Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊNlai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.6 KB, 8 trang )

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN
Chế Lan Viên là nhà thơ hình thành được phong cách khá sớm. Con đường thơ hơn nửa thế
kỉ của Chế Lan Viên là một con đường có nhiều bước ngoặt, biến đổi, tự phủ định với nhiều trăn
trở, tìm kiếm ráo riết không lúc nào yên ổn. Chính ý thức về việc "làm sự phi thường", “tột
cùng” từ trước cách mạng đã thúc đẩy nhà thơ không ngừng tìm kiếm và chiếm lĩnh được những
đỉnh cao trên hành trình thơ đầy gian khổ. Luôn luôn trăn trở với nghề, có ý thức tự giác và
thường trực về nghề thơ Chế Lan Viên suy nghĩ nhiều về thơ, người làm thơ, nghệ thuật làm
thơ... Những suy nghĩ ấy bắt nguồn từ một ý thức trách nhiệm rất cao của người cầm bút, từ ý
hướng cách tân, nỗ lực tìm tòi đổi mới thơ.
Phong cách thơ Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở,
tìm tòi không ngừng của nhà thơ, thậm chí, có một thời gian dài dường như im lặng (1945-1958).
- Trước Cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ Chế Lan Viên là
một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương,
máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những cảnh "điêu tàn" là một nguồn cảm
hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị, ta
thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài
cổ.
-Sau này, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của
cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới
khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan
Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện, và
vĩnh hằng của đời sống Hồn thơ Chế Lan Viên chứa đầy mâu thuẫn, sự phức hợp các trạng thái
tinh thần đối lập trong quá trình sáng tác, vô hình trung, đã tạo nên cho ông một văn phong đa
dạng. Vì nhà thơ luôn luôn trở trăn để tìm cho mình một diện mạo thơ riêng biệt. Có thể chỉ ra
một số phương diện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như sau:
1. Tính trí tuệ nổi bật trong thơ Chế Lan Viên.
Truyền thống thơ Phương đông và thơ Việt Nam nghiêng về thể hiện tình cảm, cảm xúc, là tiếng
nói đi từ trái tim đến trái tim. Hay nói như Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói
đồng chí”.
-Thế nhưng, thơ cũng là một hoạt động nhận thức nữa. CLV đã chủ trương một hướng đi
mới là tăng cường sức mạnh nhận thức, khám phá cho thơ.


+ Thơ của ông tác động trước hết vào tư duy người đọc, đòi hỏi người đọc hiểu rồi mới cảm.
Ông vừa lật xới vấn đề để người đọc tìm hiểu vừa phát hiện những vấn đề chìm sâu trong bề mặt
sự vật, hiện tượng.
“Rễ sâu ai biết là hoa
Xoắn đau núm ruột, làm ra nụ cười
Im trong lòng đất rối bời
Chắt chiu từng giọt từng lời lặng im”
(Rễ hoa)
Cách cảm nhận riêng trong thơ Chế Lan Viên tập trung ở khả năng lí giải, bình luận theo
quan điểm của tác giả về hình tượng thơ, khi nói về hạnh phúc nhà thơ không định nghĩa một
cách trừu tượng mà lại đi vào lí giải theo nghĩa đời thường:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con, đè nát cuộc đời con,
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp,


Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”.
+ Cảm hứng ngiên cứu mở rộng khả năng chiếm lĩnh cho thơ. CLV có khả năng nhìn sâu
vào bản chất để thấy vô vàn mối tương quan, các quá trình, các hướng vận động. Hình ảnh thơ
gợi về từ met trường như thế thường đa nghĩa và giàu sức gợi.
Ngay từ tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã chọn cho mình một lối thơ giàu tính trí tuệ. Tứ thơ
Chế Lan Viên thường hướng tới nắm bắt ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng
tưởng tượng liên tưởng mà liên kết các sự vật hiện tượng trong nhiều mối tương quan. Cuộc sống
hiện ra trong thơ Chế Lan Viên vì thế không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó mà còn suy nghĩ về
nó. Vì vậy, cuộc sống đi vào trong thơ có thể ít đi phần nào cái cụ thể sinh động, tươi tắn, nhưng
bù lại, nó lại được làm giàu thêm ở sức khái quát ở sự hư ảo biến hóa:
“Anh đẽo tâm hồn anh thành con rối để yêu em
Anh hóa gỗ, hóa dây, hóa dại khờ ngũ sắc
Tuồng tính ấy chứ rối mình đủ khóc
Cần chi bàn tay nào đến giật dây thêm”.

