Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU CÔNG NGHỆ CAO QUẬN 9, TP.HCM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
****************

VÕ NỮ MINH HUYỀN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU CÔNG
NGHỆ CAO QUẬN 9, TP.HCM.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
****************

VÕ NỮ MINH HUYỀN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU CÔNG
NGHỆ CAO QUẬN 9, TP.HCM.

Chuyên Ngành: Thiết kế cảnh quan.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP.


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
[\

VÕ NỮ MINH HUYỀN

DESIGNING THE PARK OF HITECH AREA
DISTRICT 9, HCM CITY.

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Advisor: DINH QUANG DIEP, Ph.D

Ho Chi Minh City
May – 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô thuộc Bộ môn
Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, các Thầy Cô khác trong và ngoài trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Đinh Quang Diệp - Bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật hoa viên, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban quản lý dự án và xây dựng khu Công nghệ cao TP.HCM đã
cung cấp những tư liệu cần thiết để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn tập thể lớp Thiết kế Cảnh quan khóa 34 đã cùng chia sẻ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học và thực hiện đề tài.
Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học
tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Võ Nữ Minh Huyền

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan công viên khu Công nghệ cao Quận 9,
TP.HCM” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 1/2012 đến
tháng 6/2012 bao gồm:
-

Thiết kế cảnh quan khu công viên bao gồm :
x Khu vực trung tâm.
x Khu ngoạn cảnh.
x Khu nghỉ ngơi.

-

Đề xuất danh sách cây và hoa sử dụng trong thiết kế cảnh quan.


Kết quả thu được là:
x Một bản vẽ mặt bằng tổng thể khu vực thiết kế.
x Các bản vẽ mặt cắt điển hình.
x Các bản vẽ phối cảnh đặc trưng cho từng khu vực.
x Danh sách cây xanh và hoa sử dụng trong thiết kế cảnh quan.

MỤC LỤC
Trang
ii


Lời cảm ơn ................................................................................................................ i
Tóm tắt ..................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh sách các hình.................................................................................................. vi
Danh sách các bảng ................................................................................................ vii
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Lý do chọn đồ án. ..............................................................................................1
1.3 Giới hạn đồ án ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................3
2.1 Tổng quan tài liệu. .............................................................................................3
2.1.1 Các nguyên tắc chọn, bố trí và phối kết cây xanh. ..........................................3
2.1.1.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh ................................................................................. 3
2.1.1.1.1 Những yêu cầu thiết kế cây xanh sử dụng công cộng ........................................... 3
2.1.1.1.2 Một số tiêu chuẩn cần áp dụng khi chọn lựa các loại cây trồng: ......................... 4
2.1.1.1.3 Một số lưu ý khi thiết kế cảnh quan cây xanh: ..................................................... 5
2.1.1.2. Nguyên tắc bố trí cây xanh. .................................................................................... 5
2.1.1.3. Một số nguyên tắc phối kết cây .............................................................................. 6


2.1.2. Công dụng của cây xanh .................................................................................7
2.1.2.1 Điều chỉnh nhiệt độ .................................................................................................. 8
2.1.2.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí .............................................................. 8
2.1.2.3 Lượng mưa và ẩm độ ............................................................................................... 8
2.1.2.4 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh ................................................................... 9
2.1.2.5 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc ............................................................... 9
2.1.2.6 Các công dụng khác ................................................................................................. 9

2.2 Những công trình thiết kế có liên quan ...........................................................9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu. ....................................................................10
2.3.1 Vị trí địa lý. .....................................................................................................10
2.3.2 Khí hậu thời tiết : ...........................................................................................11
2.3.4 Thủy văn. ........................................................................................................12
iii


2.3.5 Tài nguyên đất. ...............................................................................................12
2.4 Tổng quan về khu công nghệ cao TP.HCM. .................................................13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .........15
3.1 Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................15
3.2 Nội dung nghiên cứu. .......................................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu. ...............................................................................15
3.3.1 Phương pháp tham khảo. ...............................................................................15
3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa. ....................................................................16
3.3.3 Phương pháp thiết kế: ...................................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................17
4.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế. ..........................................................17
4.2 Đánh giá hiện trạng ........................................................................................17
4.2.1 Thuận lợi. .......................................................................................................17

