Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU BIỆT THỰ VƯỜN CHÁNH MỸ CÔNG SUẤT 165 M3NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU BIỆT THỰ VƯỜN CHÁNH MỸ
CÔNG SUẤT 165 M3/NGÀY.ĐÊM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN QUANG MINH
LỚP:

DH08MT

MSSV:

08127083

NGÀNH:

KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA: 2008 – 2012

TP.HCM, 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO KHU BIỆT THỰ VƯỜN CHÁNH MỸ
CÔNG SUẤT 165 M3/NGÀY.ĐÊM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN :

TH.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

TRẦN QUANG MINH
LỚP:

DH08MT

MSSV:

08127083

TP.HCM, 05/2012


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian bốn năm học tập để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng
như khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt

tình của các thầy cô, người thân, bạn bè và các cơ quan, tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục
của ba, mẹ cùng sự giúp đỡ và dìu dắt của anh chị tôi, tất cả mọi người trong gia đình
luôn là chỗ dựa tinh thần và là nguồn động lực để tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Huỳnh Ngọc Anh Tuấn, thầy đã
dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm
thực tế hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân đến tất cả các thầy cô Khoa Môi Trường & Tài
Nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong suốt bốn năm vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh trong Ban quản lý dự án Khu biệt
thự vườn Chánh Mỹ, đặc biệt là anh Tòng và anh Mẫn dù rất bận rộn với công việc của
mình nhưng đã dành thời gian để hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian tìm hiểu dự án để làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể các bạn lớp DH08MT là những
người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẽ trong suốt bốn năm học vừa qua.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 15 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Quang Minh

SVTH: Trần Quang Minh

Trang i


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trong
bối cảnh hiện nay, hàng loạt các KCN – KCX đã được đầu tư và mở rộng trên địa bàn
tỉnh Bình Dương. Đồng hành với sự phát triển đó là vấn đề gia tăng dân số cơ học và
các vấn đề về nhà ở của công nhân, của các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, để
đáp ứng nhu cầu đó thì hàng loạt các khu dân cư, khu chung cư cũng như các khu biệt
thự được quy hoạch và xây dựng. Đồng hành với sự phát triển đó thì vấn đề môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó ô nhiễm do nước thải đang là vấn đề cấp bách hiện
nay. Trong tình hình đó, dự án Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ đã đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung cho khu biệt thự.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ công suất
165 m3/ngày.đêm” được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
 Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô vơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Do đó nước thải sinh hoạt trước khi thải ra nguồn tiếp nhận cần phải đạt QCVN
14:2008/BTNMT, cột A.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham
khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt QCVN
14:2008/BTNMT.
 Phương án 1: Nước thải → rổ chắn rác → hầm tiếp nhận → bể điều hòa sục
khí → bể Biofor → bể lắng đứng → bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận.
 Phương án 2: Nước thải → rổ chắn rác → hầm tiếp nhận → bể điều hòa → bể
SBR → bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận.
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã chọn phương án 1
với lý do:
 Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
 Vận hành đơn giản tiết kiệm diện tích mặt bằng.
 Tính khả thi cao: như vận hành theo chương trình nên có thể linh hoạt cho nhiều
hệ thống XL khác nhau, dễ nâng cấp hệ thống XL (vì dùng công nghệ xây dựng

theo kiểu lắp ráp Module), có thể xử lý hiệu quả hệ thống nước thải quy mô vừa
và nhỏ, lượng bùn thải ra ít, không phải hoàn lưu bùn và đặc biệt là không cần
phải thường xuyên theo dõi kiểm tra, không cần nhân công trình độ cao (đây
chính là điểm ưu thế hơn nhiều so với SBR).
 Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải : 5.878 (VND/m3 nước thải)
SVTH: Trần Quang Minh

Trang ii


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 1
1.3. Nội dung khóa luận.............................................................................................. 1
1.4. Phương pháp thực hiện ....................................................................................... 2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 2
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN............................................................................... 3
2.1. Tổng quan dự án khu biệt thự vườn Chánh Mỹ. ............................................... 3
2.1.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................... 3
2.1.2. Quy hoạch ...................................................................................................... 4
2.1.3. Quy hoạch hệ thống môi trường .................................................................. 8
2.1.4. Tổng hợp kinh phí đầu tư ............................................................................. 9

2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt qui mô vừa và nhỏ 9
2.2.1. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt ............................................................. 9
2.2.2. Công trình xử lí sinh học kị khí ................................................................ 11
2.2.2. Công trình xử lí sinh học hiếu khí ............................................................ 12
2.2.3. Một số quy trình XLNT sinh hoạt phổ biến hiện nay................................ 19
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ........................................................... 23
3.1. Cơ sở lựa chọn phương án thiết kế hệ thống xử lý .......................................... 23
3.1.1.

Lưu lượng nước thải của khu biệt thự ................................................. 23

3.1.2.

Nồng độ các chất ô nhiễm ..................................................................... 23

3.1.3.

Xác định mức độ xử lí nước thải cần thiết ........................................... 26

SVTH: Trần Quang Minh

Trang iii


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
3.1.4.

Diện tích xây dựng khu xử lý................................................................ 27

3.1.5.


Dự đoán hiệu suất xử lý qua từng công trình ...................................... 27

3.2. Đề xuất phương án thiết kế ............................................................................. 30
3.2.1.

Phương án 1 (Dùng BIOFOR ) ............................................................ 30

3.2.2.

Phương án 2 ( Dùng SBR ) ................................................................... 32

3.3. Tính toán thiết kế ............................................................................................. 34
3.3.1.

Phương án 1 .......................................................................................... 34

3.3.2.

Phương án 2 .......................................................................................... 38

3.4. Tính toán kinh tế ............................................................................................. 41
3.4.1.

