Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Văn học cổ điển pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.46 KB, 6 trang )

1.

Văn học cổ điển Pháp

I. Khái quát
Thế kỷ XVII là thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến trong lịch sử pháp. Về chính
trị đó là thời kỳ nền quân chủ chuyên chế được thiết lập vững chắc, về triết học thì đó
là thời kỳ thống trị của học thuyết duy lý của Descartes, về văn học nghệ thuật thời
kỳ này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển, trong đó, bi kịch cổ điển là loại hình
phổ biến nhất. Chủ nghĩa cổ điển vừa là con đẻ của nền quân chủ chuyên chế, vừa là
sự thể hiện quan điểm mỹ học và triết học của Descartes trong lĩnh vực nghệ thuật.
1.Tình hình nhà nước quân chủ chuyên chế: (1610-1715)
Sự hình thành của chế độ quân chủ chuyên chế đã trãi qua một chặng đường dài kể
từ triều đại Louis XI (1461-1483) đến các triều đại Charles VII (1483-1493), Louis XII
(1498-1515) và Francois I (1515-1547)
Triều đại Francois I đánh dấu một bước phát triển mới của nền quân chủ chuyên chế
Pháp, thể hiện ở chỗ nó bắt đầu thủ tiêu các thể chế của thời Trung cổ, tập trung mọi
quyền hành vào tay nhà vua và bộ máy quan liêu. Một giai đoạn mới quan trọng khác
là thời kỳ trị vì của Henry IV (1594-1610). Cống hiến lớn nhất của ông vua này là đã
thực hiện được sự hòa hợp dân tộc, thông qua sự hòa hợp của các tín đồ đạo Tin Lành
và đạo Gia Tô bằng việc ban bố sắc lệnh Nantes (1578) về tự do tín ngưỡng. Ngoài ra
dưới thời cai trị của ông, kinh tế, thương mại, và công nghiệp rất phát triển.
Vua Louis XIII (1610-1624) lên kế vị lúc còn nhỏ, đã được Hồng Y tể tướng Richelieu
phụ chính và năm 1624 lên cầm quyền. Tất cả quyền lực của nước Pháp tập trung
vào tay Richelieu. Chính vị tể tướng này đã xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế
đến mức hoàn hảo.
Vua Louis XIV lên kế vị mới 15 tuổi, tể tướng Mazarin, đồ đệ của Richelieu tiếp tục làm
tể tướng, cùng với hoàng hậu Autriche nắm hết quyền hành. Thời kỳ đầu của triều đại
Louis XIV đã trãi qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc: đó là loạn La Fronde. Sau ki
phong trào La Fronde bị dập tắt, nền quân chủ chuyên chế Pháp bước vào thời kỳ
phát triển rực rỡ nhất. Louis XIV trực tiếp cầm quyền, tự xưng là vua Mặt Trời, cho xây


cung điện Versailles và tuyên bố: Nhà nước chính là ta (LEùtat cest moi).
Tiếp tục chính sách văn hóa của Richelieu, Louis XIV cũng tập trung ở triều đình hầu
hết các văn nghệ sĩ tiên tiến, tài năng nhất. Sự lộng lẫy của triều đình Louis XIV trở
thành niềm tự hào cho cả nước Pháp. Người ta cho rằng triều đại Louis XIV là thời kỳ
thịnh trị nhất trong lịch sử nước Pháp. Triều đình tổ chức những ngày hội huy hoàng
và tất nhiên là trên sự bần cùng hóa của nhân dân, là người phải cung phụng cho mọi
chi phí đó. Thực chất của triều đại này là mâu thuẫn khắp nơi: chính quyền phong
kiến tập trung mâu thuẫn với tình trạng phong kiến cát cứ, giai cấp phong kiến quý
tộc với giai cấp tư sản và nhân dân lao động (đẳng cấp ba).
Ðây là thời kỳ của một nền văn học lúc nào cũng lấy tình hình chính trị làm bối cảnh.
Về tư tưởng, có hai tư tưởng lớn đại diện cho thời kỳ này là tư tưởng Descartes (15761650) và Gassendie (1592-1655).
2.Tình hình văn học: Văn học thế kỷ XVII có hai khuynh hướng là khuynh
hướng quí phái và khuynh hướng tự nhiên.


