Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CƯA, XẺ, CHẾ BIẾN GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CƯA, XẺ,
CHẾ BIẾN GỖ - CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ BÌNH ĐỊNH

SVTH: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

-Tp.HCM, tháng 06/2012-


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CƯA, XẺ, CHẾ
BIẾN GỖ - CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ BÌNH ĐỊNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Huỳnh Ngọc Anh Tuấn

-Tp.HCM, tháng 06/2012-




BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

Mã số SV: 08149104

Khoá học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM

1. Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

-

Tổng quan về nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định.

-

Hiện trạng môi trường tại nhà máy và các vấn đề tồn tại.

-

Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cho nhà máy.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012

Kết thúc: tháng 03/2012

4. Họ tên GVHD : ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày…..tháng…..năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày…..tháng…..năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ để em có
thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.

Trước tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất cũng
như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thấy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08QM và DH08MT đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong nhà xưởng sản xuất,
đặc biệt là anh Hùng – xưởng trưởng của Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ
phần Gỗ Bình Định đã nhiệt tình giúp đỡ em.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Phương


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty
Cổ phần Gỗ Bình Định” được tiến hành tại Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ
phần Gỗ Bình Định, thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012.
Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định được thành lập để đáp ứng nhu cầu thị trường về
việc sử dụng gỗ. Hoạt động sản xuất của nhà máy đã cung cấp gỗ cho thị trường và tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nhà máy
cũng phát sinh ra nhiều chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Do đó việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại công ty là một vấn đề cần thiết.

Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
-

Chương 1: Mở đầu

-

Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm

-

Chương 3: Khái quát về Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần
Gỗ Bình Định.

-

Chương 4. Hiện trạng môi trường và các biện pháp đã thực hiện tại Nhà
máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định.

-

Chương 5. Đề xuất các biện pháp kiểm soát các vấn đề ô nhiễm.

-

Chương 6. Kết luận và kiến nghị.

Đề tài đã thu được những kết quả:
-


Đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về hiện trạng môi trường (không khí,
nước, chất thải rắn) và công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy,
các biện pháp đã thực hiện tại Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ
phần Gỗ Bình Định.

-

Nhận diện các vấn đề môi trường chưa được giải quyết, có thể kể đến như
chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải lò hơi không phù
hợp, công ty chưa ký hợp đồng với công ty thu gom chất thải sinh hoạt…

i


-

Trên cơ sở của quá trình nhận diện, đã đề xuất các giải pháp giúp khắc phục
và nâng cao: xây dựng HTXL nước thải sinh hoạt, thực hiện phân loại chất
thải giúp nâng cao khả năng thu gom và xử lý…

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 4 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................. i 
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii 
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... viii 
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ ix 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ x 

Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2 
1.3. Nội dung đề tài ......................................................................................................... 2 
1.4. Phương pháp thực hiện........................................................................................... 3 
1.5. Phạm vi và đối tượng .............................................................................................. 3 
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................ 5 
2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm ................................................................................. 5 
2.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường ........................................................ 5 
2.3. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ............................................................. 5 
2.3.1. Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường ........................................... 5 
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường .................................... 7 
2.3.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm ............................. 7 
2.3.2.2. Tái sinh chất thải .......................................................................................... 8 
2.3.2.3. Biện pháp xử lý cuối đường ống .................................................................. 8 
2.3.2.4. Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải ...................................................... 9 
2.3.2.5. Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn........................................................ 10 
2.4. Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm ........................................ 10 
2.5. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường........................................................ 11 
2.5.1. Công cụ hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát ....................................... 11 
2.5.2. Công cụ kinh tế ................................................................................................. 11 
iii


2.5.3. Công cụ kỹ thuật ............................................................................................... 11 
2.5.4. Công cụ thông tin ............................................................................................. 12 
2.5.5. Sản xuất sạch hơn ............................................................................................. 12 
2.6. Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm với các lĩnh vực khác.............................. 12 
2.7. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm.............................................................................. 13 
2.7.1. Lợi ích về môi trường ....................................................................................... 13 

