Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2 CÔNG SUẤT 600 M3NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.22 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“THIẾT

KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2
CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY ĐÊM”

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ DIỄM TRÚC
MSSV: 08127155
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

TP.HCM, Tháng 5/2012


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2


CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY ĐÊM”

Tác giả

LÊ THỊ DIỄM TRÚC

Khóa luận được trình bày để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GVHD: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM

TP.HCM, Tháng 5/2012

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

i


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
===OoO===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV : LÊ THỊ DIỄM TRÚC MSSV : 08127155
KHÓA HỌC : 2008 - 2012
1. TÊN ĐỀ TÀI:
Thiết kế hệ thống xử lí nước thải bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang giai đoạn
2 công suất 600 m3/ ngày đêm
2. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
 Khảo sát, thu thập số liệu tổng quan về bệnh viện và các vấn đề môi trường có
liên quan đến bệnh viện
 Xác định tính chất,nguồn gốc nước thải.
 Đề xuất 2 phương án công nghệ
 Tính toán thiết kế các công trình đơn vị.
 Tính toán kinh tế, lựa chọn phương án khả thi
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN : Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012
2. HỌ TÊN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS.LÊ TẤN THANH LÂM
Ngày

tháng

năm 2012

Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày

tháng

năm 2012

Giáo Viên Hướng Dẫn


ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
KS. Huỳnh Tấn Nhựt
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

ii


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em
luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người
thân và bạn bè. Được truyền đạt những kiến thức quý báu, và luôn nhận được tình thân
thương của gia đình, thầy cô và bạn bè đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Chính vì vậy, em xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH08MT đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ nhiều
kinh nghiệm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận cũng như những
lúc tôi khó khăn nhất.
Cuồi cùng, xin cám ơn gia đình đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập, là nguồn
động viên, chỗ dựa vững chắc giúp tôi vượt qua mọi khó khăn
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên: Lê Thị Diễm Trúc


SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

iii


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển trên cả nước về nhiều mặt thì nhu cầu khám chữa bệnh
cũng ngày càng tăng Do đó, hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp
nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn.Tuy
nhiên, số lượng bệnh viện ngày càng tăng dẫn đến lượng nước thải phát sinh và thải ra
môi trường ngày càng lớn hơn. Nếu lượng nước thải này không được xử lý trước khi
thải ra nguồn sẽ là mối nguy hại đối với môi trường và con người.
Và đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền
Giang công suất 600 m3/ngày đêm” nhằm giải quyết vấn đề trên
Trong khóa luận này xin đề xuất 2 phương án sau:
Phương án 1: Nước thải bệnh viện Song chắn rác kết hợp mương lắng cát 
Hố thu  Bể điều hòa  Bể Anoxic Bể Aerotank giá thề  Bể lắng  Bể khử
trùng
Phương án 2 : : Nước thải bệnh viện Song chắn rác kết hợp mương lắng cát
 Hố thu  Bể điều hòa  Bề USBF  Bể khử trùng
Qua quá trình tính toán chi tiết rút ra kết quả:
-

Giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải của phương án 1 là 5,380

-


Giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải của phương án 1 là 5,194

Sau khi phân tích kỹ về nhiều mặt như: tính kinh tế, tính kỹ thuật, thi công và vận
hành thì ta chọn phương án 1 là phương án xử lý
Thiết kế được trình bày chi tiết trong bản vẽ.

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

iv


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................2
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................2
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI .................................................................2
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................3
1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ........................................................................................3

Chương 2 .........................................................................................................................4
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................4
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG ...............................4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện ......................................................................4
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động và quy mô của bệnh viện .................................................4
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................5
2.1.4. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu ...........................................................................5
2.1.5. Hiện trạng môi trường tại bệnh viện...............................................................6
2.1.6. Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải của bệnh viện ............................7
2.1.7. Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu .................................................................8
2.2. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN .......................................................10
2.2.1. Nguồn gốc, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện ................................10
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

v


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

2.2.2. Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường ......................................12
2.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện ................................................13
Chương 3 .......................................................................................................................21
CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
.......................................................................................................................................21
3.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN .........................21
3.1.1 Nghiên cứu sử dụng rễ cây sậy để xử lý nước thải cho bệnh viện Nhân Ái –
Bình Phước .............................................................................................................21
3.1.2. Nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng năng lượng mặt trời .22
3.1.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của một số bệnh viện ..........22
3.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ..........................22