Khuynh hướng quí phái (Salon littéraire) .
Khuynh hướng tự nhiên
Các giai đoạn văn học :
Giai đoạn 1: (1610-1660) Là giai đoạn ra đời của chủ nghĩa cổ điển. Nước Pháp đi vào
thời kỳ tập trung thống nhất quyền lực đồng thời thống nhất cả nhiều mặt bao gồm
ngôn ngữ và văn phạm. Malherbe đã đưa ra bộ luật về văn phạm, đề cao ngôn ngữ
Paris, có công mở ra cho ngôn ngữ Pháp sự cường thịnh. Tác giả lớn của giai đoạn này
là Blaise Pascal, nhà toán học, khoa học, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp.
Giai đoạn 2: (1621-1695) Là thời kì thịnh mãn của chủ nghĩa cổ điển, với nhiều kiệt
tác xuất hiện. Hai tên tuổi lớn của thời kì này là La Fontaine, nhà thơ, nhà viết ngụ
ngôn nổi tiếng của Pháp và Boileau, nhà lí luận xuất sắc của chủ nghĩa cổ điển.
Giai đoạn 3: (Từ năm 1690 trở đi) Là thời kì văn học cổ điển đi vào giai đoạn lụi tàn.
3.Chủ nghĩa cổ diển Pháp:
Sự hình thành và những nguyên lí mỹ học chủ yếu: Ðây coi như một phong trào văn
học nảy sinh từ một chế độ chính trị xã hội nhất định. Chủ nghĩa cổ điển Pháp là sản

phẩm của chế độ Quân chủ chuyên chế khi chế độ này đặt cơ sở cho sự thống nhất
dân tộc. Ðề tài lớn là ý thức về nghĩa vụ và lương tri của người công dân thắng các
khuynh hướng cá nhân tự nhiên.
Các nguyên lí mỹ học của chũ nghĩa cổ điển:
- Tôn sùng lí trí: Nêu lên những cái cao cả của lí trí, gạt bỏ những riêng tư cá nhân,
tạo nên một thẩm thức quan khác hẵn giữa người Pháp và người Anh, kế thừa và phát
huy tinh thần chống mê tín thời Phục Hưng và xây dựng nhân sinh quan tư sản.
- Theo tự nhiên: Tự nhiên trong chủ nghĩa cổ điển được hiểu là tự nhiên đẹp (đời sống
cung đình). Ngoài ra quan niệm này còn mở đường cho chủ nghĩa hiện thực Pháp sau
này.
- Lấy nghệ thuật cổ đại làm mẫu mực: Chủ nghĩa cổ điển tiếp thu hình thức hài hòa,
cấu trúc chặt chẽ lạnh nhạt của nghệ thuật cổ đại. Nguyên tắc tam duy bắt nguồn từ
đó.
Không phải ngẫu nhiên mà chủ nghĩa cổ điển đề cao luật tam duy nhất này. Nhận ra
rằng vận mệnh xã hội xoay quanh tâm lý con người thống trị, kịch trường cổ điển lấy
nội tâm làm cột trụ cho hành động sân khấu. Biểu hiện tâm lý một cách duy lý như
vậy chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là đủ. Luật tam duy nhất đã gạt bỏ hết những diễn biến
phức tạp, phong phú của cuộc đời và xã hội. Nếu như luật tam duy nhất đã có công
gột rửa và thống nhất kĩ thuật viết kịch bừa bãi cuả thế kỉ XVII thì nó cũng đã hạn chế
sức biểu hiện to lớn của kịch trường.
Chủ nghĩa cổ điển là giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử văn học Pháp. Nó gắn
liền với truyền thống dân tộc, đưa văn học dân tộc lên một bước đường mới hẳn. Nó
phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp trong công cuộc xây dựng quốc gia
thống nhất và hình thành dân tộc. Nó tiếp tục một cách xứng đáng chủ nghĩa nhân
văn thời Phục Hưng và chuẩn bị cho nền văn học Aùnh Sáng đầy tính chiến đấu của
giai cấp tư sản ở thể kỉ XVIII.


