Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA DANH THẮNG VÀ DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 83 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - DANH THẮNG
VÀ DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN

Họ và tên sinh viên: TRẦN HẢI ĐĂNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2008-2012

Tháng 06/2012


XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA - DANH THẮNG VÀ DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN

Tác giả

TRẦN HẢI ĐĂNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
KS.Võ Thị Bích Thùy



Tháng 06 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

HỌ & TÊN SV:

TRẦN HẢI ĐĂNG - 08157044

NIÊN KHOÁ:

2008-2012

1.Tên đề tài
“XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA - DANH THẮNG VÀ DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN”

2.Nội dung khoá luận tốt nghiệp
- Khảo sát hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Khu DTLS VHDT&DL núi Bà Đen.
- Khảo sát hiện trạng phát triển du lịch tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen:
lượng khách du lịch hàng năm, các loại hình du lịch, các tuyến du lịch, công tác quản lý...
- Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng
dân cư trong khu vực lân cận.
- Điều tra phân tích và xác định các nhân tố thu hút khách DL.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch và định hướng phát triển DLST.
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 02 05/2012
4. Họ và tên GVHD : Ks.Võ Thị Bích Thùy
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua khoa và bộ môn.

Ngày

tháng

năm 2012

Ngày

Ban chủ nhiệm khoa

tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Ks.Võ Thị Bích Thùy


i
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin chân thành gửi tới Ks.Võ Thị Bích Thùy, cô đã tận tâm
hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập trên
giảng đường đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý và các anh, chị công nhân viên Khu
DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động
viên và giúp đỡ tôi rất nhiều.

iii
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


TÓM TẮT
Đề tài “ Xác định nhân tố thu hút khách du lịch tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen”
được thực hiện tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen, thời gian từ tháng 02/2012 đến
tháng 05/2012 với các nội dung:
- Khảo sát hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Khu DTLS VHDT&DL núi Bà Đen.
- Khảo sát hiện trạng phát triển du lịch tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen:

lượng khách du lịch hàng năm, các loại hình du lịch, các tuyến du lịch, công tác quản lý...
- Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng
dân cư trong khu vực lân cận.
- Điều tra phân tích và xác định các nhân tố thu hút khách DL.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch và định hướng phát triển DLST.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những
thông tin cụ thể, thực tế nhất từ khách du lịch, khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ tin cậy
của những thông tin thu thập được, tổng hợp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm
Excel, SPSS, sử dụng phương pháp pull and push factors xem xét tính chất và mức độ các
nhân tố kéo và đẩy để làm hài lòng khách du lịch.

iv
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iii
TÓM TẮT .......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................2

1.4.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .....................................................................................................3
2.1.Khái niệm du lịch ...........................................................................................................3
2.1.1.Định nghĩa du lịch .......................................................................................................3
2.1.2.Tài nguyên du lịch .......................................................................................................3
2.1.3.Khu du lịch ..................................................................................................................4
2.1.4.Khái niệm về du lịch sinh thái ....................................................................................4
2.1.5.Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ...............................................................5
2.1.6.Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ......................................................5
2.1.7.Du lịch văn hóa ...........................................................................................................6
2.2.Tổng quan cơ sở lý luận nghiên cứu ..............................................................................7
2.2.1.Lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow ..........................................................................7
2.2.2.Nghiên cứu của Seong-Seop Kim (Sejong University, South Korea), Choong-Ki Lee
( Dongguk University, South Korea) ...................................................................................9
2.3.Tổng quan khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen ...........................................................9
2.3.1.Lịch sử hình thành .....................................................................................................10
2.3.2.Điều kiện tự nhiên .....................................................................................................11
v
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


2.3.3.Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................15
2.3.4.Đa dạng sinh học .......................................................................................................15
2.3.5.Định hướng phát triển ...............................................................................................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................20
3.1.Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................20
3.2.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................20
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu...............................................................................20

