Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu sử bạch cư dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.88 KB, 7 trang )

 Tiểu sử Bạch Cư Dị
Bạch Cư Dị 白白白 (772-846)

Tiểu sử tác giả
Bạch Cư Dị 白白白, tức Lạc Thiên (772-846) nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu nhất giai đoạn cuối đời
Đường. Người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông
nhà nghèo, rất thông minh, 9 tuổi đã hiểu âm vận, chăm học, làm quan đến chức Thái tử tả tán
thiện đại phu. Ông là một đại thi nhân ngang với Nguyên Trực, thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác
phẩm của ông đầy đủ nhất là tập Bạch thị trường khánh, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40
quyển là thơ.
Bạch Cư Dị (772-846) tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là
Thiểm Tây). Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Người ta
chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo,
ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Năm Trinh Nguyên ông thi đậu tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Bởi
mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu rồi
lại được triệu về kinh lo răn dạy Thái Tử.
Năm Nguyên Hòa thứ 10 (Đường Hiến Tông), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị
hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, đám quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày
làm Tư Mã Giang Châu. Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch,
Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội,
chống lại thứ văn chương hình thức.
Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của
văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân.
Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để
nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm
biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên
trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của
bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần trung ngâm, Tân nhạc phủ).
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi
việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng


khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và
cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).


Bạch Lạc Thiên chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế,
tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự.
Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc
đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ
trương của mình hơn.
Riêng hai bài Tỳ bà hành và Trường hận ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện
miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình
trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo, bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân
vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy - người nghe, vào tiếng đàn trên bến
Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.
Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi
buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời,
sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái.
Ông để lại hàng ngàn bài thơ.
Nguồn: Sài Môn Thi Đàn
View more most viewed threads:

.



Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu qua Văn tế nghĩa...



Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (trong hai đoạn trích tiêu...




Nghệ thuật bi kịch của Sêcxpia qua vở bi kịch Hamlet



Nhà thơ Nga Puskin



Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay



Nguyễn khuyến - nhà thơ quê cảnh



Về nhà văn Nguyễn Minh Châu



Nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie.



Nhà văn Nga Ðôxtôiepxki




Yếu tố hoang đường, kì ảo trong trường ca “ Ôđixê” của...




Like

Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn
 12-22-2009, 11:17 AM #2

Thanks Comment Blog this Post

vosong
Phó phòng
Join Date
Apr 2009
Bài gởi
1,349
Thanks
164
Thanked 641 Times in 336 Posts

Trường Hận Ca
Bản dịch của Tản Đà
Đức vua Hán mến người khuynh quốc,
Trải bao năm tìm chuốc công tai (1).
Nhà Dương có gái mới choai,
Buồng xuân khóa kín chưa ai bạn cùng (2)
Lạ gì của tuyết đông ngọc đúc,

Chốn ngai vàng phút chốc ngồi bên.
Một cười trăm vẻ thiên nhiên,
Sáu cung nhan sắc thua hờn phấn son.
Trời xuân lạnh suối tuôn mạch ấm,
Da mỡ đông kỳ tắm ao Hoa.
Vua yêu bận ấy mới là,
Con hầu nâng dậy coi đà mệt thay!
Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái,
Màn phù dung ân ái (3) đêm xuân.
Đêm xuân vắn vủn có ngần,
Ngai rồng từ đấy chậm phần vua ra.
Suốt ngày tháng tiệc hoa vui mãi,
Đêm xuân tàn, xuân lại còn đêm.
Ba nghìn xinh đẹp chị em,
Ba nghìn yêu quí chất nêm một mình.


Nhà vàng đúc đêm thanh ôm ấp,
Lầu ngọc cao, say ắp bầu xuân (4)
Anh em sướng đủ mọi phần,
Mà cho thiên hạ có lần rẻ trai.
Vẳng tiên nhạc khắp nơi nghe biết,
Làn gió đưa cao tít Ly cung.
Suốt ngày múa hát thung dung,
Tiếng tơ, tiếng trúc say lòng quân vương.
Ầm tiếng trống Ngư Dương kéo đến,
Khúc Nghê Thường tan biến như không.
Chín lần thành khuyết bụi tung,
Nghìn xe muôn ngựa qua vùng tây nam.
Đi lại đứng hơn trăm dặm đất,

Cờ thúy hoa bóng phất lung lay.
Sáu quân dùng phất lung lay.
Sáu quân dùng dắng làm rầy,
Mày ngài trước ngựa lúc này thương ôi!
Ai người nhặt thoa rơi bỏ đất,
Ôi! thúy kiều ngọc nát vàng phai.
Quân vương bưng mặt cho rồi,
Quay đầu trông lại, máu trôi lệ giàng.
Gió tung bụi mê man tản mác,
Đương thang mây Kiếm Các lần đi,
Vắng tanh dưới núi Nga My,
Mặt trời nhạt thếch, tinh kỳ buồn tênh.
Đất Ba Thục non xanh nước biếc,
Lòng vua cha thương tiếc hôm mai.
Thấy trăng luống những (5) đau người.
Đêm mưa đứt ruột, canh dài tiếng chuông.
PHút trời đất quay cuồng vận số,
Bánh xe rồng đến chỗ ngày xưa.
Đất bùn chổ chết còn trơ,
Thấy đâu mặt ngọc? bây giờ Mã Ngôi!
Đầm vạt áo, vua tôi giọt lệ,
Gióng dây cương ngựa tế về đông.
Cảnh xưa dương liễu, phù dung,
Vị Ương, Thái Dịch hồ cung vẹn mười.
Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như!
Càng trông hoa liễu năm xưa,
Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm.
Xuân đào lý gió êm (6) huê nở,
Thu khi (7) mưa rụng lá ngô đồnng,

