Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THƠ mới TRONG CÁCH NHÌN lại hôm NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.2 KB, 4 trang )

THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY
Đề cương sơ giản
1. Về thời điểm xuất hiện Thơ mới.
- Trước giờ người ta luôn quan niệm Thơ mới xuất hiện vào năm 1932 với bài thơ “Tình
già” của Phan Khôi.
-Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài ý kiến khác xung quanh thời điểm ra
đời của Thơ mới.
- Vấn đề thời điểm xuất hiện Thơ mới cần được nghiên cứu sâu và nhiều chiều hơn.
2. Về cái buồn trong Thơ mới.
- Thơ Mới có rất nhiều bài thơ nói về nỗi buồn. Nỗi buồn trở thành một phạm trù
thẩm mĩ quan trọng của Thơ Mới.
- Có một thời gian dài, Thơ mới bị đánh giá là ủy mị, là thê lương, là tiêu cực.
- Ngày nay người ta đã có quan niệm khác về cái buồn trong Thơ mới.
3. Về vị trí của Thơ Mới.
- Khi mới xuất hiện, Thơ mới được đón nhận nồng nhiệt.
- Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Thơ mới bị phê phán.
- Phải đến khi đổi mới, Thơ mới được nhìn nhận lại và ngày càng có vị trí vững chắc trên
văn đàn.

Đề cương chi tiết
1. Về thời điểm xuất hiện Thơ mới.
- Trước nay, chúng ta đều nghĩ Thơ mới xuất hiện vào năm 1932 với bài thơ “Tình
già” của Phan Khôi xuất hiện trên báo cùng với bài giới thiệu mang tên “Một lối thơ mới
trình chánh giữa làng thơ” đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho
phong trào Thơ mới.


Và cho đến nay, dấu mốc văn học 1932 vẫn được xem như thời điểm ra đời của Thơ mới.
- Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài ý kiến khác xung quanh thời điểm ra
đời của Thơ mới.
+ Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, bằng những tài liệu của quá khứ đã chỉ ra rằng, bài


thơ “Tình già” của Phan Khôi xuất hiện năm 1928 và được in ở báo Hà Nội.
+ Giáo sư Mã Giang Lân thì cho rằng Thơ mới phải tính từ đầu thế kỷ XX và bắt đầu từ
năm 1907, 1908 với chu kỳ 12 năm có một giai đoạn phát triển theo hình sóng. Đầu thế
kỷ XX là giai đoạn 1, năm 1932b là giai đoạn 2, năm 1944 là giai đoạn 3, năm 1956 là
giai đoạn 4…
- Việc cho rằng Thơ mới có một giai đoạn coi như bước đệm trước năm 1932 (hoặc 1928)
xem ra không phải không có lý khi nhìn lại một tiến trình phát triển của giai đoạn thơ ca,
đặc biệt là Thơ mới. Vấn đề thời điểm xuất hiện Thơ mới cần được nghiên cứu sâu và
nhiều chiều hơn.
2. Về cái buồn trong Thơ mới.
- Thơ Mới có rất nhiều bài thơ nói về nỗi buồn. Nỗi buồn trở thành một phạm trù thẩm mĩ
quan trọng của Thơ Mới. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “ Đời chúng ta
nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng
lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu
Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử , Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân
Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say
đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực trời mộng
vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn
xao như thế".
- Có một thời gian dài, Thơ mới bị đánh giá là ủy mị, là thê lương, là tiêu cực.
+Với Thơ mới, nỗi buồn trở thành niểm đam mê, sự thích thú của các nghệ sĩ, và vì
vậy, đối tượng hóa nỗi buồn trở thành đặc điểm mang tính phổ quát đối với hầu hết sáng
tác của các tác giả Thơ Mới.
+Nhiều người cho rằng đây là cái buồn cực đoan của những tâm hồn yếu duối, tìm cách
chạy trốn hiện thực.


- Ngày nay người ta đã có quan niệm khác về cái buồn trong Thơ mới. Họ tìm thấy
nguyên nhân và gía trị tích cực trong nổi buồn miên man của các nhà Thơ mới.
+ Thực tế này trước hết có lí do khách quan từ hiện thực đời sống. Sống và thực hành

sáng tạo trong một bầu khí quyển xã hội tù hãm, ngột ngạt thuở nước nhà còn “một cổ hai
tròng”, làm sao các nhà thơ thoát ra khỏi cảm giác xa lạ khi nhận ra mình quá chơi vơi
trên chính quê hương xứ sở.
+ Thơ mới là những minh chứng nói lên ý thức của người nghệ sĩ về nỗi đau, có thể là
nỗi đau vong quốc, có thể là nỗi đau của những tâm hồn khao khát thanh cao nhưng lại
phải đối diện với sự tầm thường, nhàm chán, bất như ý của hiện thực…
+Thêm nữa, thời đại Âu hóa trước 1945 đưa lại nhiều tiến bộ, văn minh, nhưng mặt khác,
đi kèm với tiến bộ và văn minh ấy, tư tưởng duy lợi của kỉ nguyên hiện đại vừa hé lộ
cũng nhanh chóng trở thành hệ lụy, có nguy cơ làm tiêu tan những giá trị tinh thần – đạo
đức cổ truyền mà cha ông đã hàng ngàn năm tạo dựng và lưu giữ. Không nhập cuộc trong
những phong trào tranh đấu chính trị rộng lớn, họ tìm cách neo đậu tâm hồn lãng mạn
theo những lối khác nhau: chìm đắm trong giấc mơ về thời quá vãng hay những giấc mơ
nguyên thủy hoặc quay về một thế giới tinh thần thuần khiết với một nỗi buồn, một nỗi
đau đời đáng cảm thông.
3. Về vị trí của Thơ Mới.
- Khi mới xuất hiện:
+Thơ mới đấu tranh gay gắt với Thơ cũ và chiếm lĩnh thi đàn.
+Thơ mới được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả, mọi người say sưa với Thơ mới. Các
độc giả,nhất là thanh niên ở các thành thị thì say mê tìm đến Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, Huy Cận... còn ở nông thôn thì tìm đến thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược
Pháp, Anh Thơ...
- Nhưng sau Cách mạng tình hình lại ngược lại.
+Thơ mới bị phê phán nhiều mặt, bị phủ nhận cả về những đóng gópvề nội dung và hình
thức.
+ Các nhà nghiên cứu, phê bình không còn mănn nồng trong việc thẩm định Thơ mới.
+ Nhiều nhà Thơ mới cũng đánh giá lại thơ của mình và chuyển hướng sáng tác, phù hợp
với đời sống chính trị của cả nước.


-Phải đến gần 60 năm sau, từ đại hội Đảng lần thứ VI Thơ mới mới được đề cao trở lại.

+ Hàng loạt những bài nghiên cứu, luân văn… viết về Thơ mới.
+ Thơ mới được đánh giá là đỉnh cáo của thơ ca Việt Nam.
+ Được đưa vào Sách giáo khoa và chiếm một khối lượng lớn trong chương trình.



×