Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ CỦA ÔNG NGUYỄN THẾ ĐỨC Ở HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ THANH HIỀN

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ CỦA ÔNG
NGUYỄN THẾ ĐỨC Ở HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ THANH HIỀN

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ CỦA ÔNG
NGUYỄN THẾ ĐỨC Ở HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Chuyên ngành: Cảnh Quan và Kĩ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


GVHD: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012




LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn!
Con xin cảm ơn ba, mẹ đã nuôi dưỡng, giáo dục, luôn bên con trong suốt
thời gian qua.
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và bộ
môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Đinh Quang Diệp, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên

LÊ THỊ THANH HIỀN

 
 
 
 

ii 



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đồ án “ Thiết kế sân vườn biệt thự của ông Nguyễn Thế Đức ở huyện Củ
Chi Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh
trong thời gian từ 01/01/2012 đến ngày 31/06/2012 đã đạt được những kết quả sau :
1. Đề xuất phân khu chức năng cho sân vườn.
2. Thiết kế tổng thể sân vườn khu biệt thự.
3. Đề xuất danh mục cây che bóng dựa vào cấu trúc hình thái của cây.
4. Đề xuất danh mục cây trang trí thảm xanh.
5. Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ
 Mặt bằng tổng thể sân vườn khu biệt thự.
 Mặt cắt sân vườn.
 Phối cảnh tổng thể khu thiết kế.
 Phối cảnh các tiểu cảnh chi tiết.

 

iii 


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................ ivi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1 
2. TỔNG QUAN ........................................................................................................2 
2.1. Tổng quan về tài liệu. ...........................................................................................2 
2.1.1. Các phong cách sân vườn..................................................................................2 

2.1.1.2. Vườn kiểu Nhật. .............................................................................................2
2.1.1.2. Vườn kiểu Châu Âu. ......................................................................................3
2.1.1.2. Vườn kiểu Trung Hoa. ...................................................................................4
2.1.1.2. Vườn kiểu Việt. ..............................................................................................5
2.2. Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan. ......................................................5 
2.2.1.Các dạng bố cục chủ yếu....................................................................................5 
2.2.2. Các mối tương quan của các dạng bố cục. ........................................................6 
2.3. Một số quy luật của nghệ thuật cảnh quan. ..........................................................7 
2.4. Các nguyên tắc chọn và phối kết cây xanh. .........................................................7 
2.4.1. Các nguyên tắc chọn cây xanh. .........................................................................8 
2.4.2. Các nguyên tắc phối kết cây xanh. ....................................................................8 
2.5. Phong thủy trong sân vườn. .................................................................................9 
2.5.1. Hệ thống ngũ hành. ...........................................................................................9 
2.5.2. Ứng dụng phong thủy trong sân vườn. ...........................................................10 
2.6. Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người. .............................................11 
2.6.1. Tác dụng cải thiện khí hậu. .............................................................................12 
2.6.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh. .........................................................12 
2.6.3. Công dụng trang trí cảnh quan và kiến trúc. ...................................................12 
2.6.4. Các công dụng khác. .......................................................................................13 

iv 


2.2. Tổng quan về khu vực thiết kế. .........................................................................13 
2.2.1. Hiện trạng khu thiết kế. ...................................................................................13 
2.2.3. Điện, nước. .....................................................................................................15 
2.2.4. Cây xanh..........................................................................................................15 
2.2.5. Nhận xét ..........................................................................................................15 
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................16 
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .........................................................................16 

3.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài..........................................................................16 
3.2.1. Khảo sát hiện trạng..........................................................................................16 
3.2.2. Phỏng vấn gia chủ về ý tưởng thiết kế sân vườn. ...........................................16 
3.2.3. Tiến hành thiết kế. ...........................................................................................16 
3.3. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................16 
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp. .............................................................................16 
3.3.2. Phương pháp nội nghiệp. ................................................................................17 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................18 
4.1. Kết quả phân tích hiện trạng khu vực thiết kế. ..................................................18 
4.1.1. Thuận lợi. ........................................................................................................18 
4.1.2. Khó khăn. ........................................................................................................18 
4.2. Xây dựng phương án thiết kế. ............................................................................18 
4.3. Ý tưởng đề xuất. .................................................................................................19 
4.3.1. Bố cục không gian và hình thức kiến trúc. .....................................................19 
4.3.2. Sử dụng các loài cây trồng. .............................................................................19 
4.3. Thuyết minh thuyết kế. ......................................................................................19 
4.4.1. Phân khu chức năng và thuyết minh tổng thể. ................................................19 
4.4.2. Thiết minh các khu chi tiết. .............................................................................22
4.4.2.1. Khu vực cổng vào ........................................................................................23 
4.4.2.2. Khu hòn non bộ. ...........................................................................................24 
4.4.2.3. Khu hồ bơi và sauna. ....................................................................................25 
4.4.2.4. Khu tường nước và suối cảnh. .....................................................................27
4.4.2.5. Khu vực đồi cảnh. ........................................................................................27




