Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 96 trang )

a
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

PHAN ĐỨC TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

PHAN ĐỨC TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ


Đồng Nai, Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã luôn động
viên, khích lệ và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt đề tài này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô trƣờng Đại Học Lạc
Hồng đã truyền cho tác giả những kiến thức, nhiệt huyết quý báu trong suốt quá
trình theo học và thực hiện đề tài nghiên cứu. Tác giả cũng xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lạc Hồng, Ban lãnh đạo khoa sau đại học,
các bạn học viên đã hỗ trợ tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy TS. Đoàn Thanh
Hà, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
này.
Tác giả cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND Huyện
Nhơn Trạch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả theo học và hoàn thiện đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời chúc Ban lãnh đạo nhà trƣờng, Ban lãnh đạo khoa
Sau đại học, quý Thầy cô, cán bộ lãnh đạo UBND Huyện Nhơn Trạch và các bạn
học viên thật nhiều sức khỏe, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công việc và
cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
Đồng Nai, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Học viên

Phan Đức Tài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân

hàng thương mại” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, đƣợc xuất phát từ tình
hình thực tiễn, cùng với sự hƣớng dẫn hỗ trợ tận tình từ Thầy TS. Đoàn Thanh Hà.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn. Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đồng Nai, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Học viên

Phan Đức Tài


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc
biệt, trƣớc xu thế hội nhập, các tố chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự
cạnh tranh cũng nhƣ nhiều loại hình rủi ro khác. Tại Việt Nam, do xuất điểm của
các ngân hàng khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát
triển và quan tâm đến lợi nhuận đƣợc xem là ƣu tiên số một. Chính vì thế hệ thống
quản lý rủi ro trong hoạt động của mình, đặc biệt là trong quản lý thanh khoản của
ngân hàng chƣa đƣợc chú trọng. Do đó, việc tìm ra các yếu tố và định lƣợng mức độ
ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng
mại là rất cần thiết, đây chính là lý do thực hiện nghiên cứu này.
Nghiên cứu sử d ng nghiên cứu bao gồm 21 ngân hàng thƣơng mại VN với
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng trong giai đoạn 2010-2015. Qua phân tích
thống kê, tƣơng quan và hồi quy dữ liệu bảng với phƣơng pháp hồi quy Pooled
OLS, REM và FEM. Nghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bao gồm CAPit là tỷ lệ vốn tự có của ngân
hàng, NPLit là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, ROEit là tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng,
SIZEit là quy mô của ngân hàng, LDRit là tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của


ngân hàng, LLRit là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín d ng của ngân hàng. Trong đó có 2 yếu
tố tác động tích cực tới thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại bao gồm biến tỷ
lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (ROE) với hệ số hồi quy là
1.226015 và biến tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (LDR) với hệ
số hồi quy là 0.332281. Còn hai yếu tố tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (CAP), quy
mô của ngân hàng (SIZE) tác động tiêu cực tới thanh khoản của các ngân hàng
thƣơng mại với hệ số hồi quy lần lƣợt là -4.308741 và -0.180347. Các kết quả
nghiên cứu đều phù hợp với điều kiện thực tế tại các ngân hàng thƣơng mại trong
giai đoạn 2010-2015 và phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây

Từ khóa: thanh khoản, yếu tố, ảnh hưởng, tác động, ngân hàng thương mại.


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1: Các loại hình và số lƣợng NHTM tại Việt Nam .......................................... 34
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ........................................................... 40
Bảng 4.3: Ma trận tƣơng quan ..................................................................................... 42
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo Pooled ....................................................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM .......................................................................... 46
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo REM .......................................................................... 47
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy .................................................................... 49
Bảng 4.8: Kết quả của kiểm định Hausman ................................................................. 50
Bảng 4.9: Hệ số VIF mô hình hồi quy theo REM ........................................................ 51
Bảng 4.10: Kết quả Durbin – Watson .......................................................................... 51
Bảng 4.11: Kết quả Adjusted R-squared ...................................................................... 52
Bảng 4.12: Kết quả F-statistic và Prob (F-statistic) ..................................................... 52