3.2.3.Phương pháp điều tra xã hội học ...............................................................................21
3.2.4.Phương pháp thống kê, phân tích số liệu ..................................................................22
3.2.5.Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .........................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................................24
4.1.Hiện trạng cơ sở vật chất – hạ tầng, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch tại Khu
DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen.........................................................................................24
4.1.1.Cơ sở vật chất - hạ tầng .............................................................................................24
4.1.2.Tài nguyên và dịch vụ du lịch ...................................................................................26
4.1.3.Hiện trạng phát triển du lịch .....................................................................................33
4.2.Phân tích và xác định các nhân tố thu hút khách du lịch .............................................38
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................................38
4.2.2.Phân tích nhân tố .......................................................................................................42
4.2.3.Phân tích nhân tố kiểm tra độ tin cậy từ bảng điều tra..............................................43
4.2.4.Kiểm định hệ số Cronbach’s alpha để xác định mối quan hệ giữa các biến............44
4.3.Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch của Khu di tích lịch
sử danh thắng du lịch núi Bà Đen ......................................................................................46
4.3.1.Quy hoạch đầu tư - phát triển cơ sở vật chất hạ tầng ................................................46
4.3.2.Tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và kiểm soát ô nhiễm môi trường .................47
4.3.3.Thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ...........................................................48
4.3.4.Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền cộng đồng - nâng cao chất lượng dịch vụ, sản
phẩm du lịch: ......................................................................................................................48
4.3.5.Đa dạng hóa sản phẩm – tăng cường liên kết vùng ..................................................49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................51
5.1.Kết luận ........................................................................................................................51
vi
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044



5.2.Kiến nghị ......................................................................................................................52
5.2.1.Đối với UBND tỉnh Tây Ninh và các cơ quan quản lý liên quan .............................52
5.2.2.Đối với Ban quản lý Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen ......................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................54
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................56
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát du khách ...............................................................................56
PHỤ LỤC 2: Tây Ninh – Tiềm năng và cơ hội đầu tư ......................................................60
PHỤ LỤC 3: Dự án phát triển Khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh ...............................66
PHỤ LỤC 4: Hình ảnh minh họa .......................................................................................69

vii
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DL

: Du lịch

DLST

: Du lịch sinh thái

DTLS VH-DT&DL : Di tích lịch sử văn hoá - danh thắng và du lịch
BQL

: Ban quản lý


ĐVHD

: Động vật hoang dã

HST

: Hệ sinh thái

KDL

: Khu du lịch

VHTTDL

: Văn hóa thể thao du lịch

UBND

: Uỷ ban nhân dân

TP.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences

WWF


: Quỹ động vật hoang dã thế giới
( The World Wild Fund for Nature)

viii
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: phân cấp nhu cầu của con người .........................................................................08
Biểu đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................................34
Biểu đồ 3: Khu vực sống của du khách..............................................................................38
Biểu đồ 4: Nguồn thông tin tiếp cận của du khác ..............................................................39
Biểu đồ 5: Hình thức tham quan của du khách ..................................................................40
Biểu đồ 6: Phương tiện sử dụng của du khách ...................................................................40
Biểu đồ 7: Loại dịch vụ du khách sử dụng.........................................................................40
Biểu đồ 8: Thời gian lưu lại của du khách .........................................................................41

ix
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh .........................................................................10
Hình 2: Hình núi Bà Đen chụp từ trên không ....................................................................11
Hình 3: Ốc núi ....................................................................................................................28
Hình 4: Thằn lằn núi ..........................................................................................................29

Hình 5: Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (hay chùa Bà) ...........................................................30

x
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cấp độ dốc (cấp địa thế) ...........................................................................................12
Bảng 2: Về cấp độ đá nổi trên mặt .........................................................................................13
Bảng 3: Gabroid phức hệ Tây Ninh có thành phần hóa học đặc trưng (%) .......................14
Bảng 4: Đối tượng thực hiện phỏng vấn ............................................................................21
Bảng 5: Thông số hệ thống Cáp treo..................................................................................32
Bảng 6: Thông số hệ thống Máng trượt .............................................................................33
Bảng 7: Hiện trạng khách du lịch Tây Ninh ......................................................................36
Bảng 8: Phân tích mô tả nhân tố đẩy .................................................................................41
Bảng 9: Phân tích mô tả nhân tố kéo .................................................................................42
Bảng 10: Hệ số KMO nhân tố đẩy .....................................................................................43
Bảng 11: Hệ số KMO nhân tố kéo .....................................................................................44