2.7.2. Lợi ích về kinh tế .............................................................................................. 13 
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CƯA, XẺ, CHẾ BIẾN GỖ - CÔNG TY CỔ
PHẦN GỖ BÌNH ĐỊNH .................................................................................................. 14 
3.1. Các thông tin chung .............................................................................................. 14 
3.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................ 14 
3.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 14 
3.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 14 
3.3. Cơ sở hạ tầng và sản phẩm................................................................................... 16 
3.3.1. Hiện trạng sử dụng mặt bằng ............................................................................ 16 
3.3.2. Thiết bị máy móc được sử dụng trong nhà máy ............................................... 16 
3.3.3. Sản phẩm và năng suất sản xuất ....................................................................... 17 
3.4. Nhu cầu nguyên - nhiên, vật liệu đầu vào .......................................................... 17 
3.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu .............................................................. 17 
3.4.2. Nhu cầu sử dụng nước ...................................................................................... 18 
3.4.3. Nhu cầu sử dụng điện ....................................................................................... 18 
3.4.4. Nhu cầu lao động .............................................................................................. 18 
3.5. Quy trình công nghệ sản xuất .............................................................................. 19 
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
TẠI NHÀ MÁY CƯA, XẺ, CHẾ BIẾN GỖ - CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ BÌNH
ĐỊNH ................................................................................................................................. 21 
4.1. Môi trường không khí ........................................................................................... 21 
4.1.1. Hiện trạng ......................................................................................................... 21 
iv


4.1.2. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 23 
4.1.2.1. Ô nhiễm bụi ................................................................................................ 23 
4.1.2.2. Ô nhiễm khí thải lò hơi............................................................................... 23 
4.1.2.3. Ô nhiễm hơi hóa chất ................................................................................. 24 
4.1.2.4. Tiếng ồn, độ rung ....................................................................................... 24 

4.1.2.5. Nhiệt thừa ................................................................................................... 24 
4.1.3. Các biện pháp đã thực hiện............................................................................... 24 
4.1.3.1 Khống chế ô nhiễm bụi ............................................................................... 24 
4.1.3.2. Khống chế ô nhiễm khí thải lò hơi ............................................................. 25 
4.1.3.3. Khống chế tiếng ồn, độ rung ...................................................................... 25 
4.1.3.4. Khống chế ô nhiễm nhiệt ........................................................................... 25 
4.2. Môi trường nước ................................................................................................... 26 
4.2.1. Hiện trạng ......................................................................................................... 26 
4.2.1.1 Hiện trạng môi trường nước thải ................................................................. 26 
4.2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm ............................................................. 27 
4.2.2. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 28 
4.2.2.1.Nước thải sản xuất ....................................................................................... 28 
4.2.2.2. Nước thải sinh hoạt .................................................................................... 28 
4.2.2.3. Nước mưa ................................................................................................... 28 
4.2.3. Các biện pháp đã thực hiện............................................................................... 28 
4.2.3.1. Nước thải sinh hoạt .................................................................................... 28 
4.2.3.2. Nước mưa chảy tràn ................................................................................... 30 
4.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ..................................................................... 31 
4.3.1. Hiện trạng ......................................................................................................... 31 
4.3.2. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 31 
4.3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 31 
4.3.2.2. Chất thải rắn sản xuất ................................................................................. 31 
4.3.2.3. Chất thải nguy hại....................................................................................... 32 
v


4.3.3. Các biện pháp đã thực hiện............................................................................... 33 
4.3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 33 
4.3.3.2. Chất thải rắn sản xuất ................................................................................. 33 
4.3.3.3. Chất thải nguy hại....................................................................................... 33 

