Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI
CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH PHÁT

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ KIM NGÂN
Ngành: Quản Lý Môi Trường Và Du Lịch Sinh Thái
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/ 2012
 


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY TNHH GỐM
SỨ MINH PHÁT

Tác giả

TRỊNH THỊ KIM NGÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

Tháng 06/ 2012


 


 
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ KIM NGÂN

MSSV: 08157133


Khoá học:

Lớp: DH08DL

2008 – 2012

1. Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp
kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.
 Hiện trạng môi trường Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.
 Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2012

Kết thúc: tháng 05/2012

4. Họ tên GVHD: THS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày ….. tháng ….. năm 2012

Ngày …. tháng …. năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn


THS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

 

 
 


 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại
trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của
trường, của khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô,
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tất cả các thầy cô khoa Môi
Trường & Tài Nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức, tận tình giảng dạy và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát cùng các anh chị trong
Công ty đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập, thu thập dữ liệu và
hoàn thành Khóa luận.
Các bạn lớp DH08DL và các bạn cùng khoa đã quan tâm, động viên góp ý
để tôi thực hiện tốt đề tài.
Và cuối cùng là gia đình đã luôn ủng hộ động viên, ủng hộ con về mọi mặt.
Quá trình làm đề tài không tránh được sự sai sót. Rất mong được sự thông
cảm và góp ý của thầy cô và bạn bè để hoàn thiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Kim Ngân

 

ii
 


 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp
kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát” được tiến hành tại Công ty
TNHH Gốm sứ Minh Phát thuộc ấp Hòa Lân, xã Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương, thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát chuyên sản xuất các mặt hàng gốm sứ mỹ
nghệ, sản phẩm của công ty đáp ứng tốt nhu cầu người trong tiêu dùng trong và ngoài
nước. Quá trình hoạt động sản xuất của công ty làm phát sinh ra nhiều vấn đề môi
trường có thể tác động xấu tới chất lượng môi trường nếu không có giải pháp quản lý,
kiểm soát hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
Thu thập dữ liệu, khảo sát thực địa, phỏng vấn, liệt kê, đánh giá nhanh, so sánh, phân
tích tổng hợp tài liệu để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường từ đó đưa ra những
đánh giá về công tác quản lý môi trường của công ty.
Kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường của công ty cho thấy trong
quá trình hoạt động vấn đề BVMT tại công ty đã được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt để như: vấn đề khí thải lò hơi, nhiệt
thừa quanh khu vực lò gas, tiếng ồn xưởng pha chế men và xưởng tạo hình, nồng độ

bụi xưởng tạo hình, chưa có kho chứa chất thải nguy hại…
Trên cơ sơ kết quả dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu hiện trạng
môi trường và thực tế sản xuất tại công ty, đề tài đã đề xuất một số giải pháp kiểm soát
ô nhiễm như: Thành lập phòng ban chuyên về môi trường trong công ty; một số giải
pháp công nghệ, quản lý để kiểm soát khí thải lò hơi; lắp trần cách nhiệt cho toàn bộ
các xưởng; lắp đặt hệ thống quạt hút cho xưởng tạo hình; lắp hệ thống quạt thông gió
quanh khu vực lò gas, lò hơi; trang bị nút bịt tai cho công nhân xưởng pha men ; nạo
vét hố thu nước thải, cống thoát nước mưa khi có dấu hiệu đầy ứ bùn…đồng thời tăng
cường giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVMT trong công ty.