Biểu đồ 4.1: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thƣơng mại sau sáp nhập ................. 35
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thƣơng mại ........................... 35
Biểu đồ 4.3: Tăng trƣởng tín d ng và tăng GDP ......................................................... 36

Biểu đồ 4.4: ROA của hệ thống NHTM ở Việt Nam ................................................... 38
Biểu đồ 4.5: ROE của hệ thống NHTM ở Việt Nam ................................................... 38
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ gia tăng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống và của Agribank ......... 39

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................ 22


DANH MỤC VIẾT TẮT
CAP

: Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng

CV

: Cho vay



: Huy động

KH

: Khách hàng

LIQ

: Khả năng thanh khoản của ngân hàng

LDR


: Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng

LLR

: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín d ng của ngân hàng

NH

: Ngân hàng

NPL

: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
NHTW : Ngân hàng trung ƣơng
ROE

: Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng

SIZE

: Quy mô của ngân hàng


MỤC LỤC
Bìa chính
Bìa ph
Lời cảm ơn

Lời cam đoan
Danh m c bảng biểu, sơ đồ
M cl c
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...............................................1
1.1 Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan.....................................................................2
1.3 M c tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................4
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4
1.5 Phƣơng pháp thực hiện..........................................................................................5
1.6 Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................5
1.7 Kết cấu của đề tài ..................................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY .............................................................................................................7
2.1 Tổng quan thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại .............................................7
2.1.1 Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại .......................................7
2.1.2 Vai trò thanh khoản trong ngân hàng thƣơng mại ..........................................7
2.1.3 Nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại ...........7
2.1.4 Cung cầu thanh khoản trong ngân hàng thƣơng mại ....................................10
2.1.5 Rủi ro thanh khoản và các nguyên nhân của rủi ro thanh khoản của ngân
hàng thƣơng mại ....................................................................................................11
2.1.5.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản ...........................................................11
2.1.5.2 Ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản ........................................................12
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái thanh khoản ngân hàng thƣơng mại .................12
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại ............14
2.3.1 Yếu tố chủ quan ............................................................................................15
2.3.2 Yếu tố khách quan ........................................................................................16



2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây ..............................................................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21
3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................21
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm và mô tả các biến ..........................................22
3.2.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ................................................................22
3.2.2 Mô tả các biến ..............................................................................................25
3.2.2.1 Biến ph thuộc .......................................................................................25
3.2.2.2 Biến độc lập ...........................................................................................25
3.2.3 Thu thập số liệu nghiên cứu .........................................................................26
3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................26
3.3.1 Lý thuyết mô hình hồi quy với dữ liệu bảng ................................................26
3.3.1.1 Theo mô hình Pooled .............................................................................26
3.3.1.2 Theo mô hình FEM ................................................................................26
3.3.1.3 Theo mô hình REM ...............................................................................27
3.3.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .....................................................................28
3.3.2.1 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................28
3.3.2.2 Phân tích ma trận tƣơng quan ................................................................29
3.3.2.3 Phân tích hồi quy ...................................................................................30
a. Kiểm định đa cộng tuyến ...............................................................................30
b. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan.............................................................31
c. Kiểm định phƣơng sai thay đổi ......................................................................31
d. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...............................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................32
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................33
4.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam..........................33
4.2 Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................40
4.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến...................................................40
4.2.2 Kết quả phân tích ma trận tƣơng quan .........................................................41

4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy.............................................................................44
4.2.3.1 Kết quả hồi quy theo Pooled ..................................................................44