4.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ......................................................... 33 
4.4.1. An toàn lao động............................................................................................... 33 
4.4.2. Phòng chống cháy nổ ........................................................................................ 33 
4.4.3. Các biện pháp đã thực hiện............................................................................... 34 
Chương 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
........................................................................................................................................... 35 
5.1. Những vấn đề tồn tại ............................................................................................. 35 
5.1.1. Môi trường không khí ....................................................................................... 35 
5.1.2. Môi trường nước ............................................................................................... 35 
5.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................... 35 
5.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 35 
5.1.3.2. Chất thải rắn sản xuất ................................................................................. 36 
5.1.3.3. Chất thải nguy hại....................................................................................... 36 
5.1.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ...................................................... 36 
5.2. Đề xuất một số biện pháp ..................................................................................... 37 
5.2.1. Môi trường không khí ....................................................................................... 37 
5.2.1.1. Kiểm soát ô nhiễm bụi................................................................................ 37 
5.2.1.2. Kiểm soát ô nhiễm khí thải lò hơi .............................................................. 38 
5.2.1.3. Khống chế tác hại của hơi hóa chất ............................................................ 39 
5.2.1.4. Kiểm soát tiếng ồn, độ rung ....................................................................... 39 
5.2.1.5. Kiểm soát nhiệt thừa, ánh sáng .................................................................. 39 
5.2.2. Môi trường nước ............................................................................................... 40 
5.2.2.1. Nước thải sản xuất ...................................................................................... 40 
5.2.2.2. Nước thải sinh hoạt .................................................................................... 41 
vi


5.2.2.3. Nước mưa ................................................................................................... 46 
5.2.2.4. Nước ngầm ................................................................................................. 47 
5.2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................... 47 

5.2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 47 
5.2.3.2. Chất thải rắn sản xuất ................................................................................. 47 
5.2.3.3. Chất thải nguy hại....................................................................................... 48 
5.2.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ...................................................... 48 
5.3. Chương trình giám sát môi trường ..................................................................... 49 
5.3.1. Giám sát chất lượng không khí ......................................................................... 49 
5.3.1.1. Đối với môi trường không khí trong nhà xưởng sản xuất .......................... 49 
5.3.1.2. Đối với khí thải tại các miệng thải ............................................................. 49 
5.3.1.3. Đối với môi trường không khí bên ngoài nhà xưởng và xung quanh ........ 49 
5.3.2. Giám sát chất lượng nước ................................................................................. 50 
5.3.2.1. Giám sát chất lượng nước ngầm................................................................. 50 
5.3.2.2. Giám sát chất lượng nước thải sau xử lý .................................................... 50 
5.4. Các yêu cầu về pháp luật ...................................................................................... 50 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 51 
6.1. Kết luận .................................................................................................................. 51 
6.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 53 

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố tự nhiên tại khu vực Nhà máy ......................................................... 15 
Bảng 3.2: Các hạng mục công trình tại nhà máy............................................................... 16 
Bảng 3.3: Bảng danh sách thiết bị, máy móc được sử dụng trong nhà máy ..................... 16 
Bảng 3.4: Sản phẩm và sản lượng trung bình trong 01 tháng ........................................... 17 
Bảng 3.5: Bảng danh sách nguyên – nhiên liệu (tính cho 01 năm) ................................... 17 
Bảng 4.1: Kết quả đo đạc không khí tại nhà máy.............................................................. 21 
Bảng 4.2: Kết quả đo đạc vi khí hậu tại nhà máy .............................................................. 22 
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng khí thải của hệ thống lò hơi đốt củi ................... 22 

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước thải ...................................................................... 26 
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại công ty....................................... 27 
Bảng 4.6: Lượng chất thải thông thường phát sinh trong 01 tháng ................................... 32 
Bảng 4.7: Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 01 tháng .......................................... 32 

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ........................................ 6 
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất .................................................................. 19 
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò hơi Nhà máy đang áp dụng ........................... 25 
Hình 4.2 : Cấu tạo bể tự hoại cải tiến 3 ngăn .................................................................... 29 
Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ xử lý khí CO bằng phương pháp hấp thụError!

Bookmark

not defined. 
Hình 5.2: Sơ đồ công nghệ xử lý khí CO bằng phương pháp xúc tácError!

