Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng
đầu của toàn nhân loại. Sự phát triển vượt bậc của xã hội và khoa học kỹ thuật
nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người đã làm cho môi trường
sống của chúng ta đang dần xấu đi. Thiên tai, lũ lụt, cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến
cuộc sống con người. Đứng trước hiện trạng môi trường sống đang bò suy thoái,
sức khoẻ của con người cũng bò đe doạ. Nhiều bệnh viện đã được thành lập chỉ
trong một thời gian ngắn nhằm phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người
dân và đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp
Tuy nhiên, vấn đề môi trường hiện nay tại các bệnh viện là bài toán khó
cho các cơ quan chức năng. Chất thải nói chung, và nước thải nói riêng tại các
bệnh viện hầu hết vẫn chưa được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ, nên không đạt tiêu
chuẩn,cũng như chưa có chiến lược quản lý một cách có hiệu quả. Trong thời gian
gần đây, chỉ một số ít bệnh viện là có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý. Đa phần
còn lại cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, thậm chí chảy
tràn trên mặt đất gây ô nhiễm môi trường đất, làm mất vẻ đẹp mỹ quan của bệnh
viện nói riêng và thành phố nói chung.
Với xu thế hội nhập thế giới của Việt Nam như hiện nay việc đầu tư cho
chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nói
riêng là một việc làm hết sức thiết thực.
Không chỉ riêng các công ty, các doanh nghiệp hay các khu công nghiệp có
nước thải ô nhiễm được thải ra từ quá trình sản xuất mà ngay cả nước thải sinh
SVTH : Võ Văn Hoài
1
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
hoạt từ các đô thò cũng phải được xử lý trước khi thoát ra môi trường. Chính vì thế
nước được thải ra từ các hoạt động của bệnh viện cần phải được xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Bệnh Viên đa khoa Củ Chi là một trong những bệnh viện lớn ở phía Tây
Nam thành phố Hồ Chí Minh.Với đội ngũ các y bác só có kinh nghiệm, trang thiết
bò hiện đại, khoa học kỹ thuật tiến bộ, trong một thời gian dài, bệnh viện đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Để khẳng đònh vò trí của mình
trong lòng người dân, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là
một việc làm cần thiết nhất hiện nay.
Chính vì những lý do đó mà đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý
nước thải bệnh viện đa khoa Củ Chi với công suất 950m
3
/ngày đêm” đã hình
thành với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm do nước
thải y tế gây ra.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Củ Chi với công suất
950 m
3
/ngày đêm. Đạt tiêu chuẩn xả thải mức 2(TCVN 7382 -2004) ) trước khi xả
ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
• Tìm hiểu hiện trạng môi trường chung của bệnh viện đa khoa Củ
Chi đặc biệt quan tâm về vấn đề nước thải;
• Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay;
• Đề xuất các phương án xử lý nước thải bệnh viện có khả năng thực
thi;
• Lựa chọn phương án thích hợp nhất phù hợp với yêu cầu và thực tế;
• Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Củ
Chi trên dây chuyền công nghệ đề xuất.
SVTH : Võ Văn Hoài
2
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu tư liệu thu thập và biên hội số liệu về tình hình nước thải y
tế và các hệ thống xử lý nước thải y tế và các hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện.
• Phương pháp khảo sát thực tế bệnh viện Đa khoa Củ Chi; tình hình thải
nước thải; mức độ ô nhiễm trong nước thải bệnh viện nói chung và bệnh viện
đa khoa Củ Chi nói riêng.
• Phương pháp tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu đã
đặt ra.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Xâây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết đđược
vấn đđề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện thải ra.
Giúp phần nâng cao ý thức về môi trường cho cán bộ công nhân viên cũng
như Ban quản lý bệnh viện.
SVTH : Võ Văn Hoài
3
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦ CHI
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦ CHI
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
- Bệnh viện tọa lạc tại trung tâm của Thò Trấn Củ Chi – huyện Củ Chi.
- Đòa chỉ : Nguyễn Văn Hoài –Ấp Bàu Tre 2 – Xã Tân An Hội –
Huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08-38920583
- Khu vực dự án chòu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu TP. HCM là khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
- Nhiệt độ không khí trung bình là 29
0
C, chênh lệch khí hậu từ 14 – 40
0
C.
- Gió: toàn vùng chòu ảnh hưởng của chế độ gió mùa với hai hướng gió chính
trong năm: hướng đông nam (từ tháng 1÷4), hướng tây nam (từ tháng 6÷9).
