Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá biến động lớp phủ rừng huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu bằng công nghệ viễn thám và GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.76 KB, 12 trang )

Đánh giá biến động lớp phủ rừng huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bằng công nghệ
viễn thám và GIS

Trần Anh Tuấn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: PGS.TS Nhữ Thị Xuân
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Thu thập tư liệu: Ảnh viễn thám, bản đồ các loại và các tài liệu liên quan khác.
Tổng quan cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá biến
động lớp phủ rừng. Nghiên cứu các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các
yếu tố ảnh hưởng tới biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo. Ứng dụng công nghệ viễn
thám thành lập các bản đồ lớp phủ rừng ở một số thời điểm. Ứng dụng GIS để thành lập
bản đồ và đánh giá biến động lớp phủ rừng. Xác định các nguyên nhân gây ra biến động
lớp phủ rừng và đề xuất các giải pháp bảo vệ lớp phủ rừng.

Keywords: Hệ thống thông tin; Địa chính; Lớp phủ rừng; Công nghệ viễn thám;
Lập bản đồ


Content
1. Tính cấp của thiết đề tài
Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi từ rừng, các hoạt
động của con người đã gây ra rất nhiều tác động đối với tài nguyên và môi trường. Hiện nay,
chúng ta đang phải đương đầu với những vấn đề về sự suy thoái của nguồn lợi tự nhiên và môi
trường. Sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ phát
triển bền vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết được các nhà quản lý đặt ra. Để làm tốt công việc


này, công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động rừng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Mặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng,
nhưng hầu hết các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương
pháp truyền thống thô sơ, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời
gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai
thác những thông tin hiện thời nhất. Thời gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực
nghiên cứu càng kéo dài thì thông tin trên bản đồ càng lạc hậu và không chính xác. Trong khi đó
bản đồ đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải
có phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống.
Tư liệu viễn thám với những ưu việt là tính cập nhật và đồng bộ về thông tin, tính khái
quát hóa tự nhiên các đối tượng và khả năng phủ trùm rộng (một tấm ảnh chụp từ vệ tinh Landsat
TM phủ trùm diện tích 32.400 km
2
, một tấm ảnh chụp từ vệ tinh SPOT phủ trùm diện tích 3.600
km
2
) và đã phủ trùm khắp mọi nơi trên Trái đất, cùng với sự phát triển mạnh về công nghệ như
cung cấp thông tin ngày càng nhanh chóng, chính xác hơn, đã đem lại giá trị đích thực của
phương pháp bản đồ trong nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại của các đối tượng, các
hiện tượng, như các đối tượng biến động thảm thực vật, tài nguyên rừng, đem lại khả năng thực
tiễn cho xu hướng thành lập bản đồ theo quan điểm đồng bộ, hệ thống.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographical Information Systems) có khả năng thu
thập, cập nhật, quản trị và phân tích, thể hiện dữ liệu địa lý phục vụ các bài toán ứng dụng có liên
quan tới vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Xuất phát từ những lý do nêu trên học viên đã chọn đề tài: Đánh giá biến động lớp phủ
rừng huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bằng công nghệ viễn thám và GIS.
2. Mục tiêu của đề tài
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ và đánh giá biến động lớp phủ
rừng huyện Công Đảo phục vụ công tác quản lý, khai thác tài nguyên rừng

3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tư liệu: Ảnh viễn thám, bản đồ các loại và các tài liệu liên quan khác.
- Tổng quan cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá biến
động lớp phủ rừng.
- Nghiên cứu các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới
biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo
- Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập các bản đồ lớp phủ rừng ở một số thời điểm.
- Ứng dụng GIS để thành lập bản đồ và đánh giá biến động lớp phủ rừng.
- Xác định các nguyên nhân gây ra biến động lớp phủ rừng và đề xuất các giải pháp bảo
vệ lớp phủ rừng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Toàn bộ vùng đảo nổi của quần đảo Côn Đảo.
Phạm vi khoa học: Xây dựng bản đồ lớp phủ rừng trên cơ sở công nghệ viễn thám và
GIS. Xây dựng ma trận biến động lớp phủ rừng, đánh giá biến động lớp phủ rừng khu vực
nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tư liệu hiện có liên quan đến lớp phủ rừng,
các tư liệu bản đồ, ảnh vệ tinh và GIS.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Thu thập, lấy mẫu, chụp ảnh, giải đoán, mô tả các
yếu tố liên quan đến lớp phủ rừng nhằm đánh giá mức độ biến động lớp phủ rừng được chi tiết
và có độ tin cậy cao.
Phương pháp viễn thám, bản đồ và Hệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho việc thành lập
bản đồ hiện trạng và đánh giá biến động lớp phủ bề mặt rừng huyện Côn Đảo.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Ảnh vệ tinh SPOT3-P thu nhận vào năm 1996; Landsat 7-ETM thu nhận năm 2000;
SPOT2 thu nhận năm 2006.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, 01 mảnh có số hiệu 6326III do cục Đo đạc và Bản đồ
Nhà nước in lại năm 1981 từ bản đồ quân sự Mỹ thành lập năm 1964.
- Bản đồ chuyên đề như: Ranh giới hành chính, Địa hình, Tài nguyên rừng…)