xi
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề

Ngày nay, trong xã hội công nghiệp con người ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề:
khói bụi, tiếng ồn, nhịp sống hối hả của đô thị, áp lực công việc… do đó xu hướng tìm
kiếm những cơ hội hòa mình, gần gũi với thiên nhiên, khám phá những vùng đất mới là
nhu cầu có thực. Chính vì thế mà du lịch sinh thái ra đời và ngày càng được du khách
trong và ngoài nước chú ý đến. Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình không những hấp
dẫn đối với du khách mà còn là mô hình du lịch hàng đầu trong việc bảo đảm phát triển
du lịch bền vững.
Khu du lịch Núi Bà nằm cách thị xã Tây Ninh 11km về hướng Đông Bắc và cách
thành phố Hồ Chí Minh 100km về hướng Tây, núi Bà Đen là một thắng cảnh nổi tiếng và
cao nhất vùng Đông Nam Bộ (986m). Núi Bà Đen có 03 đỉnh, quần thể Núi Bà Đen được
Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1989.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 đã được UBND tỉnh
phê duyệt trong đó ghi rõ “ Núi Bà Đen là một điểm du lịch lớn, hấp dẫn du khách có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch của Tây Ninh”. Năm 2005 Khu di tích lịch sử
văn hoá danh thắng và du lịch (DTLS VH-DT&DL) Núi Bà Đen chiếm 80% khách du
lịch toàn tỉnh. Hiện nay, sức hấp dẫn lớn nhất của du lịch Tây Ninh chính là du lịch văn
hoá và lễ hội và với nhiều tiềm năng về phát triển DLST. Tuy nhiên, trong thời gian qua
loại hình du lịch này chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Phấn đấu
đưa du lịch trở thành một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội là một trong
những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở Tây Ninh. Để hoàn thành mục tiêu này du lịch

1
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


Tây Ninh phải có sự liên kết một cách chặt chẽ giữa thế mạnh du lịch văn hoá, lễ hội
và tiềm năng DLST trong Tỉnh.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi nhận thức tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Xác định

nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu di tích lịch sử văn hóa danh thắng và du
lịch núi Bà Đen’’ là rất cần thiết nhằm xác định rõ cơ sở khoa học làm nền tảng cho việc
hoạch định chiến lược khai thác, bảo tồn và phát triển khu di tích nói riêng và góp phần
vào sự phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh nói chung.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố thu
hút khách DLST tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen và đề xuất định hướng và giải
pháp để phát triển DLST.
Mục tiêu cụ thể:
 Làm rõ một số đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Tây
Ninh và cộng đồng dân cư trong khu vực.
 Khảo sát hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tình hình
hoạt động du lịch tại Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen.
 Phân tích, đánh giá các nhân tố thu hút du khách đến với Khu DTLS VHDT&DL núi Bà Đen từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển
DLST.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại
Khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen.
1.4.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch tại Khu DTLS VH-DT&DL
núi Bà Đen.
Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu từ tháng 1/2/2012 đến 25/5/2012
2
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1.Khái niệm du lịch
2.1.1.Định nghĩa du lịch
Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành (International union of official travel
organnization: IUOTO) thì “Du lịch là hành động đi đến một nơi khác hơn là địa điểm cư
trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn: tức không phải làm một
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”(Trần Văn Thông, 2007).
Theo Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO): “ Du lịch bao gồm tất cả những hoạt
động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài
(hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”.
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tại Hiệp Hội Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối liên hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ nhằm mục đích hòa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
2.1.2.Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa
mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và đô
3
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


thị du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Phân loại tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên

hấp dẫn du khách. Là các đối tượng, hiện tượng trong tự nhiên xung quanh chúng ta được
lôi cuốn vào việc phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: là ngững yếu tố do con người tạo nên và những
nguồn tài nguyên nhân văn phi vật thể như tài nguyên văn hóa để hấp dẫn khách du lịch
do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.
2.1.3.Khu du lịch
KDL là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được
quy hoạch, đầu tư, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội và môi trường.
2.1.4.Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ
khác nhau. Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch”
và “sinh thái”.
Là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một
nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện
diện. Được phát triển dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hóa bản địa, được quản
lý bền vững về môi trường sinh thái, có giáo dục và diễn giải về môi trường và có đóng
góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Năm 1999, Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định
nghĩa hoàn chỉnh về DLST tại Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