3.2.1. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Ratchwithi Bangkok, ThaiLan ............22
3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân dân Gia Định .............................24
3.2.3. Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân An Sương .............26
3.2.4. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM.............................28
3.2.5. Hệ thống xử lý nước bệnh viện Hùng Vương TP.HCM...............................29
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI ..............................................................................................................................31
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN ...........................................................................................31
4.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .....................................................................32
4.2.1. Phương án 1 ..................................................................................................32
4.2.2. Phương án 2 ..................................................................................................35
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..........................37
4.3.1. Phương án 1 ..................................................................................................37
4.3.2. Phương án 2 ..................................................................................................41
4.4. DỰ TOÁN KINH TẾ ..........................................................................................42
4.4.1. Phương án 1 ..................................................................................................42
4.4.2. Phương án 2 ..................................................................................................43
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ...............................................................................43
4.5.1. Về mặt kinh tế ...............................................................................................43
4.5.2. Về mặt kỹ thuật .............................................................................................43
4.5.3. Về mặt thi công .............................................................................................43
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

vi


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

4.5.4. Về mặt vận hành ...........................................................................................43
Chương 5 .......................................................................................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................44
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................44
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ................................................................................................................... - 1 PHỤ LỤC 1: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................................................................................. - 1 PHỤ LỤC 2: DỰ TOÁN KINH TẾ...................................................................... - 37 PHỤ LỤC 3 : BẢNG VẼ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .................................... - 50 -

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

vii


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).
DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

MLSS : Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).
SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).


TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải.
XLNT : Xử lý nước thải.
VSV : Vi sinh vật.

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

viii


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý hiện hữu ......................................................9
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Ratchwithi Bangkok, ThaiLan.....................................................................................23
Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân dân Gia Định
.....................................................................................................................................25
Hình 3.3. Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Tư nhân
An Sương .....................................................................................................................27
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải Bệnh Viện Nhiệt Đới TP.HCM
.....................................................................................................................................28
Hình 3.5. Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương
TP.HCM ......................................................................................................................30
Hình 4.1.Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1 ...................................................32
Hình 4.2.Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2 ...................................................35

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc


ix


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu hóa chất phụ trợ khám chữa bệnh ...................................................6
Bảng 2.2. Bảng nhu cầu nhiên liệu của bệnh viện ........................................................6
Bảng 2.3. Bảng thành phần và tính chất nước thải bệnh viện .......................................8
Bảng 2.4. Bảng đặc tính trung bình của nước thải bệnh viện .....................................12
Bảng 3.1. Bảng tính chất nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện
Ratchwithi Bangkok, ThaiLan....................................................................................24
Bảng 3.2. Bảng tính chất nước thải đầu vào của Bệnh Viện Nhân dân Gia Định ......24
Bảng 3.3. Bảng tính chất nước thải đầu vào của Bệnh Viện Đa Khoa
Tư Nhân An Sương .....................................................................................................26
Bảng 3.4. Bảng tính chất nước thải đầu vào của Bệnh Viện Nhiệt Đới TP.HCM ......28
Bảng 3.5. Bảng tính chất nước thải đầu vào của Bệnh Viện Hùng Vương TP.HCM .29
Bảng 4.1. Bảng tính chất nước thải bệnh viện Đa khoa Tiền Giang ...........................31
Bảng 4.2. Thông số song chắn rác ...............................................................................37
Bảng 4.3. Thông số song chắn rác ...............................................................................37
Bảng 4.4. Thông số hố thu nước thải ..........................................................................38
Bảng 4.5. Thông số bể điều hòa ..................................................................................38
Bảng 4.6. Thông số bể Anoxic ....................................................................................39
Bảng 4.7. Thông số bể Aerotank .................................................................................39
Bảng 4.8. Thông số bể lắng .........................................................................................40
Bảng 4.9. Thông số bể tiếp xúc ...................................................................................40
Bảng 4.10. Thông số bể chứa bùn ...............................................................................41
Bảng 4.11. Thông số bể USBF ....................................................................................41
Bảng 4.12. Thông số bể chứa bùn ...............................................................................42