Tuy vậy, chủ nghĩa cổ điển cũng có những hạn chế nhất định của nó. Cũng như triết
học duy lýcủa Descartes, các nhà văn cổ điển chỉ mới xây dựng được những tính cách

mà chưa đạt đến những điển hình của thời đại. Họ chưa nhận định được hoàn cảnh
lịch sử quy định tính cách nhân vật. Họ tưởng rằng lí trí của một số người có thể
quyết định số phận của loài người, vì vậy quy luật tam duy nhất dù có nâng cao lên
một mức nghệ thuật kịch cổ điển, nhưng chưa giải quyết được một cách thỏa đáng
những mâu thuẫn mà kịch đã đề ra. Nhiều vở hài kịch của Molière cũng đã không
tránh được những hạn chế ấy.
II. Tác giả tác phẩm tiêu biểu
1. Pierre Corneille (1606-1684)
Tiểu sử: Corneille sinh tại Rouen trong một gia đình trung lưu. Ông là con thứ hai
trong số 8 anh chị em. Chị ông là Martha, thân mẫu của nhà văn Fontenelle và em út
của ông, Thomas, cũng là thi sĩ.
Ông theo học trường dòng Jésuite tại Rouen. Năm 1642 ông gia nhập Trạng sư đoàn
của tỉnh này, nhưng ông có tài hùng biện. Tuy là thầy kiện mà không cãi được việc
nào. Sau đó ông sang ngành Pháp quan và năm 1626 ông mua hai chức vụ: Biện lý
hoàng gia, 1 ở ngành nông lâm và 1 ở ngành hải quân quốc gia. Ông giữ chức vụ này
cho đến năm 1650, chuyển sang viết văn dưới sự bảo trợ của Richelieu.
Corneille có một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Trước xu hướng mới
của lịch sử là đòi hỏi sự thống nhất tư tưởng để xây dựng chính quyền chuyên chế,
Corneille đã đáp ứng được đòi hỏi đó.
Bi kịch Corneille giáo dục lòng yêu nước, đề cao danh dự của người công dân. Những
nhân vật trong kịch của ông đều là con người anh hùng chiến thắng mọi trở ngại, cám
dỗ, luôn luôn sáng suốt làm chủ lấy mình. Vì vậy những vở kịch của ông được coi là
Trường đào tạo những tâm hồn cao thượng (LEùcole de Grandeur lAâme). Tư tưởng
ban đầu là tin tưởng vào thời đại mới, thể hiện lý tưởng tốt đẹp của ông về một đấng
minh quân và hiền thần. Ông hết lòng ca ngợi triều đại Louis XIV. Nhưng đến cuối đời,
các vở kịch của ông đã mất tính chất này.
Le Cid là vở kịch nổi tiếng nhất của Corneille. Nhân vật chính là Don Rodrigue, con
trai Don Diègue, yêu nàng Chimène con gái của Don Gormas, là hai đại thần dưới
triều vua Don Fernand ở Tây Ban Nha. Hai họ đã thoả thuận về việc cưới xin sắp đến
của họ, thì việc bất hòa xảy ra do hai quan đại thần này tranh nhau chức quan thái