4.2.2 Khó khăn.........................................................................................................17
4.2.3 Cơ hội. ............................................................................................................18
4.2.4 Thách thức. .....................................................................................................18
4.3 Thuyết minh thiết kế.......................................................................................18
4.3.1 Ý tưởng thiết kế chung. ...................................................................................18
4.3.2 Phân khu chi tiết .............................................................................................20
4.3.2.1. Khu trung tâm. ...................................................................................................... 20
4.3.2.2. Khu ngoạn cảnh. ................................................................................................... 22
4.3.2.3. Khu nghỉ ngơi. ...................................................................................................... 27

4.4 Đề xuất danh mục thực vật. ...........................................................................29
4.5 Đề xuất danh mục vật liệu trang trí ..............................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................36
5.1. Kết luận ............................................................................................................36
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................38
PHỤ LỤC ...............................................................................................................39

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Hiện trạng khu đất thiết kế. .................................................................. 10
Hình 2.2 Hình chụp rạch Suối Cái ...................................................................... 12
Hình 2.3 Hình chụp đất hiện trạng. ..................................................................... 12
Hình 2.4 Hình cổng chính khu công nghệ cao TP.HCM. ................................... 14
Hình 4.1 Hình ảnh bông hoa cúc. ....................................................................... 18
Hình 4.2 Mặt bằng tổng thể. ................................................................................ 19
Hình 4.3 Mặt cắt trục A-A’ .................................................................................. 19

Hình 4.4 Mặt cắt trục B-B’ .................................................................................. 19
Hình 4.5 Sơ đồ công năng................................................................................... 20
Hình 4.6 Phối cảnh Quảng trường trung tâm. ..................................................... 21
Hình 4.7 Phối cảnh Đồi hoa. ............................................................................... 22
Hình 4.8 Phối cảnh khu tường nước. .................................................................. 23
Hình 4.9 Phối cảnh Cánh đồng hoa. ................................................................... 23
Hình 4.10 Phối cảnh khu chong chóng gió. ........................................................ 24
Hình 4.11 Phối cảnh tiểu cảnh nhỏ. .................................................................... 24
Hình 4.12 Phối cảnh cầu bán nguyệt. ................................................................. 25
Hình 4.13 Phối cảnh lối dẫn lên cầu bán nguyệt. ................................................ 26
Hình 4.14 Phối cảnh Đồi cỏ bậc thang. ............................................................... 26
Hình 4.15 Phối cảnh khu chòi nghỉ...................................................................... 27
Hình 4.16 Phối cảnh khu Hồ nước. ...................................................................... 27
Hình 4.17 Phối cảnh sảnh nhỏ gần bờ kênh. ....................................................... 28
Hình 4.18 Phối cảnh khu mái che. ....................................................................... 28

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Danh mục cây che bóng....................................................................... 29
Bảng 4.2 Danh mục đề xuất cây trang trí. ........................................................... 31
Bảng 4.3 Danh mục cây phủ nền và dây leo. ...................................................... 34
Bảng 4.4 Gạch lát đường, gạch lát vỉa hè ........................................................... 35
Bảng 4.5 Đá hoa cương ....................................................................................... 35
Bảng 4.6 Đá ốp tường ......................................................................................... 35

vi



HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
BQL

: Ban Quản Lý.

KCNC

: Khu Công Nghệ Cao.

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

CVCX

: Công viên cây xanh.