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 2300mm, tập trung vào các
tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 với khoảng 160 ngày mưa; lượng mưa cao nhất
2718mm; lượng mưa thấp nhất 1553mm.
- Độ ẩm không khí: trung bình 59%.
- Đòa hình khu đất bằng phẳng, nền đất ổn đònh.
- Môi trường xung quanh bệnh viện khá yên tónh, không có nguồn gây ô
nhiễm hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
2.2. TỔNG QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦ CHI
Bệnh viện được thành lập trước năm 1975.
Số giường bệnh: 950 giường và và hơn 700 cán bộ công nhân viên, bao
gồm : thạc só, chuyên khoa cấp 1, Bác só, Dược só.
SVTH : Võ Văn Hoài
4
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Hiện nay, bệnh viện đa khoa Củ Chi đang hoạt động dưới sự quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra của sở Y Tế Tp.Hồ Chí Minh về chuyên môn nói
riêng, và sự quản lý, chỉ đạo của UBND Tp.Hồ Chí Minh nói chung.
Nhiệm vụ chủ yếu của bệnh viện là khám chữa bệnh nội, ngoại trú, cấp
cứu, phòng chống dòch bệnh,…
Cơ cấu tổ chức bao gồm
Với một qui mô lớn, số lượng công nhân viên nhiều, việc phân công nhiệm
vụ hợp lý là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như góp phần
thúc đẫy sự phát triễn của bệnh viện.
Cơ cấu của bênh viện gồm hai bộ phận hoạt động song song có nhiệm vụ
hổ trợ nhau trong công tác quản lý và phát triễn bênh viện là Đảng y và Giám
Đốc.
Ban giám đốc :
• 1 giám đốc lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh viện.
• 2 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc.
Các khoa, phòng :
• Khoa Nội tổng Quát
• Khoa Ngoại Tổng quát
• Khoa Đông Y
• Khoa Sản
• Khoa Nhi
• Khoa Lọc Thận
• Khoa Hồi sức – cấp cứu
• Khoa Hồi sức – cấp cứu
• Phòng siêu m – Nội soi
• Phòng Chấn thương Chỉnh hình
• Phòng xét nghiệm
• Phòng tổ chức
• Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
• Phòng Kế toán – Tài chính
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦ CHI
2.3.1 . Môi trường nước
Nguồn nước cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng cho bệnh viện được cung cấp từ
hệ thống cấp nước thành phố.
SVTH : Võ Văn Hoài
5
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Nước thải của bệnh viện đa khoa Củ Chi bao gồm các loại khác nhau như :
• Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên của
bệnh viện;
• Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;
• Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trò bệnh;
• Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bò xử lý khí thải, giải
nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không
khí ) .
2.3.2. Chất thải rắn
Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm do nước thải, một vấn đề khác về môi
trường rất đáng quan tâm trong quá trình hoạt động của bệnh viện là chất thải
rắn.
Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện có thể
được xem là chất thải nguy hại cần có biện pháp quảùn lý thích hợp.
Chất thải rắn của bệnh viện chủ yếu là :
• Chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh: gồm các loại bệnh
phẩm vứt bỏ sau các ca phẫu thuật, bông băng, chăn màn, dụng cụ y khoa
sau khi sử dụng (ống tiêm, ống chuyền, kim tiêm, vỏ ống thuốc thủy tinh,
chai lọ đựng thuốc ) Đây được đánh giá là chất có mức ô nhiễm cao,
chứa nhiều vi trùng gây bệnh, dễ gây tác động xấu đến môi trường và con
người. Ngoài ra còn có thể kể đến các loại bao bì y tế.
• Rác sinh hoạt của CBCNV bệnh viện và thân nhân bệnh nhân.
• Bên cạnh đó còn gồm cả các loại cặn bùn sinh ra do quá trình xử lý
nước thải, các tàn tro sinh ra sau mỗi hành trình vận hành lò đốt rác.
• Bệnh viện đã ký hợp đồng với công ty môi trường đô thò, công ty
này có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
SVTH : Võ Văn Hoài
6
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
2.3.3. Môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, 2 nguồn chủ yếu có khả năng
gây ô nhiễm môi trường không khí là:
• Hoạt động của các phương tiện lưu thông trong khuôn viên bệnh viện. Tuy
nhiên lượng xe cộ cho phép lưu thông trong bệnh viện có giới hạn nên mức độ
gây ô nhiễm không khí cũng không đáng kể.
