Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nữ sỹ tương phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.67 KB, 3 trang )

Nữ sỹ Tương Phố
với phong trào “nữ lưu và văn học” đầu thế kỷ XX
____________________________________
PHẠM QUANG TRUNG
.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với sự biến chuyển sâu xa và sôi động về xã hội và về tư tưởng,
đã xuất hiện trên thực tế, phong trào “ Nữ lưu văn học”. Tên tuổi của nữ sĩ Tương Phố gắn liền
với phong trào này. Thế hệ nữ văn sỹ có thể xem là trước bà gồm có Mai Am (1826 - 1904),
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), Đạm Phương (1881 - 1948), Sầm Phố (1885 - 1975), Trần
Ngọc Lầu… Cùng thời với bà có thể kể đến: Cao Thị Nhuỵ, Nhàn Khanh, Như Không, Bà Bang
Nhãn…Thế hệ sau bà một chút là Vân Đài (1903 - 1964), Hằng Phương (1908 -1983), Mộng
Sơn (1920 - 1992), Thu Hồng (1922 - 1948), Nguyễn Thị Manh Manh, T.T.Kh, Mộng Tuyết…
Trên diễn đàn báo chí và sau đó là trên lĩnh vực xuất bản các sáng tác văn chương của phụ nữ
khắp Trung - Nam – Bắc đã tạo nên một mảng riêng, độc đáo, đóng góp xứng đáng vào bức tranh
văn chương chung của dân tộc của nửa đầu thế kỷ XX.
Như vậy ta biết, con đường sáng tạo của nữ sĩ Tương Phố còn kéo dài sang nửa sau thế kỷ XX,
nhưng có thể nói, những tác phẩm đáng kể nhất, gây ấn tượng nhất được bà viết vào những năm
20 và 30. Đó là các tác phẩm : Giọt lệ thu (viết năm 1923, in năm 1928), Một giấc mộng
(truyện,1928), Mối thương tâm của người bạn gái ( văn xuôi,1928), Bức thư rơi (văn xuôi,1929),
Tái tiếu sầu ngâm (thơ lục bát, 1930 ), Khúc thu hận (thơ song thất lục bát, 1931)…. Đứng ở
hàng đầu các tác phẩm đó chính là Giọt lệ thu. Tôi hoàn toàn tán đồng với đánh giá của Bùi
Xuân Uyên trong lời tựa Mưa gió sông Tương rằng : “ Giọt lệ thu năm nào đã thấm trong văn
học sử. Cái tên của Tương Phố đã đóng dấu một nỗi buồn và cũng chính điều đó khiến thơ Bà có
sức rung cảm sâu xa trong nỗi niềm nhiều độc giả” (chuyển dẫn). Nói khác đi, Giọt lệ thu là tác
phẩm tiêu biểu nhất của Tương Phố tập trung thể hiện những đóng góp của bà trên lĩnh vực văn
chương. Còn nhớ, trên “ Phụ nữ tân văn”, số 131, ngày 26 tháng 05, 1932, Nguyễn Thị Manh
Manh – người luôn nhiệt thành cổ vũ cho phong trào “ Nữ lưu và văn học”, đã không kìm được
sự sùng bái của mình khi nhắc tới Giọt lệ thu… “ thiệt là tình thâm, giọng thiết, phi ngọn bút đàn
bà không lấy đâu được lời văn thống thiết như thế, và nếu không phải đàn bà về hạng cao đẳng
thì cũng lấy đâu được cái tình cảm nặng nề như kia” (chuyển dẫn).
Vì sao Giọt lệ thu lại có tiếng vang xa và lâu trong lòng bạn đọc thuộc nhiều thế hệ, nhiếu tầng


