Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở quận tây hồ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.07 KB, 19 trang )

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
về đất đai ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội


Nguyễn Thùy Chi


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Hệ thống hóa và phân tích lý luận chung về vi phạm pháp luật và vi phạm
hành chính. Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Phân tích thực trạng vi
phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Tây Hồ. Đề xuất các
quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Tây Hồ trong
thời gian tới.

Keywords. Địa chính; Vi phạm hành chính; Đất đai; Quận Tây Hồ


Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính không thể
thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không
thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trên đó, con người


xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân
bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân tộc; là cơ sở để phát
triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Một trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước ta chú trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành chính về đất đai. Các văn bản
quan trọng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về đất đai là: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm
hành chính ngày 30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
ngày 06/7/1995 của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính ngày 02/7/2002 của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 182/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị
định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai. Các văn bản trên đã góp phần lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất
đai, hạn chế những tiêu cực nảy sinh.
Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù Nhà nước có
nhiều văn bản quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng do đất đai trở thành hàng hoá mà
giá trị của nó ngày càng tăng vơí tốc độ rất cao, lợi nhuận thu được từ việc chuyển nhượng
đất đai không có mặt hàng và nghề kinh doanh nào sánh nổi. Vì vậy những hành vi vi phạm
pháp luật đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Những hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy chưa đến mức nguy hiểm là tội phạm nhưng
diễn ra ở khắp mọi nơi, hàng ngày, hàng giờ, không những gây khó khăn cho quản lý nhà
nước về đất đai, mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn gay gắt trong nội
bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hoá thành vụ việc hình sự, thành điểm nóng, thậm
chí trở thành vấn đề chính trị. Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những vi phạm nhỏ
nên xử lý không kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, vi
phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm soát. Trong bối cảnh đó nghiên cứu về vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần lập lại trật tự kỷ cương,
phòng, chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai thực sự có ý nghĩa cấp bách cả
về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra.
Tây Hồ là một trong những quận có diện tích đất đai lớn, được thành lập trên cơ sở

sát nhập 03 phường của quận Ba Đình và 05 xã của huyện Từ Liêm nên quản lý nhà nước
về đất đai vừa có nét của quận nội thành lại có những nét của huyện ngoại thành trong
quá trình phát triển đô thị. Ngoài ra với đặc thù có 5/8 phường có đê sông Hồng, số hộ
dân nằm trong vùng thóat lũ và hành lang bảo vệ đê tương đối nhiều, công tác quản lý nhà
nước về đất đai gặp rất nhiều khó khăn. Sau 15 năm thành lập quận, quận Tây Hồ đã đạt
được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên tình
trạng vi phạm pháp luật đất đai còn phổ biến, tình trạng lấn chiếm, tự chuyển đổi mục
đích sử dụng đất hiện còn phổ biến, việc sử dụng đất của một số tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân còn lãng phí, chưa thực sự hiệu quả. Việc xử lý các vi phạm trên chưa kịp thời, gây
bức xúc trong nhân dân. Chính vì vậy, làm thế nào để hạn chế các vi phạm hành chính về
đất đai, và việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai tuân thủ đúng pháp luật có ý nghĩa
hết sức quan trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống vi phạm và xử lý các vi phạm hành
chính về đất đai ở quận Tây Hồ hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và phân tích lý luận chung về vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Phân tích thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở
Tây Hồ.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở
Tây Hồ trong thời gian tới
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiờn cứu được đặt trong mối quan hệ tổng
quan, được tiếp cận từ nhiều phớa; cụ thể là tiếp cận từ tổng thể tới chi tiết; từ lý luận, phương
phỏp luận tới thực tiễn; từ chớnh sỏch, phỏp luật tới thực tế triển khai thực hiện chớnh sỏch và
thi hành phỏp luật.
- Phương pháp điều tra khảo sát: đây là phương pháp điều tra nhằm thu thập số liệu,
tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trên địa bàn

quận Tây Hồ.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: sử dụng để phân tích làm rõ thực trạng
tình hình vi phạm hành chính trên địa bàn quận từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn:
- Luật và các văn bản dưới luật.
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các báo cáo của UBND quận Tây Hồ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở địa chính,
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia;
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương.
- Đọc và rút ra những thông tin quan trọng, cần thiết trong các bài báo trên mạng có đề
cập tới vấn đề nghiên cứu.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.1. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính
1.1.1. Khái niệm, phân loại vi phạm pháp luật
a. Khái niệm, cấu thành vi phạm pháp luật
+ Khái niệm vi phạm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là các quy tắc hành vi, hay còn gọi là
tiêu chuẩn của hành vi con người. Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra
bên ngoài của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Mỗi hành vi đều
được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, mà chủ thể ý thức được và
chủ động thực hiện nó. Những hoạt động của con người không thể coi là hành vi, nếu con người
hành động trong trạng thái vô thức [4].
Trong hoạt động của mỗi người thường có rất nhiều hành vi khác nhau được thể hiện
bằng những phương thức khác nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi, sinh hoạt hàng ngày

trong cuộc sống. Song tuỳ theo tính chất, đặc điểm và những lĩnh vực thể hiện của hành vi
con người mà xã hội đặt ra những tiêu chuẩn, những công cụ điều chỉnh chúng khác nhau.
Những hành vi nào của con người được pháp luật quy định, điều chỉnh thì được gọi là hành vi
pháp luật. Hành vi pháp luật gắn liền với các quy định của pháp luật, những hành vi không
được pháp luật quy định, điều chỉnh thì không phải là hành vi pháp luật.
Hành vi pháp luật rất đa dạng nên có thể phân chia chúng dựa theo nhiều tiêu chí
khác nhau.
b. Phân loại vi phạm pháp luật
Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng. Có thể phân chia vi phạm
pháp luật theo nhiều tiêu chí khác nhau :
- Theo loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại, thì vi phạm pháp luật phân
thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về lao động, vi phạm pháp luật về đất
đai, vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự vv
- Theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì vi phạm pháp luật phân thành vi
phạm pháp luật là tội phạm và vi phạm hành chính.
- Theo tính chất vi phạm và trách nhiệm pháp lý, thì vi phạm pháp luật phân thành vi
phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật nhà
nước.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính
+ Khái niệm vi phạm hành chính
Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh Xử phạt vi
phạm hành chính ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp lệnh này đã ghi rõ: "Vi phạm hành chính
là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính".
Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính
cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: "Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá
nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính".

Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, song quan niệm về vi phạm hành chính trong
các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại
vi phạm pháp luật này. Trên cơ sở những nội dung đã được nêu ra trong hai văn bản pháp luật
nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy
định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
hành chính.
b. Đặc điểm của vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không cần xác định
các dấu hiệu pháp lý của loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong
các văn bản pháp luật có quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý đối
với loại vi phạm này. Cũng tương tự như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, các dấu hiệu
pháp lý của vi phạm hành chính thể hiện ở bốn yếu tố mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể
và khách thể.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, các loại hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai .
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
a. Khái nệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái pháp luật đất đai, được thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, quyền và
lợi ích của người sử dụng đất cũng như các quy định về chế độ sử dụng các loại đất mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính [2].
b. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Từ khái niệm trên, ta thấy hành vi vi phạm hành chính về đất đai cũng như hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai nói chung, có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, có hành vi trái pháp luật đất đai.
Để xác định có hành vi trái pháp luật đất đai thì ta phải căn cứ vào những quy định của
pháp luật về đất đai, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc quản lý,
sử dụng đất đai, những phong tục, tập quán của từng địa phương để xem xét về một hành vi
cụ thể.

Hai là, có lỗi.
Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối với hành vi và hậu quả do
hành vi của họ gây ra được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Vì vậy phải xét yếu tố lỗi
chính xác để xác định được hình thức xử lý phù hợp với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ
chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính . Vi phạm hành chính về đất đai là một dạng
của vi phạm pháp luật vì vậy mà vi phạm hành chính về đất đai cũng được cấu thành bởi bốn
yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.2.3. Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
a. Các hành vi vi phạm trong sử dụng đất đai là :
- Sử dụng đất không đúng mục đích
- Lấn, chiếm đất
- Huỷ hoại đất
- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ
tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển
quyền sử dụng đất .
- Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất.
- Chậm thực hiện bồi thường.
- Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao đất, cho thuê đất cho phép.
- Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
- Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc
chỉ giới hành lang an toàn của công trình.

- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất [2].
b. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ về đất đai :
- Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép.
- Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà
không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề.
- Hành vi vi phạm trong hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai, dịch vụ đo đạc và bản
đồ địa chính .
1.3. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai .
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của các chủ thể có
thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính
quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính
khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính về đất đai.
1.3.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc
sau:
a. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời; việc xử phạt
vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai; triệt để; mọi hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định 105/2009/NĐ-CP
ngày 11/11/2009 và quy định của pháp luật có liên quan.
b. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính quy định trong
Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009.
c. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quy định tại các
Điều 25, 26 và 27 của Nghị định 105/2009/NĐ-CP thực hiện.
d. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người vi phạm
đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm.
e. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,
phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình.
g. Hình thức xử phạt hành chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung,
biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với
những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả trong Nghị định 105/2009/NĐ-CP trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4
của Nghị định 105/2009/NĐ-CP.
h. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người thực hiện hành vi vi phạm
hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều
8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
i. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử phạt
quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi
phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được
vượt quá mức tối đa của mức xử phạt.
k. Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc
quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định 1.4. Tình hình vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở một số quận, huyện khác:
1.4.1. Quận Cầu Giấy:
Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 của Chính
Phủ. Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp

quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Từ
Liêm. Quận có 7 phường, năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở tách
từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng.
Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ
sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng
văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ
rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Do vậy đất đai tại quận Cầu Giấy trở thành hàng hóa
mà giá trị ngày càng tăng với tốc độ rất cao. Tương tự như quận Tây Hồ, công tác quản lý
nhà nước về đất đai vừa có nét của quận nội thành lại có những nét của huyện ngoại thành
trong quá trình phát triển đô thị. Do vậy sẽ dễ xảy ra việc các hộ gia đình tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở .
Tuy nhiên theo báo cáo của UBND quận Cầu Giấy, từ khi thành lập quận không có
trường hợp nào vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
1.4.2. Quận Ba Đình:
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia,
nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây
còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các
nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.
Địa giới hành chính như sau:
Phía bắc giáp quận Tây Hồ.
Phía nam giáp quận Đống Đa.
Phía đông giáp sông Hồng.
Phía đông nam giáp quận Hoàn Kiếm.
Phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Với đặc thù có một phía tiếp giáp sông Hồng, tương tự như quận Tây Hồ, huyện Đông
Anh, diện tích đất bãi sông Hồng, đất công, đất chưa sử dụng nhiều, giá trị đất đai ngµy cµng
tăng, lợi nhuận mang lại từ việc lấn chiếm đất là rất lớn, nên sẽ dẫn đến nhiều tổ chức, cá
nhân lấn chiếm đất. Tuy nhiên theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, trên địa bàn quận
không có trường hợp nào vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

1.4.3. Huyện Đông Anh
Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội,
nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính
phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh
phía Bắc.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha
Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85
làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố;
Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội
Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê).
Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, trên địa bàn huyện Đông Anh có 95 trường
hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có 63 trường hợp lấn chiếm đất
công, đất chưa sử dụng, 32 trường hợp sử dụng đất sai mục đích, cụ thể như sau:
- Sử dụng dất sai mục đích:
+ Xã Võng La: 11 trường hợp.
+ Xã Đồng Nội: 8 trường hợp.
+ Xã Tiên Dương: 9 trường hợp
+ Thị trấn Đông Anh: 4 trường hợp.
- Lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng:
+ Xã Hải Bối: 24 trường hợp.
+ Xã Tàm Xá:19 trường hợp.
+ Xã Vĩnh Ngọc: 20 trường hợp.
1.4.4. Huyện Từ Liêm
Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của
Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng -
tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây)
Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15
xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,15 km2, dân số trên 550.000 người. Là một
huyện nằm ở phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội:
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ.

Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thị xã Hà Đông.
Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân.
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.
Theo báo cáo của UBND huyện Từ Liêm trên địa bàn huyện có 587 trường hợp lấn
chiếm đất công, đất chưa sử dụng; 910 trường hợp sử dụng đất sai mục đích, cụ thể như sau:
- Lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng:
+ Xã Đông Ngạc: 113 trường hợp.
+ Xã Tây Tựu: 67 trường hợp.
+ Xã Mễ Trì: 1 trường hợp.
+ Xã Đại Mỗ: 65 trường hợp.
+ Xã Thượng Cát: 31 trường hợp.
+ Xã Xuân Phương: 16 trường hợp.
+ Xã Cổ Nhuế: 19 trường hợp.
+ Xã Mỹ Đình: 0 trường hợp.
+ Xã Tây Mỗ: 40 trường hợp.
+ Xã Liên Mạc: 42 trường hợp.
+ Xã Phú Diễn: 31 trường hợp.
+ Xã Xuân Đỉnh: 60 trường hợp.
+ Xã Minh Khai: 6 trường hợp.
+ Xã Trung Văn: 20 trường hợp.
+ Xã Thượng Thụy: 33 trường hợp.
+ Thị trấn Cầu Diễn: 43 trường hợp.
- Sử dụng đất sai mục đích:
+ Xã Đông Ngạc: 80 trường hợp.
+ Xã Tây Tựu: 52 trường hợp.
+ Xã Mễ Trì: 47 trường hợp.
+ Xã Đại Mỗ: 122 trường hợp.
+ Xã Thượng Cát: 0 trường hợp.
+ Xã Xuân Phương: 21 trường hợp.
+ Xã Cổ Nhuế: 128 trường hợp.

+ Xã Mỹ Đình: 88 trường hợp.
+ Xã Tây Mỗ: 56 trường hợp.
+ Xã Liên Mạc: 24 trường hợp.
+ Xã Phú Diễn: 184 trường hợp.
+ Xã Xuân Đỉnh: 30 trường hợp.
+ Xã Minh Khai: 46 trường hợp.
+ Xã Trung Văn: 30 trường hợp.
+ Xã Thượng Thụy: 2 trường hợp.
+ Thị trấn Cầu Diễn: 0 trường hợp.


Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở QUẬN TÂY HỒ

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và đất đai quận Tây Hồ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tây Hồ là quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là
2.400,81 ha, với 08 đơn vị hành chính cấp phường.
- Phía Bắc của quận giáp với 03 xã của huyện Đông Anh là xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc
và xã Tầm Xá;
- Phía Nam quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường giáp ranh là Cống Vị,
Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá;
- Phía Đông và phía Đông Bắc giáp ranh với phường Ngọc Thụy của quận Long Biên;
- Phía Tây giáp các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm và phường Nghĩa
Đô của quận Cầu Giấy.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông
Hồng được phân thành 02 nhóm chính:

- Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm: phân bố hoàn toàn ở khu vực trong đê sông
Hồng. Đất phù sa không được bồi được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng,
đã có sự phân hoá theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành. Nhìn chung các vùng đất
phù sa tương đối bằng phẳng; thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành
phần dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20%.
- Nhóm đất phù sa được bồi hàng năm chủ yếu phân bố ở khu vực ngoài đê sông Hồng
thuộc các phường Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An và Yên Phụ. Do được bồi
thường xuyên nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất đều ở mức cao phù hợp với
nhiều loại cây trồng tuy nhiên cần bố trí mùa vụ hợp lý phù hợp với chế độ nước của sông
Hồng.
2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất:
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010 diện tích tự nhiên quận là 2.400,81 ha
được phân theo các loại đất chính như bảng sau:
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng
Thứ tự
Chỉ tiêu

Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
2.400,81
100,00
1
Đất nông nghiệp
NNP
848,84
35,36


Trong đó:



1.1
Đất lúa nước
DLN
51,40
2,14
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
3,30
0,14
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
568,27
23,67
1.4
Đất nông nghiệp còn lại

225,87
9.41
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
1.423,81
59,31


Trong đó:



2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN
CTS
35,46
1,48
2.2
Đất quốc phòng
CQP
13,62
0,57
2.3
Đất an ninh
CAN
6,54
0,27
2.4
Đất khu công nghiệp
SKK
3,83
0.16
2.5
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
69,32
2,89

2.6
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
SKX
6,00
0.25
2.7
Đất di tích danh thắng
DDT
8,75
0.36
2.8
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
6,12
0,25
2.9
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
9,49
0,39
2.10
Đất có mặt nước chuyên dùng
SMN
498,07
20,74
2.11
Đất phát triển hạ tầng
DHT
370,55
15,43

2.12
Đất phi nông nghiệp còn lại

396,06
16,49
3
Đất chưa sử dụng
CSD
128.16
5.34
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường
2.2. Thực trạng vi phạm hành chính về đất đai ở quận Tây Hồ.
2.2.1 Tình hình vi phạm
Với đặc thù diện tích đất công, đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông rất lớn; diện
tích đất nông nghiệp xen kẹt gần khu dân cư nhiều, nên ở quận Tây Hồ chỉ có 02 dạng vi
phạm trong lĩnh vực đất đai là lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng và tự chuyển mục đích
sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.
- Trước năm 1996 (trước khi thành lập quận) : UBND quận Tây Hồ không được
nhận bàn giao các tài liệu, số liệu về các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai từ UBND huyện Từ Liêm và UBND quận Ba Đình.
- Từ năm 1996 đến năm 2003:
Trên địa bàn quận Tây Hồ có 262 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,
cụ thể như sau:
+ Lấn chiếm đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất chưa sử dụng do UBND các
phường quản lý (135 trường hợp):
Phường Tứ Liên: 27 trường hợp.
Phường Yên Phụ: 30 trường hợp.
Phường Quảng An: 15 trường hợp.
Phường Nhật Tân: 05 trường hợp.
Phường Phú Thượng: 54 trường hợp.

Phường Bưởi: 02 trường hợp.
Phường Thụy Khuê: 02 trường hợp.
.+ Tự chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp (127 trường
hợp):
Phường Xuân La: 14 trường hợp
Phường Tứ Liên: 18 trường hợp.
Phường Yên Phụ: 06 trường hợp.
Phường Quảng An: 12 trường hợp.
Phường Nhật Tân: 71 trường hợp.
Phường Phú Thượng: 06 trường hợp
- Từ năm 2004 đến 2010:
Trên địa bàn quận Tây Hồ có 97 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,
cụ thể như sau:
+ Lấn chiếm đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất chưa sử dụng do UBND các
phường quản lý (45 trường hợp):
Phường Tứ Liên: 17 trường hợp.
Phường Yên Phụ: 10 trường hợp.
Phường Phú Thượng: 18 trường hợp.
.+ Tự chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp (52 trường
hợp):
Phường Xuân La: 04 trường hợp
Phường Tứ Liên: 03 trường hợp.
Phường Yên Phụ: 06 trường hợp.
Phường Quảng An: 12 trường hợp.
Phường Nhật Tân: 21 trường hợp.
Phường Phú Thượng: 06 trường hợp
* Đối với vi phạm của các tổ chức
Thực hiện Quyết định số 8886/QĐ-UB ngày 7/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội
về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các
tổ chức, cá nhân đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành

phố Hà Nội từ năm 2003 trở về trước, UBND quận Tây Hồ đã có Quyết định số 58/QĐ-UB
ngày 27/01/2005 về việc thành lập tổ kiểm tra của Quận và xây dựng Kế hoạch thực hiện số
11/KH-UB ngày 27/1/2005 trên địa bàn quận.
Theo kết quả kiểm tra, rà soát giai đoạn I, trên địa bàn quận có 204 đơn vị sử dụng đất,
qua kiểm tra đã phát hiện 22 đơn vị được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án nhưng
chưa tổ chức thực hiện, sử dụng chưa đúng mục đích được giao. Cụ thể:
Phường Quảng An có 2 đơn vị là Công ty cổ phần Kinh doanh và xây dựng nhà,
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Lâm;
Phường Thụy Khuê có 4 đơn vị: Công ty Liên doanh Hà Việt Tung Shing, Công ty
Cổ phần phát triển tin học HIPT, Công ty Xe điện Hà Nội, Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ
Chính Minh;
Phường Nhật Tân có 6 đơn vị: Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây, Công ty Cổ phần
xây lắp và đầu tư sông Đà, Công ty Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội, Công ty Xuất nhập
khẩu vật tư đường biển, Công ty TNHH công nghệ tổng hợp, Công ty Du lịch Hà Nội;
Phường Yên Phụ có 3 đơn vị: Công ty Vận tải ô tô số 2 (Đội xe 204), Công ty Đầu
tư phát triển nhà Hà Nội, Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội;
Phường Xuân La có 2 đơn vị: Xí nghiệp Vận tải ô tô số 2, Công ty Xây dựng và
phục chế văn hoá;
Phường Phú Thượng có 4 đơn vị là Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông
118 Binh Đoàn 16 – Bộ Quốc phòng, Công ty Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội, Công ty
lắp máy;
Phường Bưởi có 1 đơn vị A29 Tổng Cục An ninh – Bộ công an .
Trong số 22 đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai:
+ 01 trường hợp là Đoàn xe 204 ở 76 An Dương do Đội xe 204 – Công ty vận tải ô tô
số 2 (Cục đường bộ Việt Nam) đang quản lý sử dụng không có hiệu quả, vi phạm Luật Đất
đai
+ 03 trường hợp ở phường Thụy Khuê được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
để thực hiện dự án đầu tư, quá thời hạn 24 tháng đơn vị chưa thực hiện dự án.
+ 16 đơn vị trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để thực
hiện dự án đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện dự án, sử dụng đất không có hiệu quả, tự

ý chia đất cho cán bộ công nhân viên của đơn vị làm nhà ở hoặc vi phạm về lĩnh vực trật tự
xây dựng.
.+ 02 trường hợp sử dụng đất đang làm thủ tục để được cấp có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất chính thức để thực hiện dự án đầu tư, hiện đơn vị vẫn chưa làm xong thủ tục
[31].
2.2.2. Đánh giá tình hình vi phạm hành chính về đất đai ở quận Tây Hồ:
Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm hành chính về
đất đai nói riêng ở quận Tây Hồ trong thời gian qua như đã nêu ở trên, ta thấy có một số
điểm nổi bật là:
Thứ nhất: Số vụ vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có vi phạm hành chính về đất
đai diễn ra rất phổ biến và phức tạp, nó có sự tăng giảm thất thường hàng năm. Trước năm
2004 (trước khi Luật đất đai có hiệu lực), số vụ vi phạm hành chính về đất đai xảy ra rất
nhiều, sau đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong quận đã tập trung làm rõ trách nhiệm của
các cấp, các ngành và cá nhân và chấn chỉnh công tác quản lý đất đai cả về tổ chức, trình độ
quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong và lề lối làm việc; đưa công tác quản lý đất đai từ
quận đến cơ sở đi vào nền nếp nên những năm tiếp theo vi phạm pháp luật về đất đai vẫn xảy
ra nhưng với số lượng ít hơn. Nếu quận Tây Hồ không có biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt
điểm và triệt để các vi phạm như xử lý hình sự, kỷ luật thì chắc chắn vi phạm sẽ tăng nhiều
trong thời gian tới và việc khắc phục hậu quả là rất khó khăn.
Thứ hai: Vi phạm hành chính về đất đai, cũng như vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra
ở quận Tây Hồ thuộc trách nhiệm của chính quyền các phường do buông lỏng công tác quản
lý đất đai, chưa có biện pháp tích cực xử lý kịp thời những vi phạm mới phát sinh.
Thứ ba: Vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai ở quận Tây Hồ có xu hướng "ẩn"
do chính quyền có xử lý, nhưng xử lý nhưng không kiên quyết, chưa triệt để, các đối tượng vi
phạm vẫn tiếp tục sử dụng đất sau thu hồi, các trường hợp vi phạm được báo cáo nhưng chưa
xử lý toàn bộ các trường hợp này. Các đối tượng vi phạm pháp luật thường rất tinh vi, xảo
quyệt, có tổ chức chặt chẽ vì vậy phát hiện được rất khó, nên số vụ vi phạm chưa bị phát
hiện trong thực tế sẽ còn nhiều . Theo quy định của Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày
11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì các hành
vi vi phạm trong sử dụng đất đều mang tính "bề nổi" dễ phát hiện; tuy nhiên vi phạm có bị xử

lý hay không thì lại do các cơ quan, các cá nhân có thẩm quyền quyết định, nó phụ thuộc vào
trách nhiệm, lương tâm và trình độ của họ.
2.3 Thực trạng xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở quận Tây Hồ:
- Trước thời điểm năm 1996 (trước khi thành lập quận) : UBND quận Tây Hồ không
được nhận bàn giao Quyết định thu đồi đất do UBND huyện Từ Liêm và UBND quận Ba
Đình ban hành.
- Từ năm 1996 đến năm 2003:
UBND quận đã ban hành 10 Quyết định thu hồi đất với tổng diện tích : 2031m
2
, cụ
thể:
Phường Xuân La : 02 Quyết định với diện tích 505m
2
.
Phường Phú Thượng : 08 Quyết định với diện tích 1526m
2
.
- Từ năm 2004 đến 2010:
UBND quận đã ban hành 115 Quyết định thu hồi đất với tổng diện tích : 85.778m
2
,
cụ thể như sau :
Phường Phú Thượng : 64 Quyết định với diện tích 26.068m
2
.
Phường Tứ Liên : 26 Quyết định với diện tích 50.350m
2
.
Phường Quảng An : 15 Quyết định với diện tích 5828m
2