Dự toán chi phí phương án 1 ............................................................... 41

3.4.2.

Dự toán chi phí phương án 2 ................................................................ 41


3.5. So sánh lựa chọn phương án khả thi ............................................................. 43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 44
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 46

SVTH: Trần Quang Minh

Trang iv


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD :

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD :

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M :

Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

MLSS :

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)


SS :

Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

QCVN :

Quy chuẩn Việt Nam

KCN :

khu công nghiệp

KCX :

khu chế xuất

HTXLNT :

Hệ thống xử lý nước thải

XLNT :

Xử lý nước thải

VSV :

Vi sinh vật

SBR :


Bể xử lý sinh học thiếu khí theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

VSS :

Hàm lượng chất rắn bay hơi

GVHD :

Giáo viên hướng dẫn

KLTN :

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Trần Quang Minh

Trang v


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy hoạch không gian Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ ................................ 3
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch .................................................................. 3
Hình 2.3. Vị trí khu xử lý nước thải tập trung ............................................................ 7
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn (trên) và 3 ngăn (dưới)...........................11
Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo giếng thấm ..........................................................................12
Hình 2.6. Sơ đồ hoạt động pha của mô hình UNITANK..........................................15
Hình 2.7. Các giai đoạn hoạt động của bể SBR ........................................................16

Hình 2.8. Sơ đồ bể lọc sinh học có lớp vật liệu ngập nước ......................................18
Hình 2.9. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300m3/ngày.đêm ....................19
Hình 2.10. Sơ đồ xử lý nước thải khu dân cư Phương Anh, 1000m3/ngày.đêm.......20
Hình 2.11. Sơ đồ xử lý nước thải khu nghỉ mát Sinh Hương, 260 m3/ngày.đêm .....21
Hình 2.11. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5000m3/ngày ........................22
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 1 (dùng BIOFOR) ........................31
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 2 (dùng SBR) ...............................32

SVTH: Trần Quang Minh

Trang vi


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng cân bằng đất đai ................................................................................. 5
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đường giao thông ............................................................... 5
Bảng 2.2. Bảng thống kê nhu cầu dùng nước ............................................................. 6
Bảng 2.3. Bảng dự kiến chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ............................................. 9
Bảng 2.4. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư .............................................10
Bảng 3.1. Tính chất nước thải khu dân cư Phú Hòa, TX.TDM, Bình Dương ..........24
Bảng 3.2. Tính chất nước thải khu dân cư Chánh Nghĩa, TX.TDM, Bình Dương ...24
Bảng 3.4. Lượng chất bẩn một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước
với một người sử dụng 150 l/người.ngày (theo TCXDVN 51:2008) .......................25
Bảng 3.5. Nồng độ chất bẩn tính toán theo bảng 4.1 ................................................25
Bảng 3.6. So sánh chất lượng nước thải sinh hoạt của khu biệt thự sau khi qua bể
tự hoại với tiêu chuẩn xả ra nguồn theo QCVN 14:2008 cột A ................................26
Bảng 3.7. Bảng dự đoán hiệu suất xử lý qua từng công trình phương án 1 ..............27
Bảng 3.8. Bảng dự đoán hiệu suất xử lý qua từng công trình phương án 2 ..............29

Bảng 3.9. Bảng tóm tắt thông số thiết kế các công trình phương án 1 .....................34
Bảng 3.10. Bảng tóm tắt thông số thiết kế các công trình phương án 2 ...................38
Bảng 3.11. Khái quát dự toán kinh tế phương án 1 ..................................................41
Bảng 3.12. Khái quát dự toán kinh tế phương án 2 ..................................................41
Bảng 3.13. So sánh lựa chọn phương án thiết kế .....................................................43

SVTH: Trần Quang Minh

Trang vii


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Bình Dương được biết đến như là một trong những
tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
Cùng với sự phát triển năng động đó là sự tăng dân số cơ học ngày càng cao và nhiều
khu dân cư chung cư được quy hoạch để đáp ứng sự phát triển đó. Bên cạnh những mặt
tích cực thì cũng tồn tại những mặt tiêu cực về môi trường đó là sự ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng đặc biệt là nguồn nước mặt do chưa được xử lý mà chủ yếu xả vào
hệ thống thoát nước và đổ ra sông. Cùng với sự xuất hiện của các dự án quy hoạch khu
dân cư, khu đô thị, chung cư cao tầng trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì dự án Khu Biệt
thự vườn Chánh Mỹ là một trong những dự án được coi là nổi bật phù hợp với xu thế
phát triển hiện đại và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ đang được xây dựng nhưng các biện
pháp bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm, chưa có triển khai xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung cho Khu Biệt thự.
Đồng thời, nhằm chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều Luật bảo vệ môi trường. Và quyết định số 22/2006/QĐ-BVMT ngày
22/03/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trường Việt Nam.
Do đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu biệt thự vườn Chánh Mỹ
là việc hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho
Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
 Xác định lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải phát sinh từ dự án.
 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu biệt thự vườn Chánh Mỹ đạt QCVN
14:2008/BTNMT, cột A.
1.3. Nội dung khóa luận
 Tổng quan về sự phát triển của các dự án khu biệt thự và biệt thự vườn.
 Tổng quan về khu biệt thự vườn Chánh Mỹ.
 Nguồn phát sinh nước thải, lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải.
 Tổng quan các phương án xử lý nước thải sinh hoạt.

