Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TÒA NHÀ HANNAM 65 NGUYỄN DU, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN HOÀNG THỤY KHANH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TÒA NHÀ HANNAM
65 NGUYỄN DU, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1
TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

NGUYỄN HOÀNG THỤY KHANH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TÒA NHÀ HANNAM
65 NGUYỄN DU, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1
TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KTS ĐỖ NGỌC NHUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


 


MINISTRY OF EDUCATIONAND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
*********************

NGUYEN HOANG THUY KHANH

DESIGN LANDSCAPE OF HANNAM BUILDING
65 NGUYEN DU, BEN NGHE WARD, DISTRICT 1
HO CHI MINH CITY

Specialty: Landscape design

GRADUATED THESIS

Supervisor: Architect DO NGOC NHUAN

Ho Chi Minh City
May/ 2012


ii 
 


 

LỜI CẢM ƠN
--Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo kĩ
sư chuyên ngành Thiết kế cảnh quan thuộc trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

-

Các quý thầy cô trong bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, đặc biệt tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Ngọc Nhuận đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.

-

Ban Giám Đốc Công ty phát triển nhà Bến Thành

-

Những người bạn thân thiết, tập thể lớp DH08TK đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi những


sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và bạn bè để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Thụy Khanh

iii


 

TÓM TẮT
--Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan Tòa nhà Hannam - 65 Nguyễn Du
phường Bến Nghé Q1 Thành phố Hồ Chí Minh. được tiến hành tại địa chỉ 65 Nguyễn
Du phường Bến Nghé Q1 Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 01/02/2012 tới
31/05/2012.
Kết quả thu được như sau:
-

Thiết kế tổng thể khuôn viên tòa nhà.

-

Đề xuất mạng lưới giao thông cho toàn khu.

-

Đề xuất danh mục cây xanh.


-

Đồ án hoàn thành được các bản vẽ:
o Mặt bằng tổng thể toàn khu có bố trí cây xanh : 1 bản vẽ
o Mặt đứng toàn khu : 3 bản vẽ
o Mặt cắt toàn khu : 2 bản vẽ
o Phối cảnh: 20 bản vẽ

iv


 

SUMMARY
--Research project "Design Landscape Building Hannam - 65 Nguyen Du, Ben
Nghe Ward, District 1 Ho Chi Minh City” was conducted at 65 Nguyen Du, Ben Nghe
Ward, District 1, Ho Chi Minh City, the period from 01/02/2012 until 31/05/2012.
Results given:
-

Designing master plan of landscape of building

-

Proposed transportation network for the whole area.

-

Proposed list of trees for the whole area.


-

Completing the design including:
o Tree master planning: 1 drawing.
o Elevation planning: 3 drawings.
o Section: 2 drawings
o Perspective: 20 drawings

v


 

MỤC LỤC
--TRANG TỰA............................................................................................................. i
TRANG TỰA TIẾNG ANH ...................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
SUMMARY ............................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
DANH SÁH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1– Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 – Giới hạn đề tài ................................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
2.1 –Khái quát về cao ốc văn phòng .......................................................................... 5
2.1.1 –Khái niệm cao ốc văn phòng ........................................................................... 5
2.1.2 –Một số cao ốc văn phòng trong và ngoài nước ............................................... 5

2.2 – Điều kiện tự nhiên và xã hội tại Quận 1 ........................................................... 9
2.2.1 –Vị trí địa lý ...................................................................................................... 9
2.2.2 – Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 9
2.2.3 – Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................ 11
2.3 – Tổng quan về khu vực thiết kế .......................................................................... 11
2.4–Các quy tắc thiết kế ............................................................................................. 14
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 18
3.1 – Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 18
3.2 – Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.3 – Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 18

vi


 

