Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.87 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
MỘT SỐ BỆNH VIỆN CẤP TỈNH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 62440301

Người thực hiện: NGÔ THỊ THU TRANG
Cao học khóa năm: 2012 (2012 - 2014)
Người hướng dẫn:

1


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đở
của Nhà trường, Quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, đến
nay Luận án của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học khoa học Huế
- Ban Giám hiệu Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
- Khoa Môi trường - Đại học khoa học Huế
- Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị


- Ban Giám đốc: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, Bệnh viện đa khoa
khu vực Triệu Hải tỉnh Quảng Trị.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo,
PGS.TS. Hoàng Trọng Sĩ, Người Thầy đã hết lòng hướng dẫn, cung cấp tài liệu và
giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận án này.
Qua đây tôi cũng cám ơn Quý Thầy cô, các đồng nghiệp, đặc biệt là khoa
Sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị, các đơn vị bạn, gia
đình, bạn bè đã giúp tôi thu thập số liệu, động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận án:
“ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Trị” là
của cá nhân tôi, các kết quả trong luận án là trung thực, hoàn toàn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Ngô Thị Thu Trang

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhân lực quản lý chất thải y tế
Bảng 3.2. Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải y tế

Bảng 3.3. Phân bố cơ sở vật chất dùng cho quản lý chất thải y tế
Bảng 3.4. Chi phí hàng năm cho quản lý chất thải y tế (CTYT)
Bảng 3.5. Trang bị bảo hộ lao động cho việc quản lý xử lý chất thải y tế
Bảng 3.6. Số lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày đêm
Bảng 3.7. Số lượng chất thải rắn lây nhiễm phát sinh trong ngày đêm tại các
khoa/phòng
Bảng 3.8. Số lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong ngày đêm tại các
khoa/phòng
Bảng 3.9. Khối lượng nước thải phát sinh trong ngày đêm
Bảng 3.10. Tổng hợp tình hình quản lý rác y tế của các BV
Bảng 3.11. Phân loại rác y tế
Bảng 3.12. Thu gom rác y tế
Bảng 3.13. Vận chuyển rác y tế
Bảng 3.14. Lưu giữ rác y tế
Bảng 3.15. Xử lý rác y tế
Bảng 3.16. Tình hình xử lý nước thải y tế
Bảng 3.17. Phân bố giới của đối tượng phỏng vấn
Bảng 3.18. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn
Bảng 3.19. Phân bố thực trạng đào tạo về quản lý CTYT
Bảng 3.20. Đánh giá kiến thức chung về quản lý rác y tế
Bảng 3.21. Hiểu biết những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi CTYT
Bảng 3.22. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế
Bảng 3.23. Hiểu biết về vận chuyển chất thải y tế
4


Bảng 3.24. Hiểu biết về lưu giữ chất thải y tế
Bảng 3.25. Hiểu biết về xử lý chất thải y tế
Bảng 3.26. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế
Bảng 3.27. Đánh giá thái độ đối với công tác quản lý CTYT

Bảng 3.28. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đơn vị năm 2012
Bảng 3.29. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đơn vị năm 2013
Bảng 3.30. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đơn vị năm 2014
Bảng 3.31. So sánh kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đơn vị qua các
năm 2012, 2013, 2014

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVĐK:

Bệnh viện đa khoa

BV:

Bệnh viện

CT:

Chất thải

CTR:

Chất thải rắn

CTYT:

Chất thải y tế


CTYTNH:

Chất thải y tế nguy hại

6


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Định nghĩa và phân loại chất thải y tê
1.1. Chất thải y tế và quản lý chất thải y tế
1.2. Phân loại chất thải y tế
2. Phương pháp xử lý chất thải y tế
2.1. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
2.2. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải lây nhiễm
2.3. Phương pháp xử lý chất thải sắc nhọn
2.4. Phương pháp xử lý chất thải giải phẫu
2.5. Phương pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải hoá học
2.6. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải dược phẩm
2.7. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải gây độc tế bào
2.8. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải chứa kim loại nặng
2.9. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải phóng xạ
2.10. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ các bình áp suất
2.11. Xử lý nước thải y tế tại bệnh viện
3. Những nghiên cứu về chất thải y tê

