Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT, QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT,
QUẬN THỦ ĐỨC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THIÊN THANH
Ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Niên khóa: 2008-2012

Tháng 6 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong 4 năm học đại học, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, bạn bè, thầy cô và các cơ quan ban
ngành. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đến:
Thầy Hà Thúc Viên đã hướng dẫn, cho tôi những lời khuyên hữu ích giúp tôi thực
hiện đề tài. Cảm ơn Ban Giám Hiệu, toàn thể giáo viên, học sinh trường tiểu học Nguyễn
Văn Triết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện các hoạt động tại trường.
Các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những
kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong suốt những năm tôi học tại trường.
Tất cả các thành viên lớp DH08DL đã luôn gắn bó, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt
4 năm học đại học.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ba, mẹ, những người đã
sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương tôi đến ngày hôm nay. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn
người chị đã luôn ở bên cạnh, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình tôi làm khóa luận


tốt nghiệp. Cảm ơn chị vì đã tin tưởng tôi, giúp tôi tự tin vào bản thân khi thực hiện mọi
việc.
Xin chân thành cảm ơn.


 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NGUYỄN THỊ THIÊN THANH, tháng 5 năm 2012, “Thực hiện, đánh giá hiệu quả của
các hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết,
quận Thủ Đức”.
Nước ta đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường, để giải quyết vấn đề này, một
trong những hoạt động mà nhà nước thực hiện đó là đem giáo dục môi trường vào giảng
dạy tại các cấp học, trong đó việc áp dụng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học
được thực hiện từ ngày 31/01/2005. Vậy việc giáo dục môi trường có mang lại hiệu quả
cao, nhằm làm rõ vấn đề này, đề tại tập trung đánh giá hiệu quả quả các hoạt động giáo
dục môi trường đến nhận thức và hành vi của học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết
trước và sau khi thực hiện giáo dục môi trường cho các em.
Đề tài sử dụng phương pháp triển khai thực nghiệm để áp dụng và đưa các hoạt
động giáo dục môi trường vào thực hiện trong nhà trường, phương pháp tỷ lệ phần trăm
nhằm phân tích mối quan hệ giữa hành vi và nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh,
để đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục môi trường đã được triển khai thực hiện
thông qua các chỉ tiêu tính hiệu quả của giáo dục và tính khả thi khi áp dụng cho học sinh
bằng cách phỏng vấn giáo viên và học sinh đang công tác và theo học tại trường tiểu học
Nguyễn Văn Triết.
Kết quả thu được cho thấy học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết vẫn chưa có
được ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường để có được những hành động đúng để bảo vệ
môi trường. Đồng thời, nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh còn chịu tác
động của nhiều yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường gây khó khăn cho việc tiếp nhận
những thông tin và việc tiến hành bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của các

em


 

MỤC LỤC
......................................................................................................................................Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1

Lời mở đầu .............................................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.3

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2

1.5


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1

Tổng quan về giáo dục môi trường ......................................................................... 3

2.1.1

Định nghĩa ........................................................................................................ 3

2.1.2

Mục tiêu giáo dục môi trường .......................................................................... 3

2.1.3

Một số hình thức phổ biến của hoạt động giáo dục môi trường ...................... 4

2.1.4

Sự phát triển của hoạt động giáo dục môi trường ở Việt Nam ........................ 4

2.2

Công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.............................................. 5

2.2.1

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ............................................................ 5


2.2.2

Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ....................................... 6

2.2.3

Phương thức thực hiện các hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học .............. 6

2.3

Tổng quan về trường tiểu học Nguyễn Văn Triết ................................................... 6

2.3.1

Tổng quan chung .............................................................................................. 6

2.3.2

Hiện trạng quản lý môi trường tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết ............ 8

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 11
3.1

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 11

3.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 11
iv 



 

3.2.1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................... 11

3.2.2

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................... 12

3.2.3

Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 12

3.2.4

Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi .................................... 12

3.2.5

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................. 13

3.2.6

Phương pháp triển khai thực nghiệm ............................................................. 13

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 14
4.1


Thực trạng công tác giáo dục môi trường tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết 14

4.2

Đánh giá hiệu quả công tác GDMT ...................................................................... 15

4.2.1

Đánh giá thông qua hành vi và nhận thức của học sinh ................................. 15