SVTH: Trần Quang Minh

Trang 1


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
 Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước
thải.
 Phân tích, đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế hệ thống xử
lý nước thải cho khu biệt thự.
 Tính toán thiết kế các công trình đơn vị .
 Tính toán kinh tế xây dựng, lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
1.4. Phương pháp thực hiện
 Điều tra khảo sát thực địa tại khu biệt thự, thu thập số liệu về quy mô dân số,

quy hoạch cơ sở hạ tầng, vị trí khu đất của khu xử lý nước thải tập trung.
 Thu thập và tổng hợp tài liệu từ thư viện, một số đề tài nghiên cứu, lý thuyết
liên quan.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng: nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu biệt thự.
 Phạm vi nghiên cứu:
o Chỉ xử lý nước thải phát sinh trong dự án không xử lý các thành phần ô
nhiễm khác.
o Chỉ xây dựng hệ thống xử lý nước thải dựa vào quy hoạch của dự án.
o Nước thải sau khi xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008 BTNMT.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Môi trường : Nước thải sau khi xử đạt chuẩn xả thải, đảm bảo vệ sinh môi
trường cho khu biệt thự góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.
 Kinh tế : Tiết kiệm tài chính cho công ty hơn việc phải nộp phạt về phí môi
trường, đồng thời môi trường đảm bảo cũng là một yếu tố cần thiết đối với
khách hàng khó tính trong và ngoài nước.
 Thực tiễn: Đáp ứng nhu cầu xây dựng mới các khu dân cư, khu biệt thự vườn thì
cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới để đảm bảo tuân theo quy định
của pháp luật.

SVTH: Trần Quang Minh

Trang 2


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

Hình 2.1. Quy hoạch không gian Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ

2.1. Tổng quan dự án khu biệt thự vườn Chánh Mỹ. [1]
2.1.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí, giới hạn khu đất
Khu đất đầu tư xây dựng có vị trí tại xã Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương, tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ, qua cầu Rạch Trầu khoảng 500m, với
tứ cận như sau:
o Bắc giáp: Đường Nguyễn Văn Cừ
o Nam giáp: Sông Sài Gòn
o Đông giáp: Đường đất đỏ đi vào
nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một.
o Tây giáp: Đất dân cư hiện hữu
(Khu dự án Đô thị sinh thái Chánh
Mỹ).
Tổng diện tích khu đất là: 127.575,20 m²

SVTH: Trần Quang Minh

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch
Trang 3


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình khu đất nói chung khá bằng phẳng, có cao độ (giả định) thay đổi từ
+0,25m đến +1,25m, độ dốc ít, hướng dốc chủ đạo từ Bắc về Nam (từ trục đường
Nguyễn Văn Cừ hiện hữu ra phía bờ sông Sài Gòn). Độ dốc tự nhiên địa hình trung
bình khoảng 0,2%, thuận lợi việc thoát nước.
2.1.1.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình
 Địa chất thủy văn:
- Khu đất nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ẩm

mưa nhiều, phân biệt 2 mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 10;
mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11.
- Nhiệt độ trung bình năm: 26,5ºC-33ºC.
- Lượng mưa trung bình là: 1773mm.
- Độ ẩm tương đối trung bình: 80%.
- Tốc độ gió trung bình: khoảng 0,5 m/s.
- Hướng gió chính: Tây Nam. Tháng 10,11,12: Hướng gió: Bắc và Đông Bắc.
- Số giờ nắng: 2.443 giờ /năm.
- Bức xạ nhiệt không lớn lắm: khoảng 3400 kcal/h.
 Địa chất công trình:
Khu vực chưa có tài liệu khảo sát địa chất công trình. Tuy nhiên theo các số liệu
lấy từ các công trình khu vực lân cận thì nền đất khu vực có độ chịu lực trung bình từ
0,5-1,0 Kg/cm².
2.1.1.4. Cảnh quan thiên nhiên
Khu đất nằm trong vùng cảnh quan đặc biệt quan trọng của thị xã Thủ Dầu Một,
trong khu vực định hướng quy hoạch khu ở sinh thái, xung quanh có nhiều mảng xanh.
Trong thiết kế quy hoạch cần lưu ý về tầm nhìn, cảnh quan cũng như về định hướng
không gian cho khu vực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của một khu ở cao cấp, là điểm
nhấn về cảnh quan trên bờ sông Sài Gòn.
2.1.2. Quy hoạch
2.1.2.1. Quy mô dân số và dự kiến cơ cấu dân số
- Với tiêu chuẩn 50-70 m²/người, dự kiến có thể bố trí được 1.800 - 2.500 người.
- Với tiêu chuẩn 4người/hộ, dự kiến có thể bố trí được 625-450 hộ.
- Dự báo quy mô dân số cho khu vực vào khoảng 1.792 người.
- Dự báo số hộ trong khu vực khoảng 448 hộ.
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 4



Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, cơng suất 165m3/ngày.đêm
2.1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 2.1. Bảng cân bằng đất đai
STT

TÍCH

TỈ LỆ

MĐ XD

DTXD

TẦNG

(m²)

(%)

(%)

(m²)

CAO

THÀNH PHÂN

A

ĐẤT DÂN DỤNG


1

ĐẤT NHÀ Ở

118,657.4 100.00%
54,715.0 46.11%

62%

33,871.3

NHÀ BIỆT THỰ VƯỜN
NHÀ Ở BIỆT THỰ SONG LẬP
NHÀ Ở LIỀN KỀ (tái đònh cư)
NHÀ Ở CHUNG CƯ CAO TẦNG
NHÀ Ở CHUNG CƯ THẤP TẦNG

24,925.0 21.01%
10,513.0 8.86%
8,702.0 7.33%
6,919.0 5.83%
3,656.0 3.08%

60%
70%
80%
40%
50%


14,955.0
7,359.1
6,961.6
2,767.6
1,828.0

2.5
3.0
3.0
12.0
7.0

40%

2,846.4

4.0

2

ĐẤT CÔNG TRÌNH DV CÔNG CỘN

3

ĐẤT CÔNG VIÊN CÂY XANH

7,116.0
10,890.8

9.18%


4,614.0
6,276.8

3.89%
5.29%

ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT

967.6

0.82%

TRẠM XỬ LÝ TẬP TRUNG
HÀNH LANG KỸ THUẬT SAU NHÀ

447.0
520.6

0.38%
0.44%

CÂY XANH TẬP TRUNG
CÂY XANH PHÂN TÁN
4

6.00%

5


ĐẤT GIAO THÔNG

B

ĐÁT NGOÀI DÂN DỤNG
ĐẤT HLBV SÔNG

8,917.8

TỔNG CỘNG A+B

127,575.2

DÂN SỐ DỰ KIẾN:

