Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chất triết học trong thơ văn nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.7 KB, 10 trang )

Chất triết học trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc tới một “ nhà tư tưởng tỏa bóng suốt thế kỉ XVI”.Ông
không có công giúp nước phò nguy như vị khai quốc công thần Nguyễn Trãi, không phải là
những người đứng đầu vương triều như Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, tâm hồn ông không
chỉ dành riêng cho thơ như đại thi hào Nguyễn Du, ông cũng khác với học giả Lê Qúy Đôn. Đó
là một con người đặc biệt ! Ông là một trong ba người được người đời tôn xưng là bậc phu tử
(Tuyết Giang phu tử) (cùng với Chu Văn An và Nguyễn Thiếp).
Cuộc đời Tuyết Giang phu tử trãi gần trọn thế kỉ XVI, ông là người trực tiếp chứng kiến bao đau
thương, tang tóc từ những cuộc chiến kéo dài liên miên “ nồi da xáo thịt” của dân tộc.Với nhân
cách của một bậc cao sĩ cùng với “ tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” ông đã trở thành một bậc
thánh nhân lập đức. Với nhân sinh quan sáng suốt, ông còn là một nhà lập ngôn được người đời
ngưỡng mộ.Ở ông hoàn toàn có thể khẳng định là “ người bất hủ” (Tôn Thúc Báo). Lập đức và
lập ngôn là hai lĩnh vực làm nên thành công của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng đan xen, hòa quyện
lẫn nhau tạo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm – danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.Đây cũng là hai
lĩnh biểu hiện tư tưởng triết lí trong thơ ông.
Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư tưởng triết lí trong thơ văn của ông đã có tầm ảnh hưởng
không nhỏ đến lối suy nghĩ, cách nhận thức của dân tộc ta trong một thời gian khá dài.Nguyễn
Bỉnh Khiêm là một tác gia văn học lớn của văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam
nói chung mà rất nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ cấp phổ
thong đến bậc Đại học. “Bởi vì tìm hiểu chất triết học trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm” chúng
tôi mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc khẳng định vai trò to lớn đó của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua nghiên cứu chúng tôi cũng muốn có thêm những kinh nghiệm trong
công tác nghiên cứu khoa học.
I.NGUYỄN BỈNH KHIÊM – BẬC CAO SĨ TRONG THỜI LOẠN
Hiện thực “nồi da xáo thịt” của xã hội phong kiến Việt Nam
Hiện thực “ nồi da xáo thịt” của xã hội phong kiến Việt Nam dưới thời nhà Lê từ năm 15031527 có rất nhiều biến động, chỉ trong vòng hai mươi tư năm đã thay đổi sáu ông vua, có người ở
ngôi được sáu tháng( Lê Túc Tôn ) có người ở ngôi được đúng ba ngày ( Quang Trị ). Tình hình
chính trị rối ren, các phe phái trong triều tranh giành nhau quyết liệt đến một mất một còn. Bản
thân những người đứng đầu vương triều – các hoàng đế nhà lê đều bất tài vô hạnh. Trong có Uy
Mục và Tương Dực được đánh giá là hai ông vua – “ nỗi kinh hoàng” trong lịch sử Việt Nam. Vì


thế lẽ tự nhiên nhà Lê mất ngôi về tay một vị quyền thần.
Sau khi Mạc Đăng Dung dẹp yên các cuộc chiến tranh chống đối, thanh thế của nhà Mạc nổi lên
như cồn. Mạc Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân làm Cung Hoàng, mượn tay Cung Hoàng để giết
Chiêu Tông.Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Cung Hoàng thoái vị nhường ngôi cho mình rroofi
lên làm vua lấy niên hiệu là Minh Đức. Nhà Mạc bắt tay vào khôi phục trật tự phong kiến, ổn
định xã hội, an cư lạc nghiệp cho nhân dân.
Năm 1553, An Thanh Hầu Nguyễn Cam – em thuộc dòng thứ hai của Nguyễn Hoằng Dụ lại
trưng hưng cho nhà Lê ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc.Sau khi Nguyễn Kim bị giết, năm 1558,
Nguyễn Hoằng sợ bị hãm hại nên xin vào trấn phủ Thuận Hóa, con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền,
tập hợp hào kiệt bốn phương nhưng mãi dến năm 1592, Trịnh Tùng mới khôi phục lại kinh thành
Thăng Long, đẩy nhà Mạc lên Cao Bằng. Đến đây cục diện Nam – Bắc phan tranh chính thức