3.3.1 – Phương pháp điều tra thực địa ....................................................................... 18
3.3.2 – Phương pháp tham khảo tài liệu ..................................................................... 19
3.3.3 – Phương pháp thiết kế...................................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 20
4.1 –Đánh giá hiện trạng. ........................................................................................... 20
4.1.1–Thuận lợi .......................................................................................................... 20
4.1.2–Khó khăn .......................................................................................................... 20
4.1.3–Cơ hội ............................................................................................................... 20
4.1.4–Thách thức ........................................................................................................ 21
4.2 –Đề xuất phương án thiết kế ................................................................................ 21
4.2.1 –Nguyên tác chung ............................................................................................ 21
4.2.2 –Nhiệm vụ thiết kế ............................................................................................ 22
4.3–Ý tưởng thiết kế................................................................................................... 22
4.4–Thuyết minh thiết kế ........................................................................................... 23

4.4.1–Cảnh quan khuôn viên tầng trệt ....................................................................... 24
4.4.2–Cảnh quan vườn trên mái ................................................................................. 27
4.4.3–Cảnh quan sân thượng ...................................................................................... 29
4.5– Đề xuất chủng loại cây ....................................................................................... 31
4.5.1– Tiêu chí chọn cây xanh ................................................................................... 31
4.5.2–Đề xuất chủng loại cây xanh ............................................................................ 32
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 36
5.1 – Kết luận ............................................................................................................. 36
5.2 – Kiến nghị ........................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 38

vii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Gilimex building........................................................................................ 6
Hình 2.2: Cao ốc Đại Minh Convention ................................................................... 7
Hình 2.3: Sunny Tower ............................................................................................. 7
Hình 2.4: Resco Towers ............................................................................................ 8
Hình 2.5: Petronas Towers ........................................................................................ 9
Hình 2.6: Hiện trạng bồn hoa bao quanh tòa nhà. .................................................... 12
Hình 2.7: Hiện trạng bồn hoa phía trước tòa nhà ...................................................... 13
Hình 2.8: Hiện trạng bồn hoa ngăn cách giữa tòa nhà với bãi xe ôtô ....................... 13
Hình 2.9: Hiện trạng bãi xe máy ............................................................................... 14

Hình 4.1: Mặt bằng tổng thể toàn khu....................................................................... 24
Hình 4.2: Cảnh quan bãi biển tầng trệt ..................................................................... 25
Hình 4.3: Bãi xe hiện trạng ....................................................................................... 26
Hình 4.4: Bãi xe thiết kế............................................................................................ 26
Hình 4.5: Mảng cỏ kết hợp hồ phun nước................................................................. 26
Hình 4.6: Cảnh quan vườn mái ................................................................................. 27
Hình 4.7: Khu nghỉ ngơi trên vườn mái .................................................................... 28
Hình 4.8: Không gian trong nhà ................................................................................ 29
Hình 4.9: Cảnh quan sân thượng ............................................................................... 30
Hình 4.10: Hồ nước trên sân thượng ......................................................................... 30
Hính 4.11: Những khóm trúc trên sân thượng .......................................................... 31

viii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục các cây hiện trạng ....................................................................... 21
Bảng 4.2: Danh mục các loại cây đề xuất .................................................................... 32
Bảng 4.3: Danh mục hình ảnh minh họa các cây che bóng.......................................... 33
Bảng 4.4: Danh mục hình ảnh minh họa các cây trang trí, cây bụi.............................. 34
Bảng 4.5: Danh mục hình ảnh minh họa các cây phủ đất ............................................ 35