SỐ

BQ(m²) CĂN HỘ
66.2

93.01%

30.5

448
80
52
58
130
128


4.0

15%

6.1

0.5

44,968.0 37.90%
8,917.8

TIÊU

25.1
6.99%
100.00%

1,792 NGƯỜI

2.1.2.3. Quy hoạch giao thơng
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đường giao thơng
CHỈ GIỚI
TÊN ĐƯỜNG
STT

CHIỀU
DÀI

KÝ HIỆU


(mét)

MẶT CẮT

LỘ GIỚI

ĐƯỜNG
ĐỎ

(mét)

MẶT CẮT NGANG (mèt)
LỀ MẶT ĐƯỜNG PHÂN CÁCH LỀ

CHỈ GIỚI
XÂY DỰNG

DIỆN
TÍCH
(m²)

(mét)

(mét)

1 ĐƯỜNG D1

283.0


4-4

5.0

14.0

9.00

5.0

33.0

8.5

11,50-14,50

6,792.0

2 ĐƯỜNG D2
3 ĐƯỜNG D3

308.0
104.0

3-3
2-2

5.0
3.0


7.0
6.0

-

5.0
3.0

17.0
12.0

8.5
6.0

8,50-14,50
9,00-12,00

5,236.0
1,248.0

4 ĐƯỜNG HT MỞ RỘNG
5 ĐƯỜNG N1

265.0
172.0

3-3
2-2

5.0

3.0

7.0
6.0

-

5.0
3.0

17.0
12.0

8.5
6.0

11,5-12,50
9,00-12,00

4,505.0
2,064.0

6 ĐƯỜNG N2
7 ĐƯỜNG N2A

294.0
103.0

3-3
2-2


5.0
3.0

7.0
6.0

-

5.0
3.0

17.0
12.0

8.5
6.0

9,00-14,00
9,00-12,00

4,998.0
1,236.0

8 ĐƯỜNG N3

335.0

3-3


5.0

7.0

-

5.0

17.0

8.5

12.50

5,695.0

9 ĐƯỜNG N4
10 ĐƯỜNG N5

363.0
432.0

3-3
3A-3A

5.0
6.0

7.0
7.0


-

5.0
5.0

17.0
18.0

8.5
9.0

12.50
13.50

6,171.0
7,776.0

290.0

1-1

6.5

15.0

4.00

6.5


32.0

10.3

13,25-16,25

11 ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ
TỔNG

2,949.0

8,120.0
53,841.0

Ghi chú: Diện tích theo bảng thống kê là chưa trừ các khoảng chồng nhau và chưa
tính đến bán kính độ cong bó vỉa.
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 5


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
2.1.2.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước
 Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước:
Bảng 2.2. Bảng thống kê nhu cầu dùng nước
STT
1
2
3
4

5
6
7
8

CÁC YẾU TỐ TÍNH TOÁN
Nước sinh hoạt Qsh
Nước cho CTCC, dịch vụ
Nước tưới cây, rửa đường
Nước thất thoát, rò rỉ
Tổng lượng nước trên ∑Q
Nước cấp cho khu XLNT
Công suất mạng Qm
Lưu lượng cần thiết Qct

DÂN SỐ
TIÊU CHUẨN
(người)
1,800
150 lít/người
10% Qsh
10% Qsh
10% Qsh
1+2+3+4
4%∑Q
Qm x 1,3

NHU CẦU
(m³/người)
270.00

27.00
27.00
27.00
351.00
14.04
365.04
474.55

Với Kngày,max = 1,3 : Hệ số dùng nước không điều hòa ngày.
Lưu lượng cần thiết (làm tròn) Qct = 500 m³/ngày
 Nguồn nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch lấy từ đường ống hiện hữu Ф200 trên
đường Nguyễn văn cừ . Đường ống cấp nước trục chính của khu chạy dọc theo đường
HT và đường D1, D2, Ф150, Ф100. Các ống rẽ nhánh Ф76, Ф60.
Mạng lưới đường ống này chỉ phục vụ cho quy mô quy hoạch khu biệt thự vườn
Chánh Mỹ, không dự kiến mở rộng ra xung quanh, mạng lưới cấp nước này bao gồm:
 Các tuyến chuyển tải Ф76, Ф60 cho từng lô nhà trong toàn khu.
 Các tuyến nhánh cụt, tuyến nội bộ từng lô đường kính Ф60.
 Nhánh rẽ cấp nước cho từng nhà Ф42.
 Hệ thống cấp nước chữa cháy:
Dựa vào các tuyến ống cấp nước chính cho cả khu quy hoạch, bố trí 09 trụ lấy
nước chữa cháy Ф150 ở các điểm thuận tiện lấy nước với khoảng cách trung bình giữa
2 trụ là 150m. Ngoài ra khi có sự cố cháy, cần phải gọi xe chữa cháy chuyên dụng để
hỗ trợ.
2.1.2.5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và môi trường
 Thoát nước thải:
- Lưu lượng nước tính toán cho mạng lưới cống thoát nước thải được tính bằng
80% lượng nước cấp.