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí

trên thị trường thế giới bằng việc phát triển kinh tế của nước nhà ngày một cao, đưa đất
nước ngày một phát triển bền vững. Một trong những chiến lược phát triển kinh tế là
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì lẽ đó các khu công nghệ,
công nghiệp được xây dựng từ Bắc tới Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đó, cơ sở hạ tầng cũng phát triển mạnh
mẽ, sự gia tăng dân số, lượng khí thải, các khu công nghiệp, tiểu công nghiệp cũng
tăng lên đáng kể. Các thành phố đang gặp những khó khăn về vấn đề giải quyết ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Quỹ đất dành cho mảng xanh ngày càng thu hep do
quá trình đô thị hóa, thành lập các khu công nghiệp, mở rộng hệ thống đường xá… Đặc
biệt là tại các khu công nghiệp, các nhà máy hoạt động suốt cả ngày đêm thì lượng khí
thải ra môi trường là một con số đáng kể. Trong đó, khu công nghệ cao TP. HCM là
một khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng bao gồm các công trình sản xuất, nghiên cứu,
dịch vụ, có tính chất đặc biệt.
1.2 Lý do chọn đồ án.
Khu Công nghệ cao đang được quy hoạch tổng thể về sử dụng đất và công trình
kiến trúc, bộ phận mảng xanh chưa được quan tâm.
Ban quản lý dự án khu công nghệ cao với ý tưởng xây dựng khu công nghệ cao
thành một khu công nghệ mang tầm quốc tế, kêu gọi sự đầu tư công nghệ từ các nước.

1


Chính vì lẽ đó cảnh quan cây xanh cũng đóng góp thiết thực vào sự phát triển của
KCNC, đem lại vẻ mỹ quan cho toàn khu. Cho nên việc thiết kế cảnh quan là hết sức
cấp bách và đòi hỏi sự đầu tư thích đáng.
Nhằm tạo ra một không gian xanh, có cảnh quan đẹp, hài hòa giữa kiến trúc
công trình và thiên nhiên, tạo môi trường sống và làm việc có chất lượng cao, đồng
thời cũng góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường và tác động đến đời sống người dân
xung quanh.
Nhận thấy vai trò thiết thực của cây xanh là hết sức quan trọng nên tôi thực hiện

đề tài: “ Thiết kế cảnh quan công viên của khu công nghệ cao Quận 9, TP.HCM.”
1.3 Giới hạn đồ án
Đồ án được thực hiện trong khu công nghệ cao TP.HCM giáp trục đường chính
vào Khu công nghệ cao, đối diện khu công ngiệp Nidec, thuộc phường Tân Phú, Quận
9, TP.HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu.
Thiết kế cảnh quan chính là thiết kế không gian hoạt động của con người ở bên
ngoài công trình, bất kì những yếu tố, nhưng không gian sống nào nằm bên ngoài công
trình đều thuộc phạm vi cảnh quan. Con người không thể chỉ sống trong một không
gian duy nhất là không gian trong nhà hay ngoài nhà, mà hai quan hệ không gian đó
luôn song song tồn tại để phục vụ con người. (Lê Đàm Ngọc Tú, 2005)
2.1.1 Các nguyên tắc chọn, bố trí và phối kết cây xanh.
2.1.1.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh
2.1.1.1.1 Những yêu cầu thiết kế cây xanh sử dụng công cộng
ƒ

Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng,

góp phần cải thiện môi trường phục vụ các họat động nghỉ ngơi, giải trí, văn hoá và mỹ
quan khu vực.
ƒ Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng cộng cộng phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không
gian kiến trúc, quy mô tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập quán
cộng đồng của khu vực.

ƒ Các cây xanh ven kênh rạch, phải có tác dụng chống sạt lỡ, bảo vệ bờ, dòng
chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
ƒ Cây xanh đường phố phải nối kết các “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ
thống cây xanh công cộng.

