Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG KHÁNH NGỌC
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 6/2012


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG KHÁNH NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS.Hồ Văn Cử



Tháng 06/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên - Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu suốt bốn năm
trên giảng đường đại học.
Tôi chân thành cảm ơn thầy TS. Hồ Văn Cử, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo, các em học sinh tại trường THPT
Ngô Quyền đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành bài khóa luận
này.
Xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thao – phó hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền đã
chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cho tôi trong đợt khảo sát.
Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy
tôi trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn!!!

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát và đánh giá hoạt động giáo dục môi trường tại trường THPT
Ngô Quyền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành từ 02/2012 đến
06/2012. Với mục tiêu tìm hiểu hoạt động giáo dục môi trường và đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, đề tài triển khai tìm hiểu các nội dung

sau:
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường tại trường THPT Ngô Quyền.
- Nghiên cứu hoạt động GDMT tại trường THPT Ngô Quyền, TP. Biên Hòa.
- Nghiên cứu nhận thức môi trường của học sinh ở trường THPT Ngô Quyền
thành phố Biên Hòa.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác GDMT cho học sinh.
Các phương pháp Thu thập số liệu, Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và
Thống kê đã được sử dụng trong đề tài. Các kết quả đạt được bao gồm:
- Hiện trạng quản lý môi trường: rác thải, nhu cầu sử dụng nước, không gian
trường học tại trường THPT Ngô Quyền.
- Công tác giáo dục môi trường: nguồn giáo viên, nội dung và chương trình giáo
dục môi trường, các phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục môi
trường, phương tiện phục vụ cho giáo dục môi trường tại trường THPT Ngô Quyền.
- Nhận thức của học sinh về môi trường, ô nhiễm môi trường và hậu quả của việc
ô nhiễm môi trường, sự tác động của môi trường đến con người và ngược lại. Thái độ
của học sinh khi học giáo dục môi trường và thái độ đối với môi trường sau khi học
giáo dục môi trường.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................2
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4.2. Thời gian thực hiện................................................................................................3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC - THỰC TIỄN ...................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
2.1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ....................................................................................4
2.1.1. Định nghĩa giáo dục môi trường............................................................................4
2.1.2. Yêu cầu của giáo dục môi trường ..........................................................................4
2.1.3. Mục đích của giáo dục môi trường ........................................................................5
2.1.4. Mục tiêu của giáo dục môi trường.........................................................................6
2.1.5. Nguyên tắc của giáo dục môi trường.....................................................................7
2.1.6. Nội dung giáo dục BVMT trong nhà trường: ........................................................8
2.1.7. Định hướng giáo dục BVMT trong nhà trường.....................................................9
2.1.8. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học GDMT.....................................10
2.1.8.1. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học nội khóa ...............................11
2.1.8.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ..............................................12
iv


2.1.9. Lợi ích từ giáo dục môi trường mang đến cho học sinh......................................13
2.1.10. Phạm vi giáo dục môi trường ............................................................................15
2.1.11. Sơ lược lịch sử giáo dục môi trường trên thế giới và Việt Nam .......................16
2.2. ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ..............................................22
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................22
2.2.2. Mục đích ..............................................................................................................22
2.2.3. Các cách thức đánh giá ........................................................................................22

2.2.4. Các yêu cầu của đánh giá ....................................................................................23
2.2.5. Các lĩnh vực đánh giá ..........................................................................................23
2.3. VẤN ĐỀ GDMT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ..................................24
2.4. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN, TP. BIÊN HÒA .................26
2.4.1. Lịch sử hình thành ...............................................................................................26
2.4.2. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................27
2.4.3. Cơ sở vật chất - hạ tầng .......................................................................................28
2.4.4. Đặc điểm học sinh trường THPT Ngô Quyền .....................................................28
2.4.4.1. Quy mô học sinh ...............................................................................................28
2.4.4.2. Tình hình học tập trong năm học 2011 – 2012.................................................29
2.4.4.3. Các phong trào – hoạt động của học sinh .........................................................29
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................31
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................31
3.1.1. Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường tại trường THPT Ngô Quyền .........31
3.1.2. Nghiên cứu hoạt động GDMT trong nhà trường ................................................31
3.1.3. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của học sinh đối với công tác GDMT ...........31
3.1.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác GDMT .....................................31
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................31
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................31
3.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .....................................................................31
3.2.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) ......................................32
3.2.1.3. Phương pháp quan sát ......................................................................................34
3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia ..........................................................................35
3.2.2. Phương pháp Xử lý số liệu..................................................................................35
v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................36
4.1. HIỆN TRẠNG QLMT TẠI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ..............................36
4.1.1. Rác thải ................................................................................................................36