SVTH: Trần Quang Minh


Trang 6


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
- Công suất của nhà máy xử lý nước thải tính bằng 75% lưu lượng nước chảy vào
mạng cống dẫn, do trong quá trình vận chuyển trên mạng lưới cống dẫn, chủ
yếu là cống HDPE, nước bị thấm, rò rỉ dọc theo tuyến dẫn.
- Công suất trạm xử lý nước thải:
Qxl = 0,8 x 0,75 x Qsh = 0,6Qsh= 0,6 x 270 = 162 m³/ngày.
Trong đó: Qsh : Lưu lượng cấp nước sinh hoạt = 270m³/ngày
- Chọn trạm có công suất xử lý nước thải là 165 m³/ngày.
- Nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào hệ thống đường cống gom phải được xư lý
cục bộ trong từng căn hộ. Tất cả các khu vệ sinh đều phải có bể tự hoại 3 ngăn,
xây đúng theo quy cách, để xử lý sơ bộ tránh ô nhiễm môi trường và làm tắt
nghẽn hệ thống cống dẫn.
- Nước sinh hoạt từ các căn hộ được đấu nối vào các hố ga, sử dụng ống PVC.
- Lưu lượng nước thải được chia về trạm để xử lý.
- Trạm xử lý nước thải đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật, vị trí giao nhau giữa
đường D7a và đường N3.

Khu xử lý nước
thải tập trung

Hình 2.3. Vị trí khu xử lý nước thải tập trung
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 7



Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
 Giải pháp thoát nước
- Giải pháp được chọn cho hệ thống thoát nước sinh hoạt - thoát nước mưa khu
dân cư Chánh Mỹ là hệ thống thoát nước riêng.
- Phương án chọn cho thoát nước mưa là cống tròn BTCT ly tâm Ф600- Ф800Ф1000, đấu nối bằng phương pháp xảm. Hệ thống thoát nước mưa sử dụng hệ
thống cống tròn BTCT ly tâm, kết hợp với giếng thu, thu nước triệt để, tránh
ngập úng cục bộ. Cống thoát nước mưa được bố trí dưới vỉa hè đi bộ và có tim
cống cách lề 1,5m. Độ sâu chôn cống BTCT ly tâm ban đầu 0.9-1m, giếng thu
được bố trí khoảng (20-25m)/cái có nhiệm vụ thu nước mưa.
- Phương án chọn cho thoát nước thải là cống tròn HDPE 2 vách Ф300- Ф400Ф600 đấu nối bằng phương pháp hàn co nhiệt. Nước thải sinh hoạt (sau khi xử
lý cục bộ) được thu gom vào các hố ga, đưa về trạm xử lý nước thải bằng hệ
thống cống HDPE 2 vách. Độ sâu chôn cống HDPE ban đầu 1m (tính đến đáy).
Độ sâu chôn cống lớn nhất 3,0m (hố ga vào trạm xử lý). Độ dốc nhỏ nhất
imin=1/d. Vận tốc nước chảy lớn nhất: 3m/s.
- Nước thải được làm sạch đạt tiêu chuẩn loại A - QCVN 14-2008/BTNMT rồi
xả ra sông Sài Gòn.
2.1.3. Quy hoạch hệ thống môi trường
 Chất thải rắn
Rác thải được phân loại tại từng căn hộ, toàn khu sẽ bố trí các thùng chứa rác tại
các vị trí thích hợp thu gom rác thải và hợp đồng với Công ty vệ sinh môi trường của
thị xã Thủ Dầu Một đến vận chuyển về khu tập trung, xử lý rác của thị xã để xử lý.
 Khói bụi
Không được thường xuyên xả khói, khí thải gây khó chịu cho cư dân xung
quanh. Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố, nhà xung
quanh. Ống thoát hơi có đường kính tối thiểu 160 mm, vị trí miệng ống thoát hơi phải
đặt phía sau nhà, cách vị trí cao nhất của mái nhà tối thiểu 1,0 m.
 Cây xanh
Bố trí công viên cây xanh tập trung và bổ sung diện tích cây xanh cho khu quy
hoạch bằng cây xanh dọc các trục đường, bao gồm:
 Mảng cây xanh tập trung: 10.890,8m².

 Cây xanh đường phố: 2.949 mét dài.

SVTH: Trần Quang Minh

Trang 8


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
2.1.4. Tổng hợp kinh phí đầu tư
 Tổng vốn đầu tư
Bảng 2.3. Bảng dự kiến chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

HẠNG MỤC
Giao thông
Chuẩn bị KTĐXD
Thoát nước mưa
Cấp nước
Cấp điện
Thoát nước thải
Cây xanh
Thông tin liên lạc

Tổng cộng

KINH PHÍ ƯỚC TÍNH (Đồng)
10.532.650.000
8.659.200.000
3.678.640.000
825.840.000
7.122.500.000
3.263.500.000
1.928.520.000
3.425.000.000
39.435.850.000

Tổng cộng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 39.435.850.000 đồng
(Ba mươi chín tỷ, bốn trăm ba mưoi lăm triệu, tám trăm năm mươi ngàn đồng).
 Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư: Vốn của Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh
Lễ - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên.
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt qui mô vừa và nhỏ
2.2.1. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt [9]
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…Chúng thường được thải
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng
khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu
chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay
các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao
hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính
trên đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở
các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch,

còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước
thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:


Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

SVTH: Trần Quang Minh

Trang 9


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm


Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô vơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein(40  50%);
hydratcarbon(40  50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; cà các chất béo(5  10%).
Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150  450 mg/l
theo trọng lượng khô. Có khoảng 20  40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở
những khu dân cư đông đúc, điêu kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không
được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối
ổn định.
Bảng 2.4. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
STT


