Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dự án Khu xử lý chất thải rắn Huyện Thới Lai (Cần Thơ) Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.29 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHÓ CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 280 /QĐ-ƯBND

cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2015

QUYÉT ĐỊNH
VP .việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố cần Thơ
* đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
SỞ XÂY DựNO TP.CẨN *THƠ
nr\j

So: ềẩâ
v&n Ngày<ẲeK.K.
Chuyển:
Lưu hổ sơ SỐ:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ CẦN THƠ

ps

cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của


Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ về việc lập, thấm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng
4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2013 của Chính
phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) của thành phố cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành
phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công văn số 1659/BXD-HTKT ngày 23 tháng 07 năm 2014 của
Bộ Xây dựng về việc góp ý đồ án Quy hoạch chất thải rắn thành phố cần Thơ
đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3239/TTr-SXB
ngày 28 tháng 11 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH?
Đỉều lo Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố cần
Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung cụ thể như sau:


1. Tên đồ án: Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố cần Thơ đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch.
a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: toàn bộ ranh giới hành chính thành
phố Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên là 1.409 km2.

b) Quy mô dân số tính toán:
Quy mô dân số toàn thành phố dự kiến đến năm 2020 là khoảng 1,6 triệu
người; đến năm 2030 là khoảng 2,0 triệu người.
c) Đối tượng quy hoạch:
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn; chất thải rắn xây dựng; chất
thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ
thống thoát nước.
3. Quan điểm quỵ hoạch:
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch
chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia
về quản lý tông hợp chât thải rắn đên năm 2025, tâm nhìn đên năm 2050; Quy
hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
Sông Cửu Long và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
- Phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tập quán sinh hoạt
của nhân dân; phù họp với điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác quỹ đất của
thành phố cần Thơ; đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và
môi trường.
- Hướng tới phát triển đô thị bền vững, quản lý đồng bộ, sử dụng công
nghệ tiên tiến, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, tạo điều kiện phân loại chất thải
tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trườngể
- Khuyến khích xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường
đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyến và xử lý chất thải rắn.
4. Mục tiêu quỵ hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố
Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố cần Thơ đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050; Xác định tổng nhu cầu phát sinh, xử lý các loại chất

thải rắn; quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn thành phố cần Thơ;
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại; nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe
cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
- Xây dựng lộ trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện
quy hoạch. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn
2


nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.
- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây mới, nâng cấp, cải
tạo, mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ranề
5ẳ Chỉ tiêu quy hoạch xử lý chất thải rắn:
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ 85 - 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu
gom và xử lý; trong đó, 60 - 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng
hoặc sản xuất phân hữu cơ đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
+ 45 - 75% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn
và 80% lượng chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề được thu gom và xử lý
đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Chất thải rắn công nghiệp: 80 - 90% tổng lượng chất thải rắn công
nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo vệ
sinh môi trường theo quy định.
- Chất thải rắn y tế: 85 - 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại
và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm
bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Chất thải rắn xây dựng: 60 - 80% tổng lượng chất thải rắn xây dựng
phát sinh tại đô thị được thu gom, xử lý, trong đó 30 - 50% được thu hồi để tái sử

dụng hoặc tái chế đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Bùn thải: 30 - 50% bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát
nước được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
b) Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom
và xử lý; trong đó, 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản
xuất phân hữu cơ đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và
100% lượng chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm
bảo vệ sinh môi trường theo quy địnhề
- Chất thải rắn công nghiệp: 100% tổng khối lượng chất thải rắn công
nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo vệ
sinh môi trường theo quy định.
- Chất thải rắn y tế: 85 - 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và
nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo
vệ sinh môi trường theo quy định.
- Chất thải rắn xây dựng: 90% - 100% tổng lượng chất thải rắn xây dựng
phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý; trong đó, 60% được thu hồi để tái sử
dụng hoặc tái chế đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Bùn thải: 100% bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước
được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

3


6. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh:
a) Giai đoạn đến năm 2020:
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 2.942 tấn/ngày, trong đó:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn: 1.565 tấn/ngày;