phó cho thái tử. Don Gormas không được chọn, đã sinh sự và tát tay Don Diègue.
Rodrigue trả thù cho cha, đã giết Don Gormas. Kế đó chàng gặp Chimène nói cho
nàng biết rằng chàng vẫn hết lòng yêu nàng, và không bao giờ hối hận về việc đã
làm. Chimène phục lòng can đảm của chàng và nàng cũng quyết sẽ báo thù cho cha
bằng cách tố cáo kẻ sát nhân trước triều đình. Trong lúc đó vua được tin giặc cướp
sắp tới cướp phá Séville. Rodrigue ra trận chống giặc và chiến thắng. Chimène vẫn
đòi truy tố. Nhà vua đồng ý cho cuộc đấu gươm giữa Don Rodrigue và Don Sand,
người thay mặt cho Chimène trả thù cho nàng. Rodrigue lại chiến thắng và tha chết
cho Don Sand. Vua muốn tác thành họ để chấm dứt mối thù.
Mượn cốt chuyện của nhà văn Tây Ban Nha Castro, có sửa chữa lại, khi Le Cid ra đời
đã đẩy những vở kịch khác lùi vào bóng tối. Công chúng hoan nghênh tới nỗi có một
thành ngữ mới xuất hiện: Ðẹp như Le Cid. Các nhân vật chính là Rodrigue và
Chimène đều tuân theo những quy luật về dòng dõi và danh dự. Một người yêu lý
tưởng phải đạt được tính chất đó.


Nhân vật ông vua Don Fernand là thể hiện của quyền lực quốc gia, có óc phán đoán.
Không có Don Fernand thì không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa Don Rodrigue
và Chimène. Nhà vua đã xác định giá trị của Don Rodrigue là dẹp giặc bảo vệ đất
nước và củng cố lý tưởng phong kiến tập quyền. Hạnh phúc của họ là kết quả sự
thắng thế đó.
Bi kịch Corneille đã góp phần vào việc thống nhất quốc gia, xây dựng chế độ chính trị
quân chủ tập trung trong nửa đầu thế kỷ. Nhưng bi kịch của ông đã không làm được
nhiệm vụ mới ở nửa thế kỷ sau, khi nền quân chủ đã bộc lộ những tiêu cực của nó,
mà phải nhường cho vai trò của Racine và Molière.
2. Jean Racine (1639-1699)
Racine là một thi sĩ yêu chuộng cổ văn và thiên chân. Ông lấy bi kịch làm phương tiện
để nghiên cứu các nhiệt tình của con người. Khi sáng tác, ông biết chọn những tình
huống hấp dẫn, lại khéo phô bày tâm lý nhân vật và diễn tả lịch sử bằng một lối văn
uyển chuyển du dương nên văn phẩm của ông có một vẻ đẹp xán lạn.