Các thông số ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị ô nhiễm

1

pH

-

6.8

2

BOD5

mg/l

110-400

3

Tổng chất rắn (TS)

mg/l

350-1200


Chất rắn hòa tan (TDS)

mg/l

250-850

- Chất rắn lơ lửng (SS)

mg/l

100-350

Tổng Nitơ

mg/l

20-85

Nito hữu cơ

mg/l

8-35

Nito amoni

mg/l

12-50


Nito Nitrit

mg/l

0-0,1

Nito Nitrat

mg/l

0,1-0,4

5

Clorua

mg/l

30-100

6

Độ kiềm

mgCaCO3/l

50-200

7


Tổng chất béo

mg/l

50-200

8

Tổng Photpho

mg/l

8

9

Tổng Coliform

MPN/100ml

105-108

4

SVTH: Trần Quang Minh

Trang 10



Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
2.2.2. Công trình xử lí sinh học kị khí [10]
Quá trình xử lí dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong công trình
nhờ sự lên men kị khí. Đối với các công trình qui mô nhỏ và vừa người ta thường dùng
công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng với sự phân huỷ kị khí các chất hữu cơ trong
pha rắn và pha lỏng. Các công trình thường được ứng dụng là: các loại bể tự hoại,
giếng thấm ...
2.2.2.1. Bể tự hoại
Bể tự hoại là công trình xử lí nước thải bậc I (xử lí sơ bộ) đồng thời thực hiện
hai chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng. Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật
hoặc hình tròn trên mặt bằng được xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép, hoặc chế tạo
bằng vật liệu composite. Bể chia làm 2 hoặc 3 ngăn. Do phần lớn cặn lắng trong ngăn
thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm 50-75% dung tích toàn bể.
Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phái trên) và
phần lên men cặn lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu nước trong bể từ 1
đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả
lắng cặn trong bể tự hoại có thể đạt từ 40-60% phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ quản lí
và vận hành bể. Qua thời gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên
men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá
trình phân giải (CH4, CO2, H2S …) nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho
nước thải nhiễm bẩn trở lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước.
Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ta phải nối ống bằng phụ kiện Tê với
đường kính tối thiểu là 100mm với một đầu ống đặt dưới lớp màng nổi, đầu kia được
nhô lên phía trên để tiện việc kiểm tra, tẩy rửa và không cho lớp cặn nổi trong bể chảy
ra đường cống. Cặn trong bể tự hoại được lấy theo định kì. Mỗi lần lấy phải để lại
khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới
lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ cặn.

Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn (trên) và 3 ngăn (dưới)
SVTH: Trần Quang Minh


Trang 11


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
2.2.1.2. Giếng thấm:
Giếng thấm là công trình trong đó nước thải được xử lí bằng phương pháp lọc
qua lớp cát, sỏi và oxy hoá kị khí các chất hữu cơ được hấp phụ trên lớp cát sỏi đó.
Nước thải sau khi xử lí được thấm vào đất. Do thời gian nước lưu lại trong đất lâu nên
các loại vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hầu hết.
Để đảm bảo cho giếng hoạt động bình thường, nước thải phải được xử lí bằng
phương pháp lắng trong bể tự hoại hoặc bể lắng hai vỏ.
Giếng thấm cũng chỉ được sử dụng khi mực nước ngầm trong đất sâu hơn 1.5m
để đảm bảo được hiệu quả thấm lọc cũng như không gây ô nhiễm nước dưới đất. Các
loại đất phải dễ thấm nước từ 208l/m2.ngày. Do đó, khi sử dụng giếng thấm cần khảo
sát địa chất nơi muốn xây dựng giếng thấm.

Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo giếng thấm
2.2.2. Công trình xử lí sinh học hiếu khí [10]
Quá trình xử lí nước thải dựa trên sự oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải
nhờ oxy tự do hoà tan. Các công trình xử lí sinh học hiếu khí trong điều kiện tư nhiên
thường được tiến hành trong hồ (hồ hiếu khí, hồ kị khí) hoặc trong đất ngập nước. Tuy
nhiên, các công trình này cần có diện tích mặt bằng lớn nên thường không được áp
dụng trong các trạm xử lí có mặt bằng giới hạn. Để khắc phục tình trạng thiếu mặt
bằng thì có các công trình xử lí sinh học hiếu khí nhân tạo được dựa trên nguyên tắc
hoạt động của bùn hoạt tính hoặc quá trình màng sinh vật. Các công trình thường dùng:
bể aerotank , kênh oxy hoá, bể lọc sinh học, đĩa lọc sinh học.
2.2.2.1. Bể Aerotank
Bể aerotank là loại bể sử dụng phương pháp bùn hoạt tính. Nước thải sau khi xử
lí sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hoà tan cùng các chất lơ lửng di vào

aerotank. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các hợp chất hữu cơ chưa
phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và
phát triển dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước. Chính
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 12


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
vì vậy, xử lí nước thải ở aerotank được gọi là quá trình xử lí với sinh trưởng lơ lửng
của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bông bùn hoạt tính. Bùn hoạt
tính là các bông cặn màu nâu sẫm, chứa các hợp chất hữu cơ hấp phụ từ nước thải và là
nơi cư trú cho các vi khuẩn cùng các vi sinh vật bậc thấp khác sống và phát triển.
Trong nước thải có các hợp chất hữu cơ hoà tan – loại chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ
nhất. Ngoài ra, còn có loại hợp chất hữu cơ khó bị phân huỷ hoặc loại hợp chất chưa
hoà tan hay khó hoà tan ở dạng keo – các dạng hợp chất này có cấu trúc phức tạp cần
được vi khuẩn tiết ra enzim ngoại bào, phân huỷ thành những chất đơn giản hơn rồi sẽ
thẩm thấu qua màng tế bào và bị oxy hoá tiếp thành sản phẩm cung cấp vật liệu cho tế
bào hoặc sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước. Các hợp chất hữu cơ ở dạng hoà keo
hoặc ở dạng các chất lơ lửng khó hoà tan là các hợp chất bị oxy hoá bằng vi sinh vật
khó khăn hoặc xảy ra chậm hơn.
Hiệu quả làm sạch của bể Aerotank phụ thuộc vào: đặc tính thuỷ lực của bể hay
còn gọi là hệ số sử dụng thể tích của bể, phương pháp nạp chất nền vào bể và thu hỗn
hợp bùn hoạt tính ra khỏi bể, kiểu dáng và đặc trưng của thiết bị làm thoáng nên khi
thiết kế phải kể đến ảnh hưởng trên để chọn kiểu dáng và kích thước bể cho phù hợp.
Các loại bể Aerotank truyền thống thường có hiệu suất xử lí cao. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động của bể cần có thêm các bể lắng I (loại bớt chất bẩn trước khi
vào bể) và lắng II( lắng cặn, bùn hoạt tính). Trong điều kiện hiện nay, diện tích đất
ngày càng hạn hẹp. Vì thế càng giảm được thiết bị hay công trình xử lí là càng tốt. Để
khắc phục tình trạng trên thì có các bể đáp ứng được nhu cầu trên : aerotank hoạt động