4.1.2. Nhu cầu sử dụng nước .........................................................................................37
4.1.3. Không gian trường học ........................................................................................37
4.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TẠI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN...................................................................................37
4.2.1. Nguồn giáo viên phục vụ công tác GDMT tại trường THPT Ngô Quyền ..........37
4.2.2. Nội dung và chương trình giáo dục môi trường ở trường THPT Ngô Quyền ....38
4.2.2.1. Chương trình giáo dục môi trường ...................................................................38
4.2.2.2. Nội dung giáo dục môi trường .........................................................................40
4.2.3. Các phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục môi trường
cho học sinh trường THPT Ngô Quyền.........................................................................43
4.2.3.1. Các phương pháp giáo dục môi trường ............................................................43
4.2.3.2. Hình thức tổ chức .............................................................................................46
4.2.4. Phương tiện phục vụ cho giáo dục môi trường ...................................................51
4.3. NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................55
4.3.1. Nhận thức của học sinh về môi trường thông qua các hoạt động GDMT...........55
4.3.2. Thái độ của học sinh đối với công tác GDMT ....................................................59
4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................................65
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC GDMT TRONG NHÀ TRƯỜNG ........................................................................65
4.5.1. Giải pháp có thể thực hiện ngay ..........................................................................66
4.5.1.1. Tổ chức .............................................................................................................66
4.5.1.2. Xây dựng nội dung ...........................................................................................67
4.5.1.3. Tổ chức thực hiện .............................................................................................67
4.5.1.4. Phương pháp đánh giá ......................................................................................68
4.5.2. Giải pháp cần nghiên cứu thêm “Định hướng tổ chức các tour du lịch sinh thái
với việc giáo dục môi trường cho học sinh”..................................................................69
vi



4.5.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các tour du lịch sinh thái kết
hợp với việc giáo dục môi trường trong trường THPT .................................................69
4.5.2.2. Thiết kế tour du lịch sinh thái cho trường học .................................................70
4.5.2.3. Hướng tổ chức một số tour du lịch sinh thái cho học sinh ...............................73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................84
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................84
5.1.1. Về nội dung giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT Ngô Quyền ........84
5.1.2. Về phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục môi trường cho
học sinh trường THPT Ngô Quyền ...............................................................................84
5.1.2.1. Phương pháp được áp dụng để GDMT cho HS trường THPT Ngô Quyền .....84
5.1.2.2. Hình thức được áp dụng để GDMT cho học sinh trường THPT Ngô Quyền ..85
5.1.3. Nhận thức và thái độ của HS trường THPT Ngô Quyền với công tác GDMT ...85
5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................85
5.2.1. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai ...................................................85
5.2.2. Đối với trường THPT Ngô Quyền.......................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................87
PHỤ LỤC ....................................................................................................................89 

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BĐD

Ban đại diện

BT

Bí thư


BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DLST

Du lịch sinh thái

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

GDMT

Giáo dục môi trường

GV

Giáo viên

HST

Hệ sinh thái

IUCN


Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

MT

Môi trường

PHHS

Phụ huynh học sinh

PHT

Phó hiệu trưởng

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng

PTBV

Phát triển bền vững

RNM

Rừng ngập mặn

TCV

Thảo cầm viên


THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Development Programme)

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization)

WCED

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World
Commission on Environment and Development)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bốn chủ đề chính về giáo dục bảo vệ môi trường ..........................................8 