ix



 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề:
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế cùng các lĩnh vực khác như văn hóa - xã
hội, khoa học – công nghệ, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng,…ngày càng phát triển, tiêu
biểu là ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Mặt khác, đất nước ta trên đà phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kĩ thuật ngày càng hiện đại đáp ứng cho mọi nhu cầu của con người. Nổi bật trong
những năm gần đây hàng nghìn công trình kiến trúc: trường học, bệnh viện, công viên,
tòa nhà, chung cư, công ty cao ốc,.. “mọc lên như nấm” đáp ứng nhu cầu làm việc, học
tập, sinh hoạt của con người. Những công trình này vừa đem lại lợi ích kinh tế cho đất
nước, lợi ích cộng đồng phục vụ tốt cho nhân dân, những thuận lợi trong sinh hoạt,
công việc nhưng cũng có những mặt bất lợi. Vì càng nhiều công trình hiện đại được
xây dựng lại càng có nhiều tài nguyên thiên nhiên được khai thác sử dụng cả hợp lí lẫn
bất hợp lí dẫn đến sự phá hủy môi trường sống, mất cân bằng sinh thái. Mặt khác, với
nhịp sống hổi hả, tất bật của quá trình công nghiệp hóa khiến con người nhiều khi quên
đi sự hiện hữu của thiên nhiên, của cây xanh xung quanh. Đó là vấn đề đáng được quan
tâm và làm thế nào để cân bằng và hòa nhập giữa một bên là hình ảnh của các ống khói
nhà máy và một bên là không gian xanh của thiên nhiên.
Có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Ở đây chúng tôi nêu ra biện pháp
được nhiều công trình kiến trúc áp dụng và đang phổ biến trong xã hội ngày nay và xin
đơn cử một công trình làm ví dụ. Trước hết ta cần tìm hiểu vì sao không gian xanh là

1


 


thiên nhiên lại có vai trò quan trọng như vậy? Đi vào tìm hiểu ta sẽ rõ. Lợi ích của cây
xanh thể hiện ở nhiều mặt. Cây xanh cung cấp một lượng ô-xy vô cùng to lớn, “lá phổi
xanh” của nhân loại, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu. Bên cạnh đó,
cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật do sức
ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị, con
người luôn sống thường trực trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén”. Vì thế, cần
phải tìm ra cách thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên, cây xanh,
không gian công cộng. Càng ngày người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây
xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội, thậm chí
cây xanh được biết đến với những giá trị không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây
xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công
viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân
tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò chuyện, chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một
khu dân cư không thể được coi là “sống được” nếu không có công viên cây xanh.
Mặt khác, cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong
nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng
kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh. Hay có thể nói, một thành phố không
(hay ít) cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo chơi bị coi là thành phố thiếu sức
sống, không có “hồn” và hơn cả là thiếu không gian văn hoá. Những đóng góp to lớn
do cây xanh mang lại mà ta thấy được còn được áp dụng cho những công ty văn phòng,
tòa cao ốc.
Tìm về thiên nhiên, đưa cây xanh vào trang trí tại công sở đang được nhiều
doanh nghiệp thực hiện. Không gian làm việc rất quan trọng, tác động trực tiếp đến
hiệu quả công việc, nó không chỉ tạo hiệu ứng thẩm mỹ với khách hàng mà còn giúp
nhân viên cảm thấy dễ chịu. Chính vì nhận ra lợi ích thiết thực ấy mà hiện nay các
doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc bài trí nơi làm việc thật nhiều cây xanh. Áp dụng
theo xu hướng phát triển này là Công ty phát triển nhà Bến Thành, là công ty trực

2



 

