Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN THUỘC THỊ TRẤN PHÚ MỸ HUYỆN TÂN THÀNH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN
THUỘC THỊ TRẤN PHÚ MỸ- HUYỆN TÂN THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN
THUỘC THỊ TRẤN PHÚ MỸ- HUYỆN TÂN THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU


Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: KTS. ĐỖ VĂN TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 

i


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp – trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên và
toàn thể thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy KTS. Đỗ Văn Tâm đã dành rất nhiều
thời gian hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp tôi trong suốt quá trình làm đồ án và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Quản Lý Dự Án huyện Tân Thành, Uỷ Ban
Nhân Dân thị trấn Phú Mỹ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn tất luận văn.

Lời cảm ơn sau cùng tôi xin dành cho mẹ, người đã hết lòng quan tâm,
động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân
thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 01/06/2012
Sinh viên

Trần Thị Hồng Nhung

 

ii


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế công viên nhà Văn hóa Thanh niên thuộc thị trấn
Phú Mỹ- huyện Tân Thành- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được tiến hành tại thị trấn Phú
Mỹ- huyện Tân Thành- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian từ ngày 01/12/2011 đến
ngày 01/06/2012.
Kết quả thu được:
Đề xuất phân khu chức năng cho công viên.
Đề xuất mạng lưới giao thông cho toàn khu.
Thiết kế tổng thể công viên.
Thiết kế chi tiết cho từng phân khu trong công viên.
Đề xuất danh mục cây xanh.
Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ
 Mặt bằng tổng thể công viên có bố trí cây xanh: 1 bản vẽ.

 Mặt cắt toàn khu: 2 bản vẽ.
 Mặt đứng: 1 bản vẽ
 Phối cảnh: 12 bản vẽ.

 

iii


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

SUMMARY
Research topic "Design landscape the park of culture youth center” at Phu
My town, Tan Thanh district,

Ba Ria Vung Tau province, the period from

01/12/2011 until 01/06/2012.
Results given
Proposing fuctional subdivision.
Proposed transportation network for the whole area.
Designing master plan of resort.
Proposed list of trees for the whole area
Completing the design including
 Tree Master planning: 1 drawing
 Section: 2 drawings.
 Vertical plan: 1 drawing.
 Perspective: 12 drawings.


 

iv


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

TRANG TỰA............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
Chương 1 .................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 2 .................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3
2.1. Giới thiệu sơ lược về công viên: .......................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về công viên: ................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại công viên: .......................................................................................... 3
2.1.3. Vai trò và chức năng của công viên: ................................................................. 4

2.1.4. Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế công viên: ................................................ 4
2.1.5. Lịch sử phát triển công viên thế giới: ............................................................... 4
2.1.6. Vài nét về sự hình thành và phát triển công viên ở việt nam:........................... 5
2.2. Đặc điểm tự nhiên về khu vực thiết kế: ............................................................... 6
2.2.1. Vị trí địa lý khu vực thiết kế: ............................................................................ 6
2.2.2. Các yếu tố tự nhiên: .......................................................................................... 7
2.2.2.1. Địa hình, địa mạo: .......................................................................................... 7
2.2.2.2. Khí hậu: .......................................................................................................... 7
2.2.2.3. Tài nguyên, địa chất thổ nhưỡng:................................................................... 8

 

v


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Chương 3 .................................................................................................................. 10
MỤC TIÊU- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 10
3.1. Mục tiêu: ............................................................................................................ 10
3.2. Nội dung nghiên cứu: ......................................................................................... 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................... 11
Chương 4 .................................................................................................................. 12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 12
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế: ..................................................... 12
4.2. Đề xuất những phương án thiết kế: .................................................................... 14
4.2.1. Phân khu chính trong công viên:..................................................................... 14
4.2.2. Đề xuất những phương án phân khu chi tiết: .................................................. 16