- Các kết quả điều tra thực địa.
7. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được cấu trúc thành 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá
biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Chương 2: Phương pháp thành lập bản đồ biến động lớp phủ rừng bằng công nghệ
viễn thám và GIS.
- Chương 3: Thành lập bản đồ, đánh giá biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo
giai đoạn 1996 - 2000 - 2006 và đề xuất giải pháp bảo vệ rừng phục vụ phát triển bền vững.
CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU

1.1. Khái niệm biến động lớp phủ rừng
1.1.1. Khái niệm về lớp phủ rừng
Lớp phủ rừng là một phần của lớp phủ bề mặt nói chung, là quần xã thực vật rừng, chủ
yếu là cây rừng sinh trưởng trên một khoảnh đất đai nhất định bao gồm các đặc trưng sau: Nguồn
gốc, tổ thành, tuổi, mật độ, tầng thứ, độ tàn che, độ che phủ, chiều cao bình quân, đường kính
bình quân, tổng tiết diện ngang, độ dày của rừng, tang trưởng, trữ lượng, cấp đất, diện tích, biến
động…
1.1.2. Phân loại rừng
Trong ngành lâm nghiệp, có rất nhiều cách phân loại rừng như:
- Phân loại trên quan điểm sinh thái học.
- Phân loại theo chức năng sử dụng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Phân loại theo trữ lượng: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng kiệt.
- Phân loại theo mức độ tác động của con người: rừng tự nhiên, rừng nhân tạo.
- Phân loại theo cấu trúc hình thái: rừng gỗ lá rộng thường xanh, rừng gỗ lá rộng rụng lá,
rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá, rừng gỗ lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn…
- Phân loại theo độ che phủ tán: rừng rậm (có độ che phủ tán >70%), rừng rậm trung bình

(có độ che phủ tán từ 50 -70%), rừng thưa (có độ che phủ tán từ 20 – 50%).
1.1.3. Khái niệm về biến động lớp phủ rừng
1.1.3.1. Khái niệm chung về biến động
Cụm từ biến động được hiểu là biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng
thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên cũng như mỗi trường
xã hội.
1.1.3.2. Biến động về diện tích đối tượng – biến động về số lượng
1.1.3.3. Biến động về bản chất đối tượng
1.2. Viễn thám và GIS trong đánh giá biến động lớp phủ rừng
1.2.1. Viễn thám trong nghiên cứu lớp phủ rừng
1.2.1.1. Khái quát về Viễn Thám
"Viễn thám được xác định là một phương pháp nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng
bằng các thiết bị, đặt cách đối tượng một khoảng cách nào đó, không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp
với đối tượng".
1.2.1.2 Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên mặt đất
Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện từ bằng các cách
thức khác nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng phổ. Đặc trưng phổ sẽ được
phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra đối tượng trên bề mặt đất, nó sẽ cho phép
giải thích được mối quan hệ giữa đặc trưng phổ và sắc, tông màu trên ảnh tổ hợp màu để giải
đoán đối tượng.
1.2.1.3 Một số loại tư liệu viễn thám đang được sử dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực tài
nguyên môi trường
Một hệ thống viễn thám nghiên cứu tài nguyên và môi trường bao gồm nhiều thành phần.
Về nguyên tắc các thành phần này có thể được chia ra thành 3 loại chính:
 Các vệ tinh viễn thám và các tàu vũ trụ có người điều khiển.
 Các máy bay có trang bị phòng thí nghiệm và máy đa phổ.
 Các trạm thu và xử lý thông tin mặt đất cố định hoặc lưu động cùng các khu vực
Polygon. Các vệ tinh nhân tạo đóng vai trò chủ đạo để thu thập thông tin viễn thám mà chủ yếu
là bằng phương pháp thu nhận năng lượng phản xạ từ các đối tượng mặt đất và tạo ra các sản
phẩm với các thể loại đa dạng: ảnh đa phổ, ảnh hồng ngoại nhiệt, ảnh ra đa .v.v