thuộc Tổng Công ty Bến Thành, nơi làm việc của rất nhiều cán bộ, công nhân viên.
Ngoài những bức tường của phòng làm việc, phòng họp,... , những “chiếc hộp kín” này
cần có những mảng xanh để giúp con người nơi đây thư giãn trong những giờ làm việc
căng thẳng, mệt mỏi. Khi nhìn một thảm cỏ, một cụm cây xanh tươi sẽ làm tinh thần
con người thư thái, thoải mái hơn. Hiện nay việc kết hợp tòa nhà cao tầng với các mảng
xanh luôn là kết hợp được sử dụng hàng đầu. Không chỉ vậy những mảng cây xanh ôm
lấy những thiết kế của ngôi nhà khiến ngôi nhà bớt phần đơn điệu đi rất nhiều. Do vị trí
của công ty nằm trên con đường với khá nhiều xe cộ qua lại, lượng khói bụi cũng khá
nhiều, đòi hỏi cần phải có cây xanh để làm giảm bớt lượng không khí bị ô nhiễm. Vì
thế xanh hóa nơi làm việc cho không gian đỡ ngột ngạt, bản thân khách hàng đến giao
dịch tại công ty cũng cảm thấy thật là dễ chịu và thuận lợi cho công việc kinh doanh
hơn.
Những cảm giác thoải mái, dễ chịu từ cây xanh, con người làm việc cũng tự tin
hơn, hào hứng hơn góp phần tăng năng suất lao động. Không chỉ tạo cho công ty một
không gian xanh, chúng tôi còn muốn thông qua cây xanh để gửi gắm thông điệp, con
người sau những giờ giải lao có thể ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên. Môi trường
làm việc thư thái làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, hòa đồng hơn và nhất là gợi
lên trong tâm hồn mỗi người tìm về thiên nhiên để tạo sự thư giãn cho tâm hồn, niềm
yêu mến thiên nhiên. Vì thế mà chúng ta có ý thức bảo vệ, giữ gìn khuôn viên xanh
trong các công trình kiến trúc nói riêng và cây xanh đối với môi trường sống của chúng
ta nói chung.
Từ những điều nêu trên, tôi đưa ra bản thiết kế này để làm khuôn viên công ty
thêm phần sinh động và đẹp hơn, khuôn viên cần có thêm một vài mảng cỏ, vài cụm
cây được phân bố, trang trí và cắt tỉa cẩn thận. Qua đó góp phần làm tăng vẻ mỹ quan
của tòa nhà, vừa làm bầu không khí thêm trong lành, và giúp những người làm việc
trong công ty có tinh thần thoải mái hơn trong công việc. Công ty tọa lạc tại quận trung


3


 

tâm của thành phố, do đó còn góp phần làm đẹp thêm bức tranh sinh động của thành
phố chúng ta trước bạn bè thế giới.
1.2 Giới hạn đề tài
-

Địa điểm: Tòa nhà HanNam – Công ty phát triển nhà Bến Thành, địa chỉ: 65
Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Q1, Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Quy mô: 2690 m2

-

Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 1/2/2012 đến ngày 31/5/2012

4


 

Chương 2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1 Khái quát về cao ốc văn phòng

2.1.1 Khái niệm cao ốc văn phòng
Cao ốc văn phòng là một khối mà các tầng đều được thiết kế giống nhau, hoàn
toàn là phòng trống, chỉ có một lõi cứng để cho giao thông đứng như thang máy, thang
bộ, thang thoát hiểm, phòng vệ sinh, phòng phục vụ... Mặt khác, kiến trúc của cao ốc
văn phòng thường là vách kính để lấy ánh sáng và che nắng khu vực cần thiết, loại kính
sử dụng là loại kính có khả năng cản được tia tử ngoại mặt trời.
Một văn phòng thường phải được thiết kế theo hướng hiện đại, khoa học và hợp
lý để có thể chứa đựng và phục vụ cho nhiều nhân viên văn phòng để thực hiện các
công việc có tính chất chuyên môn cao như công nghệ thông tin, kinh doanh, quản trị
kinh doanh, ngân hàng, tài chính. Thông thường các văn phòng thường tọa lạc tại các
đường phố hoặc trung tâm đông người qua lại.
2.1.2 Một số cao ốc văn phòng trong và ngoài nước
- Gilimex building
Cao ốc Gilimex tọa lạc trên đường Phan Đăng Lưu - trục đường giao thông
chính của Quận Bình Thạnh, kết nối các tuyến đường trung tâm như: Nơ Trang Long,
Bạch Đằng, Phan Xích Long, Đinh Tiên Hoàng... Cao ốc Gilimex được thiết kế theo
kiểu dáng hiện đại kết hợp với bức tường kính bao xung quanh tòa nhà tạo nên một
dáng vẻ sang trọng, rất phù hợp với môi trường văn phòng hiện đại và môi trường kinh
doanh bán lẻ. Hệ thống ngân hàng ngay tại tầng trệt giúp cho giao dịch được thuận tiện

5


 

hơn. Ngoài ra, Gilimex còn được trang bị đầy đủ tiện nghi với cơ sở hạ tầng sẵn sàng
cho tất cả các dịch vụ.

