Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Có 3 phong cách lãnh đạo phổ biến: + Phong cách dân chủ + Phong cách tự do + Phong cách độc đoán Phong cách nào được cho là tốt nhất, có thể sử dụng được trong mọi tình huống ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.83 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
------

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
Nhóm thực hiện: nhóm 3
Lớp: 13pp118
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tạ Thị Thanh Hương


Biên Hòa - 2018
Đề:
Có 3 phong cách lãnh đạo phổ biến:
+ Phong cách dân chủ
+ Phong cách tự do
+ Phong cách độc đoán
Phong cách nào được cho là tốt nhất, có thể sử dụng được trong mọi tình huống ?
Hãy phân tích và lựa chọn phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Anh/Chị.

Danh sách thành viên nhóm 3 :
1. Nguyễn Văn Duy

113001384

2. Trần Thị Vân

113000561

3. Trần Trương Minh Uyên

113000159



4. Bùi Thị Bích Ngọc

113000604

5. Nguyễn Thị Xuân Phương

113000485

6. Phạm Thái Hùng

113001995

7. Phạm Thị Thanh Hương

113000280

8. Võ Văn Quá

113000425

9. Dương Thị Hoàng Anh

113000124

10.Vũ Thị Ngọc Hải

113000476



NỘI DUNG
I.

Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo.
1. Khái niệm lãnh đạo.
2. Khái niệm nhà lãnh đạo.

II.

Các yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo.

III.

Khái niệm phong cách lãnh đạo.
1. Phong cách dân chủ.
a) Khái niệm.
b) Đặc điểm.
c) Ưu điểm – Nhược điểm.
2. Phong cách tự do.
a) Khái niệm.
b) Đặc điểm.
c) Ưu điểm – Nhược điểm.
3. Phong cách độc đoán.
a) Khái niệm.
b) Đặc điểm.
c) Ưu điểm – Nhược điểm.
4. Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể sử dụng trong mọi
tình huống ? Tại sao ?

IV.


Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm cá nhân của Anh/Chị.
Cho ví dụ.


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Thành viên thực hiện

Nội dung công việc

Vũ Thị Ngọc Hải

Khái niệm lãnh đạo.

Dương Thị Hoàng Anh

Phân tích phong cách dân chủ.

Nguyễn Thị Xuân Phương

Yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo.

Phạm Thái Hùng

Phân tích phong cách tự do.

Phạm Thị Thanh Hương

Phân tích phong cách độc đoán.


Võ Văn Quá

Tìm ví dụ về các phong cách lãnh đạo.

Nguyễn Văn Duy

Tổng hợp ý chính của từng phong cách.

Trần Thị Vân

Trần Trương Minh Uyên

Bùi Thị Bích Ngọc

Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể
sử dụng trong mọi tình huống. Tại sao ?
Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm
cá nhân của Anh/Chị. Cho ví dụ.
Khái niệm nhà lãnh đạo.
Khái niệm phong cách lãnh đạo.

Tổng hợp bài và trình bày word : Trần Trương Minh Uyên


I.

Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo :

1. Lãnh đạo :

-

Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới các hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục
tiêu.

-

Ảnh hưởng mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo
thông qua quá trình thông tin để đạt tới mục tiêu cụ thể.

-

Là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho
những mục tiêu của nhóm.

-

Còn là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực
hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.

-

Là nghệ thuật tập hợp các cá nhân để họ trở thành những thành viên trung thành trong tổ
chức và là quá trình tác động liên tục để họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của tổ chức
đã đề ra.

2. Nhà lãnh đạo :
Theo Stogdill ( 1974 ), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của
tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan
hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo

dựng ảnh hưởng.
Có thể hiểu đơn giản, nhà lãnh đạo là người luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với
tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết
định cho các hoạt động nội bộ.

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức.
-

Lãnh đạo chính thức : là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền
là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban
quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch
định.


-

Người lãnh đạo không chính thức : hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo
do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn chính thức
để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện.
Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng
nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.

 Nói đơn giản, một nhà lãnh đạo phải đảm bảo đảm bảo được 3 yếu tố : khả năng tạo tầm
nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Nhà lãnh đạo là người
có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực
của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.

II.

Các yếu tố cần thiết để trở thành lãnh đạo:


Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo
trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau :


Nhạy cảm: thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về
thái độ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung quanh mình, thậm chí của tất
cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.



Chính trực: là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm
thấy tin tưởng, một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không.
Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.



Nghị lực: để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và
nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.



Tự tin: rất cần thiết để làm việc và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước
công chúng.



Có động lực làm lãnh đạo: đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh
đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực
làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.




Trí thông minh: chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay
nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao


nhất, chuyên môn phải giỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này.
Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.