3.1. Tình hình quản lý và xử chất thải y tế trong nước
3.2. Những nghiên cứu về chất thải y tế ở nước ngoài
3.2.1. Nghiên cứu phân loại chất thải y tế
3.2.2. Nghiên cứu về nguồn phát sinh
4. Một số biện pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

7


CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu
2.2.2.1. Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải
2.2.2.2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
2.3.3. Phương pháp quan sát thực tế
2.3.4. Phương pháp thống kê
2.3.5. Phương pháp chuyên gia
2.3.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2.4. Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải y tế
3.1.1. Nguồn lực trong Quản lý và xử lý chất thải y tế

3.1.1.1 Nhân lực quản lý chất thải y tế
3.1.1.2. Nhân lực thu gom, vận chuyển
3.1.1.3. Cơ sở vật chất dùng cho quản lý chất thải y tế
3.1.1.5. Trang bị bảo hộ lao động cho đội ngũ thu gom, xử lý rác y tế
3.1.1.4. Kinh phí dùng cho quản lý chất thải y tế
3.1.2. Số lượng chất thải rắn phát sinh tại các đơn vị
3.1.2.1. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các BV
8


3.1.2.2. Lượng chất thải rắn lây nhiễm phát sinh tại các khoa phòng
3.1.2.3. Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh tại các khoa phòng
3.1.3. Khối lượng nước thải phát sinh tại các đơn vị
3.1.4. Tình hình quản lý và xử lý rác y tế
3.1.4.1. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế
3.1.4.2. Phân loại rác y tê
3.1.4.3. Thu gom rác y tế
3.1.4.4. Vận chuyển chất thải y tế
3.1.4.5. Lưu giữ chất thải y tế:
3.1.4.6. Xử lý rác y tế
3.1.4.7. Tình hình xử lý nước thải y tế
3.2. Kiến thức, thái độ của nhân viên y tế trong việc thu gom và quản lý chất
thải y tế
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn
3.2.1.1. Đặc điểm chung về giới
3.2.1.2. Đặc điểm chung về nghề nghiệp
3.2.2. Đào tạo về quản lý chất thải y tế
3.2.3. Kiến thức chung về chất thải y tế
3.2.4. Kiến thức về quản lý chất thải y tế
3.2.4.1. Hiểu biết về các đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng bởi CTYT

3.2.4.2. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế
3.2.4.3. Hiểu biết về thu gom rác thải và nước thải
3.2.4.4. Hiểu biết về hình thức vận chuyển chất thải rắn y tế
3.2.4.5. Hiểu biết về hình thức lưu giữ chất thải rắn y tế
3.2.4.6. Hiểu biết về hình thức xử lý chất thải rắn y tế
3.2.5. Thái độ đối với công tác quản lý chất thải y tế
3.3. Kết quả xét nghiệm nước thải y tế
9


3.3.1. Kết quả xét nghiệm nước thải y tế năm 2012
3.3.2. Kết quả xét nghiệm nước thải y tế năm 2013
3.3.3. Kết quả xét nghiệm nước thải y tế năm 2014
3.3.4. So sánh kết quả xét nghiệm nước thải tai các đơn vị qua các năm 2012,
2013, 2014

10


MỞ ĐẦU
Chất thải là môi trường lây lan bệnh tật. Môi trường và sức khoẻ là hai vấn đề
luôn liên quan mật thiết với nhau. Trên 80% các loại bệnh phổ biến trong cộng
đồng hiện nay là có nguyên nhân do ô nhiễm môi trường. Các cơ sở y tế là nơi
trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cũng là nơi cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh sẽ có thể xả, thải ra môi trường nhiều
tác nhân lây nhiễm, độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Chính vì vậy
môi trường trong các cơ sở y tế nếu được quản lý tốt, xử lý đảm bảo, đúng tiêu
chuẩn quy định sẽ trực tiếp bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên y tế, cho người bệnh và
cho cộng đồng. Chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng đang là vấn đề quan
tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Chất thải y tế là một trong những loại chất thải