mở màn.cuộc nội chiên của ba nhà Lê – Trịnh – Nguyễn kéo dài ra đã gây ra cảnh máu sương
sông núi. Đất nước bị chia làm Đàng trong và Đàng ngoài, những ngưới dân vô tội rút lại là nạn
nhân của thảm hại nội chiến này.
Nguyễn Bỉnh Khiêm – một nhân cách lớn giữa thời loạn li.
Quãng thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm gán bó với quê hương bản quán từ thưở còn theo học, rồi
làm thầy dạy học rồi thi đổ làm quan, trở thành người có ảnh hưởng lớn đến chính trường.nổi
tiếng với việc dâng sớ xin chém mười tám lộng thần đã đủ để có thể khẳng định ông là người có
nhân cách.Nhưng khoảng thời gian sau này – khi ông đã lui về ở ẩn mới là lúc người đời nhận
thấy ở ông không chỉ một nhân cách lớn mà còn là nhân cách của một bậc tiên nhân.
Lựa chọn nhà Mạc, đặc hết hi vọng vào nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cống hiến sức lực và
trí tuệ cho nhà Mạc.Nhưng chỉ được một thời gian ngắn ngủi (8 năm) ông đành phải giã từ. Hành
động này rất giống một bậc phu tử trước kia – Chu Văn An.Song ra khỏi chính trường, lui về ở
ẩn tại núi Phượng Hoàng tâm trạng Chu tử đầy u uất “ Thân dữ cô vân thường luyến tụ/ Tâm
đồng cổ tử bất sinh lan” Ông không nhớ đến vị vua đương nhiệm mà thường nhìn lên những
ngọn tùng ngọn thu trên lăng Trần Thái Tông nước mắt chảy tràn. Trái lại, cuộc rút lui của
Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa hẳn là một thái độ chán ghét triều đình, một hành động phản ánh tiêu
cực.Nó chính là cách để ông bảo toàn khí tiết, giãi bày tấm lòng trong sáng cũng như ý thức

trách nhiệm với dân với nước như những ngày còn tràn đầy nhiệt huyết khi ra làm quan.
Treo ấn từ quan, ông vẫn sống một cách lạc quan và niềm tin vui trong cuộc sống giữa thiên
nhiên sự bình tĩnh và lắng đọng của tâm hồn.Ông tiên bên dòng sông Tuyết đó đã sống một cuộc
sống hòa đồng với thiên nhiên.Giống như Nguyễn Trãi ông cũng bầu bận với gió trăng, vui với
thơi rượu, cũng thấp thoảng sợ vẻ đẹp mong manh của một bóng hoa, làn hương mà ông chờ đợi
dể tan , dể vỡ : “ Đêm đợi trăng cài bóng trúc / Ngày chờ gió thổi tin hoa” ( Thơ Nôm, bài
17).Ông lấy vì mừng vì mình đã thoát khỏi vòng danh lợi : “ Thoát chân giữa chốn giàu sang /
Tuổi già mong được chữ nhàn thong dong / Hương lan gom từ thơ nồng / Tiếng chim gọi khách
ngoài song ngọt ngào” ( Ngụ hứng, bài 6 ).
Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ “
ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp” ? Nhưng không, lúc ông lạc quan nhất vui với thiên nhiên
cũng là lúc ông phiền muộn nhất về việc dân việc nước, thể hiện cái ý chí của mình đạt cao hơn
cả.Ông đau xót trước cảnh thế xã hội mà ông cho là “ đục lầm”, ở đó con người không những
đen bạc, yêu của hơn người mà còn lật lọng, bạc bẽo, cạn tàu ráu máng… Tuy nhiên cần phải
thấy rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề ghét bỏ mà vẫn luôn tin ở phần tốt đẹp trong mỗi con
người.Là bậc thầy, một triết nhân, ông tìm cách cải tạo con người, giúp con người gạt bỏ thói
xấu, khuyên họ giữ vững cương thường đạo lí.
Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm,ẩn nhưng không lánh mặt với đời, hành ít mà tàn nhiều, xuất ít
mà xử nhiều chỉ bởi lẽ ông gặp thời, không được đem tài kinh bang tế thế của mình ra phục vụ
nhân dân.Ông lui về sống ở quê một thời gian khá dài mà vẫn mang ước vọng về một xã hội vua
sáng tôi hiền như thời vua Nghiêu, vua Thuấn xưa :
Đã ngoài mọi,việc chăng còn ước,
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh
(Thơ Nôm, bài 26)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam , trở thành một chổ
dựa tinh thần không thể thiếu của họ.
II. TƯ TƯỞNG TRIẾT LÍ TRONG THƠ BẠCH VÂN CƯ SĨ – CỔ NHÂN HÔM NAY,
TRIẾT GIA MUÔN ĐỜI.