 

iii
 


 

MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ............................................................................. II 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... II 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..........................................................................................III 
MỤC LỤC.................................................................................................................... IV 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... VII 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... VIII 
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................... VIII 
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 2 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2 
1.1.  ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2 
1.2.  MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................... 3 

1.3.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI......................................................................................... 3 
1.4.  PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................................................................... 3 
1.4.1.  Thu thập dữ liệu ....................................................................................... 3 
1.4.2.  Khảo sát thực địa ...................................................................................... 4 
1.4.3.  Phỏng vấn .................................................................................................. 4 
1.4.4.  Liệt kê ........................................................................................................ 4 
1.4.5.  Đánh giá nhanh ......................................................................................... 4 
1.4.6.  So sánh ....................................................................................................... 4 
1.4.7.  Phân tích tổng hợp tài liệu ....................................................................... 4 
1.5.  PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................... 5 
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 6 
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................................. 6 
2.1.  KHÁI NIỆM [4] ............................................................................................... 6 
2.2.  MỤC TIÊU ....................................................................................................... 6 
2.3.  CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................... 6 
2.4.  CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM.................................................. 8 
2.4.1.  Giảm thiểu tại nguồn ................................................................................ 8 
2.4.2.  Tái chế và tái sử dụng............................................................................... 8 
2.4.3.  Thay đổi công nghệ, nguyên liệu ............................................................. 8 
2.4.4.  Xử lý cuối đường ống ............................................................................... 9 
2.5.  CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .................................................... 9 
 

iv
 


 

2.5.1.  Giải pháp hành chính-công cụ chỉ huy và kiểm soát............................. 9 

2.5.2.  Công cụ kinh tế ......................................................................................... 9 
2.5.3.  Công cụ thông tin...................................................................................... 9 
2.6.  LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ..................................................... 10 
2.6.1.  Lợi ích về môi trường ............................................................................. 10 
2.6.2.  Lợi ích về kinh tế .................................................................................... 10 
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 11 
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH PHÁT ............................... 11 
3.1.  THÔNG TIN CHUNG .................................................................................. 11 
3.1.1.  Vị trí của công ty..................................................................................... 11 
3.1.2.  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................................... 11 
3.1.3.  Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 12 
3.1.4.  Cơ sở hạ tầng........................................................................................... 13 
3.2.  CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ...................... 14 
3.2.1.  Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất .................................................... 14 
3.2.2.  Danh mục các trang thiết bị .................................................................. 16 
3.2.3.  Quy trình sản xuất gốm sứ .................................................................... 17 
3.2.4.  Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................... 18 
3.3.  Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................................... 19 
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................. 20 
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BVMT CÔNG TY ĐANG
ÁP DỤNG .................................................................................................................... 20 
4.1.  MÔI TRƯỜNG NƯỚC ................................................................................. 20 
4.1.1.  Nước mưa chảy tràn ............................................................................... 20 
4.1.2.  Nước thải sinh hoạt................................................................................. 20 
4.1.3.  Nước thải sản xuất .................................................................................. 24 
4.2.  MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ..................................................................... 26 
4.2.1.  Môi trường không khí xung quanh ....................................................... 26 
4.2.2.  Môi trường không khí lao động ............................................................ 27 
4.2.2.1.  Vi khí hậu và tiếng ồn ........................................................................ 27 
4.2.2.2.  Bụi và khí thải .................................................................................... 29 

4.2.3.  Môi trường nguồn thải ........................................................................... 30 
4.2.3.1.  Máy phát điện .................................................................................... 30 
4.2.3.2.  Lò gas................................................................................................. 33 
4.2.3.3.  Lò hơi ................................................................................................. 33 
4.3.  CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ...................................... 36 
4.3.1.  Nguồn gốc phát sinh ............................................................................... 36 
4.3.1.1.  Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................... 36 
 

v
 


 

4.3.1.2.  Chất thải rắn sản xuất ....................................................................... 36 
4.3.1.3.  Chất thải nguy hại ............................................................................. 36 
4.3.2.  Giải pháp đã thực hiện ........................................................................... 37 
4.4.  AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY .................... 37 
4.4.1.  An toàn lao động ..................................................................................... 38 
4.4.2.  Phòng cháy chữa cháy ............................................................................ 38 
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................. 39 
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC................................................................................................... 39 
5.1.  ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI ................................................................................. 39 
5.1.1.  Vấn đề còn tồn tại ................................................................................... 39 
5.1.2.  Đề xuất: .................................................................................................... 39 
5.2.  ĐỐI VỚI KHÍ THẢI ..................................................................................... 40 
5.2.1.  Vấn đề còn tồn tại ................................................................................... 40 
5.2.2.  Đề xuất ..................................................................................................... 40 

