Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón hữu cơ sinh học nông lâm 16 đến sinh trưởng và phát triển của rau cải bẹ ở vùng sản xuất rau an toàn phổ yên thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ NGỌC
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC
NÔNG LÂM 16 ĐẾN SINH TRƯỞNG RAU CẢI BẸ TRONG VỤ HÈ - THU 2016
TẠI VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Lớp

: K45 - TT - N03

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Văn Ngọc



Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học và Bộ môn Di truyền, Giống - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
phân bón hữu cơ sinh học Nông lâm 16 đến sinh trưởng và phát triển của
rau cải bẹ ở vùng sản xuất rau an toàn Phổ Yên - Thái Nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Phạm Văn Ngọc, chú Vũ Văn Mạnh và gia đình đã giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến c ủa các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


ĐỖ THỊ NGỌC


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới giai đoạn 2010 - 2014....7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục ...................... 8
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm.... 10
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng chính của phân hữu cơ sinh học ............. 18
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Nông Lâm 16 đến thời gian
qua các thời kỳ sinh trưởng của cây rau cải bẹ .............................. 33
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 tới động thái tăng
trưởng chiều cao cây của cây rau cải bẹ ........................................ 35
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 tới động thái ra lá
của cây rau cải bẹ ......................................................................... 37
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 tới động thái tăng
chiều dài lá của cây cải bẹ ............................................................ 38
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 tới động thái tăng
chiều rộng lá của cây cải bẹ .......................................................... 39
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Nông Lâm 16 đến mức độ
nhiễm sâu bệnh của cây rau cải bẹ ................................................ 41
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của cây cải bẹ trong vụ Hè - Thu năm 2016.......42
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến dư lượng nitrat
của cây rau cải bẹ ......................................................................... 45
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến hiệu quả kinh tế
của rau cải bẹ trên 1 ha ................................................................. 46



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón Nông Lâm 16 ........ 19
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16
đến năng suất của cây rau cải bẹ ................................................... 43
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
lợi nhuận thu được từ trồng rau cải bẹ .......................................... 46


iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CV(%)

: Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

: Diện tích

Đ/c

: Đối chứng

ĐBSCL


: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

FAOSTAT

: The Food and Agriculture Organization Corporate Statistical

LSD

: Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất


SL

: Sản lượng

TT

: Thông tư

VSV

: Vi sinh vật


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................... 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 5
2.2. Khái quát tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới và ở Việt Nam .......... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới ........................................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước........................................... 10
2.3. Tổng quan về cây rau cải bẹ sử dụng trong nghiên cứu ......................... 12
2.3.1. Đặc điểm thực vật học ..................................................................... 12
2.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải bẹ ............................. 13
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ và giới thiệu về phân hữu cơ sinh học Nông
Lâm 16 ......................................................................................................... 15
2.4.1. Tổng quan về phân hữu cơ............................................................... 15


vi

2.4.2. Giới thiệu về phân hữu cơ sinh học Nông Lâm 16 ........................... 17
2.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ trên thế giới và ở
Việt Nam ...................................................................................................... 21
2.5.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ trên thế giới ... 21
2.5.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam .... 23
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 26
3.2.1. Địa điểm .......................................................................................... 26
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 26
3.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm ....................................... 27
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28

3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................ 28
3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá................................ 29
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 31
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 32
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
sinh trưởng của cây rau cải bẹ ...................................................................... 32
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng của cây rau cải bẹ............................ 32
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 tới
một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây rau cải bẹ ........................................... 34
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Nông Lâm 16
đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây rau cải bẹ ....................................... 40
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây rau cải bẹ ........................ 42
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây rau cải bẹ ................. 42


vii

4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
chất lượng của cây rau cải bẹ trong vụ Hè - Thu 2016 ............................... 44
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Nông Lâm 16 đến
hiệu quả kinh tế của cây rau cải bẹ trong vụ Hè - Thu 2016 ...................... 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 50
I. Tài liệu tiếng việt ...................................................................................... 50

II. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 51
III. Tài liệu internet ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước ta hình thành xu
hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất
lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất thông qua phát triển
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Đây được coi là một biện pháp
quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử
dụng cân đối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón vi sinh vật là nội
dung quan trọng của nền nông nghiệp sinh thái bền vững tạo ra sản phẩm
nông nghiệp sạch chất lượng cao.
Thành phần chung nhất của các loại phân bón hữu cơ chính là hàm
lượng các chất hữu cơ. Ngoài ra tuỳ thuộc vào từng loại phân bón mà nhà sản
xuất thường bổ sung các loại đạm, lân hay kali và các chất trung, vi lượng, vi
sinh giúp đất tơi xốp tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ của cây phát triển.
Bón phân hữu cơ thì đất sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm
sự thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi. Sau một thời gian, các chất hữu cơ sẽ
chuyển hoá thành mùn, tạo độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra còn có một số loại
phân bón hữu cơ cao cấp còn cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có ích, có
tác dụng cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn cỗi thành đất tơi
xốp, giàu dinh dưỡng. Do đó, bón phân hữu cơ chính là biện pháp góp phần
làm cho đất tơi xốp, cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao
năng suất cây trồng.

Tại vùng sản xuất rau an toàn Phổ Yên - Thái Nguyên, cùng với một số
loại rau thông dụng khác, cây rau cải bẹ đang được người dân nơi đây sản
xuất với quy mô lớn. Để tăng tổng sản lượng rau người dân đã sử dụng các


2

biện pháp như mở rộng diện tích gieo trồng hoặc biện pháp thâm canh tăng
năng suất cũng như sản xuất rau bằng chính kinh nghiệm và hiểu biết của bản
thân người dân. Điều đó đã làm tăng nhanh tổng lượng phân bón vô cơ sử
dụng cho các vùng rau, nhất là phân đạm đã tăng lên đáng kể. Việc sử dụng
nhiều phân khoáng và mất cân đối làm chất lượng rau giảm sút ảnh hưởng đến
vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng và trong thời gian dài làm hệ
sinh vật đất bị biến đổi, đất bị chai, cằn, suy thoái.
Phân hữu cơ sinh học Nông Lâm 16 là sản phẩm mới của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, để xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón này
cho cây rau nói chung và cây cải bẹ nói riêng thì cần phải nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của rau cải bẹ là rất cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản
xuất góp phần vào việc tìm hiểu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nói
chung và phân hữu cơ nói riêng chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón hữu cơ sinh học Nông Lâm 16 đến sinh
trưởng rau cải bẹ trong vụ Hè - Thu 2016 tại vùng sản xuất rau an toàn
Phổ Yên - Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định liều lượng phân bón hữu cơ sinh học Nông Lâm 16 thích hợp,
đạt hiệu quả kinh tế cao trên cây rau cải bẹ trồng tại xã Đông Cao - Thị xã
Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây rau cải bẹ ở các liều
lượng phân Nông Lâm 16.
+ Đánh giá được mức độ biểu hiện sâu bệnh hại trên cây rau cải bẹ ở
các liều lượng phân Nông Lâm 16.


3

+ Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng của cây rau cải bẹ ở
các liều lượng phân Nông Lâm 16.
+ Đánh giá được hiệu quả kinh tế của phân bón Nông Lâm 16 trên cây
rau cải bẹ.
+ Xác định được liều lượng bón phân hữu cơ sinh học Nông Lâm 16
hợp lý tối ưu cho sản xuất rau cải bẹ an toàn và hiệu quả.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Là mô hình trực quan, minh chứng cho người dân, trực tiếp là những
người trồng rau thấy được sự hơn hẳn của việc bón phân hữu cơ so với việc
bón lệch về các loại phân bón vô cơ mà chủ yếu là đạm, để người dân địa
phương đối chiếu, so sánh, đầu tư nhân rộng.
+ Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân,
bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây cải bẹ.
+ Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển rộng rãi việc đưa phân bón
Nông Lâm 16 vào sản xuất nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất cho giống
cải bẹ tại vùng sản xuất rau an toàn Phổ Yên - Thái Nguyên thông qua biện
pháp kỹ thuật bón phân, đồng thời đảm bảo an toàn về dư lượng NO3- trong
sản phẩm.
+ Đóng góp cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn ở thị xã

Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Phân bón là những chất hữu cơ hoặc vô cơ nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây
và cho đất. Việc bón phân cho đất trồng nông nghiệp với 3 mục tiêu:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng mà cây trồng đó sử dụng để tạo sinh
khối và sinh hoa lợi.
- Bù đắp các chất dinh dưỡng đó bị hao hụt do bốc hơi, xói mòn, rửa trôi.
- Khắc phục các điều kiện bất lợi hoặc duy trì các điều kiện thuận lợi
cho việc trồng trọt.
Năng suất và chất lượng nông sản phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung
cấp dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu sinh lý của một loại cây trồng. Khả năng
sự đáp ứng này phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất và lượng phân bón cung
cấp cho đất.
Sử dụng phân bón hợp lý phải tuân thủ 4 đúng như sau:
1) Đúng liều lượng và tỉ lệ phân (số kg/ đơn vị diện tích; tỉ lệ N:P:K).
2) Đúng loại phân quy định (Phân bón lá hay bón rễ? Hữu cơ hay vô cơ?).
3) Đúng lúc (đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ của cây trồng).
4) Đúng cách (đúng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của phân).
Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cần nâng cao hiệu lực của
mỗi loại phân. Điều này phụ thuộc vào từng chủng loại đất (tính chất đất), đối
tượng cây trồng, thời kì bón và mùa vụ.

Với mỗi loại đất phải xác định được yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong
loại đất đó đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây trồng. Với mỗi


5

loại đối tượng cây trồng cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng và đáp ứng kịp thời
lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng thời kì mà cây đòi hỏi.
Từ đó, xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý tạo thuận lợi cho
việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ sinh học đang là
loại phân có ảnh hưởng rất lớn đến Nông nghiệp sạch - cải thiện về năng suất,
chất lượng cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chất hữu cơ là thành phần không thể thiếu đối với cây trồng. Thứ nhất,
chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo ra sự
thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ
dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng. Thứ hai, chất hữu cơ sẽ lưu giữ các
khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần
cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng,
giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây
chống chịu khô hạn tốt hơn. Thứ ba, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi
trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường
của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng
năng suất và chất lượng nông sản.
Mặc dù là loại phân có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết
và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất hạn chế, trong đó nông dân
trồng lúa và rau màu gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ hoặc
dùng nhưng chưa xác định được liều lượng cho phù hợp.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Sản xuất rau nói chung và rau cải bẹ nói riêng ở xã Đông Cao - Phổ
Yên cũng như các vùng rau khác trong cả nước, đều thiếu phân bón hữu cơ

trầm trọng. Trong canh tác rau truyền thống, phân chuồng là giải pháp chủ
yếu của phân bón cho rau, tuy nhiên hiện nay lượng phân chuồng trong chăn
nuôi hiện có trong các nông hộ không thể đáp ứng nổi cho sự mở rộng diện


6

tích trồng và thâm canh rau nhằm tăng tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu
của thị trường ngày càng lớn.
Quá trình thâm canh rau với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các
chất hóa học như phân hóa học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã
làm tăng lượng Nitrat và các chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Về lâu dài, đất
càng ngày càng bị chai cứng hơn do dung nhiều phân hóa học, tính đệm của
đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng nề về môi trường sản xuất đã
dẫn đến hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn
nước ngầm đang dần dần bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ thiếu tài nguyên nước
sạch xung quanh đô thị.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho rau là biện pháp có
hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón, tăng cường hoạt động của các chủng vi sinh vật hữu ích, thúc
đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp,
cung cấp mùn cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông
nghiệp hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất
lượng rau.
2.2. Khái quát tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới
Trên thế giới, cây rau là loại cây được gieo trồng từ lâu đời, theo thời
gian cây rau đã được đem gieo trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Cây
rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi

chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào
có thể thay thế được, ngoài ra đây là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế
rất cao, thời gian thu hồi vốn ngắn. Do đó trong một vài năm trở lại đây tình