Tư tưởng triết lí trong văn học Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, có thể nói ngay từ những sáng tác
dân gian, nhân dân lao động đã đúc kết những kinh nghiệm có được trong cuộc sống lao động
sản xuất và đấu tranh của mình “ chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì
râm”. Trong đó họ đã có những kiến giải hết sức hợp lí về vũ trụ, về đời sống và sản xuất …Đến
văn học Cổ Trung đại, những tác phẩm văn học mang tính chất văn- sử - triết bất phân cũng
mang nhiều luận điểm về tính triết lí.
Song có thể nói, tư tưởng triết lí trong văn học Việt Nam được thể hiện rõ nhất từ các tác phẩm
văn học
Xuất hiện từ đời nhà Trần mà tiêu biểu trong “ cáo tật thị chúng”của Mãn Giác thiền sư. Trong
đó ông đã thể hiện quan niệm của mình về lẽ sinh-tử, tương sinh-tương khắc : “Xuân qua trăm
hoa rụng/Xuân đến trăm hoa nở/Trước mắt việc đi mãi/Trên đầu già đến rồi/Đừng tưởng xuân
tàn hoa rụng hết/Đêm qua xuân trước một nhành mai”.
Các tác giả văn học sau như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Nguyễn
Xưởng… chủ yếu thể hiện triết lí sống của mình thông qua chữ “ nhàn”. Trong đó, đa số đều
đượm màu sắc Lão – Trang, tư tưởng yếm thế của Phật giáo và thoát tục của đạo tiên. Như vậy
văn học dân gian và văn học Trung đại, tư tưởng triết lí đã bàng bạc trong thơ văn. Tuy nhiên đều
mang tính chất duy tâm, siêu hình.
Đến với văn học hiện đại, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và nhãn quan duy vật biện
chứng, cách nhìn nhận về thế giới , vũ trụ đa màu sắc khoa học. Vũ trụ không còn tuần hoàn đến
rồi đi, cùng với bỉ thái, đầy rồi ắt vơi… mà đó là thời gian “một đi không còn trở lại”: “ Xuân
đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non là xuân sẽ già” là “ tuổi trẻ chẳng hai lần
thắm lại” trong thơ Xuân Diệu.là nhân sinh quan mới mẽ trong thơ Chế Lan Viên: “ Khi ta ở chỉ
là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 trong những sáng tác của Nam Cao( Chí
Phèo, Lão Hạc…) đã đặt ra một vấn đề nhân sinh mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Làm thế nào để
con người sống đúng nghĩa là người trong các xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời.
Có thể nói tư tưởng triết lí đến văn học hiện đại đã được nâng lên một tầm cao mới, phản ánh
nhận thức mới, cách nhìn mới và đúng đắn về cuộc đời.
Tư tưởng triết lí trong thơ văn Bạch Vân cư sĩ.
Bản chất, nguồn gốc tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Có thể nói ở thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí nhất Việt Nam. Triết lí, tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự hổn dung, pha trộn nhiều yếu tố, nhiều nguồn, trong đó có ba nguồn
tư tưởng chủ yếu là Nho, Phật, Lão. Nó chủ yếu dựa trên các phạm trù quan trọng nhất trong Chu
dịch là Lí ( trật tự), Số ( số, quan hệ), Khí ( vận động), Hình ( sự thể hiện) từ đó đề ra nguyên tắc
ứng xử theo thời. Các phạm trù này được hiện hữu qua mười lăm cặp từ tương phản :
Cát – hung Tiến – thoái Thái – bĩ
Phúc- họa Thượng- hạ Ích - tổn
Đại – tiểu Đắc – táng Âm –dương
Xuất – nhập Sinh – tử Tiêu – trưởng
Vãng - lai Ngoại –nội Danh - hư
Cái đáng lưu ý trong phép xử thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dù ở hoàn cảnh nào cũng không
hòa tan vào hệ thống chính quyền cụ thể, vẫn giữ được sự độc lập của mình. Bởi vậy tùy theo
động thái lịch sử, từng thời điểm nhạy cảm mà cân nhắc và đưa ra những kết luận đúng đắn :
Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường hợp hi hữu trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từng ba lần ra
chốn quang trường. Gốc rễ triết lí Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự hiểu biết thấu đáo về con người
( tâm lí, tính cách) và xã hội ( các tình huống) từ đó đề ra phương pháp, thái độ ứng xử cho thích


hợp. Bên cạnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được coi là nhà triết lí uyên thâm nhất thời phong
kiến. Bản chất lí học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dựa vào sự nhận thức về lôgíc cuộc sống ( các
quy luật tự nhiên và xã hội) để áp dụng vào những trường hợp cụ thể( hành xử).Mục tiêu lí học
của ông là tạo nên sự cân bằng, hài hòa và trung dung cho các sự vật, hiện tượng.
Biểu hiện của tư tưởng tưởng triết lí trong thơ Bạch Vân cư sĩ – cổ nhân hôm nay triết
nhân muôn đời
* Chữ “ nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chữ “ nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nội hàm rất phong phú nhưng chủ yếu thuộc về
ứng xử ( cách để thích ứng trong một tình huống cụ thể : khi không thế thì “ ẩn nhẩn”, tự cân
bằng trạng thái tinh thần một cách bất đắc dĩ ). Bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một người tự chủ
trương lập đức và lập ngôn nên thân nhàn mà tâm không nhàn.Đúng như lời Phan Huy Chú : “
ông rong chơi nhàn nhã hơn bốn mươi năm mà không ngày nào quên đời, lòng lo thời thương