5.2.2.1.  Khí thải lò hơi ................................................................................... 40 
5.2.2.2.  Giải pháp khác ................................................................................... 42 
5.3.  CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ...................................... 43 
5.3.1.  Vấn đề tồn tại .......................................................................................... 43 
5.3.2.  Đề xuất ..................................................................................................... 43 
5.4.  AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY .................... 43 
5.4.1.  Vấn đề tồn tại .......................................................................................... 43 
5.4.2.  Đề xuất ..................................................................................................... 43 
CHƯƠNG 6 ................................................................................................................. 45 
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 45 
6.1.  KẾT LUẬN .................................................................................................... 45 
6.2.  KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47 
<HTTP://XULYMOITRUONG.COM/XU-LY-KHOI-THAI-LO-HOI-2-918/>.. 47 
< HTTP://WWW.EPE.EDU.VN/?NID=411> ........................................................... 47 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 48 

 

vi
 


 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

BOD


: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại


CO2

: Khí Cacbonic

DVT

: Đơn vị tính

NOx

: Các Oxit nitơ

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

PP

: Ngăn ngừa ô nhiễm

QCKTQG

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TSS


: Tổng chất rắn lơ lửng

STT

: Số thứ tự

SO2

: Khí Sunfua

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


vii
 


 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1 Nhu cầu nguyên, vật liệu sản xuất trong Quý 4 năm 2011 .......................... 14
Bảng 3. 2 Danh mục một số hóa chất và nguyên liệu phòng thí nghiệm ..................... 14
Bảng 3. 3 Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất............................................................. 16
Bảng 4. 1 Thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ............... 21
Bảng 4. 2 Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý của công ty ....................... 25
Bảng 4. 3 Kết quả giám sát bụi, NO2, CO, SO2, tiếng ồn tại khu vực cổng bảo vệ ..... 26
Bảng 4. 4 Kết quả giám sát vi khí hậu và tiếng ồn ....................................................... 28
Bảng 4. 5 Kết quả giám sát bụi, NO2, CO, SO2 trong xưởng sản xuất ......................... 30
Bảng 4. 6 Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện ...................... 31
Bảng 4. 7 Kết quả tính toán phát tán SO2 ..................................................................... 32
Bảng 4. 8 Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong khói lò hơi đốt củi ........ 34
Bảng 4. 9 Kết quả tính toán phát tán khí CO ................................................................ 35
Bảng 4. 10 Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 01 tháng .................. 36
Bảng 5. 1 Nồng độ bụi và CO của khí thải lò hơi sau khi được được xử lý bằng thiết bị
xyclon ướt. .................................................................................................................... 42

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2. 1 Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục.............................................. 7
Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................. 12
Hình 3. 2 Sơ đồ quy trình sản xuất gốm sứ .................................................................. 17
Hình 4. 1 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................. 22
Hình 4. 2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ............................................ 23

Hình 4. 3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất .............................................. 24
Hình 5. 1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi ................................ 41
 

 

viii
 


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Là thành viên của WTO, Việt Nam không ngừng phấn đấu để bắt kịp trình độ

phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Các ngành công nghiệp được ưu tiên đầu
tư phát triển, đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng không chỉ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhiều sản phẩm còn được xuất khẩu sang nước
ngoài. Nền công nghiệp càng phát triển thì lượng chất thải ngày càng tăng. Hiện nay,
việc kiểm soát và xử lý chất thải đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp,
cán bộ quản lý môi trường, nhà chức trách…và của cả người dân, công nhân những
người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động sản xuất nói trên.
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát luôn đầu tư cải tiến và phát triển không
ngừng tạo ra các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng
trong và ngoài nước. Song với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường tại công

ty. Hàng ngày công ty thải ra một lượng chất thải không nhỏ gây ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp để hạn chế đến mức
thấp nhất những ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Gốm sứ Minh
Phát đến môi trường, đến sức khỏe của công nhân cũng như người dân trong khu vực.
Trong đó Kiểm soát ô nhiễm môi trường là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhằm giảm
thiểu tối đa lượng, độc tính chất thải khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ và góp phần tạo ra
một môi trường làm việc tốt.
Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH Gốm sứ Minh
Phát” được thực hiện.
SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

2


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính sau:

-

Đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty.