Bảng A.1. phân phối lưu lượng theo giờ .................................................................... -1Bảng B.1. Thể tích tích lũy theo giờ của bể điều hòa ................................................ -7-

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

x


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao,
vì vậy nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng tăng lên.Do đó để đáp ứng nhu
cầu khám và chữa bệnh của người dân nên nhiều dự án xây dựng mới, nâng cấp và
mở rộng bệnh viện, trạm y tế trên khắp cả nước đang được thực hiện
Tuy nhiên trong quá trình khám chữa bệnh thì bệnh viện cũng thải ra một
lượng lớn chất thải đặc biệt là nước thải. Lượng nước thải này nếu không được xử
lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường.Bên cạnh đó ở nước ta hiện
nay việc đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải y tế vẫn chưa được chú trọng
đúng mức. Các hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện hiện nay thì thiết kế sơ sài,
không hiệu quả, nhiều hệ thống đã quá tải xuống cấp trầm trọng, thậm chí nhiều
bệnh viện vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý. Do đó nhiệm vụ cấp bách cần
đặt ra là phải kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế nhằm bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
đã có nhiều đóng góp vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, từ khi thành
lập đến nay lượt bệnh nhân đến tham gia khám chữa bệnh tăng lên đáng kể do đó
lượng nước thải phát sinh cũng ngày càng lớn nên hệ thống xử lý nước thải hiện tại
của bệnh viện đã không còn đáp ứng được yêu cầu vì vậy cần phải mở rộng công

suất xử lý do đó đề tài “ Thiết kế giai đoạn 2 hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
công suất 600 m3/ngày đêm” được chọn làm đề tài Tốt nghiệp để phần nào khắc
phục tình hình ô nhiễm hiện tại, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định với kinh
phí đầu tư phù hợp.

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

1


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền
Giang giai đoạn 2 công suất 600 m3/ngày đêm đạt QCVN 28:2010BTNMT
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm, xác định nguồn gốc, tính chất nước thải
bệnh viện
- Phân tich các chỉ tiêu nước thải từ đó đề xuất các phương án xử lý
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm
Tiền Giang công suất 600 m3/ngày đêm đạt QCVN 28:2010 BTNMT
- Dự toán kinh tế và lựa chọn phương án tối ưu
- Thiết kế bản vẽ công nghệ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sưu tầm, nghiên cứu, thu thập tài liệu về bệnh viện, các công nghệ xử lý nước
thải bệnh viện
- Khảo sát thực địa
- Lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải so sánh tiêu chuẩn cho phép
- Tổng hợp số liệu
- Dùng excel để thống kê và xử lý số liệu

- Dùng word để trình bày thuyết minh
- Dùng autocad để trình bày bản vẽ
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
 Đối tượng:
Đề tài chỉ tập trung vào việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đa
khoa Tiền Giang
 Phạm vi:
- Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2011 đến 6/2012
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

2


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Không gian: bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang
- Tổng công suất thiết kế là 600 m3/ngày đêm
- Niên hạn thiết kế là 20 năm
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang công suất
600 m3/ngày đêm
- Giúp giảm thiểu các nhân tố độc hại thải ra môi trường từ đó góp phần làm
giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe cộng đồng
- Đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép
1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời gian dự kiến

Nội dung thực hiện

13/1/2012 – 21/1/2012


- Hoàn thành đề cương sơ bộ
(chương 1)

Ghi chú

- Hoàn thành chương 2 (tổng quan lý
thuyết và đối tượng nghiên cứu)
22/1/2012 – 7/2/2012
7/2/2012 – 12/2/2012
12/2/2012 – 1/3/2012
1/3/2012 – 1/5/2012
1/5/2012 – 1/6/2012

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

Hoàn thành chương 3 (các nghiên
cứu và ứng dụng xử lý nước thải
bệnh viện)
Đề xuất thuyết minh các phương án
tính toán
Tính toán các phương án (hoàn thành
chương 4)
Triển khai các bản vẽ
Chỉnh sửa, hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp

3



Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện

Tên bệnh viện: Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang
Vị trí địa lý: Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang tọa lạc tại 02 Hùng
Vương, phường 1, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích 27 045m2, được bao
bọc xung quanh bởi các trục đường chính: Hùng Vương, Thủ Khoa Huân, Trương
Định và Rạch Gầm, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 72 Km, cách TP. Cần Thơ
khoảng 110 Km.
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động và quy mô của bệnh viện
a. Lĩnh vực hoạt động:
- Cấp cứu, khám và điều trị các bệnh phù hợp với chức năng của bệnh viện như
nội, ngoại, nhi tai mũi họng, răng hàm mặt...
- Thực hiện tiểu phẫu và phẩu thuật trong khả năng cho phép
- Tham gia khám BHYT theo hợp đồng với BHXH tỉnh Tiền Giang
- Khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
- Chăm sóc, điều dưỡng cho những đối tượng có nhu cầu nghỉ ngơi, dưỡng bệnh
b. Quy mô của bệnh viện:
Bệnh viện được giao 790 giường với 782 cán bộ, hàng ngày có khoảng 2500 lượt
người đến khám với 850 – 900 người nội trú, thân nhân khoảng 2000 người, tính bình
quân bệnh viện có 5475 người
Bệnh viện bao gồm các khoa khám và điều trị như:
- Khoa nội, khoa ngoại
- Khoa chấn thương chỉnh hình
- Khoa răng hàm mặt

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

4


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Khoa tai mũi họng
- Khoa phục hồi chức năng
- Khoa hồi sức cấp cứu
- Khoa chẩn đoán hình ảnh
- Khoa khám, phẩu thuật
- Khoa gây mê hồi sức
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
 Điều kiện địa hình, địa chất
Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1%,
cao từ 0 - 1,6 m so với mặt nước biển, độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,1 m
 Đặc điểm khí tượng thủy văn:
Khí hậu: được chia làm hai mùa (mùa khô từ tháng 11 - tháng 4, mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10.
Nhiệt độ:
- Trung bình là 2709
- Cao nhất là 3809
- Thấp nhất là 1409
Độ ẩm không khí:
- Trung bình năm 79,2%
- Bình quân mùa mưa 88,4%
- Bình quân mùa khô 70%
Lượng mưa:
- Mưa trung bình năm là 1500mm

- Mưa cao nhất là 1922mm
- Mưa thấp nhất là 867mm
2.1.4. Nhu cầu nguyên - nhiên liệu
a. Nhu cầu hóa chất phụ trợ hoạt động khám chữa bệnh:

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

5


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

Bảng 2.1. Nhu cầu hóa chất phụ trợ khám chữa bệnh
STT

Tên hóa chất

Đơn vị

Số lượng

1

Cồn

Lít

500

2


Javen

Lít

600

3

Nước rửa dụng cụ

Lít

17

4

Thuốc rửa X - quang

Lít

50

5

Diluen

Lít

450


b.Nhu cầu nhiên liệu:
Bảng 2.2. Bảng nhu cầu nhiên liệu của bệnh viện
STT

Tên nhiên liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Ga

Lít

200

2

Xăng

Lít

4900

3

Dầu DO


Lít

200

4

Than đá

Cục

4500

c.Nhu cầu sử dụng điện - nước:
 Điện: sử dụng mạng lưới điện khu vực, nhu cầu sử dụng khoảng 150500
KW/tháng
 Nước cấp sử dụng tại bệnh viện gồm 2 nguồn chính
- Nước thủy cục do Công ty Cấp thoát nước Tiền Giang cung cấp
- Nước giếng khoan
Nhu cầu sử dụng nước cấp của Bệnh viện Tiền Giang khoảng 650 m3/ngày đêm
2.1.5. Hiện trạng môi trường tại bệnh viện
a. Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động hàng ngày của CBVC, bệnh
nhân, thân nhân lưu trú tại bệnh viện, căn tin. Thành phần gồm: vỏ trái cây, vỏ đồ hộp,
vật dụng, bao bì nhựa, chất thải rắn văn phòng