đời thể hiện ra ở văn thơ”.
Đối với ông, nơi vui thú hơn hết chính là nơi thấy con người mình vẫn không nguội lạnh tấm
lòng với nước với dân : “ Tấc cánh dục cầu ngô lạc xứ/ Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu” ( Ngụ hứng).
Cái nghĩa vụ “ Thìn lọn nhân gian ở thế gian” ( Thơ Nôm, bài 135 ) mà ông xác định từ thời trẻ
đã theo ông đi suốt cuộc đời. Chữ “ nhàn” bàng bạc suốt cả đời thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất
nhiều bài thơ của ông có nhắc đến chữ “ nhàn”. Có thể thấy được điều này qua bản sau :
Tập thơ
Tổng số bài
Bài nói đến chữ “ nhàn”
Tỉ lệ (%)
Bạch Vân thi tập
33
11
33
Bạch Vân quốc ngữ thi tập
177
31
18
Không chỉ lớn về số lượng mà còn phong phú về chất lượng, chữ “ nhàn” được dùng rất linh hoạt
: thân nhàn, thanh nhàn, ông nhàn, phận nhàn, rỗi nhàn, thú nhàn… Với Nguyễn Bỉnh Khiêm ,
nhàn là quan niện nhân sinh, là lối sống, “ nhàn” là để đối lập với bon chen , vụ lợi.
Ra làm quan với nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được giao giữ chức vụ khá trọng yếu trong
khoảng thời gian không phải là ngắn. Đã nhiều lần ông nhắc đến ơn vua, thẹn mình không đủ sức
“ phò trì ấu chúa” và “khôi phục thần châu” , làm tròn nghĩa vụ “ chúa ưu thần phục” (Cảm
hứng thi, bài 3) nhưng thực chất Nguyễn Bỉnh Khiêm không thích vòng công danh. Dù dốc lòng
dốc sức phù trì xã tắc, ông vẫn mơ ước nhàn dật nơi quê nhà :
Hội khan chỉnh đốn càn khôn phủ
Tân quán Vân am mịch cựu du
( Cảm hứng thi, bài 5)
Với ông cuộc sống giàu sang quyền quý thực sự không bằng những tháng ngày thông dong tiêu

dao, an bần lạc đạo : “ Thoát chân khỏi chốn giàu sang/ Tuổi già mong chữ nhàn thong dong”
( Ngụ hứng, bài 6). Danh lợi chỉ là phù phiếm xa hoa “ Danh lợi lâng lâng : gió thổi hoa”( Thơ


Nôm bài 1). “Nhàn” với ông là một thú vui, là cuộc sống ông hằng yêu mến: “ Người thăm phú
quý, người hằng trọng/ Ta được thân nhàn, ta sá yêu” ( Thơ nôm, bài 47), “ Thanh nhàn ta miễn
yêu đòi phận/ Mặc kể khôn ngoan kẻ đảm đang”, ( Thơ Nôm, bài 92) . Đó cũng chính là tâm
thức chung của các nhà nho chân chính, sống không để cầu danh lợi, giàu sang phú quý. Sống là
để cống hiến, để làm quân tử, để an bần lạc đạo. Với họ, cái nghèo là điều đáng tự hào: “ Ta dại
ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao / Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân
tắm hồ sen, hạ tắm ao”( Thơ Nôm, bài 73). “Tìm nơi vắng vẻ” cũng là tránh nơi lợi danh huyên
náo, nhưng không phải là trốn tránh, là cách biệt với thế giới con người, xa rời cuộc sống.
Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về công việc của bậc tao nhân mặc khách với “ cày mây, cuốc nguyệt,
gánh yên hà” ( Thơ Nôm, bài 17). Bởi vậy ;
Khách đến hỏi: nào song viết
Nữa rằng : còn một túi thơ treo (Thơ Nôm, bài 35)
Và cũng chính lúc ở phương diện một ẩn sĩ , một trí tác đó ông chợt nhận ra rằng: “ Ngờ thú vui
là thú ở đâu/ Chẳng ngờ vui ở chốn chăng âu” ( Thơ Nôm, bài 95 ) và “ Cơm một lưng, rượu
một bầu/ Vui thuở đạo ắt chăng âu” ( Thơ nôm, bài 122).
Như vậy có thể khẳng định quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa có điểm giống, vừa có
sự khác biệt so với các nhà nho đương thời. Giống là ở chổ ông đã sống và cống hiến hết mình
cho xã tắc, xứng đáng là một trang nam tử hán đại trượng phu, đầu đội trời, chân đạp đất. Khi
không thể xoay chuyển tình thế ông cũng tìm về nơi quê nhà, xa lánh cuộc đời ô trọc. Nhưng
khác với các nhà nho khác, “ông nhàn” không tiêu du,con người “ say mùi đạo, trà ba chén, tả
lòng phiền thơ bốn câu” đó vẫn lo đời, vẫn ưu thời mẫn thế. Ông về lại quê hương, tìm chốn
thanh tịnh, lập am, giúp dân lập chùa, tạc tượng, ngẫm sự đời và đào tạo nhân tài cho đất nước
với hi vọng học trò sẽ thay mình phò nghiêng đỡ lệch. Học trò đúng như mong muốn của ông
không ít người làm nên nghiệp lớn trong đó có thể kể đến Nguyễn Quyện, Nguyễn Dữ, Mạc
Phúc Hải…
Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích chữ “ nhàn” bằng chính những mô thức quen thuộc Nho gia và