Hình 2.1: Gilimex building
(Nguồn: )

-Cao ốc Đại Minh Convention
Cao ốc Đại Minh Convention tọa lạc tại số 77 Hoàng Văn Thái, khu đô thị mới
Phú Mỹ Hưng, Quận 7 (đối diện trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế (SECC). Nằm
trên một góc đường nổi bật và có tầm nhìn đẹp, giữa cao ốc Saigon Paragon và cao ốc
Manulife, cao ốc Đại Minh Convention Tower gồm tầng trệt và lửng dành cho khu
thương mại bán lẻ, và 11 tầng trên dành cho văn phòng với diện tích sử dụng trung
bình mỗi sàn là 800 m2.
Cao ốc Đại Minh Convention đem đến cho khách thuê không gian làm việc lý
tưởng với thiết kế hiện đại, hài hòa với môi trường xung quanh và được quản lý theo
tiêu chuẩn quốc tế. Tòa nhà được thiết kế theo tiêu chí giúp tiết kiệm điện năng, tận
dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu sức nóng từ bên ngoài. Hai tầng hầm rộng rãi
dùng để đậu xe với sức chứa 40 xe ôtô, 400 xe máy cùng với nhiều chỗ đậu xe ôtô
xung quanh tòa nhà.

6


 

Hình 2.2: Cao ốc Đại Minh Convention
(Nguồn: )
-Sunny Tower
Sunny Tower được xây dựng trên khu đất có diện tích 1.500 m2 tại số 259 Trần
Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1 . Tọa lạc ngay trung tâm thương mại của thành
phố Hồ Chí Minh, tòa nhà có quy mô 22 tầng cao, 3 tầng hầm sẽ được xây dựng theo
tiêu chuẩn an toàn cao nhất, ứng dụng các chức năng tiên tiến, và chú trọng đến khoảng
không cho người thuê, cao ốc cũng sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng tiêu chuẩn cao
nhất.

Hình 2.3 : Sunny Tower (Nguồn: www.diaoconline.vn/du-an/chi-tiet/222/)


7


 

-Resco Towers
Resco Tower - 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Với vị trí thuận tiện, tọa lạc tại
một trong những khu vực trung tâm phát triển thương mại lớn nhất của Hà Nội, thuận lợi cho
giao thương và dù dành phần lớn diện tích đất cho ngoại cảnh, khi đưa vào hoạt động, cao ốc
văn phòng cao cấp Resco đã tạo nguồn cung với hơn 21.000 m2 sàn cho thuê.
Tòa nhà gồm 02 tòa tháp, tháp A (phía mặt đường Kim Mã) cao 15 tầng, tháp B (phía
mặt đường Phạm Huy Thông, Hồ Ngọc Khánh) cao 13 tầng và phần đế nối liền 02 tháp cao 05
tầng. Mỗi tháp đều có tầng hầm làm bãi đỗ xe. Tòa tháp đôi được xây dựng theo tiêu chuẩn

quốc tế, chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại: hệ thống lạnh trung tâm, 08 thang máy tốc
độ cao, an ninh bảo vệ 24/24.

Hình 2.4: Resco Towers (Nguồn: />-Petronas Towers
Petronas Towers, là tên một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia, hiện là tòa tháp
đôi cao nhất thế giới. Petronas Towers có 88 tầng, kết cấu tòa nhà phần lớn là bê tông
cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt. Bề mặt hai tòa tháp hoàn toàn bằng kính và thép,
được thiết kế theo motip nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia. Một điểm
nhấn rất ấn tượng của tòa tháp đôi này là chiếc cầu trên không, có chiều cao 170 m và
dài 158 m, nằm ở tầng thứ 41 và 42.
Tòa nhà thứ nhất hoàn toàn là trụ sở làm việc của Công ty Petronas, chủ đầu tư
của công trình, và các công ty chi nhánh. Tòa tháp còn lại hầu hết dành để làm văn
phòng cho thuê.