(Rối cạn và rối nước)
Từ chuyện con rối nhà thơ hướng đến bi kịch trong tình yêu: bi kịch đánh mất mình.
+ Thơ CLV lấy ý làm điểm tựa, mạch liên kết giữa các đoạn thơ là ý, mỗi ý là một tâm điểm để
quy tụ những liên tưởng, suy tưởng, giả thuyết, phán đoán. Nhờ thế kết cấu bài thơ thường chặt
chẽ, khúc chiết chứ ít khi ông dựa vào cảm xúc miên man kiểu như câu trước gợi ra câu sau như
Tố Hữu. Mỗi câu thơ của CLV được tổ chức như met luận đề khoa học, met trận đánh có mục
đích rõ ràng, các buóc triển khai tuần tự, lớp lang và tất cả đều được dự liệu trước.
Làm thơ theo cách như thế có nguy cơ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của thơ, hạn chế khả
năng thăng hoa của cảm xúc. Nhưng với CLV bằng sức nghĩ hơn người và sự thông minh, tài hoa
trong cách diễn đạt đảm bảo cho thơ ông có tính bất ngờ, hấp dẫn.
+ Đề tài trong thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí
mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút
thông minh, tài hoa. Thế nhưng nét độc đáo trong việc xử lí đề tài ở tập Điêu tàn của Chế Lan
Viên, đó là một quan niệm thơ khác thường, nhà thơ quan niệm: thi sĩ không phải là người, nó là
người say, người mơ, nó là tiên, là ma là quỉ. Do xuất phát từ quan niệm thơ như thế cùng với sự
ám ảnh về sự điêu tàn của đất nước Chiêm Thành, Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh
dị, những ngọn tháp hoang vắng, bãi tha ma ớn lạnh. Trong tập Ánh sáng và phù sa viết những
năm kháng chiến, Chế Lan Viên cũng như nhiều nghệ sĩ thuộc thế hệ trước 1945 đã nỗ lực nhập
cuộc, ông dấn thân vào cuộc cách mạng và đời sống nhân dân để thay đổi nhận thức trong tâm
hồn mình:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
- Tư duy nghiên cứu tất yếu dẫn đến nhu cầu triết luận. Trong thơ CLV có hai mạch tranh luận rõ
ràng đó là triết luận về các vấn đề chính trị và triết luận tâm tình.
Ở mạch thứ nhất thơ ông là những lời tuyên ngôn về các chân lí cách mạng:
“Yêu tổ quốc là điều không thể dấu
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
“Một thế hệ Hồ Chí Minh là lực lượng