4.3. Thuyết minh thiết kế: ......................................................................................... 18
4.3.1. Ý tưởng thiết kế chung cho toàn công viên: ................................................... 18
4.3.2. Phân tích từng phân khu chức năng trong công viên: ..................................... 23
4.3.2.1. Khu quảng trường trung tâm: ....................................................................... 23
4.3.2.2. Khối nhà văn hóa: ........................................................................................ 24
4.3.2.3. Khu thể thao: ................................................................................................ 25
4.3.2.4. Khu trò chơi: ................................................................................................ 27
4.3.2.5. Khu dạo: ....................................................................................................... 27
4.4. Đề xuất chủng loại cây sử dụng trong công viên: .............................................. 32
4.4.1. Tiêu chí chọn cây xanh: .................................................................................. 32
4.4.2. Đề xuất chủng loại cây xanh: .......................................................................... 32
Chương 5 .................................................................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 38
5.1. Kết luận: ............................................................................................................. 38
5.2. Kiến nghị: ........................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40

 

vi


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1 Vị trí khu đất thiết kế. .................................................................................. 6
Hình 4.1 Khu đất đang được san lấp mặt bằng. ....................................................... 12
Hình 4.2 Mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt. ...................................................... 13
Hình 4.3 Ranh giới phía Đông giáp quốc lộ 51 ........................................................ 14
Hình 4.4 Ranh giới phía Bắc giáp đường Trần Hưng Đạo....................................... 14
Hình 4.5 Ranh giới phía nam giáp đài tưởng niệm .................................................. 14
Hình 4.6 Sơ đồ ý tưởng phương án 1 ....................................................................... 16
Hình 4.7 Sơ đồ ý tưởng phương án 2 ....................................................................... 18
Hình 4.8 Sơ đồ giao thông trong công viên.............................................................. 20
Hình 4.9 Mặt bằng tổng thể công viên ..................................................................... 21
Hình 4.10 Phối cảnh tổng thể công viên .................................................................. 22
Hình 4.11 Mặt đứng công viên nhìn từ hướng nam ................................................. 22
Hình 4.12 Mặt cắt ngang công viên. ........................................................................ 22
Hình 4.13 Mặt cắt dọc công viên.............................................................................. 23
Hình 4.14 Phối cảnh quảng trường trung tâm .......................................................... 24
Hình 4.15 Tiểu cảnh khu thể thao ............................................................................ 26
Hình 4.16 Tiểu cảnh trước nhà thi đấu. .................................................................... 26
Hình 4.17 Tiểu cảnh khu trò chơi ............................................................................. 27
Hình 4.18 Tiểu cảnh khu dạo ................................................................................... 28
Hình 4.19 Phối cảnh trung tâm phụ .......................................................................... 29
Hình 4.20 Tiểu cảnh giàn hoa................................................................................... 30
Hình 4.21 Trích đoạn mặt bằng tiểu cảnh khu dạo. ................................................. 31

 

vii


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 


Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Các nhóm đất chính của huyện Tân Thành. ................................................ 8
Bảng 2.2 Bảng phân tích đặc điểm khu đất ................................................................ 9
Bảng 4.1 Danh mục cây hiện trạng........................................................................... 13
Bảng 4.2 Bảng cân bằng đất đai phân khu chính trong công viên. .......................... 15
Bảng 4.3 Bảng cân bằng đất đai phân khu chi tiết trong công viên. ........................ 18
Bảng 4.4 Danh mục cây bóng mát. ........................................................................... 33
Bảng 4.5 Danh mục dây leo và cây phủ đất. ............................................................ 33
Bảng 4.6 Danh mục cây trang trí, cây bụi và cây cắt tỉa. ......................................... 34
Bảng 4.7 Danh mục hình minh họa cây bóng mát.................................................... 35
Bảng 4.8 Danh mục hình minh họa dây leo và cây phủ đất. .................................... 36
Bảng 4.9 Danh mục cây trang trí, cây bụi và cây cắt tỉa. ......................................... 37

