghiệp ......................................... 28

3.5.1Nước thải ............................................................................................................ 28
3.5.2 Chất thải rắn ....................................................................................................... 30
3.5.3 Môi trường không khí ........................................................................................ 31
3.5.4 Phòng chống các sự cố lao động và phòng chống cháy nổ ............................... 34
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUẬN PHÚ- CTCP CAO
SU ĐỒNG PHÚ................................................................................................................. 35
4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban ISO .......................................... 35
4.1.1 Phạm vi HTQLMT Xí nghiệp chế biến Thuận Phú........................................... 35
4.1.2 Thành lập Ban ISO ............................................................................................ 35
4.2 Chính sách môi trường ............................................................................................. 36
4.2.1 Thiết lập CSMT ................................................................................................. 36
4.2.2 Nội dung của chính sách môi trường ................................................................. 37
iv 
 


 
 

4.2.3 Phổ biến chính sách môi trường ........................................................................ 37
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường ................................................................... 38
4.3 Lập kế hoạch ............................................................................................................ 38
4.3.1 Khía cạnh môi trường ........................................................................................ 38
4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác ............................................................... 39
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình ..................................................................... 40
4.4 Thực hiện và điều hành ............................................................................................ 42
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ................................................... 42
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ......................................................................... 43
4.4.3 Trao đổi thông tin .............................................................................................. 43

4.4.4 Tài liệu ............................................................................................................... 44
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ............................................................................................... 45
4.4.6 Kiểm soát điều hành .......................................................................................... 45
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ................................. 46
4.5 Kiểm tra .................................................................................................................... 47
4.5.1 Giám sát và đo lường ......................................................................................... 47
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ .......................................................................................... 48
4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa .................................. 49
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ................................................................................................. 49
4.5.5 Đánh giá nội bộ .................................................................................................. 50
4.6 Xem xét lãnh đạo ..................................................................................................... 51
Chương 5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUẬN PHÚ .................................................................... 52
Chương 6 KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ………………………............................................57
6.2 Kết luận .................................................................................................................... 57
6.3 Kiến nghị .................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59
 


 


 
 

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
 Danh mục hình:
Hình 2.1: Mô hình QLMT theo ISO 14001 ...................................................................... 6
Hình 2.2: Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới ...................................................... 9

Hình 2.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam ................................. 11
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự tại Công ty .................................................................. 16
Hình 3.2: Quy trình chế biến mủ tinh ............................................................................. 19
Hình 3.3: Quy trình chế biến mủ tạp ............................................................................... 20
Hình 3.4: Sơ đồ XLNT tại Xí nghiệp .............................................................................. 29
 Danh mục bảng:
Bảng 3.1: Danh mục các hạng mục hiện có của Xí nghiệp .............................................. 18
Bảng 3.2: Sản lượng chế biến mủ năm 2011 .................................................................... 21
Bảng 3.3: Lượng hóa chất tiêu thụ.................................................................................... 21
Bảng 3.4: Danh mục máy móc thiết bị tại Xí nghiệp ....................................................... 21
Bảng 3.5: Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất (chưa xử lý) .............. 25
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau xử lý................................................ 30
Bảng 3.7: Kết quả đo nồng độ khí phát tán trong khu vực sản xuất và khu vực xung
quanh Xí nghiệp................................................................................................................. 33
Bảng 3.8: Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn khu vực sản xuất và khu vực xung quanh Xí
nghiệp ................................................................................................................................ 33

vi 
 


 
 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISO 14001

: ISO 14001:2004/Cor.1:2009

HTQLMT


: Hệ thống quản lý môi trường

QLMT

: Quản lý môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTCP

: Công ty Cổ phần

XNCB

: Xí nghiệp chế biến

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CSMT

: Chính sách môi trường

CTMT

: Chương trình môi trường


ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

KCMT

: Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể

TĐMT

: Tác động môi trường

YCPL & YCK

: Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

HĐKPPN

: Hành động khắc phục phòng ngừa

KPH

: Không phù hợp

ATLĐ


: An toàn lao động

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

XLNT

: Xử lý nước thải

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa

DRC

: Hàm lượng cao su trong mủ


MSDS (Material Safety Data Sheet)

: Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

vii 
 


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, trước tình hình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, các khu công
nghiệp và các Nhà máy, Xí nghiệp đang đươc mọc lên với tốc độ chóng mặt. Đây là một
tín hiệu đáng mừng vì điều đó đã mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước, góp phần
đưa nước ta vào con đường hội nhập trong thời kỳ mở cửa, đồng thời giải quyết công ăn
việc làm cho phần lớn người lao động. Tuy nhiên, bất kể một ngành nghề sản xuất nào,
dù lớn hay nhỏ, đều chứa đựng các vấn đề môi trường, và làm thế nào đề giải quyết các
vấn đề môi trường ấy khi chúng phát sinh là điều đáng được quan tâm đặc biệt, không chỉ
đối với các chủ doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội.
Trước tình hình môi trường đang là vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm như hiện nay,
đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải đề ra và áp dụng các biện pháp, chính sách nhằm cải
thiện tình hình môi trường của Công ty, đồng thời đó cũng là cách nâng cao hình ảnh và
uy tín của chính Công ty mình trên thị trường.
XNCB Thuận Phú - CTCP cao su Đồng Phú là một trong những XNCB mủ cao su
có uy tín ở nước ta. Do đặc thù sản xuất nên các vấn đề môi trường của Xí nghiệp khá

nghiêm trọng, công tác bảo vệ môi trường vì thế đã và đang được chú trọng, tuy nhiên
còn thiếu tính chặc chẽ và còn nhiều thiếu sót. Nắm bắt được tình hình trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 áp dụng tại XNCB Thuận Phú- CTCP cao su Đồng Phú”

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 1


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

1.2 Mục tiêu đề tài
Việc nghiên cứu, khảo sát thực tế tại xưởng sản xuất nhằm xây dựng hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho XNCB Thuận Phú để đạt được các mục
tiêu sau:
 Giúp Xí nghiệp nhận thức về các vấn đề bảo vệ môi trường và kiểm soát ô
nhiễm để đạt các yêu cầu kinh tế xã hội.
 Đảm bảo rằng các hoạt động môi trường sẽ đáp ứng được các yêu cầu pháp
luật về môi trường và các yêu cầu khác.
 Phòng tránh các ảnh hưởng môi trường từ các hoạt động sản xuất của Xí
nghiệp.
 Xây dựng hệ thống tài liệu gồm các quy trình, hướng dẫn cho hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14001, giúp Xí nghiệp trong việc quản lý và ngăn ngừa ô
nhiễm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 trong việc xây

dựng HTQLMT.
 Tìm hiểu tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới
và Việt Nam.
 Tìm hiểu về quy trình sản xuất và hiện trạng quản lý môi trường tại Xí nghiệp.
 Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên tình hình
thực tế của Xí nghiệp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Là phương pháp tổng hợp tài liệu từ những tài liệu được cung cấp từ Xí nghiệp,
trên internet và những tài liệu được cung cấp từ giáo viên hướng dẫn, tài liệu đúc kết

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 2


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

được trong quá trình học tập. Những tài liệu trên được tổng hợp lại và lựa chọn những
thông tin, dữ liệu cần thiết.
 Phương pháp khảo sát thực địa
Quan sát thực tế, tìm hiểu hiện trạng môi trường tại xưởng sản xuất từ đó dùng
phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường để có những nhận diện ban đầu, xác
định các vấn đề môi trường cần quan tâm tại Xí nghiệp. Có thể dùng máy chụp hình,
phỏng vấn… để thực hiện.
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Địa điểm: XNCB Thuận Phú-CTCP cao su Đồng Phú-Bình Phước.

 Thời gian thực hiện: Từ 12/2011 đến 06/2012.
 Đối tượng: Các hoạt động, quá trình sản xuất và sản phẩm, các phòng ban,
phân xưởng sản xuất ở Xí nghiệp.
1.6 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT trên lý thuyết có tham khảo thực tế chứ chưa được
triển khai thực hiện nên chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như chưa đánh giá
được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch, chương trình, quy trình được nêu ra trong đề
tài.
 

 

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 3


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan vể bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo
dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến
hệ thống quản lý môi trường cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó.
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 chính thức ra đời năm

1996 có cấu trúc tương tự như bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn này bao gồm:
 Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS):


ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.



ISO 14004: Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về nguyên
tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.

 Các tiêu chuẩn về đánh giá môi trường:


ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường - Thủ tục đánh giá - Đánh giá
hệ thống quản lý môi trường

 ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình độ đối với
chuyên gia đánh giá môi trường.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 4


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 


2.2 Tổng quan về ISO 14001
2.2.1 Khái niệm ISO 14001:2004
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về EMS, hiện nay EMS được sử dụng một cách
rộng rãi trên thế giới, với hơn 6.000 tổ chức được chứng nhận ở Anh và khoảng 111.000
tổ chức được chứng nhận ở 138 quốc gia trên toàn cầu.
ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho việc
hình thành và duy trì EMS. Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi
trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Những cam kết này bao gồm:


Ngăn ngừa ô nhiễm,



Phù hợp với pháp luật,



Cải tiến liên tục hệ thống EMS.

Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến toàn bộ thành quả hoạt động môi trường.
ISO 14001 có thể được sử dụng như một công cụ, nó tập trung vào việc kiểm soát
các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của bạn tác
động tới môi trường. Tổ chức phải mô tả hệ thống của họ áp dụng đến đâu, gắn liền với
các thủ tục và hồ sơ hỗ trợ để chứng minh sự phù hợp và cải tiến. Bạn sẽ thiết lập mục
tiêu, chỉ tiêu và thực hiện chương trình để cải tiến các hoạt động môi trường thường
mang lại lợi ích tài chính.
Tổ chức được yêu cầu xác nhận các yêu cầu, qui định pháp lý và yêu cầu khác có
thể áp dụng. Điều đặc biệt quan trọng là xác nhận pháp lý ảnh hưởng đến bạn như thế nào

để đo lường sự phù hợp có thể được chấp nhận và được đánh giá định kỳ để đảm bảo các
yêu cầu được thấu hiểu bởi mọi nhân viên và được thực hiện một cách hiệu quả.
ISO 14001 được hỗ trợ thêm bởi ISO 14004, hệ thống quản lý môi trường- hướng
dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. Tiêu chuẩn này bao gồm các vấn
đề như thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý và thảo luận các vấn đề
nguyên tắc được liên quan.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 5


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
Lần sửa đổi thứ nhất của tiêu chuẩn này vào năm 2004 dẫn đến việc ban hành
ISO 14001:2004.
Ngày 15/7/2009, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành
ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, có thể áp dụng cho mọi tổ chức
không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động.
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo ISO 14001
Bắt đầu

Chính sách
môi trường


Xem xét
lãnh đạo

Kiểm tra và hành động khắc phục
o Giám sát và đo lường
o Đánh giá sự tuân thủ
o Sự KPH, HĐKPPN
o Kiểm soát hồ sơ
o Đánh giá nội bộ

Cải tiến
liên tục

Kế hoạch
o Các khía cạnh môi trường
o YCPL & YCK
o Mục tiêu và chỉ tiêu
o Chương trình quản lý môi trường

Thực hiện và điều hành
o Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
o Năng lực, đào tạo và nhận thức.
o Thông tin liên lạc.
o Hệ thống tài liệu.
o Kiểm soát tài liệu.
o Kiểm soát điều hành.
o Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp.

Hình 2.1: Mô hình QLMT theo ISO 14001


SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 6


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
 Về mặt thị trường:
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trường.
 Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trường và cộng đồng xung quanh.
 Về mặt kinh tế:
 Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
 Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
 Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
 Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
 Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
 Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
 Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
 Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn.
 Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
 Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

 Về mặt quản lý rủi ro:
 Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
 Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
 Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 7


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

2.2.4 Nguyên tắc của ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên phương pháp luận: Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm
tra-Hành động khắc phục, cụ thể:
 Lập kế hoạch - Plan (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết
đề đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.
 Thực hiện - Do (D): Thực hiện các quá trình
 Kiểm tra - Check (C): Giám sát và do lường các quá trình dựa trên chính
sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
và báo cáo kết quả.
 Hành động - Act (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả
hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.

Đồng thời tiêu chuẩn này còn dựa trên các nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc 1: Cam kết của lãnh đạo
 Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi thành viên
 Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình
 Nguyên tắc 4: Quản lý theo hệ thống
 Nguyên tắc 5: Đảm bảo pháp luật và cân bằng nhu cầu kinh tế-xã hội
 Nguyên tắc 6: Đảm bảo một hệ thống tài liệu và hồ sơ phù hợp
2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.4.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO), tính đến cuối tháng 12
năm 2008, có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và
nền kinh tế. Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên là 34 243 ở 155
quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154 572 trong 148 quốc gia và nền kinh tế.
Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 8


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Nguồn:
Hình 2.2: Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
2.2.4.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam - Thuận lợi và khó khăn
 Tình hình áp dụng:
Chứng chỉ ISO 14001:1996 được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998 (hai

năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các
Công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các Công ty nước ngoài hoặc liên
doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 9


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Mặt khác Nhật Bản cũng
là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam được nhận chứng chỉ ISO 14001, có thể kể đến một số tập
đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài
áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng
ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty xi măng như Xi
măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách
sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ
chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành
nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa

chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm
tỷ lệ lớn.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về
quản lý môi trường còn rất nhỏ bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ
chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 10


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Nguồn: www.chicuctdc.gov.vn
Hình 2.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam
 Thuận lợi:
 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng
các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã
từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được
quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này hay
mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công
tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 11


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc
xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định
pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
 Sức ép từ các Công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều Công ty đa quốc gia đã có mặt tại
Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của
các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình
phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng
chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một trong các
Công ty của Nhật Bản đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là
một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp
nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các Công ty nước ngoài,
liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam.
 Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở

sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng
chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể
hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO
14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa
phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp
dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 12


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện
một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng
 Khó khăn:
 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà
nước và các cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh
nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO
14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích
nào. Điều đó kéo theo việc xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu

cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài,…) thì sẽ có
những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001.
Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên
nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định. Nếu đem bài toán phân tích chi phí
lợi ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu
quả rõ nét hơn bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ
ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO
14001.
 Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của
doanh nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
HTQLMT là xác định chính sách môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong
việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả
năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa
rõ ràng thì chính sách về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập
chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ
chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình. Điều đó đã gây

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 13


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo

vệ môi trường.
 Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó
là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Tuy nhiên việc thiết lập mục tiêu
môi trường một cách phù hợp và hiệu quả ở nhiều tổ chức còn gặp một số vấn đề như sau:


Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi
trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.