4
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


2.1.5.Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

Theo PGS-TS Phạm Trung Lương (2002) - Du lịch sinh thái, những vấn đề lý
luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam - hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên
tắc sau đây:
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Du khách khi rời khỏi nơi mình
đến tham quan sẽ phải có được hiểu biết cao hơn về giá trị của môi trường tự nhiên,
về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa.
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Sự tồn tại của hoạt động DLST gắn liền
với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự
suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng, bởi các giá trị văn hóa bản địa một
bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực
cụ thể.
Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. DLST dành
một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi
trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.6.Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Theo PGS-TS Phạm Trung Lương (2002) - Du lịch sinh thái, những vấn đề lý
luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam - những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST:
Yêu cầu đầu tiên: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh thái cao.
Yêu cầu thứ hai: Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là
người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Đồng
thời, hoạt động DLST đòi hỏi phải có người điều hành có nguyên tắc, phải có được sự
cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
5
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044



Yêu cầu thứ ba: Tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức
chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội.
Yêu cầu thứ tư: Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch.
2.1.7.Du lịch văn hóa

2.1.7.1.Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử- văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó
chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng
tạo ra trong lịch sử.
Di tích lịch sử -văn hóa chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi di tích
có nội dung , giá trị văn hóa, lượng thông tin riêng biệt khác nhau và được chia thành:
 Di tích văn hóa khảo cổ.
 Di tích lịch sử.
 Di tích văn hóa nghệ thuật.
 Danh lam thắng cảnh.
2.1.7.2.Lễ hội
Theo tạp chí người đưa tin UNESSCO, tháng 12/ 1989: Lễ hội đã tạo nên “tấm
thảm muôn màu”. Mọi sự ở đó điều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần trục, nghi lễ
và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ,cô đơn và kết đoàn, trí
tuệ và bản năng”.
Theo quan niệm,lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và
phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động; dịp để con
người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc
giải quyết những nổi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải
quyết được.
Lễ hội còn là ký ức được hun nóng của lịch sử và khởi mốc của những huyền thoại,
truyền thống về các vị anh hùng, người có công trong cộng đồng dân tộc.
6
SVTH: Trần Hải Đăng


MSSV: 08157044


Nội dung lễ hội: Lễ hội gồm 2 phần là phần nghi lễ và phần hội.
Phần nghi lễ: là hạt nhân của lễ hội; những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở
đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch
sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển xã hội.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn
hóa tinh thần, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang ý nghĩa lớn
trong việc hấp dẫn du khách.
Phần hội: diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lí cộng đồng, văn
hóa dân tộc, chứa đựng những quan điểm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và
thiên nhiên. Trong hội, thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát tượng trưng
cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất,
con người ở địa phương ấy được mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người.
Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử - văn hóa. Di tích và lễ hội
là hai loại hình hoạt động văn hóa sóng đôi và đan xen ở nước ta; lễ hội gắn với di tích, lễ
hội không tách rời di tích. Có thể nói di tích là dấu hiệu truyền thống được kết tinh lại ở
dạng cứng, còn lễ hội là cái hồn và nó chuyển tải truyền thống đền cuộc đời ở dạng mềm
2.2.Tổng quan cơ sở lý luận nghiên cứu
2.2.1.Lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow
Maslow cho rằng con người được thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu khác nhau và những
nhu cầu này được phân cấp theo thứ bậc như mô hình dưới đây. Maslow đã chia nhu
cầu thành 5 cấp bậc theo một trật tự xác định.

7
SVTH: Trần Hải Đăng


MSSV: 08157044


Biểu đồ 1: phân cấp nhu cầu của con người
Theo học thuyết của Maslow thì những nhu cầu cơ bản nhất cần phải được
thoả mãn trước những nhu cầu ở bậc cao hơn, và khi mà một nhu cầu đã được
thoả mãn thì nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn và người ta lại hướng đến nhu cầu ở
bậc cao hơn.
Nhu cầu của con người tạo thành một chuỗi động cơ hành động nhằm thúc đẩy họ tự
hoàn thiện và thõa mãn cho chính nhu cầu bản thân mình.