Ông sinh ra tại Ferlé Milon trong một gia đình cổ sẽ ảnh hưởng sâu xa đến nền giáo
dục và đời sống tinh thần của ông. Cha ông giữ chức kiểm lâm kho muối ở Ferlé
Milon. Nhiều nhân vật nổi tiếng của phái Jansénistes bị ngược đãi thường hay đến ẩn
náu tại nhà ông. Ðược hai tuổi thì mẹ ông qua đời, hai năm sau, cha ông mất. Racine
mồ coi, đến ở với người bà. Bà này gởi ông đến trường Janséniste ở Beauvais. Năm 16
tuổi ông rời Beauvais đến học tại Port Royal. Trong ba năm liền ở đây hầu như Racine
sống đời ẩn dật, giữa khung cảnh đồng ruộng êm đềm mà ông đã miêu tả qua các bài
thơ đầu tay của ông.
Năm 1660, Racine công bố bài thơ đầu tay của ông, một bài đoản ca, nhan đề Người
đẹp sông Seine sáng tác nhân dịp hôn lễ nhà vua Louis XIV, được hoan nghênh nhiệt
liệt. Sau đó vở Andromaque (1647) thành công rực rỡ. Suốt 11 năm ông đã làm cho
công chúng say sưa bằng nhiều tác phẩm được diễn liên tục như: Nhựng kẻ ưa kiện
(1668), Britanicus (1669), Bérénice (1670), Bajazet (1672), Mithridate (1673). Ông
được cử vào Hàn lâm viện và năm 1673 ông cho trình diễn kiệt tác Iphigénie.
Năm 1677 tác phẩm Phèdre của ông bị một số người ganh ghét, tổ chức cả một âm
mưu đánh đổ. . Ông rút lui khỏi sân khấu. Nhưng đến năm 1689 bà Maintenon, hiệu
trưởng trường trung học Saint Cyr nhờ ông viết cho vài vở kịch để các nữ sinh của bà
tập diễn trong trường. Ðó là thời kỳ của Athalie và Esther. Sau 12 năm xa sân khấu,
ông vẫn là một nhà thơ lỗi lạc. Cả hai đều là những kiệt tác.
Racine là một thi sĩ mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển. Trong sáng tác, ông không bao
giờ băn khoăn về các vấn đề thi học cơ bản của chủ nghĩa cổ điển và không bao giờ
xa rời quy tắc của nó. Boileu chủ yếu đã dựa vào các sáng tác của Racine khi nói về
các quy tắc sáng tác thơ trong bi kịch.
Racine tập trung vào loại hình cơ bản của chủ nghĩa cổ điển Pháp: Bi kịch cổ điển. Bi
kịch của ông có tính cách khác với các bi kịch của Corneille, trong thời điểm xây dựng
và củng cố chế độ, thường hướng về loại bi kịch anh hùng, dựa vào lịch sử, Còn
Racine sáng tác trong thời kỳ yên tĩnh hơn, nên đã xây dựng loại bi kịch ái tình tâm lý.
Puskin nhận xét: Ông là nhà thơ của những người đàn bà và những ông vua yêu
đương. Nhưng Racine cũng không đóng khung trong các vở bi kịch cung đình, mà ông
đã đưa vào đó những nội dung tư tưởng chính trị lớn, nói lên được tâm trạng của tầng

lớp tiến bộ trong xã hội Pháp ở thế kỷ XVII. Cho nên người Pháp coi ông là nhà thi sĩ
dân tộc vĩ đại.


Andromaque: Là vở kịch đã được Racine sử dụng cốt truyện trong tác phẩm của các
nhà thơ cổ đại một cách độc đáo về hình ảnh nàng Andromaque, người vợ góa của
Hector. Nhưng ông đã không chỉ miêu tả một người mẹ dịu dàng, một người vợ chung
thủy, mà hình ảnh Andromaque còn bộc lộ giá trị nhân đạo mà Racine thường đặt vào
các nhân vật nữ tích cực của ông. Ðó là người phụ nữ có nhận thức sâu sắc về giá trị
con người, có đạo đức cao cả, có tinh thần xã thân vì nghĩ a vụ và chống đối lại
những bất công của bọn vua chúa chuyên chế.
3. Molière (1622-1673)
Là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp và của cả nền
văn học Pháp. Là nhà viết hài kịch, diễn viên, nhà dàn cảnh, nhà đạo diễn, Molière đã
cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp chân chính. Ngay khi ông còn sống, Boileau đã
khẳng định ông là tên tuổi vinh quang nhất của thế kỷ XVII.
Molière tên thật là Jean Baptiste Poquelin, con một thương nhân bán vải kiêm chức
quan coi phòng tại hoàng cung. Mẹ mất sớm, ông được nuôi dưỡng trong cảnh đế đô,
theo một nề nếp trưởng giả. Do đó ông sớm có ý niệm về các tầng lớp trong xã hội.
Thêm vào đó, ông lại hấp thu một nền học vấn vững chắc. Từ 1636-1641 ông học tại
trường Clermont ( Louis Le Grand), là trường danh tiếng ở Paris. Hết trung học, cha
ông dự định cho ông học luật để nối nghiệp nhà, nhưng từ lâu Molière đã có khuynh
hướng về ca kịch.
Năm 1643 ông cùng với gia đình Béjart thành lập đoàn kịch Trứ danh (Illustre
Théatre). Chính lúc này nghệ danh Molière ra đời. Cuối năm 1645 đoàn kịch phải tan
rả do nợ nần, chủ đoàn còn phải vào tù. Sau đó họ quyết định rời Paris đi lưu diễn ở
các tỉnh.
Từ năm 1645-1658 là thời kỳ Molière ở các tỉnh. Ðoàn kịch của ông đã đi rất nhiều
nơi, nhất là ở Lyon. Năm 1653 được hoàng thân Conti nâng đỡ, triệu đến Montpelier.
Trong khoảng thời gian 12 năm lưu diễn, Molière đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm phong