4.4.2.6. Khu thể thao, sân chơi trẻ em và tiệc ngoài trời. .........................................28 
4.4.2.7. Khu vực trồng cây ăn quả, trồng rau và nuôi cá. .........................................22 
4.4.3. Đề xuất các chủng loại cây trồng. ...................................................................29 

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................34 
5.1. Kết luận. .............................................................................................................34 
5.2. Kiến nghị. ..........................................................................................................34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .....................................................................................36 
PHỤ LỤC 1. .............................................................................................................37 
PHỤ LỤC 2. .............................................................................................................52 
 

vi 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Một góc vườn Nhật......................................................................................2 
Hình 2.2 Một góc vườn theo phong cách Châu Âu. ...................................................4
Hình 2.3 Một góc vườn theo phong cách Trung Hoa.................................................5 
Hình 2.4 Hiện trạng khu vực thiết kế. ......................................................................14 
Hình 4.1 Sơ đồ phân khu chức năng. .......................................................................22 
Hình 4.2 Mặt bằng tổng thể khu vực thiết kế. ..........................................................22 
Hình. 4.3 Phối cảnh tổng thể khu vực thiết kế .........................................................23 
Hình 4.4 Phối cảnh cổng vào. ...................................................................................24 
Hình 4.5 Phối cảnh hòn non bộ. ...............................................................................25 
Hình 4.6 Phối cảnh hồ bơi và sauna. ........................................................................26 
Hình 4.7 Phối cảnh khu uống trà. .............................................................................26 
Hình 4.8 Phối cảnh tường nước. ...............................................................................27 
Hình 4.9 Phối cảnh đồi . ...........................................................................................28 
Hình 4.10 Phối cảnh khu thể thao, sân chơi và tiệc ngoài trời .................................29 

Hình 4.11 Phối cảnh hồ nuôi cá................................................................................30 
Hình 4.12 Phối cảnh cầu gỗ và hàng rào sau............................................................30 

vii 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Bảng thống kê cây xanh hiện trạng khu vực thiết kế. ...............................16
Bảng 4.1 Bảng cân bằng đất đai. ..............................................................................20 
Bảng 4.2 Danh mục nhóm cây bóng mát trong khu thiết kế. ...................................31 
Bảng 4.3 Danh mục nhóm cây bụi và hoa nền trong khu thiết kế. ...........................32 

 

viii 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi cuộc sống phát triển với nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật, chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao kéo theo các nhu cầu của con người
cũng cao hơn. Không đơn giản là ăn ngon mặc đẹp mà còn phải vui chơi, giải trí và
thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Cách thư giản tốt nhất là tìm về thiên
nhiên, hít thở không khí trong lành của tự nhiên, tận hưởng cảm giác bình yên với
cây xanh hoa cỏ.
Cuộc sống bận rộn và hối hả khiến cho con người không có nhiều thời gian

tận hưởng thiên nhiên. Cũng như cuộc sống ngày càng đô thị hóa làm cho các khu
du lịch sinh thái, các mảng xanh ngày càng ít đi nhường chổ cho sự phát triển của
các cao ốc, các khu công nghiệp kèm theo khói bụi ô nhiễm. Vì vậy, việc mang
thiên nhiên vào ngôi nhà ngày càng được chú trọng.
Trong thiết kế nhà biệt thự một phần quan trọng và góp phần tôn lên giá trị
của khu nhà đó là sân vườn. Ngoài việc tạo không gian sinh hoạt, sân vườn còn
mang lại mảng xanh sự bình yên cho ngôi nhà, giúp thư thái tinh thần và có lợi cho
sức khỏe. Đồng thời một sân vườn hợp lí sẽ xóa bỏ cảm giác trống vắng, tẻ nhạt vì
không gian quá rộng lớn, mang lại cảm giác ấm áp, thanh bình.
Đề tài góp phần đem lại một không gian sống tràn ngập cỏ, cây, hoa, lá, đá,
nước,...Với sự sắp đặt rất tự nhiên trên bố cục khoa học nhằm đạt được tính công
năng và thẫm mỹ cho sân vườn.
Với các lí do đó tôi chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế sân vườn
biệt thự của ông Nguyễn Thế Đức ở huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh”.




Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu.
2.1.1. Các phong cách sân vườn.
Biệt thự sân vườn ngày càng được ưa chuộng kéo theo sự phát triển của các
phong cách sân vườn. Ngày nay, quy hoạch sân vườn không còn đơn giản như trước
mà đòi hỏi cái nhìn tổng thể để tạo ra sự hài hòa, cân đối [6].
2.1.1.2. Vườn kiểu Nhật.
Vườn Nhật- hay vườn thiết kế theo theo tinh thần vườn Nhật- là một sự mô
phỏng sống động vũ trụ, thiên nhiên, trong đó có cả chính con người của chúng ta.

Hình 2.1. Một góc vườn Nhật

(Nguồn: />Các kiểu vườn căn bản:




Kiểu hồ và đồi: Một trong công việc rất tỉ mỉ và công phu trong việc thiết kế
một khu vườn theo kiểu đồi và ao là thiết kế những tản đá dựng và những dòng
nước đổ từ trên cao xuống. Cũng như những kiểu vườn Nhật khác, cây xanh thường
chiếm ưu thế hơn hẳn những cây thay lá theo mùa, màu xanh chiếm ưu thế so với
màu sáng rực rỡ. Thạch đăng lung, cây thân gỗ, cầu, ao và những thành phần khác
đều cân xứng một cách chính xác với toàn cảnh.
Kiểu vườn khô: Vườn khô hay vườn kiểu phẳng (Karesansui, khô sơn thủy)
đã có rất sớm trong quá trình phát triển vườn cảnh của Nhật Bản. Thành phần điển
hình nhất của một vườn khô là đá trắng, sỏi nhẵn, đá dăm hay đá cuội, được cào
cách điệu theo hình dáng của sóng nước trong thiên nhiên. Những cây được trồng ở
đây cũng thường nhỏ và thấp, mọc nghiêng hay thấp lè tè hơn là vươn cao thẳng
đứng.
Vườn trà: Vườn Trà chỉ đòi hỏi một khoảng không gian vừa đủ cho một con
đường nhỏ từ ngoài vào bên trong, cùng với một cái lều hay một băng ghế cho
khách ngồi chờ (Machiai, Trì Hợp) và một trà thất cùng với một ít đá, một ít cây cỏ.
Kiểu vườn tản bộ: kiểu vườn này phải đủ rộng để có thể đi dạo trong đó và
có thể thưởng ngoại từ nhiều phía khác nhau. Trọng tâm của một khu vườn theo
kiểu này là phải tạo cho người thưởng ngoạn một ý tưởng háo hức và sau đó khám
phá ra từ vẻ đẹp này cho đến vẻ đẹp khác.
Kiểu sân vườn: cùng với vườn trà, sân vườn phối hợp ba thành phần căn bản,
truyền thống thường được sử dụng trong vườn trà: một thạch đăng lung, những
phiến đá dặm bước và một bồn đá chứa nước, chúng được thiết kế nhằm mục đích
trang trí hơn là vì công dụng của chúng.
Hầu hết những vườn Nhật đẹp nhất hay những ngôi vườn mang sắc thái Nhật
thường là phối hợp hai hay nhiều kiểu vườn căn bản mà ra [5].

2.1.1.2. Vườn kiểu Châu Âu.
Ở vườn cảnh các nước Châu Âu, các yếu tố rừng cây, thảm cỏ, tính cân đối
và màu sắc rực rỡ của hoa, cây cảnh; những bức tượng trang trí, đài phun nước ... là
những điểm đặc trưng dễ nhận biết. Đặc biệt những cây cối được trồng có hàng lối,




luôn được cắt tỉa gọn ghẽ, những con đường thẳng thớm, những vật làm cảnh, cây
trồng được sắp xếp luôn tuân theo nguyên tắc đối xứng, những hồ nước, bồn cây
được xây theo dáng hình học, kỷ hà, là điều không có ở ngoài tự nhiên...