Một con đường Hồ Chí Minh ấy là phương hướng
Một thành phố Hồ Chí Minh ấy là đích đến”.
Triết luận tâm tình trong thơ ông hướng về đúc kết các quy luật nhan sinh thế sự có ý
nghĩa phổ quát. Và có những quy luật đúc kết thành chân lí.
“Anh bỗng …hóa quê hương”
“Khi ta ở…hóa tâm hồn”.
Ngay trong những ngày phải đi chữa bệnh, nhà thơ muốn làm cánh chim lượn trăm vòng để
mỗi sáng mai trở về ngắm nhìn đất nước yêu dấu tươi đẹp “Cánh thơ tôi thoát khỏi vòng nhỏ
bé, lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”. Đến với nhân dân, cảm nhận cái hạnh phúc
được trở về trong cội nguồn của sự sống, được nuôi dưỡng và đùm bọc trong tình dân, tình
Đảng. Vì vậy, niềm tự hào về Tổ quốc về dân tộc là cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Chế Lan
Viên, tự hào về những thời điểm rực sáng của dân tộc trong quá khứ: Khi Nguyễn Trãi là thơ
và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn, Nguyễn Huệ cưỡi voi vào bể Bắc;
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng. Ông nhấn mạnh: Làm thơ với trái tim, với
chất sống không đủ, phải có văn hóa nữa. Quang năng không làm hại gì đến trang thơ và dù
trang thơ viết về bóng đêm cũng nên viết nó dưới nguồn điện sáng. Có thể nói Chế Lan Viên
tiêu biểu cho một hướng tìm tòi sáng tạo hiện đại của thơ ca Việt Nam hôm nay. Để khám phá
bể cuộc đời ông đã vận dụng tất cả những nguồn dự trữ của dân gian, vận dụng ngôn ngữ của
bản thân thổi vào trong thơ một giọng điệu riêng, khác biệt. Lẽ vậy, người đọc khó quên đi một
hình ảnh, một câu thơ ông mà mình đã đọc, nhiều câu như một châm ngôn một mệnh đề triết
học. Đặt vào mắt xích tự nhiên và chiều sâu biện chứng, cơ hồ nhà thơ đã cho ta cảm một thế
giới nhân sinh, tràn đầy nhựa sống. Nhà nghiên cứu văn học M.Bruxt quan niệm thế giới nghệ
thuật được tạo lập không phải một lần mà nhiều lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một
lần thế giới được tạo lập, chính cái đặc điểm ấy tạo nên phong cách, cũng theo M.. Gorki quan
niệm nhìn thấy những điều mà người khác không tìm ra đó mới là nhà văn.
Có thể lấy một tác phẩm cụ thể là bài thơ “Con cò” ( được viết năm 1962) để chỉ ra tính chất trí

tuệ nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ này khai thác và phát triển hình
ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc để ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru
đối với cuộc đời mỗi con người. Bài thơ phát triển từ hình tượng trung tâm đó nhưng lại không
phải là sự lặp lại giản đơn những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Chất triết lý suy tưởng
thấm vào trong hình tượng, nhưng biểu hiện tập trung ở những câu thơ đúc kết sự suy ngẫm để
đưa ra những triết lý cô đúc, những quy luật của đời sống con người. Ở đây, những suy tưởng
triết lý không cao xa mà vẫn gần gũi, dễ hiểu.
Ở đoạn một, hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Tác
giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu nhưng cũng đã gợi lên nhiều ý nghĩa. Hình ảnh con cò đã
đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới
tuổi thơ của đứa trẻ. Chúng chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, chỉ cần được vỗ về
trong những âm điệu nhẹ nhàng, dịu dàng và đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che
của người mẹ.
Trong đoạn hai, hình ảnh con cò trong ca dao được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con
người nhờ vào những câu thơ giàu ý nghĩa liên tưởng của nhà thơ.
Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong
nôi:“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ /Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”. Đến tuổi tới trường:
“Mai khôn lớn, con theo cò đi học/Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và đến lúc trưởng
thành: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ /Trước hiên nhà/ Và trong hơi mát câu văn”.
Đến đoạn ba thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ


lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời: “ Dù ở gần con /Dù ở xa con /Lên rừng xuống bể /Cò sẽ
tìm con /Cò mãi yêu con”. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một
quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
Từ cảm xúc mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lý, đó là cách thường thấy
trong phong cách thơ Chế Lan Viên, cũng là một ưu thế của thơ ông. Ta cũng bắt gặp kiểu tư
duy này trong bài thơ “ Tiếng hát con tàu”:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Hay: “ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
Những câu thơ trên có thể tách ra khỏi văn cảnh để diễn đạt những ý nghĩa hoàn chỉnh. Phần
cuổi bài thơ “ Con cò” trở lại với âm hưởng của lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình
tượng con cò trong những lời ru ấy: “ Một con cò thôi /Con cò mẹ hát / Cũng là cuộc đời/ Vỗ
cánh qua nôi”.
Từ sự phân tích ở trên cho thấy ở một bài thơ tưởng như lặp lại hoàn toàn âm điệu lời ru, song
con cò không phải là một lời hát ru thực sự. Hình ảnh trong ca dao chỉ là nơi xuất phát, là điểm
tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Giọng điệu thơ còn là giọng suy ngẫm, triết
lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người đọc vào hẳn âm điệu êm ái, đều đặn, mà hướng tâm
trí nhiều hơn vào sựa suy ngẫm, phát hiện.
Từ giai đoạn chống Mĩ và nhất là từ sau1980 ngòi bút CLV chuyển dần từ chính luận sang triết
luận và ngày càng mở rộng đối thoại, đem đến cho sự vật, hiện tượng những hành động cụ thể,
met ý nghĩa phổ quát,nâng nhận thức người đọc lên met tầm cao mới. Đó là mặt mạnh trong
hồn thơ CLV.
2. Nhà thơ sử dụng triệt để thủ pháp so sánh, đối lập.
- Cách nhìn đời sống qua những tương quan đối lập, đôí nghịch có liên quan cơ sở triết học
phương đông mà cụ thể là triết lí âm – dương.
Có thể nói, lối tư duy theo hướng đối lập tương phản đã tạo nên một Chế Lan Viên ưa triết lí
trong thơ. Ông hay tận dụng tối đa các kiểu so sánh và đối lập để tạo hiệu quả “ chân lí loé lên
từ khoảng giữa hai đối cực”.
Tư duy thơ CLV ngay từ Điêu tàn đã gần với tư duy triết học. Việc ông tiếp thu, ảnh hưởng
tư tưởng triết học phương đông là điều tất nhiên. Điều đáng nói là ông vận dụng tương quan đối
lập như một kĩ thuật phổ biến trong thơ của mình. Sự tương phản, đối lập dễ làm nổi bật bản chất
của đối tượng, kích thích mạnh vào trí tưởng tượng của người đọc và tạo ra trong thơ hiệu quả
thẩm mĩ đặc biệt.
Đối lập trong thơ Chế Lan Viên cũng được sử dụng nhiều kiểu, nhiều cấp độ, đặt trong nhiều
không gian, thời gian khác nhau, lối tư duy ấy đã nâng tính triết lí trong thơ ông lên mức độ đậm
đặc, tạo thành phong cách riêng: “Trong các nhà thơ của thế kỷ chúng ta, Chế Lan Viên vẫn là

nhà thơ giàu chất triết lí hơn cả” ( Trần Thanh Đạm, Những vần thơ triết lí của Chế Lan Viên
qua những trang Di cảo). Chế Lan Viên luôn biết vận dụng điểm khác biệt, thậm chí trái ngược
nhau của sự vật để tạo tương phản trong thơ, mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao. Để tránh sự sáo
mòn vốn là điều tối kị trong nghệ thuật, đôi khi nhà thơ khá táo bạo đặt những sự vật hoàn toàn
khác lạ kề bên nhau :
“ Thức dậy vì tiếng bom
Bỗng gặp đêm trăng sáng”
Trăng và bom vốn là hai sự vật “xung khắc” nhau: trăng tượng trưng cho hoà bình, sự sống