phú, thể nghiệm đủ loại hình ca kịch, dần dần trở thành người lãnh đạo đoàn kịch và
tự xác định cho mình một đường lối nghệ thuật chân chính, học được ở nhân dân lòng
trung thực thẳng thắn. Ông đã mang lại cho kịch hề dân gian nững nét sáng tạo lớn,
nâng nó lên thành hài kịch phong tục và hài kịch tính cách, có ý nghĩa sâu sắc và có
tính chiến đấu mạnh mẽ.
Từ năm 1658-1673 là thời kỳ Molière ở Paris. Nổi danh ở các tỉnh, đoàn kịch của ông
được vua Louis XIV mời về Paris, và năm 1658 ông được vào biểu diễn tại điện
Louvre. Thành công, đoàn được dành hẵn một phòng trong nội điện để biểu diễn
hằng đêm cho đức vua và hoàng tộc xem.. Nhiều vở kịch nổi tiếng như Các bà cầu kỳ
rởm, Người bệnh tưởng đã chinh phục được cảm tình của khán giả. Cũng chính tại
dây (điện Petit Bourbon), khi diễn lần thứ tư vở Người bệnh tưởng, Molière đã ngã gục
trên sân khấu và mất vài giờ sau đó.
Từ những tác phẩm đầu tiên đến tác phẩm cuối cùng, hài kịch Molière đã gây nhiều
dư luận sôi nổi trong nền văn học cổ điển, và kể cả những phản ứng kịch liệt từ phía
nhà thờ và quý tộc. Vì thế khi ông mất, nhà thờ đã ngăn cấm việc chôn cất ông trong
nghĩa trang tôn giáo. Vợ ông phải quì gối trước mặt nhà vua để cầu xin được lén lút
chôn cất ông vào ban đêm trong đất thánh.
Tư tưởng và sự nghiệp của Molière
Tiếng cười trong hài kịch Molière đã tố cáo những tiêu cực, những điều lố lăng, cái
xấu, cái rởm đời… của đủ mọi tầng lớp, không kiêng nể ai, từ nhàthờ (Tartuffe, Trường


học làm vợ), quý tộc (Các bà cầu kỳ rởm, Trưởng giả học làm sang), tư sản (Lão hà
tiện)… Nguồn đề tài phong phú nhất của ông chính là cuộc sống xã hội Pháp thế kỷ
XVII, trong cung đình, nơi thành thị. Molière còn quan niệm phải tuân thủ theo tự
nhiên để mô tả con người. Các nhân vật của ông đều được mô tả với tâm tư, hành
động, lời ăn tiếng nói đặc biệt của họ. Chế độ quân chủ chuyên chế, tầng lớp quý tộc
lỗi thời, tôn giáo đè nén hạnh phúc của con người, tư sản có tiền lại đâm ra nô lệ
đồng tiền, hoặc ham mê danh vọng… là những mục tiêu đả kích của ông. Bên cạnh
đó, ông luôn luôn ca ngợi người bình dân, người lao động với lương tri trong sáng lành