Hình 2.2. Một góc vườn theo phong cách Châu Âu
(Nguồn : />Vườn Âu không kén chọn diện tích, tương đối dễ làm, các chi tiết thường
được ưa chuộng như hoa lá rực rỡ, cỏ xanh mát, giàn hoa leo, có sàn gỗ nâu bóng
lát ngoài trời kèm theo bộ bàn ghế uống nước dưới tán dù [14].
2.1.1.3.Vườn kiểu Trung Hoa.
Nghệ thuật vườn Trung Hoa chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và
thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ
ngoặt mang nhiều yếu tố sắp đặt. Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa mà chúng ta
dễ dàng nhận ra đó là lối kiến trúc gồm một nhà thuỷ tạ bên bờ nước, một nửa kiến
trúc ở trên bờ, một nửa lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột.
Ngoài ra, các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình trang trí hay các bộ
phận có kiến trúc vuông và tròn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện “trời tròn đất vuông”
cũng là những nét đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa. Vườn Trung Hoa không chỉ
thể hiện nguyên lý âm dương ngũ hành, mà còn là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết
lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong
không gian ba chiều của tự nhiên trong đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non…
nhằm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên.





Hình 2.3. Một góc vườn theo phong cách Trung Hoa.
(Nguồn: />Tuy nhiên, Trung Hoa là một nước khô và lạnh, còn Việt Nam là xứ sở của
nóng ẩm, mưa nhiều do đó vận dụng phong cách vườn Trung Hoa tại Việt Nam phải
chú ý đến bố cục, chọn lựa cây trồng cho phù hợp [12].
2.1.1.4. Vườn kiểu Việt.
Khu vườn mang đặc trưng phong cách đồng quê, có thể nhận ra với nếp nhà
tranh, cây cau cảnh, lu nước và chiếc gáo dừa, ao bèo thả cá,....
Vườn kiểu Việt thường giản dị, không khoa trương, mang hồn dân tộc. Vườn
Việt thường mang lại cảm giác bình yên, chân quê, gần gũi với thiên nhiên. Thường
không thích hợp với những ngôi nhà mang phong cách quá hiện đại [13].
2.2. Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan.
2.2.1.Các dạng bố cục chủ yếu.
 Bố cục đối xứng.
Là dạng bố cục được tổ chức dạng không gian hình học bao gồm các hình:
hình vuông, tam giác, hình thoi, hình tròn và các tia. Trong đó các công trình đối
xứng qua một trục trung tâm của bố cục.
Bố cục đối xứng tạo ra hiệu quả hoàng tráng, nghiêm trang, đối với sân vườn
thì nguyên tắc này tạo hiệu quả thanh bình, ổn định và an toàn.
 Bố cục tự do.




Là dạng bố cục có tổ chức không gian tự do trong đó các yếu tố về hình khối
không đối xứng nhau qua trục chính.
Bố cục tự do thường mô phỏng thiên nhiên qui hoạch theo sự bày trí sẵn có
của thiên nhiên, sử dụng chất liệu gần gũi thiên nhiên.

 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.
Là dạng bố cục có tổ chức không gian đối xứng hình học kết hợp với tự do
như: các công trình cân xứng qua trục chính, các yếu tố cảnh quan xung quanh tự do
quanh trục.
Các cảnh quan theo bố cục này thường theo nguyên tắc cận đối xứng viễn tự
do [4,8,9].
2.2.2. Các mối tương quan của các dạng bố cục.
 Tương quan tỷ lệ
Là sự hài hoà về độ lớn của các yếu tố hình khối trong không gian, tỷ lệ giữa
các hình khối tương quan thể hiện sự trấn áp, chế ngự, hoành tráng hoặc hội tụ, cân
bằng, bình dị, sự thỏa đáng hợp lí giữa chiều dài, rộng, cao [4,8,10].
 Tương quan hình khối.
Các dạng hình khối trong thiết kế cảnh quan bao gồm: dạng hình học và
dạng tự nhiên. Tương quan hình khối là mối tương quan khi so sánh hình khối của
các yếu tố tạo cảnh trong không gian cảnh quan bao gồm: sự hỗn loạn, sự thống
nhất, sự hài hòa, sự đồng nhất hài hòa [4,8].
 Tương quan vị trí.
Vị trí của yếu tố tạo cảnh trong mối tương quan với nhau tạo lên các dạng
không gian đóng – mở - nửa đóng nửa mở và đồng thời tạo ra kiểu không gian động
và tĩnh. Một bố cục thường có 3 lớp: cận cảnh, cảnh giữa và viễn cảnh [4,8].
 Tương quan sáng tối.
Tạo hiệu quả nông sâu về mặt không gian. Hình dạng của công trình được
chiếu sáng sẽ nổi rõ và tạo hiệu quả gần gũi dễ hoà nhập hơn. Hình dạng của công
trình không được chiếu sáng sẽ bị lu mờ gây cảm giác xa hơn [4,8,9].
 Màu sắc và bề mặt.