nguy hại, phức tạp, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng, đây cũng là mối quan tâm của toàn thế giới.
Hiện nay cả nước có trên 1000 bệnh viện, trung bình các bệnh viện trong cả
nước phát thải 252 tấn/ngày chất thải y tế, trong đó 12-25% là chất thải nguy hại
cần phải xử lý đặc biệt [1]. Lượng chất thải y tế nguy hại tăng lên nhanh chóng do
tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần; tăng số lượng giường bệnh ở cơ sở
điều trị từ tuyến huyện trở lên và ngày càng tăng ứng dụng kỹ thuật cao trong tất
các khâu từ khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị [2].
Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện còn kém hiệu quả,
chưa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn. Biện pháp xử lý chất
thải của các bệnh viện chủ yếu là chôn lấp, trong đó 29,0% bệnh viện chôn rác
ngay tại khuôn viên, chỉ có 18,7% xử lý bằng phương pháp đốt, số còn lại vận
chuyển rác thải tới bãi rác công cộng để xử lý. Hầu hết các chất thải rắn ở bệnh
viện không được xử lý trước khi đốt hoặc chôn lấp. Hệ thống thu gom và xử lý
chất thải vốn được thiết kế theo số giường bệnh nhưng bên cạnh lượng chất thải
11


phát sinh từ các hoạt động chuyên môn còn một lượng lớn từ các hoạt động thăm
nuôi của người nhà bệnh nhân và các hoạt động dịch vụ khác trong bệnh viện.
Chính vì thế hệ thống xử lý rác thải, nước thải luôn bị quá tải, chất lượng và hiệu
quả xử lý chất thải cũng bị hạn chế rất nhiều[3].
Tỉnh Quảng Trị gồm 17 đơn vị tuyến tỉnh (trong đó có 3 bệnh viện), 17 đơn
vị tuyến huyện (trong đó 9 Trung tâm Y tế dự phòng và 8 bệnh viện) và 141 Trạm
Y tế và còn có hàng chục cơ sở y tế tư nhân khác. Hiện tại, trong quá trình hoạt
động khám và chữa bệnh cho người dân, các bệnh viện, cơ sở y tế đã thải ra môi
trường một khối lượng lớn chất thải y tế. Trong thành phần chất thải y tế có chứa
nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật, trong số
này đáng chú ý nhất là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh
như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, siêu vi khuẩn viêm gan siêu vi

B, …ngoài ra trong thành phần nước thải của bệnh viện còn chứa các hoá chất khử
trùng, chất hoạt động bề mặt, các mầm bệnh sẽ tác động không nhỏ tới môi trường
khu vực xung quanh bệnh viện là những nguyên nhân lan truyền mầm bệnh.
Chất thải y tế nếu không được xử lý tốt thì sẽ là một trong những nguy cơ gây
ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp
đến sức khỏe cộng đồng, các bệnh viện và cơ sở y tế đều nằm trong khu dân cư
đông người, bệnh dịch sẽ dễ dàng phát tán nhanh chóng.
Để biết rõ thực trạng việc quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại một số
bệnh viện hiện nay như thế nào? Nhận thức của nhân viên thu gom chất thải y tế ra
sao? Nhằm giúp cho các cấp quản lý biết để có định hướng trong công tác quản lý
tốt chất thải y tế để góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên,
đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế
tại Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện cấp
tỉnh ở tỉnh Quảng Trị ”.
12


* Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài góp phần nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị nói chung và các điểm nghiên cứu nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp cho một số bệnh viện đa khoa cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh có các biện
pháp phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải được thực hiện tốt
hơn.
- Đề xuất xây dựng mô hình quản lý chất thải y tế tại các điểm nghiên cứu
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế đảm bảo không có nguy cơ lây
bệnh cho cán bộ y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cho cộng đồng dân cư

sinh sống chung quanh khu vực của bệnh viện.
- Có thể lấy mô hình này làm điểm và từ đó nhân rộng ra các cơ sở y tế khác
trong khu vực.

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa và phân loại chất thải y tê [4]
1.1. Chất thải y tế và quản lý chất thải y tế
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y
tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu huỷ an toàn.
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất
thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm
có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và
phân loại chất thải chính xác.
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm
mới.
- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng
gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.

- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.
14


- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu huỷ.
- Xử lý và tiêu huỷ chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi
trường.
1.2. Phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hoá học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
1.2.1. Chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc
nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

1.2.2. Chất thải hoá học nguy hại:
a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

15


b) Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Quy chế này)
c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu
(Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
d) Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ
tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn
đoán hình ảnh, xạ trị).
1.2.3. Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh
từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và
điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2.4. Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
1.2.5. Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách
ly).
b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ

thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
16


d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
* Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chất thải y tế là tất cả
các loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả các chất thải nhiễm
khuẩn và không nhiễm khuẩn [5].
* Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, CTYT được xác định là chất
thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc,
xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT nguy hại (CTYTNH) được
xác định là chất thải có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất
bài tiết; các bộ phận, cơ quan của cơ thể người và động vật; bơm kim tiêm và các
vật sắc nhọn, dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ được sử dụng trong y tế.
Những chất này không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hại cho môi trường và
sức khỏe con người [6].
2. Phương pháp xử lý chất thải y tế [4]
2.1. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất
thải phát sinh. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có
thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng hoá chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30
phút hoặc các hoá chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
và theo quy định của Bộ Y tế.
b) Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào
trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà

sản xuất.
c) Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn
hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hoà vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất
thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng
17


hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn, sau đó có thể xử lý như chất thải
thông thường và có thể tái chế.
2.2. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu huỷ bằng một trong các phương
pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave)
b) Khử khuẩn bằng vi sóng
c) Thiêu đốt
d) Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các
tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt
tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính
quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố
chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa
nhà tối thiểu 100 m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô
cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên
mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất
thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử
khuẩn trước khi chôn lấp.
e) Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn
bằng nhiệt ướt, vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có
thể xử lý, tái chế, tiêu huỷ như chất thải thông thường.
2.3. Phương pháp xử lý chất thải sắc nhọn

Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu huỷ như sau:
a) Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.
b) Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc
nhọn: hố có đáy, có thành và có nắp đậy bằng bê tông.
2.4. Phương pháp xử lý chất thải giải phẫu
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
18


a) Xử lý và tiêu huỷ giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu ở trên.
b) Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang.
c) Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.
2.5. Phương pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải hoá học
Các phương pháp chung để xử lý, tiêu huỷ chất thải hoá học nguy hại:
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao.
c) Phá huỷ bằng phương pháp trung hoà hoặc thuỷ phân kiềm.
d) Trơ hoá trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật
liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn
như sau: 65% chất thải dược phẩm, hoá học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước.
Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
2.6. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải dược phẩm
a) Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt.
b) Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại
c) Trơ hoá
d) Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử
lý nước thải của cơ sở y tế.
2.7. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải gây độc tế bào
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao

c) Sử dụng một số chất oxy hoá như KMnO4, H2SO4 v.v… giáng hoá các
chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại.
d) Trơ hoá sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung.
2.8. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải chứa kim loại nặng
a) Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng.
b) Tiêu huỷ tại nơi tiêu huỷ an toàn chất thải công nghiệp.

19


c) Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương
pháp đóng gói kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hoặc
nhựa polyethylen có tỷ trọng cao, thêm các chất cố định (xi măng,vôi cát), để khô
và đóng kín. Sau khi đóng kín có thể thải ra bãi rác thải chung.
2.9. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải phóng xạ
Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất
phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
2.10. Phương pháp xử lý và tiêu huỷ các bình áp suất
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Trả lại nơi sản xuất.
b) Tái sử dụng
c) Chôn lấp thông thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ.
Hiện nay, lượng chất thải rắn bình quân của các bệnh viện, cơ sở y tế tuy có
được phân loại theo đúng quy định ngay sau khi thu gom tuy nhiên các bọc màu
vẫn chưa đảm bảo chuẩn mực theo quy định, hệ thống ký hiệu và thùng chứa chất
thải chưa thống nhất, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đôi khi còn lẫn lộn, số
lượng rác thải phân loại theo đúng quy trình ước tính khoảng 65%.Thành phần rác
thải sinh hoạt chiếm khoảng 75% và rác thải y tế khoảng 25% trọng lượng rác phát
sinh hàng ngày của bệnh viện.
Phương tiện bảo hộ lao động thô sơ, phương tiện vận chuyển chất thải từ

khoa phòng đến lò đốt chưa đảm bảo, chủ yếu là khiêng và xách bằng tay, chưa có
xe chuyên dùng. Các bệnh viện có trang bị lò đốt phần lớn đều sử dụng lò đốt thủ
công hoặc không đảm bảo các chỉ tiêu về khói thải của lò đốt theo các tiêu chuẩn
về môi trường