lớp như vậy? Theo tôi, có ba nguyên do chính sau đây :
1. Mặc dầu là nỗi lòng riêng tây (nỗi buồn nhớ khi xa chồng, nỗi đau xót khi đột ngột mất
chồng…), Giọt lệ thu đã tìm được sự đồng điệu của nỗi buồn đau mang tính thời đại. Thời bấy
giờ, nổi tiếng trên văn đàn và ba động mạnh vào đời sống xã hội là những Chiêu hồn nước của
Phạm Tất Đắc, Bể thảm của Đoàn Như Khuê…Riêng trong giới nữ, thế hệ trước Tương Phố, có
thể kể đến Tân chinh phụ thán (Tiếng than của người chinh phụ mới) của Sương Nguyệt Anh.
Cùng thế hệ với Tương Phố có Khóc chị của Như Không, Văn tế chồng của Cao Thị Nhụy. Thế
hệ sau bà, ta được nghe tiếng nói cô đơn trước cuộc đời : “U ám gió mưa nhan nhản gặp” (Tìm


bạn) của Vân Đài, hay lời Vọng phu : “Buồm thuận cánh chàng đi…đi biệt/ Gió đong đưa than
tiếc ngày yêu” của Mộng Sơn… Không phải vô cớ mà vào thời ấy và mãi nhiều năm sau, người
ta còn nhắc tới tiếng khóc vợ của Đông Hồ trong Linh Phượng ký và tiếng khóc chồng của
Tương Phố trong Giọt lệ thu. Bạn đọc thật sự bị ám ảnh bởi những câu văn thống thiết này : “
Riêng em trong cảnh phòng không chiếc bóng, tủi mình đầu xanh lẻ bạn, giữa đường lạc duyên
cho nên trông trăng những nhớ trăng xưa, thấy thu lại tưởng thu này năm nao, mà rồi châu lệ dạt
dào, tấc dạ cũng thê lương, lòng riêng không còn một cảnh vui nào để cho mình ước hẹn với thu.
Người buồn lại gặp cảnh thu, sầu riêng trăm mối bao giờ gỡ xong!”.
2. Giọt lệ thu là nỗi lòng chân tình và bi thiết của cái tôi cá nhân, cá thể. Tôi cứ nghĩ trong văn
chương muốn được người đọc chia sẻ, cảm thông, người viết phải chân thành, chân tình đến
cùng. Phải nói nữ sĩ Tương Phố đã đạt được điều đó khi đắm mình để viết Giọt lệ thu. Trong
nhiều dòng, ta không còn thấy câu chữ, hình ảnh mà chỉ thấy một trái tim hồng đang khoắc khoải
đau đớn : “ Con anh măng sữa, em còn thơ ngây, cuộc đời trăm đắng nghìn cay, trông vào ai, cậy
vào ai? Đường gian nan chân chồn bước ngại, tới lui là dở, nắng mưa dễ bước lánh vào đâu!”.
Đó là những câu hỏi, những lời than tự nhiên buông ra tự đáy sâu của cõi lòng – lại là cõi buồn
đến não nuột, đau đến tột cùng :
Sầu
thu
nặng,


lau
san
sát
Ngổn
ngang
trăm
Ai đem thu cảnh bạn cùng thu tâm!

lệ
hơi

may
mối

thu
lạnh
bên

đầy,
lùng.
lòng,

Đó là tiếng lòng bi thiết, bi thương khi tình cảm của người viết luôn ở cung bậc cao nhất. Ơ đây,
Tương Phố có phần khác vời Nhàn Khanh – người thơ cùng thời với bà. Hãy đọc một đoạn trong
bài Tự tình của Nhàn Khanh.
Hoàng

anh
gió
Tiên


hoa
mượn
bút
Nương
dâu
bãi
Hồng quần sao khéo đoạ đày hồng nhan ?

mát
tả
bể

tình

trăng
làm
ai

thanh,
khuây.
bày,

Đoạn thơ bảo hay thì cũng thật là hay nhưng chưa làm người đọc nao lòng như khi đọc Tương
Phố.
Điều này có liên quan mật thiết tới tiếng nói cá nhân, cá thể của Giọt lệ thu. Phải nói rằng,
Tương Phố đã đi từ nỗi buồn đau riêng để đến được với mọi người.
Trời
thu
Gió

thu
heo
Trăng
thu
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng.