theo ông điều quan trọng nhất là “ tri túc, an phận, và tự tại”. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần
trọn thế kỉ XVI nhưng ông chỉ làm quan tám năm. Đó không phải là sự bất đắt chí của một nhà
nho không gặp thời mà đó chính là lối sống, cách hành sự của ông. Bởi với ông xuất hay xử đâu
nghĩa lí nếu mọi hành động, việc làm của ông điều hướng tới cái thiện và mang lại lợi ích cho
nhân dân. Với ông:
Giàu ba bữa, khó hai niêu
Yên phận thì hơn hết mọi điều
( Thơ Nôm, bài 3)
Bên cạnh đó, ông còn khuyên con người đừng quá tham lam, phải biết quay đầu khi mắc khỏi sai
lầm, phải có điểm dừng. Con người không thể không biết đến tri túc và nếu như thế sẽ bị lòng
tham giết chết. Bởi suy cho cùng, sướng- khổ, thanh- nhàn- bận rộn đều là ở con người: “ Tri túc
tâm thường lạc/ Vô cầu phẩm tực cao”.
“ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là biểu hiện của an bần lạc đạo, của ung dung, tự tại
mà còn là biểu hiện của một phong thái sống cởi mở, hồ hởi với tạo vật, biết gắn mình với thiên
nhiên” ( Nguyễn Huệ Chi). Cũng giống như Nguyễn Trãi, ông về với ruộng vườn. hòa mình với
thiên nhiên: “ Cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà / Đêm, đợi trăng cài bóng trúc/ Ngày, chờ gió
thổi tin hoa” ( Thơ Nôm bài 17). Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống thật “thích chí” giữa trăng nước,
cỏ hoa, chim muông, thiên nhiên : “ Bến nguyệt, thuyền kề, hai bãi mía/ Am mây, cửa khép một
cành pheo/ Cá tôm tối chát bên kia bến/ Củi đuốc ngày mua mé nọ đè” ( Thơ Nôm, bài 73), “
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”( Thơ Nôm, bài 73). “ Ông tiên


giữa cõi đời” Nguyễn Bỉnh Khiêm hay dậy sớm ra vườn, chăm chỉ như một lão nông dân đó đã
tìm thấy vẻ ấm áp, thơ mộng của thiên nhiên : “ Gậy chống, vương hương hoa / Chim phun khói
pha trà / Cá nuốt mực rửa nghiêng” ( Thơ ngụ hứng ở quánTrung Tân). Ông cũng tìm được ở đó
một không gian đất trời không thoáng chút hoa lệ, không mang hơi thở giàu sang phú quý, chỉ có
mà xanh của cây cỏ, màu vàng của ánh trăng :
Hiểu lâm thái phố sương niêm lí
Dạ phiếm ngư cơ nguyệt mãn thuyền
( Ngụ hứng, bài 4)