Màu sắc thể hiện chủ đề thiết kế bởi sử dụng tông màu, người ta có thể sử

dụng một tông màu hoặc nhiều tông màu khác nhau (màu nóng và màu lạnh). Trong
kiến trúc cảnh quan người ta sử dụng mối tương quan màu sắc như sau: đơn sắc, đối
kháng, bán đối kháng, tương tự, tam hợp, tứ hợp.
Chất cảm là cảm nhận về chất liệu bề mặt các yếu tố tạo cảnh, chất cảm có
thể là nhẵn, mịn, sần sùi, bóng, nhám,... Sử dụng nhiều loại chất cảm khác nhau
trong một công trình nhằm tăng giá trị tạo hình và thẩm mỹ cho công trình cảnh
quan [4,8,9].
2.3. Một số quy luật của nghệ thuật cảnh quan.
 Quy luật hài hòa.
Hài hoà đồng nhất biểu hiện sự thống nhất về tạo hình như nhịp điệu, màu
sắc, chất cảm, tỷ lệ,...
Hài hoà tương tự biểu hiện sự thống nhất đa dạng bằng cách lặp đi lặp lại các
yếu tố tương tự nhau về hình dáng và không gian [4,9].
 Quy luật cân đối và nhất quán.
Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các yếu tố tạo cảnh và tổng
thể, giữa bố cục chính và phụ, giữa ý tưởng chính và các ý tưởng phụ [4,8].
 Quy luật tương phản.
Là quy luật biểu hiện sự đối lập nhau về hình khối, ánh sáng, màu sắc và âm
thanh của các yếu tố tạo cảnh. Quy luật tương phản gây hiệu quả nhanh về giác
quan bởi tính hấp dẫn và kích thích khi tạo ra các điểm nhấn trong không gian [4].
Quy luật tương phản không nên dùng dàn trải sẽ dễ gây cảm giác đối nghịch
phá vỡ tính hài hoà tổng thể [8].
 Quy luật cân bằng.
Cân bằng đối xứng tạo ra bởi quy tắc bố trí đối xứng qua trục hoặc qua điểm
nhấn của các yếu tố tạo cảnh giống nhau. Cân bằng không đối xứng tạo lên do sự bố
trí không đối xứng nhau của các yếu tố tạo cảnh nhưng cân xứng về cảm giác vì cân
bằng sức hút qua trục [8,3].
2.4. Các nguyên tắc chọn và phối kết cây xanh.





2.4.1. Các nguyên tắc chọn cây xanh.
Chọn loại cây phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu.
Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh [6].
2.4.2. Các nguyên tắc phối kết cây xanh.
 Phối kết theo màu sắc.
Cây xanh được phối kết theo 2 hướng của màu sắc, đó là tương đồng và
tương phản. Nếu như những sắc màu tương đồng mang tính nhẹ nhàng sẽ tạo cảm
giác tĩnh lặng thì với tương phản lại ngược lại, nó sẽ tạo ra sự xung đột giữa các đối
tượng và làm giảm đi tính chất đơn điệu của đối tượng [8].
Ngoài ra, màu sắc cũng có thể tạo ra những hiệu ứng về mặt không gian,
những gam màu sáng và nhạt tạo cảm giác không gian xa hơn, rộng hơn. Ngược lại,
những gam màu tối gây cảm giác như mang đối tượng lại gần hơn, khiến không
gian trở nên nhỏ hơn [9,11].
 Phối kết theo hình dáng.
Dựa vào tương quan hình dáng giữa cây và công trình, giữa các loại cây với
nhau. Hình dáng cây tương phản với công trình sẽ mang lại cảnh quan sinh động
hơn, thường được sử dụng để nhấn mạnh khu trung tâm chính của công trình [8].
Những hàng cây, cụm cây có hình dạng tương đương được sử dụng để nhấn
mạnh lối vào hay đường đi [4].
 Phối kết theo mùa, khí hậu.
Cây xanh phải thích hợp với khí hậu, đồng thời có thể kết hợp các ưu điểm
của từng loại cây để phối hợp với các đặc điểm của khí hậu.
Phối kết theo mùa theo nguyên tắc hài hòa, phân bố đều, nên chú ý các cây
có hoa, các cây rụng lá theo mùa để phân bố hợp lí trong công trình [8,10].
 Phối kết theo chất cảm, tỷ lệ.
Sự thống nhất: sử dụng sự lặp lại hoặc tương tự về hình dáng, chất liệu, màu
sắc để tạo nên sự thống nhất trong thiết kế.
Sự tương phản: tương phản về hình dáng, chất liệu, màu sắc sẽ tránh cho khu

vườn bị đơn điệu, cho người nhìn những điểm thu hút.