7

hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về diện tích năng
suất và sản lượng.
Tình hình sản xuất rau trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

2.323,58

281,98


65.520,33

2011

2.462,29

284,89

70.148,59

2012

2.420,72

280,56

67.916,66

2013

2.415,83

284,87

68.819,13

2014

2.470,28


290,57

71.778,76

Năm

Nguồn: FAOSTAT 2017 [26]
Qua bảng 2.1 cho ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng rau xanh trên thế giới có sự biến động qua
các năm. Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2011, diện tích trồng rau trên thế
giới có xu hướng tăng, năm 2012 và năm 2013 diện tích trồng có giảm so với
năm 2011. Năm 2014, diện tích trồng rau là cao nhất trong 5 năm, đạt
2.470,28 nghìn ha.
Về năng suất: Năm 2014 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt 290,57
tạ/ha. Năm 2012, năng suất thấp nhất (280,56 tạ/ha) và giảm 4,33 tạ/ha so với
năm 2011. Từ năm 2012 đến năm 2014, năng suất có xu hướng tăng.
Về sản lượng: từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng rau trên thế giới đều
đạt trên 65 nghìn tấn. Năm 2014, sản lượng rau lớn nhất đạt 71.778,76 nghìn tấn.
Để đạt được kết quả trên là nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất rau xanh trên thế giới.
Tuy nhiên diện tích, năng suất và sản lượng rau xanh lại có sự chênh lệch


8

tương đối lớn giữa các châu lục trên thế giới do sự khác nhau về điều kiện tự
nhiên, tập quán canh tác cũng như trình độ kĩ thuật.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục
trên thế giới giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014
Châu lục


Năm

Chỉ tiêu

2010

DT(nghìn ha) 1.627,04
Châu Á

NS (tạ/ha)

304,56

2011

2012

2013

2014

1.738,09

1.726,64

1.713,42

1.792,82


303,19

297,01

303,80

307,46

SL(nghìn tấn) 49.552,95 52.697,22 51.282,08 52.053,50 55.121,16
Châu Âu

DT(nghìn ha)

414,17

430,28

401,13

401,32

385,84

NS (tạ/ha)

257,92

286,30

286,94


288,67

303,83

SL(nghìn tấn) 10.682,25 12.318,95 11.509,99 11.584,85 11.722,80
Châu
Đại Dương

Châu Mỹ

Châu Phi

DT(nghìn ha)

2,99

2,93

3,13

3,13

3,19

NS (tạ/ha)

411,49

408,64


416,56

416,26

414,81

SL(nghìn tấn)

123,11

119,82

130,48

130,11

132,30

DT(nghìn ha)

85,75

86,56

83,88

82,67

81,67


NS (tạ/ha)

254,37

266,06

241,69

242,36

242,19

SL(1000 tấn)

2.180,35

2.302,92

2.027,39

2.003,48

1.977,94

DT(nghìn ha)

193,64

204,43


205,99

215,31

206,76

NS (tạ/ha)

153,98

132,54

144,02

141,53

136,60

2.709,66

2.966,72

3.047,19

2.824,56

SL(nghìn tấn) 2.981,67

Nguồn: FAOSTAT 2017 [26]

Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng rau nhất thế giới, từ năm 2010
đến 2014 diện tích trồng rau của châu Á có xu hướng tăng, cao nhất là năm
2014 đạt 1.792,82 nghìn ha chiếm 72,58% diện tích trồng rau của thế giới.
Diện tích trồng rau của châu Âu lớn thứ 2 sau châu Á, cao nhất là năm 2011 đạt
430,28 nghìn ha chiếm 17,47% diện tích trồng rau của thế giới. Từ năm 2010