+ Chất thải rắn công nghiệp: 631 tấn/ngày;
+ Chất thải rắn y tế: 10 tấn/ngày;
+ Chất thải rắn xây dựng: 293 tấn/ngày;
+ Bùn từ bể tự hoại và hệ thống thoát nước: 82 tấn/ngày.
b) Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 4.132 tấn/ngày, trong đó:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn: 2.246 tấn/ngày;
+ Chất thải rắn công nghiệp: 930 tấn/ngày;
+ Chất thải rắn y tế: 13 tấn/ngày;
+ Chất thải rắn xây dựng: 375 tấn/ngày;
+ Bùn từ bể tự hoại và hệ thống thoát nước: 104 tấn/ngàyế
7. Quy hoạch xử lý chất thải rắn:
a) Vùng 1: có 01 khu xử lý chất thải rắn.
Khu xử lý chất thải rắn Ô Môn (hiện hữu, tiếp tục xây dựng mở rộng).
+ Vị trí: phường Phước Thới, phường Thới An, quận Ô Môn.
+ Diện tích: khoảng 47,0 Ha.
+ Công suất xử lý: khoảng 1.500 tấn/ngày đêm.
+ Vai trò và chức năng: xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng, công
nghiệp thông thường, bùn thải từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước,
chất thải rắn y tế.
+ Công nghệ: sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, ưu tiên tái chế, tái
tạo năng lượng,.. .phù hợp điều kiện công nghệ và đảm bảo an toàn môi trường.
+ Phạm vi xử lý: quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và các khu vực lân
cận. Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho toàn thành phố.
b) Vùng 2: có 01 khu xử lý chất thải rắn tại huyện Thới Lai.
+ Vị trí: xã Trường Xuân, huyện Thới Lai.
+ Diện tích: đến năm 2020 khoảng 30,0 Ha, đến năm 2030 khoảng 60,0
Ha. Sau năm 2030, mở rộng diện tích theo nhu cầu thực tế.
+ Công suất xử lý: đến năm 2020 khoảng 750 tấn/ngày đêm; Đến năm
2030 khoảng 1.000 tấn/ngày đêm.

+ Vai trò và chức năng: xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng, bùn thải
từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước; xử lý chất thải rắn y tế nguy
hại; xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Hỗ trợ chôn lấp sau xử lý cho các
khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
4


+ Công nghệ: sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, ưu tiên tại chế, tái
tạo năng lượng, và các công nghệ khác...phù hợp điều kiện công nghệ và đảm
bảo an toàn môi trường.
+ Phạm vi xử lý: quận Cái Răng, huyện Thói Lai, huyện Phong Điền và
các khu vực lân cận; đồng thời, hỗ trợ cho các Khu xử lý chất thải rắn toàn thành
phốẵ
c) Vùng 3: có 01 khu xử lý chất thải rắn tại huyện Vĩnh Thạnh.
+ Vị trí: xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh.
+ Diện tích: đến năm 2020 khoảng 15,0Ha; Đến năm 2030 khoảng
40,0Ha.
'
+ Công suất xử lý: giai đoạn đầu khoảng 400 tấn/ngày đêm; Đến năm
2030 khoảng 1.000 tấn/ngày đêm.
+ Vai trò và chức năng: xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng, bùn thải
từ bể tự hoại và bùn thải từ hệ thống thoát nước; chất thải rắn công nghiệp thông
thường.
+ Công nghệ: sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, ưu tiên tái chế, tái
tạo năng lượng,...phù hợp điều kiện công nghệ và đảm bảo an toàn môi trường.
+ Phạm vi xử lý: quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và
các khu vực lân cận.
d) Các trạm trung chuyển chất thải rắn:
Quy hoạch xây dựng hệ thống trạm trung chuyển cố định quy mô nhỏ đến
trung bình, bán kính phục vụ tối đa từ lOkm đến 15km. Vị trí và quy mô các trạm

trung chuyển được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng đô thị.
Tại các quận nội thành bố trí bổ sung các trạm trung chuyển không chính
thức quy mô nhỏ đảm bảo bán kính phục vụ theo quy định, phù hợp với điều kiện
trang thiết bị thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
Giai đoạn sau năm 2020 từng bước hiện đại hóa, cơ giới hóa công tác thu
gom vận chuyển chất thải rắn. Định hướng giảm dần số lượng các trạm trung
chuyển không chính thức và cố định trên địa bàn thành phố.
đ) Các khu xử lý chất thải rắn tạm:
Các khu xử lý tạm chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Cái Răng,
Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ,..có nhiệm vụ xử lý tạm chất thải rắn đến năm 2017 và
thực hiện lộ trình đóng cửa đến năm 2020.
Các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, công nghiệp hiện hữu
phân tán có lộ trình từng bước di dời, đóng cửa để đưa về xử lý tại các khu xử lý
chất thải rắn tập trung.
8o Kế hoach thưc hỉêiK
e

o

e

a) Kế hoạch thực hiện và các dự án ưu tiên đầu tư:
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức của cộng đồng. Đầu tư trang thiết
bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
+ Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các quận nội thành thuộc
5