Sự cân bằng: thường được áp dụng nhiều từ những điểm nhìn tĩnh, như từ
ban công, lối vào, một không gian nghỉ. Có 2 trường hợp cân bằng: cân bằng đối
xứng và cân bằng không đối xứng.
Sự nổi bật: điểm nhấn có vai trò chủ đạo trong việc định hướng không gian,
tập trung sự thu hút của người quan sát. Sử dụng thủ pháp tương phản về hình dáng,
kích cỡ, vật liệu hoặc màu sắc để tạo nên sự nổi bật.
Tỷ lệ và sự cân đối: việc phối kết theo tỷ lệ tạo sự cân xứng, thăng bằng giữa
các vật thể, giữa các cây với công trình [ 3,4,8].
 Phối kết theo vị trí.
Dựa vào đặc điểm của cây xanh mà bố trí phù hợp với vị trí. Cây có bóng
mát thường bố trí ở khu vực dạo, nghỉ ngơi. Cây có hoa thường bố trí ở khu vực
điểm nhấn, lối đi dạo. Khu vực bờ hồ thường bố trí cây ít rụng lá,.. [10,11].
2.5. Phong thủy trong sân vườn.
2.5.1. Hệ thống ngũ hành.
 Kim.
Những vật thể trong nhà tương ứng với kim bao gồm những tượng đồng hay
bằng kim loại. Những loại cây tương ứng với kim bao gồm cỏ thi và ngải tây, bạc hà
mèo. Những loại hoa trắng như cúc, hồng, dành dành, hoa loa kèn, thủy tiên cũng
tượng trưng cho Kim.
 Mộc.
Những vật thể tương ứng với Mộc bao gồm bàn ghế gỗ, các kiến trúc gỗ .
Những loại cây tương ứng với Mộc bao gồm họ cây lá xanh quanh năm như tùng,
bách, dương. Cây hoa trà, hoa tú cầu, hải đồng, măng tây, thiên thảo, anh thảo và
những loại cây như húng quế, rau mùi tây cũng tượng trưng cho Mộc.
 Thủy.

Những vật thể trong vườn tương ứng với Thủy bao gồm các kiến trúc liên
quan tới nước như hồ nước, đài phun nước,...Những loại cây tương ứng với Thủy
bao gồm các loại cây sắc xanh dương ngả đen, ví dụ các loại violet, anh thảo và hoa




tím, các loại bạc hà, húng lủi, hẹ, mộc lan, bạch dương bạc, sơn thù du, thông, kim
ngân, trà.
 Hỏa.
Những vật thể trong vườn tượng trưng cho Hỏa gồm lò nướng ngoài trời, các
dụng cụ nấu ăn ngoài trời khác và những vật nhọn sử dụng để làm cọc cho luống
cây. Những loại cây tương ứng với Hỏa bao gồm những loại cây cho hoa màu đỏ
hay có lá nhọn hay sắc cạnh, những cây có dạng hình tam giác. Các cây Hỏa bao
gồm: thông, linh sam, bách, kim phượng, mận lá đỏ, hồng đỏ, đậu, thược dược, dứa
gai, tulip, thủy tiên vàng, diên vĩ, mã đề, lay ơn, ớt, tỏi, thì là và măng tây.
 Thổ.
Những vật trang trí tượng trưng cho Thổ bao gồm các đám đá, những bình
đất lớn, các bức tường gạch hoặc đá và những lối đi lát gạch.Các loại cây tượng
trưng cho Thổ bao gồm các loại cỏ có vị ngọt, ví dụ hương thảo hay xô thơm, và
các loại hoa màu vàng, cam như cúc vàng đậm, cúc vạn thọ, quế trúc, sen cạn, anh
thảo[1].
2.5.2. Ứng dụng phong thủy trong sân vườn.
 Lối vào.
Nếu lối vào vườn hay vào nhà quá rộng, khí chảy vào nhà có thể ở dạng sát
khí, đi theo đường thẳng.Tuy nhiên, nếu cổng vườn quá nhỏ thì dòng năng lượng đi
vào nhà sẽ rất ít. Nếu đường uốn khúc, dòng năng lượng sẽ lưu thông tốt, nếu lối đi
thẳng hãy trồng hàng dậu và trồng cây lấn vào rìa lối đi.
 Lối đi và cách lát lối đi.
Xem xét tất cả các lối đi trong vườn và thực hiện các biện pháp làm yếu tác

động của những đường thẳng, nên trồng những loại cây ít phát triển và các loại hoa
hay cỏ có hương thơm dọc lối để kích thích sự phát triển của dòng khí.
 Cây trồng
Không đặt những cây tương ứng với Thổ cạnh những vật tương ứng với
Thủy, Mộc nên đặt gần Kim.