4.2.2

Sự yêu thích của học sinh đối với các hoạt động GDMT .............................. 21

4.2.3

Nhận xét của giáo viên về việc hiệu quả của các hoạt động GDMT ............. 22

4.3

Triển khai các hoạt động GDMT cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết
24

4.3.1

Kế hoạch tổ chức hoạt động ........................................................................... 24

4.3.2


Triển khai thực hiện các hoạt động ................................................................ 25

4.4

Đánh giá hiệu quả của các hoạt động GDMT được tổ chức cho học sinh............ 28

4.4.1

Kết quả thu được sau khi thực hiện các hoạt động GDMT............................ 28

4.4.2

Đánh giá hiệu quả của công tác GDMT ......................................................... 29

4.4.3

Thông qua đánh giá của giáo viên.................................................................. 38

4.4.4 So sánh công tác GDMT tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết và mô hình
GDMT do tác giả thực hiện ......................................................................................... 38
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 41
5.1

Kết luận ................................................................................................................. 41

5.2

Đề nghị .................................................................................................................. 43

5.2.1


Đối với công tác giáo dục môi trường trong nhà trường ............................... 43

5.2.2

Đối với công tác giáo dục môi trường nói chung........................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 45
PHỤ LỤC
 



 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐVHD

Động vật hoang dã

GDMT

Giáo dục môi trường

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

MT

Môi trường

vi 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
....................................................................................................................................... Trang
Bảng 2.1 Số Lượng Học Sinh Tại Trường Năm Học 2011-2012 .........................................7
Bảng 4.1 Sự yêu thích tham gia hoạt động GDMT của học sinh ........................................21
Bảng 4.2 Tính hiệu quả của các hoạt động GDMT đã được thực hiện ...............................22
Bảng 4.3. Kế Hoạch Tổ Chức Các Hoạt Động GDMT .......................................................25
Bảng 4.4 Các hoạt động GDMT đã được thực hiện ............................................................39

vii 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
.............................................................................................................................................. Trang

Hình 2.1 Phân bố thùng rác trong khuôn viên trường ..................................................................8
Hình 2.2 Hiện trạng bồn nước ......................................................................................................9
Hình 2.3 Không gian trường học ............................................................................................... 10
Biểu đồ 4.1. Mối tương quan giữa nhận thức và hành vi BVMT của HS khối 1...................... 15
Biểu đồ 4.2. Mối tương quan giữa nhận thức và hành vi BVMT của HS khối 2 và 3 .............. 17
Biểu đồ 4.3. Mối tương quan giữa nhận thức và hành vi BVMT của HS khối 4 và 5 .............. 19
Biểu đồ 4.4 Sự thay đổi hành vi BVMT của học sinh khối 1 ................................................... 29
Biểu đồ 4.5 Sự thay đổi nhận thức BVMT của học sinh khối 1................................................ 31
Biểu đồ 4.6 Sự thay đổi hành vi BVMT của học sinh khối 2 và 3 ............................................ 32
Biểu đồ 4.7 Sự thay đổi nhận thức BVMT của học sinh khối 2 và 3 ........................................ 33
Biểu đồ 4.8 Sự thay đổi hành vi BVMT của học sinh khối 4 và 5 ............................................ 34
Biểu đồ 4.9 Sự thay đổi nhận thức BVMT của học sinh khối 4và 5 ......................................... 35
Biểu đồ 4.10 Sự yêu thích tham gia các hoạt động GDMT của học sinh ................................. 37

viii 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HÀNH VI VÀ NHẬN THỨC CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRIẾT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GDMT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI
TRƯỜNG.
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HÀNH VI VÀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NVT
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GDMT ĐÃ
THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT
PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG


ix 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Lời mở đầu
Từ thời xa xưa, con người đã khẳng định rằng Giáo dục có vai trò vô cùng to lớn
đối với sự phát triển của xã hội. Giáo dục không chỉ rèn luyện đạo đức, mà còn cung cấp
cho con người những kiến thức, kỹ năng cần thiết để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn
minh. Trải qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay, việc giáo dục vẫn được xem là một trong
những ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta. Tuy nhiên, với sự phát triển xã hội như hiện
nay, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong đó nổi bật nhất là ô nhiễm môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường, thì việc giáo dục không chỉ đơn giản là rèn luyện đạo đức, nâng
cao kiến thức, mà cần phải giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi
công dân nhằm giữ gìn môi trường sống cho con người. Vì thế, trong những năm gần đây,
bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ giáo dục được Đảng và
Nhà nước ta rất chú trong, đặc biệt là giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và trang bị những kiến thức, kỹ
năng cơ bản cho các em về bảo vệ môi trường, ngày 31/01/2005, bộ trưởng bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ra chỉ thị số 02/2005/CT-BGD-ĐT về tăng cường công tác giáo dục môi
trường cho học sinh, chính thức đưa GDMT vào giảng dạy tại các trường học.
Giáo dục môi trường cho học sinh là rất cần thiết, nhưng để việc GDMT đạt hiệu
quả cao thì cần phải đào tạo ngay từ bậc tiểu học, vì giai đoạn này là thời điểm các em
bước đầu có những nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh nên dễ dàng tiếp nhận thông
tin, hình thành thói quen của trẻ. Tuy công tác GDMT đã được ứng dụng nhiều trong các
trường tiểu học, nhưng vẫn chưa được hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Do đó, nhằm tìm ra

 


 

được phương thức GDMT phù hợp cho các em tiểu học, giúp các em hiểu biết về bào vệ
môi trường, đề tài “Thực hiện, đánh giá hiệu quả của các hoạt động Giáo dục môi
trường cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của học sinh trường tiểu
học Nguyễn Văn Triết về bảo vệ môi trường, cụ thể là:
-

Về nhận thức: giúp các em có những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ môi

trường và những vấn đề có liên quan.
-

Về hành vi: tạo sự thay đổi trong thái độ, thúc đẩy các em tham gia tích cực vào

các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường trong trường lớp và ngoài xã hội.
Đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giáo dục môi trường đã được thực hiện
tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết cũng như các hoạt động mà tác giả triển khai cho
học sinh, từ đó đưa ra mô hình giáo dục phù hợp nhất cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và hành vi về bảo vệ môi trường của học sinh trường tiểu học Nguyễn
Văn Triết trước và sau khi thực hiện đề tài.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết,

57 Hoàng Diệu 2, khu phố 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: đưa GDMT vào trường học, tạo điều kiện hoàn thiện công tác
GDMT cho học sinh tiểu học.
Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động GDMT mà tác
giả tổ chức thực hiện cho học sinh cũng như các hoạt động đã được thực hiện tại trường
tiểu học Nguyễn Văn Triết. Từ đó đưa ra được hoạt động phù hợp cho học sinh của
trường.




 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về giáo dục môi trường
2.1.1 Định nghĩa
Giáo dục môi trường (Environmental Education) là một quá trình tạo dựng cho con
người có những nhận thức và các mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề môi trường,
sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ , ý thức và kỹ năng cần thiết để có thể
hoạt động độc lập, hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường
hiện tại và ngăn chặn các vấn đề môi trường có thể nảy sinh trong tương lai. (Hội nghị
Liên chính phủ lần 1 về GDMT tại Tbisili, Gruzia, năm 1978)
2.1.2 Mục tiêu giáo dục môi trường
Công tác giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên trong các trường học nhằm
hướng đến các mục tiêu:
-Giúp cho học sinh, sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về các vấn đề môi

trường nảy sinh, nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề môi trường này.
-Tạo cho học sinh, sinh viên ý thức được những giá trị, có những xúc cảm và có
mối quan tâm mạnh mẽ đối với môi trường và có động cơ muốn tham gia tích cực vào
việc bảo vệ và cải thiện môi trường, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi tiến tới một lối
sống thân thiện với môi trường.
-Giúp cho học sinh, sinh viên có được những kỹ năng để giải quyết các vấn đề môi
trường đồng thời phát triển ý thức trách nhiệm đối với môi trường để đóng góp các hoạt
động phù hợp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh, tạo điều kiện trở thành
các thành viên tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho đất nước.
 