Kiến thức chuyên môn: cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra
quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó
có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan
tâm đặc biệt. Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả
quản lí lẫn lãnh đạo. Đối tượng của sự lãnh đạo chính là con người, do đó, một người lãnh đạo
giỏi chính là người có hiểu biết sâu sắc về con người, từ đó có thể thu hút, dẫn dắt họ đi đến mục
tiêu chung.
Người cán bộ quản lí ở mọi cấp đều cần xây dựng cho mình những kĩ năng lãnh đạo cần thiết,
hơn thế nữa, họ cần xây dựng cả một phong cách lãnh đạo phù hợp với tố chất của bản thân và
điều kiện xung quanh, từ đó phát huy hiệu quả năng lực của mình và đóng góp tích cực cho
doanh nghiệp.
Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lí. Những
phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi
người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lí riêng dựa trên kết hợp các yếu tố
bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những
yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên hệ thống tổng thể chung đó, có
thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách lại không có điều kiện áp

dụng.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sự thành
công của một doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo
chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kĩ thuật, công nghệ, đầu tư vốn như trước kia.
 Vì vậy bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách
lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo
trong từng hoàn cảnh cụ thể.


III.

Khái niệm phong cách lãnh đạo :

Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ
thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ
huy của người lãnh đạo. Trong lãnh đạo , kết quả công việc phụ thuộc vào phương thức ,
phương pháp và cách thức làm việc .
Nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở chỗ họ biết lựa chọn cho mình phương
thức , phương pháp và cách thức làm việc tối ưu . Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp
phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra , ngược lại nó sẽ cản trở quá
trình đạt đến mục tiêu và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
1. Phong cách dân chủ :
a) Khái niệm :
 Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản trị biết phân chia quyền
lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các
quyết định.
 Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp
dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng
thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
 Nhà quản trị cần kiên định để không trở thành người “thỏa hiệp”


b) Đặc điểm :
 Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai công việc theo năng lực của mỗi
người.
 Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan đến chuyên môn
của nhân viên.
 Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết
định các công việc do mình phụ trách.


 Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu
nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo.
 Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người
lãnh đạo dân chủ.
 Tuy nhiên nhà quản trị cần cẩn trọng khi trình độ của cấp dưới còn hạn chế.

c) Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm
 Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định các
công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính
xác và hiệu quả hơn.
 Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung
vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau.
 Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao: do người lãnh đạo dân chủ có được những
quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế.
 Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm
việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
 Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức mạnh
tập thể.


Nhược điểm
 Phong cách lãnh đạo dân chủ tốn khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định và đôi
khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều
hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.
 Không phải lúc nào cũng lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tùy xem vấn đề được
nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay không. Trong nhiều trường
hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví
dụ như vấn đề “quản lí”, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”…


 Như vậy luôn cần có một người trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết
định.

d) Kết luận :
Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của
tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới
chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên, với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người
theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.

Ví dụ 1 :
Avinoam Nowogrodski, CEO của công ty sản xuất phần mềm quản lý dự án Clarizen, cho rằng
cách lãnh đạo kiểu ra lệnh và kiểm soát từng phổ biến trong nhiều thập kỷ không còn phù hợp
với môi trường doanh nghiệp hiện nay nữa. Theo ông : “ Mọi người muốn có tiếng nói, muốn
tham gia và điều này đòi hỏi phải có nguyên tắc dân chủ”.
Nowogrodski cho rằng thành công của công ty ông là do đã tuyển được đúng người và lãnh đạo
họ một cách dân chủ. Ông cho biết đã tuyển những người có 3 đặc điểm rõ ràng : ham hiểu biết,
khiêm tốn và say mê công việc, ông gọi đó là “chuỗi AND của Clarizen”.
Mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ muốn và bạn phải muốn duy trì tiếng nói của họ, đảm
bảo chúng được nói ra. Cần có một hệ thống đánh giá đảm bảo mọi người đều bình đẳng. Điều
này khiến mọi người cảm thấy như thể họ đang trong một cuộc chiến công bằng, mọi thử đều có

thể thực hiện. Khiến các nhân viên cảm thấy họ được đóng góp nhiều hơn hẳn so với thời còn
làm cho các công ty cũ và họ là một phần của cả một câu chuyện lớn”.

Ví dụ 2 :
Tên tuổi của Henry Ford gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Henry
Ford được mệnh danh là ông vua xe hơi của nước Mỹ. Tập đoàn xe hơi Ford ngày nay vẫn là
một trong những tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới với hàng triệu xe xuất xưởng mỗi
năm và doanh thu lên tới hàng trăm tỉ USD.


Henry Ford ý thức được rất rõ lợi nhuận mà mình có được và do công nhân làm ra. Chính vì vậy
mà ông đã tỏ ra rất chú ý đến việc xây dựng một chế độ đãi ngộ và lương thưởng phù hợp cho
công nhân. Điểm đáng chú ý là Henry Ford làm điều này hoàn toàn xuất phát từ ý nghĩ của bản
thân chứ chưa hẳn là sức ép từ bên ngoài. Điều này khác hẳn với quan điểm kinh doanh thu lợi
nhuận tối đa của các chủ tư bản mới nổi.
Kết quả tuyệt vời đối với Henry Ford không chỉ đó là kết quả của những sáng kiến vĩ đại mà còn
là tổng thể của những hành động ầm nhìn vĩ đại. Ông tôn sùng “chủ nghĩa tập thể” và chính tập
thể đã giúp Ford thành công.
Với ông, con người là tài sản quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo có. Và ông cần phải có những
quyết định táo bạo - quyết định của một nhà lãnh đạo - tất cả chỉ để cho họ.