10 


Không đặt những cây tương ứng với Kim cạnh những vật và cây tương ứng
với Mộc, nhưng sẽ có lợi nếu đặt cạnh Thủy.
Những cây cối tượng trưng cho Thủy sẽ làm lợi cho Mộc cũng như Kim sẽ
làm lợi cho cây và vật thuộc hành Thủy. Hãy giữ Thủy tránh khỏi Thổ.
Thủy có lợi cho Mộc và Mộc có lợi cho Hỏa, giữ Kim tránh khỏi Mộc.
Không đặt Hỏa gần Kim nên đặt gần Mộc và Thổ.
 Nước.
Theo nguyên lý Phong thủy, phải có ít nhất một kiến trúc liên quan đến nước
trong vườn để kích thích sự lưu thông năng lượng. Kiến trúc này nên ở hình dạng
tròn, oval và ở rìa phải có các bụi cây hay hoa tương ứng với Kim. Hồ nước càng tự
nhiên càng tốt.
 Tượng và vật trang trí.
Nên đặt những bức tượng cao hơn so với mặt đất, nên đặt thêm tượng ếch ở
hồ nước sẽ kích thích hơn vận may. Tránh dùng những vật trang trí có cạnh sắc như
chong chóng gió hay chậu cây hình khối vuông.
 Đẩy chết hướng mũi tên độc:
Những đồ vật và đặc điểm môi trường sau gây ra mũi tên độc:
Con đường thẳng tấp chĩa vào nhà.
Cây cối có phần thân chính rất lớn.
Cột điện toại hoặc cột cờ.
Đường thẳng từ một tòa nhà khác.

Đường vào nhà hay thảm cỏ trong vườn thẳng tắp.
Hành lang hẹp ở mặt bên của ngôi nhà.
Gốc lồi từ ngôi nhà
Phần nhô lên từ kiến trúc của ngôi nhà.
Có rất nhiều cách giảm nhẹ tác động xấu từ những mũi tên độc như dùng
nước, những chiếc gương, cây cảnh, những vật thể rắn và những vật trang trí
chuyển động như giàn lục lạc và chuông gió[1].
2.6. Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người.

11 


2.6.1. Tác dụng cải thiện khí hậu.
Điều chỉnh nhiệt độ: cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường
đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và
truyền dẫn bức xạ mặt trời.
Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí: cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự
cản trở định hướng, làm chệch hướng và lọc gió. Sự ngăn chặn bao gồm việc bố trí
cây nhằm làm giảm tốc độ gió trong khuôn viên ngoại thất và xung quanh nhà ở.
Lượng mưa và ẩm độ: cây xanh có thể ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn cản
luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm sự bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán
rừng ẩm độ thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn vùng xung quanh
vào ban ngày và ấm hơn trong suốt thời gian ban đêm. Cùng với ảnh hưởng đến
nhiệt độ, cây xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong chu kì nước. Chúng ngăn
chặn mưa và chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ làm tăng sự thẩm
thấu, giảm xói mòn và rửa trôi đất [2, 7].
2.6.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh.
Các lá mập, dày có tác dụng ngăn chặn tiếng ồn.
Các cành cây di chuyển và rung động có tác dụng hấp thu và ngăn chặn âm
thanh.

Các lông tơ trên lá giữ, hứng các hạt ô nhiễm.
Các khí khổng trong lá để trao đổi khí.
Hoa và lá có mùi thơm dễ chịu có thể ngăn mùi hôi.
Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió.
Lá và cành cây làm giảm cường độ mưa.
Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất.
Mật độ lá dày ngăn ánh sáng.
Lá thưa lọc được ánh sáng.
Các cành có gai ngăn được sự di chuyển của con người [2, 7].
2.6.3. Công dụng trang trí cảnh quan và kiến trúc.