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

6



Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Chất thải nguy hại: phát sinh từ hoạt động hàng ngày của CBVC, bệnh nhân.
Thành phần gồm: bệnh phẩm y tế, hóa chất xét nghiệm, bông băng, gạc thải, hộp mực
in, pin, bóng đèn huỳnh quang
b. Khí thải:
- Khí thải từ máy phát điện dự phòng:
Máy phát điện sử dụng dầu DO, khi đốt cháy dầu sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm
không khí như: CO, SO2, SO3, NOx, Hydrocacbon, bụi
Lượng phát thải sinh ra do đốt dầu DO khoảng 946 – 1.075 m3/h
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển:
Khí thải này phát sinh từ các phương tiện vận tải của bệnh viện và các phương
tiện của thân nhân người bệnh
Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu DO. Thành phần
các chất ô nhiễm chủ yếu là SOx, NOx, COx, Hydrocacbon, bụi
Nguồn gây ô nhiễm này là nguồn phân tán phân bố rải rác và không cố định nên
việc khống chế, kiểm soát rất khó khăn
c.Nước thải:
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa khi chảy qua các vùng chứa chất ô nhiễm, nước mưa sẽ cuốn theo các
thành phần ô nhiễm và tạo điều kiện lan truyền nhanh chất ô nhiễm
Bệnh viện đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và dẫn ra cống thoát chung
của Thành phố trên trục đường Hùng Vương
2.1.6. Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải của bệnh viện
a. Nguồn gốc phát sinh:
Nước thải bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn sẽ được đưa vào hệ thống thu gom
nước mưa và dẫn ra cống thoát nước chung của thành phố
- Nước thải từ hoạt động của bệnh viện:

Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẩu thuật, phòng thí
nghiệm, phòng thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, nhà giặt tẩy và các

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

7


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

khoa khác trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn mầm bệnh,máu, các
hóa chất dược phẩm
- Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, từ hoạt động tắm giặt của cán bộ viên chức
trong bệnh viện, khu nội trú, người nuôi bệnh, thăm bệnh.
b. Thành phần tính chất nước thải:
Thành phần và tính chất nước thải được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 2.3. Bảng thành phần và tính chất nước thải bệnh viện
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

QCVN 28:2010

1

pH


-

7,53

6,5 – 8,5

2

TSS

mg/l

148

100

3

BOD5

mg/l

265

50

4

COD


mg/l

350

100

5

Sunfua

mg/l

2,5

4

6

Amoni

mg/l

50

10

7

Nitrat


mg/l

22

50

8

Photphat

mg/l

12

10

93x103

5000

9

Tổng Coliform MPN/100ml

( Nguồn Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2011)
2.1.7. Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang giai đoạn 1
được thiết kế với công suất 300 m3/ngày đêm hoạt động từ tháng 3/2000 với công nghệ
sau:


SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

8


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

Nước thải vào
Ngăn tiếp nhận –
Song chắn rác
Bể điều hòa
Máy thổi khí
Bể sinh học hiếu
khí tiếp xúc
Bể lắng
Bể lọc hở

Tuần hoàn
bùn
Bể phân hủy
bùn

Bể tiếp xúc
Chlorine

Dung dịch
Chlorine

Nguồn tiếp nhận đạt

TCVN 7382:2004
mức II
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý hiện hữu

 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Toàn bộ nước thải từ các khu bệnh nhân, khu chữa trị dẫn tập trung đến trạm xử
lý. Đầu tiên nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước
≥16mm như bao nilon, giấy, vải vụn, sợi. Nếu không loại bỏ rác có thế gây tắt nghẽn
đường ống, mương dẫn hoặc hư hỏng bơm. Công nhân vận hành nên thường xuyên lấy
rác bằng kẹp gắp hoặc cào
Nước sau khi qua ngăn tiếp nhận có song chắn rác, tự chảy vào bể điều hòa có
khuấy trộn bằng khí nén được cung cấp từ trạm khí nén. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều
hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công
trình tiếp theo.
Bơm nước thải nhúng chìm đưa nước thải từ bể điều hòa vào bể xử lý sinh học
hiếu khí ở đây hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý với sự tham gia
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