4.2.3.2 Kết quả hồi quy theo FEM.....................................................................46
4.2.3.3 Kết quả hồi quy theo REM ....................................................................47
4.2.4 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy ...........................................................49
4.2.5 Kiểm định mô hình .......................................................................................51
4.2.5.1 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến.....................................................51
4.2.5.2 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan.....................................................52
4.2.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................53
4.3 Thảo luận .............................................................................................................54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................57
5.1 Kết luận ...............................................................................................................57
5.2 Khuyến nghị ........................................................................................................58
5.2.1 Đối với các ngân hàng thƣơng mại ..............................................................58
5.2.2 Đối với Chính phủ ........................................................................................60
5.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................................................60
5.3 Hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................61
5.3.1 Hạn chế của đề tài.........................................................................................61
5.3.2 Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..........................................................................................63
KẾT LUẬN ...............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do thực hiện đề tài
Hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro tín d ng,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản,…Trong đó rủi ro thanh khoản là rủi
ro đƣợc coi là nguy hiểm nhất của ngân hàng hiện nay, nguy hiểm của nó không
những có thể làm cho chính bản thân ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản mà còn
gây ra hiệu ứng lan truyền ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Điển hình là
năm 2003, ngân hàng ACB lâm vào tình trạng mất thanh khoản đầu tiên ở Việt Nam
nguyên nhân là do ảnh hƣởng của một tin đồn làm lƣợng khách hàng kéo đến rút
tiền ồ ạt, và may mắn sự việc này đƣợc giải quyết kịp thời nếu không sẽ ảnh hƣởng
không chỉ đối với ngân hàng ACB mà còn đối với cả hệ thống kinh tế tài chính- tiền
tệ. Ngoài nhân tố là xuất phát từ thông tin “tin đồn” thì còn những nhân tố nào có
thể ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng thƣơng mai.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dƣới chuẩn của M xảy ra vào
tháng 8 năm 2007 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế M cũng nhƣ hệ thống tài
chính toàn cầu. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS 2004) chỉ ra r ng một
trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh khoản, đã
phần lớn bị bỏ qua trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng chỉ ra r ng những ngân hàng
dựa nhiều vào thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có
xu hƣớng bị vấn đề thanh khoản rất lớn.
Từ cuộc khủng hoảng trên, đa số các ngân hàng thƣơng mại đã quan tâm đến
vấn đề thanh khoản vì nó chính là vấn đề sống còn của các ngân hàng trong thời kỳ
hiện nay. Ở Việt Nam, hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam
thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã có bƣớc phát
triển mới cả về lƣợng và chất, nhƣng vấn đề rủi ro thanh khoản dƣờng nhƣ chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm v quan trọng mà các nhà quản
lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng.
Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp
rủi ro thanh khoản khi luôn có đƣợc nguồn vốn khả d ng với chi phí hợp lý vào
đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ



2

nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng sẽ có thể mất khả năng
thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ v của toàn hệ thống.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô
cùng cần thiết, nếu các ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt thì không những có
thể giúp cho thị trƣờng tài chính ổn định mà nền kinh tế đất nƣớc sẽ vận hành tốt.
Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, những vấn đề về thanh khoản
đang đƣợc quan tâm hàng đầu và thƣờng đƣợc đƣa ra từ đầu năm để trong năm đó
có thể quản lý tốt.
Nhận thức về vấn đề quan trọng của tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng
mại trong thời gian hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, làm đề tài luận văn của
mình. Từ đó, tác giả đƣa ra một số giải pháp nh m giúp các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam nâng cao thah khoản của mình mà vẫn đảm bảo tốt các hoạt động kinh
doanh của mình.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn đặt m c tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Muốn
lợi nhuận cao ngân hàng phải có đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Chính vì thế vai trò của tiềm lực của ngân hàng cũng nhƣ khả năng chịu đựng với
những phát sinh trong quá trình hoạt động, đặc biệt khả năng thanh khoản của ngân
hàng luôn đƣợc chú trọng quan tâm. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại, tiêu biểu
nghiên cứu trong nƣớc nhƣ:
- Trƣơng Quang Thông (2013), “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế 276
(10/2013) 50-62. Nghiên cứu đã sử d ng dữ liệu thu thấp từ báo cáo thƣờng niên
của 27 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ năm 2002 đến 2011. Nghiên cứu đã chỉ
ra r ng rủi ro thanh khoản ngân hàng không chỉ ph thuộc vào các yếu tố bên trong

hệ thống ngân hàng nhƣ quy mộ tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân
hàng, và tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế


3

vĩ mô, tức những yếu tố bên ngoài hệ thống ngân hàng nhƣ tăng tăng trƣởng kinh tế,
lạm phát, đặc biệt thể hiện qua các tác động của độ trễ chính sách.
- Vũ Thị Hồng (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân
hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 23 (33) - Tháng 0708/2015. Nghiên cứu sử d ng dữ liệu của 37 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
(Gồm NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tƣơng quan và hồi quy dữ liệu
bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect, nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động
của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt
Nam. C thể là, “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có
mối tƣơng quan thuận; ngƣợc lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tƣơng quan
nghịch với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tuy
nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hƣởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
d ng”, “Quy mô ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam. Nghiên cứu này không những giúp nhận định đƣợc một cách
khách quan những yếu tố nào tác động đến thanh khoản mà còn giúp cho các nhà
quản lý trong ngân hàng, chính phủ và NHNN có thể đƣa ra những chính sách quản
lý có hiệu quả hệ thống ngân hàng.
- Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011), “Liquidity
Risk Management: A comparative study between Conventional and Islamic Banks
of Pakistan”, Interdisciplinary Journal of Research in Business, Vol. 1, Issue 1,
January 2011 (pp. 35-44). Bài nghiên cứu này tìm hiểu tính thanh khoản của các
ngân hàng thƣơng mại truyền thống và các ngân hàng thƣơng mại Hồi giáo tại
Pakistan. Bài nghiên cứu sử d ng dữ liệu của 12 ngân hàng thƣơng mại tại Pakistan
trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Mô hình nghiên cứu đƣa ra các yếu tố

ảnh hƣớng đến thanh khoản (Tiền mặt trên tổng tài sản ngân hàng) bao gồm: Quy
mô ngân hàng, suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng, vốn lƣu động ròng, hệ số an
toàn vốn của ngân hàng, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng.
- Pavla Vodová (2011), “Liquidity of Czech Commercial Banks and its
Determinants”, International Journal of mathematical models and methods in
applied sciences, Issue 6, Volume 5, 2011. Trong nghiên cứu này tác giả sử d ng


4

phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến
thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại tại nƣớc cộng hòa Séc trong giai đoạn
từ năm 2001 đến năm 2009. Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả so với các
nghiên cứu trƣớc đây là ngoài các hệ số tài chính đƣợc tính từ báo cáo tài chính của
ngân hàng, tác giả còn đƣa thêm biến vĩ mô nhƣ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ
tăng trƣởng GDP h ng năm và biến giả khủng hoảng tài chính vào trong gnhien6
cứ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thanh khoản của ngân hàng có mối tƣơng quan
dƣơng và khá mạnh với các biến nhƣ CAP (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có của
ngân hàng), lãi suất cho vay, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng và lãi suất
giao dịch liên ngân hàng. Ngƣợc lại biến giả cho khủng hoảng tài chính; tỷ lệ lạm
phát h ng năm và tốc độ tăng trƣởng GDP h ng năm có mối tƣơng quan âm đối với
thanh khoản của ngân hàng. Biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, ROE, lãi
suất theo chính sách tiền tệ thì hầu nhƣ không có tác động một cách rõ rệt đến tính
thanh khoản ngân hàng trong cả 4 mô hình hồi quy.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
M c tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
- Hệ thống lại các lý luận về hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ tính
thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại.
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hƣờng đến thanh khoản của các ngân

hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015.
- Chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế trong công tác đảm bảo tính thanh khoản
trong các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài hứng tới là thanh khoản và các yếu tố ảnh
hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.


5

- Thời gian: giai đoạn từ năm 2010 – 2015
1.5 Phƣơng pháp thực hiện
Trong nghiên cứu này, tác giả sử d ng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp so
sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích,... Dữ liệu đƣợc lấy từ
các bào cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Sau khi có dữ liệu,
tác giả sẽ tiến hành phân tích b ng phần mềm Eviews cho thống kê mô tả, kiểm tra
mối tƣơng quan và phân tích hồi quy cho thấy mối liên hệ quan trọng của các biến
trong nghiên cứu.
Sau đó, những phát hiện và kết quả sẽ đƣợc thảo luận, từ đó kết luận và khuyến
nghị có thể đƣợc rút ra.
1.6 Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên cở sở lý thuyết và dữ liệu của các ngân
hàng hàng thƣơng mại thông qua báo cáo tài chính trong giai đoạn 2010 - 2015.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣớng đến thanh khoản của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam tác giả sẽ đƣa ra các yếu tố chính tác động đến thanh
khoản đó là tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (CAP), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu của ngân hàng (ROE), quy mô của ngân hàng (SIZE), tỷ lệ cho vay trên huy