-

Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty.


1.3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để đạt được hai mục tiêu trên, đề tài tiến hành các nội dung sau:

-

Tổng quan về kiểm soát ô nhiễm.

-

Tìm hiểu quy trình sản xuất, thu thập số liệu về nhu cầu nguyên nhiên liệu.

-

Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và vấn đề còn tồn đọng

-

Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty.

-

Đề xuất các giải pháp khắc phục vấn đề môi trường còn tồn đọng, ước tính kinh
phí một số giải pháp.

1.4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đây đã được sử dụng:

1.4.1. Thu thập dữ liệu
Thu thập các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, không khí và các
tài liệu liên quan đến ngành sản xuất gốm sứ trên sách, báo, internet; các tài liệu riêng
của công ty như báo cáo giám sát môi trường, hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý
nước thải, kết quả đo kiểm tra môi trường lao động, sổ tay chất lượng, danh mục các
hóa chất và nguyên liệu phòng thí nghiệm…Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác
phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh.

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

3


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

1.4.2. Khảo sát thực địa
Khảo sát trực tiếp quy trình sản xuất, các hoạt động phụ trợ và các hệ thống xử
lý ô nhiễm của công ty để nhìn thấy thực tế hiện trạng môi trường, nhận diện các vấn
đề còn tồn đọng và đánh giá công tác quản lý môi trường của công ty.
1.4.3. Phỏng vấn
Trong quá trình khảo sát thực địa, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đối
thoại, đặt câu hỏi đối với công nhân viên của công ty để làm rõ những vấn đề còn thắc
mắc, thu thập thêm thông tin về tình hình thực tế của công ty, nội dung câu hỏi tập
trung vào nguyên liệu, sản phẩm và chất thải của từng khâu sản xuất.
1.4.4. Liệt kê
Phương pháp này có hiệu quả trong việc xác định, nhận dạng các vấn đề môi
trường phát sinh từ hoạt động sản xuất trong nhà máy. Từ những hoạt động sản xuất

trong nhà máy, phương pháp liệt kê giúp xác định các nguồn gây ô nhiễm và những tác
động đến môi trường xung quanh.
1.4.5. Đánh giá nhanh
Phương pháp này được sử dụng để tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô
nhiễm phát sinh từ khói thải máy phát điện bằng cách dựa vào hệ số tải lượng của các
chất ô nhiễm.
1.4.6. So sánh
Từ các dữ liệu thu thập được về môi trường nước, môi trường không khí, chất
thải rắn và chất thải nguy hại (đã được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát) đem so
sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường có liên quan để xác định các vấn đề
môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho công
ty.
1.4.7. Phân tích tổng hợp tài liệu
Phân tích những tài liệu thu được, lựa chọn những thông tin cần thiết cho đề tài,
loại bỏ những thông tin dư thừa và sai lệch, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo từng

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

4


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

yêu cầu riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp lý, rõ
ràng và chính xác.
1.5.

PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn đọng: nước thải, khí


thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó đề tài không
đi sâu vào tính toán chi tiết mà chỉ đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát ấp Hòa Lân, xã
Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

5


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1.

KHÁI NIỆM [4]
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ

nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm.
2.2.

MỤC TIÊU
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm

giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm

sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.3.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Để công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường có hiệu quả thì một chương trình

kiểm soát thường được tiến hành với các bước như sau:

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

6


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.
 