20


Công ty Môi trường Đô thị
thực hiện
Rác
sinh
hoạt
Rác
nguy
hại

Phân
loại

Xử lý
Thu
gom

Vận
chuyển

Lưu giữ
tại nơi
xử lý

Xử lý

Rác

thể
tái
chế
Trong BV do BV thực hiện

Sơ đồ 1. 1. Mô hình chung về công tác quản lý rác thải y tế.
2.11. Xử lý nước thải y tế tại bệnh viện
Lượng nước thải phát sinh hàng ngày của các bệnh viện, cơ cở y tế ước tính
chỉ có khoảng 10% đã được xử lý trước khi thải ra môi trường, rất nhiều các bệnh
viện và Trung tâm Y tế chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt,
nước thải y tế vẫn đi chung hệ thống thoát nước mưa và thải trực tiếp ra nguồn tiếp
nhận không qua xử lý [51], [66],Song
[67].chắn rác
Công nghệ xử lý nước thải hiện nay được sử dụng phổ biến cho các bệnh
viện là phương pháp hoá học, nguyên
Bể lắnglýcáthoạt động của hệ thống có thể tóm tắt
theo sơ đồ 1.2.
Bể trộn hoá chất
keo tụ
Bể lắng

Bể chứa bùn

Nước thải
Bể khử trùng
21


Nguồntiếp
tiếpnhận
nhận
Nguồn

Chôn lấp hợp vệ sinh


Chlorin
e

Sơ đồ 1.2. Hệ thống xử lý nước nước thải y tế
Nước thải từ bệnh viện được theo hệ thống ống thu gom chảy vào các hố thu
gom nước thải.Trước khi chảy vào hố thu nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách
các cặn rác có kích thước lớn (nilon, giấy, lá cây...) có lẫn trong dòng nước thải
trước khi vào bể lắng cát để lắng sơ bộ hạt cặn có kích thước lớn.
Từ bể lắng cát nước được dẫn vào bể phản ứng, tại đây có định lượng hoá
chất keo tụ và diễn ra phản ứng keo tụ nước thải. Các chất bẩn không tan liên kết
với hạt keo và liên kết với nhau tạo thành hạt cặn có kích thước lớn và dễ lắng.
Sau đó, nước thải chảy vào bể lắng thứ cấp, các hạt cặn được lắng xuống đáy bể
lắng. Phần nước trong được dẫn vào máng trộn hoá chất khử trùng. Nước đã qua
xử lý đi vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước sau xử lý bằng công
nghệ này chỉ đảm bảo các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh chứ không làm sạch được các
chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, do đó nước thải ra khó có thể đảm bảo tiêu
chuẩn cho phép theo TCVN 7382-2004 mức II và TCVN 5945-2005 loại B.
3. Những nghiên cứu về chất thải y tê
3.1. Tình hình quản lý và xử chất thải y tế trong nước
22



Tính chung cả nước lượng chất thải từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe,
dịch vụ y tế phát thải hàng ngày đạt 252 tấn, trong đó khoảng 50 tấn là chất thải
rắn y tế nguy hại. Hai thành phố có tải lượng lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh
31,3 tấn chất thải y tế chung và 6,2 tấn chất thải y tế nguy hại. Tiếp đến là Hà nội:
26,5 tấn chất thải y tế chung và 5,3 tấn chất thải y tế nguy hại. [7], [8],[9].[10]
Bảng 1.1. Phân loại chất thải y tế nguy hại theo vùng sinh thái, năm 2004