(Nguồn: Trần Văn Thông, 2002. Tổng quan du lịch)
8
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


2.2.2.Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Seong-Seop Kim (Sejong University, South Korea), Choong-Ki Lee (
Dongguk University, South Korea)
Dựa trên nghiên cứu của Uysal và Jurowski (1994) về mối quan hệ của hai nhân tố
Push và Pull đến mức độ hài lòng của khách du lịch. Dữ liệu được tiến hành thu thập từ
du khách đến tham quan 6 công viên quốc gia tại Hàn Quốc. Thông qua việc thống kê và
phân tích, cho thấy được trong 12 biến quan sát của nhân tố Push có 4 biến quan sát có tác
động mạnh mẽ lên nhân tố push lần lượt là : thắt chặt mối quan hệ gia đình và học tập;
thích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và sức khỏe; thoát khỏi công việc hằng ngày; tạo
cảm giác mạo hiểm và xây dựng mối quan hệ bạn bè và trong 12 biến quan sát của nhân
tố Pull có 3 biến quan sát giữ vai trò chính xây dựng nên nhân tố này là: nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú đa dạng; thuận lợi trong vấn đề thông tin và cơ sở hạ tầng; dễ dàng

trong việc tìm hiểu; tiếp cận công viên quốc gia qua đó đánh giá được mức độ hài lòng
của khách du lịch đối với công viên.
2.3.Tổng quan khu DTLS VH-DT&DL núi Bà Đen
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², là một thắng cảnh nổi tiếng của Tây
Ninh. Nhìn xa núi như một chiếc nón úp trên đồng bằng nằm trên địa bàn thị xã. Được
cấu tạo bởi đá Granit, Granodionit… nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh
cao: Núi Bà 986 m, Núi Phụng (Núi Cậu) 372 m và Núi Heo Núi Đất) 335 m. Có tiềm
năng thiết lập khu nghỉ dưỡng trên núi Bà Đen.
Trong quần thể núi Bà Đen còn có khu vực Suối Vàng nằm ở phía tây Núi Phụng
với hồ Chằm, sân quần Ngựa và đền thờ Quan Lớn Trà Vong (Huỳnh Công Giản), cùng
với đường được mở rộng lên lưng chừng Núi Phụng.
Hệ thống chùa Điện Bà và hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi
thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên
Thai, động Ông Tà…từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong cuộc
9
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


kháng chiến giải phóng dân tộc; đang trở thành khu du lịch hấp dẫn; có hệ thống cáp treo,
máng trượt tạo sự tiện lợi và cảm giác mới lạ cho du khách.
Khu kêu gọi những dự án đầu tư xây dựng các khu di tích, tôn tạo, trùng tu các
điện thờ, hàn động, chùa chiềncùng với viễ xây nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí…
Quy hoạch chi tiết khu đã được UBND tỉnh phê duyệt tháng 6.1999.

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
2.3.1.Lịch sử hình thành
Năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và
Ban quản lý di tích lịch sử- văn hóa Núi Bà Đen, thành lập theo quyết định số 194/CT,

ngày 09/08/1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, (2.000 ha), (Bộ NN&PTNT 1997).
Năm 1997, phân viện điều tra quy hoạch rừng tỉnh đã xây dựng dự án đầu tư cho
khu văn hóa- lịch sử Núi Bà Đen. Dự án này được Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn phê duyệt theo công văn số 842/NN-PTLN/CV ngày 21/03/1997. UBND tỉnh phê
10
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


duyệt dưa án đầu tư và thành lập Ban quản lý theo quyết định 261D/QĐ-UB vào ngày
16/07/1997. Núi Bà Đen có diện tích 1.638 ha nằm trong địa bàn xã Ninh Sơn, thị xã Tây
Ninh. Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số: 100/VH-QĐ ngày
21/01/1989.
2.3.2.Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tọa độ:

106007’41” đến 106011’06” kinh độ Đông và
1021’06” đến 11024’ vĩ độ Bắc

Trên địa bàn 5 xã gồm xã Ninh Sơn, Thạnh Tân và Tân Bình thuộc thị xã Tây
Ninh, xã Phan và Suối Đá thuộc huyện Dương Minh Châu. Ranh giới được cụ thể như
sau:
- Phiá Đông :
- Phía Tây

giáp Tỉnh lộ Suối Đá – Khe Dol.
:


giáp Tỉnh lộ 784.