Bảng 2.2: Phạm vi giáo dục môi trường .......................................................................15 
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng công nhân viên chức của nhà trường ....................27 
Bảng 2.4: Quy mô học sinh ..........................................................................................28 
Bảng 2.5: Kết quả học tập năm học 2011 – 2012 .........................................................29 
Bảng 4.1: Bảng thể hiện ý kiến của học sinh về những môn học có lồng ghép giáo dục
môi trường .....................................................................................................................39 
Bảng 4.2: Bảng thể hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa được áp dụng trong hoạt
động giáo dục môi trường ở trường THPT Ngô Quyền ................................................49 
Bảng 4.3: Bảng thể hiện ý kiến của học sinh về các kỹ năng được trang bị thông qua
hoạt động giáo dục môi trường......................................................................................58 
Bảng 4.4: Bảng thể hiện ý kiến của giáo viên về thái độ học tập của học sinh khi giáo
viên đề cập đến các vấn đề môi trường .........................................................................60 
Bảng 4.5: Bảng thể hiện thái độ của học sinh đối với môi trường sau khi học giáo dục
môi trường trong các môn học.......................................................................................61 
Bảng 4.6: Mối liên hệ giữa nội dung giáo dục môi trường, phương pháp giảng dạy đối
với thái độ học tập của học sinh lớp 10 .........................................................................62 
Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa nội dung giáo dục môi trường, phương pháp giảng dạy đối
với thái độ học tập của học sinh lớp 11 .........................................................................63 
Bảng 4.8: Mối liên hệ giữa nội dung giáo dục môi trường, phương pháp giảng dạy đối
với thái độ học tập của học sinh lớp 12 .........................................................................63 
Bảng 4.9: Kế hoạch dạy và học ngoài thiên nhiên .......................................................73 
Bảng 4.10: Nội dung chương trình Giáo Dục Bảo Tồn và Bảo Vệ Môi Trường tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn................................................................................................74 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình của việc dạy và học trong giáo dục môi trường .............................26 
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện ý kiến của Thầy/Cô khi được hỏi về việc nhà trường tạo

điều kiện tham gia các khóa học về GDMT cho học sinh .............................................37 
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện chương trình giáo dục môi trường ở trường THPT Ngô
Quyền.............................................................................................................................38 
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về nội dung giáo dục môi trường được
lồng ghép vào các môn học ở trường THPT .................................................................40 
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về nội dung GDMT cho học sinh ....41 
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về nội dung được đưa vào để giáo dục
môi trường cho học sinh trường THPT Ngô Quyền......................................................41 
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc phân bố và triển khai nội dung
về giáo dục môi trường trong chương trình học ............................................................42 
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về những phương pháp giáo dục môi
trường được áp dụng trong hoạt động GDMT ..............................................................44 
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện các phương pháp được Thầy/Cô áp dụng khi dạy GDMT
cho học sinh ...................................................................................................................44 
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh và giáo viên về hình thức tổ chức được
áp dụng để giáo dục môi trường ....................................................................................46 
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia tích cực của học sinh trong những hoạt
động ngoại khóa về giáo dục môi trường ......................................................................50 
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên và học sinh về phương tiện dạy học
đáp ứng cho quá trình giảng dạy giáo dục môi trường ở trường THPT Ngô Quyền ....52 
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về định nghĩa môi trường ................56 
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về ô nhiễm môi trường và
hậu quả của việc ô nhiễm môi trường ...........................................................................56 
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về sự tác động của môi
trường đến con người và ngược lại................................................................................57 
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc ứng dụng vào thực tế ..........59 
x


Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh đối với những giờ học lý thuyết có

lồng ghép giáo dục môi trường......................................................................................59 
Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh và giáo viên về việc làm bài tập về
nhà mà giáo viên giao có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường........................60 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng là lúc
vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được thế giới nói chung và Việt Nam chúng
ta nói riêng đặc biệt quan tâm. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm
vụ cấp bách không chỉ của riêng một cá nhân nào, tổ chức nào, mà là của toàn xã hội.
Do đó, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để chung tay với thế giới góp
phần bảo vệ trái đất, môi trường sống của chúng ta.
Ngoài việc đưa ra Hiến pháp, Luật môi trường, các quy định, tiêu chuẩn... thì
việc giáo dục môi trường cũng đang là một trong những biện pháp phát triển trước
mắt, lâu dài và rất quan trọng của xã hội trên con đường phát triển bền vững. Ở nước
ta, vấn đề giáo dục môi trường cũng là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và
hệ thống nhà trường. Ngày 31/01/2005, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Chỉ thị số
02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường” xác
định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ
năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn
học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp.
Giáo dục môi trường có thể được thông qua nhiều hình thức khác nhau, song
giáo dục môi trường ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt, vì đây là nơi đào tạo thế
hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường. Tại TP.Biên Hòa, trong những năm qua, nền kinh tế đã đạt được những
thành tựu đáng kể nhưng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên

nhân. Trong khi đó, nhận thức của nhân dân nói chung, học sinh nói riêng về bảo
1


vệ môi trường còn hạn chế, nhất là đội ngũ học sinh trung học phổ thông chiếm số
đông, là lực lượng đông đảo góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường một cách tốt
nhất.
Giáo dục BVMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy, giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường làm cho con
người có được sự hiểu biết về môi trường, kỹ năng và giá trị về nhân cách trong
ứng xử với môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội
bền vững về sinh thái. Để việc đưa giáo dục BVMT vào nhà trường đạt kết quả
mong muốn, quá trình triển khai sẽ thực hiện theo đường hướng được xác định và
phải đảm bảo theo nguyên tắc, mục tiêu, nội dung với những phương pháp thích
hợp (Đặng Thị Minh Sỷ, 2010).
Để nâng cao hiệu quả GDMT cho học sinh ở các trường THPT là phải hình
thành cho học sinh những tri thức về môi trường, bảo vệ môi trường. Xây dựng
cho học sinh thái độ, hành vi cư xử đúng với môi trường là vấn đề cần thiết hiện
nay. Đó cũng chính là lý do của đề tài: “Khảo sát và đánh giá hoạt động giáo dục
môi trường tại trường Trung học Phổ Thông Ngô Quyền, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát và đánh giá hoạt động giáo dục môi trường tại trường THPT Ngô
Quyền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả GDMT.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường tại trường THPT Ngô Quyền.
- Nghiên cứu hoạt động GDMT tại trường THPT Ngô Quyền, TP. Biên Hòa.
- Nghiên cứu hiện trạng nhận thức môi trường của học sinh ở trường THPT Ngô
Quyền thành phố Biên Hòa.

- Đề xuất những giải pháp tăng cường công tác GDMT cho học sinh.
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động GDMT tại trường THPT Ngô
Quyền, TP. Biên Hòa và khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh.
2


- Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Ngô Quyền – 328 đường
30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa.
1.4.2. Thời gian thực hiện
Với thời gian thực hiện đề tài không dài, chỉ thực hiện từ 02/2012 cho đến
06/2012, nên đề tài còn nhiều thiết sót trong quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện
đề tài.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trường THPT Ngô Quyền.
- Giáo viên, ban giám hiệu trường THPT Ngô Quyền, TP.Biên Hòa.
- Hoạt động GDMT tại trường THPT Ngô Quyền, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC - THỰC TIỄN
- Góp phần vào công tác giảng dạy môn môi trường trong các trường trung học
phổ thông.
- Đây là một xu hướng chiến lược có tính chất lâu dài rất phù hợp với nhu cầu
thực tiễn.
- Muốn hoàn thành công tác bảo vệ môi trường thì rất cần sự quan tâm của
những người chủ tương lai của xã hội.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Định nghĩa giáo dục môi trường
Tuyên ngôn Tbilisi (UNESCO – UNEP 1978) cho rằng: GDMT không phải là
một môn riêng biệt đưa thêm vào chương trình giáo dục, cũng không phải là một chủ
đề nghiên cứu, mà là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó. GDMT là kết
quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh
nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa nghệ
thuật…..) và nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môi trường (Michael Matarasso
và ctv, 2002).
2.1.2. Yêu cầu của giáo dục môi trường
- Kết hợp trang bị tri thức với giáo dục đạo đức môi trường.
- Đặt GDMT trong mối quan hệ đa ngành, giải quyết vấn đề dưới sự kết hợp đa
lĩnh vực.
- Hình thức giáo dục phải đa dạng, phong phú, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và
minh họa thực tế, mô hình, hình thức phù hợp lứa tuổi, nhận thức, kết hợp giáo dục
nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Đảm bảo giáo dục ứng xử môi trường theo quy định của pháp luật và các Công
ước Quốc tế về BVMT.
- Đảm bảo kết hợp các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị trong GDMT, xem môi
trường như một tổng thể tự nhiên và có một mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh
tế và xã hội. Đặt sự phát triển của cá nhân và cộng đồng trong môi trường tự nhiên
trong lành.
4