Mục tiêu không rõ ràng, chung chung, từ đó khó xác định mức độ cải
tiến cũng như khó xác định các công việc cần triển khai.



Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung
của tổ chức.



Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt
được mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không
biết đưa ra mục tiêu gì sau khi đã đạt được mục tiêu cũ.

 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của
HTQLMT. Tuy nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối

với nhiều tổ chức. Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng
lực, trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, vì vậy các phát hiện
đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức.

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 14


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUẬN PHÚ CTCP CAO SU ĐỒNG PHÚ
 

3.1 Tổng quan về CTCP Cao su Đồng Phú
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cao su Đồng Phú là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam, được thành lập ngày 21 tháng 5 năm 1981. Đơn vị tiền thân là Nông trường
Quốc doanh Cao su Thuận Lợi (Nông trường 13) Công ty Cao su Phú Riềng. Trước năm
1975, đó là đồn điền cao su Thuận Phú thuộc Công ty Michelin (Pháp) do A.F.Sale cai
quản, quản lý và khai thác.
CTCP Cao su Đồng Phú được chuyển đổi từ Công ty Cao su Đồng Phú theo quyết
định số 3441/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
44.03.000069, đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 12 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 02
ngày 22 tháng 08 năm 2008.


SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 15


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

3.1.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty
3.1.3 Các đơn vị sản xuất
Diện tích vườn cây cao su thuộc quyền quản lý của 6 nông trường:
 Nông trường cao su An Bình
 Nông trường cao su Tân Lập
 Nông trường cao su Tân Lợi
 Nông trường cao su Tân Thành
 Nông trường cao su Thuận Phú
 Nông trường cao su Tân Hưng
Cùng hai XNCB với công nghệ hiện đại của Malaysia và CHLB Đức
 XNCB Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất: 6.000
tấn/năm. Công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesftalia (CHLB Đức). Sản
phẩm của Xí nghiệp gồm Latex HA, Latex LA.
 XNCB Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR 3L,5L; SVR 10, 20;
SVR CV50, 60 theo công nghệ tiên tiến của Malaysia với công suất
16.000 tấn/năm.


SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 

Trang 16


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến Thuận Phú – CTCP cao su Đồng Phú
 

3.1.4 Nguồn lao động
CTCP Cao su Đồng Phú có trên 4.000 CBCNV trong đó:
 135 CBCNV có trình độ đại học và trên đại học.
 450 CBCNV có trình độ trung cấp kỹ thuật.
 Hơn 2.000 công nhân có tay nghề khai thác mủ được đào tạo từ trường
Cao đẳng.
3.1.5 Cơ cấu sản phẩm
-

SVR 3L, 5L

Chiếm 43% tổng sản phẩm

-

SVR CV 50, 60

Chiếm 5% tổng sản phẩm

-


SVR 10, 20

Chiếm 20% tổng sản phẩm

-

Latex HA, LA

Chiếm 32% tổng sản phẩm

3.1.6 Thị trường tiêu thụ
CTCP Cao su Đồng Phú đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ những năm 1999, năm 2009 đã chuyển đổi sang phiên bản
ISO 9001:2008; sản phẩm của Công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định, thoả mãn được
các yêu cầu khắt khe của khách hàng, trong đó có những khách hàng truyền thống là các
tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như Michelin, Mitsubishi,…và các tập đoàn
Safic Alcan, Tea Young….Với gần 86% tổng sản phẩm của CTCP Cao su Đồng Phú
được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn
Quốc, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,…
3.2 Tổng quan về XNCB Thuận Phú
3.2.1 Thông tin chung
 Tên Xí nghiệp: XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU THUẬN PHÚ
 Địa chỉ: Xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
 Ngành nghề hoạt động: Sơ chế mủ cao su.
 Đại diện Công ty: Ông Nguyễn Thanh Hải; Chức vụ: Tổng Giám đốc
 Đại diện Xí nghiệp: Bà Nguyễn Thị Sáu; Chức vụ: Giám đốc Xí nghiệp

SVTH: Đoàn Thị Thu Thủy
 


Trang 17


×