.
Phường Nhật Tân : 05 Quyết định với diện tích 542m
2
.
Phường Yên Phụ : 04 Quyết định với diện tích 2963m
2
.
Phường Thụy Khuê : 01 Quyết định với diện tích 27m
2

Qua số liệu thống kê trên ta thấy, sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, số
lượng vi phạm hành chính trong đất đai bị xử lý ở quận Tây Hồ đã tăng lên đáng kể. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa bị xử lý hành
chính.
Trong tổng số 125 Quyết định nói trên:
UBND quận Tây Hồ đã thực hiện được 110 Quyết định với diện tích 79172m
2
, còn
tồn đọng 15 Quyết định chưa thực hiện được với diện tích 9027m
2
.
* Công tác quản lý quỹ đất sau thu hồi
Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-UBND(TN&MT) ngày 06/10/2008 của UBND quận
Tây Hồ về công tác thu hồi đất và bàn giao quỹ đất sau thu hồi. Ngoài các điểm đất UBND các
phường đang quản lý, ký hợp đồng thu hoa lợi công sản, xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư,
UBND quận Tây Hồ đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất và duy tu hạ tầng đô thị quận phối
hợp cùng UBND phường Tứ Liên, Phú Thượng, Quảng An tiếp nhận bàn giao theo hồ sơ và
thực địa 19 điểm đất, với tổng diện tích tiếp nhận theo 62 Quyết định thu hồi đất với diện tích
64.322,85m
2

trong đó:
- Diện tích thực tế Trung tâm nhận và triển khai quản lý là 31.482,4m
2
:
+ Ký hợp đồng tạm sử dụng cho 03 đơn vị: 13.804,4m
2

+ Xây dựng hàng rào bảo vệ và tạm bàn giao cho các đơn vị chống lấn chiếm:13.962
m
2
.
+ Xây dựng hàng rào bảo vệ: 2.459m
2

+ Đất trống trong khu bãi thu giữ tang vật Công an quận: 1.257m
2
- Diện tích còn tồn tại công trình: 32.840,45m
2
:
+ Đầm trên cụm 1 phường Phú Thượng: 9.170,6m2. Trung tâm đã san ủi cây cối,
dựng hàng rào tôn bảo vệ bao quanh khu đất, tuy nhiên trong khuôn viên khu đất còn 01 hộ
gia đình ăn ở, chưa di chuyển nhà tạm và cây cối.
+ Bãi đạc 12 phường Tứ Liên: 11 điểm đất với 23.669,85m2 còn tồn tại các hộ dân
đang ăn ở và công trình trên đất. UBND phường Tứ Liên đã nhiều lần xây dựng và tổ chức
giải tỏa nhưng các hộ dân kiên quyết chống đối, đến nay vẫn chưa thu hồi được mặt bằng để
quản lý [32].
Như vậy, trước thực thế trên cho thấy vi phạm sử dụng đất là vấn đề rất bức xúc và
phức tạp xẩy ra trên địa bàn quận Tây Hồ, mặc dù lãnh đạo các cấp đã và đang nỗ lực xử lý
nghiêm minh tình trạng vi phạm sử dụng đất nhưng tiến độ còn rất chậm và chưa dứt điểm.
Mặt khác, đối với các trường hợp đã thực hiện Quyết định thu hồi đất thì phần lớn diện tích

đất bị vi phạm vẫn do các hộ vi phạm sử dụng, như trường hợp ông Lê văn Biên ở Tứ Liên
diện tích vi phạm lên đến 20.435m2, có trường hợp xây dựng nhà để ở hoặc xây lại nhà như
trường hợp ông Trần Quảng Đại, ông Trần Nghị ở Quảng An Một số trường hợp đã thực
hiện Quyết định thu hồi đất, hiện nay do UBND phường quản lý nhưng hiện diện tích đất vẫn
bỏ hoang, chưa quy hoạch sử dụng, nguy cơ tái lấn chiếm rất cao. Như vậy , ở đây nổi lên
một vấn đề mà ai cũng tự hỏi tại sao tình trạng này đã kéo dài nhiều mà vẫn chưa giải quyết
dứt điểm được. Về mặt chủ quan chúng ta thấy, bộ máy quản lý Nhà nước ở các cấp trong
thời gian qua chưa thực sự tập trung quan tâm đến vấn đề này, chỉ đạo không sâu sát, thiếu
thống nhất có lúc còn chồng chéo, đặc biệt là ở cấp cơ sở nhiều lúc còn buông lỏng, cả nể,
không triệt để ngay từ lúc xuất hiện hành vi vi phạm, để cho sự việc “đã rồi” mới báo cáo,
đồng thời đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở không đồng đều về trình độ, liên tục có sự thay
đổi do đó việc kế thừa công việc có lục bị gián đoạn.
* Một số trường hợp cá biệt :
- Trường hợp bà Nguyễn Thị Dịch ở phường Bưởi :
Ngày 7/7/2008 UBND Thành phố Hà nội có văn bản số 4411/UBND-ĐCNN về việc
chuyển hồ sơ tố cáo của ông Hoàng Cường và ông Nguyễn Văn Vượng sang công an thành phố để
điều tra, kết luận theo quy định của pháp luật.
Ngày 19/1/2010 cơ quan cảnh sát điều tra - công an thành phố Hà Nội có văn bản số
976/CV/PC15 (Đ9) đề xuất thu hồi diện tích có nguồn gốc là đất công và giải quyết chế độ chính
sách bố trí nơi ở cho bà Nguyễn Thị Dịch và người thân.
Ngày 10/3/2010 UBND quận Tây Hồ đã có văn bản số 210/UBND-TNMT gửi
UBND Thành phố xin ý kiến chỉ đạo về việc thu hồi và cấp đất ở tại số 18 ngõ 45 Võng
Thị.
Ngày 10/5/2010 UBND Thành phố Hà Nội có văn bản số 3213/UBND-TNMT chỉ đạo về
việc xử lý vi phạm về đất đai của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Dịch, theo đó UBND Thành phố châp
thuận cấp đất ở cho 03 hộ bà Nguyễn Thị Dịch, Nguyễn Thị Dục, Nguyễn Thị Hiền với diện tích
170m
2
, diện tích còn lại lập hồ sơ thu hồi để xây dựng trụ sở BQL Hồ Tây.
Đến ngày 19/7/2011 UBND Thành phố có văn bản số 5918/UBND-TN&MT về việc giải

quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Dịch, nội dung văn bản giao UBND quận Tây Hồ xem xét
việc cấp Giấy chứng nhận toàn bộ diện tích cho gia đình bà Nguyễn Thị Dịch, Nguyễn Thị Dục,
Nguyễn Thị Hiền theo quy định tại Quyết định só 117/2009/QĐ-UB ngày 1/12/2009 của UBND
Thành phhố.
Ngày 15/9/2011 UBND quận có văn bản số 1039/UBND_TNMT đề nghị UBND thành phố
chỉ đạo về hạn múc cấp Giấy chứng nhận cho 03 hộ gia đình trên. Hiện nay UBND thành phố chưa
có ý kiến chỉ đạo [32].
- Trường hợp bà Trần Thị Nga :
Ngày 6/1/1010 UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND về việc thu hồi
219,2m
2
đất do bà Trần Thị Nga đang sử dụng, có hành vi vi phạm : lấn chiếm đát đai tại số
62 Võng Thị.
Không đồng ý với Quyết định của UBND quận Tây Hồ, bà Trần Thị Nga gửi đơn khiếu
nại lên UBND thành phố Hà Nội. Ngày 2/4/2009 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định
số 5221/QĐ-UBND giải quyết đơn khiếu nại của bà Trần Thị Nga, theo đó giữ nguyên
Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 6/1/1010 của UBND quận Tây Hồ.
Không đồng ý với Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Nga tiếp tục khiếu
nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 15/12/2010 Văn phòng Chính phủ có văn bản số
9096/VPCP-KNTN về việc trả lời đơn của bà Trần Thị Nga, theo đó Phó Thủ tướng chỉ đạo :
Đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 4226/BTNMT-TTr,
giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho gia đình bà Trần Thị Nga theo quy định của pháp luật [26].
Qua 02 trường hợp nêu trên ta thấy sự khác biệt trong quan điểm khi xử lý các vi phạm, cấp quận,
cấp thành phố có quan điểm khác, đến cấp Trung ương lại đối lập hoàn toàn.
* Đối với vi phạm của tổ chức:
- 01 trường hợp là Đoàn xe 204 ở 76 An Dương đã có Quyết định thu hồi đất số
4664/QĐ-UBND ngày 19/10/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 858m
2
đất

tại 75 An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ do Đội xe 204 – Công ty vận tải ô tô số 2
(Cục đường bộ Việt Nam) đang quản lý sử dụng không có hiệu quả, vi phạm Luật Đất đai;
giao UBND quận Tây Hồ quản lý, chuẩn bị lập dự án theo quy hoạch được phê duyệt.
- 03 trường hợp ở phường Thụy Khuê được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
để thực hiện dự án đầu tư, tại thời điểm kiểm tra theo Quyết định 8886/QĐ-UB ngày
07/12/2004 đơn vị chưa thực hiện dự án, sau khi có văn bản nhắc nhở của UBND quận Tây
Hồ, 03 đơn vị trên đã triển khai thực hiện dự án theo quy định. UBND quận Tây Hồ đã có
văn bản báo cáo, đề xuất UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường loại khỏi
danh sách vi phạm.
- Đối với 16 đơn vị trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để thực
hiện dự án đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện dự án, sử dụng đất không có hiệu quả, tự ý
chia đất cho cán bộ công nhân viên của đơn vị làm nhà ở hoặc vi phạm về lĩnh vực trật tự xây
dựng. UBND quận Tây Hồ đều đã có văn bản nhắc nhở các đơn vị quản lý sử dụng đất đúng theo
quy định của pháp luật (những đơn vị chưa thực hiện dự án cần khẩn trương hoàn thành các thủ
tục cần thiết để sớm đưa dự án vào thực hiện, những đơn vị tự ý chia đất cho cán bộ công nhân
viên thì khẩn trương liên hệ với công ty kinh doanh nhà số 1 để làm thủ tục bàn giao hồ sơ sử
dụng đất của các hộ gia đình cho công ty, báo cáo UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất quản lý theo quy định của Nhà nước ), tuy nhiên hầu hết các đơn vị vẫn chưa thực
hiện theo văn bản đôn đốc của UBND quận. Đối với 16 trường hợp này, UBND quận Tây Hồ đã
có văn bản báo cáo UBND thành phố lập đoàn thanh tra liên ngành, để thanh tra, kiểm tr việc
quản lý sử dụng đất
- 02 trường hợp sử dụng đất đang làm thủ tục để được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất chính thức để thực hiện dự án đầu tư, vẫn chưa làm xong thủ tục [26].
tình trạng vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Nếu quận Tây Hồ không có biện pháp hữu hiệu
trong quản lý và sử dụng đất đai thì hậu quả sẽ khó khắc phục.


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP, PHÒNG CHỐNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở QUẬN TÂY HỒ HIỆN NAY


3.1. Tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây
Hồ là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay.
Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tăng cường phòng, chống vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ được thể hiện trên những điểm sau đây:
Một là, Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nhưng với
quận Tây Hồ – một quận “đất chật, người đông”, thì tính chất quý giá và đặc biệt của đất đai
lại càng cao hơn. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không tốt, sẽ
phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, dẫn
đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến phức
tạp, khó lường.
Hai là, Cũng như các địa phương khác trong cả nước, quận Tây Hồ đang trong quá
trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, tốc độ đô thị hoá ngày
càng cao, quỹ đất nông nghiệp và đất ở ngày càng thu hẹp, đòi hỏi phải tăng cường và nâng
cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai. Nếu không tăng cường phòng
chống vi phạm hành chính về đất đai sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng
đến trật tự, kỷ cương và hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường các biện pháp đấu
tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, nhằm ngăn chặn các vi phạm có thể xảy
ra, đồng thời phải xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xẩy ra, có như vậy mới đảm bảo việc sử
dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích các loại đất, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ba là, Trong điều kiện nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, giá trị đất ngày càng tăng,
công tác quản lý nhà nước về đất đai còn những hạn chế, yếu kém nhất định; dự báo tình
trạng vi phạm pháp luật đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất đai nói riêng sẽ có
thể diễn biến phức tạp; vì vậy cần tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai,
ngăn chặn các vi phạm hành chính về đất đai ngay từ khi chúng mới phát sinh, sẽ hạn chế đến
mức thấp nhất các vi phạm và các hậu quả có thể xảy ra.
Như vậy, từ những yếu kém trong việc phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; cũng như những yêu cầu bức
xúc trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, đã làm cho việc tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở
quận Tây Hồ hiện nay là một tất yếu khách quan.