• Khí thải từ các hoạt động sinh hoạt khác của con người: các hoạt động sinh
hoạt của con người cũng gây ra ô nhiễm môi trường không khí như sản phảm
cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải,
khói thuốc do hút thuốc lá.
Ngoài ra, việc sử dụng máy phát điện cũng góp phần gây ô nhiễm tiếng
ồn.
Nhìn chung vấn đề môi trường của bệnh viện chủ yếu là quan tâm về nước
và chất thải rắn, đặc biệt là nước thải.
SVTH : Võ Văn Hoài
7
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và
đã bò thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân
loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các
biện pháp hoặc công nghệ xử lý thích hợp
3.1.2. Phân loại nước thải
Nước thải được chia ra thành những loại sau:
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất)
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy công nghiệp như nhà
máy luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm đang hoạt động có cả
nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải sản xuất là chủ yếu.
Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc
vào từng quá trình sản xuất, vào trình độ và bản chất của dây chuyền công nghệ.
Trong các xí nghiệp công nghiệâp còn có loại nước thải qui ước là sạch. Đó
là nước làm nguội thiết bò, nhất là ở các nhà máy nhiệt điện. Tuy không bẩn
nhưng sau khi sử dụng có thể có nhiệt độ cao, kéo theo gỉ sắt ở các thiết bò trao
đổi nhiệt, đường ống hoặc ngẫu nhiên bò sự cố, làm cho nước bò nhiễm bẩn. Nước
thải loại này làm cho nguồn nước tăng nhiệt độ, nghèo oxy hoà tan hoặc có thể
làm chết các sinh vật trong nước.
SVTH : Võ Văn Hoài
8
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Nước thải sinh hoạt
- Là nước thải từ các khu dân cư, vùng thương mại, khu vui chơi giải trí gồm
nước rửa, vệ sinh, giặt giũ cũng như nước thải từ trường học, công sở, bệnh
viện.
- Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao các
chất hữu cơ dễ phân hủy (như các hydratcacbon, protein, chất béo dầu mỡ) và các
chất khoáng dinh dưỡng (phosphat, nitơ, magie ) các chất rắn huyền phù và đặc
biệt là các vi sinh vật
Nước thải
99.9% 0.1%
Nước Các chất rắn
50 – 70% 30 – 50%
Các chất hữu cơ Các chất vô cơ
65% 25% 10%
Protêin Cacbonhydrat Các chất béo Cát Muối Kim loại
Bên cạnh nước thải do con người sử dụng còn có một phần nước thải do tự
nhiên “đóng góp” như mưa, nước ngầm.
3.2. CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI
3.2.1. Các chỉ tiêu lý học
a. Chất rắn tổng cộng (SS)
Chất rắn là những thành phần không hoà tan trong nước. Về bản chất, chúng
có thể là những hạt chất hữu cơ, vô cơ, hoặc là những xác của VSV nguyên sinh
động vật hay phiêu sinh vật. Các chất rắn có trong nước được đánh giá qua những
thông số cơ bản sau:
SVTH : Võ Văn Hoài
9
Hình 1.1. Thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
(Nguồn: XLNT sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ_TS. Trần Đức Hạ)ï
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Tổng số chất rắn (TS)
Tổng số chất rắn được xác đònh bằng phương pháp đo trọng lượng khô còn lại
sau khi đem sấy khô 1lít ở nhiệt độ 103
0
C đến trọng lượng không đổi.
Tổng số chất rắn được biểu thò bằng mg/l hay g/l.
Chất rắn lơ lửng (SS)
Trong nước thải gồm các chất không tan hoặc lơ lửng và các hợp chất đã được
hoà tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác đònh bằng cách lọc
một thể tích xác đònh mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô giấy lọc ở 105
0
C đến
trọng lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu
và sau khi lọc mẫu trong cùng một điều kiện cân chính là lượng chất rắn lơ lửng
có trong một thể tích mẫu đã được xác đònh.
Trong nước thải đô thò có khoảng 40 – 65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng.