từng mẻ, bể Unitank.
2.2.2.2. Bể Unitank
Unitank là công nghệ hiếu khí xử lí nước thải bằng bùn hoạt tính, quá trình xử lí
liên tục và hoạt động theo chu kì. Nhờ quá trình điều khiển linh hoạt cho phép thiết lập
chế độ xử lí phù hợp với nước thải đầu vào cũng như mở rộng chức năng loại bỏ
Phospho và Nitơ khi cần thiết. Việc thiết kế hệ thống Unitank dưa trên một loạt các
nguyên tắc và qui luật riêng, khác với các hệ thống xử lí nước thải bùn hoạt tính truyền
thống.
Về cấu trúc, Unitank là là một khối bể hình chữ nhật được chia làm 3 khoang
thông nhau qua bức tường chung. Hai khoang ngoài có thêm hệ thống máng răng cưa
nhằm thực hiện hai chức năng: vừa là bể sục khí để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu
cơ gây bẩn vừa là bể lắng II tách bùn ra khỏi nước đã xử lí. Hệ thống đường ống đưa
nước thải vào Unitank được thiết kế để đưa nước thải vào từng khoang tuỳ theo từng
pha. Nước thải sau xử lí theo máng răng cưa ra ngoài bể chứa nước sạch, bùn sinh học
dư cũng được đưa ra khỏi hệ thống Unitank từ hai khoang ngoài. Cũng giống như các
hệ thống xử lí sinh học khác, Unitank xử lí nước thải với dòng vào và dòng ra liên tục
theo chu kì, mỗi chu kì gồm hai pha chính và hai pha phụ. Thời gian của pha chính là
ba giờ và thời gian của pha phụ là một giờ ( có thể điều chỉnh được). Thời gian của pha
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 13


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
chính và pha phụ được tính toán và chương trình hoá dựa vào lưu lượng, tính chất nước
thải đầu vào và tiêu chuẩn chất lượng nước thải xử lí đầu ra.
Toàn bộ hệ thống Unitank được điều khiển tự động bởi bộ PLC đã được máy
tính lập trình sẵn theo tính chất đặc trưng của nước thải và theo số liệu thực nghiệm.
Chu kì Unitank hoạt động như sau: gồm hai pha chính và hai pha phụ
 Pha chính thứ nhất: Nước thải được đưa vào ngăn bên trái ngoài cùng ( ngăn A)

lúc này đang được sục khí. Nước thải mới được đưa vào được trộn lẫn với bùn hoạt
tính. Các hợp chất hữu cơ, tác nhân gây bẩn cho nước bị hấp phụ và bị phá vỡ một
phần bởi bùn hoạt tính (quá trình tích luỹ). Từ ngăn A hỗn hợp bùn nước liên tục chảy
vào ngăn B cũng đang được sục khí. Tại đây vi sinh tiếp tục phá huỷ các chất hữu cơ
đã được đưa vào và được hấp phụ ở ngăn A (quá trình tái sinh). Cuối cùng, hỗn hợp
bùn nước được chuyển sang ngăn C. lúc này ngăn C không sục khí cũng không khuấy
trộn mà đóng vai trò như một bể lắng, tạo điều kiện yên tĩnh cho bùn sa lắng dưới tác
dụng của trọng lực. Từ ngăn C, nước thải đã được trào qua máng răng cưa vào kênh
nước sạch, bùn dư cũng lấy ở đây, tại ngăn C.
 Pha phụ thứ nhất: Hết pha chính thứ nhất là đến pha phụ thứ nhất kéo dài trong
một giờ. Trong suốt thời gian pha phụ thứ nhất, chức năng ngăn A thay đổi. Hệ thống
sục khí của ngăn A ngưng hoạt động để bùn trong ngăn này có thể lắng được dưới tác
dụng của trọng lực để chuẩn bị cho pha chính thứ hai (khi đầu ra sẽ được lấy từ ngăn
này). Ngăn B vẫn được sục khí như ở pha trước cũng như ngăn C vẫn đóng vai trò làm
bể lắng và dòng ra lấy tại đây. Trong pha phụ, nước thải được đưa vào ngăn giữa (ngăn
B) và tại đây vi sinh vật thực hiện chức năng oxy hoá và phân huỷ các chất hữu cơ gây
bẩn. Sau đó, hỗn hợp nước thải và bùn được chuyển sang ngăn C và được lắng tại đây.
Từ ngăn C, nước thải đã được xử lí trào qua máng răng cưa vào kênh nước sạch, bùn
dư cũng được lấy từ đây.
 Pha chính thứ hai: Tương tự pha chính thứ nhất, duy chỉ có đổi chiều ngược lại.
Nước thải được đua vào ngăn C dang sục khí. Nước thải mới vào được trộn lẩn với bùn
hoạt tính. Các hợp chất hữu cơ bị hấp phụ và bị phà vỡ. Từ ngăn C hỗn hợp bùn nước
sẽ liên tục chảy vào ngăn B cũng đang đang được sục khí. Tại đây vi sinh vật sử dụng
nguồn oxy được cấp vào để oxy hoá và tiếp tục phân huỷ chất hữu cơ. Cuối cùng, hỗn
hợp bùn nước được đưa sang ngăn A không sục khí không khuấy trộn đóng vai trò là
lắng bùn dưới tác dụng của trọng lực. Từ ngăn A, nước thải đã được xử lí qua máng
răng cưa vào kênh nước sạch. Bùn dư cũng được lấy ra tại đây.
 Pha phụ thứ hai: Hết pha chính thứ hai là đến pha phụ thứ hai kéo dài trong một
giờ.Tương tự trong pha phụ thứ nhất nhưng trong pha này, ngăn C ngưng hoạt động để
bùn lắng xuống để chuẩn bị cho pha chính thứ nhất. Còn ngăn A đóng vai trò làm bể