2. Phong cách tự do :

a) Khái niệm:
Nhà lãnh đạo theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các
hoạt động tạp thể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và dữ
kiện. Quyền hành của người lãnh đạo rất ít được sử dụng. Với phong cách lãnh đạo này, nhà
lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền tham gia đưa ra quyết định, nhưng nhà lãnh
đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.


b) Đặc điểm:
 Nhân viên ít thích lãnh đạo.
 Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.
 Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

c) Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm
 Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những ý
tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.


 Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên khai thác
được tính sáng tạp của các thành viên, và vì vậy có nhiều phương án để lựa chọn khi giải
quyết 1 vấn đề.
 Phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến
hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn.
 Phong cách này phù hợp với các nhà quản trị không có khả năng quyết đoán cao và chính
xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà quản
trị.

Nhược điểm:
 Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người 1 ý kiến, dẫn đến không thống nhất được, và
có thể dẫn đến mục tiêu chung không hoàn thành.
 Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù
hợp với công việc đó.

Ví dụ 1 :
William Henry Gates III thường được biết dưới tên Bill Gates, là một doanh nhân người Mỹ,
người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính. Cùng Paul Allen, ông đã sáng lập nên
tập đoàn Microsoft, một công ty phần mềm được coi là lớn nhất thế giới.

Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách. Phong cách
tự do được ông thể hiện khá độc đáo. Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý của
ông trong công ty.
Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó
chủ tịch đến, nghe trình bày các chi tiết của từng dự án. Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý
kiến của mọi người giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn.
Bill Gates muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, hiệu suất và sung
sướng nhất có thể trong công việc. Ông cho phép văn phòng làm việc của mỗi cá nhân được sắp
xếp theo ý riêng của họ. Không có luật quy định về ăn mặc tại Microsoft. Ở Microsoft không có
việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình và điều hành. Các nhân viên có thể chọn giờ


làm việc của mình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày. Điều này thể hiện
rất rõ phong cách quản lý theo kiểu tự do của Bill Gate. Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự
thoái cần thiết để họ phát huy được khả năng và sức sáng tạo đóng góp chung vào thành công
cho công ty.
Trong suốt 33 năm, hình ảnh Bill Gates gắn liền với Microsoft, đến mức người ta mặc
định Bill Gates là Microsoft và Microsoft là Bill Gates. Đây là minh chứng lớn nhất cho sự
thành công không chỉ đối với lĩnh vực công nghệ mà thể hiện khả năng thu phục lòng người của
Gates.

Ví dụ 2 :
Sam Walton là tỷ phú thứ hai của thế giới sau Bill Gates. Ông từng được Tổng thống Mỹ
George Bush trao tặng bằng khen Tự Do.
Năm 1962 siêu thị Wal-Mart đầu tiên được thành lập. Vợ chồng Walton đã phải bán hết mọi thứ
để có tiền đầu tư. Tập đoàn Wal-Mart là nhà phân phối bán lẻ quy mô nhất, phát triển nhanh
nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới. Wal-Mart có hơn 700.000 nhân viên, với hơn 3.000 siêu
thị, cửa hàng tại 50 quốc gia trên thế giới.
Phong cách lãnh đạo tự do được Sam Walton thể hiện qua cách lãnh đạo của ông. Nguyên tắc
của Sam Walton là luôn chia sẻ lợi nhuận của ông với tất cả cộng sự. Luôn động viên nhân viên

của ông, với ông chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ. Luôn chia sẻ mọi điều ông
có thể với cộng sự, họ sẽ nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn. Ông luôn trân trọng mọi
đóng góp của cộng sự, lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên
tiếng nói của mình.

3. Phong cách độc đoán :
a) Khái niệm :
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền hay còn gọi là
phong cách chỉ thị. Nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh, nhà
lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay mình.


Các loại phong cách độc đoán gồm :
 Độc đoán áp chế : Các nhà lãnh đạo lãnh đạo quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin
đối với cấp dưới. không có phép nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình quyết định.
 Độc đoán nhân từ : Các nhà lanh đạo có lòng tin đối với cấp dưới, họ thúc đẩy nhân viên
bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt. Có cho cấp dưới ra quyết định
nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.

b) Đặc điểm:
Công việc quản lý do 1 người lãnh đạo chịu trách nhiệm, anh ta là người ra quyết định, điều
chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ chức . Việc khen thưởng hay kĩ luật mang tính chủ quan ,
mệnh lệnh và không theo một hệ thống nào cả.
Chất lượng của việc quản lý phụ thuôc vào thông tin của người lãnh đạo thu nhận được, phụ
thuộc vào năng lực phân tích của người lãnh đạo. Việc đưa ra quyết định quản lý phụ thuộc vào
uy tín và năng lực thuyết phục của nhà lãnh đạo.
Với phong cách này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao
việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không
cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.


c) Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm :
 Làm nhân viên phục vụ đúng như yêu cầu cầu nhà lãnh đạo.
 Quyết định được đưa ra nhanh chóng , tiết kiệm thời gian , tránh sự đối đầu trong nhóm.
 Tránh được sự ỷ lại vào năng lực của nhân viên.