1.2.1.4 Những ưu thế cơ bản của ảnh viễn thám trong nghiên cứu lớp phủ rừng
- Cung cấp thông tin khách quan, đồng nhất trên khu vực trùm phủ lớn (Landsat 180km
x180km, SPOT, ASTER 60km x 60 km) cho phép tiến hành theo dõi giám sát trên những khu
vực rộng lớn cùng một lúc.
- Cung cấp thông tin đa dạng trên nhiều kênh phổ khác nhau cho phép nghiên cứu các đặc
điểm của đối tượng từ nhiều góc độ phản xạ phổ khác nhau.
1.2.2. GIS trong đánh giá biến động lớp phủ rừng
1.2.2.1. Khái niệm về GIS
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về GIS, song có thể thống nhất chung về định nghĩa
như sau: "GIS là một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần: phần cứng (máy tính và các thiết bị
ngoại vi), phần mềm, dữ liệu địa lý và người điều hành; được thiết kế hoạt động một cách có
hiệu quả nhằm thu nhận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý.
GIS có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi trường không gian địa lý" (Davis,
1996).
1.2.2.2. Cấu trúc của GIS
GIS bao gồm các hợp phần cơ bản sau: dữ liệu không gian, người điều hành, phần cứng,
phần mềm.
- Phần cứng máy tính, phần mềm GIS, dDữ liệu GIS và người sử dụng
1.2.2.3. Các chức năng của GIS trong việc xây dựng bản đồ và quản lý tài nguyên rừng
1.2.2.3.1 GIS trong việc xây dựng bản đồ
1.2.2.3.2 GIS trong quản lý tài nguyên rừng
1.2.2.4. Kết hợp tư liệu viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ biến động lớp phủ rừng
1.2.2.5 Theo dõi diễn biến lớp phủ rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS

CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG BẰNG
CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu biến động lớp phủ rừng sử dụng kỹ thuật viễn
thám và GIS
2.1.1 Phương pháp so sánh sau phân loại (Post – Classification comparison methods)

2.1.2 Phương pháp nhận biết các mẫu phổ (spectral pattern recognition)
2.1.3 Phương pháp phân tích thành phần chính (principal component analysis)
2.1.4 Phương pháp tạo ảnh sai biệt đa thời gian
2.1.5 Phương pháp tạo ảnh tỷ số
2.1.6 Phương pháp phân tích vector thay đổi
2.1.7 Phương pháp tính sai biệt chỉ số thực vật
2.2. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ biến động lớp phủ
rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS
2.2.1 Mục tiêu thực hiện
- Xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh.
- Sử dụng công nghệ GIS và công nghệ viễn thám để xử lý bản đồ, kiểm tra, chỉnh lý bản
đồ lớp phủ rừng, bản đồ biến động rừng.
- Ứng dụng công nghệ GIS thành lập cơ sở dữ liệu theo dõi biến động diện tích lớp phủ
rừng và đất rừng.
- Đánh giá diễn biến diện tích rừng thông qua việc chồng xếp bản đồ hiện trạng lớp phủ
rừng.
- Phân tích, đánh giá những biến động diện tích lớp phủ rừng.
- Kết quả theo dõi diễn biến rừng gồm:
 Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng, bản đồ biến động rừng;
 Bảng tổng hợp diện tích các loại đất, loại rừng;
 Cơ sở dữ liệu diễn biến rừng được lưu trữ trên hệ thống máy tính.
2.2.2 Qui trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng bằng ảnh viễn
thám
Qui trình được thực hiện gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu
Bước 2: Chiết tách thông tin từ ảnh viễn thám
Bước 3: Biên tập lớp thông tin hiện trạng lớp phủ rừng
Bước 4: Trình bày kết quả
2.2.3 Qui trình công nghệ thành lập bản đồ biến động lớp phủ rừng
2.2.3.1 So sánh biến động sau phân loại