Như vậy, cùng nói về nhàn nhưng cái nhàn trong thơ Nguyễn Trãi được nói một cách cuồng
phóng thì cái nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại tìm về với cái “ vụng”, cái “ chuyết”, đã
được nâng lên tầm triết lí “ ông nhàn” . Điều đó tạo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bạch Vân cư
sĩ tự do, tự tại, giản phác hồn nhiên, lạc quan khỏe khoắn. Ngay cả lúc tìm về với thiên nhiên
cũng là để thể hiện thái độ yêu mến, thích thú với thiên nhiên chứ không phải để lẩn tránh vào
thiên nhiên. Có thể nói đó là cái nhàn hiếm có trong văn học Trung đại:
Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích
Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao
( Thơ Nôm, bài 83)
* Triết lí thiên mệnh :
Gần trọn cuộc đời quy ẩn, sống với nhân dân lao động, triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm có nhiều điểm giống cách nói của người bình dân. Trước hết đó là quan niệm vũ trụ,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng ông trời sinh ra con người, cho sao được vậy, con người không
nên tranh nhau cái danh ở triều đình, giành nhau cái lợi nơi chợ búa . Bởi “ Trời nẻo có sinh thì
có dưởng / Dể hầu nằm giữa mất phần chăng” ( Thơ Nôm, bài 136), “ Muôn vật nhờ trời ơn
dưởng nuôi” ( Hạ nhật vũ tình). Ông quý tất cả vê “ mệnh”, “ thiên mệnh”, “ phận” : “ Khó
khăn dầu ở mệnh trời” ( Thơ Nôm, bài 21 ) “ Giàu vì phận, khó vì phận” ( Thơ Nôm, bài 134), “
Được thua phú quý dầu thiên mệnh / Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn” ( Thơ Nôm, bài 87). Có
thể lí giải sỡ dĩ có triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là do ảnh hưởng từ thuyết vô
ti trong tư tưởng Lão – Trang. Đó cũng chính là một trong những yếu tố làm nảy sinh trong tâm
thức nho sĩ tâm lí cầu nhàn.
Triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn thể hiện ở quan niệm về sự tuần hoàn của
vũ trụ. Đó là sự chuyển hóa, biến đổi giữa các mặt đối lập, sự biến đổi liên tục của vật chất, của
sự vật. Khi sự vật đạt đến đỉnh điểm của trạng thái này thì nó sẽ chuyển thành trạng thái đối lập :
“ Hoa càng khoe nở, hoa thêm rữa/Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi” ( Thơ Nôm, bài 48). Sự vật
liên tục vận động, có khi nhờ vào sự tác động từ bên ngoài:
Thế gian biến cải, vũng nên doi
Mặn lạt, chua cay lẫn ngọt bùi
( Thơ Nôm, bài 71)
Sen, mùa trước đổi, mùa sau mọc

Triều, cửa này ròng, cửa khác cường
( Thơ nôm, bài 98)
“Thiên nhiên tương cảm, thiên nhiên tương dữ”, sự vận động của vũ trụ cũng là sự vận động của
xã hội loài người. Có hai trạng thái đối lập tồn tại trong cùng một sự vật cũng cái phúc và cái họa
luôn song tồn trong cuộc đời của con người : “ chung trong họa phúc ít người hay / Suy, thịnh
hằng lề rắp đổi thay” ( Thơ Nôm, bài 57), hay đó còn là quan niệm thời vần trong cuộc sống : “
Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò”( Thơ Nôm, bài 75)
Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cũng có thể bắt gặp triết lí thời vần trong thơ Nguyễn Du : “


Chữ tài liền với chữ tai một vần”, hay trong thơ Hồ Chí Minh : “ Lạc nước hai xe đành bỏ phí /
Gặp thời một nước cũng thành công”.
*Tinh thần ái nhân:
Tiếp cận những tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đọc sẽ bắt gặp rất nhiều yếu tố hiện thực
xã hội trong đó.Có thể nói đây là một mô thức tư tưởng phổ quát của nhà nho nói chung tức là sự
bộc lộ trên tinh thần ái nhân ( dựa vào tiêu chí đạo đức để bộc lộ thái độ) . Ông gọi những kẻ gây
ra những xung đột trong các phe phái trong triều là “ nghịch tặc” và ca ngợi quân đội nhà vua là
“ dĩ nhân phạt bất nhân”. Ông kêu gọi kẻ sĩ, người hiền tài trong thiên hạ hãy phò vua cứu
nước : “ Dân giai thức mục quan tân chính / Thùy mị quân vương há thái bình” ( Ngụ hứng ở
quán trung tân). Trong thơ ông, ta còn bắt gặp không ít những băn khoăn của một con người
chưa tìm được chổ đứng, một chốn nương thân như mong muốn để thi thố tài năng. Ông mơ ước
về cảnh thịnh trị như thời Đường ngu : “ Y cựu kiền khôn nhất thái hòa” ( Ngụ hứng, bài 2 ). Có
lúc ông lại tự hỏi : ai sẽ là người đưa dân lành thoát khỏi cảnh loạn lạc : “ Vô cô dân cửu li đồ
độc / Bất sát thùy năng úy hễ tô” ( cảm hứng thi ). Rồi lại đau xót tự trả lời mình : “ Ái hộ căng
linh bản hiếu thiên “( cảm hứng thi).
Từ “dân” được nhắc đến nhiều trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bức tranh liên hoàn phản ánh
cuộc sống cùng cực của nhân dân đó cũng chính là cảm hứng xuyên suốt tập “ Bạch Vân am”.
Qua đó ông tỏ thái độ kiên quyết phản đối chiến tranh phong kiến. Ông lớn tiếng vạch ra thủ
phạm của nỗi thảm kịch “ khắp nơi chổ nào cũng máu chảy thành sông, Xương chất như núi”, rồi
hỏi tội chúng :