 

2.1.3 Một số hình thức phổ biến của hoạt động giáo dục môi trường
Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình dạy học trên lớp và sách giáo
khoa phổ thông qua việc lồng ghép chương trình môn học có liên quan đến các nội dung
GDMT.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như tìm hiểu thực tế địa
phương, tham quan, tổ chức các câu lạc bộ môi trường, các hội thi tái chế, tái sử dụng…
2.1.4 Sự phát triển của hoạt động giáo dục môi trường ở Việt Nam
Ở nước ta việc GDMT mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 70, còn
việc GDMT trong nhà trường phổ thông mới được thực hiện vào thập niên 80 cùng với kế
hoạch cải cách giáo dục.
Dựa trên phong trào “tết trồng cây” do Bác Hồ khai sinh vào năm 1969; năm 1991,
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục và bảo vệ
môi trường (1991 – 1995).
Tại chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bộ Chính trị đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó giải pháp
được chú trọng hàng đầu đó là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói

quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.
Tiếp sau đó, theo Quyết định số 1363/QĐ-TT ngày 17/10/2001, chính phủ đã phê
duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”,
chính thức đưa giáo dục môi trường đến quần chúng.
Để thực hiện chỉ thị 1363/QĐ-TT của chính phủ, từ đầu năm 2002, bộ Giáo dục –
Đào tạo dã cho thí điểm việc tích hợp kiến thức môi trường vào tất cả các môn học thông
qua công tác thay sách giáo khoa, đưa các nội dung GDMT vào sách, bước đầu chuẩn bị
cho việc đưa giáo dục môi trường vào trường học.
Vào ngày30/12/2002, Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng đã ra Quyết định số 6621/QĐBGDĐT-KHCN, phê duyệt “Chính sách và chương trình hành động giáo dục môi trường
trong trường phổ thông giai đoạn 2001-2005”. Bộ đã trực tiếp chỉ đạo các công tác soạn
thảo và ban hành văn bản pháp quy; xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo
dục môi trường; bồi dưỡng giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất cho công tác giáo dục môi



 

trường.Với quyết định này, GDMT chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường học
và đã được ứng dụng tại nhiều địa phương trên đất nước.
Từ năm 2002 đến nay, công tác giáo dục mội trường đã được thực hiện tại các
trường học trên khắp cả nước và thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng với nhiều dự án
giáo dục. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu về biện pháp giáo dục môi trường cũng
đã được tổ chức cho học sinh, sinh viên đặc biệt là bậc tiểu học nhằm nâng bổ trợ kiến
thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh.
2.2 Công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học
2.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
2.2.1.1 Đặc điểm các quá trình nhận thức
Chú ý: tính chủ định của chú ý là một trong những phẩm chất mới, cấu tạo tâm lý
mới ở học sinh tiểu học, trẻ có khả năng mở rộng sự tập trung đối với các hoạt động khác
nhau.

Tri giác: ở lứa tuổi này, tri giác của các em còn mang tính tổng thể, ít đi vào chi
tiết và mang tính không ổn định; tri giác dễ dàng tiếp nhận những hình ảnh, thông tin
sống động từ bên ngoài.
Trí nhớ: học sinh tiểu học có khả năng ghi nhớ và gìn giữ những sự vật, hiện tượng
cụ thể một cách chủ động thông qua ngôn ngữ, hành động.
Tư duy: đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học vẫn còn mang đậm màu sắc xúc
cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, các phẩm chất tư duy chuyển dần từ
tính cụ thể sang tư duy trực quan trừu tượng khái quát, tuy nhiên vẫn còn yếu ở bậc tiểu
học.
Tưởng tượng: trí tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển hơn so với trẻ
mầm non nhưng vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và chịu sự tác động mạnh mẽ bởi
những xúc cảm trong bản thân các em.
2.2.1.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
Tình cảm: tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật, hiện tượng sinh động, rực rỡ. Tuy nhiên, khả năng kiềm chế cảm xúc
của các em vẫn còn yếu.



 

Tích cách: hồn nhiên, vô tư; năng lực và tố chất chưa được bộc lộ rõ rệt, và đang
dần hình thành.
Nhu cầu nhận thức: nhu cầu nhận thức của trẻ em tiểu học phát triển và thể hiện rõ
nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ.
2.2.2 Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học
Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu
-Các thành phần môi trường và các mối quan hệ giữa chúng, cũng như các mối
quan hệ giữa con người và môi trường.
-Ô nhiễm môi trường.