động ngắn hạn của ngân hàng (LDR).
Ngoài ra, đề tài này sẽ giúp cho Ban quản trị ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến
hoạt động quản lý thanh khoản của ngân hàng.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, m c l c, danh m c bảng biểu sơ đồ, luận văn đƣợc kết cấu
gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài và các nghiên cứu trƣớc đây.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

Kết luận chung.
Tài liệu tham khảo.
Ph l c.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY
2.1 Tổng quan thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
2.1.1 Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa v thanh toán khi
đến hạn – đến mức tối đa và b ng đơn vị tiền tệ đƣợc quy định.
Do thực hiện b ng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng luân chuyển
tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa v thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả

năng thanh toán.
2.1.2 Vai trò thanh khoản trong ngân hàng thƣơng mại
Thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng, bởi vì:
- Ngân hàng cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần
phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tƣ có
kỳ hạn.
- Ngân hàng cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay
theo mùa v về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng
thƣờng xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lã suất thấp) và cho vay số tiền đó
với thời hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh
khoản rất lớn.
Thanh khoản còn ảnh hƣởng đến lòng tin của khách hàng gửi tiền và vay tiền.
Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lƣợng tài sản có kém, mới là nguyên
nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đỗ v ngân hàng.
2.1.3 Nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
2.1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn
Những bài học nhẵn tiền ở nƣớc M , Châu Âu mới đây là những bài học không
hề rẻ trong việc quản lý rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản. Lý do đơn giản giải thích
cho khủng hoảng vừa qua trong hệ thống ngân hàng là lòng tham. Vì lợi nhuận
trƣớc mắt, cácnhà quản lý thay vì đầu tƣ vào danh m c an toán với lợi nhuận thấp


8

nhƣ trái phiếu chính phủ để có thể trở thành vật cầm cố tại ngân hàng nhà nƣớc bù
đặp tính thanh khoản khi cần thiết; thì họ lại lựa chọn những danh m c có rủi ro cao
với tỷ suất sinh lời cao tƣơng đƣơng nhƣ các hợp đồng cho vay thế chấp mua nhà
tại thì trƣờng M .
2.1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản
Theo một số trƣờng phái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng do việc cho vay với số

lƣợng lớn và tài trợ vốn không hiệu quả trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh
doanh; một khủng hoảng xảy ra khi “bong bóng” bị nổ. Ba đặc điểm sau của những
cuộc khủng hoảng gần đây đã chứng minh cho quan điểm nói trên: cả bùng nổ cho
vay của ngân hàng và giám giá cổ phiếu thƣờng diễn ra trƣớc khủng hoảng ngân
hàng; những nƣớc mới nỗi có dóng vốn đều tƣ lớn là những nƣớc mở rộng khu vực
ngân hàng thƣơng mại nhanh nhất; sự lạc quan quá mức về hiệu quả của cải cách
chính trị tại những nƣớc mới nỗi. Quan điểm này dựa theo giả thiết r ng khó phân
biệt những khoản tín d ng rủi ro thấp và những khoản tín d ng rủi ro cao khi nên
kinh tế mở rộng quá nhanh bởi vì ngƣời đi vay thƣờng có lợi nhuận và tính thanh
khoản tạm thời rất cao; Thay đổi đột ngột về giá tài sản cố định và cổ phiếu làm
căng thẳng khủng hoảng, bởi vì tập trung cho các khoản vay quá nhiều; và giảm gí
tài sản đẩy giá trị thị trƣờng của tài sản thế chấp xuống. Tại M La Tinh cũng nhƣ
một số nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ: Phần Lan, Nauy, Th y Điển, Nhật Bản và
M , khủng hoảng ngân hàng xảy ra sau bùng nổ cho vay. Bùng nổ cho vay dƣới
tiêu chuẩn của M dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng năm 2008, và
nghiêm trọng hơn đã lan rộng trên toàn cầu. Các ngân hàng đầu tƣ nhƣ Lehman
Brothers tại M và các ngân hàng bán lẻ nhƣ Northem Rock tại Anh đã phải đóng
cửa vào năm 2008. Tháng 2/2009, một vài ngân hàng chính của Anh nhƣ Lloyds
TSB và Barellys Bank, đã gần s p đổ khi giá cổ phiếu giảm trầm trọng tại thị
trƣờng chứng khoán London.
2.1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lƣợng tín dụng kém
Ngân hàng tập trung tín d ng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín d ng
cho một ngành, một địa phƣơng nào đó chiếm phần lớn trong tổng dƣ nợ hoặc trong
tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút một cách bất
ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản.