- Lựa chọn tư liệu ảnh ở các thời điểm được thu nhận được xử lý, nắn chỉnh hình
học về cùng một hệ tọa độ.
- Tiến hành phân loại theo cùng hệ thống đã thiết kế để xây dựng bản đồ hiện trạng
lớp phủ rừng của từng thời kỳ.
- Thành lập bản đồ biến động.
2.2.3.2 Nghiên cứu biến động lớp phủ rừng sử dụng các chỉ số thực vật
Nguyên lý của phương pháp này là phân tích biến động lớp phủ rừng qua các giai đoạn
khác nhau dựa vào các giá trị phổ của hai kênh phổ đặc trưng cho thực vật là kênh đỏ và kênh
hồng ngoại. Bên dưới đây là một số loại chỉ số thực vật phổ biến thường được sử dụng trong
phân tích biến động lớp phủ rừng:
CHƢƠNG III
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG HUYỆN CÔN
ĐẢO GIAI ĐOẠN 1996 – 2000 – 2006 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1. Khái quát khu vực thử nghiệm
Khu vực thử nghiệm là Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Côn Đảo
bao gồm một hệ thống với 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Côn Lôn Lớn. Côn Đảo chủ yếu là
đồi núi chiếm 6.328ha (88,4% tổng diện tích tự nhiên). Núi Chúa cao 515m , núi Thánh Giá cao
577m. Thực phủ trong khu vực chủ yếu là rừng với các loại gỗ quý như: dầu, bằng lăng, săng,
gõ,… ;rừng tràm, rừng ngập mặn
3.2. Tài liệu sử dụng
- Ảnh vệ tinh SPOT3-P chụp ngày 18/01/1996.
- Ảnh vệ tinh Landsat 7+ ETM chụp ngày 11/08/2000 .
- Ảnh vệ tinh SPOT2 chụp ngày 08/02/2006
Bản đồ và các tư liệu khác
Bản đồ:
- Bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1/50.000, 01 mảnh có số hiệu 6326III
- Bản đồ địa hình GAUSSE tỷ lệ 1:10.000, kinh tuyến trục 1080
- Bản đồ hiện trạng rừng - huyện Côn Đảo thành lập 1năm 1997, 1999, 2003, 2008
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1995, 2000, 2005, 2010 tỷ lệ 1:50.000

Các tư liệu khác:
- Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai huyện Côn Đảo năm 2009
- Bản đồ thảm thực vật rừng năm 1999
- Niên giám thống kê năm 2007
3.3. Thành lập bản đồ nền
Nội dung bản đồ nền gồm : Cơ sở toán học, thủy hệ, địa hình, giao thông, dân cư, ranh
giới, thực vật.
Các yếu tố nội dung dạng đường và dạng vùng của bản đồ nền:
- Thủy hệ vẽ nét đôi khi 2 đường bờ cách nhau ≥ 10 m (tương đương 0.4 mm trên bản
đồ).
- Thể hiện các sông, suối nét 1 có chiều dài là ≥ 250 m (tương đương 10 mm trên bản đồ).
- Thể hiện ao hồ có S ≥ 1250m2 (tương đương 2 mm2 trên bản đồ).
- Các khu vực có các yếu tố nội dung quan trọng sẽ thể hiện các đường có chiều dài ≥
500m (tương đương 20 mm trên bản đồ) và có thể lấy đến cấp đường mòn, các khu vực khác chỉ
thể hiện các đường có chiều dài ≥ 750m (tương đương 30 mm trên bản đồ) và lấy bỏ cấp đường
sao cho hệ thống đường liên tục và đến được những vị trí cần thiết với nội dung bản đồ.
3.4. Chiết tách các thông tin từ ảnh viễn thám
Chiết tách các thông tin từ ảnh viễn thám ở đây được thực hiện bằng phương pháp xử lý
số, ảnh được hiệu chỉnh phổ, nắn chỉnh hình học, cắt ghép lập bình đồ. Tăng cường chất lượng
hình ảnh.
Sau đó phân loại ảnh bằng phương pháp phân loại có kiểm định với thuật toán phân loại
xác suất cực đại. Với phương pháp phân loại này mỗi pixel được xếp vào một lớp mà xác suất
thuộc vào lớp đó là lớn nhất. Công thức tổng quát:
Lk = P(k/X) = P(k)*P(X/k)/P(i)*P(X/i)
Trong đó : P(k): Xác suất tiền định của lớp k
P(X/k): Xác suất điều kiện có thể lấy được X thuộc lớp k.
Trước khi phân loại ta cần phải chọn mẫu giải đoán ảnh. Việc chọn mẫu giải đoán ảnh
dựa trên phổ phản xạ của lớp phủ bề mặt, kết quả khảo sát thực địa và các loại bản đồ tài liệu
được thành lập trước đó. Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình phân loại. Sau khi chọn
mẫu xong ta tiến hành phân loại. Kết quả của quá trình phân loại là ảnh sau phân loại và ảnh này