Nhược điểm:
 Nhân viên ít thích lãnh đạo.
 Hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt lãnh đạo.
 Không khí trong tổ chức không được hòa đồng .
 Không tiếp nhận được ý kiến đóng góp của các nhân viên.


Ví dụ 1:
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: "Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm
được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái". Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo
của ông - phong cách độc đoán. Ta thường hiểu "lãnh đạo độc đoán" theo nghĩa xấu, nhưng
những câu chuyện thực tế của Steve Jobs và cả những thành công của Apple cho thấy phong
cách này có những điểm mạnh đáng kể. Đương nhiên, nó cũng có những hệ lụy và sự ảnh hưởng
tiêu cực. Xin chia sẻ lại 1 bài nghiên cứu của 1 nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia
HCM. Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: "Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để
làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái". Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh
đạo của ông - phong cách độc đoán.

Ví dụ 2 :
Tại Đà Nẵng, nhiều người dân mến mộ ông Nguyễn Bá Thanh vì ông đã phát triển thành
phố Đà Nẵng. Thành tựu ông đã làm cho thành phố Đà Nẵng:
-

Người dân Đà Nẵng khẳng định, cảnh sắc năng động, tươi mới của thành phố hôm nay có

công lớn của vị nguyên Bí thư Thành ủy. Thành phố ven biển miền Trung này luôn dẫn
đầu các cuộc bình chọn danh hiệu "thành phố đáng sống nhất Việt Nam".

-

Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng trước đây lụp xụp với những xóm vạn
đò, nhà chồ. Nhậm chức Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng năm 1996, ông Nguyễn Bá
Thanh đã đưa ra chủ trương tái định cư cho dân. Con đường ven sông Hàn ngày nay rộng
rãi, thẳng băng, bãi biển sạch sẽ, trong lành.

-

Cầu quay sông Hàn được khánh thành năm 2000 do ông Thanh vận động toàn dân Đà
Nẵng đóng góp. Khi chưa có cây cầu này, sự chênh lệch về mức sống giữa hai bờ đông tây sông Hàn rất lớn. Cầu xây xong không chỉ nối liền đôi bờ mà còn quay ngang 90 độ
để phục vụ du khách tham quan. Sau cây cầu quay, tháng 7/2009, cầu Thuận Phước - cây
cầu dây văng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ, cũng được đưa vào sử dụng với vị trí ở cửa
sông Hàn, giúp kết nối hành lang kinh tế Đông – Tây

-

Cầu Rồng - cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng rồng thời Lý hướng ra biển Đông,
được khánh thành vào ngày 29/3/2013, kinh phí đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng và được
UBND TP Đà Nẵng đăng ký kỷ lục con rồng thép lớn nhất Việt Nam và thế giới. Ông


Thanh là người nhiều lần điều chỉnh thiết kế cùng kiến trúc sư Phạm Văn Hạng và đưa ra
ý tưởng phun lửa, nước vào các tối cuối tuần để tạo điểm nhấn với du khách và người
dân.
-


Khánh thành cùng ngày với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý là cây cầu thứ 6 bắc qua sông
Hàn. Kinh phí đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, cây cầu này hấp dẫn bởi hình dáng cánh buồm,
ý nghĩa như con tàu Đà Nẵng vươn ra biển lớn.

Theo phóng viên Ian Timberlake của hãng thông tấn AFP, ông Thanh tuy bị xem là một
"nhà độc tài" nhưng lại có tài trong một đất nước nghẹt thở vì tệ nạn quan liêu: ông có thể
làm cho mọi thứ thực hiện được. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đà Nẵng được xếp loại thành
phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam.
4. Phong cách nào được cho là tốt nhất và có thể sử dụng trong mọi tình huống ?
Tại sao ?
ĐẶC ĐIỂM CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

a) Phong cách lãnh đạo độc đoán,chuyên quyền :
Phong cách lãnh đạo độc đoán thường có tính dứt khoát cao khi đưa ra quyết định quản trị,
họ nắm bắt thời cơ,cơ hội kinh doanh….tuy vậy tính cách nào triệt tiêu sự sáng tạo của nhân
viên cấp dưới, làm cho nhân viên cấp dưới có tâm lý lo sợ , có thể mang đến sự chống đối
của nhân viên cấp dưới .

b) Phong cách lãnh đạo dân chủ :
Phong cách này phát huy được tính tập thể, trí tệu tập thể, phát huy được sức sáng tạo của
cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được chấp nhận và làm theo, tuy nhiên dễ lệ thuộc vào
cấp dưới ít có tính quyết định, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.

c) Phong cách lãnh đạo tự do :
Với phong cách này nhà quản trị cao cấp có đủ điều kiện và thời gian để tập trung sức lực vào
vấn đề chiến lược , tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do dân chủ của cấp dưới
Khai thác được tối đa khả năng của cấp dưới tuy nhiên nhà quản trị khó có khả năng quản lí
được cấp dưới. khó phát huy được vai trò người quản trị .



d) Kết luận :
Trong thực tế, mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định,
song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh, cách thiết lập mục
tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
Mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên,
mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối
hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp.
Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng
một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ
nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin…
 Lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo
nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

IV.