Bookmark

not defined. 
Hình 5.3: HTXL nước thải sản xuất được đề xuất ............................................................ 40 
Hình 5.4: HTXL nước thải sinh hoạt được đề xuất ........................................................... 43 
Hình 5.5: Cấu tạo bể xử lý sinh học hiếu khí .................................................................... 45 
Hình 5.6: Cấu tạo bể lắng .................................................................................................. 45 

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BP:

Bộ phận

BTNMT:

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BYT:

Bộ Y Tế

CCBVMT:

Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường

COD:

Nhu cầu oxy hóa học


CTNH:

Chất thải nguy hại

HTXL:

Hệ thống xử lý

HWRIC:

Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin chất thải nguy hại

MTV:

Một thành viên

NĐ-CP:

Nghị định Chính Phủ

NTSH:

Nước thải sinh hoạt

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PP:


Ngăn ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention)

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ:

Quyết định

SS:

Chất rắn lơ lửng

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS:

Tiêu chuẩn vệ sinh

T-Fe:

Tổng Sắt

TNHH:

Trách Nhiệm Hữu Hạn


T-N:

Tổng Nitơ

T-P:

Tổng Photpho

TSP:

Bụi lơ lửng

TT:

Thông tư

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đất nước Việt Nam ta
ngày càng phát triển và đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị truờng thế giới.
Các ngành công nghiệp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Bên cạnh sự phát triển đó thì
môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường tự nhiên và cuộc sống của con người. Tuy nhiên việc phát sinh chất thải trong quá
trình sản xuất công nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề ô nhiễm và bảo vệ
môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế

giới.
Trong các ngành công nghiệp sản xuất thì ngành chế biến gỗ cũng là một ngành
đang rất phát triển. Hiện nay cả nước có khoảng 1200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh
gỗ, trong đó có trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu. Nắm bắt được thị hiếu của
thị trường trong và ngoài nước nên Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định đã được hình thành và
ngày càng phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc phát triển ngày một
mặt đã mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động
nhưng mặt khác lại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, cụ thể là việc thải
ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn, khí thải, nước thải…
Hiện nay, với những áp lực của dư luận, của pháp luật về công tác bảo vệ môi
trường, Công ty đang hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, xanh. Do đó công tác
quản lý môi trường ở Công ty cần phải được chú ý quan tâm đặc biệt và phải được thực
hiện một cách đồng đều. Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ là một thành phần quan trọng của
Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định và cũng là nơi trực tiếp sản xuất và cung ứng gỗ ra thị
1


trường. Do ngành sản xuất gỗ có khả năng gây ô nhiễm như đã nói trên nên việc thực hiện
kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động sản xuất Nhà máy là thật sự cần thiết và sẽ mang lại
hiệu quả, lợi ích thiết thực cho nhà máy và môi trường xung quanh. Đó là lý do tôi quyết
định thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài tập trung ở 2 mục tiêu chính:
 Tìm hiểu tình hình sản xuất, đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý
môi trường tại nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định.
 Đưa ra các vấn đề môi trường tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục.
1.3. Nội dung đề tài
Để hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài, cần thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan về quy trình sản xuất như: tình hình sản xuất, tình hình sử dụng nguyên
– nhiên vật liệu, quy trình sản xuất, chế biến gỗ.

 Thu thập các số liệu môi trường có sẵn tại nhà máy kết hợp với quá trình khảo sát
thực tế để đánh giá hiện trạng môi trường tại nhà máy như: vấn đề khí thải, nước
thải, chất thải rắn, tình hình hoạt động của các hệ thống xử lý
 Xác định các vấn đề môi trường tồn tại để đề xuất ra các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm một cách tốt hơn.
 Đưa ra một số kết luận về vấn đề môi trường của nhà máy, từ đó rút ra một số kiến
nghị để giải quyết vấn đề này.
Nội dung bài khóa luận có 6 chương:
Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường: Cung cấp kiến thức về kiểm
soát ô nhiễm môi trường, các bước tiến hành thực hiện kiểm soát và lợi ích của
kiểm soát ô nhiễm.