được làm mịn, chuyển sang dạng vector dưới dạng shapefile.
3.5. Biên tập và thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng 3 thời kỳ
Hệ quy chiếu: Bản đồ được thành lập ở tỷ lệ 1:25 000, hệ tọa độ VN-2000 (lưới chiếu
UTM, Elipxoid WGS-84, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60).
3.6. Thành lập bản đồ biến động lớp phủ rừng qua 3 thời kỳ
Bản đồ biến động lớp phủ rừng khu vực huyện Côn Đảo được thực hiện bằng phương
pháp chiết tách các thông tin biến động lớp phủ rừng qua việc chồng các lớp thông tin bản đồ
hiện trạng tại các thời điểm khác nhau (năm 1996, 2000 và năm 2006).
Bản đồ biến động lớp phủ rừng và các lớp thông tin của bản đồ được xây dựng ở tỷ lệ 1:
25 000 là tỷ lệ thích hợp cho mục đích hoàn thiện nguồn tư liệu phục vụ công tác quản lý tài
nguyên rừng trên một khu vực tương đối rộng. Dung tích dữ liệu bản đồ ở tỷ lệ này không quá
lớn nên có thể quản lý dữ liệu dễ dàng mà lượng thông tin vẫn đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu.
Bản đồ biến động lớp phủ rừng là sự thể hiện kết hợp các lớp thông tin biến động lớp phủ
thực vật rừng thời kỳ 1996-2000-2006 với lớp thông tin trạng thái lớp phủ rừng năm 2006 và các
lớp thông tin nền bằng hệ thống ký hiệu bản đồ dạng điểm, đường và vùng.
3.76. Phân tích nguyên nhân và đánh giá biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo.
3.7.1. Nhận xét và đánh giá diễn biến lớp phủ rừng giai đoạn 1996-2000 huyện Côn
Đảo
Từ các lớp thông tin trạng thái lớp phủ thực vật rừng năm 1996 và 2000, tiến hành chồng
chập, phân tích nhờ các công cụ trong phần mềm ArcGis và đưa ra kết quả dưới đây:
- Tổng diện tích rừng không biến động (rừng ổn định, không biến động được hình thành
trước năm 1996) là: 5816,84ha
- Tổng diện tích rừng được hình thành giai đoạn 1996-2000 là: 18,80 ha
- Tổng diện tích rừng bị mất đi giai đoạn 1996-2000 là: 74,38 ha
3.7.2. Nhận xét và đánh giá diễn biến lớp phủ rừng giai đoạn 2000- 2006 huyện Côn
Đảo
Kết quả nhận được sau quá trình phân tích dữ liệu trạng thái lớp phủ thực vật rừng năm
2000 và 2006 như sau:
+ Tổng diện tích rừng được hình thành ở giai đoạn này là: 2,71ha.
+ Tổng diện tích rừng bị mất đi ở giai đoạn này là: 41,65ha.

3.7.3. Nhận xét và đánh giá diễn biến lớp phủ rừng thời kỳ 1996-2000-2006 huyện Côn
Đảo và nguyên nhân biến động
Từ số liệu biến động lớp phủ thực vật rừng của từng giai đoạn đã tổng hợp và đưa ra các
bảng thống kê diện tích các loại rừng ở 3 thời điểm, bảng biến động diện tích các loại rừng qua
hai giai đoạn
Diện tích các loại rừng Côn Đảo năm 1996, 2000, 2006

1996
2000
2006
Biến động 10
năm
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
Diện
tích
Tỷ lệ
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)

(ha)
(%)
Loại rừng
1
2
3
4
5
6
(7)=(5)
-(1)
(8)=(6)-
(2)
Rừng ngập mặn
kín
19.28
0.32
19.28
0.33
19.28
0.33
0.00
0.01
Rừng ngập mặn
thưa
22.10
0.37
11.43
0.19
2.09