3


ƒ Khi thiết kế cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về
cảnh quan thiên nhiên như đất ven sông, rạch. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ
gìn khai thác gắn với không gian xanh nhằm mục đích tạo cảnh quan môi trường khu
vực.
ƒ Khi thiết kế cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý nhất các khu cây xanh
hiện có kể cả các cây trồng, cổ thụ có giá trị.
ƒ Trong các khu cây xanh công viên, hoa viên, tuỳ tính chất, quy mô mà bố trí
thích hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và các công
trình phục vụ khác.
ƒ Khi thiết kế cũng cần lưu ý khoảng cách với các công trình xung quanh tiếp giáp
với cây trồng như : cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà và công trình từ 2m-5m, cách
vỉa hè và đường từ 1,5m-2m, cách giới hạn mạng điện 4m, cách các mạng đường ống
ngầm từ 1m-2m (theo quy phạm TCVN).
ƒ Khi thiết kế khu cây xanh công viên, hoa viên phải lựa chọn cây trồng và giải
pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương. Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên
các hoa viên nhỏ phải đảm bảo sự sinh trưởng và phát tirển không ảnh hưởng đến tầm
nhìn các phương tiện giao thông.
2.1.1.1.2 Một số tiêu chuẩn cần áp dụng khi chọn lựa các loại cây trồng:
ƒ Cây phải chịu được gió bụi, sâu bệnh.
ƒ Cây có thân đẹp, dáng đẹp.
ƒ Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi.
ƒ Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá

trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp.
ƒ Cây không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi.
ƒ Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
ƒ Không dùng các loại cây cấm sử dụng trên đường phố theo quy định của công ty
CVCX TP.HCM.

4


2.1.1.1.3 Một số lưu ý khi thiết kế cảnh quan cây xanh:
ƒ Nhiều loại cây nhiều loại hoa.
ƒ Cây có lá, hoa, màu sắc phong phú.
ƒ Nhiều tầng cây cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù
điêu trang trí và công trình kiến trúc.
ƒ Nghiên cứu một số giá đỡ cho cây để làm phong phú hơn về hình khối.
ƒ Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với đá, cây với
điêu khắc mỹ nghệ và đồ gốm, cây với mặt nứơc, cây với công trình xung quanh hợp
lý, tạo nên sự hài hoà, vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ
thống tự nhiên.
2.1.1.2. Nguyên tắc bố trí cây xanh.
Trong thành phần của kiến trúc cảnh quan bao gồm các yếu tố thiên nhiên và
yếu tố nhân tạo, thì một yếu tố không thể thiếu đó là cây xanh. Cây xanh không chỉ có
tác dụng về mặt cải thiện khí hậu, giải quyết các vấn đề khoa học môi sinh mà nó còn
vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan. Khác với những
thành phần còn lại, cây xanh là thành phần có thể thay đổi được, từ đó làm kiến trúc
cảnh quan thường xuyên thay đổi, tăng thêm phần sống động. Để có thể tạo được một
thiết kế đẹp, theo Leroy hannebaum, bài thiết kế cần nắm bắt được các yêu cầu sau:
¾ Sự đơn giản.
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu sắc.
Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.

¾ Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được sự
buồn tẻ và kích thích người xem.
¾ Sự nhấn mạnh
Đó là một cách hoạt định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm nhấn
của công trình.

5


¾ Sự cân bằng
Gồm có cân xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng không đối
xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ mang lại cảm
giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
¾ Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc. Nó cũng
có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại.
¾ Sự cân đối
Một bản đồ thiết kế hoa viên được phát thảo với một tỉ lệ thực địa. Gồm có tỷ lệ tương
đối và tỷ lệ tuyệt đối. Được sử dụng tối đa nghệ thuật và các tính chất khác của cây
xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm bảo các nguyên tắc cấu
trúc cây xanh. ( Leroy hannebaum, 1998)
2.1.1.3. Một số nguyên tắc phối kết cây
¾ Cây độc lập
ƒ Cây độc lập là cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí
độc lập.
ƒ Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian của vườn công viên, để có thể
cảm thụ hết giá trị trang trí cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc màu sắc hoa
lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh.
¾ Khóm cây:

Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ.
Thành phần khóm cây có thể là than gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi.
Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và
tạo hình khóm cây rất đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại
hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc và cấu trúc

6


chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì
trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
¾ Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng mát,
gồm có trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày.
¾ Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực. Cây
được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rung cây tự nhiên.
¾ Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị thoáng mát.
Giàn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi và sự chuyển tiếp không gian
từ khu vực này sang khu vực khác.
¾ Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất
trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng đập vào mắt người xem.
¾ Cỏ
ƒ Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, có được sử dụng làm nền tạo nên
sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa để tạo nên giá trị cảnh quan cho khu du
lịch. (Hàn Tất Ngạn, 1966)
2.1.2. Công dụng của cây xanh

Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt
độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ. Ở ngoài trời chúng ta chỉ có thể
dùng cây xanh để tạo ra những vùng tiểu khí hậu để cải thiện khí hậu một cách hiệu
quả nhằm tạo ra sự tiện nghi cho chúng ta.