Kìa Nam Uyển, nọ Tây Cung,
Đầy thềm ai quét lá hồng thu rơi?
Vườn lê cũ những ai con hát,


Mái tóc coi tắng phớt lạ lùng.
Những ai coi giữ tiêu phòng?
Mày xanh thử ấy nay cùng già nhăn.
Trước cung điện nhìn sân đêm tối,
Đom đóm bay gợi mối u sầu.
Ngọn đèn khêu đã cạn dầu,
Khó thay, giấc ngủ dễ hầu ngủ xong!
Tiếng canh tối tùng tùng điểm trống,
Năm canh dài chẳng giống đêm xưa.
Sông Nhân lấp lánh sao thưa,
Trời như muốn sáng, sao chưa sáng trời?
Trên mái ngói, sương rơi ướt lạnh,
Trong chăn nằm, bên cạnh nào ai?
Cách năm sống thác đôi nơi,
Thấy đâu hồn phách vãng lai giấc nồng?
Khách đạo sĩ Lâm Cùng có gã,
Chơi Hồng Đô phép lạ (8) thần thông.
Xót vì vua chúa nhớ nhung,
Mới sai phương sĩ hết lòng ra tay.
Cưỡi luồng gió như bay như biến,
Trên trời xanh dưới đến đất đen.
Hai nơi bích lạc, hoàng tuyền,
Dưới trên tìm khắt, mơ huyền thấy chi!
Sực nghe nói, tìm đi mé bể,
có non tiêu ngoài phía hư không.

Rỡ ràng (9) cung điện linh lung,
Xa trông năm sắc mây lồng đẹp sao!
Trong tha thướt biết bao tiên tử,
Một nàng tiên tên chữ Thái Chân.
Mặt hoa da tuyết trắng ngần,
Dáng (10) như người ấy có phần phải chăng?
Mái tây gõ cửa vàng then (11) ngọc,
Cậy đưa tin Tiểu Ngọc, Song Thành.
Nghe tin sứ giả Hán đình,
Cửu hoa trong trướng giật mình giấc mơ.
Cầm áo dậy, thẩn thơ buồn bực.
Mở rèm châu bình bạc lần ra.
Bâng khuâng nửa mái mây tà,
Thềm cao xuống chiếc mũ hoa lệch đầu.
Phới tay áo bay màu trước (12) gió,
Giống Nghê Thường khúc múa năm xưa.
Lệ giàn mặt ngọc lưa thưa,
Cành lê hoa chíu (13) hạt mưa xuân đầm.
Ngừng nước mắt âm thầm buồn bã.
Đội ơn lòng, xin tạ quân vương.
Từ ngày cách trở đôi phương,


Vắng tanh tăm tiếng, mơ màng hình dong.
Nơi đế điện dứt vòng ân ái,
Chốn tiên cung thư thái tháng ngày.
Cõi trần ngoảnh lại mà hay,
Tràng An chẳng thấy, thấy đầy bụi nhơ!
Lấy chi tỏ tình xưa thâm thú (14)?
Gửi cành thoa vật cũ cầm (15) xuôi.

Thoa vàng hộp khảm phân đôi.
Nửa xin để lại, nửa thời đem đi.
Chỉ xin nguyện lòng ghi dạ tạc.
Tựa thoa vàng bền chặt (16) không phai.
Thời cho chách trở đôi nơi,
Nhân gian rồi với trên trời gặp nhau.
Ân cần dặn mấy câu lâm biệt,
Lời thề xưa lòng biết với lòng.
Nửa đêm (17) Trùng thất trăng trong (18)
Trường Sinh sân điện vắng không bóng người.
Xin kết nguyện chim trời liền cánh,
Xin làm cây cành nhánh liền nhau.
Thấm chi trời đất dài lâu.
Giận này (19) dằng dặc dễ hầu có nguôi...
Tản Đà
Tháng 12-1934
Việt Nam Văn chương Trích diễm 1961
Chú thích:
1. Toi
2. Biết
3. Êm ái
4. Mùa xuân
5. đã
6. Đêm
7. Kia
8. Hoá
9. Rõ ràng
10. Dễ
11. Khoá
12. Ngọn

13. Chĩu
14. Thăm thú
15. Đem
16. Chắc
17. Là đêm


18. Ngồi chung
19. Hờn đâu .
Nguồn: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×