Các chất rắn này có thể nổi lên trên mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có thể
hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có chứa nhiều
chất rắn vào một con sông. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng rất nhanh,
tuy nhiên các chất rắn lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm chạp hoặc
hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn có thể lắng được là những chất rắn
mà chúng có thể được loại bỏ bởi quá trình lắng và thường được biểu diễn bằng
đơn vò mg/l. Thông thường khoảng 60% chất rắn lơ lửng trong nước thải đô thò là
chất rắn có thể lắng được.
b. Mùi
Việc xác đònh mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là
trước các phản ứng gay gắt của dân chúng đối với các công trình xử lý nước thải
không được vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các
cảm giác khó chòu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chòu sẽ được toả ra
khi nước thải bò phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí.
SVTH : Võ Văn Hoài
10
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
c. Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm,
hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đơn vò
đo độ màu thông dụng là Platin – Coban (Pt-Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất đònh tính, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưa quá 6 giờ
thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại
nước thải đã bò phân hủy một phần.
3.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hoá
a. pH
Trò số pH cho biết nước thải có tính trung hoà hay tính axit hoặc tính kiềm,
được tính bằng nồng độ của ion hydro ( pH =– lg[H
+
]). Đây là chỉ tiêu quan trọng
nhất trong quá trình sinh hoá bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào
sự thay đổi pH. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy
cảm với sự dao động của trò số pH.
Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,97,8. Nước
thải của một số ngành công nghiệp có thể có những giá trò pH khác nhau,
b. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt
động để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải.
BOD là một trong những thông số cơ bản đặc trưng, là chỉ tiêu rất quan trọng
và tiện dùng để chỉ mức độ nhiễm bẩn của nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bò
oxy hoá sinh hoá (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học).
c. Nhu cầu oxy hoá học (COD)
Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các
chất hữu cơ, một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bò oxy hoá có trong nước thải, kể cả
các chất hữu cơ không bò phân hủy sinh học.
SVTH : Võ Văn Hoài
11
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hoá BOD
5
không đủ để phản ánh khả năng oxy hoá
các chất hữu cơ khó bò phân oxy hoá và các chất vô cơ có thể bò oxy hoá có trong
nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy cần phải xác đònh nhu cầu oxy
hoá học (COD mg/l) để oxy hoá hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải. Trò số
COD luôn luôn lớn hơn trò số BOD
5
và tỷ số COD trên BOD luôn thay đổi tuỳ
thuộc vào tính chất của nước thải. Tỷ số COD : BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học
càng dễ. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68% COD, còn đối
với nước thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD rất khác nhau, tuỳ theo
từng ngành công nghiệp cụ thể.
d. Nitơ
Nước thải sinh hoạt luôn có một số hợp chất chứa nitơ. Nitơ có trong nước thải
ở dạng liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh hoạt, phần lớn các liên kết
hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa.
Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ phân
và nước tiểu (urê) của người và động vật. Urê bò phân huỷ ngay khi có tác dụng
của vi khuẩn thành amoni (NH
4
+
) và NH
3
là hợp chất vô cơ chứa nitơ trong nước
thải.
Hai dạng hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và nitrat. Bởi vì
amoni tiêu thụ oxy trong quá trình nitrat hoá và các vi sinh vật nước, rong tảo
dùng nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên nếu hàm lượng nitơ có trong nước
thải xả ra sông, hồ, quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng kích thích
sự phát triển nhanh của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước.
e. Phốt pho
Phốt pho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát
triển trong các công trình xử lý nước thải. Phốt pho là chất dinh dưỡng đầu tiên
cần thiết cho sự phát triển của thực vật nước, nếu nồng độ phốt pho trong nước
thải xả ra sông, suối hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Phốt
SVTH : Võ Văn Hoài
12
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
pho có thể ở dạng photphat vô cơ hay phosphat hữu cơ và bắt nguồn từ chất thải
là phân, nước tiểu, urê, phân bón trong nông nghiệp và từ các chất tẩy rửa dùng
trong sinh hoạt hằng ngày.
f. Oxy hoà tan
Nồng độ oxy hoà tan (DO) trong nước thải trước và sau khi xử lý là chỉ tiêu rất
quan trọng đặc biệt là trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Trong các công
trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxy hoà tan cần thiết từ 1.5 – 2 mg/l để quá
trình oxy hoá diễn ra theo ý muốn và để hỗn hợp không rơi vào tình trạng yếm
khí.