Hà khất khu khu sự chiến tranh
( cảm hứng thi)
Dân là gốc của nước bởi vậy ông khuyên kẻ thống trị phải chú trọng đến dân : “ Cổ lai quốc dĩ
dân vi bản/ Đắc quốc ưng tri tại đắc dân “ ( cảm hứng thi).
Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiên đã đứng về phía nhân dân lao động, để phê phán, phản đối chiến
tranh. Những tư tưởng đó của ông đã vượt ra ngoài lợi ích của kẻ thống trị, vượt ra ngoài sách
vơ, giáo lí thách hiền để gắn liền với cảnh ngộ thực tế của người dân đen dang rên xiết vì chiến
tranh trong giai đoạn này. Phải chăng đây chính là sự mở đầu cho khuynh hướng phản đối chiến
tranh một cách sâu sắc thông qua tâm trạng của người chinh phụ trong “ chinh phụ ngâm” sau
này ?
*Đề cao giáo huấn và đạo đức làm người
Triết lí đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm giáo dục thiên hạ , thơ văn của ông chính là những lời
khuyên răn đe theo chí hướng của ông. Ông muốn đem đạo đức thánh hiên mà phổ cập trong
nhân dân, làm cho con người trở nên tốt. Phan Huy Chú có nói : “ … Thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm rất tự nhiên, buông miệng ra là lời không cần gọt dũa, giản dị mà đủ ý, đạm mà có vị ,
đều có quan hệ về dạy đời… Xem qua đại lược như là một trang sáng ban đêm, gió mát ban
ngày, nghìn đời sau còn tưởng thấy “
Nguyễn Bỉnh Khiêm lập ra quán trung tân, có bài bia khuyên làm thiện. Trong đó, ông trìng bày
quan niệm đạo đức luân lí của ông :
Thờ cha hết đạo làm con
Thờ vua phải giữ cho tròn đạo tôi
Anh phải thuận, em phải kính
Chồng bàn ra, vợ thích tàng ngay.
Bạn bè giao kết xưa nay
Lòng tin chớ có đổi thay tấm lòng.


Chớ thấy thiện nhơ mà khinh bỏ,
Cũng đừng coi ác nhỏ mà làm.
Phan Huy Chú thật đã có lý khi nhận định về Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng “ Ông rong chơi nhà

nhã suốt bốn mươn năm mà không ngày nào quên đời , lòng lo thời, thương đời thể hiện ra thơ
văn.” Ông chọn lối sống thanh cao, trong sạch giữa nhiên nhiên, bên sách vở, lối sống mà ông
gọi là “nhàn” , thực hiện đầy đủ chữ trung để được cái “tận thiện” như ông đã viết trong “ Bi ký
quan trung tân” : “ trung nghĩa là ở chính giữa, giữ trọn được tính thiện là trung, không giữ
chon được tính thiện thì khồng phải là trung vậy : …Nhưng trung vơi vua, hiếu với cha, thuận
giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, trí nghĩa giữa bạn bè, thì là trung vậy. Thấy của mà không
ham, thấy lợi mà không tranh, vui điều nghĩa mà rộng lượng với người, đem lòng thành mà đối
đãi với vật, đó là trung. Trung ở chỗ nào thì thiện ở chổ ấy”.
Khi mới đọc lên,ta thấy tư tưởng triết lý đạo đức, cách dạy đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm giống
với quần thần, phụ tử, phu phu, với các đức từ thiện, bác ái của đạo phật. Nhưng xét kĩ ta thấy
qua thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm ý thức của ông, những quan niệm gò bó chật hẹp xưa đã được
mở rộng hơn hợp với đạo đức của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ.Và những đạo nghĩa mà nghĩa
mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề ra không khô khan, lý trí trong đạo nho mà qua thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã trở nên đầm ấm, thiết tha, giàu cảm xúc :
Đối với cha mẹ lúc già yếu là sự săn sóc :
Hay khi on sảnh bề cung dưỡng
Siêng thuở thần hôn việc hỏi han.
Anh em đối với nhau là tình ( tư Sử phụ mẫu) thương máu mủ:
Biết kính hay yêu mến thuận hòa
Yêu thương sá thấy lòng mẹ cha
( khuyên huynh đệ vật cạnh tranh )
Chồng vợ đối nhau là nghĩa tao khang, thủy chung, sự gắn bó chia sẻ :
Lỗi nhỏ thứ cho đừng sá giận
Tình thần nghĩ đến cũng nên thương
( khuyên phu đãi thê).
Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đối “ hiếu sinh” và tấm lòng tự thiện của con người :
Để đức bản hiếu sinh
Thân vật manh sát lục
( Đức của trời vốn hiếu sinh
Nên thận trong chớ giết nhau bừa bải).