-Biện pháp bảo vệ môi trường trong và ngoài trường lớp.
Làm cho học sinh bước đầu có khả năng
-Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi
-Sống hòa hợp, quan tâm tới thiên nhiên.
2.2.3 Phương thức thực hiện các hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học
GDMT thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học.
GDMT thông qua lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
GDMT qua chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục ngoài giờ lên lớp.
GDMT qua chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
GDMT thông qua xây dựng môi trường học tập bạn hữu, trẻ em.
GDMT thông qua giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.
2.3 Tổng quan về trường tiểu học Nguyễn Văn Triết
2.3.1 Tổng quan chung
2.3.1.1 Vị trí
Trường tiểu học Nguyễn Văn Triết nằm ở địa chỉ 57 đường Hoàng Diệu 2, khu phố
2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.
2.3.1.2 Cơ sở hạ tầng
Trường được xây dựng với 4 dãy phòng trong đó có 3 dãy phòng phục vụ cho việc
học tập của học sinh (38 lớp và 3 phòng chức năng); 1 dãy phòng gồm 4 phòng làm việc
dành cho giáo viên, và 1 nhà ăn cho học sinh học 2 buổi (bán trú).



 

Các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị , dụng cụ dạy và học đúng quy định
bao gồm 24 bàn đôi dành cho học sinh , 1 bàn giáo viên, và các dụng cụ dạy học như
bảng, dụng cụ thực hành,…
2.3.1.3 Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên
Tổng số cán bộ - giáo viên – công nhân viên trường năm học 2011-2012 là 78 cán

bộ bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên của trường, trong đó, số giảng
viên là 43 chiếm tỉ lệ 33.54%
2.3.1.4 Quy mô học sinh
Tổng số học sinh của trường năm học 2011-2012 là 1669 học sinh, gồm 38 lớp.
Khối 1: 8 lớp; Khối 2: 8 lớp; Khối 3: 9 lớp; Khối 4: 7 lớp; Khối 5: 6 lớp.Trong đó có
1254 học sinh học hai buổi chiếm tỉ lệ 75,2%.
Bảng 2.1 Số Lượng Học Sinh Tại Trường Năm Học 2011-2012
Khối lớp

Tổng

số Học sinh bán trú

học sinh

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Khối 1

367

269

73.30

Khối 2

348


262

75.29

Khối 3

405

277

68.40

Khối 4

300

228

76.00

Khối 5

254

218

85.83

Tổng cộng


1674

1254

74.91

2.3.1.5 Một số hoạt động trong năm học 2011-2012
Trong năm học 2011-2012, trường đã tổ chức thực hiện một số hoạt động sau:
-

Thi làm thiệp, làm báo tường mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

-

Thi văn nghệ cấp trường.

-

Hội thi vở sạch chữ đẹp cấp trường.

-

Vận động học sinh viết thư chúc tết chiến sĩ hải đảo.

-

Vận động “Kế hoạch nhỏ”.

-


Vận động các em đóng góp chai nhựa, lon sau mùa tết.



 

-

Hội thi cháu ngoan Bác Hồ.

-

Tham gia giải Lê Quý Đôn trên báo Nhi Đồng.

-

Thi nghi thức đội các trường của quận Thủ Đức.

2.3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết
2.3.2.1 Hiện trạng rác thải
Nhà trường đã trang bị đầy đủ số lượng thùng rác tại mỗi lớp học và trong sân
trường bao gồm 1 thùng rác nhỏ tại mỗi lớp học, 6 thùng rác bố trí đều trong sân trường
và 2 thùng rác lớn dùng để vận chuyển rác đến điểm tập kết rác của trường.
Thời gian tập trung rác chủ yếu là sau giờ ra chơi các buồi, các loại rác chủ yếu là
lá cây, bao nilong, giấy,…
Công tác vệ sinh trường được thực hiện mỗi ngày vào các giờ cố định 9h và 15h
(sau giờ ra chơi tại căn tin và sân trường); 16h30 (sau giờ tan trường tại các phòng học và
trong sân trường). Ngoài ra còn có nhân viên thường xuyên quét dọn trường trong giờ
học.

Rác thải sau khi thu gom được tập trung về khu vực tập kết rác của trường và được
xe lấy rác đến lấy vào các ngày cố định trong tuần.
Hình 2.1 Phân bố thùng rác trong khuôn viên trường

Nhận xét: chất lượng thùng rác tương đối tốt, có nắp đậy sạch sẽ, thùng rác được
bố trí ở nơi thoáng mát không làm mất cảnh quan nhà trường. Tuy nhiên, trường vẫn chưa
sử dụng hết công suất của thùng rác, công tác vệ sinh còn nhiều thiếu sót (làm rơi rác dọc
đường vận chuyển, chưa quét sạch hết rác,…).