Trong nước thải sau xử lý, lượng oxy hoà tan không được nhỏ hơn 4mg/l đối
với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6mg/l đối với nguồn
nước dùng để nuôi cá.
g. Kim loại nặng và các chất độc hại
Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình xử lý,
nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại bao gồm : niken, đồng, chì,
coban, crôm, thủy ngân, cadmi. Ngoài ra, còn có một nguyên tố độc hại khác
không phải kim loại nặng như: Xianua, stibi(Sb), Bo Kim loại nặng thường có
trong nước thải của một số ngành công nghiệp hoá chất, xi mạ, dệt nhộm và một
số ngành công nghiệp khác.
h. Vi sinh vật
Nước thải sinh hoạt chứa vô số vi sinh vật chủ yếu là vi sinh vật với số lượng
từ 10
5
– 10
6
con trong 1ml. Hai nguồn chủ yếu đưa vi sinh vào nước thải là phân,
nước tiểu và từ đất. Tế bào vi sinh hình thành từ chất hữu cơ nên có thể coi tập
hợp vi sinh là một phần của tổng chất hữu cơ có trong nước thải. Có rất nhiều vi
khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt như: các vi khuẩn gây thương hàn, tả lỵ
và vi rus viêm gan A.
SVTH : Võ Văn Hoài
13
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
3.3. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.3.1. Nguồn gốc nước thải bệnh viện
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, nước thải sinh ra trong toàn bộ
khuôn viên bệnh viện bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như
sau:
• Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên bệnh
viện;
• Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;
• Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trò bệnh;
• Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bò xử lý khí thải, giải
nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không khí )
a. Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh
viện: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà
ăn, căn tin Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng
giống như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư: có chứa các chất cặn bã, các
chất hữu cơ hoà tan (các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt
pho) và vi trùng. Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn qui đònh
hiện hành và có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan (DO)
vốn rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật tại nguồn tiếp nhận.
b. Nước thải do các hoạt động khám và điều trò bệnh
Loại nước thải này có thể dnói là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ và
chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện.
Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh
viện: giặt, tẩy quần áo bệnh nhân, khăn lau chăn mền drap cho các giường bệnh,
súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm
SVTH : Võ Văn Hoài
14
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
sạch các phòng bệnh và phòng làm việc Tuỳ theo từng khâu và quá trình cụ thể
mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau.
c. Nước thải từ các công trình phụ trợ
Hoạt động của bệnh viện đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước nhất đònh để
phục vụ cho các máy móc và thiết bò phụ trợ Tuỳ theo tính chất sử dụng mà
mức độ ô nhiễm khác nhau như nước thải giải nhiệt máy phát điện dự phòng có
nhiệt độ cao hơn so với ban đầu nhưng vẫn có thể khống chế nằm dưới mức cho
phép thải (<45
0
C).
Nhìn chung nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt
là các bệnh truyền nhiễm. Một số khu vực có mức độ nhiễm vi sinh gây bệnh,
cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
• Nước thải khu mổ: chứa máu và các bệnh phẩm
• Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau.
Giá trò BOD, COD, cặn ở khu này vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép.
Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X – Quang, rửa phim.
Việc XLNT bò nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kì phân hủy các
chất phóng xạ khá lâu). Đây là loại chất thải nguy hại nên cần được thải và xử lý
riêng biệt.
3.3.2. Thành phần và tính chất nước thải một số bệnh viện
Nhìn chung nước thải ở các bệnh viện đa khoa có mức độ ô nhiễm tương đối
giống nhau.
Các tính chất đặt trưng trong nước thải bệnh viện bao gồm:
• pH : 6.8 – 7.2
• Cặn lơ lửng : 120 – 210
• BOD
5
(mg/l) : 250 – 350
• COD (mg/l) : 350 – 420
• Tổng Nitơ (mg/l) : 30 –40
SVTH : Võ Văn Hoài
15
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
• Tổng Phốt pho (mg/l) : 3 – 5
• Tổng Coliform (MNP/ 100ml): 10
4
– 10
9
Đứng trước tình hình đó, các cấp chính quyền cũng như ban lãnh đạo của các
bệnh viện đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải một số
bệnh viện như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Truyền
máu và huyết học
3.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.4.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Mục đích của phương pháp này là loại bỏ tất cả các tạp chất thô không tan và
một phần các chất không hoà tan ở dạng lơ lửng ra khỏi môi trường nước trước
khi áp dụng các phương pháp hoá lý hoặc các phương pháp sinh học bằng các quá
trình gạn, lọc và lắng.
Các vật chất gồm các chất có kích thước lớn như các cành cây, bao bì, chất
dẻo, giấy và các tạp chất lơ lửng ở dạng rắn lỏng tạo với nước thành hệ huyền
phù. Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước lớn và tỷ trọng lớn trong
nước được gọi chung là phương pháp cơ học.