2


Chương 3. Khái quát về Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Gỗ Bình
Định: Giới thiệu sơ lược về công ty, nhà máy như vị trí, lịch sử hình thành và phát
triển cũng như nhu cầu về nguyên – nhiên, vật liệu, máy móc và cơ sở hạ tầng.
Chương 4. Hiện trạng môi trường và các biện pháp đã thực hiện tại Nhà máy cưa,
xẻ, chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định.
Chương 5. Đề xuất các biện pháp kiểm soát các vấn đề ô nhiễm.
Chương 6. Kết luận và kiến nghị.
1.4. Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thu thập tài liệu
-

Thu thập các tài liệu về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, dữ liệu hoạt động sản
xuất và sản phẩm từ nhà máy.


-

Thu thập các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, về xử lý chất thải từ những
tài liệu trong quá trình học tập, từ những luận văn của khóa trước.

 Phương pháp khảo sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp quy trình sản xuất, các hoạt
động trong nhà máy và các vấn đề môi trường để nhận thấy hiện trạng môi trường
và công tác quản lý tại nhà máy
 Phương pháp phóng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đặt câu
hỏi với công nhân viên trong nhà máy để làm rõ những vấn đề còn thắc mắc về
tình hình thực tế tại nhà máy, nội dung câu hỏi tập trung vào nguyên – nhiên liệu
và chất thải.
 Phương pháp thống kê và so sánh các khía cạnh môi trường: số liệu phân tích, đo
đạc định kỳ của nhà máy được đem đi so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường đang được áp dụng để xác định được vấn đề môi trường tồn tại và từ đó đưa
ra các biện pháp kiểm soát.
1.5. Phạm vi và đối tượng
 Địa điểm: Nhà máy cưa, xẻ, chế biến gỗ thuộc Công ty Cổ phần Gỗ Bình Định
 Địa chỉ: Ấp 3, Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, tình Bình Dương.

3


 Phạm vi: các vấn đề môi trường hiện hữu và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng
tại nhà máy.
 Đối tượng: khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.
 Giới hạn: đề tài không tập trung tính toán chi tiết cụ thể mà chỉ đưa ra các biện
pháp công nghệ và quản lý để kiểm soát các vấn đề ô nhiễm tại nhà máy

4



Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Hiện nay kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những cách tiếp cận tích cực
nhằm giảm thiểu tối đa lượng và đốc tính chất thải trước khi tái sinh, xử lý hay thải bỏ, là
một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế vừa
cải thiện môi trường cho công ty mình. Vậy kiểm soát ô nhiễm môi trường là gì? Mục tiêu
và biện pháp kiểm soát như thế nào? Lợi ích đạt được khi áp dụng các biện pháp kiểm
soát ô nhiễm môi trường?
2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm, làm giảm một phần hoặc loại bỏ chất
thải từ nguồn, làm sạch môi trường, thu gom, sử dụng lại, xử lý chất thải, phục hồi chất
lượng môi trường do ô nhiễm gây ra. Kiểm soát ô nhiễm có thể cha làm hai phần: ngăn
ngừa ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm hay còn gọi
là kiểm soát ô nhiễm đầu ra.
2.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Mục đích của kiểm soát ô nhiễm bao gồm:
-

Ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc thải bỏ các chất thải ngay từ nguyên liệu đầu
vào.

-

Thu gom, tái sử dụng, xử lý làm sạch chất ô nhiễm trong và sau quá trình sản xuất.

2.3. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường

2.3.1. Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
5


Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao

Duy trì

Thiết lập

chương trình IPP

Chương trình PP

Đánh giá chương trình
và các dự án PP

Duy trì và phát triển
chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm

Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại

Xác định và thực thi các

Đánh giá chất thải và


giải pháp

xác định các cơ hội
PP
Phân tích khả thi của
các cơ hội PP
Hình 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
Nguồn: HWRIC, 1993

1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
6


3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập
hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên
tục của công ty.
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

2.3.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của bất kỳ
một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải
trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung:
 Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.
 Cải tiến các thao tác vận hành.
 Bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
 Cải tiến các thói quen quản lý không phù hợp.
 Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất.
 Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn.
 Tách riêng các dòng thải.
 Cải tiến về điều khiển vật liệu.