ảm
hắt
bóng

đạm
thêm
ngả

một
sầu

lòng
bên

màu,
em.
thềm,

Có thể, đoạn thơ phải nói là khá điệu nghệ này, cái riêng tây bộc lộ chưa thật rõ. Nhưng đoạn
văn sau thì chắc không ai còn hoài nghi về sự tồn tại của cái tôi : “Con còn trong cữ chưa se rốn,
vợ qua bể cạn chưa hoàn hồn, anh đã vội vàng dứt áo ra đi. Oi! Ra đi nào phải đi gần, dặm


đường Âu Mỹ ngàn trùng nước non. Buổi tiễn đưa nhìn anh thôi lại nhìn con, chén quan hà

những uống lệ mà cay!…”. Tôi thấy, câu chữ cổ như được nới rộng ra để cho tiếng nói cá nhân
tự do lên tiếng. Vì vậy, nếu ta có thể xem Tương Phố đã góp một tiếng đàn dạo đầu trong “ cuộc
hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa” của Thơ Mới lãng mạn ngay thập kỷ sau Giọt lệ thu cũng là thỏa
đáng!
3. Văn của Giọt lệ thu quả thật còn mang dấu ấn khá sâu nặng của văn biền ngẫu nhưng phải nói
là đã khá uyển chuyển và khá mới mẻ. Về vấn đề này , tôi xin bày tỏ sự tán đồng với nhận xét
sau của GS. Lê Chí Dũng : “ Văn xuôi của Tản Đà, Tương Phố, Đông Hồ, Hoàng Ngọc
Phách….giàu tính nhạc, xen lẫn với thơ, hồi ấy được coi là hay, giúp người ta làm quen với văn
xuôi và thừa nhận văn xuôi cũng là văn chương…” (LangBian, số 8, 12/1995). Xin hãy đọc một
đoạn bất kỳ của Giọt lệ thu : “ Anh ơi! Chung cảnh thu này, đông tây nam bắc biết bao người
cảm thụ. Nhưng lòng thu ai hẳn có như em, mà mây chiều vấn dạ, gió mai lạnh lòng. Như em
một hạt sương gieo là một lệ thảm, một làn lá rụng là một mảnh tình sầu. Thu càng thảm, sầu
càng nặng”. Và cũng xin nhớ lại một nữ sĩ cùng thời với bà – Cao Thị Nhuỵ, vẫn phải nhờ cậy
đến thể văn tế để khóc chồng. Biết vậy để thêm trân trọng Tương Phố, để có thể hiểu được vì căn
cớ gì mà một người “chỉ thích cao ngạo ngân nga những bài thơ Tây, những tản văn Pháp, không
bao giờ để ý tới một bài thơ Quốc âm sáo hết sức… gò ép mất cả tự nhiên”, nhưng khi đọc xong
Giọt lệ thu đã chợt “nhận thấy thơ văn Việt Nam không đến nỗi xoàng như tôi đã hiểu lầm và tôi
đã bắt đầu nghiên cứu Quốc văn” (Cảm đề Giọt lệ thu, Nam Chi tùng thư – Sài Gòn, 1967 –
chuyển dẫn).
Từ tất cả những gì đã trình bày, tôi xin đưa ra một kết luận chung : đóng góp của nữ sĩ Tương
Phố chủ yếu ở địa hạt văn chương, trong đó Giọt lệ thu là một trong những dấu ấn khó phai mờ
trong lịch sử văn chương dân tộc ở thập niên thứ 3 của thế kỷ XX như là tiếng kêu réo rắt, bi
thiết của cá nhân con người hòa trong không khí buồn đau chung của thời đại, góp phần báo hiệu
“ một thời đại mới trong thi ca” dân tộc – thời đại của Thơ mới lãng mạn với những tên tuổi sáng
chói như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…
PHẠM QUANG TRUNG




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×