Các công trình xử lý cơ học gồm :
a. Phương pháp dùng thiết bò chắn rác
Thiết bò chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như rác, túi nilon, vỏ cây
nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bò xử lý nước thải hoạt động
ổn đònh.
Thiết bò chắn rác là các thanh sắp xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến
50 mm. Các thanh có thể bằng thép, nhựa hoặc gỗ. Thiết bò chắn rác thường đặt
nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 90
0
.
Người ta phân loại thiết bò chắn rác theo cách vớt rác như sau:
• Thiết bò chắn rác vớt rác thủ công, dùng cho các trạm XLNT công suất nhỏ,
lượng rác dưới 0.1m
3
/ngày;
SVTH : Võ Văn Hoài
16
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
• Thiết bò chắn rác vớt rác cơ giới bằng các băng cào dùng cho các trạm
XLNT có lượng rác lớn hơn 0.1m
3
/ngày .
b. Điều hoà lưu lượng dòng chảy
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hệ thống thu gom chảy về nhà máy xử lý
thường xuyên dao động theo các giờ trong ngày. Bể điều hoà có nhiệm vụ cân
bằng lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm đảm bảo hiệu suất cho các công đọan
xử lý tiếp theo.
Có 2 loại bể điều hoà:
• Bể điều hoà lưu lượng và chất lượng nằm trực tiếp trên đừơng chuyển động
của dòng chảy
• Bể điều hoà lưu lượng là chủ yếu, có thể nằm trực tiếp trên đường vận
chuyển của dòng chảy hoặc nằm ngoài đường đi của dòng chảy
c. Quá trình lắng
Lắng là quá trình chuyển động của những loại tạp chất ở dạng huyền phù thô
xuống dưới đáy nguồn nước thải nhờ tác dụng của trọng lực. Dựa vào chức năng,
vò trí có thể chia bể lắng thành các loại : bể lắng cát, bể lắng đợt 1
Bể lắng cát
Để đảm bảo cho các công trình xử lý sinh học nước thải hoạt động ổn đònh cần
phải có công trình và thiết bò lắng cát phía trước.
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hoà lưu lượng,
đặt trước bể lắng đợt một.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô và nặng như cát sỏi, mãnh vỡ
thủy tinh, mảnh kim loại , tro tàn, than vụn, vỏ trứng để bảo vệ các thiết bò cơ
khí dễ bò mài mòn, giảm cân nặng ở các công đoạn xử lý sau.
Bể lắng đợt 1
Bể lắng có cấu tạo là hình chữ nhật hay hình tròn, được thiết kế để loại bỏ
bằng trọng lực các hạt cặn có trong nước theo dòng chảy liên tục vào bể và ra bể.
SVTH : Võ Văn Hoài
17
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Nhiệm vụ của bể lắng: Sinh khối vi sinh vật trong bùn hoạt tính được tạo nên từ bể
Aerotank cùng với nước thải chảy vào bể lắng. Nhiệm vụ của bể lắng là giữ lại các sinh
khối vi sinh vật đó trong bể dưới dạng cặn lắng.
d. Phương pháp lọc
Nhằm để tách các dạng tạp chất phân tán kích thước nhỏ ra khỏi nước thải mà
các bể lắng không thể loại được chúng. Người ta tiến hành quá trình lọc này nhờ
vật liệu lọc, cho phép nước đi qua và giữ các tạp chất ở lại.
3.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học và hoá – lý
a. Phương pháp trung hoà
Nước thải có chứa axit hoặc kiềm cần được trung hoà với độ pH = 6.5 – 8.5
trước khi thải vào hệ thống cống chung hoặc trước khi dẫn đến các công trình xử
lý khác. Trung hoà nước thải được thực hiện bằng nhiều cách:
• Trung hoà bằng cách trộn lẫn chất thải: Khi có hai loại nước thải một
mang tính chất axit và một mang tính chất kiềm ta có thể trộn hai dòng nước thải
ấy lại với nhau
• Trung hoà bằng cách bổ sung tác nhân hoá học: tuỳ thuộc tính chất, nồng
độ của từng loại nước thải mà ta lựa chọn các tác nhân để trung hoà cho phù hợp.
Để trung hoà nước axit, có thể sử dụng các tác nhân hoá học như NaOH,
KOH, Na
2
CO
3
, CaCO
3
, MgCO
3
. Tác nhân thường sử dụng nhất là sữa vôi 5 đến
10% Ca(OH)
2
, tiếp đó là sôđa và NaOH ở dạng phế thải do giá thành rẻ.