0.04
-20.01
-0.34
Rừng tràm thưa
25.77
0.43
25.50
0.43
25.50
0.44
-0.28
0.00
Rừng tự nhiên kín
5353.21
90.19
5346.4
4
90.88
5326.8
5
91.16
-26.36
0.97
Rừng tự nhiên
thưa
448.03
7.55
431.07
7.33
426.04

7.29
-21.99
-0.26
Rừng trồng kín
37.65
0.63
24.80
0.42
24.80
0.42
-12.85
-0.21
Rừng trồng thưa
29.54
0.50
24.27
0.41
13.80
0.24
-15.74
-0.26
Tổng
5935.57
100
5882.7
8
100
5843.3
5
100

-97.22

3.7.4. Nhận xét chung về đặc điểm biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo Qua
đánh giá và phân tích các số liệu từ lớp thông tin trạng thái lớp phủ rừng và bản đồ biến động lớp
phủ rừng đã đưa ra một số kết luận về quá trình biến động lớp phủ thực vật rừng khu vực Côn
Đảo như sau:
Diện tích biến động các loại rừng Côn Đảo thời kỳ 1996 - 2000 - 2006
STT
Các loại biến động lớp phủ rừng
Diện tích
(ha)
1
Rừng tồn tại trước 1996
5816.84
2
Rừng được hình thành giai đoạn 1996 - 2000
18.80
3
Rừng bị mất đi giai đoạn 1996 - 2000 và được hình thành giai đoạn 2000 -
2006
2.71
4
Rừng bị mất đi giai đoạn 1996 - 2000
74.38
5
Rừng bị mất đi giai đoạn 2000 - 2006
41.65
6
Rừng được hình thành giai đoạn 1996 - 2000 và bị mất đi giai đoạn 2000 -
2006

5.49
7
Vùng đất khác
7825.40
4. Nhận xét chung về đặc điểm biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo
Diện tích biến động lớp phủ rừng huyện Côn Đảo không nhiều chỉ vào khoảng 1.65% so
với tổng diện tích rừng và theo xu hướng chung là giảm đi do tác động của con người, nhưng
không có sự khai thác bừa bãi mà đều nằm trong quy hoạch của huyện.
Diện tích lớp phủ rừng có xu hướng giảm đi thời kỳ 1996 - 2006 là (-97.22 ha), tập trung
ở các khu vực có đông dân cư như Cỏ Ống, khu thị trấn Côn Đảo hay khu công nghiệp Bến
Đầm. Phần lớn diện tích rừng bị giảm đi trong giai đoạn 1996 - 2000 (77.08ha). Tại khu vực Cỏ
Ống diện tích rừng bị suy giảm do mở rộng diện tích sân bay Côn Sơn và khu vực quân sự; Phần
lớn diện tích RNM ở khu đầm lầy mặn An Hải đã mất đi thành hồ chứa nước. Ngoài ra diện tích
rừng bị suy giảm nằm rải rác trong khu vực chuyển sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc
đất thổ cư, trong đó có vùng rừng tự nhiên thưa chuyển sang khu vực khai thác đá.
Diện tích lớp phủ rừng ở Côn Đảo được trồng thêm chủ yếu trong giai đoạn 1996-2000 và
tập trung ở Cỏ Ống, trên vùng đất bằng chưa sử dụng có cây bụi với và trên hai vùng bãi cát
chưa sử dụng với diện tích là. Ngoài ra rừng được trồng thêm ở một số khu vực khác trên các
diện tích của đất di tích lịch sử và một số bãi cát ở vùng Trung tâm.
5. Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng cho mục đích phát triển bền vững
Để rừng Côn Đảo thực sự phát triển bền vững cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các
cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân
- Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm rà soát
điều chỉnh các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển rừng sản xuất.
- Quan tâm đầu tư ngân sách cho bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới và trồng nâng cấp rừng
phòng hộ, đặc dụng theo hướng bền vững; khuyến khích, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh.
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận
chuyển, buôn bán, tàng trử, chế biến lâm sản trái phép; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ

đầu vào, đầu ra của các cơ sở chế biến, coi đây là giải pháp trọng tâm trước mắt và phải duy trì
hoạt động thường xuyên, có hiệu quả,
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, khuyến lâm và quan tâm phát triển nguồn
nhân lực.
- Tăng cường quản lý khai thác lâm sản, tiến tới khai thác rừng bền vững
- Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê nhằm đánh giá đúng hiện trạng tài nguyên rừng,
tổ chức theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân; siết chặt kỷ cương, pháp luật toàn diện trên các mặt
- Tích cực xây dựng các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực nhằm đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tư liệu viễn thám cho phép nghiên cứu lớp phủ thực vật ở nhiều thời điểm, từ đó nghiên
cứu sự thay đổi lớp phủ thực vật và diến biến rừng được liên tục mà vẫn đảm bảo độ chính xác,
hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức, đáp ứng trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Phương pháp viễn thám kết hợp GIS có tính ưu việt hơn so với các phương pháp truyền
thống khác trong nghiên cứu lớp phủ rừng nhất là tại các khu vực miền núi.
Để kết quả phân loại đạt độ chính xác cao thì quá trình phân loại ảnh phải chặt chẽ và đặc
biệt việc chọn mẫu là hết sức quan trọng. Đòi hỏi người thực hiện có kiến thức chuyên môn, kỹ
năng sử dụng tốt các phân mềm.
Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đưa ra qui trình thành lập BĐHTLPR, BĐBĐLPR
bằng công nghệ viễn thám là khả thi và có thể được ứng dụng rộng rãi.
Tư liệu ảnh khu vực thử nghiệm cần phong phú hơn để đánh giá việc giải đoán lớp phủ
rừng ở giai đoạn nào đạt độ chính xác cao nhất.



References


1. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cường (2003) Viễn Thám và
hệ thống thong tin địa lý ứng dụng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đình Hòe, Trần Văn Thụy, Uông Đình Khanh, Lại Văn
Cầm (1997), Viễn Thám trong nghiên cứu tài nguyên Môi trường, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
3. Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030.
4. Công ty Tư vấn tài nguyên du lịch - Newzealand (TRC) hợp tác với Trung tâm Vườn
quốc gia (2006-2009), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia
Côn Đảo thời kỳ 2009-2020.
5. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (1998), Báo cáo kết quả đề tài "Điều tra đánh giá
hiện trạng tài nguyên thực vật và động vật rừng vườn Quốc gia Côn Đảo - Đề xuất các
biện pháp khôi phục rừng sau cơn bão Linda (bão số 5/1997).
6. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2004), Tài nguyên động, thực vật rừng VQG Côn
Đảo.
7. Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II (2006), Dự án: Quy hoạch phát triển Vườn Quốc
Gia Côn Đảo, giai đoạn 2007-2011.
8. Phân viện nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (2008), Báo cáo tổng kết điều tra
các yếu tố hình thành rừng ngập mặn trên nền đất cát san hô, ở vườn Quốc gia Côn
Đảo làm cơ sở đề xuất mở rộng cây trồng.
9. Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (2009), Quy hoạch phân vùng bảo tồn biển
vườn Quốc gia Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009.
10. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1997), Tổng kết điều tra cơ bản
các điều kiện tự nhiên và tài nguyên Môi trường: Tập I. II, III, IV, V, VI.
11. Trạm Khí tượng Hải văn (2008), Bảng lịch thuỷ triều các năm từ năm 1999 đến năm
2008 và một số bảng thông tin về gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm
12. Trung tâm kỹ thuật Môi trường (2008, 2009), Báo cáo tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập
phục vụ "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường huyện Côn Đảo đến 2010 và định hướng
2030" và các báo cáo chuyên đề phục vụ đề án.

13. UBND huyện Côn Đảo (2007), Dự thảo: Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Côn Đảo, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
14. UBND huyện Côn Đảo (2009), Báo cáo Thống kê, kiểm kê đất đai huyện Côn Đảo năm
2008.
15. Viện Địa lý (1995), Báo cáo tổng hợp đề tài: Cơ sở khoa học quy hoạch phát triển kinh
tế- xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2010.
16. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2006), Báo cáo thuyết minh bản đồ đất huyện
Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyển I báo cáo tổng hợp, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Vườn Quốc gia Côn Đảo (2008), Kế hoạch quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.
18. Vườn Quốc gia Côn Đảo (2009), Báo cáo hiện trạng đất rừng và rừng năm 2009.
19. Vườn Quốc gia Côn Đảo (2009), Tổng hợp thông tin về Vườn Quốc gia Côn Đảo.
THÔNG TIN TRÊN INTERNET
20.
21. http:/sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/condao/
22.
23.

×