Giành được sự
đồng tình của
quản lý cấp cao
Thiết lập chương
trình PP

Duy trì chương
trình PP

Xem xét quá
trình và các trở
ngại


Đánh giá chương
trình và các dự án
PP

Đánh giá chất thải

Xác định và thực
thi các giải pháp

và các cơ hội PP

Phân tích khả thi
và các cơ hội PP

Hình 2. 1 Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
Nguồn: HWRIC, 1993
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các
máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm
ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã
được tập hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực
thi những khả năng lựa chọn đó.
SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133


7


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích
liên tục của công ty.
Các bước này cần được thực hiện liên tục theo một chu trình khép kín để
chương trình kiểm soát đạt hiểu quả cao.
2.4.

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

2.4.1. Giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính
của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào
các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
-

Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.

-

Bảo toàn năng lượng.

-


Thay đổi quá trình.

2.4.2. Tái chế và tái sử dụng
-

Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.

-

Các cách tái sinh khác tại nhà máy.

-

Tái sinh bên ngoài nhà máy.

-

Bán cho mục đích tái sử dụng

-

Tái sinh năng lượng.

2.4.3. Thay đổi công nghệ, nguyên liệu
-

Tăng cường tính tự động hóa

-


Cải tiến thiết bị hiện có.

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

8


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

2.4.4. Xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống là phương pháp ứng dụng khá phổ biến để xử lý các loại
chất thải sau quá trình sản xuất. Vì vậy, để cải thiện được chất lượng môi trường thì
chúng ta nên kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối đường
ống.
2.5.

CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

2.5.1. Giải pháp hành chính-công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định
về giới hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định,
nghiêm cấm việc xả thải một số chất thải…nhằm tác động tới hành vi của người gây ô
nhiễm và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường.
Chính phủ có vai trò chính đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc
ban hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử phạt
các hành vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải…
2.5.2. Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm.

Nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
-

Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường.

-

Sử dụng Cota ô nhiễm.

-

Đánh thuế ô nhiễm.

-

Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.

2.5.3. Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet…
để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng
cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai
thác và sử dụng môi trường.
SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

9


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.


2.6.

LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

2.6.1. Lợi ích về môi trường
-

Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.

-

Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.

-

Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.

-

Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu
thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.

-

Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.

-


Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.

2.6.2. Lợi ích về kinh tế
-

Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.

-

Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí
cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).

-

Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).

-

Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy
được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

-

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.


SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

10


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH PHÁT
3.1.

THÔNG TIN CHUNG

3.1.1. Vị trí của công ty
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát tọa lạc tại ấp Hòa Lân, xã Thuận Giao, thị
xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Với bốn mặt giáp với:
-

Phía Đông giáp đường đi khu dân cư Thuận Giao.

-

Phía Tây giáp với nhà dân và công ty Hiệp Sanh thuộc ấp Hòa Lân, xã Thuận
Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

-

Phía Nam và phía Bắc giáp với nhà dân thuộc ấp Hòa Lân, xã Thuận Giao, thị

xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4602000053 do Sở Kế hoạch
Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 09 tháng 05 năm 2000.
Trải qua 10 năm vừa sản xuất kinh doanh vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, từ diện
tích gần 40.000 m2 tại xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, với tổng số
vốn đầu tư ban đầu là 15 tỉ đồng đến tháng 09 năm 2008 công ty đã phát triển số vốn
đầu tư lên 120 tỉ đồng, với diện tích mở rộng lên hơn 55.000 m2.
Cuối tháng 12 năm 2008, công ty nhận sáp nhập công ty TNHH mỹ nghệ Minh
Nhật, thành lập chi nhánh xưởng sản xuất Minh Nhật tại huyện Bến Cát tỉnh Bình
Dương chuyên sản xuất mặt hàng poly mỹ nghệ với diện tích gần 60.000 m2 nâng tổng
số vốn đầu tư lên 128 tỉ đồng.
SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