 

2.3.2.2 Hiện trạng sử dụng nước
Nhà trường sử dụng nước sinh hoạt do công ty cung cấp nước đô thị thành phố
cung cấp.
Nhà vệ sinh dành cho Giáo viên và học sinh được đặt ở cuồi mỗi dãy phòng và có
bố trí bồn nước bên ngoài nên thuận tiện cho nhu cầu sử dụng nước của học sinh và cán
bộ trường.
Lượng nước sau khi sử dụng được dẫn ngầm trong khuôn viên trường ra cống
thoát nước chung của phường.
Hình 2.2 Hiện trạng bồn nước

Nhận xét: So với số lượng học sinh hiện có tại trường thì lượng nước tiêu thụ mỗi
ngày vẫn còn khá cao. Trường chưa có chế độ bảo trì, bảo dưỡng định kì nên chất lượng
vệ sinh vẫn chưa được tốt.
2.3.2.3 Không gian trường học
Trường nằm cách xa khu công nghiệp nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn,
không khí tương đối tốt.

Trong sân trường có trồng nhiều cây. Bên cạnh đó, trường còn trồng cây kiểng trên
hành lang mỗi phòng học nên không khí trong trường rất thoáng mát, tạo cho các em có
điều kiện học tập thoải mái.




 

Hình 2.3 Không gian trường học

Nhận xét: tuy trường có trồng cây xanh nhưng vào buổi trưa, độ che phủ cây xanh
không cao nên sân trường còn nhiều nắng, gây cản trở cho các em khi tham gia sinh hoạt
dưới sân trường vào buồi trưa.

10 


 

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành:
-

Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường của trường tiểu học Nguyễn Văn Triết.

-


Khảo sát, đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục môi trường hiện có tại trường

tiểu học Nguyễn Văn Triết.
-

Đánh giá nhận thức và hành vi BVMT ban đầu của học sinh trường tiểu học

Nguyễn Văn Triết về bảo vệ môi trường.
-

Đề xuất và triển khai thực hiện một số hoạt động GDMT cho học sinh trường tiểu

học Nguyễn Văn Triết.
-

Đánh giá sự thay đổi về hành vi và nhận thức của học sinh trường tiểu học Nguyễn

Văn Triết sau khi thực hiện các hoạt động GDMT.
-

Đánh giá sự phù hợp và khả năng ứng dụng vào thực tế của các hoạt động GDMT

đã được tổ chức cho học sinh.
-

So sánh các hoạt động GDMT, từ đó đưa ra mô hình GDMT phù hợp nhất cho học

sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết.
3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu từ sách báo, tạp chí, báo cáo khoa học, website trong
và ngoài nước về GDMT cho học sinh.

 


 

Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, hình ảnh liên quan đến tình hình hoạt động trong
những năm gần đây của trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, tài liệu về cơ sở hạ tầng, quy
mô học sinh của trường.
3.2.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của
-GVHD, thầy Hà Thúc Viên về đề tài, các hoạt động giáo dục và những vấn đề có
liên quan.
-Các chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục – truyền thông môi trường cho học sinh
bậc tiểu học.
-Giáo viên trường tiểu học Nguyễn Văn Triết về tài liệu, hình thức tổ chức các hoạt
động GDMT cho học sinh tiểu học.
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả tiến hành khảo sát, tìm hiểu ghi nhận những hiện trạng môi trường và công
tác GDMT tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết.
3.2.4 Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi
Mục đích: phương pháp được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức và hành vi
BVMT của học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết trước và sau khi thực hiện đề tài.
Đồng thời khảo sát ý kiến của giáo viên về tính hiệu quả của các hoạt động GDMT đã
được thực hiện tại trường.
Đối tượng khảo sát: 43 giáo viên, và 1674 học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5 của trường
tiểu học Nguyễn Văn Triết trong đó số học sinh khối 1 là 367 học sinh, khối 2: 348 học

sinh, khối 3: 405 học sinh, khối 4: 300 học sinh, khối 5 là 254 học sinh.
Nội dung phiếu khảo sát: trên cơ sở xem xét đặc điểm tâm lý, khả năng tiếp nhận
thông tin của học sinh tiểu học, đồng thời tìm hiểu công tác giáo dục trong nhà trường và
các tài liệu có liên quan, tác giả đã thực hiện 2 đợt khảo sát nhằm mục đích đánh giá nhận
thức của học sinh tiểu học về bảo vệ môi trường, tính hiệu quả của các hoạt động GDMT
đã được tổ chức cho học sinh.
Phiếu khảo sát dành cho học sinh tập trung vào các vần đề sau
3-4 câu hỏi khảo sát về hành vi của học sinh về bảo vệ môi trường
12 