8



 

Hình 2.5: Petronas Towers (Nguồn: )
2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội tại Quận 1
2.2.1 Vị trí địa lý
- Quận 1 có diện tích: 7,7211 km2, Dân số: 204.899 người. Trụ sở Ủy ban nhân dân
quận 1 đặt tại số 47 đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1.
- Vị trí:
 Phía Bắc: giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh
giới và giáp quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai
làm ranh giới.
 Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.
 Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.
 Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1 Khí hậu

9


 

- Nhiệt độ:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao
nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt

độ trung bình 25 tới 28 °C. Điểm đặc trưng của khí hậu Quận 1 so với các quận khác là
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về đây, là
một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm.
Quận có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú. Qua nhiều năm khai thác, sử
dụng, nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục
hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm. Một năm, ở thành phố có
trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng
90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân
bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành
và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
- Gió:
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây
Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6
m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s,
vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng
tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng
không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa
mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt
bình quân/năm 79,5%.

10


 

2.2.2.1 Địa hình
-


Vùng đất quận 1 được hình thành trên nền phù sa cổ sông Đồng Nai, có bề dày

hàng chục ngàn năm tuổi. Địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m, nền đất nén
dẽ, giàu đá ong, nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Đất đai thường
xuyên được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, rất thích hợp cho xây dựng và trồng
trọt.
-

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn.

2.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
-

Dân số: 187.517 người (năm 2010)

-

Trong độ tuổi lao động: 115.489 người (Nữ: 69.295 người)

-

Mật độ dân số: 24.125 người /km2
Quận 1 là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan chính

quyền, các Lãnh sự quán các nước đều tập trung tại quận này. Hầu như các công trình
kiến trúc nổi bật của thành phố đều tập trung tại đây: Nhà hát Lớn, Nhà thờ Đức Bà,
Bưu điện trung tâm, Tòa nhà UBND thành phố, Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập
cũ, nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa). Đặc biệt, mới đây thành
phố đã khánh thành tòa tháp Bitexco Financial Tower.
Đây cũng là quận tập trung phần lớn các tòa nhà cao ốc, các công viên lớn của

thành phố này, như công viên Tao Đàn, Thảo cầm viên. Ngoài ra, ở đây cũng có Viện
bảo tàng thành phố, Đài phát thanh, Bưu điện Sài Gòn. Quận 1 được xem là nơi sầm
uất và có mức sống cao nhất của thành phố về mọi phương diện.
2.3 Tổng quan về khu vực thiết kế
 Công ty phát triển nhà Bến Thành, là công ty trực thuộc Tổng Công ty Bến
Thành. Công ty tọa lạc tại Tòa nhà HanNam, địa chỉ 65 Nguyễn Du, Quận I,
Thành phố Hồ Chí Minh, khởi công năm 1994 và hoàn thành năm 1998, là một
trong những dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Thành phố.

11


 

 Diện tích khu đất là 2690 m2. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích 750 m2 với
một tầng hầm, một tầng trệt và bảy tầng lầu, còn lại là bãi đỗ xe và bồn hoa.
 Cảnh quan trong khuôn viên:
o

Bao quanh tòa nhà là bồn hoa thấp trồng cỏ, bên hông và đằng sau trồng
thêm cây lá trắng, năm cây mai chiếu thủy, hai bụi trang đỏ.

Hình 2.6 Hiện trạng bồn hoa bao quanh tòa nhà
o

Bao quanh khu đất là bồn cây lá trắng, xen lẫn tám cây cau. Phía trước
mặt tiền là bồn hoa cao trồng cỏ, trên đó trang trí thêm hai cây cau và
cẩm tú mai. Chạy dọc ngoài mặt tiền là bồn hoa giấy, xen kẽ với mười
hai cây vạn tuế.


12


 

Hình 2.7: Hiện trạng bồn hoa phía trước tòa nhà
o

Ngăn cách giữa tòa nhà với bãi đỗ xe là bồn hoa trồng cỏ với hai cây
tùng bách tán, bốn cây cau xen kẽ với một bụi hoa trang đỏ. Bức tường
đằng sau được trang trí mười tám cây cau chạy dài xuống cuối mảnh đất.

Hình 2.8: Hiện trạng bồn hoa ngăn cách giữa tòa nhà với bãi xe ôtô
o

Ở phía trước, bên trái tòa nhà có một cây me to tỏa bóng che mát cho
khuôn viên.