11


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

Đến nay công ty TNHH gốm sứ Minh Phát hiện có 3 nhà máy, phân xưởng sản
xuất với tổng diện tích nhà xưởng khoảng 150.000 m2, với tổng số vốn điều lệ 188 tỉ,
duy trì sản xuất ổn định cho gần 700 lao động.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
 Tổng số cán bộ công nhân viên: 270 người. Cơ cấu tổ chức của công ty được
trình bày như sơ đồ sau:

BAN GIÁM ĐỐC


Phân Xưởng
SX Gốm

Phòng
Tổng Hợp

Phòng
Vật Tư

Phòng
HC-NS

Phòng Thí
Nghiệm

Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức của công ty
 Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban:
 Ban giám đốc: Có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất, điều hành toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu mọi trách nhiệm trước
pháp luật.
 Phòng tổng hợp:
-

Bộ phận kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếp
thị -bán hàng tới các khách hàng.

-

Bộ phận thiết kế: Nghiên cứu thiết kế, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp
với nhu cầu thị trường.


-

Bộ phận QC: Có chức năng kiểm tra chất lượng của tất cả các nguồn nguyên
liệu đầu vào.

-

Bộ phận kế hoạch: Bảo đảm giao hàng, tiêu thụ hàng hóa đúng hạn, tránh việc
ứ động trì trệ để vốn kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

12


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

 Phòng thí nghiệm: Chịu trách nhiệm pha chế men theo đúng yêu cầu của
khách hàng.
 Phòng hành chính nhân sự: Nghiên cứu và xây dựng các phương án tổ chức
quản lý cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo
nâng cao trình độ công nhân, giải quyết lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, chế độ chính sách, bảo hộ lao động, quản lý hồ sơ toàn nhân viên công
ty, khen thưởng kỷ luật, quản lý công văn giấy tờ sản xuất hành chánh và
con giấu, hội hợp sinh hoạt định kỳ.
 Phòng vật tư:
-


Xây dựng kế hoạch tổ chức theo từng thời kỳ, dự trù liệu năng lực sản xuất, kế
hoạch về vật tư kỷ thuật, báo cáo từng kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch của
công ty theo yêu cầu của giám đốc.

-

Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các mức vật tư sao cho tiết kiệm và hợp lý, đồng
thời kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm, quy cách, phẩm chất theo
đúng chất lượng đề ra.
 Phân xưởng sản xuất gốm: Trực tiếp tạo ra sản phẩm.

3.1.4. Cơ sở hạ tầng
 Diện tích công ty: 60.000 m2
 Hệ thống đường giao thông và cây xanh:
-

Hệ thống đường giao thông công cộng và nội bộ đã được trải nhựa. Phương tiện
giao thông ra vào thuận tiện.

-

Bố trí cây xanh quanh khu văn phòng, khu nhà ăn, nhà trưng bày để lấy bóng
mát và giảm bớt tiếng ồn từ khu vực sản xuất.
 Hệ thống cấp điện và cấp nước:

-

Công ty sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia. Điện được sử dụng cho các
loại máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, hệ thống cấp thoát nước và
hệ thống chiếu sáng. Nhu cầu dùng điện cho sản xuất trung bình là: 20.000

KWh/tháng.

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

13


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

-

Nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất của công ty được lấy từ nước giếng
khoan. Tổng nhu cầu nước cấp của công ty khoảng 1872 m3/tháng. Trong đó
nước cho sinh hoạt khoảng 562 m3/tháng, nước cho sản xuất khoảng 1300
m3/tháng, nước cho nhu cầu khác khoảng 10 m3/tháng.
 Hiện trạng sử dụng đất: Chủ đầu tư có hợp đồng thuê đất với Sở Địa Chính
tỉnh Bình Dương với thời hạn là 20 năm kể từ ngày có quyết định thuê đất
ngày 06/11/2001

3.2.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

3.2.1. Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất
Nhu cầu nguyên vật liệu cần cung cấp cho hoạt động sản xuất của công ty được

-

trình bày như Bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Nhu cầu nguyên, vật liệu sản xuất trong Quý 4 năm 2011
STT