mạnh. Họ là tiếng nói bảo vệ những giá trị chân chính của con người như tình yêu,
tình gia đình, tình người… và bảo vệ lẽ phải. Các nhân vật người lao động là nguồn
sinh lực dồi dào làm cho sân khấu sinh động rực rỡ tiếng cười.
Với tiếng cười mang tính chất duy lý, tiếng cười Molière chính là vũ khí của kẻ mạnh,
của những thế lực tiến bộ đang chôn vùi những tàn dư lạc hậu của xã hội cũ. Ông đã
dùng nhiều cung bậc của cái cười, từ nhẹ nhàng, đế gay gắt hay chua chát, sâu sắc
đến nỗi Alfred de Musset, một nhà thơ Pháp thế hệ sau đã nói: Hài kịch Molière buồn
bã và thâm trầm, đến phải khóc sau khi đã cười, vì bên cạnh tiếng cười khỏe khoắn là
sự tiếp cận với cái bi kịch.
Những bà cầu kỳ rởm cũng như Trưởng giả học làm sang là những vở kịch đả kích thói
học làm sang, ham mê tước vị của tầng lớp tư sản thành thị. Ông Jourdain muốn trở
thành người quý tộc thanh lịch, thuê thầy về dạy khiêu vũ, đấu kiếm, học nhạc, triết
học và ngữ pháp, bị bọn lừa bịp lợi dụng. Các cô Magdelon vàCathos ham lấy chồng
quý phái bị dạy cho một bài học bẽ mặt. Các tính cách đáng chê trách của con người
như hà tiện đến thành quái tật và đánh mất cả nhân cách lẫn tình cảm, hoặc quá
chăm chút thân thể đến thành một thứ bệnh tật tinh thần, làm cho con người trở
thành lố bịch . . . cũng là đối tượng tiếng cười của ông. Nhưng sâu sắc và kịch liệt
nhất là tiếng cười đã kích những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện những tham vọng
xấu xa. Tartuffe trong Ðạo đức giả đã lợi dụng lòng mê tín của người nông dân ngoan
đạo để trục lợi và phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Arnolphe trong Trường học
làm vợ đã dùng những tín điều và giáo lý để nhồi sọ Agnès hòng làm cô trở thành ngu
muội, để cưới làm vợ và dễ sai khiến sau này. Trong những trường hợp trên nhiều tình
huống gia đình đã được giải quyết bằng lương tri và trí thông minh của người lao
động mà Molière thường đặt vào các vai đầy tớ (Valère trong Lão hà tiện, Dorine
trong Tartuffe, Toinette trong Người bệnh tưởng . . .).
Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư tưởng duy lý, hài kịch của Molière thường chỉ chú trọng
phân tích tâm lý con người mà coi nhẹ hành động kịch, chú trọng miêu tả những xung
đột đầy kịch tính bên trong nhân vật mà không chú ý đến hoàn cảnh bên ngoài. Hành
động kịch của Molière thường được cấu tạo trên những sơ đồ đơn điệu, ít biến đổi sinh
động, mạnh mẽ như hài kịch của Shakespeare. Kết thúc các vở kịch, các nhân vật

thay đổi tính cách, giác ngộ một cách dễ dàng. Mâu thuẫn gay gắt trong kịch thường
được giải quyết bằng một thế lực sáng suốt bên ngoài xung đột (nhà cầm quyền,
cảnh sát . . .). Khi sân khấu buông màn xuống thì cái xã hội của Molière sau cơn biến
động lại trở về yên tĩnh, hạnh phúc. Cuộc sống không tiến lên với một chất lượng mới.
Văn học Pháp thế kỷ XVII nói chung đã tiếp tục truyền thống đấu tranh chống cường
quyền, chuẩn bị địa hạt hoạt động cho các nhà văn thế kỷ XVIII. Nó đã xây dựng chủ
nghĩa hiện thực tâm lý, góp phần vào sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn
học Pháp các giai đoạn về sau.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×