 

viii


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giai đoạn 2005 - 2010, môi trường phát triển kinh tế trong nước cũng như
của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có nhiều chuyển động, nhiều dự án lớn của Trung ương
như: hệ thống Cảng Quốc tế nước sâu Thị Vải - Cái Mép, dự án đường cao tốc,
đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu sẽ được đầu tư trên địa bàn. Môi
trường đầu tư được cải thiện, nên khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
là rất lớn, nhất là các dự án mũi nhọn của nền kinh tế. Trong đó, hướng ưu tiên
trong những năm tới là tranh thủ sự đồng thuận của các cấp các ngành để tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị một cách hoàn chỉnh, xây dựng một số công trình
kinh tế - xã hội thiết yếu để vừa phục vụ, vừa làm tiền đề thúc đẩy quá trình đô thị
hóa. Tập trung phát triển ngành dịch vụ thương mại, một lĩnh vực rất cần thiết
nhưng chưa làm được nhiều trong những năm qua như: dịch vụ nhà ở, nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải, cung ứng lao động, dịch vụ y tế, bưu điện, ngân
hàng, du lịch, bảo hiểm, hệ thống thương mại, nhất là tại trung tâm Phú Mỹ...
Thị trấn Phú Mỹ thuộc huyện Tân Thành có Quốc Lộ 51 đi qua, đường huyết
mạch TP. Hồ Chí Minh - TP. Vũng Tàu; đặc biệt có hệ thống Cảng biển quốc tế
(Tân Cảng, SP-PSA, Sài Gòn-Singapore, Thị Vải, Cái Mép...). Nơi đây tập trung
các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn như: Khu công nghiệp khí - điện đạm Phú Mỹ; khu công nghiệp Cái Mép (tập trung công ty, nhà máy chuyên về sản
xuất LPG, condensate, xăng dầu, hóa chất và cảng), khu công nghiệp Mỹ Xuân (tập
trung các công ty, nhà máy chuyên về dầu khí, thép, xăng dầu, cơ khí chế tạo, điện
tử). Nơi này tập trung khu công nghiệp thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á (thép

 

1


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp


Posco, Pomina...). Với lượng công nhân viên lên tới trên 20.000 người. Khu vực
này có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
Quan trọng hơn, với sự phát triển nhanh chóng của huyện, thu hút và tập
trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh thì việc phát triển mảng xanh ở khu vực
này là rất cần thiết. Ngoài việc tạo cảnh quan, đó còn là nơi vui chơi lành mạnh cho
tầng lớp thanh niên hạn chế được các tệ nạn xã hội và thị trấn Phú Mỹ đang được
nâng lên thành đô thị mới do đó cần có các công trình mang tính hiện đại và phù
hợp với xu thế phát triển.
Với mong muốn thực hiện được những mục đích trên, tôi đã đề xuất đồ án:
“Thiết kế công viên nhà Văn hóa Thanh niên thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”. Khu đất nằm ở vị trí có Quốc Lộ 51 đi qua, thuộc
thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với diện tích khoảng
40,000 m2.

 

2


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.


Giới thiệu sơ lược về công viên

2.1.1. Khái niệm về công viên
Sân vườn, công viên là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa cho con người,
là môi trường thẩm mỹ trong đó văn hóa vật chất gắn liền với văn hóa tinh thần.
2.1.2. Phân loại công viên
Vườn hoa: là phong cảnh dùng để nghỉ chân chốc lát. Có vị trí trên các
đường phố, quảng trường và trước các công trình công cộng.
Vườn dạo: là khu vực cây xanh phục vụ nghỉ ngơi chốc lát cho khách đi
đường và cộng đồng quanh khu vực.Vườn dạo phân tán khắp nơi trong thành phố.
Công viên văn hóa nghỉ ngơi: là nơi chủ yếu để giải trí, sinh hoạt văn hóa
cho cộng đồng.
Công viên bách thảo: để nghiên cứu khoa học, giáo dục và phổ thông trong
cộng đồng những hiểu biết về thực vật một cách rộng rãi. Vì vậy mà công viên bị
hạn chế trong nghỉ ngơi giải trí.
Công viên bách thú: là khu vực cây xanh trong đó người ta chăn nuôi các
loài động vật để nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học cho cộng đồng, đồng
thời là nơi nghỉ ngơi giải trí được nhiều người ưa thích.
Công viên rừng: từ những phong cảnh rừng tiến tới tổ chức thành những
công viên rừng. Loại công viên này có tính chất phục vụ cộng đồng rộng rãi trong
việc nghỉ ngơi ngắm cảnh, hoạt động ngoài trời.