3.2. Các giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở quận Tây Hồ
hiện nay.
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành
chính về đất đai
Như chúng ta đã biết đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh
tế và xã hội, vì vậy một số cơ quan, đơn vị và cá nhân luôn tìm cách lấn, chiếm, sử dụng đất
đai không đúng mục đích; chuyển đổi, chuyển nhượng không tuân thủ quy định của pháp
luật…, nhất là trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Để
tăng cường QLNN đối với đất đai, Nhà nước ta đã và đang không ngừng ban hành, sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai để tạo
ra một hành lang pháp lý quan trọng điều chỉnh những quan hệ xã hội hết sức phức tạp và
nhạy cảm đang tồn tại trong lĩnh vực này. Chính vì vậy mà Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp
hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ: "Cùng với pháp luật, Nhà nước phải ban hành hệ thống
chính sách để định hướng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu đã đề ra.
Đối với nông nghiệp và nông thôn, chính sách ruộng đất là một trong những chính sách quan
trọng nhất” .
Trong việc ban hành văn bản pháp luật ở nước ta, thực tế có hạn chế là: do nhiều
nguyên nhân khác nhau, một số văn bản chính đã ban hành, nhưng văn bản hướng dẫn chưa
được chuẩn bị hoặc một thời gian dài sau đó mới được ban hành, đã ảnh hưởng đến tính khả
thi của văn bản gốc. Những hạn chế đó phải sớm được khắc phục và đổi mới, nhất là trong
quy trình lập pháp, lập quy, khi nước ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền XNCN
Việt Nam như Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ:
"Văn bản chính chỉ ban hành khi đã cơ bản chuẩn bị được văn bản hướng dẫn".
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai và xử lý vi
phạm hành chính về đất đai.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm
hành chính về đất đai là một yêu cầu quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền CNXH. Đảng lãnh đạo bằng việc định ra
đường lối chính trị, những chính sách, những chủ trương cụ thể trên lĩnh vực đất đai; thông
qua Nhà nước để thể chế hoá những đường lối, chính sách và chủ trương đó thành pháp luật,

thành những quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội về quản lý và sử dụngđất đai
và xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Đồng thời Đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
hướng dẫn, chỉ đạo việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách đó; khuyến khích
những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, những vi phạm. Ngoài ra,
Đảng còn lãnh đạo bằng vai trò tiên phong của các Đảng viên trong việc chấp hành pháp luật
đất đai, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đảng lãnh đạo ở đây
không phaỉ là Đảng bao biện làm thay Nhà nước. Sự tin yêu của nhân dân đối với Nhà nước
và sự tham gia tích cực của nhân dân vào quản lý nhà nước về đất đai, sự tuân thủ những quy
định của pháp luật về đất đai, về xử lý vi phạm hành chính về đất đai, đó chính là một trong
những tiêu chuẩn để đánh giá sự lãnh đạo của Đảng với công tác quản lý đất đai và xử lý vi
phạm hành chính về đất đai.
Đối với các cấp chính quyền ở quận Tây Hồ, thì việc tăng cường vai trò lãnh đạo của
các cấp uỷ Đảng từ quận đến cơ sở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai được cụ
thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình của các địa phương trong quận bằng các chỉ thị, nghị
quyết để chính quyền, đoàn thể, cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân thực hiện quản lý, sử
dụng đất theo đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng. Các chi uỷ, chi bộ, đảng viên
ở từng cơ sở - nơi gần dân nhất, vừa phải nêu cao vai trò gương mẫu của mình, vừa phải phát
hiện và đấu tranh kịp thời với những biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai.
3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng
lớp nhân dân
Ý thức pháp luật là nhân tố năng động, thường xuyên bám sát sự thay đổi liên tục của
thực tiễn để kịp thời thực hiện, tuân thủ, tôn trọng, phát hiện, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, ban
hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng. ý thức
pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nên ý thức đó không thể tự có nhanh chóng ở mỗi
con người được; vì vậy muốn pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng được thực hiện
và tuân thủ một cách nghiêm minh thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân. Tuân thủ và thực hiện pháp luật, suy cho cùng đều
do người dân thực hiện; vì vậy, để tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về
đất đai, xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa- một Nhà nước của
dân, do dân và vì dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thể nào để mọi người dân đều hiểu rõ

những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật về đất đai nói riêng. Hội
nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ: "Nâng cao hiệu lực thi hành
pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, kỷ luật trong bộ máy nhà nước. Hoàn thiện quy
chế ban hành, công bố, phổ biến luật và các văn bản pháp quy khác".
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi
phạm hành chính về đất đai.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ là yếu tố
quyết định lớn đến tiến độ và chất lượng của văn bản pháp luật đất đai, đến việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó, đến hoạt động phát hiện, xử lý vi phạm hành chính
về đất đai. Nếu họ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt
thì chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật đất đai do họ ban hành hoặc tham mưu
cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ chức thực hiện các
văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, nghiêm túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật
sẽ nghiêm minh, kịp thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,
sự yếu kém về phẩm chất có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật, đến
việc áp dụng pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ thống pháp
luật đã được quy định khá hoàn thiện.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; xử lý
nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai
Trong công cuộc xây dựng CNXH, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, mở cửa, như hiện nay, khi mà “tấc đất” là “tấc vàng”, thì công tác quản lý và sử
dụng đất đai càng có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới, vì vậy đòi
hỏi cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất đai;
xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai.
Để có quyết định đúng và trúng, giải pháp thực hiện tối ưu, sai sót được phát hiện kịp
thời, hạn chế được những vi phạm trong quản lý và sử dụng dất đai thì công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát phải đựơc tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
phải được xử lý nghiêm khắc.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai còn nhằm
phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về đất đai, bảo vệ

và giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý các vi phạm về đất
đai. Đề cập đến vấn đề thanh tra, kiểm tra, VI.Lênin đã viết: “Nói chung, việc thi hành đạo
luật được bảo đảm bằng cách nào? Thứ nhất, bằng cách giám sát sự thi hành đạo luật. Thứ
hai, bằng cách trừng phạt trong trường hợp không thi hành” và Người cũng nhấn mạnh: “Cục,
vụ là những thứ bỏ đi; sắc lệnh cũng là thứ bỏ đi. Tìm người, kiểm tra công việc – tất cả là ở
đó”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc
thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi
kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Đồng thời, tăng cường
tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếu kiện của nhân dân, coi đó
là công cụ quan trọng để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân,
thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội.
Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai là phân định rõ đúng,
sai, tốt, xấu, từ đó kiến nghị biện pháp để sửa chữa hoặc xử lý vi phạm. Xét về bản chất và
mục đích của kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai không phải là
để “bới lông, tìm vết”, “tóm bắt” và “vạch mặt”, mà giá trị chân chính của nó là nhân rộng ưu
điểm, tìm cách khắc phục vi phạm, biện pháp uốn nắn, sửa chữa một cách chính xác và kịp
thời.