9

2.1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản

Điều nấy xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều
hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có. Trong
danh m c tài sản của mình, ngân hàng có phần đầu tƣ vào cổ phiếu và trái phiếu,
trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu
chính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhƣng nó lại là một
ngồn vốn cực ký quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu từ ngân hàng nhà
nƣớc một khi thanh khoản có vấn đề. Điều này, bất cứ ngân hàng nào đặc biệt là
ngân hàng nhỏ, đều hiễu nhƣng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh
với các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên.
2.1.3.5 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, chúng ta còn có thể tìm thấy những yếu tố
khác, không kém phần quan trọng tác động ảnh hƣởng đến tính thanh khoản ngân
hàng thƣơng mại, nhƣ:
- Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh khoản yếu,
tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng
gửi tiến “làm gí, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến
làm suy yếu khả năng chống đ thiếu h t thanh khoản của hệ thống.
- Quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi cho
r ng, “do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu h t của
các công c quản lý hữu hiệu... Ngân hàng Nhà nƣớc cũng khó nắm bắt chắc chắn
tính hình thanh khoản cũng nhƣ sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để
điều chỉnh quy định của mình”.
- Xuất phát từ phía khách hàng, đây đƣợc đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến
các ngân hàng khó có thể dùng công v thị trƣờng để điều tiết có hiệu quả thanh
khoản của các ngân hàng.
- Chu kỳ kinh doanh là một tác nhân quan trọng. Theo thời v ở những thánh cuối
năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lƣơng thƣờng
cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng



10

tồn kho, nhập khẩu hàng hóa,... tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào
những tháng cuối năm. Ngân hàng hạn chế cho vay vào thời điểm này nên có thể có
một nguyên nhân tâm lý khác, đó là vic65 găm giữ tiền mặt cũng nhƣ chậm thanh
toán các khoản nợ sắp đến hạn, chấp nhận trễ hạn để tận d ng nguồn vốn vay. Điều
này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất tiếp t c
tăng nóng.
- Rủi ro từ tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng)
có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín d ng của tổ chức này
giảm sút, tổ chức này đối mặt với tính trạng lƣợng tiền ra ồ ạt không dự kiến đƣợc
trƣớc hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho
vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị
trƣờng hoạt động của các tổ chức này có nguyen cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi
ro thanh khoản thƣờng đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của
ngân hàng có nguy cơ v nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn
khác để thanh khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng
không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì
chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro v nợ. Nhƣ vậy, rủi ro thanh
khoản gắn liền với rủi ro tín d ng.
Và còn nhiều những nguyên nhân khác, tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng
thời kỳ và ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng khác nhau.
2.1.4 Cung cầu thanh khoản trong ngân hàng thƣơng mại
* Cung về thanh khoản:
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là
nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản tiền gửi đang đến.
- Doanh thu từ việc bán các dịch v phi tiền gửi.
- Thu hồi các khoản tín d ng đã cấp.

- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử d ng .
- Vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ.