7


2.1.2.1 Điều chỉnh nhiệt độ
Cây to, cây bụi và cỏ điều hoà nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào sự kiểm
soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời. Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng lá và cách phân
cành của cây.
Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hoà nhiệt độ không khí vào mùa hè
thông qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hoà không khí tự nhiên.
Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất
cung cấp đủ nước. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí
trung bình mỗi máy có công suất 2500 Kcal/giờ, chạy 20 giờ/ngày.
2.1.2.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí
Cây cao và thấp kiểm soát gió bằng cách cản trở, định hướng, làm lệch hướng, và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước loài, hình
dạng, mật độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
Mức độ bảo vệ gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng
xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió. Cây lá kim với lá dày chắn gió tốt
nhất vào mùa đông, cây lá rộng thích hợp để chống gió nóng khô trong mùa hè.
2.1.2.3 Lượng mưa và ẩm độ
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước,
làm giảm bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc
độ bốc hơi nước của mặt đất thấp. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban
ngày và ấm hơn vào ban đêm. Cùng với ảnh hưởng đến nhiệt độ, cây xanh ngăn lượng

mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất, đồng thời làm giảm sự bốc hơi ẩm
độ trong đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu tránh xói mòn và rửa trôi đất.
Hiệu quả của sự kiểm soát rửa trôi và gia tăng hiệu quả thẩm thấu thay đổi tùy
theo loại đất, lượng hữu cơ chứa trong đất, địa hình loại cường độ bốc hơi, thành phần
loài thực vật che phủ, sự phân cành và hình dạng vỏ cây.

8


2.1.2.4 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh
ƒ

Các lá mập dày có tác dụng ngăn chặn tiếng ồn.

ƒ

Các cành cây rung động có tác dụng hấp thu, ngăn chặn âm thanh.

ƒ

Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm.

ƒ

Các khí khổng trong lá để trao đổi khí.

ƒ

Hoa và lá có mùi thơm dễ chịu có thể ngăn mùi hôi.


ƒ

Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió, giảm cường độ mưa.

ƒ

Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất.

ƒ

Mật độ lá dày ngăn ánh sáng.

ƒ

Lá thưa lọc được ánh sáng.

ƒ

Các cành có gai ngăn được sự di chuyển của con người.

2.1.2.5 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc
Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dáng, màu sắc, kết cấu và kích thước.
Việc sử dụng cây xanh tùy thuộc vào nhà thiết kế và người sử dụng. Do thực vật sống
và luôn tăng trưởng nên cây to và cây bụi phải được xem xét một cách chủ động về
chức năng trong thiết kế kiến trúc. Chúng có thể được dùng như các thành phần kiến
trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: Giới hạn không
gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự hút tầm nhìn...
2.1.2.6 Các công dụng khác
Sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ
có giá trị kinh tế cao. Cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuộc sống lao động

và sinh hoạt văn hóa của con người. Dưới tán cây, trẻ em có thể vui chơi, người lớn có
thể đi dạo, hít thở không khí trong lành,…( Chế Đình Lý, 1997)
2.2 Những công trình thiết kế có liên quan.
Qua nghiên cứu tài liệu những năm trước về đề tài Thiết kế cảnh quan công viên
cho khu công nghiệp nói chung và khu công nghệ cao nói riêng thì có rất ít người chú
trọng đến lĩnh vực này. Hầu như chỉ thiết kế mảng xanh cho khu công viên, khu dân