Lựa chọn phong cách thích hợp theo quan điểm cá nhân của Anh/Chị.

Cho ví dụ.
Đối với cá nhân tôi, tôi chọn Phong cách lãnh đạo dân chủ.
-

Phong cách này được áp dụng khi người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, phần
còn lại thuộc về các nhân viên. Tất nhiên, một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ,
đó là lý do tại sao bạn tuyển dụng những người có kiến thức và tay nghề cao.

-

Việc sử dụng phong cách này giúp đôi bên cùng có lợi, nhà lãnh đạo có thể tận dụng
được ý kiến hay từ nhân viên và nhân viên thì được phát huy sáng tạo, tham gia vào việc
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, cho phép họ đưa ra những quyết định hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo. Sử dụng phong cách này không
có nghĩa bạn là một nhà lãnh đạo yếu đuối mà ngược lại, nó càng cho thấy rằng bạn đang
nắm giữ một sức mạnh mà các nhân viên đều phải nể phục.


Với khoảng thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tôi xin chia sẻ một
vài câu chuyện và mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và những ai quan tâm đến đề
tài này.

Câu chuyện 1 :
Thập niên 1970, nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khó khăn khiến nhiều công ty điêu đứng.
Khác với cuộc khủng hoảng những năm 1930, các nhà lãnh đạo lúc này buộc phải tìm kiếm giải
pháp cứu vãn cho sự tồn tại của công ty mình. Trong số đó, có một người đã làm lên cuộc
chuyển đổi đầy ngoạn mục, không những đưa công ty thoát khỏi bờ vực phá sản mà còn trở
thành tập đoàn cung cấp sản phẩm lớn thứ hai thế giới. Đó là C. Michael Harper, nguyên Giám
đốc điều hành tập đoàn ConAgra.
Thời khắc khó khăn, công ty trên bờ vực thẳm
Những năm đầu thập niên 1970, cho dù chính phủ Hoa Kỳ đạt được những mục tiêu nhất định
mà cố Tổng thống John F. Kennedy đã vạch ra, song người dân Hoa Kỳ đã nhận ra họ đang ở
đâu. Các cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam vẫn tiếp tục
lan rộng. Cuộc khủng hoảng dầu lửa lại tiếp tục bùng nổ làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ vốn đã
không phát triển, nay càng bị sa sút một cách nghiêm trọng. Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh một cách
chóng mặt, lên tới con số mà người Mỹ chưa bao giờ chứng kiến. Nếu như tỷ lệ lạm phát 8,3%
của năm 1947 được coi là cao nhất thì nay con số đó đạt tới đỉnh ở mức 13%. Cùng lúc đó tỷ lệ
thất nghiệp đã chiếm tới 8,3% dân số Mỹ - tỷ lệ cao nhất từ năm 1941. Vì tỷ lệ lạm phát cao, cầu
tiêu dùng ngày càng lớn, nên chất lượng hàng hoá bị giảm xuống và đó là nguyên cớ cho khả
năng cạnh tranh yếu kém trên thị trường quốc tế. Như hệ luỵ tất yếu, hàng loạt những công ty đã
rơi vào vòng khủng hoảng, trong đó có ConAgra.
Đứng trước nguy cơ trắng tay, những ông chủ của ConAgra liền triệu tập một cuộc họp khẩn cấp
nhằm tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để cứu vãn tình hình. Và họ nhận ra rằng cần phải

thay đổi lãnh đạo vì thay đổi lãnh đạo là thay đổi tổ chức, họ muốn có một sự thay đổi mang
tính chất tích cực cho công ty. Tất cả đã nhất trí đưa Claude Carter, một người với 34 năm kinh
nghiệm trong ngành sản xuất lên làm Chủ tịch và thuê một người hoàn toàn mới lạ làm Giám
đốc sản xuất - Michael Harper. Ông trở thành phó tổng Giám đốc công ty vào tháng 10/1974.
Là người có óc phân tích chiến lược, Harper nhanh chóng tìm kiếm những điểm mạnh mà công
ty đã tạo dựng trong suốt hơn 100 năm qua, và cũng không quên nhận ra những mảng tiêu cực
mà công ty ông đang có. Từ những nghiên cứu về các nhân tố nội lực, ông đã nhận ra rằng,
ConAgra đã có những phẩm chất rất tốt như cung cấp hàng hoá rẻ, đội ngũ quản lý đoàn kết
thực hiện mục tiêu, làm việc có tinh thần nhân bản, đạo đức. Còn về điểm yếu là cơ cấu quản lý
tập trung quyền lực thiếu vắng sự uỷ thác, nhận thức về thị trường và kinh doanh kém và dường
như họ thiếu sự quan tâm tới lợi nhuận cho công ty.
Ngay lập tức, Harper đặt một tấm bảng rất lớn trong văn phòng của ông và viết lên tất cả những
thông tin đúc rút ra từ những con số thống kê về bán hàng, lợi nhuận, hàng tồn kho và một vài
những thông tin khác có liên quan. Sau đó ông yêu cầu từng trưởng phòng đến ghi lên bảng
những thông tin mới vào các sáng thứ Hai đầu tuần. Lúc đầu rất nhiều trưởng phòng quản lý