11

* Cầu về thanh khoản:
Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các m c đích hoạt động của ngân hàng,
các khoản làm giảm qu của ngân hàng. Thông thƣờng, trong lĩnh vực kinh doanh
của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản.
- Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lƣợng tín d ng cao.
- Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi
- Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch v .
- Thanh toán cổ tức b ng tiền.
Tại bất cứ thời điểm nào nguồn cung và cầu thanh khoản là yếu tố quyết định
trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (Net Liquidity Position).
NLP của ngân hàng = Tổng cung thanh khoản- Tổng cầu thanh khoản.
Có thể xảy ra hai trƣờng hợp:
- Nếu NLP < 0: cầu thanh khoản của ngân hàng vƣợt quá cung thanh khoản, nhà
quản lí phải đối phó với tình trạng thâm h t thanh khoản. Phải quyết định xem vốn
thanh khoản bổ sung sẽ đƣợc huy động ở đâu vào lúc nào.
- Nếu NLP > 0: tổng cung thanh khoản vƣợt quá tổng cầu thanh khoản, tình trạng
thặng dƣ thanh khoản. Nhà quản lí phải xem xét việc đầu tƣ có hiệu quả các khoản
thặng dƣ vốn thanh khoản này cho tới khi chúng cần đƣợc sử d ng để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản trong tƣơng lai.
2.1.5 Rủi ro thanh khoản và các nguyên nhân của rủi ro thanh khoản của
ngân hàng thƣơng mại
2.1.5.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ trạng thái mà NHTM không có đƣợc đủ

vốn khả d ng – cung thanh khoản vào thời điểm mà NHTM cần để đáp ứng cầu
thanh khoản, trạng thái này tác động xấu tới uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán
cuối cùng của NHTM.


12

Hiểu một cách đơn giản “rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về
tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền
một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả”.
Hay có một cách hiểu khác cũng rất phổ biến “rủi ro thanh khoản là rủi ro khi
ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc
vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt”.
2.1.5.2 Ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, nó không chỉ ảnh
hƣởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hƣởng đến cả hệ thống ngân hàng và nền
kinh tế - xã hội.
a. Đối với ngân hàng thƣơng mại
Thứ nhất, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy mức độ nghiêm trọng, NHTM có thể
phải chịu:
- Chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao.
- Tiếp cận với thị trƣờng tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví
d , phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không đƣợc tuần hoàn nợ cũ, hạn
mức tín d ng bị xem xét lại thƣờng xuyên hoặc bị từ chối cho vay.
- Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.
- Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và cơ
quan quản lý.
Thứ hai, trong trƣờng hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng tới
tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng.
b. Đối với hệ thống tài chính quốc gia

Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản, ở mức độ trầm trọng đẩy ngân
hàng đến bờ vực phá sản thì nó có thể gây nên hiệu ứng lây lan, kéo theo sự phá sản
hàng loạt các NHTM khác, đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống NHTM, gây
nên sự hỗn loạn dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái thanh khoản ngân hàng thƣơng mại


13

Chúng ta có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng
trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét
bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ ph thuộc vào nguồn vốn nhạy
cảm với rũi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng
thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trƣờng tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung
của chiến lƣợc, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ
với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử
d ng dự kiến của các cam kết cấp tín d ng.
Các chỉ tiêu thanh khoản:
- Tỷ lệ tín d ng/tiền gửi: nếu một ngân hàng có tỷ lệ này cao, hàm ý ngân hàng
đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín
d ng.
- Tỷ lệ tiền vay/tổng tài sản: nếu một ngân hàng có tỷ lệ này cao, hàm ý ngân
hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ
tín d ng.
- Tỷ lệ cam kết tín d ng/tổng tài sản: tỷ lệ này cao phản ánh nhu cầu thanh khoản
cũng phải cao để đáp ứng nhu cầu rút tiền ra bất cứ luac1 nào của ngƣời vay. Nhƣ
vậy một ngân hàng có nhiều cam kết tín d ng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản
cao hơn ngân hàng có ít cam kết tín d ng.
- Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt:
Trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt + tiền gửi đến hạn tại các tổ chức tín d ng khác)/

tổng tài sản có.
Nếu chỉ tiêu này càng cao, hàm ý ngân hàng càng có khả năng xử lý các nhu cầu
tiền mặt tức thời.
- Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản:
Chứng khoán thanh khoản = chứng khoán chính phủ/tổng tài sản có
Các chứng khoán thanh khoản bao gồm trái phiếu và tín phiếu kho bạc là những
chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất.
- Chỉ tiêu năng lực sử d ng vốn sinh lời:


14

Năng lực sử d ng vốn = (dƣ nợ tín d ng + dự nợ cho thuê)/ tổng tài sản có
Vì tín d ng và cho thuê tài chính đƣợc xem là những tài sản thanh khoản cao
nhất, do đó chỉ tiêu này càng lớn ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.
- Chỉ tiêu “tiền nóng”:
Chỉ tiêu “tiền nóng” = “tiền nóng” bên tài sản có/ “tiền nóng” bên tài sản nợ
Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm lãi suất thƣờng gồm tiền mặt, tiền gửi
không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn và các tài sản có thể chuyển thành
tiến trong ngắn hạn.
- Chỉ tiêu tiền gửi thƣờng xuyên:
Chỉ tiêu tiền gửi thƣờng xuyên = tiền gửi thƣờng xuyên/tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng đảm bảo đƣợc thanh khoản.
- Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi:
Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi = tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn.
Chỉ tiêu này càng thấp thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp hay chỉ
tiêu này càng cao thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao.
Tuy nhiên rất khó có thể xây dựng một thƣớc đo duy nhất để định lƣợng hay bao
quát tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lƣợng tài sản có và lợi
nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô hoạt động giữa các ngân hàng thƣơng mại

khác nhau. Cũng nhƣ do ảnh hƣởng của điều kiện thị trƣờng khu vực, quốc gia và
quốc tế. Không có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm đƣợc các khía cạnh khác nhau của
yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau.
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại
Thanh khoản luôn đóng vai trò đặc biệt đối với hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại. Khi một ngân hàng thƣơng mại suy giảm về thanh khoản nó có thể dẫn
tới sự s p đổ của cả hệ thống ngân hàng. Do đó, cần phải xác định đƣợc các nhân tố
ảnh hƣởng tới thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại nh m hạn chế các hoạt
động làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Các yếu tố này có thể đƣợc chia làm 2 nhóm:
Nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan, tùy theo điều kiện c thể của


15

từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có ảnh hƣởng khác nhau đến thanh khoản
của các ngân hàng thƣơng mại.
2.3.1 Yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố chủ quan đƣợc bàn đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ của
chính các ngân hàng thƣơng mại nhƣ các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng
quản trị điều hành, ứng d ng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lƣợng của lao
động. Yếu tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng nhƣ trình độ đội
ngũ cán bộ, trình độ công nghệ, số lƣợng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị
trƣờng, … Các yếu tố này có thể tác động đến nhu cầu thanh khoản tức thới (ngắn
hạn) và xu hƣớng (dài hạn). Qua đó tác động tới khả năng thanh khoản của ngân
hàng.
Năng lực tài chính của một ngân hàng thƣơng mại thƣờng đƣợc biểu hiện trƣớc
hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức
mạnh tài chính của ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng tới quy mô
hoạt động nhƣ: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính và
trình độ trang bị công nghệ. Ngòa ra còn đƣợc biểu hiện qua một số chỉ tiêu nhƣ: Hệ

số vốn an toán, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng tiền gửi
khách hàng, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ngân hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ
sở hữu ngân hàng vá tổng tài sản có ngân hàng,...
Năng lực quản trị điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hƣởng đến thanh khoản của
các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trƣớc hết là ph thuộc vào cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiện của cơ chế điều hành để có
thể ứng phó tốt trƣớc những điễn biến của thị trƣờng. Tiếp theo năng lực quản trị
điều hành còn có thể đƣợc phản ánh b ng khả năng giảm thiểu rủi ro thanh khoản,
nâng cao khả năng tự chủ đối với vấn đề thanh khoản.
Chính sách phát triển của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo: ƣu tiên khả năng
sinh lời hay ƣu tiê cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh
khoản thì tỷ lệ sinh lời càng thấp.
Tính thanh khoản cũng chịu ảnh hƣởng bởi chính sách ngân qu của ngân hàng.
Ngân qu là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp ngân hàng thực hiện


×