9


cư, khu nghỉ dưỡng…nhưng ít người biết rằng hiện nay vấn đề cảnh quan là một nhu
cầu cấp thiết đối với các khu công nghệ, công nghiệp.
ƒ Nguyễn Kim Phụng, 2006, trong đồ án Nghiên cứu Thiết kế cảnh quan Khu
Công Nghiệp Tân Bình, đề tài đã đề cập đến tình hình phát triển cây xanh, hoa kiểng
từng khu vực với các thành phần chủng loại, số lượng và cách thức bố trí cây xanh.
Tuy nhiên chưa nghiên cứu sâu vào tính đặc trưng cho mỗi khu.
ƒ Trần Thị Toàn, 2008, Khi Thiết kế cảnh quan trong khuôn viên văn phòng tư
vấn_nhà máy điện Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đề tài Cần nghiên cứu kỹ lưỡng
các không gian dành cho mảng xanh trong dự án sao cho phù hợp với toàn dự án.
ƒ Nguyễn Thanh Thu, 2011, đề tài Thiết kế Công viên trung tâm khu dịch vụ
trong khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, Thuận An, Bình Dương. Thiết kế công viên
trung tâm mang nét đặc trưng của khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, tạo môi trường vui
chơi giải trí, thư giãn trong công viên sau ngày làm việc vất vả, đồng thời cải tạo môi
trường tại địa bàn. Đề tài đã có những ý tưởng mới cho cảnh quan khu công nghiệp,
không bó hẹp trong khuôn khổ trước đó, mảng xanh cũng được thiết kế đẹp mắt và để
lại ấn tượng cho người thưởng ngoạn.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.
2.3.1 Vị trí địa lý.
Chạy dài hướng Tây Bắc đến Đông Nam (chạy dọc suối Cái – từ xa lộ Hà Nội
đến đường Lê Văn Việt). Diện tích là

18,24ha. G3 bao gồm 2 khu vực phía tả
ngạn và hữu ngạn Suối Cái, 2 phần đất
không đều có đoạn phình to ở đầu
đường D1 và dọc đường D1 là dải đất
hẹp, 1 phần tiếp cận khu dân cư. Về vị
trí, thì khu vực cảnh quan G3 có lợi thế
cho việc tổ chức cảnh quan cây xanh.
Hình 2.1. Hiện trạng khu đất thiết kế.

10


2.3.2 Khí hậu thời tiết :
Khu vực xây dựng có đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng nam bộ.
ƒ

Nhiệt Độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm ở TP.HCM khoảng 27,550 C thay đổi

25-290 C, nhiệt độ qua các tháng trong năm thay đổi không nhiều, khoảng 3-40 C, tháng
4 có nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 32 -330 C.
Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 240 C . Lượng bức xạ dồi dào, trung bình
khoảng 140kcal/cm² /năm, nắng trung bình 6,8giờ/ngày.
ƒ

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2600-2700 giờ, trung bình mỗi

tháng 220 giờ nắng. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất khoảng 300 giờ (10 giờ
nắng/ngày), Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất 140 giờ (4-5 giờ nắng/ ngày).
ƒ Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1800-2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 tới
tháng 10chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, các tháng 8,9,10 có lượng mưa cao

nhất (có năm tới 500mm). Các tháng mùa khô (tháng 11 – tháng 4 năm sau) chiếm tới
10% lượng mưa. Tháng 1 và 2 hầu như không có mưa.
ƒ

Độ ẩm:
x Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78-82%. Mùa mưa có độ ẩm tương đối
thấp từ 85-93%. Mùa khô có độ ẩm tương đối cao từ 72-82%.
x Độ ẩm thấp nhất 50%, cao nhất 95%.
x Gió: Mùa mưa: Gió thịnh hành Tây nam
Mùa khô: Gió thịnh hành Đông Bắc.
Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gió Đông và Đông Nam, đây là loại gió địa

phương còn gọi là gió chướng, gió chướng khi gặp thủy triều sẽ làm nước dâng cao vào
đất liền, tốc độ gió trung bình đạt 10-15m/s, lớn nhất 25-30m/s.
Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão, tuy nhiên đôi khi có hiện tượng
giông giật và lũ quét.