Nguyên nhiên vật liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Đất nguyên liệu

Tấn/tháng

150.000

2

Men màu

Tấn/tháng

54

3

Gas

Tấn/tháng


2.700

4

Củi

Khối/ngày

6-7

Nguồn: Công ty TNHH gốm sứ Minh Phát, 2011
-

Các hóa chất và nguyên liệu thường sử dụng trong pha chế men được trình bày
như Bảng 3.2

Bảng 3. 2 Danh mục một số hóa chất và nguyên liệu phòng thí nghiệm
STT

Tên hóa chất

Phân loại

Ký hiệu hóa học

1

Bari cacbonat


HC

BaCO3

2

Bi cao nhôm

HC

Al2O3.SiO2

3

Bột Talc

HC

3MgO.4SiO2.H2O

4

Bột trắng

HC

ZrO2-SiO2-Fe2O3-TiO2-Na2O

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133


14


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

STT

Tên hóa chất

Phân loại

Ký hiệu hóa học

5

Borax

HC

Na2B4O3

6

Cao lanh

NL

Al2O3.2SiO2.2H2O


7

Cát

NL

SiO3

8

Frit 9800

HC

SiO2, Al2O3, CaO

9

Keo pha men 50F

PG

xenluloza

10

Lithi cacbonat

HC


Li2CO3

11

Miễng chai

HC

CaO-Na2O-K2O-BaO

12

Đất sét

NL

Al2O3.2SiO2.2H2O

13

Natri silicate

HC

Na2O.SiO2

14

Đá vôi


NL

CaCO3

15

Nhôm hidroxit

HC

Al(OH)3

16

Nhũ

HC

MnO2-Cu2O-PbO-ZnO-BaO

17

Oxit chì

HC

PbO

18


Oxit cobalt

HC

Co2O3.CoO

19

Oxit crom

HC

Cr2O3

20

Oxit kẽm

HC

ZnO

21

Oxit mangan 50%

HC

MnO2


22

Oxit mangan 68%

HC

MnO2

23

Oxit nhôm

HC

Al2O3

24

Oxit niken

HC

NiO

25

Oxit đồng đen

HC


CuO

26

Oxit đồng đỏ

HC

Cu2O

27

Oxit sắt

HC

Fe2O3

28

Oxit silic

HC

SiO2

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

15



Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát.

STT

Tên hóa chất

Phân loại

Ký hiệu hóa học

29

Oxit thiếc

HC

SnO

30

Oxit titan

HC

TiO2

31


Potassium dichromate

HC

K2Cr2O7

32

Quặng sắt

NL

Fe2O3

33

Than đá

NL

Cacbon

34

Tràng thạch

NL

K2O.Al2O3.6SiO2


35

Tro củi

NL

Cacbon

36

Tro trấu

NL

Cacbon

Nguồn: Phòng thí nghiệm công ty TNHH gốm sứ Minh Phát, 2011
3.2.2. Danh mục các trang thiết bị
Trang thiết bị của nhà xưởng phục vụ cho các công đoạn sản xuất được trình
bày như Bảng 3.3
Bảng 3. 3 Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
STT

Thiết bị/máy móc

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng


1

Bồn chứa ga

Cái

1

Mới 80%

2

Hũ lô nghiền men

Cái

7

Mới 70%

3

Kệ đẩy có bánh xe

Cái

15

Mới 70%


4

Bàn xoay thủ công

Cái

10

Mới 70%

5

Bàn xoay để làm khuôn mẫu

Cái

3

Mới 70%

6

Bộ dụng cụ vẽ, chấm men, làm khuân

Bộ

2

Mới 80%


7

Bộ dụng cụ thí nghiệm, ống đong, thước
kẹp,…

Bộ

1

Mới 80%

8

Xe nâng đẩy tay

Cái

4

Mới 70%

9

Xe nâng

Cái

1


Mới 80%

SVTH: TRỊNH THỊ KIM NGÂN - 08157133

16


×