9


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

của vi sinh vật hiếu khí.Oxy cần thiết cho quá trình hiếu khí được cung cấp từ máy
thổi khí (airblower) trong trạm khí nén. Trong bể có gắn vật liệu tiếp xúc để vi sinh
bám dính và tăng trưởng trong quá trình xử lý
Nước từ bể sinh học tiếp tục tự chảy qua bể lắng đợt 2, ở bể này các chất lơ lửng
sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS. Sau đó nước được đưa qua bể lọc chậm, toàn
bộ cặn bẩn sẽ được loại sau khi lọc. Sau khi lọc nước tiếp tục tự chảy sang bể khử
trùng chlorine. Dung dịch Chlorine khuếch tán đều vào nước. Quá trình oxi hóa vi sinh

gây bệnh xãy ra trong bể tiếp xúc Chlorine. Chlorine là chất oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa
màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh
khoảng 30 phút
Nước sau khi qua bể tiếp xúc cholorine đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận
Bùn sinh ra trong quá trình xử lý được bơm vào bể nén bùn và sau đó được bơm
vào bể phân hủy bùn. Tại đây với thời gian lưu bùn từ 6 – 8 tháng bùn được lên mem
kỵ khí, các vi sinh vật gây bệnh được tiêu hủy hoàn toàn. Bùn được vận chuyển ra bãi
rác bằng xe hút bùn của các công ty dịch vụ công cộng
Nước thải sau xử lý được xả ra rạch Bảo Định sau đó đổ ra sông Tiền
2.2. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.2.1. Nguồn gốc, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
a.Nguồn gốc nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn:
- Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên của
bệnh viện
- Nước thải từ hoạt động khám và điều trị:
 Nước thải từ phòng xét nghiệm như: Huyết học và xét nghiệm sinh hóa chứa
chất dịch sinh học (máu, hóa chất, nước tiểu...)
 Khoa xét nghiệm vi sinh: chứa chất dịch sinh học, vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh
trùng, hóa chất
 Khoa giải phẫu bệnh: chứa nước rửa sản phẩm các mô, tạng tế bào
 Khoa X – Quang : nước rửa phim
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

10


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

 Điều trị khối u: chứa hóa chất và chất phóng xạ

 Khoa sản: nước thải chứa máu và các tạp chất khác
b.Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
- Các chất hữu cơ
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P)
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu
hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng
xạ.
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ bệnh viện là
nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải
nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các
mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút
máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng
đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại
thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không được
xử lý đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những
người tiếp xúc với chúng.
Đặc trưng nước thải đối với một số loại bệnh viện như sau:
- Bệnh viện tuyến thành phố: chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao nhất, BOD khá
lớn. Nồng độ oxi hòa tan khoảng 0-1 mg/l, tổng coliform tuy không cao nhưng đều
vượt quá giới hạn cho phép. Các bệnh viện tuyến thành phố thường thải vào mạng lưới
thoát nước thành phố
- Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh có hàm lượng cặn lơ lửng không lớn lắm nhưng
BOD, nito amoni, phosphat, coliform tương đối cao.Hàm lượng oxi hòa tan trong nước
thải thấp. Nước thải bệnh viện này thường xả vào hệ thống thoát nước thị xã hoặc
sông, hồ
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc


11


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Các bệnh viện tuyến huyện hàm lượng cặn lơ lửng ở mức trung bình, oxi hòa
tan cao, hàm lượng nito amoni nhỏ nhưng tổng coliform lại rất cao.Phần lớn bệnh viện
này xả trực tiếp ra sông, hồ, đồng ruộng
- Đối với bệnh viện chuyên khoa thì hàm lượng cặn lơ lửng, BOD trong nước
thải không lớn lắm do lượng nước sử dụng lớn. Tuy nhiên nước thải này chứa nhiều
chất ô nhiễm đặc trưng và vi khuẩn gây bệnh đặc thù.Nước thải bệnh viện này thường
xả vào hệ thống thoát nước thành phố.
Bảng 2.4. Bảng đặc tính trung bình của nước thải bệnh viện
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH

-

6-8


2

TSS

mg/l

150 - 220

3

BOD5

mg/l

120 - 250

4

COD

mg/l

300-500

5

Tổng Nito

mg/l


15- 36

6

Tổng photpho

mg/l

5 - 12

7

Coliform

MNP/100ml

104 - 109

(Nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị khoa học về
môi trường lần thứ nhất, Hà Nội, 2004).
2.2.2. Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường
Chất thải nói chung và chất thải bệnh viện nói riêng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường.Chất thải bệnh viện so với chất thải của các ngành khác có khối lượng không
lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh, chất phóng xạ do đó ảnh
hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là
các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng
và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
- Khi đi vào môi trường nước do hàm lượng nito, photpho, chất hữu cơ cao làm
giảm khản năng tự làm sạch của nước và dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng

đến sinh vật sống trong môi trường thủy sinh

SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

12


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ cũng làm giảm lượng oxi trong nước
tạo môi trường cho quá trình phân hủy kỵ khí phát sinh mùi hôi
- Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc
nghẽn cống và đường ống, máng dẫn.
- Nước thải bệnh viện chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh
truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện
a.Phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hòa tan
trong nước thải và 30% BOD

 Lọc qua song chắn rác:
Song chắn rác giúp giữ lại các vật thô ở phía trước. Song chắn rác chia làm hai
loại là cố định hoặc di động thường đặt nghiêng một góc 60 - 75˚ theo hướng dòng
chảy, làm bằng sắt tròn hoặc vuông thanh nọ cách thanh kia một khoảng bằng 60 – 100
mm để chắn vật thô và từ 10-25 mm để chắn vật nhỏ hơn.Vận tốc qua song thường lấy
0,8 – 1 m/s

 Lắng cát:
Thường được thiết kế để tách các tạp chất rắn vô cơ không tan có kích thước 0,2
– 2mm. Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống dưới.Có

2 loại bể lắng cát là bể lắng cát đứng và bể lắng cát ngang

 Các loại bể lắng:
- Bể lắng ngang: gồm 4 vùng: vùng nước thải vào, vùng tách, vùng xả nước ra và
vùng bùn. Bể lắng thường có chiều sâu từ 1,5 – 4m, vận tốc dòng chảy trong bể
thường không lớn hơn 0,01 m/s, thời gian lưu 1- 3 giờ
- Bể lắng đứng:
Trong bể lắng đứng nước chảy từ dưới lên, các hạt cặn rơi ngược chiều với chiều
chuyển động dòng nước.Bể lắng đứng thường có dạng hình vuông hoặc tròn và được
sử dụng cho các trạm xử lý công suất 3000 m3/ngày đêm, thời gian lưu trong bể từ 45
– 120 phút
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

13


Thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang công suất 600 m3/ngày

- Bể lắng ly tâm:
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng ,đường kính bể từ 16 đến 40 m (có
trường hợp tới 60m), chiều cao làm việc bằng 1/6 – 1/10 đường kính bể. Trong bể lắng
nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể. Cặn lắng được dồn vào hố thu cặn được xây
dựng ở trung tâm đáy bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phần dưới dàn quay hợp với
trục 1 góc 450. Đáy bể thường làm với độ dốc I = 0,02 – 0,05. Dàn quay với tốc độ 2-3
vòng trong 1 giờ. Nước trong được thu vào máng đặt dọc theo thành bể phía trên.
b.Phương pháp hóa lý

 Phương pháp keo tụ:
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho chất cao phân tử vào nước, cơ
chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng hấp phụ chất keo tụ tạo thành

mạng lưới chất keo tụ,Sự dính lại các hạt keo do lực đẩy Vanderwalls. Dưới tác động
của chất keo tụ giữa các hạt keo tạo thành cấu trúc 3 chiều, có khả năng tách nhanh và
hoàn toàn ra khỏi nước.

 Phương pháp tuyển nổi:
Tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất phân tán không tan, tự lắng
kém ra khỏi pha lỏng. Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là có thể khử được hoàn
toàn các hạt nhỏ, nhẹ và lắng chậm trong một thời gian ngắn
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào trong pha
lỏng, các bọt khí kết dính với các hạt chất bẩn và kéo chúng nổi lên trên mặt, sau đó
chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt

 Phương pháp trao đổi ion:
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất trao đổi với ion
có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau.Phương pháp trao đổi ion
thường được ứng dụng để loại ra khỏi nước các kim loại như: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg,
Mn,…v…v…, các hợp chất của Asen, photpho, Cyanua và các chất phóng xạ.
Các chất trao đổi ion là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng
hợp nhân tạo.

 Hấp phụ
SVTH : Lê Thị Diễm Trúc

14


×