11


2.3.4 Thủy văn.
Dự án thiết kế có rạch Suối Cái chạy qua, Rạch Suối Cái chiều rộng lòng rạch từ
25- 30m, tiếp nối từ rạch Trau Trảu và sông Gò Công, theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam khu Công nghệ cao. Mực nước ngầm cách mặt đất từ 0,5 m đến 1m. Hiện nay
đang được nạo vét và đã xây dựng bờ đá kiên cố hai bên lòng kênh. Đồng thời sẽ xây
dựng một cây cầu nội khu nối liền hai bờ kênh thuận lợi cho việc đi lại trong khu Công
nghệ cao.

Hình 2.2. Hình chụp rạch Suối Cái
2.3.5 Tài nguyên đất.

Khu vực quy hoạch chủ yếu là đất ruộng và có rạch chảy qua, hầu hết là đất phù
sa nhiễm phèn và mặn gồm cát, bùn sét lẫn rác, bã thực vật, sức chịu tải yếu < 0,7
kg/m2.

Hình 2.3. Hình chụp đất hiện trạng.

12


2.4 Tổng quan về khu Công nghệ Cao TP.HCM.
Khu công nghệ cao TP.HCM được thành lập vào ngày 24/10/2002 và tọa lạc tại
quận 9, TP.HCM với tổng diện tích là 913 ha, bao gồm 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: 300
ha; Giai đoạn 2: 613 ha).
KCNC là một trong 03 khu công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập.
Với vị thế chiến lược, cách trung tâm thành phố 15 km, nằm giữa 43 khu công nghiệp,
khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sát Ðại học Quốc gia TP.HCM,
giáp trục xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn các phường Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú
A, Tăng Nhơn Phú B và Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.HCM.
Sau 10 năm hoạt động và định hình, KCNC có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt
động, 14 dự án đang xây dựng, tám dự án đang triển khai. KCNC đã thu hút được một
số tập đoàn có tiếng trên thế giới vào đầu tư như Intel, Jabil Circuit của Mỹ, Sonion
của Ðan Mạch, Nidec của Nhật Bản... Lớn nhất là dự án Intel đầu tư nhiều tỷ USD cho
các nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset, chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký đầu tư
hiện nay tại khu Công nghệ cao TP.HCM.

Hình 2.4. Hình cổng chính khu công nghệ cao TP.HCM.

13



KCNC tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực:
Công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; công
nghệ sinh học áp dụng cho y tế và môi trường; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô
và năng lượng. KCNC có lợi thế phát triển để trở thành một thành phố khoa học công
nghệ, là trái tim và đầu tàu khoa học công nghệ của TP.HCM và cả nước.
¾ Các đơn vị trực thuộc khu Công nghệ cao TP.HCM.
x Trung tâm nghiên cứu & phát triển.
x Vườn ươm.
x Trung tâm đào tạo

14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài là tạo ra một không gian xanh, có cảnh quan đẹp, hài hòa
giữa kiến trúc công trình và thiên nhiên, tạo môi trường sống và làm việc có chất
lượng cao trong khu công nghệ cao TP.HCM.
3.2 Nội dung nghiên cứu.
ƒ Điều tra khảo sát hiện trạng
-

Xác định mặt bằng hiện trạng của khu đất thiết kế.

-

Khảo sát chụp hình hiện trạng khu đất.

ƒ Điều tra các loại cây xanh, hoa kiểng:

-

Điều tra ở các công viên, khu du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh như :
Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên…

-

Điều tra trong khu công nghệ cao TP.HCM.

ƒ Xây dựng phương án thiết kế:
-

Phác thảo sơ đồ ý tưởng thiết kế.

-

Đề xuất phương án thiết kế.

ƒ Tiến hành thiết kế.
3.3 Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Phương pháp tham khảo.
ƒ Xác định thành phần, loại đất của mảnh đất làm đề tài.
ƒ Xác định điều kiện, khí hậu, thủy văn, hướng gió, ánh nắng ảnh hưởng đến khu
đất thiết kế.

15


×