 

3-4 câu hỏi khảo sát về nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường
1-2 câu hỏi về sự yêu thích của học sinh đối với các hoạt động GDBVMT.
Phiếu khảo sát dành cho giáo viên tập trung vào các vần đề sau
Tình hiệu quả của các hoạt động GDMT cho học sinh .
Tính khả thi của các hoạt động khi áp dụng cho học sinh trường tiểu học Nguyễn
Văn Triết.
Sự phù hợp và khả năng tác động đến nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của
học sinh.
Cách thức tiến hành khảo sát
Học sinh: trực tiếp phát phiếu khảo sát theo khối lớp
Lần 1: từ ngày 27/2/2012 đến ngày 2/3/2012
Lần 2: từ ngày 23/4/2012 đến ngày 27/4/2012.
Giáo viên: trực tiếp phỏng vấn vào giờ ra chơi các ngày trong tuần
Lần 1: từ ngày 27/2/2012 đến ngày 2/3/2012
Lần 2: từ ngày 23/4/2012 đến ngày 27/4/2012
3.2.5 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Từ các dữ liệu thu được, tác giả sử dụng phần mềm excel để phân tích số liệu ban

đầu, hình thành kết quả dưới dạng bảng biểu, qua đó đánh giá, phân tích hành vi, nhận
thức của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để trình bày thông tin chung về thực trạng công tác GDMT tại trường tiểu học Nguyễn
Văn Triết.
3.2.6 Phương pháp triển khai thực nghiệm
Đề tài tiến hành triển khai thực nghiệm các hoạt động đã được đề xuất trong hai tháng
3,4/2012 và đánh giá hiệu quả của các hoạt động GDMT đến nhận thức và hành vi của
học sinh.

13 


 

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng công tác giáo dục môi trường tại trường tiểu học Nguyễn Văn Triết
Trong 2 năm gần đây, nhà trường đã và đang có sự quan tâm nhiều đến công tác
giáo dục môi trường cho học sinh các khối thông qua các hoạt động như:
-

Tổ chức nhắc nhở học sinh bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường lớp vào các giờ chào cờ

đầu tuần.
-

Tổ chức cho học sinh tham gia vào việc giữ gìn vệ sinh trường học thông qua việc

kế hoạch vận động học sinh mỗi khối luân phiên nhặt rác trong sân trường vào giờ ra chơi

mỗi ngày.
-

Nhà trường đã mời giảng viên về môi trường về giảng dạy cho học sinh luật bảo vệ

môi trường, đồng thời thực hiện lồng ghép các nội dung GDMT vào dạy trong chương
trình học.
-

Tổ chức cho các em tham gia ngày hội môi trường vào cuối tháng 2 hàng năm, tạo

điều kiện giao lưu, học tập và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
-

Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cuộc thi nét vẽ

xanh, tổ chức cho các em tham gia hành trình học từ thiên nhiên, khuyến khích các em
chăm sóc cây xanh trong phòng học và trong sân trường.

 


 

4.2 Đánh giá hiệu quả công tác GDMT
4.2.1 Đánh giá thông qua hành vi và nhận thức của học sinh
 Khối 1
Sau khi tiến hành phỏng vấn nhận thức và hành vi BVMT của học sinh khối 1
trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, kết quả thu được được thể hiện trong biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.1. Mối tương quan giữa nhận thức và hành vi BVMT của HS khối 1

