Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

De thi thu megabook de so 7 file word co loi giai chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.31 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 7


BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
“Một ngày nọ, trên đường đi làm, Nhan Uyên thấy đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải.
Anh bước đến hỏi, mới biết người mua và người bán đang tranh chấp. Người mua hét lớn:
“3 nhân 8 là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên bèn đến trước mặt người mua, và nói: “Vị đại ca này, 3 nhân 8 là 24, sao
có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay
sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Phu Tử, đúng hay sai
hãy để ông ấy định đoạt. Ta hãy tìm ông ấy để phân xử”.
“Được. Nếu Khổng Phu Tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”, Nhan Uyên đáp. Người mua
nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”. Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai,
tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế và cùng đến gặp Khổng Tử.
Sau khi nghe xong câu chuyện, Khổng Tử nói: “3 nhân 8 là 23 đó. Nhan Uyên, con
thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi”.
Nhan Uyên trước giờ cũng chưa từng cãi lại sư phụ, anh đành tháo mũ xuống giao cho
người mua vải. Nhưng hẳn nhiên, trong bụng anh ta không phục và cho rằng Khổng Tử đã
già rối đâm ra hồ đồ nên không muốn học ông ta nữa.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học. Khổng Tử
rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý. [...]
Khi Nhan Uyên trở lại, Khổng Tử nói: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn
cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3
nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia. Nếu ta nói 3 nhân 8 bằng
24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó. Vậy con nói xem, chức vị quan


trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng
đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử
hổ thẹn vạn phần”.
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.
(Khổng Tử và câu chuyện 3 nhân 8 bằng 23, dẫn theo news.zing.vn)
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Trong văn bản, vì sao Khổng Tử lại nói rằng 3 nhân 8 bằng 23? Vì sao Khổng Tử
không giải thích ngay cho học trò mà để hôm sau mới nói rõ?
Câu 3. Trước cách giải quyết của Khổng Tử, dù không thấy thuyết phục, vì sao Nhan Uyên
vẫn tháo mũ quan đưa cho người mua vải? Hành động đó thể hiện phẩm chất gì của người
học trò này?
Câu 4. Có người cho rằng không nên chỉ vì lời hứa của người mua kia mà nói sai chân lí
khách quan. Theo anh/chị, cách giải quyết như trên của Khổng Tử có hợp lí không? (trình bày
trong 5 – 7 câu)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bàn luận về sự nhường nhịn.
Câu 2. (5 điểm)
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn
Minh Châu.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
ĐỀ SỐ 6
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1

Phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Khổng Tử nói ba nhân tám bằng 23 là có dụng ý. Ông muốn bảo vệ người
mua hàng kia, tránh cho anh ta phải trả giá bằng tính mạng mình. “Ta nói 3
nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia. Nếu ta
nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng
người đó”.

Câu 2

Khổng Tử không giải thích ngay dụng ý của mình với Nhan Uyên bởi nhiều
lí do:
+ Ông thấu hiểu nỗi lòng bực bội của Nhan Uyên, giải thích khi đó chỉ là
biện minh, khó thuyết phục.
+ Ông muốn Nhan Uyên thời gian, vừa là tập kiềm chế cảm xúc giận dữ của

Câu 3

bản thân, vừa suy ngẫm về dụng ý của thầy.
truy cập Website – để xem chi tiết. mũ đưa
cho người mua vải bởi trước nay Nhan Uyên chưa từng cãi lời thầy. Đó là

Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


thể hiện lòng tôn kính thầy, truyền thống tôn sư trọng đạo của người học trò
trong xã hội trọng Lễ ngày trước (quan điểm cốt yếu của Nho giáo). Đồng
thời cũng là biểu hiện của phẩm chất nhẫn nhịn, điềm tĩnh của người quân
tử.
- Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.
- Về nội dung:
+ Nêu quan điểm cá nhân.

Câu 4

+ Bàn luận làm sáng rõ quan điểm (Ví dụ: Đồng tình cách giải quyết của
Khổng Tử vì mạng người là quan trọng, cần biết nhẫn nhịn, coi trọng đại
nghĩa, đề cao phẩm chất người quân tử; phản đối cách giải quyết đó vì dù
thế nào, là người cầm cân này mực, Khổng Tử cần tôn trọng chân lí, cũng là
để người mua hàng tự chịu trách nhiệm về lời nói của mình,…)

II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
 Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
- Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
- Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung:
- Giải thích, đánh giá: Nhường nhịn là chấp nhận để người khác hơn mình, thậm chí là chấp
nhận thiệt thòi, với một thái độ hòa nhã, không tranh giành hơn thua.
 Nhường nhịn là một phẩm chất đáng quý.
- Lí giải: Vì sao nhường nhịn lại đáng quý?
truy cập Website – để xem chi tiết.
+ Người nhường nhịn thường là người biết kiềm chế, lâu dần giúp hình thành phong thái ung
dung, điềm tĩnh.
+ Nhường nhịn giúp ta bỏ qua thiệt thòi nhỏ, dễ thành công trong những việc lớn.
+ Nhường nhịn giúp ta giữ được hòa khí trong gia đình, tập thể, giúp gia đình yên vui, tập thể
vững mạnh.
- Chứng minh:

Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



+ Nhà Trần trong lịch sử giữ hòa khí với nhà Nguyên để có thời gian xây dựng chuẩn bị lực
lượng, sẵn sàng chiến đấu khi bị xâm lược.
+ Phật dạy:

Nhịn điều vinh nhục, tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua, tránh lụy phiền

- Bàn luận:
+ Nhường nhịn không phải là hèn nhát, là đầu hàng thất bại; mà là cách đối nhân xử thế chủ
động của con người.
+ Tuy vậy, nhường nhịn cần hợp lí, đúng lúc đúng việc, không thể nhường nhịn trước cái sai
trái, vô lý.
+ Kẻ thù của đức tính nhường nhịn là lòng tự ái, đề cao cái tôi cá nhân. Đối lập với nhường
nhịn là sự ích kỉ, nóng nảy, dễ dẫn đến lời nói, hành động hồ đồ.
+ Biện pháp: Rèn luyện đức tính nhường nhịn bằng cách biết đặt mình vào vị trí người khác,
nhịn từ việc nhỏ rồi mới biết nhẫn việc lớn.
- Liên hệ: Rút ra bài học cho bản thân.
truy cập Website – để xem chi tiết.
Câu 2. (5 điểm)
 Yêu cầu chung:
- Đảm bảo cấu trúc để nghị luận: Mở bài - thân bài - kết bài.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung:
- Khái quát chung về tác giả, tác phẩm.
- Phân tích tính độc đáo của tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa, một tình huống
giàu tính phát hiện và khám phá.

- Ý nghĩa của tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa.
Tiến trình bài làm
Kiến
thức
Cơ bản

Hệ thống
ý chính
Khái quát
vài nét về
tác giả

Phân tích chi tiết
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải
(nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc
trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của

Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


văn học ta hiện nay”.
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời
thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên
của thời kì Đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện
đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là
con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm
tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu,
rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà
Vài nét về

tác phẩm

văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được
nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm
1987).
Chiếc thuyền ngoài xa là những tình huống đan lồng trong nhau mà
được khởi nguồn từ câu chuyện của anh thợ ảnh đi săn tìm cái đẹp.

Kiến
thức
trọng
tâm của
bài

Tình
huống
truyện
trong
“Chiếc
thuyền
ngoài xa”

Phùng là người có quan điểm riêng, rất rõ ràng về cái đẹp, nhưng từ
những phát hiện đến vỡ lẽ, biết bao nhận thức mới mẻ, cái nhìn đa
chiều hơn đã đến với nhân vật xưng tôi. Từ những tình huống đó,
người đọc nhận thấy ý nghĩa ẩn sau câu chuyện đó là những nghịch
lý, những vỡ lẽ luôn tồn tại như một lẽ hiển nhiên trong cuộc sống.
Chúng ta cần nhìn nhận cuộc sống một các đa chiều và sâu sắc hơn.
truy cập Website – để xem chi tiết.

Đó là tình huống đan càn tình huống, tình huống nối tiếp tình huống
khiến người đọc liên tục phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc

Độc đáo
trong
nghệ
thuật xây
dựng tình
huống

trong lớp lớp các câu chuyện mà tác giả kể lại. Từ câu chuyện về
chiếc thuyền đến câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài rồi
quay trở lại câu chuyện của người nghệ sĩ. Từ bài học về triết lí xa
gần đến bài học về cái bề ngoài và cái bên trong, nội dung và hình
thức,… tận sâu là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ
thuật vị nhân sinh… mà Nguyễn Minh Châu khéo léo dẫn người đọc

Ý nghĩa
của tình
huống
truyện

nhận ra sau tình huống truyện độc đáo.
- Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ
mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính
cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong

Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát
hiện đời sống.
- Qua tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc
nhận thấy quan điểm của tác giả về cách nhìn cuộc sống và nhìn con
người – một cái nhìn đầy nhân đạo và nhân văn.
- Từ tình huống trong đời sống, nhà văn trở lại với câu chuyện nghệ
trong
Chiếc
thuyền
ngoài xa

thuật và đem đến quan điểm nghệ thuật sâu sắc.
Quan điểm đó gợi lên từ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc
thuyền ngoài xa: Khi con thuyền là đối tượng của nghệ thuật thì có
thể được chiếm lĩnh từ xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp
huyền ảo, nhưng sự thực cuộc đời cần phải được chiếm lĩnh ở cự li
gần. Đừng vì nghệ thuật thuần tuý mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ
thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một
nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu
truy cập Website – để xem chi tiết.

Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



×