Đào tạo nâng cao nhận thức.
7




Phân loại chất thải.



Tiết kiệm năng lượng.

 Bảo toàn năng lượng
 Ngăn ngừa thất thoát.
 Phục hồi và tái sử dụng.

 Thay đổi quá trình
 Thay đổi công nghệ.
 Thay đổi về quy trình.
 Tăng cường tính tự động hóa.
 Cải tiến các điều kiện vận hành.
 Cải tiến các thiết bị.
 Sử dụng công nghệ mới.
 Thay đổi sản phẩm.
 Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất.
 Tăng vòng đời sản phẩm.
 Thay đổi vật liệu đầu vào.
 Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng.
 Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hơn.
2.3.2.2. Tái sinh chất thải
 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
 Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
 Tái sinh bên ngoài nhà máy.
 Bán cho mục đích tái sử dụng.
 Tái sinh năng lượng.
2.3.2.3. Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình
hình môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình

8


sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối
đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
-


Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở

dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác, bể
lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
-

Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất

phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các chất
khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: trung hòa, keo tụ, hấp phụ, bay
hơi, tuyển nổi…
-

Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên

hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết
quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ,
các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh
học…
Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học, bể aerotank, bể
UASB…
2.3.2.4. Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải
 Các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi:
Dựa trên nồng độ bụi, tính chất hóa học, tính chất vật lý…
Phương pháp xử lý bụi chia làm ba cấp:
 Làm sạch: Chỉ giữ được những hạt bụi có kích thước > 100 µm, cấp lọc này
thường để lọc sơ bộ.
 Làm sạch trung bình: không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được

các hạt bụi nhỏ. Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 30 – 50 mg/m3.
 Làm sạch tinh: có thể lọc được các hạt bụi < 10 µm với hiệu suất cao. Nồng
độ bụi sau khi lọc còn khoảng 1 – 3 mg/m3.
9


Các thiết bị lọc bụi:
 Thiết bị thu bụi khô kiểu cơ học: buồng lắng bụi, Cylon (Cyclon đơn,
Cyclon chùm…).
 Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm: thiết bị rửa khí rỗng, thiết bị rửa
khí có vật liệu đệm, cyclon ướt…
 Thiết bị lọc bụi dùng màng lọc: thiết bị lọc túi vải, thiết bị lọc bằng vật liệu
sợi…
 Thiết bị lọc bụi bằng tĩnh điện.
 Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải
 Phương pháp hấp thụ: tháp điện, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí.
 Phương pháp thiêu đốt: lò đốt.
 Phương pháp hấp phụ: tháp hấp phụ.
 Phương pháp xúc tác: thiết bị phản ứng.
 Phương pháp xử lý tạp chất hơi.
 Phương pháp ngưng tụ: thiết bị ngưng tụ.
2.3.2.5. Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
-

Thu gom chất thải: chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm

bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến hành
sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu gom, rác
có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.
-


Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này có thể được tiến hành ngay tại nơi

phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng
chất thải, không qua tái chế; tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra
sản phẩm khác.
-

Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi được tuyển lựa được tái sử dụng hoặc tái

sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
2.4. Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm
Xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm có 5 nguyên tắc:
10


Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí.
Nguyên tắc 2: Người sử dụng phái trả tiền.
Nguyên tắc 3: Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm.
Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng.
Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm nông nghiệp
2.5. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.5.1. Công cụ hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định về
giới hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định, nghiêm
cấm việc xả thải một số chất thải…nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm và
cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường.
Chính phủ có vai trò chính đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc ban
hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử phạt các hành
vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải…

2.5.2. Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm
nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
 Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
-

Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường

-

Sử dụng Quota ô nhiễm

-

Đánh thuế ô nhiễm

-

Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm

2.5.3. Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay
đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái
sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường quản lý
nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục hồi môi
trường sau ô nhiễm.
11



×