Để trung hoà nước thải kiềm người ta sử dụng các axit khác nhau hoặc khí thải
mang tính axit.
b. Phương pháp oxy hoá – khử
Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy hoá mạnh như clo
ở dạng khí và hoá lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, oxy
không khí, ozon,
SVTH : Võ Văn Hoài
18
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Trong quá trình oxy hoá các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành
các chất ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một năng
lượng lớn các tác nhân hoá học. Do đó quá trình oxy hoá hoá học chỉ được dùng
trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể
tách bằng những phương pháp khác.
c. Quá trình keo tụ tạo bông
Khi chất keo tụ cho vào nước và nước thải, các hạt keo bản thân trong nước bò
mất tính ổn đònh tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các bông cặn lớn, dễ
lắng
Quá trình keo tụ – tạo bông thường áp dụng để khử màu, giảm hàm lượng cặn
lơ lửng trong xử lý nước thải .
d. Quá trình tuyển nổi
Quá trình này được ứng dụng để loại ra khỏi nước các tạp chất phân tán không
tan và khó lắng. Người ta sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải trong các
ngành sản xuất như chế biến dầu mỡ, da và dùng để tách bùn hoạt tính sau khi
xử lý hoá sinh.
e. Quá trình hấp phụ
Quá trình này được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các
chất hữu cơ hoà tan sau khi xửu lý sinh học cũng như xử lý cục bộ. Các chất hấp
phụ gồm: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chất thải của một số qui trình sản
xuất (tro xỉ, mạt cưa ).
f. Quá trình trao đổi ion
Phương pháp này ứng dụng để làm sạch nước thải khỏi các kim loại như: kẽm,
đồng, crôm, thủy ngân cũng như các hợp chất của asen, phốt pho, xianua, các
chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trò với độ làm
sạch nước cao
SVTH : Võ Văn Hoài
19
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
3.4.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Mục đích của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là làm
sạch nước thải sinh hoạt cũng như nước thải sản xuất khỏi các chất hữu cơ hoà
tan, các chất độc hại, vi khuẩn và virut gây bệnh và một số chất vô cơ như H
2
S,
các Sunfit, amoniac, nitơ đến nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn xả thải vào
nguồn tiếp nhận.
Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các
chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu
cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá
trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh
trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các
chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại: xử lý hiếu khí và xử lý
yếm khí trên cơ sở có oxy hoà tan và không có oxy hoà tan.
Phương pháp hiếu khí: sử dụng các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong tự
nhiên với hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy và nhiệt độ cần duy trì từ
20 – 40
0
C.
Phương pháp yếm khí: là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí
hoạt động sống của chúng không có sự cung cấp oxy.
Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được phân chia
thành 2 nhóm:
• Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự
nhiên như hồ sinh vật, cánh đồng tưới cánh đồng lọc. Quá trình xử lý diễn ra
chậm chủ yếu dựa vào nguồn vi sinh vật và oxy có sẵn trong đất và nước;
• Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân
tạo như bể lọc sinh học, bể hiếu khí có bùn hoạt tính, đóa quay sinh học, bể
UASB, bể metan.
SVTH : Võ Văn Hoài
20
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
• Hiện nay do hạn chế về diện tích nên các hệ thống xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo chiếm đa số.
a. Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học (bể Biôphin) là công trình XLNT điều kiện nhân tạo nhờ các
vi sinh vật hiếu khí. Nước thải dẫn vào bể bằng hệ thống phân phối nước, nước sẽ
được lọc qua lớp vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật.
Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt của bể và thấm qua
lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của lớp vật liệu lọc và các khe hở ở giữa chúng các cặn
bẩn được giữ lại và tạo thành màng – gọi là màng vi sinh vật. Lượng oxy cần
thiết để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải ở bể lọc được cung cấp
bằng phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo. Vi sinh vật hấp thụ chất hữu cơ và nhờ
có oxy, quá trình oxy hoá được thực hiện. Những màng vi sinh vật chết sẽ cùng
với nước ra khỏi bể và được giữ lại ở bể lắng đợt II.
Vật liệu lọc là các vật liệu có độ xốp cao, khối lượng riêng nhỏ và bề mặt
riêng lớn như đá cuội, đá dăm, vòng gốm, các loại polymer
b. Bể Aerotank
Bể Aeroten là công trình làm bằng bêtông, bêtông cốt thép với mặt bằng
thông dụng là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy suốt chiều dài
của bể.