- Phiá Nam :

giáp Tỉnh lộ 790.

- Phiá Bắc

giáp Tỉnh lộ 785.

:

11
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


Hình 2: Hình núi Bà Đen chụp từ trên không

Địa hình địa mạo và thổ nhưỡng
Núi Bà Đen là một khối núi sót trên bề mặt đồng bằng lượn sóng nghiêng thoải
giữa Vàm Cỏ Đông với Rạch Sang tới thượng lưu sông Sài Gòn
Đường chân núi rất rõ ở độ cao 50m, đường này là các rãnh gập lõm đột ngột điển
hình cho núi sót.
Núi Bà Đen có dạng hình chóp nón, nối các đỉnh là đèo Yên Ngựa.
Sườn Tây Bắc dốc 30 - 40%; sườn Đông Nam dốc 60 - 90% (>40độ).
Núi Bà Đen và khu vực phụ cận có cấu trúc địa chất đơn giản, chế độ địa động lực
tương đối bình ổn, tài nguyên khoáng sản đến nay chưa phát hiện có quặng nào đáng kể.
Nằm trên nền đá mẹ Granit, thuộc nhóm đá kết tinh chua hình thành nhóm đất chính là

đất vàng đỏ (Feralit vàng đỏ) phát triển trên đá mẹ Granit, ký hiệu (Fm). Nhóm đất Fm
được hình thành tại chỗ (đất tự hình), có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất từ trung
bình đến mỏng ( 20 -70cm), có màu vàng xám đến vàng đỏ, tỷ lệ mùn thấp (1- 1,5%), dể
bị rửa trôi ở địa hình dốc.
Bảng 1: Cấp độ dốc (cấp địa thế)
Cấp độ dốc

Tên gọi

II

Độ dốc

Diện tích(ha)

Tỉ lệ(%)

<8o

32

1,7

III

Sườn thoải

8 – 15o

185


10,6

IV

Sườn dốc

16 -25o

268

15,2

V

Dốc

26 – 35o

678

38,5

VI

Rất dốc

>35o

597


34,0

12
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


Bảng 2: Về cấp độ đá nổi trên mặt

Cấp đá nổi

Tên gọi

Tỷ lệ đá nổi so

Diện tích

Tỷ lệ

với mặt đất (%)

(ha)

(%)

I

Ít


< 25

425

24,0

II

Trung bình

26 – 50

641

36,4

III

Nhiều

51 – 75

560

31,8

IV

Rất nhiều


> 75

134

7,8

(Nguồn: Sở VHTTDL Tây Ninh, 2010)
Khối núi được phân biệt với đồng bằng bởi đường chân núi rất rõ ràng (ở độ cao
50m). đường chân núi này là các rãnh gập lõm đột ngột điển hình cho núi sót. Bản thân
núi Bà Đen có dạng đẳng thước, dạng chóp nón, riêng ở phía Tây Bắc có tồn tại các đỉnh
núi dạng bậc thang trước núi với các đỉnh 300 – 400m như Núi Đất, (Núi Heo cao 355m,
Núi Phụng cao 372m) các đỉnh này nối với khối núi đá chính bởi đèo Yên Ngựa.
Các thành tạo xâm nhập lộ ra có thành phần là gabroid, gabro-pyroxenit và
pyroxenit. Đá có cấu tạo khối màu xám đến xám đen có kiến trúc hạt nhỏ chủ yếu xen ít
gabro-pyroxenit hạt vừa đến lớn.
Bảng 3: Gabroid phức hệ Tây Ninh có thành phần hóa học đặc trưng (%)
STT

Thành phần

% Thấp nhất

% Cao nhất

% Trung bình

1

SiO2


25,44

46,22

39,19

2

Al2O3

10,07

21,11

17,43

13
SVTH: Trần Hải Đăng

MSSV: 08157044


×