9

đến năm 2013 diện tích trồng rau của châu Phi đều tăng nhưng từ năm 2014 lại
có xu hướng giảm, năm 2013 có diện tích lớn nhất là 215,31 nghìn ha chiếm
8,91% diện tích trồng rau của thế giới. Châu Mỹ cũng có diện tích trồng rau
khá lớn nhưng có biến động qua các năm, năm 2011 có diện tích lớn nhất đạt
86,56 nghìn ha chiếm 3,52% diện tích trồng rau của thế giới. Châu Đại Dương
có diện tích trồng rau nhỏ nhất thế giới, năm 2012 diện tích trồng rau thấp nhất
và chỉ đạt 2,93 nghìn ha chiếm 0,12% diện tích trồng rau của thế giới.
Về năng suất: Tuy có diện tích trồng nhỏ nhất nhưng năng suất rau của
châu Đại Dương lại cao nhất trên thế giới, năm 2012 năng suất cao nhất đạt
416,56 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, năm 2010 năng
suất cao hơn so với 4 năm còn lại cũng chỉ đạt 153,98 tạ/ha. Năng suất rau
của châu Á có biến động qua các năm, năm 2014 có năng suất cao nhất đạt
307,46 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau khá cao, năm 2014 năng suất đạt
307,46 tạ/ha cao hơn so với 5 năm còn lại. Năng suất rau của Châu Mỹ có
biến động qua các năm, năm 2011 năng suất cao nhất đạt 266,06 tạ/ha.
Về sản lượng: Châu Á có sản lượng rau lớn nhất thế giới và có xu hướng
tăng qua các năm, sản lượng tăng từ 49.552,95 nghìn tấn (năm 2010) lên
55.121,16 nghìn tấn (năm 2014), năm 2014 sản lượng rau của châu Á chiếm
76,79% sản lượng rau của thế giới. Do diện tích trồng ít nên châu Đại Dương
có sản lượng thấp nhất trong các châu lục, năm 2011 sản lượng đạt 119,82, chỉ

chiếm 0,17% sản lượng rau của thế giới. Sản lượng rau của châu Phi có biến
động qua các năm, năm 2013 sản lượng cao nhất đạt 3.047,19 nghìn tấn chiếm
4,43% sản lượng rau của thế giới. Châu Âu có sản lượng rau cao thứ 2 trong
các châu lục, năm 2011 có sản lượng cao nhất đạt 12.318,95 nghìn tấn chiếm
17,56% sản lượng rau của thế giới. Châu Mỹ có sản lượng rau biến động qua
các năm, sản lượng cao nhất đạt 2.302,92 nghìn tấn (năm 2011).


10

2.2.2. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước
Lịch sử sản xuất rau: Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 80 đến
vĩ tuyến 230, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt
đới - ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại
rau quả. Nước ta có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí
đỏ được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được
nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ X).
Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải,
rau đay, rau dền... Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành
trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quý, dinh dưỡng cao được du
nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải
bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua,... Ngoài ra một số giống rau nhập từ
Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải bẹ… (Hồ sơ ngành
hàng rau quả, 2006) [17].
Cho tới nay có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc được
chế biến thành rau. Riêng rau trồng có khoảng hơn 30 loài trong đó có khoảng
15 loài là chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau ăn lá. Trong các loại rau thì
rau muống được trồng phổ biến nhất trên cả nước, tiếp đến là bắp cải và các loại
cải ăn lá được trồng nhiều ở miền Bắc (Hồ Thanh Sơn và cs, 2005) [10].

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

34,69

230,64

800,15

2011

33,10

241,02

797,84

2012

34,53

247,18


853,45

2013

35,32

244,26

862,60

2014

36,02

251,72
(Nguồn: FAOSTART 2016) [26]

906,71


11

Bảng 2.3 cho ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng rau ở Việt Nam có sự biến động qua các
năm. Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2014, diện tích trồng rau ở Việt Nam
có xu hướng tăng, chỉ trừ năm 2011 diện tích trồng có giảm so với năm 2010.
Năm 2014, diện tích trồng rau là cao nhất trong 5 năm, đạt 36,02 nghìn ha.
Về năng suất: Năm 2014 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt 251,72
tạ/ha. Năm 2010, năng suất thấp nhất (126,84 tạ/ha), năm 2013 năng suất đạt