12 


Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích
thước. Thực vật có thể thay đổi công dụng khi nó trưởng thành và khi mùa vụ thay
đổi. Việc sử dụng cây xanh còn tùy thuộc vào nhà thiết kế và người sử dụng. Cây
trồng theo nhóm có thể tạo thành vòm tán hay các tường xanh có kết cấu, chiều cao
và mật độ khác nhau.
Do thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét một
cách động về chức năng trong thiết kế kiến trúc. Vì cây xanh có những tiềm năng về
kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ
hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che khuất tầm
nhìn, kiểm soạt sự riêng tư, sự thu hút tầm nhìn...[2, 7].
2.6.4. Các công dụng khác.
Ngoài các công dụng chính trên đây, cây xanh còn nhiều công dụng khác nửa
như: cung cấp các sản phẩm gỗ, cung cấp hạt giống, không gian nô đùa, giá trị lịch
sử,....[2].
2.2. Tổng quan về khu vực thiết kế.
2.2.1. Hiện trạng khu thiết kế.

Khu vực thiết kế thuộc xã Tân Long Hội, huyện Củ Chi hiện trạng là một
khu đất trống chưa được khởi công xây dựng biệt thự, từ trước tới giờ chưa bị tác
động của con người.
Tổng diện tích khu đất: 2700m2, trong đó diện tích nhà là 291m2.
Hình dạng khu đất: Hình chữ nhật, biệt thự xây dựng ở trung tâm.

 

Hình 2.4. Hiện trạng khu vực thiết kế.

13 


2.2.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực thiết kế.
2.2.2.1. Vị trí địa lý.
Tân Thông Hội là một xã của huyện Củ Chi với diện tích là 17.89 km2.
Khu vực thiết kế thuộc ấp Bàu Sim, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Mặt tiền
giáp với đường lộ số 5, ba mặt còn lại giáp với các khu đất của những hộ gia đình
khác [15].
2.2.2.2. Địa hình.
Địa hình đẹp,bằng phẳng từ đầu đến cuối khu đất, được đóng kín 3 mặt và
nhìn qua đường lộ số 5.
2.2.2.3. Thổ nhưỡng.
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ, nguồn nước trung tính (
pH=5), loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các
loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … [15].
2.2.2.4. Khí hậu, thời tiết.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

 Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày
và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
 Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập
trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
 Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 –
90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
 Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân
bố vào các tháng trong năm như sau:

14 


 Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc
trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s.
 Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 –
3,0 m/s.
 Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1
– 1,5 m/s [15].
2.2.3. Điện, nước.
Nguồn điện được sử dụng là nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, riêng
nguồn nước được sử dụng là nguồn nước giếng được bơm trực tiếp mạch nước
ngầm, nguồn nước trung tính (pH= 5) [15].
2.2.4. Cây xanh
Bảng 2.1.Bảng thống kê cây hiện trạng khu vực thiết kế.
TT


Loài cây

Số lượng (cây)

Tình trạng sinh trưởng

1

Khế

01

Tốt

2

Mít

01

Trung bình

3

Nhãn

01

Tốt


4

Lồng mứt

01

Tốt

2.2.5. Nhận xét
Hiện trạng khu vực thiết kế là một bãi đất trống, chưa có công trình xây dựng.
Riêng về cảnh quan chưa được thiết kế.

15 


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu của đồ án là: thiết kế một sân vườn nhằm mang lại một không gian
sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn cho ông Nguyễn Thế Đức.
3.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.2.1. Khảo sát hiện trạng.
Diện tích khu vườn: khảo sát loại hình, loại đất, mặt bằng hiện trạng,...
Khí hậu: vị trí nào cần nhiều nắng, ít nắng để bố trí cây phù hợp,...
Cây trồng: khảo sát các loại cây địa phương, phù hợp với không gian và
thích nghi với khí hậu của vùng.
3.2.2. Phỏng vấn gia chủ về ý tưởng thiết kế sân vườn.
Muốn phân khu chức năng như thế nào ?
Muốn sân vườn thiết kế như thế nào ?
3.2.4. Đề xuất phương án thiết kế.

Vẽ sơ đồ phát thảo ý tưởng thiết kế.
Tham khảo ý kiến của chủ đầu tư khi phỏng vấn, có ý tưởng bổ sung.
Xây dựng hệ thống các bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh công trình và thuyết
minh thiết kế.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp.
Khảo sát, đo đạc, chụp ảnh hiện trạng khu vực thiết kế.
Phỏng vấn gia chủ là ông Nguyễn Thế Đức trong việc xác định chung cho cả
khu vườn (đính kèm phiếu phỏng vấn gia chủ ở Phụ lục 2).
Điều tra số liệu về các chủng loại cây hoa kiểng trên địa bàn.

16 


×