- Xem xét các vấn đề môi trường theo nhiều phạm vi: địa phương, quốc gia và
toàn cầu.
- Chú trọng vào môi trường hiện hữu cũng như những thay đổi trong tương lai.
- Động viên sự kết hợp hành động BVMT địa phương và sau đó là những đóng

góp giải quyết các vấn đề môi trường ở tầm quốc gia và toàn cầu.
- Chú ý khía cạnh môi trường trong giáo dục phát triển (Đặng Thị Minh Sỷ,
2010).
2.1.3. Mục đích của giáo dục môi trường
(1) Mục đích chính của GDMT được xác định tại Hội nghị Tbilisi là:
- Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũng như nông thôn.
- Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giá trị, thái
độ ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá nhân,
cộng đồng và toàn xã hội.
- Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực đối với
môi trường hiện có.
(2) GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học
được trang bị:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất,
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường,
- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại cơ
hội cho người học khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người
liên quan đến môi trường. GDMT cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kỹ năng
liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của người học. Tất cả những điều này
cho chúng ta niềm hy vọng người học có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực
vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh.

5


2.1.4. Mục tiêu của giáo dục môi trường
(1) Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 5 nhóm mục tiêu của GDMT:

* Kiến thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức, sự
hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và
môi trường.
* Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận thức và sự
nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường.
* Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng và quan tâm
tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc cải
thiện và bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường.
* Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hội tham gia
tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết định
về môi trường đúng đắn.
(2) Mục tiêu GDMT trong nhà trường Trung học ở Việt Nam
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi trường, cụ thể nhằm
trang bị cho học sinh:
+ Có được những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên, môi trường sống của
đất nước.
+ Nhận thức được rõ những mối quan hệ khắng khít, tương tác lẫn nhau giữa con
người với các yếu tố tự nhiên; tầm quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và
phát triển của con người.
+ Hiểu và nắm được những chủ trương, chính sách và luật lệ cơ bản của Nhà
Nước về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Trên cơ sở kiến thức để bồi dưỡng cho học sinh thái độ và hành vi cư xử đúng
đắn với môi trường.
+ Từng bước bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, lòng yêu quý tự nhiên tha thiết,
muốn bảo vệ môi trường, bảo tồn các phong cảnh đẹp, di tích lịch sử, văn hoá của dân
tộc.
+ Phải làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành thói quen và nếp sống của học
6



sinh. Làm cho các em có thái độ tích cực chống lại các hoạt động phá hoại môi trường,
làm ô nhiễm môi trường.
- Trang bị và xây dựng cho học sinh một số kỹ năng và giúp cho họ nắm bắt
được những biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh khu vực mình đang sống. Từ đó
các em có thể đóng góp một cách có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước.
2.1.5. Nguyên tắc của giáo dục môi trường
(1) Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 6 nguyên tắc của GDMT như sau:
- Coi môi trường là một tổng thể. Xem xét môi trường trên mọi khía cạnh tự
nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật, lịch sử – văn hóa, đạo đức,
thẩm mỹ) như sau:
+ Tự nhiên: Các yếu tố hữu sinh như động thực vật và các yếu tố vô sinh như đất,
nước, không khí tác động qua lại lẫn nhau trong các hệ thống và thực hiện các chức
năng sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống.
+ Xã hội: Những người sống cùng nhau, tác động lẫn nhau và hình thành nên
cách sống với nhiều quy tắc và cách ứng xử văn hóa khác nhau.
+ Kinh tế: Hệ thống có tính bền vững giúp con người có việc làm và thu nhập để
chi trả cho những nguồn lợi và những dịch vụ con người cần.
+ Chính trị: Môi trường cho phép đóng góp và tác động đến những quyết định về
tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và cách thức con người sống cùng nhau.
Như vậy, cách nhìn nhận vấn đề, tham gia hành động và quản lý môi trường của
con người là trọng tâm của mọi hoạt động GDMT.
- GDMT là một quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầu từ tuổi đến trường và tiếp
tục trong suốt thời kỳ trưởng thành ở tất cả các hệ đào tạo chính quy và không chính
quy.
- Phương pháp tiếp cận của GDMT là liên ngành dựa trên cơ sở nội dung riêng
của từng ngành, từng môn học để hình thành những quan điểm hoàn chỉnh, cân bằng
và có tính hệ thống.
- Xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quan điểm của cấp địa phương,

quốc gia, vùng và toàn cầu để người học có thể đánh giá đúng về điều kiện môi trường
ở những khu vực địa lý khác nhau.
7