( lâm quán quan ngữ ) .
Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm “ người ta tính vốn thiện”, “ giữ trọn được tính thiện là trung” (
Bi ký quán trung tân ). Để giữ được đạo này, với ông là phải lên án những bọn gây chiến tranh
thảm khốc, phải phê phán những kẻ miệng thì nhân danh nhân nghĩa nhưng thực tế lại nhẫn tâm
ích kỉ “ Thấy người đói ngã lăn xuống ngòi rãnh thì một đồng tiên không cho. Thấy người đo
đường màn trời chiếu đất thì một bát gạo chẳng giúp. Chỉ thấy cái lợi là thấy rõ như điên như
dại “ ( Bi ký quán trung tân )
Trước thời cuộc đen bạc, những lời giáo huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại càng có ý nghĩa làm
cho xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn. Đó là một ước mơ về một xã hội lý tưởng của nhà thơ.
Ảnh hưởng của tư tưởng triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với đời sống xã hội và văn học


Việt Nam.
Tư tưởng triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất đinh như tính chất
duy tâm chủ quan đôi lúc còn trỗi dậy trong nhận thức của ông. Tuy nhiên đó là cái hạn chế của
cả thời đại chứ không phải của một cá nhân nào nhất là tư tưởng triết lí ấy lại được phát biểu từ
một nhà nho chính thống. Cần phải thấy được rằng tư tưởng triết lí ấy không phải thuần túy là
nhãn quan của một nhà nho, nó còn là sự chiêm nghiệm của bậc trí giả, một cao sĩ về cuộc
đời.Ông đã đem đến cho đời những vần thơ giáo huấn có vẽ như khô khan, cứng nhắc nhưng lại
đậm chất triết lí :
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
( Thơ Nôm, bài 71 )
Cùng nhau bầu bí yêu thương lấy
Chớ nỡ xem bằng khách tới qua
( Thơ Nôm, Khuyên đối xử với họ hàng)
Trong xã hội loạn lạc, cương thường điên đảo của xã hội đương thời, những vần thơ giáo lí đó có
ý nghĩa quan trọng trong việc cảnh tỉnh đạo đức dân tộc. Nó là ngọn đuốc dẫn đường cho con
người sống đúng với cương thường, biết xa rời những cái xấu, cái ác. Và đối với văn học, phải
chăng thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là cơ sở cho những vần thơ châm biếm, trào

phúng trong thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến… sau này? .Phải chăng triết lí thiên mệnh, triết lí
nhàn trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ là bắt nguồn từ thơ triết lí của
Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
Trong thời đại ngày nay, với nhãn quan khoa học biện chứng con người đã lí giải được các hiện
tượng trong đời sống xã hội nhưng họ vẫn tin có số mệnh và vẫn có ý nguyện cầu nhàn. Khi
công danh đã thỏa nguyện, cuộc sống đầy đủ nhưng người ta vẫn muốn có một cuộc sống an
nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa kia. Điều đó đã đủ để nói lên tầm ảnh hưởng của Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong đời sống tinh thần của dân tộc.
Phần Kết Luận
Như vậy, có thể thấy rằng, tư tưởng triết lí là nội dung quán xuyến, chủ đạo trong thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tư tưởng hay nhà thơ triết lý
cũng có gì quá đáng dù là cái ta biết về triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có thể là trên những
phương hướng đại thể.
Tư tưởng triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xã hội lúc bấy giờ.
Một xã hội lịch sử của thế kỉ XVI đầy biến động, bất ổn đầy những oái oăm, đảo lộn mọi giá trị
cuộc sống và truyền thống dân tộc. Sống trong xã hội loạn lạc, luôn luôn gần gủi nhân dân hiểu
được nỗi khổ của nhân dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm ôm ấp xây dựng một xã hội thái bình, chính trị.
Đó là một xã hội hòa bình, không có chiến tranh nhân dân được sống yên ổn no đủ, xã hội có vua
sang tội hiền, đó cũng là mọt xã hội có bộ mặt đạo đức tốt đẹp, mọi người đối xử với nhau than
mật hòa nhã. Tất cả những điều về đạo trời, đạo người là cơ sở để hình thành quan niệm về nhân
sinh của ông. Đồng thời bước đường hoạt động chính trị cũng là điều kiện để ông thực hiện rõ
nhân sinh của mình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy đề cao tư tưởng ẩn đật trong thơ văn, nhưng dẫu sao tư tưởng ấy vẫn
không tách rời đất nước, nhân dân. Hơn nữa, đó là một thái độ, một tư tưởng sống để chống lại
lối sống danh lợi, ích kỉ, bon chen, lừa lọc của xã hội đương thời.


Đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm – những vần thơ đầy chất triết lí ấn tượng ban đầu của người đọc là
cảm giác khó hiểu, khó tiếp thu, lĩnh hội, đôi khi còn quy chụp lên đó toàn màu sắc tiêu cực. Tuy
nhiên càng đọc càng ngẫm nghĩ lại thấy những điều ông nói là hoàn toàn có lí, phản ánh được

tâm lí của một thời đại trong bối cảnh lịch sử đương thời. Cùng với thời gian, giá trị thơ văn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm càng được khẳng định, tấm lòng lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui
của thiên hạ trong cái cách của một nhà nho thanh bần càng ngời sang, trong như nước dòng
song Tuyết Kim quê ông



×