TT

Vùng sinh thái

1

Đồng bằng Sông Hồng

3
4
5
6
7
8

Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu


2

Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế nguy

chung (tấn)
46

hại (tấn)
9,2

29
74
26
21
12
47
37

5,8
1,5
5,3
4,2
2,3
9,5
7,4

Long

Bảng 1.2. So sánh chất thải rắn y tế phát sinh của Việt Nam với một số nước trong khu vực:

Nội dung
Dân số (triệu người)

Việt Nam

Malaysia

Thái Lan

79

23

64

27

13

33

Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
tấn/ngày)
Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh theo

0,16
0,2
0,19

đầu người/năm/kg
So sánh với các nước ASEAN khác, lượng chất thải rắn y tế phát sinh của
Việt Nam ở mức thấp hơn trong khu vực [11], [12].
Bảng 1.3. Sự gia tăng chất thải y tế ở Việt Nam theo thời gian
Chỉ số
Giường bệnh
(1000 giường)

1995

1997

1998

1999

2000

2001

2002

115,05

118,0

118,0

120,3


120,1

121,9

122,5

23


CTR y tế chung
(tấn/ngày)
CTR y tế nguy
hại (tấn/ngày)

248,3

253,7

253,7

258,6

258,2

262,1

263,9

55,4


56,6

56,6

57,7

57,6

58,5

58,9

Lượng chất thải y tế phát thải có xu hướng tăng dần theo thời gian. Sự gia
tăng ở cả chất thải y tế chung và chất thải y tế nguy hại [13], [14].
3.2. Những nghiên cứu về chất thải y tế ở nước ngoài
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada…Các công trình
nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như quản lý chất thải y tế (biện pháp làm
giảm thiểu chất thải, biện pháp tái sử dụng chất thải, các phương pháp xử lý chất
thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải [15].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, trong năm 2002, có khoảng 21 triệu
bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B (HBV), 2 triệu bệnh nhân nhiễm vi rút viêm
gan c (HCV) và ít nhất 260.000 người nhiễm HIV từ nguồn các ống tiêm bị ô
nhiễm [16].
Các bản báo cáo từ các nước phát triển cho thấy rằng 1-5kg chất thải được
tạo ra cho 01 giường bệnh/01 ngày, đối với từng quốc gia và có sự khác biệt giữa
các quốc gia [17]. Sự có mặt của các sinh vật gây bệnh và sự có mặt của các hợp
chất hữu cơ trong chất thải rắn ở các bệnh viện với nồng độ rất cao, cho thấy sự
hiện diện của vi khuẩn, vi rút với hàm lượng không phát hiện được[18].
3.2.1. Nghiên cứu phân loại chất thải y tế

* Ấn phẩm ERS 97 của WHO đã đề nghị phân loại chất thải y tế như sau:
 Chất thải thông thường: không có hại.
 Chất thải bệnh học: các mô, cơ quan. . .
 Chất thải phóng xạ.
 Chất thải hoá học.
 Chất thải nhiễm khuẩn.
24


 Các vật sắc nhọn.
 Chất thải dược học.
 Các vật chứa đựng điều áp.
* Nước Mỹ lại chia chất thải y tế ra làm 8 loại dưới đây:
 Chất thải cách ly: chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh.
 Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học
liên quan.
 Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên cứu. . .
 Máu và các sản phẩm của máu.
 Chất thải động vật: xác động vật, các phần của cơ thể.. .
 Các vật sắc nhọn không sử dụng.
 Các chất thải gây độc tế bào.
 Chất thải phóng xạ.
* Một số nước đang phát triển muốn dùng sự phân loại đơn giản hơn như sau:
 Các chất thải bệnh viện không độc.
 Các vật sắc nhọn.
 Chất thải nhiễm khuẩn (các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn).
 Các chất thải hoá học và dược học.
 Các chất thải bệnh viện/y tế độc hại khác.
3.2.2. Nghiên cứu về nguồn phát sinh
- Cơ quan bảo vệ môi trường (USEPA) thu thập số liệu tại Mỹ như sau:

Bảng 1.3. Nguồn phát sinh lượng rác thải

Nguồn phát sinh

Số lượng (tấn/năm)

Bệnh viện

359.000

Nhà điều dưỡng

29.600

Phòng bác sĩ

26.400

Lâm sàng

16.700

Phòng thí nghiệm

15.400
25


×