không nói thật cho ông về hàng tồn kho, hay họ đã có thu nhập bao nhiêu vào tuần trước bởi vì
họ chưa bao giờ phải trả lời những thông số đó. Nhưng tất cả đã thay đổi.
Cùng trong những thời gian đó, Harper luôn luôn tìm kiếm những cơ hội để được gần và gặp gỡ
những nhà quản lý đó. Nhưng trên tất cả ông luôn nhìn nhận họ là những thương gia, ông không
nhìn họ chỉ là những nhà quản lý xí nghiệp mà cao cả hơn ông nhìn họ là những thành viên
trong ban lãnh đạo. Ông đã chia sẻ cho họ những ý tưởng và trách nhiệm mà tất cả mọi người
phải quan tâm đó là bản quyết toán cho công ty. Ông đưa cho họ xem những thông tin về hàng
hoá tồn kho và khả năng thu được của công ty đã làm cho công ty trên đường thua lỗ.
Harper như đang chia sẻ với cộng sự bằng chính trái tim mình. Ông đã thực hiện đúng như lời
của John C. Maxwell rằng: “Khả năng của một nhà lãnh đạo được xác định bởi những người
thân tín nhất của nhà lãnh đạo ấy.” Chính họ là những người thân tín những cộng sự đắc lực, và
là những thành viên trong gia đình của ông.
Bằng những nhận định chính xác, Harper và những cộng sự của ông đã đưa ra quyết định mang

tính thay đổi. Ông thúc đẩy những lĩnh vực chậm phát triển và cắt giảm hàng hoá tồn kho, giảm
thiểu mục tiêu đặt ra khi bán sản phẩm. Tất cả đã được quy ra tiền và chi trả nợ nần khẩn cấp.
Và kết quả thu được rất khả quan. Báo cáo tài chính năm 1975, ConAgra đã thu được 4,1 triệu
USD.
Nhận thấy những kết quả to lớn đó, bất kể Harper là một người “dân ngoại” mới chỉ hai năm
làm việc cùng công ty, năm 1976 Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định bầu ông làm
Giám đốc điều hành công ty. Một chức vụ danh giá nhưng đầy thử thách!
Có lẽ một trong những điều ấn tượng nhất làm cho công ty ConAgra có bước chuyển ngoạn
mục, đưa công ty từ thua lỗ trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới trong công nghiệp cung
cấp thực phẩm, đó là “Triết lý ConAgra”.
Cùng với đà tìm kiếm sự hồi sinh, Harper bắt đầu nghĩ tới việc hoạch định những chiến lược dài
hạn. Ông tự đặt ra câu hỏi: "Chúng ta nên kinh doanh trong lĩnh vực nào? Chúng ta phải tổ chức
quản lý như thế nào?". Từ những băn khoăn đó, ngay trong tháng 10/1976, ông đã đưa 7 nhà
quản lý chủ chốt của công ty đi đến Vail, Colorado để thảo luận về những vấn đề này. Họ đã
cùng nhau thảo luận nghiêm túc trong suốt gần ba ngày, và cuối cùng tất cả mọi người quyết
định đưa ra thông báo chung về những vấn đề tồn tại cũng như chiến lược hoạt động của công ty
trong kế một kế hoạch dài hạn. Cuộc họp đó đã nhận đinh rằng, công ty của họ cần tập trung vào
những sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng cần phải theo một dây chuyền chế biến.
Sau cuộc hội nghị đó, Harper bắt đầu thực hiện công việc viết ra những vấn đề cần làm, tất cả
những ý tưởng từ các thành viên lên một tờ giấy mà ông gọi nó là “giấy trắng,” rồi ông đưa
chúng ra thảo luận. Và cứ mỗi lần thảo luận, ông lại cho thư ký ghi chép lại tất cả những ý
tưởng, những đề nghị từ các thành viên trong ban lãnh đạo. Cuối cùng ông gửi những trang viết
ấy lên các thành viên trong hội đồng quản trị và các trưởng phòng quản lý chủ chốt và chờ ý
kiến phản hồi.
Và, cứ như vậy, đến tháng Bảy năm 1977, ông đã tập hợp lại thành một quyển sách nhỏ.Quyển
sách mang tên: Triết lý ConAgra. Một cuốn sách nhỏ với vỏn vẹn mười sáu trang giấy nhưng nó
chứa đựng tất cả tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ và tâm giá trị mà công ty của ông cần hướng tới.