còn bom vốn là biểu tượng của chết chóc huỷ diệt, chiến tranh. Vậy mà, nhà thơ đã đặt chúng lại
gần nhau để ý nghĩa triết lí loé sáng:
“ Chỉ màu trăng là có
Còn chiến tranh là không”
Câu thơ như lời khẳng định một niềm tin chắc chắn vào cái đẹp, cái thiện sẽ xua tan cái ác,
cái xấu.
Nhà thơ cũng sử dụng đối nghịch để chỉ ra sự xảo quyệt của kẻ thù, đằng sau bộ mặt giả dối
đó, bản chất phi nghĩa của chúng hiện ra:
“ Khi chúng nói hoà bình là chúng đang ngắm bắn”
Không cần nói nhiều, chỉ bằng cách “nói ngược” tất cả bản chất của kẻ thù đã bộc lộ một
cách rõ ràng nhất.
Cũng rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh đối lập, chuyển hóa : - "Xưa
phù du mà nay đã phù sa" - "Xưa bay đi mà nay không trôi mất." - "Người dưới vực sâu vẫn cứu
kẻ trên bờ" - "Nếu dưới vực sâu còn dũng khí" - "Ta nấu xích xiềng ta làm súng đạn" Có thể nói,
kiểu đối lập này được tác giả sử dụng khá thành công trong những tìm tòi sáng tạo mới. Nó tránh
được sự khô khan tẻ nhạt nhờ những hình ảnh thơ bổ sung lẫn nhau.
Bắt nguồn từ lối tư duy quen nhìn sự vật từ hai chiều đối lập, Chế Lan Viên luôn đặt các đối
cực lại gần nhau để triết lí, để ý thơ bay lên từ đó. Trong thơ ông, ánh sáng không bao giờ đi
riêng lẻ mà nó luôn gắn với bóng tối như một cặp bài trùng. Chế Lan Viên viết nhiều về cặp đôi
này. Có khi ông dùng để diễn tả quy luật thời gian như là sự luân phiên của hai khái niệm đối

lập: ngày – đêm:
“Đừng buồn đêm phù du
Đã có ngày bất tử” (Đêm và ngày – Di cảo III)
Một trong những cặp đối lập xuất hiện nhiều trong thơ Chế Lan Viên là vui - buồn. Là một
nhà thơ ưa triết lí, Chế Lan Viên rất hay chiêm nghiệm về những sướng- khổ đời người:
“ Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi
Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi”
( Hai chiều- Di cảo I )
“ Bỗng sau đau thương. Lại oà hạnh phúc
Hôm qua đắng miệng. Mà nay ngọt ngào”
Thơ Chế Lan Viên là vậy, ông luôn bám vào một cặp đối lập để liên tưởng nghịch chiều tạo
nên một ý thơ kì thú, hợp lí trong sự phi lí. Những câu thơ kiểu như: “ Che nỗi đau trong bóng
nụ hoa cười”, “ Trút tiếng thở dài vào câu thơ ngắn”, “ Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng
một mùa”, “ Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp”,…ta thấy xuất hiện hàng loạt trong thơ Chế
Lan Viên , không thể kể hết.
Quan hệ giữa các mặt đối lập mà thống nhất, đối lập mà chuyển hóa cho nhau được ông vận
dụng triệt để có khi trong met câu hoặc trong hai ba câu:
“Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa đông băng giá”
“Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay khôn trôi mất”
có khi trong mạch ngầm cấu trúc của một bài thơ hay cả tập thơ.
“Rễ sâu ai biết là hoa
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười
Im trong lòng đất rối bời
Chắt chiu từng giọt từng lời lặng im”


(Rễ hoa)
Hướng khai thác như vậy giúp người đọc dần dần làm quen với nhiều chiều và tìm thấy
nhiều hứng thú bỡi tính chất đa dạng, biến ảo của đời sống.