244,26 tạ/ha giảm 2,93 tạ/ha so với năm 2012. Từ năm 2010 đến năm 2014,
năng suất có xu hướng tăng.
Về sản lượng: Từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng rau ở Việt Nam có
xu hướng tăng cao (từ 800,15 - 906,705 nghìn tấn). Năm 2011 sản lượng đạt
797,840 nghìn tấn, giảm 2.31 nghìn tấn. Từ năm 2012 đến năm 2014, sản lượng
đạt trên 800 nghìn tấn. Năm 2012, sản lượng rau lớn nhất đạt 906,71 nghìn tấn.
Một số vùng sản xuất rau chủ yếu của Việt Nam:
Nghiên cứu những đặc điểm sản xuất rau theo vùng cho thấy đối với
rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn
quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần
thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là
điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và
súp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản
lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh
sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị
trường thành phố Hồ Chí Minh (Hồ sơ ngành hàng rau quả, 2006) [17].
Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38 40% diện tích và 45 - 50% sản lượng. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu
dùng của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú
và năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm rau


12

xanh ở đây lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác. Sản xuất rau là ngành
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau
quả khi thực hiện đề tài cấp nhà nước KC.06.10 NN giai đoạn 2001 - 2004, trên
mỗi héc ta trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân 10,2 - 11,6
triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau đông với thu nhập bình quân 21
triệu đồng sẽ gần gấp đôi 2 vụ lúa. Tại vùng chuyên canh rau ven thành phố Hà
Nội, theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ, thu nhập bình quân 76 - 83 triệu

đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8
triệu đồng/ha bình quân của ngành trồng trọt (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [11].
Tuy nhiên, việc sản xuất rau quả vẫn còn nhiều bất cập như diện tích
còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên
liệu ổn định cho thị trường, năng suất chưa cao, chất lượng nguyên liệu còn
thấp chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là cho xuất khẩu;
những sản phẩm có thị trường tiêu thụ thì thiếu nguyên liệu để chế biến. Tình
trạng rau sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn khá phổ
biến. Do bón thiên về phân vô cơ, phân chuồng chưa qua xử lý, nước tưới
không đảm bảo sạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo quy định.
2.3. Tổng quan về cây rau cải bẹ sử dụng trong nghiên cứu
- Tên khoa học: Brassica juncea
- Họ thập tự: Cruciferae
2.3.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất
màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20cm.
- Thân: Thân cải có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn, chiều cao từ 20 - 60cm
tùy thời vụ.
- Lá: Lá cải mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập
trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn


13

kém và dễ bị sâu bệnh phá hoại. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá
có cánh với 1 - 2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60cm, hơi hay có răng
không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dải - ngọn giáo
dài 5cm, rộng 5 - 10mm.
- Hoa: Hoa cải có dạng chùm, không có lá bắc. Hoa nhỏ, đều, mẫu 2.
Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẽ nhau. Có 6 nhị trong đó 2 nhị ngoài có

chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 noãn dính bầu trên, một ô về sau
có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô, mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn.
- Quả và hạt: thuộc loại quả giác, hạt có phôi lớn và cong, nghèo nội
nhũ (Lê Thị Khánh, 2008) [5].
2.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải bẹ
- Yêu cầu điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Cây có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ khá rộng
vì vậy các loại cây trồng khác nhau tồn tại những điểm tối thấp và tối cao khác
nhau. Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây, cây trồng sinh trưởng và
phát bình thường. Cải bẹ là loại cây có khả năng chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp từ
15 - 220C. Khi nhiệt độ tăng quá cao khả năng sinh trưởng của cây giảm dần,
cây sẽ ra hoa và kết quả sớm. Bên cạnh đó nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hàm
lượng NO3- trong rau. Nhiệt độ quá cao gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở
rễ nên hàm lượng nitrat trong rau sẽ cao (Phan Thị Thu Hằng, 2008) [2].
- Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với thực vật, các loại cây
trồng khác nhau yêu cầu điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có loại cây ưa sáng,
cần có ánh sáng trực tiếp tác động vào. Có loại ưa bóng, chúng sống ở dưới tán
của các cây ưa sáng và chỉ cần ánh sáng tán xạ là đủ. Ánh sáng làm cho nhiều
quá trình phát sinh hình thái xuất hiện: tạo lông ở biểu bì, hình thành antoxyan ở