Công nghệ xử lý nước thải bằng bể Aerotank là tạo điều kiện hiếu khí và có thể
bổ sung một số chất dinh dưỡng thích hợp cho vi sinh vật nước thải phát triển để tạo
thành bùn có hoạt tính cao, nếu trong nước thải thiếu các chất này. Để đảm bảo có
oxy thường xuyên và nước được trộïn đều với bùn hoạt tính, người ta cung cấp oxy
bằng hệ thống thổi khí hoặc cung cấo oxy tinh khiết, kết hợp với hệ thống khuấy
trộn.
SVTH : Võ Văn Hoài
21
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
Theo quá trình nước thải từ bể Aerotank đến bể lắng vi sinh vật tạo bông và kết
lại cùng các chất huyền phù cũng như các vật thể được hấp thụ trong bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính hồi lưu được trộn với nước thải ở đầu vào bể Aerotank.
Hiệu suất xử lý hiếu khí có thể đạt tới 85 – 95% BOD, loại các hợp chất N tới
40% và coliform tới 60 – 90%.
3.5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
ĐANG ĐƯC ÁP DỤNG HIỆN NAY
Dung dòch Clorine Dung dòch
Ca(OH)
2
SVTH : Võ Văn Hoài
22
Nước thải
Song chắn rác
Ngăn tiếp nhận
Bể điều hoà
Bể lắng kết hợp
với phân hủy kò
khí
Bể Aerotank
Bể lắng đợt II
Bể khử trùng
Thải ra cống
Bể ổn đònh bùn
Máy thổi khí
Hoá chất
Hình 3.1. Qui trình xử lý nước thải bệnh viện Da Liễu
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Võ Văn Hoài
23
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho bệnh viện Đa khoa
Tư nhân Mỹ Phước
Máy nén khí
Nước thải bệnh viện
Bể điều hoà
Song chắn rác
Bể lắng đứng 1
Bể Aerotank
Bể lắng đứng 2
Bể khử trùng
Bể gom bùn
Bùn tuần hoàn
Bể nén bùn
Xả ra nguồn tiếp nhận
Bồn hoá chất
Chôn lấp
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Võ Văn Hoài
24
Chlorine
Cung cấp khí
Khí sạch
Bùn hồi lưu
Lưới lọc rác
Hố gom
Bể điều hòa kỵ khí
Bể thiếu khí (Axonic)
Bể hiếu khí (FBR)
Bể lắng
Bể khử trùng
Thu gom
chất thải
rắn
Dd
NaOH
5%
Bùn được hút bỏ
đònh kỳ
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT bệnh viện Quận Tân Phú
Nước thải bệnh viện
Cống thoát nước đô thò
Đồ án tốt nghiệp GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
CHƯƠNG 4
LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỦ CHI
4.1. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN THẢI
Nước thải bệnh viện đa khoa Củ Chi cũng có thành phần và tính chất nước
thải của các bệnh viện đa khoa khác với các thông số ô nhiễm điển hình như sau:
Bảng 4.1. Thành phần và tính chất điển hình của nước thải bệnh viện
4.2. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÍCH HP
Đặc điểm nước thải của bệnh viện nói chung và của bệnh viện Đa khoa Củ
Chi nói riêng là chủ yếu là nước do sinh hoạt và một phần được thải ra từ các
hoạt động khám chữa bệnh nên trong nước thải có sự ô nhiễm của các vi sinh vật
gây bệnh.
Dựa vào đặc điểm về tính chất nước thải, cũng như diện tích bệnh viện, việc
xây dựng hệ thống XLNT sử dụng phương pháp bể phân hủy sinh học hiếu khí là
thích hợp nhất.
SVTH : Võ Văn Hoài
STT Thông Số Đơn vò Mức độ ô
nhiễm
Yêu cầu của nước
thải sau xử lý
TCVN 7382 – 2004
(Mức II)
01 pH - 7 6.5 – 8.5
02 BOD
5
(20
0
) mg/l 220 30
03 COD mg/l 350 Không quy đònh
04 Chất rắn lơ lửng mg/l 200 100
05 Tổng Nitơ mg/l 25 30
06 Tổng Phốtpho mg/l 12 6
07 Tổng Coliform MNP/100ml 1.10
9
5000
25