 

3


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp


Công viên thiếu nhi: là nơi diễn ra các hoạt động thể thao và văn hóa giáo
dục trẻ em trong môi trường thiên nhiên, với những điều kiện đảm bảo phát triển cơ
thể, ý thích sáng tạo, thực nghiệm khoa học nghệ thuật và vui chơi của thiếu nhi.
Công viên thể thao – giải trí: là quần thể công trình thể dục thể thao, giải trí và
không gian cây xanh.
2.1.3. Vai trò và chức năng của công viên
Vai trò
Là thành phần chính có vai trò hoàn chỉnh và phát triển các hoạt động trong hệ
thống văn hóa và nghỉ ngơi – giải trí.
Là cầu nối cho con người và thiên nhiên.
Là không gian có vai trò trong việc giáo dục thẩm mỹ cho con người và góp phần
hình thành văn minh đô thị.
Chức năng
Chức năng nghỉ ngơi giải trí.
Chức năng văn hóa giáo dục.
Nơi sinh hoạt cộng đồng.
2.1.4. Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế công viên
Các yếu tố chính trong thiết kế công viên
Yếu tố cây xanh.
Yếu tố hình khối địa hình.
Yếu tố mặt nước.
Yếu tố nhân tạo: công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, tượng đài…
2.1.5. Lịch sử phát triển công viên thế giới
Sự hình thành và phát triển tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội.
Có thể chia làm 4 thời kỳ
Thời kỳ cổ đại
Vườn công viên hình thành từ các quốc gia cổ đại phương đông (Ai Cập,
Lưỡng Hà, Trung Quốc) và 30 thế kỷ sau xuất hiện trong các quốc gia cổ đại


 

4


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

phương Tây (La Mã, Hy Lạp). Tiêu biểu thời kỳ này là vườn trong các dinh thự vua
chúa và tầng lớp quý tộc.
Thời kỳ trung đại
Thời kỳ tiền trung đại vườn chỉ bó hẹp trong những thành lũy và tu viện hầu
như không phát triển rộng. Vườn dạng hình học, cây trồng nghiêm túc trên đất.
Sang đến thời phục hưng tầng lớp tư sản ra đời, tầng lớp này cùng với tầng lớp quý
tộc không tiếc tiền để xây dựng những khu vườn quanh biệt thự tráng lệ. Cuối thời
trung đại điển hình là công viên Vesaile ở Pháp. Lần đầu tiên con người biến thiên
nhiên với quy mô lớn theo chủ đích của mình, tạo nên một thiên nhiên mới có
phong cách đặc sắc tiêu biểu của xã hội đương thời.
Thời kỳ cận đại
Công viên phát triển theo theo quy củ đối xứng chặt chẽ của thời kỳ hậu
trung đại. Công viên phong cảnh bắt đầu xuất hiện (thế kỷ XVIII) tiêu biểu là Di
Hòa Viên và hoa viên ở Trung Quốc, công viên ở Anh.
Công viên phong cảnh được sáng tạo theo bố cục tự do, theo đường nét tự
nhiên mang tính chất tranh phong cảnh, phù hợp quan điểm nghệ thuật của thời đại.
Cây xanh được bố trí thành khối tự nhiên, màu sắc của tán lá hoặc hoa đươc lựa
chọn, bóng đổ của cây được lưu ý tới.
Đến thế kỷ XIX mới xuất hiện công viên thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu
nghỉ ngơi – giải trí trong môi trường tự nhiên cho người dân thành phố. Các kiến
trúc sư cảnh quan đã phối hợp lý thuyết kiến trúc cảnh quan với vấn đề quy hoạch

đô thị nhằm tạo ra các công viên phù hợp với nơi đông người và có đòi hỏi phức tạp
hơn.
Thời kỳ hiện đại
Công viên trong giai đoạn này mang tính chất công cộng phục vụ cho số
đông người dân trong đô thị. Công viên đa chức năng ra đời.