KẾT LUẬN

Những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Quận Tây Hồ đã đạt
được những kết quả rất tích cực; đưa đất đai vào sử dụng ngày một đúng pháp luật hơn, hiệu
quả hơn, tiết kiệm hơn. Tuy việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Quận Tây Hồ đã đạt
được kết quả đáng khích lệ , nhưng đồng thời chính bản thân nó cũng còn những bất cập, hạn
chế, yếu kém nhất định. Vi phạm đất đai xảy ra nhiều nhưng xử lý ít, thậm chí không xử lý;
dùng văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở thay cho việc xử phạt; từ đó dẫn đến tình trạng vi
phạm liên tục tái diễn, và diễn biến phức tạp mà hậu quả chưa thể lường trước được.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống pháp luật về đất đai, về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa hoàn chỉnh; trình độ đội ngũ cán bộ, công chức

làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ này
thiếu trách nhiệm, né tránh, thoái hoá, biến chất; việc xử lý vi phạm không nghiêm, không có
tính răn đe, ngăn ngừa và giáo dục; bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như sự hiểu
biết về pháp luật còn hạn chế, tinh thần và trách nhiệm chưa cao của một số ít nhân dân
Vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai hiện nay ở Quận Tây Hồ trở nên bức
xúc và cấp thiết, nó xuất phát từ thực trạng hoạt động của chính bản thân nó trước những đòi
hỏi và sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai
phải dựa trên nhiều cơ sở, sử dụng nhiều giải pháp và áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp
khác nhau, nhưng chủ yếu dựa vào các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường kiểm
tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai và xử lý nghiêm minh, kịp thời các
vi phạm hành chính về đất đai.
Muốn xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phòng và chống vi phạm hành chính về đất
đai có hiệu quả thì chúng ta phải tiến hành một cách tích cực, đồng bộ và kiên quyết các giải
pháp trên./.



References
1. Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai, Hà Nội.
2. Chính phủ, NghÞ ®Þnh sè 105/2009/N§-CP ngµy 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.
3. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
4. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb

Công an Nhân dân, Hà Nội.
5. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Công an Nhân dân, Hà
Nội.
6. PGS, TS Trần Ngọc Đường (1998), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà nội.
7. Học viện Hành chính Quốc gia(2004), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành
chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Quận ủy Tây Hồ, Báo cáo số 12/BC-QUTH ngày 23/1/2003 về kết quả thực hiện Chỉ
thị số 06-CT/QUTH ngày 25/10/2000.
10. Quận ủy Tây Hồ, Báo cáo số 07/BC-QUTH ngày 9/2/2004 về kết quả thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/QUTH ngày 25/10/2003.
11. Quận ủy Tây Hồ, Báo cáo số 07/BC-QUTH ngày 22/2/2005 về kết quả thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/QUTH ngày 25/10/2003.
12. Quốc hội (2001) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội (1989), Luật Khiếu nại – Tố cáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Quốc hội (2004), Luật Đất đai năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phòng Địa chính nhà đất và đô thị (2002), Báo cáo số 125/BC-ĐCNĐ&ĐT ngày
21/10/2002 về kết quả kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai quận Tây Hồ.
17. Phòng Địa chính nhà đất quận Tây Hồ, Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 07/12/2001 về
kết quả công tác quản lý đất đai năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002
18. Phòng Địa chính nhà đất quận Tây Hồ, Báo cáo số 99/BC-UBND ngày 28/11/2002 về kết
quả công tác quản lý đất đai năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003
19. Phòng Địa chính nhà đất và đô thị quận Tây Hồ, Báo cáo số 115/BC-UBND ngày
25/12/2003 về kết quả công tác quản lý đất đai năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2004.

20. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 131/BC-UBND ngy
20/12/2004 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2004 v phng hng nhim v
nm 2005.
21. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 122/BC-UBND ngy
15/12/2005 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai v ụ th nm 2005 v phng hng
nhim v nm 2006.
22. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 98/BC-UBND ngy
30/11/2006 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2006 v phng hng nhim v
nm 2007.
23. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 109/BC-UBND ngy
26/12/2007 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2007 v phng hng nhim v
nm 2008.
24. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 87/BC-UBND ngy
11/12/2008 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2008 v phng hng nhim v
nm 2009.

25. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 91/BC-UBND ngy
25/12/2009 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2009 v phng hng nhim v
nm 2010
26. Phũng Ti nguyờn v mụi trng qun Tõy H, Bỏo cỏo s 90/BC-UBND ngy
21/12/2010 v kt qu cụng tỏc qun lý t ai nm 2010 v phng hng nhim v
nm 2011
27. Phũng Ti nguyờn Mụi trng Qun Tõy H (2010), Bỏo cỏo kim kờ t ai qun Tõy
H nm 2010.
28. Phũng ng ký thng kờ (2009), Niờn giỏm thng kờ nm 2009 Qun Tõy H .
29. TS. Trn Th Cỳc, ThS. Nguyn Th Phng (2003), "Lut t ai- Nhng bt cp v
gii phỏp",
30. y ban nhõn dõn qun Tõy H (2000), Bỏo cỏo kt qu thực hiện công tác Quản lý đất
đai, Trật tự xây dựng và Quản lý đô thị nm 2000.
31. UBND qun Tõy H (2006), Bỏo cỏo s 08/BC-C ngy 08/11/2006 v kt qu kim tra

vic qun lý s dng t ai ca cỏc n v trờn a bn qun Tõy H.
32. UBND qun Tõy H (2011) Bỏo cỏo tỡnh hỡnh thc hin cỏc Quyt nh thu hi t v
qun lý qu t sau thu hi.
33. V.M. CoGan (1997), Cỏc c tớnh xó hi ca tỡnh trng ti phm, NxbTin b,
Matxcva.








×