thành phố cần Thơ; Thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các

thị trấn của các huyện.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách trong đó khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn.
+ Đến năm 2017: Hoàn thành giai đoạn 1 của Khu xử lý chất thải rắn tại
quận Ô Môn (20 ha), xây dựng giai đoạn 1 của Khu xử lý chất thải rắn tại huyện
Thới Lai (khoảng 20 ha), đáp ứng nhu cầu xử lý chât thải răn cho thành phô.
+ Đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của Khu xử lý chất thải
rắn tại quận Ô Môn (mở rộng thêm khoảng 27 Ha) và giai đoạn 2 của Khu xử lý
chất thải rắn tại huyện Thới Lai (mở rộng thêm khoảng 10 ha), đáp ứng nhu cầu
xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp; Đầu tư giai đoạn 1 của Khu xử lý
chất thải rắn tại huyện Vĩnh Thạnh (khoảng 15 ha).
+ Thực hiện lộ trình đóng cửa các khu xử lý chất thải rắn thông thường,
nguy hại phân tán không còn phù hợp quy hoạch ữên địa bàn thành phố cần Thơ.
- Giai đoạn 2021-2030:
+ Tiếp tục hoàn thiện năng lực quản lý, nhận thức của cộng đồng. Đầu tư
trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
+ Thực hiện đồng bộ công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn và công
tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
+ Xây dựng hoàn thiện các khu xử lý chất thải rắn tại huyện Thới Lai và
huyện Vĩnh Thạnh.
- Giai đoạn sau năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
+ Mở rộng các khu xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu xử lý của thành
phố trong tương lai.
+ Nâng cấp công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng tiết kiệm đất, tiết
kiệm và thu hồi năng lượng, thân thiện môi trường theo tiêu chí bền vững.
b) Nguồn vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch đến năm 2030 khoảng
2.476 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 2.117 tỷ đồng, giai
đoạn 2021 - 2030 khoảng 359 tỵ đồng. Bao gồm: vốn ngân sách nhà nước
(khoảng 1.071 tỷ đồng) và các nguồn vốn hợp pháp khác (khoảng 1.405 tỷ đồng).

9. Đánh giá môi trường chiến lược;
a) Các tác động đến môi trường:
- Tác động tích cực:
+ Việc tổ chức tốt công tác quản lý, tuyên truyền ý thức, nâng cao trách
nhiệm cộng đồng sẽ góp phần hạn chế lượng phát sinh chất thải rắn, tăng cường
tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, tái hòa nhập môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng
lượng. Góp phần bảo vệ sức khỏe, môi trường, cảnh quan trên địa bàn thành phố.
+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn thành phố cần Thơ là giải pháp toàn diện và bền vững, góp phần quan
trọng giải quyết cơ bản vấn đề tác động tiêu cực của chất thải rắn đối với môi
trường, cảnh quan và cộng đồng xã hộiệ

6


+ Đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, hạ tầng kỹ thuật đầu mối, trang
thiết bị kỹ thuật trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sẽ cải thiện từng bước, hướng
đến giải quyết triệt để các ảnh hưởng đến môi trường của thành phố từ lượng chất
thải rắn phát sinhễ
- Dự báo các tác động tiêu cực:
+ Việc thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn có nguy cơ dẫn
đến ô nhiễm không khí, tiếng ồn, cảnh quan và trật tự giao thông.
+ Quá trình xây dựng các công trình hạ tầng xử lý chất thải rắn sẽ ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh; quá trình vận hành, hoạt động sẽ tác động đến
môi trường thông qua quá trình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn và trong các trường
hợp có sự cố về kỹ thuật.
b) Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường:
Để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, cộng
đồng dân cư, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; tuân thủ nghiêm ngặt

cảc quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành
công trình, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; tăng cường sử dụng công
nghệ tiên tiến, thân thiện môi tnrờngế
- Xây dựng và thực hiện các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn phù hợp tính chất đô thị.
- Lập đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng hạ tầng xử lý
chất thải và thực hiện theo các giải pháp được phê duyệt.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn đảm bảo thực hiện đúng quy định; Đầu tư trang thiết bị và tăng
cường công tác quan trắc chất lượng môi trường không khí, nguồn nước mặt và
nước ngầm, đất tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sự cố, có biện pháp đảm bảo an
toàn, xây dựng giải pháp bảo vệ dự phòng xử lý các trường hợp khẩn cấp, chủ
động bảo vệ môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
L Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Tổ chức công bố Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố cần Thơ
đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 và triến khai các công tác liên quan
theo quy định; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, quy định quản lý, rà
soát, điều chỉnh các nội dung có liên quan phù hợp theo quy hoạch được duyệt.
b) Tham mưu, tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên
quan thực hiện theo quy hoạch.
c) Chủ trì phối họp với các sở ngành xây dựng kế hoạch, nguồn lực tài
chính, nhân lực, quỹ đất, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và nâng cao
năng lực trong quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
2o Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y xế, Sở Công Thương, Ban Quản
lý các khu chế xuất và công nghiệp cần Thơ, ủy ban nhân dân quận Ô Môn, ủy


ban nhân dân huyện Thới Lai, ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh phối họp

chặt chẽ với Sở Xây dựng trong công tác thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
3. Các sở, ban, ngành, địa phương và đom vị có liên quan căn cứ theo
chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn
thành phố cần Thơ đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Điều 3o Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở,
Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch
ủy ban nhân dân quận, huyện, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (để báo cáo);
- TT.Thành ủy, TT.HĐND thành phố;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Sở: XD, TN&MT, TC, KH & ĐT, CT,
NN & PTNT, YT;
- BQL các KCX & CN cần Thơ;
- ƯBND quận, huyện;
- VP UBND thành phố (3D);
- Lưu VT.VH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

Võ Thị Hồng Ánh

8




×