 

5


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

2.1.6. Vài nét về sự hình thành và phát triển công viên ở Việt Nam
Thời phong kiến: vườn vẫn mang tính chất vườn gắn với cung điện hay nơi
thờ cúng, triều đại thời Nguyễn đã có một số vườn hoa công cộng thuộc về thành
phố.
Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc: giữa những công trình làm trụ sở có bố trí
những vườn hoa có bố cục đối xứng, chặt chẽ với đường thẳng và đường chéo,
những bồn hoa có dạng hình học. Vườn mang tính chất Á Đông: cây to rợp bóng
mát, vườn xanh lá quanh năm. Nhiều cây to che bóng râm mát, vườn hoa đẹp và
thơm.
Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay: hầu hết các vườn bố cục chung vẫn
giữ nguyên, chỉ thay thế kiến trúc nhỏ bị hư hỏng hoặc đã lỗi thời. Về cây xanh
trồng thêm nhiều loại cây chủ yếu để lấy bóng mát.
2.2.

Đặc điểm tự nhiên về khu vực thiết kế


2.2.1. Vị trí địa lý khu vực thiết kế
Khu đất thiết kế nằm ở vị trí có Quốc lộ 51 đi qua thuộc thị trấn Phú Mỹ,
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Phía Bắc giáp: đường Trần Hưng Đạo.
Phía Nam giáp: đài liệt sĩ.
Phía Đông giáp: quốc lộ 51.
Phía Tây giáp: đường Nguyễn Du (đường dự kiến).
Vị trí khu vực thiết kế:

Hình 2.1: Vị trí khu đất thiết kế.


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp
Thuận lợi về vị trí khu đất thiết kế

Với vị trí trên, khu đất thuận lợi về giao thông đường bộ: tiếp giáp đường
quốc lộ và đường Trần Hưng Đạo con đường dẫn vào khu công nghiệp; xung quanh
là các công trình hạ tầng: trung tâm thương mại huyện, UBND huyện, UBND thị
trấn, trường học, chợ huyện, khu dân cư,…
Trên địa bàn huyện có nhiều sông ngòi, ao hồ với lưu lượng lớn đặc biệt là
sông Thị Vải với lợi thế về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của
hệ thống cảng Sài Gòn trong tương lai gần.
Thị trấn Phú Mỹ cách sân bay quốc tế Long Thành 30 km đường bộ.
Vì vậy, có thể nói đây là nơi thu hút nhiều người nhất. Có vị trí thuận lợi, công viên
sẽ là nơi dừng chân vui chơi, giải trí, học tập của người dân nơi đây.
Khó khăn về vị trí khu đất thiết kế
Nhà văn hóa giáp đài liệt sỹ vì vậy sẽ ảnh hưởng một phần đến nơi này.

2.2.2. Các yếu tố tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình phía Tây tương đối bằng phẳng nên giao thông đường bộ thuận tiện.
Địa hình phía Đông có nhiều ngọn núi cao trung bình 400 - 500 m như Núi
Dinh, Tóc Tiên , Thị Vải …. tạo địa hình thấp dần về phía Tây và phía Bắc , thích
hợp cho chăn nuôi và trồng rừng .
Huyện Tân Thành có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng , vừa tạo cho
huyện một quỹ đất phong phú , vừa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất quan
trọng.
2.2.2.2. Khí hậu
Tân Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
biển, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong
năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,1oC) với
tháng lạnh nhất (tháng 1: 25,2oC) chỉ là 3,9oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố rất
không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90%

 

7


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời gian này có
gió mùa Tây Nam, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa còn lại vào mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Khí hậu Tân Thành thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài

ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng.
2.2.2.3 Tài nguyên, địa chất thổ nhưỡng
Huyện Tân Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 33,854 ha. Trong đó, đã
điều tra thổ nhưỡng 30,619 ha, có 8 nhóm chính với 14 loại đất :
Đất thủy thành gồm: đất cát, mặn, phèn, phù sa, dốc tụ, đất xám trên phù sa cổ.
Đất địa thành gồm: đất đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất xám granite.
Trong số đó có 3 nhóm đất chiếm đa số diện tích của huyện và liên quan
nhiều đến sản xuất nông nghiệp là:
Đất xám: 8,673 ha, chiếm 28,86% diện tích đã điều tra tự nhiên.
Đất đỏ vàng: 7,831 ha, chiếm 25,57% diện tích đã điều tra tự nhiên.
Đất phèn: 7,007 ha, chiếm 22,88% diện tích đã điều tra tự nhiên.
Diện tích đất của 5 nhóm còn lại chỉ chiếm 23,22% diện tích đã điều tra tự
nhiên.
Bảng 2.1 : Các nhóm đất chính của huyện Tân Thành.
STT Nhóm đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

01

Nhóm đất cát

263

0,86

02


Nhóm đất mặn

196

0,64

03

Nhóm đất phèn

7,007

22,68

04

Nhóm đất phù sa

800

2,61

05

Nhóm đất xám

8,673

28,33


06

Nhóm đất đỏ, vàng

7,831

25,57

07

Đất xói mòn trơ sỏi đá

3,534

11,54

08

Nhóm đất dốc tụ

265

0,87

09

Sông rạch

2,050


6,7

( Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tân Thành).

 

8


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.2: Bảng phân tích đặc điểm khu đất
Đặc điểm khu đất
Giáp với đường lớn

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuận lợi cho việc chuyên Tiếng ồn,bụi ảnh hưởng
chở và đi lại.

đến công viên.

Địa hình tương đôi bằng Thuận lợi cho công tác Không có sự chênh lệch
phẳng

xây dựng.


cao độ tự nhiên.

Thành phần cây xanh Việc tạo lập cảnh quan sẽ
không có nhiều

dễ dàng.
Dùng biện pháp cây xanh hạn chế ồn và bụi.
Cân bằng đào, đắp trong thiết kế vừa không làm mất

Giải pháp

đi khối lượng đất, vừa không phải tốn chi phí vận
chuyển mà tạo được sự chênh lệch về cao độ tạo nét
đặc trưng riêng.

 

9


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
MỤC TIÊU- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.


Mục tiêu
Thiết kế một công viên đẹp đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và sinh hoạt

văn hóa cho người dân đô thị. Tạo một điểm đến cho người dân đô thị trong những
lúc rảnh rỗi.
Thiết kế công viên ưu tiên về thiên nhiên ( cây xanh, mặt nước, địa hình…)
xây dựng một công viên mang phong cách hiện đại.
Tăng diện tích mảng xanh, tạo môi trường học tập lành mạnh và vui chơi lý
thú cho thanh niên tại câu lạc bộ.
Công viên văn hóa hỗ trợ cho sự phát triển và nâng cao thể chất, trí tuệ của
giới trẻ.
Là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các cuộc thi triễn lãm của
huyện...
Thiết kế nhiều tiểu cảnh để cảnh quan phong phú hấp dẫn hơn.
3.2.

Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng công viên

Khảo sát mặt bằng hiện trạng khu đất. Xác định vị trí giới hạn khu đất, đặc tính của
nó và công trình lân cận.
Thu thập những dữ liệu cần có.
Xây dựng phương án thiết kế
Nghiên cứu và lựa chọn những loài cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu khu
vực.

 

10



GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp
Danh mục, mật độ cây xanh trong công viên.
Phân vùng công năng thích hợp.
Đề xuất phương án thiết kế cảnh quan hợp lý.
Tiến hành thiết kế.
Thiết kế ý tưởng.
Thiết kế chi tiết.
3.3

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phần mềm Autocad, Sketchup, Photoshop:

Autocad: dùng để thiết kế mặt bằng công viên.
Sketchup: dựng công trình công viên, phối cảnh tổng thể công viên.
Photoshop: chỉnh sửa hình ảnh.
Điều tra thực địa
Khảo sát khu vực thiết kế.
Chụp hình hiện trạng khu đất và các công trình lân cận.
Thu thập số liệu về khí hậu, địa hình, thủy văn của khu đất.
Khảo sát đánh giá sự tiện lợi của giao thông đối với vị trí công viên trong đô thị.
Xác định tên các loài cây trên mặt bằng hiện trạng.
Tham khảo tài liệu
Đọc sách thiết kế, những vấn đề có liên quan đến thiết kế công viên.
Tham khảo tài liệu các loại cây.
Tham khảo tài liệu có liên quan qua sách báo, internet…
Thiết kế
Từ mặt bằng quy hoạch thiết lập phân khu chức năng cho công viên.

Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad, Photoshop.
Thiết kế các tiểu cảnh chi tiết từ mặt bằng tổng thể.
Dựng mặt đứng, mặt cắt bằng phần mềm Autocad, Sketch-up.
Dựng phối cảnh cho công viên bằng Sketchup và photoshop.
Bảng thống kê cây sử dụng trong công viên.

 

11


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế
Khu đất nằm ở vị trí có Quốc Lộ 51 đi qua, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện

Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với diện tích khoảng 40,000 m2. Khối nhà văn
hóa đang được thi công xây dựng, khu đất trước đây là khu nhà ở.

Hình 4.1: Khu đất đang được san lấp mặt bằng.
Thành phần cây xanh hiện không có nhiều do san lấp mặt bằng.

 


12


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 4.1: Danh mục cây hiện trạng.
Tên loài

Tên khoa học

Họ thực vật

Nhãn

Dimocarpus longan

Sapindaceae

Sọ khỉ

Khaya senegalensis

Meliaceae

Xoài

Mangifera indica


Anacardiaceae

Phượng

Delonix regia

Caesalpiniaceae

Hình 4.2: Mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt.

 

13


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

Khu đất nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông: tiếp giáp đường quốc lộ 51,
xung quanh là các công trình hạ tầng: trung tâm thương mại, UBND thị trấn Phú
Mỹ, UBND huyện Tân Thành, tượng đài liệt sỹ, trường học, chợ huyện,… hai mặt
tiếp giáp đường là quốc lộ 51 và đường đi vào khu công nghiệp.

Hình 4.3: Ranh giới phía Đông

Hình 4.4: Ranh giới phía Bắc

giáp quốc lộ 51


giáp đường Trần Hưng Đạo

Hình 4.5: Ranh giới phía nam giáp đài tưởng niệm.
4.2. Đề xuất những phương án thiết kế
4.2.1. Phân khu chính trong công viên
Dựa vào mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt của Huyện Ủy – Hội Đồng
Nhân Dân – Uỷ Ban Nhân Dân huyện Tân thành, tôi đã chia khu đất thành hai phân

 

14


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp

khu chính là khu động và khu tĩnh: Khu động tiếp giáp với đường quốc lộ phù hợp
với bối cảnh xung quanh. Diện tích tiếp giáp hai phân khu được giảm bớt nhờ khối
nhà văn hóa. Do vậy, khu tĩnh ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của khu động.
Bảng 4.2: Bảng cân bằng đất đai phân khu chính trong công viên.
Stt

Phân khu

Diện tích

1

Khu tĩnh


20,000 m2

2

Khu động

13,200 m2

3

Khối nhà văn hóa

4,800 m2
38,000 m2

Tổng

 

15


GVHD: KTS. Đỗ Văn Tâm 

Luận văn tốt nghiệp
4.2.2. Đề xuất những phương án phân khu chi tiết
Phương án 1

Hình 4.6: Sơ đồ ý tưởng phương án 1.

Ưu điểm
Bãi xe tiếp giáp với quảng trường, thuận tiện cho việc đi lại.
Nhược điểm
Khu thể thao nằm ở phía tây khu đất, từ trưa trở về chiều các sân chơi luôn bị nắng
gắt ảnh hưởng tới việc thi đấu, rèn luyện thể thao.
Khu tĩnh bi ảnh hưởng bởi trục giao thông chính, quảng trường trung tâm và khu
thể thao.

 

16


×