Nhưng trên tất cả, ông đã tạo dựng được một sự đoàn kết từ trong tất cả các cấp độ của công ty.

Ông đã thổi vào công ty ông một làn gió mới - làn gió của văn hoá hợp tác.
Cuốn “Triết lý ConAgra” được bắt đầu bằng lá thư của vị Giám đốc điều hành đáng kính
Harper. Ông đã viết rằng, một trong những điều tìm thấy trong cuốn sách là chỉ dẫn cách xây
dựng công ty của chúng ta ngày một lớn hơn. Ông cũng đưa ra những mục tiêu rõ ràng rằng,
công ty quyết tâm giành được vị thế và sức mạnh bằng việc đạt được những lợi nhuận lớn cho
công ty cũng như cho những cổ đông. Để thực hiện được mục tiêu này, ông cũng chỉ ra những
công việc cần thiết mà tất cả công ty phải làm, những sản phẩm thế mạnh mà công ty cần nắm.
Ông cũng khẳng định, sự thành công hay lớn mạnh của công ty đến từ linh động, cải tiến thị
trường, thúc đẩy kinh doanh, phát triển những kế hoạch giảm giá sản phẩm để cạnh tranh với
các công ty khác, và cuối cùng là cần phải có kỹ năng quản lý tài chính tốt.
Cùng với những mục tiêu, giải pháp phát triển cho công ty đề cập trong cuốn “triết lý,” nó còn
đề cập đến mục “môi trường tổ chức,” theo Harper, phát triển sức mạnh môi trường là một
nhiệm vụ quan trong mà tất cả những người trong ban lãnh đạo phải thi hành. Ông đã nói, “Mục
tiêu xây dựng môi trường văn hoá là thúc đẩy đạt được mục tiêu với chất lượng cao, và phải có
mối quan hệ hợp tác giữa những người lãnh đạo và cấp dưới.” Đặc biệt, ông đề cao quyền tự do
hành động, và chịu trách nhiệm trước kết quả đã làm. Từ điểm này ông đã đề ra bốn điểm:
1.Tất cả mọi người đều muốn tham gia làm việc, đóng góp.
2. Hầu hết mọi người đều muốn trở thành một phần đóng góp của công việc.
3. Hầu hết mọi người đếu hướng tới mục tiêu và phấn đấu giành được mục tiêu đó.
4. Hầu hết mọi người đều muốn được công nhận, được cảm giác có trách nhiệm và được tự do
bày tỏ những gì họ muốn.
Cuốn sách nhỏ cũng đề cập đến vấn đề chất lượng con người. Đi cùng những vấn đề nhiệm vụ
cũng như mục tiêu phát triển công ty, cuốn sách đã viết: “Chúng ta sẽ tập trung những giá trị cao
nhất lên khả năng lãnh đạo, lên những khả năng cuốn hút, nắm giữ và phát triển tất cả mọi cấp
bậc trong công ty. Chúng ta hứa với bản thân rằng, chúng ta sẽ quyết tâm làm việc đạt hiệu quả
tốt hơn những đối thủ cạnh tranh để đưa ConAgra phát triển".
Với những nội dung trên, ngay từ những năm 1977, 1978 Harper và những cộng sự của ông đã
cố gắng đưa nó vào thực tiễn. Và bằng nhiều con đường, và nhiều nhân tố khác nữa, họ đã thực
sự thành công. Nhưng theo nhận định của GS. John Kottler, giảng viên trường ĐH Kinh doanh
Harvard, trong cuốn “Thúc đẩy sự thay đổi” thì: “Sự thành công của ConAgra có thể đến từ

nhiều nguyên nhân, song chắc chắn mấu chốt của sự thành công ấy đến từ một người kiên định
thực hiện những mục tiêu trong cuốn sách đã đề cập, người đó là Michael Harper".
Sau một thời gian ngắn thực hiện, công ty đã có đủ khả năng mở rộng quy mô bằng việc mua
thêm những công ty con. Một trong những dẫn chứng hùng hồn cho khả năng điều hành và áp
dụng “triết lý ConAgra” là công ty con Banquet. Công ty Banquet cũng là một công ty có tuổi
hoạt động hơn hai phần ba thế kỷ. Song từ những năm của thâp niên 1960 nó đã sa sút một cách
nghiêm trọng và rơi vào tình cảnh phá sản và phải bán đi. Harper đã quyết định mua nó. Ngay
sau khi mua Banquet, Harper đã triệu tập một cuộc họp với tất cả những lãnh đạo của công ty và
giới thiệu với họ tập “Triết lý ConAgra”, nhưng rất nhiều người trong số họ đã không tin giá trị