14

tế bào dưới biểu bì, hình thành diệp lục ở lá… Khi cây trồng sinh trưởng trong
điều kiện thiếu ánh sáng, cây thường mọc vống, yếu và cho năng suất thấp…
Ánh sáng cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự tích lũy nitrat
trong rau xanh. Theo Phan Thị Thu Hằng (2008) [2] cho biết: Trong giai đoạn
cuối chuẩn bị thu hoạch, nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích luỹ

NO3- rất lớn. Cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO3- thấp
hơn cây trồng trong nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là các cây rau ăn lá, với cùng
một lượng phân đạm cải bắp trồng trong nhà kính có hàm lượng NO3- cao
hơn so với khi trồng ngoài đồng (Venter và cs, 2007) [25].
Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ
giảm, nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì hàm lượng nitrat trong quả dưa chuột
tăng lên 2,5 lần (Cantlife, 1972) [20].
Cây rau cải bẹ là cây ưa sáng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời
kỳ sinh trưởng cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Mặt khác để hạn chế sự
tích lũy nitrat trong cây cần trồng cây tại những nơi có đủ ánh sáng.
- Yêu cầu về ẩm độ
Nước rất cần cho sự trương nước ở pha phân chia và lớn lên của tế bào,
các quá trình sinh lí và trao đổi chất của cây rau. Là yếu tố tác động lên cơ
chế đóng mở gen. Nước là yếu tố bắt buộc của mọi quá trình sống. Thiếu
nước sẽ ức chế sinh trưởng, phát triển của cây mạnh mẽ. Nước ảnh hưởng đến
sự ra hoa, thụ phấn, thụ tinh, sự đậu của hoa quả… Đặc biệt với các loại rau
ăn lá nhu cầu nước của cây cao hơn so với các loại cây ăn hoa và ăn quả do có
chỉ số diện tích lá cao. Độ ẩm đất thích hợp cho cây cải bẹ là từ 75 - 85%, ẩm
độ không khí khoảng 80 - 90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3 - 5 ngày sẽ
làm rễ cây nhiễm độc vì bộ rễ hoạt động trong điều kiện yếm khí.
- Yêu cầu về đất
Cải bẹ là loại rau ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, đất
có độ pH = 5,6 - 6,0. Đất trồng có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thu dinh


15

dưỡng của cây. Đất tơi xốp, thoáng khí, có độ ẩm thích hợp cho quá trình oxy
hóa, cây rau sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn (Phan Thị Thu Hằng, 2008) [2].
- Yêu cầu về dinh dưỡng

Để tăng năng suất cho cây, bón lót phân chuồng cho rau cải bẹ là một
yêu cầu quan trọng. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại đất trồng mà tiến
hành bón phân chuồng cho rau cải bẹ với lượng khác nhau. Thông thường
lượng phân chuồng bón cho 1ha rau cải bẹ từ 10 - 20 tấn.
Trong điều kiện đất đai cụ thể thì tỷ lệ các nguyên tố NPK trong phân
bón cho cải bẹ là khác nhau. Cải bẹ là cây đòi hỏi bón nhiều phân, trừ lân.
Cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém nếu N không được cung cấp đầy đủ.
Ngược lại nếu dư N có thể gây ra hiện tượng thối nhũn ở bên trong.
Nếu thiếu K có thể gây nên hiện tượng bạc mép lá và giảm phẩm chất
của cây. Nhưng khi bón thừa K làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh
dưỡng khác như magie, natri… Cây rau cải bẹ có yêu cầu cao đối với S và rất
nhạy cảm với sự thiếu hụt Mg và B.
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ và giới thiệu về phân hữu cơ sinh học
Nông Lâm 16
2.4.1. Tổng quan về phân hữu cơ
2.4.1.1. Phân loại phân hữu cơ
- Phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm:
+ Phân hữu cơ nhà nông (truyền thống)
+ Phân hữu cơ công nghiệp
* Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của
người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế
biến theo phương pháp ủ truyền thống. Có thể chia phân hữu cơ truyền thống
ra làm 4 nhóm: phân chuồng, phân rác, than bùn, phân xanh.