13


 

Hiện nay, bãi xe ôtô của tòa nhà chủ yếu là mảnh đất trống phía bên phải,

o

xe máy để ở phía sau tòa nhà.

Hình 2.9 Hiện trạng bãi xe máy

Do khuôn viên được trang trí còn khá đơn giản nên cần phải thiết kế thêm một
vài tiểu cảnh, thay mới một số loại cây, sắp xếp lại vị trí các cây cho phù hợp với
khuôn viên tòa nhà, tạo nét mới, tăng vẻ mỹ quan cho toàn khu.
2.4 Các quy tắc thiết kế
2.4.1 Sự thống nhất
Là sự hợp thành của những đối tượng thiết kế đơn lẻ cho phép bao quát vấn đề
và nhận thức được toàn bộ các bộ phận cấu thành một cách dễ dàng. Sự thống nhất là
một phẩm chất độc nhất và có khuynh hướng kết hợp với nhau, được thực hiện bằng
cách thay đổi một hoặc vài yếu tố cảnh quan theo một sơ đồ sắp xếp chủ đạo nào đó.
Ví dụ như:
-

Tấm lát hình chữ nhật được lặp lại, xuyên qua một không gian nào đó.

-

Tạo dòng nước bằng cách kết hợp những dải nước rải rác với các nhóm đá
cuội được lặp đi lặp lại.

-

Sự sắp xếp những cây bụi tương tự thành từng nhóm rõ ràng.

14


 

Tuy nhiên nếu không chừng mực trong thiết kế đồng nhất sẽ dẫn đến sự hỗn tạp.
2.4.2 Sự hài hòa

Là một trạng thái hòa hợp giữa các thành tố và với môi trường xung quanh.
Tương phản với hợp nhất, sự hài hòa đóng vai trò là mối quan hệ giữa các thành tố như
sự đối chọi với toàn bộ bức tranh. Những đối tượng có thể hòa trộn ăn khớp, hoặc thích
hợp với nhau gọi là sự hài hòa. Những đối tượng dường như lấn át tính nguyên vẹn của
nhau hoặc sự bố trí của chúng, gọi là sự không hòa hợp.
2.4.3 Tính đúng đắn
Tính đúng đắn và giá trị công năng làm tăng thêm vẻ hài hòa. Giải quyết các
vấn đề cảnh quan bằng việc dùng vật liêu thiên nhiên một cách có chủ đích sẽ hài hòa
hơn khi dùng sản phẩm nhân tạo mà không ý thức được về tính nghệ thuật hay công
năng. Một nguyên tắc chung là tránh những giải pháp không phù hợp, khó sử dụng, hay
không đủ sức thuyết phục.
2.4.4 Sự thu hút
Là cảm giác hiếu kỳ, bị hấp dẫn hoặc lôi cuốn. Đây không phải là quy tắc cơ
bản của bố cục nhưng là một khía cạnh cốt lõi của thiết kế. Sự thu hút được mang lại
do sự khác nhau về hình dạng, kích cỡ, bề mặt và màu sắc, sự đổi hướng, sự di chuyển,
âm thanh hoặc chất lượng ánh sáng. Gia tăng sự thu hút bằng việc sử dụng những nhân
tố lạ thường hoặc độc nhất như những dạng của bố cục sẽ cổ vũ sự khám phá và mang
lại hiệu quả bất ngờ.
2.4.5 Tính đơn giản
Là kết quả của việc giảm thiểu hoặc lượt bỏ những yếu tố không cần thiết. Đó là
sự tiết kiệm về đường, dạng, bề mặt và màu sắc, là nền tảng cơ bản để tiến đến sự trong
sáng và hữu dụng cho thiết kế. Tuy nhiên tính đơn giản sử dụng ở mức cực đoan có thể
dẫn đến đơn điệu.
Tính đa chủng loại là mặt đối lập của tính đơn giản. Nếu lạm dụng sẽ dẫn đến sự
hỗn loạn, trừ phi phải khống chế bằng một sơ đồ đồng nhất đủ mạnh.

15



×