của nó. Dù vậy, Harper vẫn kiên trì chỉ cho họ chiến lược, mục tiêu cũng như sứ mệnh mà họ sẽ
phải hoàn thành. Ông cũng đưa về cho họ một nhà lãnh đạo mới, người có kinh nghiệm trong
điều hành công ty, người đó là John Phillips.
Sau 10 năm hoạt động, Banquet đã trở thành một trong những công ty con có lớn nhuận cao
nhất. Đến năm 1988, tổng doanh thu từ những sản phẩm kinh doanh chính của công ty đã là 1 tỷ
USD, gấp 300 lần so với năm 1980. Và cũng năm 1988, Banquet mới chỉ là một trong 50 công
ty con của ConAgra với tổng doanh thu của toàn công ty đã lên đến con số 10 tỷ USD. Tức là
lợi nhuận của công ty đã tăng 1000% so với những ngày đầu áp dụng “Triết lý ConAgra”. Ngay
lúc đó công ty đã trở thành một trong những công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới.
Sau 18 năm cống hiến cho ConAgra, năm 1992, C. Michael Harper đã giã từ sự nghiệp lãnh đạo,
ông đã xây dựng một công ty từ trên bờ vực của sự phá sản thành công ty có tổng kinh doanh
lên đến 23 tỷ USD, trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới. Nhớ lại những năm tháng chông
gai nhưng đầy thành công ấy, ông đã nói: “Khi thảm họa đã buông tha chúng tôi, thì nó cũng tạo
cho chúng tôi quyền tự do lựa chọn một ConAgra mới. Và cái giá cho sự cứu vãn công ty đã
được đền bù một cách thoả đáng hơn là tiến lên từ một công ty bình thường.” Và rồi, với 3.000
USD đầu tư cho ConAgra lúc Harper làm Giám đốc điều hành, thì khi ông về hưu giá trị đó đã
tăng lên đến 500.000 USD.
 Qua câu chyện trên và qua câu nói : “Mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá là thúc đẩy đạt
được mục tiêu với chất lượng cao, và phải có mối quan hệ hợp tác giữa những người lãnh

đạo và cấp dưới.” Chúng ta thấy được sự dân chủ trong cách làm việc của ông trong suốt
khoảng thời gian trên. Và thấy được sự vận dụng phong cách dân chủ tinh tế của ông trong
công việc. Đã góp phần lớn trong việc vực dậy thành công công ty.

Câu chuyện 2 :
Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là một vị trí bất khả xâm phạm khi nhắc đến Nam
Phi. Ông là nhà giải phóng dân tộc, vị cứu tinh của Nam Phi. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Ông
chủ chương theo đuổi phong cách dân chủ, dành ưu tiên hàng đầu cho vấn đề hòa giải dân tộc.
Phong cách này đã phát huy hiệu quả trong hoàn cảnh Nam Phi mới giành được độc lập, người
dân da đen đã đổ nhiều xương máu để xây dựng chính quyền mới công bằng hơn, dân chủ hơn.
Họ mong giành lại đặc quyền, đặc lợi mà người da trắng lâu nay đã tước của họ.
Phong cách dân chủ của tổng thống Nelson Mandela có những đặc điểm sau:
-

Tạo ra bầu không khí cởi mở, thân thiện, quan tâm và khuyến khích nhân viên bày tỏ
quan điểm.

-

Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng, đánh giá cao những năng lực và nỗ lực của nhân viên

-

Ông luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới cho dù là những ý kiến trái chiều, và sẵn lòng
giải thích cặn kẽ.


-

Hoạch định trước và đưa ra các mong đợi rõ ràng.


-

Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa giải dân tộc.

-

Ông nói cộng sự da trắng: “Quá khứ đã qua, chúng ta đang hướng đến tương lai, tôi cần
các đồng chí giúp đỡ, đất nước cần các đồng chí. Tôi yêu cầu là các đồng chỉ hãy làm
việc với tất cả những khả năng của mình và mang theo một trái tim tốt đẹp”.

-

Hướng dẫn và truyền cảm hứng để cấp dưới có thể làm tốt hơn, giúp họ vượt lên trên
những giới hạn của bản thân họ

-

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên nhưng Ông để họ tự quyết định cách thức thực
hiện nhiệm vụ. Ông nói: “Nhà lãnh đạo khôn ngoan là người biết thuyết phục mọi
người làm mọi việc và làm cho họ tin rằng đó là ý tưởng của chính họ”.

-

Lãnh đạo bằng cách làm gương cho nhân viên. Ông nói: “Nếu tôi không thể thay đổi khi
hoàn cảnh yêu cầu thì sao tôi có thể mong chờ điều đó ở những người khác.”

-

Chủ trương của ông: “Bây giờ là lúc xóa bỏ hận thù dân tộc, là lúc xây dựng một Nam

Phi kiểu mới dân chủ và đoàn kết”.

Kết luận :
Tôi tin rằng, dù bạn là ai, bạn làm nghề gì, làm ở đâu và dù bạn chọn phong cách nào, hãy biết
cách vận dụng nó một cách thích hợp nhất vào công việc. Chỉ có như vậy bạn mới có đủ sự tự
tin và thành công sẽ đến với người biết cách nắm rõ và phát huy thế mạnh của bản thân.



×