16

* Phân hữu cơ công nghiệp

Phân hữu cơ công nghiệp là một loại phân được chế biến từ các nguồn
hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban
đầu. Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp đó là: phân hữu cơ,
phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh.
2.4.1.2. Vai trò của phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp Việt Nam
Từ khi có phân hóa học ra đời nâng cao được năng suất thì vai trò phân
hữu cơ giảm nhẹ, thậm chí lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp
mà không cần sự hiện diện của phân hữu cơ nhưng việc sử dụng sai lầm này đã
dẫn đến 1 nền nông nghiệp không bền vững: chi phí sản xuất tăng, sâu bệnh
nhiều, năng suất không ổn định và đặc biệt chất lượng nông sản thấp, giá thành
giảm mạnh. Từ đó cần phải nhìn nhận thực tế rằng phân bón hữu cơ và phân
hóa học có mối liên hệ tương hỗ và không thể tách rời, phân hữu cơ không thể
thay phân hóa học và ngược lại, mỗi loại có vai trò khác nhau cùng tác động
trực tiếp và quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm của ngành nông
nghiệp và tạo nền nông nghiệp phát triển ổn định bền vững.
2.4.1.3. Hạn chế của phân hữu cơ
Ngoài những ưu điểm thì phân hữu cơ cũng có những nhược điểm như
hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để
vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho
cây trồng, nhất là khi chế biến từ một số loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E.coli, Salmonella, Coliform là
những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có
chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định.
2.4.1.4. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng phân hữu cơ
Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ,
đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa; 1,1 triệu tấn cà phê; chè búp tươi 1 triệu


17


tấn; cây ăn quả 12 triệu tấn; rau 18 triệu tấn; ngô 7,2 triệu tấn; đậu tương 1,1
triệu tấn. Như vậy nếu sản lượng các nông sản hàng hóa trên đạt được cũng sẽ để
lại một lượng rất lớn phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân, lá…). Với đàn
lợn khoảng 35 triệu con năm 2020; đàn gà có khoảng hơn 306 triệu con năm
2020; đàn trâu đạt gần 3 triệu con đàn bò gần 13 triệu sẽ cho 200 - 210 triệu tấn
phân chuồng (gia súc nhốt chuồng mỗi năm thải ra một lượng phân (kể cả chất
độn): trâu, bò: 8 - 9 tấn; lợn: 1,8 - 2 tấn; dê, cừu: 0,8 - 0,9 tấn; ngựa: 6 - 7 tấn).
Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng đã và đang góp phần làm tăng năng suất
cây trồng cũng như ổn định độ phì nhiêu của đất (Bùi Huy Hiền, 2014) [4].
2.4.2. Giới thiệu về phân hữu cơ sinh học Nông Lâm 16
2.4.2.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học
- Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các
tác nhân sinh học khác. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu
cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công
nghiệp...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với vi sinh vật có tuyển chọn.
- Tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học như sau: Hàm lượng hữu cơ
tổng số không thấp hơn 22%; ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt
quá 25%; hàm lượng Nts không thấp hơn 2,5%; hàm lượng axit humic (đối
với phân chế biến từ than bùn) không thấp hơn 2,5% hoặc tổng hàm lượng các
chất sinh học (đối với phân chế biến từ nguồn hữu cơ khác) không thấp hơn
2,0% hoặc pHH2O (phân hữu cơ sinh học bón qua lá) trong khoảng từ 5 - 7.
Nếu phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì tổng hàm lượng các chất
này không vượt quá 0,5% (Thông tư 41/2014/TT - BNNPTNT) [12].
2.4.2.2. Thành phần, nguyên liệu và quy trình sản xuất phân Nông Lâm 16
- Thành phần:
Phân hữu cơ sinh học Nông Lâm 16 là sản phẩm phân mới của trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên với thành phần chủ yếu là phân hữu cơ sinh



×