Tỷ
lệ (%)
100

Hành vi BVMT

Nhận thức BVMT

80

69.48
62.67

60

62.94

50.95

40
20

52.86

47.14
42.78
31.06

0
Chăm sóc

cây xanh

Tiết kiệm
điện

Tiết kiệm
nước

Bỏ rác vào Hoạt
thùng
động

Nguồn: Kết quả điều tra
Biểu đồ 4.1 cho thấy hoạt động được của học sinh khối 1 thực hiện nghiêm túc
nhất đó là hành vi “bỏ rác vào thùng , chiếm tỷ lệ 69,48%, tuy vẫn còn một số học sinh
chưa có thói quen bỏ rác vào thùng (112 học sinh, chiếm tỷ lệ 31,52%), nhưng phần lớn
học sinh khối 1 đã biết được hành động bỏ rác vào thùng là một hành động cần thiết để
giữ gìn vệ sinh môi trường. Biểu đồ 4.1 cũng cho thấy hoạt động được mà học sinh khối 1
ít thực hiện nhất là hoạt động chăm sóc cây xanh xung quanh nhà, chiếm tỷ lệ học sinh
thực hiện là 31.06%. Hai hoạt động còn lại là sử dụng điện tiết kiệm và hoạt động sử dụng

15 


 

nước tiết kiệm thông qua thói quen khóa chặt vòi nước sau khi được học sinh khối 1 thực
hiện không thường xuyên và chiếm tỷ lệ không cao lần lượt là 42.78% và 50.95%.
Về nhận thức, đa số học sinh khối 1 suy nghĩ rằng tất cả mọi người đều phải bỏ rác
vào thùng, chiếm tỷ lệ 69.48%, nghĩa là có 30.52% học sinh nghĩ rằng chỉ có một vài

người nên bỏ rác vào thùng và vì em là học sinh nên em phải thực hiện hành vi này, nếu
em lớn lên em sẽ không phải thực hiện điều đó. rất thích tham gia chăm sóc cây xanh, suy
nghĩ tất cả mọi người đều phải bỏ rác vào thùng đạt tỷ lệ cao nhất khi xét đến nhận thức
BVMT của học sinh khối 1. Tỷ lệ này giảm dần xuống còn 62,67% đối với suy nghĩ nên
tiết kiệm điện, 47.14% đối với suy nghĩ tiết kiệm nước là cần thiết. Số lượng học sinh
hình thành suy nghĩ nên chăm sóc cây xanh là thấp nhất chiếm tỷ lệ 47.14%.
Tóm lại, đa số học sinh khối 1 đều có những suy nghĩ và hành động tích cực để
BVMT, tuy nhiên, học sinh khối 1 vẫn chưa có được sự nhất quán trong suy nghĩ và hành
động BVMT. Cụ thể là trong khi có rất nhiều học sinh nghĩ rằng chăm sóc cây xanh là
việc nên làm với số lượng là 173 học sinh, nhưng số học sinh thực hiện hoạt động này
thực tế chỉ có 114 học sinh, như vậy còn lại 59 học sinh chỉ hình thành ý thức chứ chưa
thực hiện hoạt động này vào trong thực tế. Điều này cho thấy mặc dù tỷ lệ hình thành
nhận thức về việc thực hiện hành vi này của học sinh khối 1 cao nhưng do nhiều yếu tố
khách quan, do các em còn nhỏ, còn ham chơi, và việc thực hiện hoạt động này ở nhà là
không bắt buộc, nên số lượng học sinh thực hiện hoạt động này không bằng với số học
sinh có nhận thức về nên thực hiện hoạt động này. Tương tự như hoạt động chăm sóc cây
xanh, sự khác biệt về nhận thức và hành vi của học sinh khối 1 trong hoạt động tiết kiệm
điện cũng có sự chênh lệch khá cao, biều đồ 4.1 cho thấy khoảng chênh lệch về nhận thức
và hành vi của học sinh đối với hoạt động tiết kiệm điện, nhận thức của các em về việc
hoạt động này vẫn còn cao hơn việc thực hiện. Khác với các hoạt động trên, việc thực
hiện hoạt động bỏ rác vào thùng được các em thực hiện tốt, tuy nhiên nhận thức của các
em về điều này không cao, cho thấy rằng việc thực hiện hoạt động này là do bắc buộc còn
bản thân các em không muốn thực hiện hoạt động này.
Như vậy, học sinh khối 1 vẫn chưa hiểu rõ vì sao phải BVMT mà chỉ thực hiện các
hành vi BVMT theo những gì được chỉ dạy, điều này là không tốt. Các em phải hiểu vì
16 


×