Tương quan đối lập xuất hiện với tần số cao nhất là khi nhà thơ có nhu cầu liên hệ để kiểm
điểm bản thân. Ông bị ám ảnh quá khứ đến nỗi thành ra mạc cảm và có thái đọ khắt khe, nghiêm
khắc với mình. Diều đó khiến thơ ông có chất xót xa, ngượng nghịu của tâm trạng xám hối, day
dứt:
“Năm ấy tôi đi giữa lòng Hà Nội
Không hay trong xà lim anh Hoàng Văn Thụ đang nằm
Không biết anh Trần Đăng Ninh đang bị cùm mỗi tối
Không hay trên biên thùy Bác đã dùng chân”
-Khi làm thơ, CLV ít chú ý bản chất bên ngoài mà thường tập trung vào bản chất bên trong
đối tượng để nghiên cứu. Sử dụng triệt để thủ pháp đối lập đã tạo cơ hoi tốt nhất cho CLV đi sâu
vào cót lỗi của hiện thực. Và có lẽ vì thế mà cuộc sống hiện ra trong thơ CLV ở mội mặt đều đa
dạng, sinh động, vừa tương phản vừa bổ sung cho nhau.
Tất cả, một cách tự nhiên được bộc lộ thông qua đối lập, tạo nên sự hài hoà về nội dung
cũng như hình thức. Tính triết lí trong thơ Chế Lan Viên vì vậy mà thêm phần sắc sảo, có sức
khơi gợi suy nghĩ từ phía người đọc.
Đương nhiên, tính triết lí trong thơ thi sĩ họ Chế không chỉ được tạo ra và được biểu hiện
bởi biện pháp đối lập. Sâu thẳm hơn, đó là nhờ một vốn văn hoá, triết học vô cùng sâu rộng mà
bản thân nhà thơ không ngừng tích luỹ, trau dồi. Chế Lan Viên từng nhấn mạnh: “ Làm thơ với
trái tim, với chất sống, không đủ. Phải có văn hoá nữa. Quang năng không làm hại gì đến các
trang thơ và dù trang thơ viết về bóng đêm cũng nên viết nó dưới nguồn điện sáng”. Nếu nói như
Hồ Thế Hà: “ Nhà thơ nào có vốn văn hoá, vốn triết học càng cao và biết vận dụng nó trong
sáng tạo để hình thành kiểu tư duy độc đáo, đậm đặc mang cá tính riêng thì được xem như nhà
thơ trí tuệ, nhà thơ triết lí” thì Chế Lan Viên quả đúng là một nhà thơ triết lí lớn.
3. Nét riêng độc đáo trong việc kiến tạo hình ảnh
Nổi bật trong các thủ pháp nghệ thuậ thơ CLV là sáng tạo hình ảnh. Điều này không đơn
thuần là nói về thủ pháp mà nằm trong đặc điểm tư duy nghệ thuật nhà thơ. Theo Chế Lan Viên,
nhà thơ là người đi tìm cái thiện, cái chân nhưng phải biểu hiện ra bằng hình thức đẹp. Viết thơ
cũng giống như người phụ nữ sinh con, cả xương cả thịt một lần, cả hình ảnh lẫn ý tưởng một
lúc. Ông quan niệm: “Thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên vô
cùng đặc sắc. Nó vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của cái tôi trữ tình. Cái

tôi cô đơn siêu hình thuở Điêu tàn gắn với thế giới hình ảnh ảm đạm lạnh lẽo mà ghê rợn, đầy
rẫy những sọ dừa, xương máu cùng yêu ma. Cái tôi sử thi thời kháng chiến chống Mỹ gắn với
hàng loạt những hình ảnh tươi sáng, kỳ vĩ, mỹ lệ, hoành tráng. Giai đoạn cuối đời, trong Di cảo,
thế giới hình ảnh có xu hướng thu nhỏ tầm vóc, phong phú đa dạng.
Thế giới hình ảnh trong thơ CLV khá phong phú, có hình ảnh tả thực, có những hình ảnh
biểu tượng, ẩn dụ, có những hình ảnh thuộc về cảm nhận mơ hồ của tâm linh. Ví dụ như trong
bài “Tiếng hát con tàu” ta thấy Có những hình ảnh được sáng tạo theo bút pháp tả thực (bản
sương giẳng, đèo mây phủ, lửa hồng soi tóc bạc, chim rừng lông trở biếc, vắt xôi nuôi quân em
giấu giữa rừng,...), có khi cụ thể đến từng chi tiết (Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách). Nhưng
phong phú hơn là loại hình ảnh biểu tượng, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng (con tàu, vầng trăng, trái
đầu xuân, vàng ta đau trong lửa, Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân...). Câu thơ của Chế Lan
Viên được cấu tạo bằng hình ảnh, thường là xâu chuỗi, liên kết, thành chùm, hoặc tầng tầng lớp
lớp.