- GDMT tập trung vào tình hình môi trường hiện nay và tương lai có xét đến bối
cảnh lịch sử.
- Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phương, quốc gia, và
quốc tế trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đề môi trường.
(2) Nguyên tắc thực hiện GDMT trong trường học:
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, GDMT phải được tổ chức thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
- GDMT là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn
dân. GDMT được thực hiện có hệ thống từ trung ương đến địa phương và đến các cơ
sở giáo dục thông qua quản lý nhà nước của Bộ GD và ĐT.
- GDMT là thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục đào tạo và phải
được thực hiện trong kế hoạch dạy học – giáo dục hiện hành, những vấn đề của môi
trường được dạy thông qua nhiều môn học.
- GDMT phải được đưa vào hoạt động của nhà trường một cách thích hợp với
môi trường của trường học.
- GDMT phải làm cho người học và người dạy nhận thấy giá trị của môi trường
đối với chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của con người.
- GDMT phải được triển khai bằng các hoạt động mà các học sinh là người thực
hiện, giáo viên là người tổ chức các hoạt động dựa trên chương trình quy định và định
hướng giúp học sinh vận dụng phù hợp với địa điểm thực hiện.
2.1.6. Nội dung giáo dục BVMT trong nhà trường:
Theo Phan Huy Lạc (2007), các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà
trường phổ thông cần tập trung vào 4 chủ đề chính (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Bốn chủ đề chính về giáo dục bảo vệ môi trường
STT

1

Tên chủ đề

Nội dung cơ bản

Môi trường sống của - Khái niệm môi trường
chúng ta

- Môi trường tự nhiên
- Môi trường nhân tạo
- Tài nguyên thiên nhiên
- Các hệ sinh thái
8


2

Quan

hệ

giữa

con - Con người là một thành phần của môi trường

người và môi trường

- Vai trò của môi trường đối với con người và
tác động của con người đối với môi trường

- Mối quan hệ giữa dân số và môi trường. Công
nghiệp, đô thị hóa và vấn đề môi trường

3

Sự ô nhiễm và suy - Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước, biển, ô
thoái môi trường

nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng
ồn và các vấn đề về chất thải, suy thoái rừng,
suy thoái đất và suy giảm ĐDSH.

4

Các biện pháp BVMT - Những quy định của pháp luật về bảo vệ môi
và PTBV

trường và phát triển bền vững
- Các biện pháp và hoạt động bảo vệ môi
trường
- Nhiệm vụ của học sinh trong PTBV

2.1.7. Định hướng giáo dục BVMT trong nhà trường
- Giáo dục BVMT cần nhìn nhận môi trường trong tính toàn bộ của nó, nghĩa là
trong môi trường cần phải xem xét tất cả các mặt tự nhiên, sinh thái, chính trị, kỹ thuật
và xã hội, cần khám phá môi trường cả ở khía cạnh chất lượng vật chất của mối quan
hệ con người và môi trường lẫn khía cạnh tinh thần của mối quan hệ này. Tuy nhiên,
để xác định phạm vi và đối tượng giáo dục nhằm tăng hiệu quả của giáo dục BVMT
trong nhà trường Việt Nam, cần thiết phải tập trung hơn vào nội dung giáo dục BVMT
tự nhiên và mối quan hệ tương hỗ của nó với các hoạt động của con người.

- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì nội dung giáo dục có
thể tìm thấy trong nhiều môn học và hoạt động. Trong các chương trình giáo dục của
nhà trường Việt Nam hiện nay, giáo dục BVMT chưa phải là một môn học riêng mà
được triển khai bằng phương thức tích hợp vào các môn học và theo tinh thần xuyên
bộ môn. Điều đó có nghĩa là không thể thực hiện giáo dục BVMT chỉ qua một môn
học hoặc một hoạt động mà cần có sự liên kết giữa chúng trong quá trình giáo dục mới
có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục BVMT.
- Giáo dục BVMT cần phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường gần gũi
với học sinh, từ khuôn viên của nhà trường đến môi trường của địa phương, khu vực,
9


đất nước,… coi đó là chất liệu để giáo dục, là môi trường để giáo dục và là mục đích
cụ thể giáo dục BVMT, theo phương châm “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa
phương”. Giáo dục BVMT quan tâm đến cả môi trường toàn cầu và môi trường địa
phương. Một mặt giúp cho học sinh có cái nhìn toàn cầu đối với các vấn đề môi
trường, mặt khác coi trọng giáo dục BVMT ở địa phương. Đích cụ thể mà giáo dục
BVMT cần đạt tới là sự quan tâm đến môi trường địa phương, lời cam kết và những
hành động dù nhỏ nhưng thiết thực, góp phần cải thiện môi trường địa phương, tạo
thói quen ứng xử đúng đắn với môi trường.
- Phương thức tiếp cận cơ bản của GDMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi
trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường, coi đó là thước đo cơ bản
hiệu quả của giáo dục BVMT.
+ Giáo dục về môi trường: Trang bị các kiến thức về môi trường, các thành phần
môi trường và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cung cấp những hiểu biết về hệ thống
tự nhiên và hoạt động của nó, những hiểu biết về tác động của con người tới môi
trường. Việc này giúp người học có thể đưa ra được những quyết định có thông tin đầy
đủ về cách ứng xử với môi trường.
+ Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như
một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận

này, môi trường sẽ trở thành “Phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người
dạy và người học, học sinh hứng thú, hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
+ Giáo dục vì môi trường: Trên cơ sở các tri thức được trang bị đi tới xây dựng ý
thức quan tâm và trách nhiệm, hình thành các quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức
đúng đắn, thái độ ứng xử tích cực, xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện
môi trường (Đặng Thị Minh Sỷ, 2010).
2.1.8. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học GDMT
Việt Nam chủ trương tích hợp GDMT vào các môn học và các hoạt động giáo
dục. Tích hợp, lồng ghép ở ba mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ
liên hệ (Nguyễn Thanh Bình & ctv, 2005, trang 262).
+ Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương trình
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ: chương “Môi
10


trường và phát triển bền vững” trong môn địa lý lớp 10, hoặc chương “Cá thể và môi
trường” trong chương trình môn sinh học…
+ Mức độ từng bộ phận: chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục BVMT. Ví dụ: chương “Nguyên tử và hạt nhân” trong môn Vật lí, hoặc bài “Công
dân với các vấn đề của thời đại” trong chương trình lớp 10 môn Giáo dục công dân.
+ Mức độ liên hệ: có điều kiện liên hệ một cách logic với các kiến thức, các vấn
đề môi trường, BVMT. Ví dụ: bài “Trách nhiệm pháp lý của công dân” (môn giáo dục
công dân), “Đột biến gen” (môn Sinh học),…
2.1.8.1. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học nội khóa
- Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học nội khóa có hai hình thức: Dạy trong lớp và ngoài lớp
(ngoài trời). Tuy nhiên đối với những bài có nội dung gắn liền với môi trường xung
quanh và nội dung trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung GDMT, thì nên tiến
hành bài giảng ngoài lớp (ngoài trời) như: sân trường, vườn trường, đồng ruộng, điểm
dân cư tập trung… (Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 1997, trang 224).

Hình thức dạy học ngoài trời là cơ hội thuận lợi để học sinh vừa tìm hiểu nội
dung bài học một cách sống động, vừa có điều kiện để rèn luyện kỹ năng quan sát,
phân tích tại thực địa, lại vừa giúp cho học sinh quan tâm đến môi trường. Để dạy có
hiệu quả với hình thức này, đòi hỏi người giáo viên phải sắp xếp thời gian, chuẩn bị
ngoài thực địa cẩn thận.
- Phương pháp dạy học GDMT
Muốn đạt được mục tiêu của GDMT là không chỉ giúp cho người học có được
kiến thức mà phải hình thành cho họ sự quan tâm, hành vi đối với môi trường thì
không thể dừng lại ở các phương pháp truyền thống mà nên kết hợp với việc sử dụng
các phương pháp mới sẽ nâng cao được chất lượng dạy học. Các phương pháp GDMT
có thể sử dụng là:
+ Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)
+ Phương pháp dạy học nhóm
+ Phương pháp dạy học theo dự án
+ Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
11