lắng và dòng ra được lấy tại đây. Sau khi pha phụ thứ hai kết thúc cũng là lúc kết thúc
một chu kì và bắt đầu một chu kì mới với pha chính thứ nhất, nước thải được đưa vào
ngăn A
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 14


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm

Hình 2.6. Sơ đồ hoạt động pha của mô hình UNITANK
Ưu điểm của Unitank:
+ Cấu trúc chắc gọn, là một khối bê tông liền nhau, chi phí xây dựng và vật liệu xây
dựng giảm. Tổng diện tích mặt bằng cho xây dựng chỉ cần khoảng 50% so với công
nghệ bùn hoạt tính thông thường. Trong giới hạn về mặt bằng của khách sạn thì đây là
một trong những ưu điểm nổi bật của Unitank.
+ Quá trình xử lí linh hoạt theo chương trình và có thể điều chỉnh nên rất phù hợp với
các loại nước thải có tính chất đầu vào và lưu lượng thay đổi.
+ Unitank có cấu trúc modun nên rất dễ dàng nâng công suất bằng cách ghép các
modun liền nhau, tận dụng phần xây dựng đã có.
+ Unitank vận hành tự động đảm bảo chất lượng ổn định của nước thải đã xử lí dẫn đến
chi phí vận hành thấp.
+ Unitank kết hợp chức năng oxy hoá và lắng tách bùn trong cùng một bể nên không
cần công đoạn hoàn lưu bùn, giảm gọn phần đường ống và bơm hoàn lưu.
2.2.2.3. Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ: (SBR)
Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ là một dạng công trình xử lí sinh học
nước thải bằng bùn hoạt tính. Trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn
và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu là 2 để có thể xử lí liên
tục.
Trong bể quá trình thổi khí và quá trình lắng được thực hiện trong cùng một bể

phản ứng do đó có thể bỏ qua bể lắng II. Quá trình hoạt động diễn ra trong một ngăn
và gồm 5 giai đoạn:
 Pha làm đầy: Có thể vận hành với 3 chế độ làm đầy tĩnh, làm đầy hoà trộn và
làm đầy sục khí nhằm tạo môi trường khác nhau cho các mục đích khác nhau.
Thời gian pha làm đầy có thể chiếm từ 25 – 30%.
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 15


Thiết kế HTXLNT khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, công suất 165m3/ngày.đêm
 Pha phản ứng (sục khí): Ngừng đưa nước thải vào. Tiến hành sục khí. Hoàn
thành các phản ứng sinh hoá có thể được bắt đầu từ pha làm đầy. Thời gian phản
ứng chiếm khoảng 30% chu kì hoạt động.
 Pha lắng: Điều kiện tĩnh hoàn toàn được thực hiện (không cho nước thải vào,
không rút nước ra, các thiết bị khác đều tắt) nhằm tạo điều kiện cho quá trình
lắng. Thời gian chiếm khoảng từ 5 – 30% chu kỳ hoạt động.
 Pha tháo nước sạch:
 Pha chờ: Áp dụng trong hệ thống có nhiều bể phản ứng, có thể bỏ qua trong một
số thiết kế.

Hình 2.7. Các giai đoạn hoạt động của bể SBR
Thời gian hoạt động có thể tính sao cho phù hợp với từng loại nước thải khác
nhau và mục tiêu xử lí. Nồng độ bùn trong bể thường khoảng từ 1500 – 2500 mg/l.
Chu kỳ hoạt động của bể được điều khiển bằng rơle thời gian. Trong ngăn bể có thể bố
trí hệ thống vớt váng, thiết bị đo mức bùn…
Ưu điểm của bể Aerotank hoạt động gián đoạn:
+ Bể có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành.
+ Hiệu quả xử lí cao do các quá trình hoà trộn nước thải với bùn, lắng bùn cặn … diễn
ra gần giống điều kiện lí tưởng. BOD5 của nước thải sau xử lí thường thấp hơn 20mg/l,

hàm lượng cặn lơ lửng từ 3-25mg/l và N-NH3 khoảng từ 0.3-12mg/l.
+ Sự dao động lưu lượng nứơc thải ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lí.
+ Bể làm việc không cần lắng II. Trong nhiều trường hợp, có thể bỏ qua bể điều hoà và
bể lắng I. Đây là một ưu điểm lớn của bể aerotank hoạt động gián đoạn trong điều kiện
đất đai bị giới hạn trong thành phố do tiết kiệm được công trình.
Nhược điểm chính của bể: Công suất xử lí nhỏ và để bể hoạt động có hiệu quả
thì người vận hành phải có trình độ và theo dõi thường xuyên các bước xử lí
nước thải.
SVTH: Trần Quang Minh

Trang 16


×