CLV là người công phu, cầu kì trong việc kiến tạo hình ảnh. CLV nhiều lần trình bày kĩ thuật làm
thơ qua mục Sổ tay thơ”:
“Tả một môi son khi anh chỉ nói sác sen hồng”
“Thơ là chưa bay mà đã đến, chưa yêu mà đã từ
Ba chữ thôi mà là bể là giếng, là kho vàng biểu hiện”.
Tác giả sử dụng nhiều biện pháp xây dựng hình ảnh. Khảo sát bài “Tiếng hát con tàu”:
+ So sánh được dùng phổ biến nhưng cũng rất đa dạng, cùng với ẩn dụ được dùng rộng
rãi. Sức tưởng tượng, liên tưởng rất mạnh mẽ và nhiều khi bất ngờ, tạo ra những so sánh mới lạ,
những hình ảnh gợi tưởng tượng phong phú cho người đọc ("Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ
rét / Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng"; "Ai bảo con tàu không mộng tưởng? / Mỗi đêm khuya
không uống một vầng trăng").
+ Các biện pháp tu từ, đặc biệt là các biện pháp chuyển nghĩa được sử dụng rộng rãi
cùng với hình ảnh phong phú, làm cho thơ CLV có vẻ đẹp tinh tế, có lúc rực rỡ và một chút cầu
kì (có người đã nhận xét thơ Chế Lan Viên như người phụ nữ đẹp, ưa trang sức và biết cách trang
điểm).

+ Có khi, ý tứ không phải là mới lạ, chữ và hình ảnh cũng không phải không có những
chỗ mòn sáo ( nhựa nóng của cần lao, chín trái đầu xuân, suối lớn mùa xuân,...), nhưng bài thơ
nhìn chung vẫn gây được ấn tượng thẩm mĩ đậm nét; ở trường hợp này, cái tài (kĩ thuật chữ
nghĩa và hình ảnh) không át đi mà làm tôn lên cái tình của nhà thơ (tình cảm với nhân dân, với
đất nước, với kháng chiến).
- Kết hợp hiện thực lẫn huyền ảo, cả quan sát và suy tưởng, ông có khả năng nhìn
bằng hình ảnh, nhìn xuyên qua hình ảnh. Thích sự độc đáo, ông thường tìm kiếm hoăc
kiến tạo những hình ảnh tân kì và trí tưởng tượng mãnh liệt đã chứng tỏ ưu thế nổi trội
khi ông tạo được những hình ảnh bất ngờ từ những liên tưởng rất xa.
Mỗi lần nhắc đến xứ Huế là Chế Lan Viên lại không quên nhắc đến hoa sen. Hình như ông
cảm nhận được ở hoa sen cái hồn của cổ thành:
Thơm ngát mùa sen trắng cổ thành
Về thăm xứ Huế chỉ mình anh
Lăng vua hoa đại rơi đầy lối
Chen bóng cành hoa chỉ bóng mình
(Về thăm xứ Huế)
Cảnh đượm một màu thiền. Con người như chen lẫn vào hoa lá, không hề làm khuấy động
không gian thanh khiết yên tĩnh của thiên nhiên. Lòng người hẳn cũng không kém phần thanh
tĩnh. Chế Lan Viên chú ý nhiều đến hương hoa (Huệ, Hương hoa nhài, Hoa chạc chìu, Hoa
quỳnh, Hoa sen, Hoa hải âu...). Theo ông, giá trị, sức mạnh của hoa không phải ở màu sắc vẻ
đẹp ở ngoài mà ở mùi hương (Đẳng cấp hoa) cũng như thước đo của mọi giá trị nằm ở nội dung
chứ không phải hình thức.
-Tăng cường kiến tạo hình ảnh bằng so sánh là thủ pháp nghệ thuêtj phổ biến ở nhiều nhà
thơ. Nhưng Chế lan Viên hơn tất cả các nhà thơ cùng thời nhờ lối so snhs kép, so snhs tầng bậc
và nhờ mối liên tưởng phóng túng táo bạo:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa tre thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng


Như xuân đến chim rừng long trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
Các nhà nghiên cứu cho rằng các hình ảnh trong thơ ông như chùm pháo hoa, chùm phong
lan… Thế nhưng loại hình ảnh đặc trưng nhất của thơ ông đồi hỏi người đọc phải lĩnh hoi bằng
tư duy trừu tượng chứ không phải bằng các giác quan met cách trực tiếp:
“Lòng ta cũng như tàu ta cũng uống
Mặt hồng em trong biển lớn mùa xuân”
Phần lớn hình ảnh trong thơ CLV tạo ra những suy tưởng có chức năng chính là cải tạo sức
mạnh, ý tưởng. Khi nghiên cứu thơ CLV thì Nguyễn Đăng Mạnh đã chia hình ảnh thơ ông ra làm
hai loại là hình ảnh gắn với cảm xúc và hình ảnh gắn với khái niệm. Trong thơ CLV loại hình ảnh
gắn với khái niệm tiêu biểu hơn. Mang tính chất đặc trưng hơn. Cũng có thể vì thơ thơ CLV phù
hợp nhiều hơn với giới trí thức từng trải hơn là với đại chúng và những người trẻ tuổi. Nếu
không có sự từng trải thì làm sao hiểu hết những câu thơ:
“Tôi yêu lắm cuộc đời như co trẻ
Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng”
“Hạnh phúc màu hoa huệ
Nhớ nhung màu hoa lan
Biệt li màu rách xé
Lãng quên đâu có màu”
- Tuy nhiên cũng vì qua ham mê sự độc đáo mà có lúc ông đã sa vào những hình
ảnh cầu kì, rắc rối, nặng về “kĩ thuật tinh xảo” mà nhẹ về cảm xúc. Tư duy thơ Chế Lan
Viên thiên về khái quát nê những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ, biểu tượng chiếm ưu trế áp
đảo.
KẾT LUẬN
Từ những phương diện chủ yếu hình thành nên phong cách của Chế Lan Viên đã trình bày ở trên,
người viết tập trung đi sâu vào phương diện cách nhìn cách cảm nhận riêng của nhà thơ như là
một biểu hiện của cá tính sáng tạo. Bên cạnh hình ảnh vầng trăng, nước mắt, máu, cái chết niềm

hư vô và nỗi cô đơn là nỗi ám ảnh khôn cùng của nhà thơ ngay từ thời niên thiếu, hồn Chế Lan
Viên trở thành bãi sa mạc mênh mông của thế giới siêu hình, ngọn cỏ hư vô thổi vào, ca lên điệu
khúc bi ai hoan lạc. Chế Lan Viên như một lữ hành đơn độc, chừng như mỗi lần cái chết gõ cửa
hồn ông, ông lại có những bài thơ hay cảm tác.
Ông có đóng góp lớn cho quá trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc, bổ sung cho gương mặt thơ
Việt Nam met nét đẹp của trí tuệ tài hoa, sắc sảo. Ở ông truyền thống và hiện đại gặp gỡ thật tự
nhiên hài hòa qua ngoài bút sáng tạo phong phú, đạt đến đọ sung mãn của trí tuệ và cảm xúc.
Ông là một phong cách thơ đọc đáo, rõ nét và đang có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà thơ trẻ
nối tiếp.



×