+ Phương pháp trò chơi
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp thực địa
Mỗi phương pháp dạy học nêu trên đều có ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng khi
định nghĩa chung về phương pháp dạy học thì theo Nguyễn Gia Cầu (2008): “Phương
pháp dạy học là con đường, cách thức để đạt được mục tiêu dạy học” (trang 2).
Hay theo Nguyễn Thị Bích Hạnh (2004) cho biết: “Phương pháp dạy học là cách
thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác của giáo viên và học sinh” (tr 70).
Như vậy, phương pháp dạy học nói chung hay phương pháp dạy học GDMT nói
riêng là sự kết hợp giữa phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập
của học sinh. Trong đó, phương pháp dạy học đóng vai chủ đạo, phương pháp học tập

có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối phương pháp dạy học, song nó cũng
ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy học.
2.1.8.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa
Ngoại khóa là hình thức tổ chức tự nguyện của học sinh ở ngoài lớp, do giáo viên
hướng dẫn, làm cố vấn để phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy tính tự
lực sáng tạo của học sinh, mở rộng và bổ sung những tri thức GDMT đã được dạy
trong nội khóa. (Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 1997, trang 252)
Theo Nguyễn Ngọc Bảo và Ngô Hiệu (1996) có nhận định như sau: “Một trong
những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện đại là học sinh có khuynh hướng
vượt ra khỏi phạm vi tri thức do chương trình quy định. Nhiều em đã tỏ ra có những
hứng thú, năng khiếu ngay từ ở lớp dưới của trường THPT” (tr 81).
Do đó, những tri thức mà các em lĩnh hội được qua hoạt động nội khóa không
thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của các em. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa không
những có tác dụng tốt về mặt giáo dục, trao đổi học vấn, mà còn kích thích lòng say
mê học tập môn của học sinh. Chính vì thế hoạt động ngoại khóa cũng được coi là một
biện pháp giáo dục có hiệu quả. Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa như tìm
tòi, điều tra, tham gia vào các hoạt động BVMT ở nhà trường và địa phương không chỉ
mở rộng kiến thức, kỹ năng mà còn thay đổi tình trạng môi trường của nhà trường và
địa phương theo chiều hướng tích cực.
12


Các hình thức hoạt động ngoại khóa:
+ Báo cáo ngoại khóa về môi trường
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường địa phương, đất nước: thi vẽ, thi
báo tường, thi kể chuyện về các chủ đề môi trường.
+ Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý.
+ Tổ chức tham quan môi trường: tham quan danh lam thắng cảnh, công viên, sở
thú, nhà máy, nơi xử lý rác, các bảo tàng, các loại tài nguyên.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động BVMT ở nhà trường và địa

phương
+ Tổ chức các câu lạc bộ môi trường: sinh hoạt theo các chủ đề về môi trường
như: ăn, uống, cây xanh, sử dụng năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường…
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày
thành lập Đoàn 26/3, ngày Môi trường Thế giới 5/6.
(Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang 253-260)
Các hình thức hoạt động ngoại khóa trên đều nhắm đến mục tiêu: giúp cho học
sinh mở rộng hiểu biết về môi trường địa phương, đất nước, các biện pháp BVMT và
rèn luyện cho học sinh phương pháp thu thập tài liệu, khả năng diễn đạt bằng lời nói.
Đồng thời, phát triển năng lực tiềm ẩn trong các em như: khả năng viết, vẽ, sáng tác, tổ
chức các hoạt động tập thể.
2.1.9. Lợi ích từ giáo dục môi trường mang đến cho học sinh
(1) Về kiến thức và hiểu biết
Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh làm
quen với các khái niệm sau đây:
- Bảo vệ và bảo tồn;
- Giảm tiêu thụ, tái sử dụng và tái chế;
- Các chu trình khép kín;
- Cái cần có và cái muốn có;
- Sự phụ thuộc lẫn nhau;
- Chi phí và lợi ích thu được;
- Tăng trưởng và suy thoái;
- Kiểm toán về tác động và sử dụng các nguồn cung cấp;
13


×